Đề tài "Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam"
lượt xem 140
download
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình từ nền kinh tế cao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song Việt Nam vẫn là một nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng khá cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài "Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam"
- Đề tài "Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam" Một số giải pháp xuất khẩu gạo 1 Dương Thị Hà Nhi
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 3 3. Đối tượng nghiên cứu: nước Việt Nam .............................................................. 5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 5 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU GẠO ................................................ 6 I. Thực chất và vai trò của xuât khẩu gạo ............................................................ 6 2. Vai trò của xuất nhập khẩu gạo ........................................................................ 6 II. Đặc điểm xuất khẩu gạo ................................................................................... 8 2. Đặc điểm về xuất khẩu lúa gạo ......................................................................... 8 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT ................................................. 11 I. Sản xuất lúa gạo ............................................................................................... 11 1. Về sản lượng .................................................................................................... 11 Bảng 1: Sản xuất lúa nói chung của cả nước ...................................................... 12 2. Về diện tích ...................................................................................................... 13 3. Về năng suất .................................................................................................... 14 II. Thực trạng về xuất khẩu gạo của Việt Nam .................................................. 14 Bảng 2: 5 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo năm 2008 ......................... 15 4. Một số giải pháp khác ..................................................................................... 19 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 21 2. Kiến nghị.......................................................................................................... 22 Một số giải pháp xuất khẩu gạo 2 Dương Thị Hà Nhi
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, Việt Nam vẫn là một nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng khá cao. Từ năm 1991 – 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4.3%. Từ năm 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4%. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Cho nên, có thể nói: “Vấn đề sản xuất nông nghiệp hiện nay không những căn bản đã giải quyết được việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ”. Trong đó, xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng và hoạt động xuất khẩu đưa lại một nguồn ngoại tệ lớn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, hạn chế bớt tình trạng nhập siêu…tạo động lực lớn cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với những mặt hàng chủ lực là gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu... nhưng mặt hàng xuất khẩu chính là gạo. Gạo là “ngọc thực” của thiên nhiên, là thực phẩm toàn cầu, bổ sung chất dinh dưỡng. Nó không những là loại lương thực chính đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước mà nó còn cung cấp cho ngành xuất khẩu hàng nông sản ở nước ta một lượng gạo khổng lồ. Theo Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, sau 21 năm (từ năm 1989 đến nay) Việt Một số giải pháp xuất khẩu gạo 3 Dương Thị Hà Nhi
- Nam đã xuất khẩu tổng cộng trên 69,8 triệu tấn gạo, trị giá hơn 18,5 tỷ USD và chiếm được thị phần ở hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa gạo như châu Á, châu Phi, châu Mỹ, Trung Đông và Châu Âu, trở thành nước có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, mỗi năm đóng góp từ 13 đến 20% lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới. Ngành xuất khẩu gạo trở thành ngành xuất khẩu quan trọng bậc nhất, mỗi năm đem về cho đất nước trên dưới một tỷ USD. Đó là kì tích mà cả thế giới biết đến. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu gạo nước ta vẫn có rất nhiều vấn đề tồn tại: hoạt động xuất khẩu gạo có ý nghĩa và quy mô lớn nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp, giá trị xuất khẩu chỉ đứng ở vị trí thứ tư trên thế giới, gạo xuất khẩu chủ yếu được xếp vào loại gạo có giá trị trung bình thấp, giá xuất khẩu thấp hơn giá gạo cùng loại của một số nước khác, tình hình giá cả xuất khẩu gạo luôn biến động lên xuống thất thường, không ổn định…Điều này có nghĩa là nó đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp giải quyết hợp lý, đúng đắn vấn đề này để có thể nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực xuất khẩu gạo hiện nay. Muốn vậy cần phải đặc biệt chú trọng phân tích tình hình xuất khẩu gạo hiện nay có những thuận lợi và hạn chế gì để có thể đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong thời gian tới để mang lại lợi ích kinh tế - xã hội lớn nhất có thể cho đất nước. Đây cũng chính là lý do khiến em quyết định lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam” để làm chuyên đề Kinh tế nông nghiệp. Thực hiện đề tài này em mong muốn tìm hiểu thêm về tình hình hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản lưọng gạo xuất khẩu. 2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Một số giải pháp xuất khẩu gạo 4 Dương Thị Hà Nhi
- 3. Đối tượng nghiên cứu: nước Việt Nam Để phục vụ việc nghiên cứu em đã sử dụng một số biện pháp như: Phương pháp so sánh Phưong pháp điều tra thống kê Phưong pháp lập bảng so sánh Và một số phưong pháp khác… Nội dung của chuyên đề gồm ba chương: Chương I: Lý luận về xuất khẩu gạo. Chương II: Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu gạo. Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Một số giải pháp xuất khẩu gạo 5 Dương Thị Hà Nhi
- CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU GẠO I. Thực chất và vai trò của xuât khẩu gạo 1. Thực chất về xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài và với các khu chế xuất làm giảm nguồn vật chất trong nước. Bao gồm xuất khẩu mậu dịch và phi mậu dịch Hoạt động xuất khẩu là hoạt động đem sản phẩm hàng hoá dịch vụ được sản xuất ở một nước bán ở các nước khác để đổi lấy hàng hoá dịch vụ, thu ngoại tệ hoặc trả nợ. Hoạt động xuất khẩu là một hình thức kinh doanh thưong mại có phạm vi quốc tế. Hoạt động xuất khẩu ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nó mở rộng khả năng tiêu dùng và sản xuất của mỗi nước, gắn quá trình kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, giúp cho việc sử dụng nguồn lực ở mỗi quốc gia có hiệu quả hơn. 2. Vai trò của xuất nhập khẩu gạo Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước. Một số giải pháp xuất khẩu gạo 6 Dương Thị Hà Nhi
- Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu gạo trước hết làm tăng thu nhập của người nông dân đặc biệt ở các vùng chuyên canh lúa nước, đời sống người dân phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa. Sau nữa, xuất khẩu giúp giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa trong nước. Khi thực hiện tăng cường xuất khẩu thì kéo theo nó là vấn đề xay xát, chế biến phát triển, vấn đề vận chuyển hàng hoá …những công tác trên thu hút khá nhiều lao động từ không có trình độ kỹ thuật, quản lý đến có trình độ cao. Việc tạo việc làm ổn định cũng chính là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập, ổn định xã hội. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu gạo là một lợi thế lớn. Bởi sản xuất và xuất khẩu gạo có những lợi thế căn bản như: đất đai, khí hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực … Và đặc biệt yêu cầu về vốn kỹ thuật trung bình, với các lợi thế như vậy tăng cường xuất khẩu gạo là hướng đi đúng đắn nhất. Hiện nay các nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn chủ yếu là các nước đang phát triển: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan,…Chính vì thế nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối các nước này là rất quan trọng. Xuất khẩu gạo hay xuất khẩu hàng hoá nông sản nói chung có tác động to lớn đến nền kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất cả các lợi thế tương đối cũng như tuyệt đối của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Trong quá trình sản xuất lúa gạo, Việt Nam đã thu đước những kết quả to lớn từ một nước nhập khẩu trở thành một nước xuất khẩu thứ hai thế giới. Tuy nhiên xuất khẩu gạo Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Cần có giải pháp cụ thể cho vấn đề này. Một số giải pháp xuất khẩu gạo 7 Dương Thị Hà Nhi
- II. Đặc điểm xuất khẩu gạo 1. Đặc điểm về sản xuất Do sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó lúa chỉ được trồng phổ biến ở các nước có đồng bằng châu thổ, khí hậu nhiệt đới ẩm, nắng lắm, mưa nhiều, những nước này chủ yếu là các nước đang phát triển như : Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ , Pakistan,…Hiện nay do trình độ đô thị hoá, việc tăng dân số quá nhanh cũng như việc xây dựng các khu công nghiệp ồ ạt nên diện tích nông nghiệp hay diện tích trồng lúa ngày càng bị hu hẹp. Do đó việc tăng sản lượng lúa phụ thuộc vào khả năng tăng năng suất, vì thế mà yêu cầu cần phải có trình độ thâm canh cao, khoa học tiến bộ trong sản xuất lúa. Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm với hai đồng bằng châu thổ rộng lớn, với lượng dân số tập trung ở nông thôn khá cao (80% dân số) do đó rất thuận lợi cho phát triển lúa nước. Nhưng với những thuận lợi là các khó khăn như: bão, lũ lụt, hạn hán hay các biến động bất thường của thời tiết luôn đe doạ tới hoạt động sản xuất. Hiện nay lúa gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam do đó sản xuất lúa gạo rất được chú trọng cả về tăng năng suất và diện tích bằng các biện pháp như thâm canh, xen canh, gối vụ hay áp dụng các biện pháp khoa học trong khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và tạo giống chất lượng tốt… 2. Đặc điểm về xuất khẩu lúa gạo - Tính thời vụ trong trao đổi: Sản xuất lúa gạo mang đặc điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp tính thời vụ do vậy mà hình thành tính thời vụ trong trao đổi sản phẩm trên thị trường. Tức là số lượng lúa gạo cung cấp trên thị trường là không đều vào mỗi thời điểm trong năm, điều này phụ thuộc vào thời Một số giải pháp xuất khẩu gạo 8 Dương Thị Hà Nhi
- gian gieo trồng. Để khắc phục đặc điểm này yêu cầu các nước xuất khẩu phải luôn có kế hoạch bảo quản, dự trữ hợp lý tránh tình trạng lúc thừa lúc thiếu sẽ dẫn tới bị ép giá. - Phần lớn gạo được tiêu thụ tại chỗ: Tình hình đó là do một mặt, năng lực sản xuất của các nước này bị hạn chế mặt khác do quy mô dân số và tốc độ tăng dân số nhanh. Vì vậy phần lớn lúa gạo còn lại đem trao đổi trên thị trường gạo thế giới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Các nước đang phát triển sản xuất 53-55% sản lượng gạo thế giới, các nước Châu Á, Châu Phi sản xuất nhiều nhất chiếm 85% sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới. Trong khi đó các nước này chỉ cung cấp 4 - 5% lượng gạo được trao đổi trên thế giới. Châu Á là khu vực sản xuất nhiều nhất và cũng tiêu thụ lượng gạo lớn nhất. - Buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu vì thế xuất khẩu sản phẩm lúa gạo ổn định hơn so với hàng công nghiệp. Nguyên nhân thứ nhất, là do yếu tố chính trị quốc gia. Mỗi nước đều phải đảm bảo an ninh lương thực, nếu lương thực không được đảm bảo sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới chính trị quốc gia đó. Vì thế buốn bán chủ yếu được ký kết giữa các chính phủ với nhau thông qua các hiệp định, các hợp đồng có tính nguyên tắc, dài hạn và định lượng cụ thể hàng năm vào đầu các niên vụ. Thứ hai, một số nước dùng xuất khẩu gạo để thực hiện các ý đồ chính trị thông qua viện trợ, cho không, bán chịu dài hạn…điều này được thực hiện giữa các chính phủ là chủ yếu. - Các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới: Trên thế giới chỉ một vài nước là xuất khẩu với một lượng gạo lớn và có uy tín: Thái Lan, Mỹ, Ttung Quốc, Việt Nam…. Nếu lượng gạo xuất khẩu của các nước này có sự biến động có thể ảnh hưởng đến giá Một số giải pháp xuất khẩu gạo 9 Dương Thị Hà Nhi
- cả của gạo dẫn tới những biến động trong cung – cầu gạo, hay có thể ảnh hưởng đến tình hình sản xuất đến các loại hàng hoá khác. - Trong mậu dịch gạo thế giới, có rất nhiều loại gạo khác nhau của các nước xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới. Tương ứng với mỗi loại gạo, tuỳ thuộc chất lượng, phẩm cấp khác nhau lại hình thành một mức giá cụ thể phù thuộc vào các tiêu chuẩn cụ thể về chọn giá quốc tế mà trong nhiều thập kỷ qua, người ta vẫn lấy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan làm giá gạo quốc tế. Vì gạo có rất nhiều loại nên khi nói giá gạo xuất khẩu thường nói rõ cấp loại nào (5% tấm, 10% tấm…) vào điều kiện giao hàng nào (FOB, CIF,C&F…) Tuy có giá gạo quốc tế nhưng giá gạo của một cấp gạo cụ thể, giữa các nước xuất khẩu là không đồng nhất: như giá gạo của việt nam thường thấp hơn của Thái Lan hoặc của một số nước khác mặc dù cùng cấp. Điều này là do chất lượng của từng loại, do uy tín sản phẩm, do điều kiện tự nhiên, nguồn giống tạo nên loại gạo đó. Một số giải pháp xuất khẩu gạo 10 Dương Thị Hà Nhi
- CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO I. Sản xuất lúa gạo Từ sau đổi mới sản xuất lúa gạo của nước ta không ngừng phát triển cả về diện tích, năng suất, sản lưọng. Từ chỗ thiếu đói triền miên và phải nhập khẩu lương thực bình quân hàng năm trên nửa triệu tấn gạo nhưng nhờ đường lối đổi mới và quyết sách trong nông nghiệp từ năm 1989 trở đi Việt Nam chẳng những đã sản xuất đủ lúa gạo cho nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn dành một khối lượng lớn cho xuất khẩu. 1. Về sản lượng Từ năm 1990 – 2008 sản lượng lúa có xu hướng tăng dần nhưng mức độ tăng không cao và có tính chất ổn định. Vì kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Việt Nam mới bước qua thời kì khó khăn, lượng lúa gạo sản xuất ra không nhiều. Đến năm 1999 sản lượng lúa tăng rất rõ rệt. So với năm 1998 thì sản lượng lúa năm 1999 tăng 2248.3 tấn. Đó là một con số không lớn nhưng đã phần nào giải quyết được vấn đề lương thực, làm cho kim ngạch xuất khẩu năm đó tăng cao và giúp thu được ngoại tệ. Từ 1999 – 2007 sản lượng lúa qua các năm có tăng nhưng tốc độ tăng không cao và không đều. Đặc biệt từ năm 2004 – 2007 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động ảnh hưởng không ít đến lượng gạo xuất khẩu. Do kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2007 đã có những thành tựu đáng mừng nhưng cũng đầy tiềm ẩn. Do nền kinh tế đã quá nóng. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm của Việt Nam đã được duy trì ở mức 7-8%/năm. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng 10%, dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ tài chính) tăng 8%, trong khi lĩnh vực nông, lâm, ngư Một số giải pháp xuất khẩu gạo 11 Dương Thị Hà Nhi
- Bảng 1: Sản xuất lúa nói chung của cả nước từ năm 1990 – 2008 Diện tích( nghìn Sản lượng( nghìn Năng suất( tạ/ Năm ha) tấn) ha) 1990 6042.8 19225.1 31.8 1991 63028 19621.9 31.1 1992 6475.3 21590.4 33.3 1993 6559.4 22836.5 34.8 1994 6598.6 23528.2 35.7 1995 6765.6 24963.7 36.9 1996 7003.8 26396.7 37.7 1997 7099.7 27523.9 38.8 1998 7362.7 29145.5 39.6 1999 7653.6 31393.8 41.0 2000 7666.3 32529.5 42.4 2001 7492.7 32108.4 42.9 2002 7504.3 34447.2 45.9 2003 7452.2 34568.8 46.3 2004 7445.3 36148.9 48.5 2005 7329.3 35832.9 48.8 2006 7324.8 35849.5 48.9 2007 7207.4 35942.7 49.8 2008 7414.3 38725.1 52.2 ( Nguồn: Tổng cục thống kê ) Một số giải pháp xuất khẩu gạo 12 Dương Thị Hà Nhi
- nghiệp chỉ tăng 3,4% đã cho thấy mức độ đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản. Do tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2004 - 2007 là 7 - 8%, đến tháng 5/2008 là 25,3%. Nhưng đến năm 2008 thì sản lượng lúa đã được cải thiện rõ rệt. Năng suất lúa của năm 2008 so với năm 2007 đã tăng lên nhiều, cụ thể là 2782.4 tấn. Nguyên nhân chính của việc tăng liên tục như trên là: - Do sự nỗ lực của hàng chục triệu nông dân trong điều kiện đổi mới, người lao động làm chủ ruộng đất từ đó làm chủ tất cả các khâu trong quá trình sản xuất tiêu thụ, được đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, khi xuất khẩu gạo ngày càng tăng, gạo ngày càng được giá sẽ khuyến khích trực tiếp những người nông dân tích cực sản xuất nhằm tăng thu nhập cải thiện đời sống. - Do những tiến bộ về khoa học công nghệ trong sinh học, thuỷ lợi, phân bón …đặc biệt trong lĩnh vực sinh học chẳng hạn như áp dụng các giống lúa mới vào sản xuất, làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh thâm canh, tăng nhanh sản lượng. Cùng với hàng chục triệu người nông dân trên đồng ruộng còn phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các nhà khoa học đã trực tiếp làm nên thành quả của mặt trận nông nghiệp những năm qua. 2. Về diện tích Từ 1990 - 2008 diện tích gieo trồng không ngừng tăng, nhưng được chia làm hai giai đoạn rõ rệt. Từ 1990 - 2000 diện tích tăng và ổn định qua các năm, năm 1991 diện tích tăng 260 nghìn ha tương ứng tăng 4.3% so với năm 1990, năm 1998 tăng 263 nghìn ha tương ứng tăng 3.7% so với năm 1997. Đây là hai năm diện tích gieo trồng tăng với tốc độ cao. Nguyên nhân là do nhà nước thực hiện đổi mới quản lý trong nông nghiệp từ đó khuyến khích được sản xuất với quy mô lớn và số vụ Một số giải pháp xuất khẩu gạo 13 Dương Thị Hà Nhi
- trong năm cũng tăng để đáp ứng nhu cầu gạo hàng hoá. Từ năm 2001 – 2008 diện tích có sự biến động không ổn định , năm 2001 diện tích giảm 173.6 nghìn ha, đến năm 2002 diện tích có tăng 11,6 nghìn ha so với năm 2001 nhưng vẫn thấp hơn năm 2000 là 162 nghìn ha. Đến năm 2007 diện tích lại giảm so với năm 2006 là 117.4 nghìn ha. Nguyên nhân do trình độ đô thị hóa ngày càng tăng các khu công nghiệp, dân cư chủ yếu đuợc xây dựng ở vùng đồng bằng dẫn đến diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp. Do đó những năm sắp tới cần tăng cường thâm canh thực hiện tăng sản lượng dựa vào tăng năng suất cây trồng chính là chủ yếu. Nhưng đến năm 2008 thì diện tích lại tăng lên 206.9 nghìn ha so với năm 2007. Đó là một con số đáng mừng đối với nông dân cũng như nhân dân Việt Nam. 3. Về năng suất Xu hướng tăng của năng suất ổn dịnh hơn so với xu hướng tăng của diện tích. Từ năm 1991-2008 năng suất luôn tăng trong đó năm 1992 mức tăng khá cao 2.2 tạ / ha – 7.07%, năm 2002 mức tăng 3 tạ/ha – 7% so với năm trước. Tiếp tục đến năm 2008, năng suất lúa lại tăng 2.4 tạ/ha so với năm 2007. Có thể nói triển vọng về năng suất và sản lượng có thể đạt mức cao hơn nữa. Có được mức tăng liên tục như trên là do nông nghiệp nước ta đã có được những đầu tư về vốn, khoa học, kỹ thuật cho sản xuất nhưng mức sản lượng này còn thấp so với tiềm năng và so với nhiều nước trên thế giới. Do đó Viêt Nam cần chú ý đầu tư vào sản xuất hơn. II. Thực trạng về xuất khẩu gạo của Việt Nam Từ năm 1989 Việt Nam bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo của thế giới và không lâu sau đó Việt Nam đã có những mức tăng trưởng đầy ấn tượng về lượng gạo xuất khẩu. Sau nhiều năm cố gắng và Một số giải pháp xuất khẩu gạo 14 Dương Thị Hà Nhi
- chạy đua xuất khẩu gạo sang các nước thì Việt Nam bây giờ đã trở thành nước đứng thứ hai về lượng gạo xuất khẩu. Đó là một sự cố gắng không ngừng. Bảng 2: 5 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo năm 2008 STT Tên nước Sản lượng( tấn ) 1 Thái Lan 8,500,000 2 Việt Nam 4,650,000 3 Mỹ 4,500,000 4 Ấn Độ 4,000,000 5 Pakistan 3,800,000 Thế nhưng, các số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, đúng là ba năm 2001, 2004 và 2005 chúng ta chiếm vị trí thứ hai trong làng xuất khẩu gạo thế giới, song liên tục hai năm 2002 và 2003 Ấn Độ đã vươn lên chiếm giữ vị trí này. Không những vậy, xét theo khối lượng gạo xuất khẩu bình quân trong cả giai đoạn 5 năm ( từ năm 2001 – 2005 ), thì vị trí thứ 2 thuộc về Ấn Độ với hơn 4,1 triệu tấn/năm, còn chúng ta chỉ đứng thứ 3 với xấp xỉ 4 triệu tấn/năm. Ngoài ra, chỉ với 3,2 triệu tấn gạo xuất khẩu năm 2003, chúng ta còn bị Mỹ đẩy xuống vị trí thứ 4. Trong vòng 5 năm 2001 - 2005, Việt Nam tuy đẩy ra thị trường thế giới tổng cộng hơn 20 triệu tấn gạo và thu về gần 4,5 tỉ USD, nhưng trong khi giá xuất khẩu bình quân của 4 cường quốc còn lại so với giá bình quân của thế giới thấp nhất cũng là trên 91,6%, cao nhất là gần 120% thì giá của chúng ta chỉ bằng gần 80% giá bình quân của thế giới (220 USD/tấn). Đó là giá bán "bèo" nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo Một số giải pháp xuất khẩu gạo 15 Dương Thị Hà Nhi
- nhiều nhất thế giới (xét theo khối lượng) theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan. Chính vì xuất khẩu với giá quá bèo như thế, nên trong bảng xếp hạng theo kim ngạch xuất khẩu theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới, chúng ta bị đẩy xuống thêm một bậc, tức là chỉ đứng ở vị trí thứ 4, sau Thái Lan, Ấn Độ và Mỹ. Trong khi đó, chúng ta xuất khẩu gạo nhiều hơn Mỹ tới 21,5%, nhưng số tiền thu được lại ít hơn 11%; còn nếu so với Ấn Độ, trong khi khối lượng gạo xuất khẩu chỉ ít hơn rất không đáng kể, chỉ vỏn vẹn có gần 3%, nhưng số tiền thu được kém một trời một vực tới gần 22%. Nhưng đến năm 2008, Việt Nam đã lấy lại được ví trí thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới. Mặc dù giá gạo của nước ta vẫn không cao so với Thái Lan và chất lượng gạo vẫn bị đánh giá là thấp hơn vì kĩ thuật áp dụng vào sản xuất lúa gạo không bằng các nước phát triển khác nhưng nhìn chung Việt Nam cũng đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường xuất khẩu gạo của thế giới. Đặc biệt, lượng gạo xuất khẩu đang có xu hướng tăng ở mức ổn định nên nó trở thành 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu thu về lượng ngoại tệ lớn cho đất nước. Một số giải pháp xuất khẩu gạo 16 Dương Thị Hà Nhi
- CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM Nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo trong thời kỳ mới, phương hướng chính không phải là phấn đấu tăng diện tích, quy mô và doanh số gạo xuất khẩu, mà cần tập chung đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, cải tiến chất lượng và phẩm cấp, tổ chức tốt và khép kín các khâu thu mua, chế biến, marketting bán hàng, đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả cũng như ổn định thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Có những nhóm giải pháp sau: 1. Thực hiện tốt quy hoạch phân vùng thâm canh trồng lúa cho xuất khẩu Trọng điểm là các Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vốn có những điều kiện ưu đãi về thổ nhưỡng, hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng khá phát triển cũng như tập quán – kinh nghiệm canh tác lúa nước. - Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Đây là vùng lúa trọng điểm số một của nước ta. Trong tương lai, đây vẫn là vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu chủ yếu. Vùng này nên quy hoạch phát triển sản xuất các loại gạo có chất lượng tốt, khối lượng xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, dù là vùng sản xuất gạo xuất khẩu loại nào đều phải phấn đấu trước hết về mặt chất lượng. Để nâng cao phẩm chất gạo xuất khẩu, cần chú ý quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở hạ tầng từ sản xuất đến chế biến lúa gạo. Ngoài ra ở vùng này nên tiến thí điểm việc khu vực hoá một số giống lúa chất lượng cao có thể nhập nội. Từng bước tăng dần tỷ lệ gạo xuất khẩu chất lượng cao và một phần lúa gạo đặc sản như Nàng Hương, Chợ Đào… trong cơ cấu gạo xuất khẩu của vùng này. Một số giải pháp xuất khẩu gạo 17 Dương Thị Hà Nhi
- - Đối với vùng Đồng bằng sông Hồng: Đây là vùng lúa trọng điểm thứ hai của nước ta. Tuy nhiên vùng này có những mặt hạn chế về số lượng gạo xuất khẩu do đất chật người đông, đất canh tác không được bổ sung độ phì nhiêu tự nhiên hàng năm như ĐBSCL. Nhưng vùng này lại có những ưu thế về mặt chất đất, nguồn nước, thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao như: Tám Thơm, lúa Dự… Đó là các sản phẩm có thể nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường thế giới, trước hết là những nước phát triển như Bắc Mỹ, Tây âu, Nhật Bản. Đồng thời đó cũng là loại gạo có thể thu được lượng ngoại tệ khá cao trên một đơn vị diên tích. - Đối với các vùng khác Nhìn chung những vùng này không có nhiều tiềm năng về xuất khẩu gạo vì diện tích ít, năng suất thấp, thường bị thiếu đói lương thực. Đối với những vùng này cố gắng phấn đấu sản xuất lúa để có thể tự túc được nhu cầu lương thực, góp phần tích cực bảo đảm bền vững yêu cầu an ninh lương thực quốc gia. 2. Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về tín dụng, bảo trợ sản xuất Khá đông những người trồng lúa xuất khẩu ở nước ta thuộc tầng lớp nghèo của xã hội. Những hộ gia đình xếp loại trung bình của nông thôn đời sống cũng rất khó khăn nên thường xuyên thiếu vốn cho sản xuất. Trong điều kiện hiện nay, để có sản phẩm lúa gạo xuất khẩu trong quá trình trồng trọt chế biến nhiều khi phải tuân thủ quy trình kỹ thuật ngặt nghèo và tốn kém, đặc biệt là các loại lúa đặc sản chất lượng cao. Trong tình hình đó cần có sự hỗ trợ về vốn cho nông dân. Hiện nay với sự ổn định của nền kinh tế các ngân hàng cần tăng cường vốn cho nông dân vay có thể dưới hình thức ngắn hạn hay dài Một số giải pháp xuất khẩu gạo 18 Dương Thị Hà Nhi
- hạn, có như vậy các hộ gia đình mới có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất theo cả bề rộng lẫn theo chiều sâu. 3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp khoa học - kỹ thuật trong sản xuất gạo xuất khẩu - Giải pháp về giống lúa: Đây là giải pháp cần đi trước một bước, kể cả nghiên cứu, triển khai và việc áp dụng vào thực tiễn, nhằm tạo ra những tiền đề cơ bản cho các giải pháp kỹ thuật khác phát huy hiệu quả cải tiến cơ cấu sản xuất. - Giải pháp về phân bón: Đây là giải pháp kỹ thuật cần tiến hành đồng bộ với giải pháp về giống lúa . Vì rằng, phần lớn các loại giống lúa mới kể cả một số giống lúa đặc sản đều chịu được cường độ thâm canh cao, và chỉ trong điều kiện đó các giống lúa mới đạt hiệu quả kinh doanh cao. - Giải pháp về phòng trừ sâu bệnh: Khi sử dụng thuốc trừ sâu cần chý ý nguyên tắc: đúng chỗ, đúng mức, đúng cách, đúng lúc. Hiện nay việc sử dụng thuốc trừ sâu đang bị lạm dụng ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế và sức khoẻ của người nông dân. Do đó cần nâng cao hiểu biết của người nông dân về các loại sâu bệnh cũng như tính năng của các loại hoá chất phòng trừ. Nhà nước cần có biện pháp quản lý chặt chẽ việc sản xuất và mua bán thuốc phòng trừ sâu bệnh trên thị trường tránh được hàng giả xâm nhập thị trường. 4. Một số giải pháp khác Đồng thời với việc thực hiện quy hoạch, phân vùng thâm canh càng khắc phục tình trạng manh mún và chia nhỏ ruộng đất như hiện nay, khuyến khích người nông dân “dồn điền, đổi thửa”, tích luỹ và tập trung ruộng đất theo quy hoạch để hình thành những đơn vị trồng lúa hàng hoá cũng như vùng trồng lúa hàng hoá xuất khẩu lớn. Một số giải pháp xuất khẩu gạo 19 Dương Thị Hà Nhi
- Thị trường xuất khẩu gạo nhìn chung không ổn định về khách hàng và lượng hàng. Thực tế một số nước nhập khẩu gạo cũng là những nước sản xuất nhưng chưa tự túc được lương thực. Để đảm bảo hơn hiệu quả kinh tế xã hội của sản xuất và xuất khẩu gạo, cần nâng cao khả năng thích ứng với những biến động của thị trường thế giới. Trong thời gian tới cần tăng nhanh tỷ trọng gạo đặc sản trong xuất khẩu. Nên coi đó là một trong những phương sách để mở rộng thị trường gạo cao cấp như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản… Từ uy tín của gạo đặc sản để mở rộng thị trường tiêu thụ các loại gạo thông thường. Hợp tác với các nước Tây âu và các tổ chức quốc tế để tranh thủ bán gạo theo các chương trình viện trợ cho Châu Phi. Hiện nay gạo Việt Nam đã có mặt trên 80 nước, một số nước đã trở thành bạn hàng truyền thống nhưng việc ổn định các thị trường này cũng cần phải đưọc chú ý, bởi đây là những thị trường dễ tính, phù hợp với gạo Việt Nam. Do đó trong xuất khẩu cần luôn đảm bảo uy tín về chất lượng, thời gian, lượng hàng…đồng thời cần luôn có những biện pháp thị trường để tăng cầu. Bên cạnh đó cần chú ý tới việc mởi rộng thị trường ở các nước này, cần nắm vững đặc tính của từng vùng để có thể cung cấp tốt nhất loại gạo phù hợp với thị hiếu khách hàng. Cùng với phát triển kinh tế, tiềm lực tài chính của Nhà nước ta sẽ lớn mạnh, theo đà đó cần tăng cường trợ cấp cho xuất khẩu gạo. Có thể trong vòng một vài thập niên tới, ý nghĩa xuất khẩu gạo để thu ngoại tệ về tỷ trọng sẽ giảm dần nhưng ý nghĩa về tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động vẫn không bị giảm sút. Đồng thời khi một số lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta bị giảm dần thì khi đó biện pháp trợ cấp sản xuất gạo sẽ phải tăng dần lên về mức độ. Tình hình đó cần lường trước ngay từ bây giờ để có định hướng phát triển thích hợp. Một số giải pháp xuất khẩu gạo 20 Dương Thị Hà Nhi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty In Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm"
73 p | 856 | 465
-
Đề tài “Một số giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với khách sạn quốc tế ASEAN ”
89 p | 888 | 379
-
Đề tài "Một số giải pháp marketing nhằm hoàn thiện và nâng cao mức độ thỏa mãn khách hàng của Công ty TM-DV Tràng Thi"
71 p | 638 | 351
-
Đề tài "Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2003 - 2010"
99 p | 645 | 338
-
Đề tài “Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC"
51 p | 653 | 335
-
Đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
29 p | 840 | 319
-
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nội
108 p | 1086 | 258
-
Đề tài "Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt -Đức "
91 p | 445 | 199
-
Đề tài: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa thị trấn Yên Thế
42 p | 328 | 103
-
Luận văn đề tài : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
109 p | 257 | 89
-
Đề tài :”Một số giải pháp Marketing cho sản phẩm trà LEROS thâm nhập vào thị trường Việt Nam”
37 p | 263 | 81
-
Một số giải pháp ổn định thị trường vàng
88 p | 219 | 80
-
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm hội nghị tiệc cưới Unique
0 p | 275 | 45
-
Đề tài: Một số giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
9 p | 193 | 44
-
Luận văn đề tài : Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa
83 p | 170 | 41
-
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch 2 tại Ngân hàng phát triển Việt Nam
45 p | 134 | 14
-
Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển Công ty TNHH Xây dựng Cấp nước Bình an đến năm 2015
82 p | 140 | 14
-
Đề tài: Một số giải pháp cơ bản hướng đến quản lý tài nguyên đất đai vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay
7 p | 195 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn