intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài ' Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

127
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kể từ khi bắt đầu quá trình đổi mới hiện nay, đất nước ta đã có những thành quả rất đáng khích lệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Chúng ta cũng bắt đầu chuyển biến từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài ' Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN "

  1. Luận văn Đề tài ' Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN "
  2. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN MỤC LỤC Lời giới thiệu ................................................................................................ 1 Chương1. Lý Luận chung về Đầu tư và Công bằng xã hội........................ 2 I. Một số ván đề chung về đầu tư............................................................... 2 1. Khái niệm........................................................................................... 2 2. Vai trò của đầu tư............................................................................... 2 II. Lý luận chung về đầu tư và Công bằng xã hội. ..................................... 4 1. Một số vấn đề về Công bằng xã hội................................................... 4 2. Các thước đo về Công bằng xã hội. ................................................... 6 3. Sự cần thiết của hoạt động đầu tư trong việc giảI quyết vấn đề Công bằng xã hội. ..................................................................................... 7 III. Một số nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư và vấn đề Công bằng xã hội. ...... 8 1. Tác động của tình hình kinh tế trong nước......................................... 8 2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế......................................... 10 3. Tác động của Nhà nước. .................................................................. 12 4. Một số nhân tố khác. ....................................................................... 13 Chương II. Thực trạng hoạt động đầu tư cho Công bằng xã hội. .......... 14 I. Thực trạng hoạt động đầu tư nhằm giảm phân hoá giàu nghèo. .............. 14 1. Đầu tư cho các ngành kém phát triển, các vùng khó khăn..................... 14 2. Đầu tư cho xoá đói giảm nghèo. ........................................................... 17 II. Thực trạng hoạt động đầu tư cho phúc lợi xã hội. .................................... 21 1. Đầu tư cho giáo dục ............................................................................... 21 2. Đầu tư cho y tế và tăng cường năng lực y tế cho người nghèo................ 22 Chương III. Các giải pháp phát huy vai trò của đầu tư trong việc thực hiện Công bằng xã hội. .............................................................................. 24 I. Một số mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện Công bằng xã hội. ........................................................................................................ 24 II. Một số giải pháp khắc phục những khó khăn tồn tại trong hoạt động đầu tư cho Công bằng xã hội............................................................................. 24 1. Tăng cường và đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho Công bằng xã hội. 24 §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  3. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN 2. Nâng cao hiệu quả đầu tư cho Công bằng xã hội................................. 24 3. Hoàn thiện chính sách đầu tư của Nhà nước cho Công bằng xã hội..... 24 4. Tăng cường hệ thống giáo dục và đưa giáo dục về tay người nghèo.... 25 III. Một số giải pháp phát huy vai trò của đầu tư trong việc thực hiện Công bằng xã hội........................................................................................ 30 1. Phát huy vai trò của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu knh tế gắn với xoá đói giảm nghèo và thực hiện Công bằng xã hội............................. 30 2. Nâng cao hiệu quả xã hội trong từng dự án đầu tư, phát huy vai trò của đầu tư trong giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo. ..................... 34 3. Giải pháp đầu tư cho phúc lợi xã hội một cách công bằng và hợp lý. .. 35 4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về Đầu tư trong việc thực hiện CBXH ................................................................. 37 Kết Luận ...................................................................................................... 39 Tài liệu tham khảo........................................................................................ 39 §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  4. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN LỜI GIỚI THIỆU Kể từ khi bắt đầu quá trình đổi mới hiện nay, đất nước ta đã có những thành quả rất đáng khích lệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Chúng ta cũng bắt đầu chuyển biến từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, không phải tất cả cái gì đều tồn tại tích cực của nó mà đều ẩn chứa trong nó những mặt tiêu cực và chỉ chờ cơ hội bùng phát ra. Kinh tế thị trường cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Bờn cạnh mặt tớch cực nú cũn cú mặt trỏi, cú khuyết tật từ trong bản chất của nú do chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chi phối. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng ngày mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn đề xó hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn của xó hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo. Do vậy việc cấp thiết hiện nay của Đảng và Nhà nước ta ngoài việc phát triển kinh tế là cần đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, thực hiện Công bằng xã hội. Đây là một vấn đề lớn và đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã xem xét vấn đề này dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề Công bằng xã hội dưới khía cạnh đầu tư, một lĩnh vực cũng rất quan trọng hiện nay của đất nước ta. Vì Công bằng xã hội là một vấn đề hết sức quan trọng nên trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ra sức đầu tư cho Công bằng xã hội. Do vậy, trong phạm vi của dề tài, chúng tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề đầu tư cho Công bằng xã hội và qua đó đánh giá tác động của nó đến Công bằng xã hội. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Trần Mai Hương Bộ môn Kinh tế Đầu tư - đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Sinh viên Trương Thu Hương Đầu tư 44A §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  5. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG BẰNG Xà HỘI I Một số vấn đề chung về Đầu Tư 1. Khái niệm Đầu Tư. Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ và thu được các kết quả là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. 2. Vai Trò của Đầu Tư trong nền kinh tế. 2.1. Đầu Tư và tăng trưởng kinh tế. Đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Lý luận và thực tiễn đều chỉ cho chúng ta thấy rõ điều này. Cho đến những năm của thế kỷ 20, nhà kinh tế học Haros Domar của trường phái Keynes đã chỉ ra mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thông qua hệ số ICOR. I G = ------------ ICOR * Y Trong đó G: tốc độ tăng trưởng kinh tế. I: Vốn đầu tư Như vậy giữa I và G có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau thông qua hệ số ICOR. Điều này thể hiện càng tăng nguồn lực đầu tư thì kinh tế sẽ tăng trưởng cao. 2.2. Đầu Tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chúng ta có thể nhận rõ vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia và các chính sách thu hút đầu tư vào ngành mũi nhọn được ưu tiên. §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  6. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Các nhà kinh tế đều chỉ ra được sự hạn chế tăng trưởng trong nông nghiệp. Sự tăng trưởng này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tự nhiên, bất định và có tính rủi ro cao đồng thời nó cũng giảm dần do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học. Chính vì vậy, đầu tư nhằm phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn thông qua các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu Tư của Nhà nước sẽ thúc đẩy chuyển dần nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu sang công nghiệp dịch vụ. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu Tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị… của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn làm bàn đạp thúc đẩy các vùng khác phát triển. Ở Việt Nam, chúng ta đã bắt đầu đầu tư mạnh một số vùng trọng điểm như trọng điểm phía Bắc: Hà Nội- HảI Phòng- Quảng Ninh,… đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư vào những địa bàn khó khăn. Đầu tư cũng có vai trò rất lớn trong việc chuyển dịch thành phần kinh tế. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cũng góp phần làm đa dạng các thành phần kinh tế. 2.3. Đầu Tư và Công Bằng Xã Hội. Một trong những vai trò hết sức quan trọng của Đầu tư chính là việc thúc đẩy tiến bộ và Công bằng xã hội (CBXH). a) Đứng ở góc độ vĩ mô, hoạt động đầu tư sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vai trò của đầu tư đối với việc phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là rất rõ ràng. Thông qua đầu tư và tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế sẽ phát triển đa dạng hơn. Tính cạnh tranh của nền kinh tế tăng cao, đây cũng là một trong những điều kiện thực hiện Công bằng kinh tế. Bởi muốn thực hiện Công bằng về xã hội thì trước hết chúng ta cần thực hiện về Công bằng về kinh tế. Kinh tế phát triển cũng góp phần giải quyết việc làm cho người dân. Có thể nói một nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất, qua đó §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  7. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN cũng cần tương ứng một nguồn lao động phù hợp. Tuy nhiên đây lại là một điểm yếu của lao động chúng ta khi chất lượng lao động chưa cao. Thông qua tăng trưởng kinh tế, Ngân Sách Nhà Nước (NSNN) sẽ được đóng góp cao hơn. Qua đó, Nhà nước sẽ có đủ nguồn lực để chi dùng NSNN trong việc tái đầu tư trong đó có các hoạt động đầu tư cho CBXH. Đầu tư cũng có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó sẽ thúc đẩy các khu vực nông thôn lạc hậu chuyển dần sang các ngành công nghiệp có lợi thế của vùng. Qua đó, sẽ giúp phát triển các ngành, các vùng khó khăn kém phát triển, góp phần làm giảm sự phân hóa xã hội và thực hiện CBXH. Nhắc đến đầu tư, chúng ta không thể không nhắc dến các hoạt động đầu tư của Nhà nước tác động trực tiếp tới CBXH. Đó là các hoạt động đầu tư cho Xóa đói giảm nghèo, đầu tư nâng cao hệ thống phúc lợi xã hội,…Tất cả các hoạt động trên góp phần giảm đi số lượng người ngèo, nâng cao mặt bằng chung của xã hội, đẩy mạnh tiến bộ và CBXH b) Nếu chúng ta xét góc độ doanh nghiệp, hoạt động đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện những mục tiêu chiến lược của mình nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Thông qua hoạt động đầu tư, doanh nghiệp sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình. Điều này được thể hiện rõ nét khi chất lượng nguồn lao động được cải thiện hơn thông qua việc đầu tư đào tạo trong doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư cũng tăng cường khả năng đổi mới công nghệ của doamh nghiệp. Từ việc đổi mới Công nghệ đến nâng cao chất lượng lao động sẽ kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, năng suất lao động tăng cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. 2.4. Đầu Tư và tăng cường khả năng Khoa Học Công Nghệ Công nghệ luôn là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế đặc biệt là ở những nước đang phát triển trong quá trinh CNH- HĐH. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của đất nước. Như vậy, ở đây đã có sự chuyển giao Công nghệ thông qua Đầu tư. Điều này thúc đẩy các nước đang phát triển đổi mới Công nghệ. II. Đầu Tư cho Công Bằng Xã Hội. 1. Một vài vấn đề về Công Bằng Xã Hội. §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  8. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN *) CBXH vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển. Công bằng không thể dựa vào thị trường nên Nhà nước cần phải can thiệp. Bảo đảm CBXH là việc Nhà nước can thiệp vào thị trường nhằm, một mặt tăng thu nhập của những người nghèo làm cho khoảng cách giàu nghèo không tăng hơn mà giảm đi; mặt khác, nhằm làm cho giá cả phản ánh đúng chi phí mà xã hội bỏ ra. Bởi vậy, thực chất của vấn đề công bằng là vấn đề phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các chủ thể kinh tế và xã hội mà đại diện là Nhà nước. Đã rất có nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu về CBXH trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. *) Tuy nhiên ở đây Công Bằng không có nghĩa là đem chia đều các thành quả của tăng trưởng của kinh tế xã hội cho mọi người. Vì nếu vậy không có ai đem hết sức lực, trí tuệ, vốn vật chất ra đầu tư, và không ai dám chịu rủi ro để đầu tư phát triển sản xuất. Công bằng cần được hiểu là sự bình đẳng trước các cơ hội về việc làm, đầu tư, bình đẳng trước các cơ hội để nâng cao nguồn vốn nhân lực và có mức sống cao hơn. Nhà nước khuyến khích mọi người ra sức làm giàu bằng cách chính đáng. Phấn đấu để cho người nghèo tiến tới đủ ăn, người đủ ăn có cuộc sống khá giả và người khá giả trở nên giàu có. Trong chính sách phát triển phảI chấp nhận một bộ phận dân cư vươn lên giàu trước, có một số vùng giàu trước, từ đó hỗ trợ cho quá trình phát triển chung của đất nước. Mặt khác, phải có chính sách hỗ trợ cho người nghèo vươn lên. Việt Nam là nước nghèo lại trải qua chiến tranh kéo dài để lại hậu quả nghiêm trọng, cho nên số người thuộc đối tượng chính sách nhiều trong khi khả năng kinh tế của đất nước có hạn. Hơn nữa, khi chuyển sang kinh tế thị trường, mặt trái của cơ chế này đã làm nảy sinh một số vấn đề như phân hoá giàu nghèo tăng lên, tình trạng thất nghiệp và đặc biệt là sự suy thoái về đạo đức xã hội. Do nguồn lực kinh tế có hạn nên chúng ta tạm chấp nhận có sự phân hoá giàu nghèo nhưng không thể đồng nhất sự phân hoá giàu nghèo với sự bất bình đẳng bất công. *) Trong chiến lực ổn định và phát triển kinh tế xã hội và tại nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ ra rằng CBXH là một mục tiêu quan trọng của đất nước. Quan điểm của Việt Nam là tăng trưởng kinh tế phảI gắn liền với CBXH trong từng thời kỳ phát triển và CBXH phải thể hiện ở khâu phân phối kết quả sản xuất, tạo quyền bình đẳng trước các cơ hội của mọi §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  9. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN tầng lớp dân cư vì mục tiêu phát triển. Như vậy mới có thể huy động được mọi nguồn lực trong Xã hội. Nói tóm lại CBXH luôn là mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta trong con đường đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội. 2. Một số thước đo về Công Bằng Xã Hội. 2.1. Thước đo đánh giá mức độ bất bình đẳng trong thu nhập. Đây là một trong những thước đo quan trọng trong việc đánh giá CBXH. Thực tế cho thấy, ở nhiều quốc gia, sau một thời gian mặc dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế rõ rệt nhưng đời sống của nhiều người dân vẫn ở mức nghèo khổ, thất nghiệp gia tăng và ở một số nước số đông người dân không được hưởng thành quả do tăng trưởng đem lại trong khi nhóm người giàu có vẫn tiếp tục giàu lên. Một trong những chỉ số đo mức độ bình dẳng trong phân phối thu nhập là hệ số Gini. Trong thực tế hệ số Gini thay đổi trong phạm vi hẹp từ 0,2 đến 0,65. Theo Ngân hàng Thế giới, hệ số Gini tốt nhất thường xoay quanh mức 0,3. Đây là mức thể hiện sự bình đẳng cao trong phân phối thu nhập. 2.2. Thứơc đo đánh giá mức dộ nghèo khổ. Việc phân chia các nhóm dân cư giàu nghèo theo hệ số Gini được coi là đánh giá sự giàu nghèo một cách tương đối theo tương quan xã hội. Tổ chức ESCAP đã cho rằng: “ nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Như vậy, tiêu chuẩn đánh giá sự giàu nghèo giữa các vùng có sự khác nhau. 2.3. Chỉ số đánh giá mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Đối với một đất nước để đo nhu cầu xã hội của con người có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu cơ bản là + Các chỉ tiêu phản ánh mức độ chăm sóc sức khoẻ: tuổi thọ bình quân, số người dân trên một bác sĩ, số trạm xá bệnh viện, tỷ lệ đầu tư công cộng cho sức khoẻ trong tổng đầu tư công cộng của Chính phủ. Chúng ta đặc biệt quan tâm các chỉ tiêu trên ở các khu vực khó khăn, vùng sau, vùng xa. §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  10. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN + Các chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hoá giáo dục: tỷ lệ số người biết chữ, tỷ lệ phổ cập giáo dục, số trường học, đầu tư cho giáo dục của Nhà nước. Chúng ta cũng đặc biệt quan tâm đến mức độ bình đẳng trong giáo dục thể hiện qua việc tỷ lệ đầu tư cho giáo dục ở các vùng khó khân và các cơ hội tiếp cận giáo dục của người nghèo. 2.4. Chỉ số phát triển con người. Đây là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện mức độ phát triển con người do Liên Hợp Quốc đưa ra. Chỉ số phát triển con người (HDI) cũng là một thức đo quan trọng trong việc đánh giá CBXH, nó thể hiện mức độ đầu tư của Nhà nước cho việc phát triển con người và cơ hội phát triển bình đẳng của mọi tầng lớp trong xã hội. Chỉ tiêu này được kết hợp từ ba yếu tố: chỉ tiêu tuổi thọ bình quân, chỉ tiêu trình độ giáo dục và chỉ tiêu GNP/ người (tính theo phương pháp PPP). 3. Sự cần thiết của hoạt động Đầu tư trong việc giảI quyết vấn đề CBXH ở Việt Nam. 3.1. Giải quyết vấn đề CBXH là việc làm cấp thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay thì mặt trái của cơ chế thị trường cũng bộc lộ một cách rõ ràng hơn. Tình trạng bất bình đẳng xã hội, phân hoá giàu nghèo đang tăng lên. Điều này đòi hỏi việc giải quyết vấn đề CBXH là một vấn đề cấp thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, CBXH luôn là mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta hướng tới nhằm đưa Việt Nam xác định đúng con đường Xã hội chủ nghĩa. CBXH cũng thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, chế độ Xã hội chủ nghĩa, so với các chế độ Tư bản trên thế giới. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến 2010 coi việc thực hiện CBXH là mục tiêu quan trọng thông qua các kế hoạch phát triển giáo dục, y tế, các kế hoạch hỗ trợ cho đồng bào khó khăn cũng như các chính sách và biện pháp trong việc Xoá đói giảm nghèo. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình CBXH mặc dù đã có nhiều tiến bộ những cũng gặp phải nhiều thách thức lớn do tác động của mặt trái cơ chế thị trường. Sự phân hoá giàu nghèo, phân hoá giữa khu vực thành thị như Hà Nội, §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  11. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN TP HCM, HảI Phòng,.. và khu vực nông thôn, miền núi đang tăng nhanh. Điều này đòi hỏi rất cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc giải quyết vấn đề CBXH. 3.2. Sự cần thiết của hoạt động đầu tư trong việc thực hiện CBXH. Mặc dù đã có rất nhiều giải pháp đề ra nhằm giải quyết vấn đề CBXH như các giải pháp gắn CBXH với tăng trưởng kinh tế, giải pháp về xã hội như kế hoạch hoá gia đình, tuyên truyền mọi người có ý thức và truyền thống đùm bọc và giúp đỡ người nghèo. Tuy nhiên để thực hiện được các giải pháp đó suy cho cùng cũng cần phải có nguồn lực, có vốn để huy động cho các hoạt động trên. Bên cạnh đó, chỉ có hoạt động đầu tư mới tạo ra nền tảng vững chắc cơ bản cho việc thực hiện CBXH. Theo chương trình quốc gia về Xoá đói giảm nghèo thì hầu hết những người nghèo không có nghề mà chủ yếu là lao động thủ công. Họ khó tiếp cận được với thị trường vì học vấn thấp, không có nghề và chất lượng sản phẩm của họ không dáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chính vì vậy nền tảng cho việc Xoá đói giảm nghèo rất yếu. Việc cần làm lâu dài của chúng ta là cần phải xây được cái nền tảng vững chắc cho người nghèo để cơ hội tái nghèo của họ là rất thấp. Những yêu cầu này đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp kịp thời và đúng đắn về đầu tư. Chúng ta đã xem xét nội dung của hoạt động đầu tư cho CBXH ở phần trên. Trong đó, các hoạt động đầu tư cho giáo dục, y tế tạo ra cơ hội bình đẳng, cơ hội được vươn lên của mọi tầng lớp xã hội kể cả ngững người nghèo nhất. Hoạt động đầu tư này đem lại tri thức cũng như cung cách làm ăn có hiệu quả nhất cho người nghèo, giúp họ có khả năng tự tin trong cuộc sống. Kết hợp với đầu tư cho giáo dục và y tế, hoạt động đầu tư cho Xoá đói giảm nghèo sẽ thực sự tạo ra dòng vốn có hiệu quả cho người nghèo. Đây cũng chính là ưu điểm của đầu tư trong việc giải quyết vấn đề CBXH. Tóm lại, Đầu tư là yếu tố cần thiết và quan trọng trong việc giải quyết vấn đề CBXH. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến Đầu Tư và Công Bằng Xã Hội. 1. Tình hình kinh tế của đất nước. 1.1. Kinh tế phát triển tốt, bền vững góp phần thu hút đầu tư và thực hiện CBXH. §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  12. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN Ảnh hưởng của tăng tưởng kinh tế đến đầu tư và CBXH. Từ việc kinh tế phát triển cao, Nhà nứớc mới có đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động đầu tư cho phát triển kinh tế và đầu tư cho CBXH. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần trước tiên để cải thiện các chính sách về phúc lợi xã hội, khắc phục tình trạng đói nghèo của một quốc gia. Thực tiễn những năm vừa qua đã chứng minh rằng, nhờ kinh tế tăng trưởng cao Nhà nước có sức mạnh vật chất để hình thành và triển khai các chương trình hỗ trợ vật chất, tài chính và cho các xã khó khăn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản. Người nghèo và cộng đồng nghèo nhờ đó có cơ hội vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng để xóa đói giảm nghèo trên quy mô rộng; không có tăng trưởng mà chỉ thực hiện các chương trình tái phân phối hoặc các biện pháp giảm nghèo truyền thống thì tác dụng không lớn. CBXH phải dựa trên sự phát triển kinh tế bởi chính phát triển kinh tế tạo ra nguồn lực từ đó thông qua hoạt động đầu tư tạo ra cơ sở vật chất để giải quyết các vấn đề về CBXH. Kinh tế phát triển, Nhà nước sẽ có nhiều nguồn thu để thực hiện các mục tiêu quan trọng trong đó có việc đầu tư nhằm giảI quyết các vấn đề xã hội. Chính phủ các nước thường dành một tỷ lệ nhất định của GNP để chi cho các hoạt động đầu tư phát triển cũng như các hoạt động đầu tư cho giáo dục, y tế. Chính vì vậy, thu nhập quốc dân càng lớn thì khả năng ngân sách chi cho các hoạt động càng lớn. Kinh tế phát triển cao cũng là chỗ dựa vững và ổn định cho nhiều tầng lớp lao động thông qua việc giảI quyết việc làm và nâng cao thu nhập người lao động. Triển vọng khả quan về nền kinh tế sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng thêm các nhà xưởng, xí nghiệp mới đồng thời tiến hành đổi mới công nghệ. Qua đó, các doanh nghiệp cũng cần tương ứng một lượng lao động có chuyên môn vào vận hành các tài sản mới giúp giải quyết vấn nạn thất nghiệp trong Xã hội. Đồng thời qua việc đổi mới công nghệ sẽ giúp cho năng suất lao động tăng nhanh hơn tạo ra mức tiền lương cao hơn, từ đó kích thích mặt bằng thu nhập chung của đất nước tăng lên, §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  13. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN Tất cả những hoạt động trên giúp cho người dân có thể nâng cao mức sống, ổn định cuộc sống hiện tại, đảm bảo cuộc sống tương lai, góp phần thực hiện CBXH. 1.2. Kinh tế đất nước suy thoái làm trì hoãn các hoạt động đầu tư đồng thời làm tăng mức độ nghèo khổ và bất bình đẳng. Ảnh hưởng của kinh tế suy thoái tới đầu tư. Kinh tế phát triển kém, Nhà nước sẽ không có đủ nguồn lực cho hoạt động đầu tư. Do triển vọng về kinh tế không mấy khả quan, các doanh nghiệp thường không muốn mạo hiểm đồng vốn đầu tư của mình trong khi một trong những đặc điểm của đầu tư là tính mạo hiểm cao, thời gian dài và khó xác định. Đồng thời, do nền kinh tế bị suy thoái, người dân cũng không còn dư dả vốn để đầu tư, mà mục tiêu trước mắt của họ là sông đủ qua ngày. Do đó, nguồn vốn đầu tư huy động từ trong nước sẽ bị sụt giảm nhanh chóng. Mặt khác, kinh tế mất ổn định cũng là nhân tố làm nản lỏng các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, đầu tư nước ngoài cũng bị giảm sút. Ảnh hưởng của sự giảm sút kinh tế tới đầu tư và công bằng xã hội. Kinh tế trì trệ cũng đồng nghĩa với việc giảm các khoản thu cho NSNN. Rõ ràng, với nền kinh tế như vậy, Nhà nước sẽ không thể tăng thuế được mà thậm chí còn phải giảm thuế để thúc đẩy sản xuất phát triển. Từ việc NSNN bị giảm sút, các hoạt động đầu tư cho CBXH sẽ bị cắt giảm để giành cho các mục tiêu phát triển trước mắt. Kinh tế phát triển kém cũng tạo ra cho Xã hội nhiều vấn đề nảy sinh theo hướng tiêu cực như thất nghiệp, thu nhập người lao động giảm sút. Rõ ràng những ngưòi bị thất nghiệp đầu tiên chính là những người không có trình độ học vấn, kỹ năng không cao. Mà đây chính là đặc điểm của phần lớn người nghèo trong xã hội. Tất cả những điều đó sẽ dẫn đến nghèo khổ tăng, bất bình đẳng tiếp diễn và nảy sinh các tệ nạn xã hội. 2. Ảnh hưỏng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, vùng miền. Nước ta vẫn luôn là một nước nông nghiệp nghèo mà nông thôn chỉ sản xuất thuần nông, độc canh cây lúa, tự cung tự cấp và dân số tăng nhanh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới cơ chế kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  14. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN 2.1. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành. Chúng ta đã bắt đầu chuyển dịch nền kinh tế từ một nền nông nghiệp thô sơ lạc hậu đến nền kinh tế công nghiệp để từ đó hỗ trợ cho nông nghiệp cùng phát triển. 1990 1995 2000 Tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm 4,4 8,2 6,9 (1986-1990;1991-1995; 1996-2000),% Trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp, % 3,1 4,1 4,3 Công nghiệp và xây dựng,% 4,7 12,0 10,6 Dịch vụ,% 5,7 8,6 5,75 Nhìn bảng biểu trên chúng ta thấy kể từ năm 95 trở lại đây, công nghiệp và dịch vụ có sự phát triển nhanh chóng. Điều này cũng thúc đẩy nông nghiệp phát triển với tốc độ cao hơn những năm 90 tuy có nhỏ hơn tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Chính sự chuyển biến trong cơ cấu ngành như vậy dẫn đến các chiến lược đầu tư của Chính phủ và các doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Nhà nước cũng bắt đầu chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn có lợi thế so sánh của Việt Nam và có những ưu đãi đối với những ngành này. Chính những chuyển biến trong việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư đã thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Đồng thời nó cũng vực dậy nền kinh tế ở khu vực nông thôn vốn chậm phát triển. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên nhiều vùng đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích sử dụng; đặc biệt là nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển khá nhanh. Kinh tế nông thôn phát triển đa dạng hơn, nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến được hình thành; các làng nghề bước đầu được khôi phục và phát triển; sản xuất trang trại phát triển nhanh. Qua đó tạo cơ hội nâng mặt bằng thu nhập chung của Xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và tiến tới xoá bỏ nghèo đói. Đây chính là tác động tích cực của chuyển dich cơ cấu kinh tế tới đầu tư và CBXH. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình CNH- HĐH diễn ra nhanh chóng đã khiến các chính sách đầu tư của Nhà nước chuyển biến §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  15. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN không kịp. Nhà nước không thể cùng một lúc vừa đầu tư cho các ngành công nghiệp mũi nhọn lại vừa đầu tư nhằm làm giảm sự phân hoá giàu nghèo. Chính vì mục tiêu trước mắt là tăng trưởng kinh tế nên các hoạt động đầu tư cho CBXH bị xem nhẹ. Do đó tình trạng bất bình đẳng, nghèo đói cũng có xu hướng tăng. 2.2. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu vùng. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng, khu vực khác nhau cũng có tác động nhất định đến đầu tư và CBXH. Các vùng, khu vực đều có chiến lược phát triển kinh tế riêng trong chiến lược phát triển kinh tế chung của tổng thể quốc gia trong đó có các chính sách thu hút đầu tư vào khu vực của mình. Mặt khác một cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo ra sự hài hoà giữa các vùng khác nhau. Các vùng trọng điểm có thể liên kết và cùng đưa các vùng chậm phát triển khác cùng đi lên. Tuy nhiên nếu với cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp, chủ yếu mới tập trung cho thuỷ lợi; các trục công nghiệp chính, chú trọng nhiều vào đầu tư thay thế nhập khẩu, thu hút nhiều vốn; chưa chú trọng đầu tư các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, chưa chú ý khuyến khích kịp thời phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiều chính sách trợ cấp (lãi suất tín dụng, trợ giá, trợ cước...) không đúng đối tượng làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành thị trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu, vùng xa. Qua đó sẽ làm tăng sự phân hoá gữa các khu vực, tăng phân hoá giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Do vậy, khi nghiên cứu đến đầu tư và CBXH, chúng ta cũng cần xem xét tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư. 3. Sự tác động của Chính Phủ. Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt là vai trò trong việc thực hiện tiến bộ và CBXH. Điều này thể hiện bản chất tốt đẹp, bản chất Xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta. 3.1. Tác động của định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Nhà nước thông qua định hướng phát triển Kinh tế Xã hội của mình mà biểu hiện trực tiếp là các chính sách, các chiến lược phát triển dài hạn cũng như các kế hoạch ngắn hạn đều tác động rất mạnh đến chiến lược đầu tư của quốc gia và của mỗi cá nhân. Qua đó, các chính sách đầu tư cho CBXH cũng được xác §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  16. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN định trong chiến lược đầu tư chung của một quốc gia. Chính sách đầu tư hợp lý sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Ngoài chính sách về đầu tư, Nhà nước cũng còn sử dụng các chính sách khác trọng việc xoá bỏ bất bình đẳng xã hội như chính sách thuế, chính sách trợ giá cho nông nghiệp. 3.2. Hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước. Khi nghiên cứu tác động của Nhà nước đối với đầu tư và việc thực hiện CBXH, chúng ta cần phải nhắc đến hiệu quả hoạt động của Chính Phủ. Trình độ năng lực của cán bộ sẽ giúp cho việc đầu tư có hiệu quả hơn đặc biệt là các dự án đầu tư tại các vùng xa Trung ương rất cần có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, vững về đạo đức. Bởi các dự án này cũng như các dự án đầu tư cho CBXH rất khó xác định và kiểm tra tính hiệu quả của nó. Hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước cũng liên quan đến vấn đề trong sạch của bộ máy. Rõ ràng, một Chính phủ không thể hoạt động hiệu quả nếu như vẫn còn tình trạng tham nhũng, quan liêu của cán bộ, vẫn còn tình trạng làm giàu bất chính vơ vét của công của một số cán bộ biến chất. Tình trạng tham nhũng đó sẽ thể hiện bất công ngay ở trong bộ máy cao nhất của Nhà nước thì khó có thể thực hiện được mục tiêu Công bằng trong xã hội. 4. Một số nhân tố khác ảnh hưởng tới Đầu tư và Công Bằng Xã Hội. Ngoài các nhân tố trên, chúng ta còn thấy một số nhân tố khác cũng tác động đến CBXH như các yếu tố về điều kiện tự nhiên và các yếu tố về điều kiện xã hội. 4.1. Điều kiện tự nhiên. Nước ta có địa hình phức tạp, diện tích đất tự nhiên đã ít lại không màu mỡ, khô cằn, núi đá nhiều dẫn đến diện tích canh tác nhỏ hẹp, năng suet cây trồng thấp. Các vùng này lại thường hẻo lánh, ít được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên có sự tụt hậu giữa các vùng này với các khu vực phát triển nhanh khác. Mặt khác, các vùng này luôn phải đối chọi với thiên tai khắc nghiệt như lũ lụt hạn hán khiến rủi ro trong cuộc sống đối với dân cư trong khu vực tăng lên. Chúng ta đều biết rằng các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  17. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN (mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe...). Với khả năng kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ. 4.2. Điều kiện xã hội. Yếu tố tiếp theo tác động đến CBXH là các yếu tố về Xã hôi. Đây chính là các yếu tố về chính bản thân nội tại của người dân cũng như các yếu tố về tập quán, dân tộc. Chẳng hạn, bất bình đẳng giới làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả các mặt. Ngoài những bất công mà cá nhân phụ nữ và trẻ em gái phải chịu đựng do bất bình đẳng thì còn có những tác động bất lợi đối với gia đình. Tình trạng gia đình đông con cũng là một vấn đề lớn. Ngoài ra yếu tố dân tộc cũng có tác động đáng kể khi mà sự chênh lệch giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số khác đang tăng nhanh và đa số các dân tộc thiểu số có tỷ lệ số hộ nghèo đói cao. §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  18. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHO CÔNG BẰNG Xà HỘI TẠI VIỆT NAM I. Hoạt động Đầu Tư nhằm làm giảm phân hoá giàu nghèo. 1. Đầu tư cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn và các vùng kinh tế khó khăn. 1.1. Tình hình đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. a) Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn tăng dần qua các năm. Hiện nay trên 77% cư dân sống ở nông thôn, 70% thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn dựa vào nông nghiệp, 90% người nghèo sống ở nông thôn, do đó việc phát triển nông nghiệp và nông thôn là mấu chốt của Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo. Nhà nước đã tập trung đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn trong 10 năm 1991- 2000 gần 70 nghìn tỷ đồng (giá 1995), tương đương 6 tỷ đô la… < vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp> 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 68047 79367 96870 97336 103771 Nông lâm thuỷ 5209 5723 7084 7629 7733 sản (tỷ VNĐ) Tỷ trọng(%) 7,7 7,2 7,3 7,8 7,5 Tốc độ tăng vốn bình quân hàng năm gần 23% (bình quân chung cả nước là 19,1%) trong đó tốc độ tăng vốn bình quân trong 5 năm 1996- 2000 là 22%. Rõ ràng, trong 2 năm 2001 và 2002 tốc độ tăng vốn đầu tư rất nhanh so với các giai đoạn trước. Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn trong tổng vốn đầu tư xã hội bình quân 1991- 2000 là 10,2%, năm 2001 là 17,6% và năm 2002 khoảng 19- 20%. Như vậy trong 2 năm gần đây đã có sự tập trung cao hơn cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nguồn vốn từ NSNN (bao gồm cả vốn ODA) đã tăng đáng kể cho khu vực này, chiếm khoảng 50% vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Nguồn vốn từ các hộ gia đình, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và vốn FDI cũng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
  19. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN tăng dần qua các năm. Nhờ quy mụ đầu tư trong thời gian qua, tình hình đầu tư cho Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được một số kêt quả nhất định trong việc xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức thu nhập chung cho vùng này. b) Hoạt động đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn đã có sự đa dạng hơn góp phần xoá đói giảm nghèo. Do có sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp dẫn đến năng lực sản xuất trong các ngành tăng nhanh, qua đó làm tăng năng suất lao động xã hội trong khu vực vốn được coi là năng suất chậm nhất cả nước. Để giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn, chúng ta cũng đã đầu tư nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển tại các địa phương đồng thời có chính sách đầu tư khuyến khích phát triển các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ, tiến tới đa dạng hoỏ thu nhập trong Nông nghiệp để nông dân không chỉ phụ thuộc duy nhất vào một nguồn dễ cú tớnh rủi ro. Trong những năm qua, chỳng ta vẫn tiếp tục đầu tư phát triển làng nghề truyền thống. Nhiều nghề truyền thống được khôi phục tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho người lao động. Nhiều tỉnh đó ỏp dụng mụ hỡnh này thành cụng tại thời điểm năm 2003 như các tỉnh Hà tây, Hà nam,.. đó gúp phần giải quyết tỡnh trạng thừa thời gian lao động ở nông thôn. Bên cạnh đó, nhờ có chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành nông nghiệp và nông thôn nên số dự án FDI vào khu vực này cũng tăng nhanh qua đó cũng tạo thêm nhu cầu về lao động. Năm 1998, đã có 225 doanh nghiệp có vốn FDI Đầu tư vào nông nghiệp. Trong đó, có khoảng 1,5 tỷ USD cho lĩnh vực chế biến lương thực và nông lâm hải sản và 910 triệu USD cho sản xuất nông nghiệp. Qua đó, năng lực sản xuất và chế bién nông lâm thuỷ sản được nâng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến năm 2003, chúng ta đã thu hút được 780 dự án với tổng vốn dăng ký trên 3,8 tỷ USD, tăng thêm 555 dự án so với năm 1998. Năm 97, các doanh nghiệp có vốn FDI đã giảI quyết việc làm cho trên 20000 lao động trực tiếp và hàng chục nghìn lao động gián tiếp với mức lương bình quân 60USD/ 1tháng qua đó cũng góp phần nâng cao mức thu nhập trung bình của khu vưc nông thôn. Trong những ngày cuối của năm 2000, chúng ta cũng đã cấp giấy phép cho dự án chế biến nông nghiệp với số vốn là 150 triệu USD. §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2