Đề tài: Một số suy nghĩ về việc dạy và học bộ môn Kế toán tài chính 1, trong các trường trung cấp nghề hiện nay
lượt xem 11
download
Cơ sở lý luận về việc dạy và học bộ môn Kế toán tài chính 1 trong các trường trung cấp nghề hiện nay, thực tiễn về việc dạy và học bộ môn Kế toán tài chính 1 trong các trường trung cấp nghề hiện nay,... là những nội dung chính trong đề tài "Một số suy nghĩ về việc dạy và học bộ môn Kế toán tài chính 1, trong các trường trung cấp nghề hiện nay". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Một số suy nghĩ về việc dạy và học bộ môn Kế toán tài chính 1, trong các trường trung cấp nghề hiện nay
- MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1, TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HIỆN NAY LỜI MỞ ĐẦU Nếu Nguyên lý kế toán là môn khởi động cho quá trình tiếp xúc với các môn chuyên ngành thì Kế toán tài chính 1 là môn tăng tốc để có thể vượt chướng ngại vật ở Kế toán tài chính 2 và về đích ở Kế toán tài chính 3. Với đặc thù là môn nghiệp vụ, mang tính thực hành cao, vận dụng hệ thống phương pháp khoa học của kế toán để nghiên cứu về nội dung, nguyên tắc và phương pháp của các phần hành, Kế toán tài chính 1 là môn nền tảng chuyên ngành Kế toán và là cơ sở cho nghề nghiệp người học sau khi ra trường, đòi hỏi học sinh phải có sự kế thừa những kiến thức của môn học trước cũng như hình thành phương pháp học phù hợp với bản thân để có thể đón nhận những trải nghiệm mới ở những môn học sau. Bên cạnh đó, Kế toán tài chính 1 cũng là môn gây được nhiều hứng thú cho tôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với tư cách là một giáo viên tương lai, tôi chọn bộ môn này để nghiên cứu và áp dụng vào việc dạy học của mình với tên gọi: “MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1, TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HIỆN NAY”. NỘI DUNG 1
- CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HIỆN NAY 1.1 Về kiến thức Cung cấp cho người học những kiến thức căn bản về việc hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. Giúp học sinh hiểu, phân tích, tổng hợp và thực hành được các phần hành kế toán: kế toán vốn bằng tiền, kế toán nguyên vật liệu, kế toán tài sản cố định, ... Nắm rõ quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hạch toán và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp trong kỳ. Có cơ sở đễ học tập và nghiên cứu các môn học kế toán tài chính 2 và các môn học kế toán thuộc ngành đặc thù (xây lắp, xuất nhập khẩu, nông nghiệp,...) 1.2 Về kỹ năng Biết cách lập chứng từ, định khoản và ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp theo quy định của Bộ Tài chính. Viết được các hóa đơn bán hàng, lập được các báo cáo tài chính (ở mức độ đơn giản). 1.3 Về thái độ Rèn luyện cho người học tính cẩn thận, trung thực và kiên nhẫn. Hình thành mong muốn học tập, nghiên cứu để trở thành cán bộ kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. 2
- CHƯƠNG II: THỰC TIỄN VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HIỆN NAY 2.1 Một số vấn đề thực tiễn về việc dạy bộ môn Kế toán tài chính 1 Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc phát huy năng lực của người học là rất cần thiết. Chính vì vậy, vai trò dẫn dắt của người dạy là rất quan trọng. Người dạy vừa phải nắm vững các kiến thức về chuyên môn, vừa phải hiểu rõ và cập nhật nắm bắt các thông tin, các hiện tượng và hoạt động của thực tiễn, điều đó không chỉ mang lại không khí học tập tốt đối với người học mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, giáo viên vẫn phải đối mặt với những thuận lợi, khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng của mình. 2.1.1 Thuận lợi Các tài khoản thuộc học phần Kế toán tài chính 1 thường được thiết kế theo một trình tự giống nhau: khái niệm, chứng từ hạch toán, phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu nên tại mỗi nội dung trên giáo viên căn cứ vào mục tiêu của bài học để có thể thiết kế một hoạt động phù hợp. Giáo viên có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong giảng dạy: đặt và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp,... Với môn nền là Nguyên lý kế toán giáo viên có thể nâng cao, phát triển kiến thức cho sinh viên trên nền tảng sẵn có. Giảng cho học sinh các lớp trung cấp với phương châm “cầm tay chỉ việc”. Hướng dẫn cho sinh viên làm ra được kết quả là chính chứ không đi sâu vào giải thích cơ sở lý luận. 3
- Quá trình giảng dạy tại lớp học được trang bị các trang thiết bị dạy học hiện đại hỗ trợ cho việc giảng dạy như máy tính, máy chiếu, micro,… 2.1.2 Khó khăn Với khối lượng kiến thức tương đối lớn (gồm 4 chương nghiên cứu phương pháp kế toán của gần 40 tài khoản) được thực hiện trong khoảng thời gian ít ỏi (45 tiết) thì giáo viên rất thiếu thời gian để “truyền thụ” kiến thức cho học sinh. Bộ môn đòi hỏi phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước nhưng quy định lại thường xuyên thay đổi, đặt ra yêu cầu phải thường xuyên cập nhật các quy định và tìm hiểu những thực tế phát sinh đa dạng tại doanh nghiệp. Bài giảng phải luôn được cập nhật theo những quy định mới nhất, giáo viên phải thực sự đầu tư rất nhiều thời gian để theo sát, hướng dẫn học sinh trong khi trên thực tế khối lượng công việc của các giáo viên thường rất lớn. Lý thuyết của môn Kế toán tài chính 1 có những phần rất trừu tượng đòi hỏi người dạy phải khéo léo hướng dẫn các em tiếp cận bằng các vấn đề xảy ra của thực tế chứ không phải là các vấn đề chung chung của học phần. Số lượng học sinh trong một lớp còn khá đông như hiện nay (gần 100hs), giáo viên gặp khó khăn trong việc tổ chức lớp học. Khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức mới khi học sinh bị mất căn bản ở môn nền. 2.1.3 Nguyên nhân Giáo viên chưa có những bước cụ thể và hợp lý khi lên lớp, trong khi học phần chuyên ngành có quá nhiều kiến thức để truyền đạt và kiến thức nào cũng quan trọng. Tình huống không đủ giờ để giảng thường xảy ra do giáo viên giảng quá kỹ. 4
- Lớp học quá đông, giáo viên dễ bị “loãng” trong khâu tổ chức và quản lý lớp học. 2.2 Một số vấn đề thực tiễn về việc học bộ môn Kế toán tài chính 1 Mục tiêu của học phần là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản mang tính lý luận về phương pháp kế toán các phần hành về: kế toán vốn bằng tiền, kế toán nguyên vật liệu, kế toán tài sản cố định,.. từ đó người học có thể vận dụng một cách thành thạo vào công tác kế toán tại tại các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, nhiều học sinh vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này trong quá trình học tập của mình. 2.2.1 Thuận lợi Tài liệu tham khảo đa dạng, dễ tìm, dễ cập nhật với các nguồn: giáo viên cung cấp, mượn thêm trên thư viện hay tìm thêm trên mạng internet,... Học sinh dễ dàng liên lạc, trao đổi thắc mắc với giáo viên thông qua địa chỉ email, điện thoại nhà riêng, di động. Việc tham gia đầy đủ lớp học giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, nâng cao chất lượng học tập, tránh trình trạng cuối kỳ tập trung ôn tập thi một lần và có tính quyết định. Hầu như các môn học được thiết kế có xu hướng liên kết với nhau, môn học này bổ trợ hay là tiền đề để bắt đầu cho môn học kế tiếp. 2.2.2 Khó khăn Đối với phần kiến thức mới, học sinh khó có thể tự nghiên cứu mà đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của giáo viên. Phần lớn học sinh chưa được cọ xát với thực tiễn nên khả năng giải quyết tình huống trong học tập chưa cao. Nguồn tài liệu tham khảo đa dạng, phong phú đòi hỏi người học phải có sự chọn lọc, phải xác định đâu là tài liệu chính làm nền tảng kiến thức của học phần. 5
- Với các lớp đông, sẽ rất khó để mọi người đều có cơ hội phát biểu hoặc tham gia đầy đủ các hoạt động học tập. 2.2.3 Nguyên nhân Một nguyên nhân đó là năm học đầu tiên của khóa học một bộ phận không nhỏ học sinh chưa xác định thái độ học tập đúng mức nên việc học các môn học cơ sở không đạt yêu cầu dẫn đến các môn học chuyên ngành sau này các em theo học rất khó khăn. Bên cạnh đó, đặc thù của học sinh những lớp này đó là tính tự giác trong học tập không cao. Học sinh chưa có được một phương pháp học tập hiệu quả, chưa có sự sắp xếp thời gian học tập hợp lý, chưa tập trung nghe giảng và tích cực tham gia vào tiến trình dạy học của giáo viên. Người học chưa sử dụng hết quỹ thời gian mình có hoặc có sử dụng thì vào những mục đích khác chứ không phải cho mục đích tự học để nâng cao và tích lũy kiến thức. Với môn học này cần thiết phải học cả quá trình chú không thể để đến thi mới học nhưng đa phần học sinh có thái độ thờ ơ, đợi “nước đến chân mới nhảy” dẫn đến kết quả học tập không tốt. Kỹ năng tự nghiên cứu, làm việc nhóm, báo cáo – thuyết trình của học sinh vẫn còn hạn chế nên có phần ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả. 6
- CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 3.1 Bài học kinh nghiệm Với đặc điểm riêng của từng học phần và đặc điểm riêng của từng lớp được giảng dạy, mỗi giáo viên phải tự lựa chọn và tổ chức cho mình những phương pháp giảng dạy phù hợp trên cơ sở ưu tiên đảm bảo yêu cầu sinh viên phải nắm vững kiến thức cơ bản của học phần và tạo cơ hội cho học sinh liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, phát huy tinh thần học chủ động của học sinh. Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học, chúng ta nên xem xét lại 4 yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất là công tác tổ chức giảng dạy, chuẩn bị chương trình: cần chuẩn bị lại chương trình giảng dạy phù hợp. Thứ hai là viết lại và chỉnh sửa giáo trình, bài giảng cho phù hợp: phải viết thật chi tiết, bổ sung thêm nhiều tài liệu bổ trợ cho môn học. Thứ ba là soạn và công bố đề cương chi tiết: phải soạn riêng đề cương chi tiết, tóm tắt kiến thức và nhấn mạnh những phần bắt buộc và phần tự nghiên cứu trong giáo trình. 7
- Thứ tư là giáo viên tư vấn, giải đáp thắc mắc cho học sinh: làm việc trực tiếp qua địa chỉ email và điện thoại để trao đổi những thắc mắc về môn học. 3.2 Một số giải pháp kiến nghị Đối với giảng viên. Để nâng cao chất lượng dạy học, giáo viên cần chú ý các vấn đề sau: Chuẩn bị bài giảng: chuẩn bị powerpoint bài giảng theo nội dung đề cương chi tiết. Nội dung soạn bài nên có tính gợi mở, nhấn mạnh những vấn đề quan trọng, lấy các ví dụ trong các giáo trình để minh họa cho slide bài giảng của mình. Bố trí thời lượng giảng: định ra thời lượng giảng phù hợp cho từng nội dung và thực hiện đúng khi giảng là điều cần nên làm, tránh dồn nhiều nội dung vào cuối chương trình giảng do cháy giáo án. Phương pháp trình bày: tùy thuộc vào từng nội dung bài học mà cách trình bày có thể khác nhau, vào nội dung bài giảng một cách trực tiếp, hoặc vào bài giảng một cách gián tiếp thông qua một tình huống nào đó. Giải bài tập và ra bài tập: cho bài tập cá nhân, bài tập lớn cho nhóm làm tại nhà rồi chấm hoặc giáo viên sửa bài tập vào đầu giờ mỗi buổi giảng tiếp theo. Kiểm tra: giáo viên phải kiểm tra thường xuyên để đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh, đồng thời gián tiếp điểm danh các em, điều này đặt người học vào trạng thái luôn luôn học tập, giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức,nâng cao chất lượng học tập. Đối với học sinh. 8
- Trước giờ học: học sinh cần tìm hiểu trước bài học theo gợi ý của một hệ thống các câu hỏi và bài tập giáo viên cho trước. Thông qua hoạt động này, người học tự tìm đến và lĩnh hội kiến thức mà không thông qua sự áp đặt nhận thức trong bài giảng của giáo viên. Trong giờ học: giờ học trên lớp rất quan trọng và hữu ích để người học có thể tiếp thu bài học một cách nhanh nhất. Trong quá trình nghe giảng cần ghi chú nhanh những phần quan trọng, những kiến thức mở rộng mà giáo viên cung cấp thêm. Thông qua các tình huống thực tế giáo viên đặt ra, học sinh tham gia giải quyết, điều này sẽ giúp cho các em dễ dàng tiếp cận kiến thức mới.Sự nghiên cứu tài liệu ở nhà sẽ giúp cho học sinh có những kiến thức nhất định để bày tỏ ý kiến cá nhân của mình khi tham gia vào quá trình học tập trên lớp. Sau giờ học: phải đầu tư thời gian cho việc học, học sinh phải biết sắp xếp thời gian học một cách hợp lý và hiệu quả. Lựa chọn bài tập và làm bài bài tập theo từng cấp độ từ dễ đến khó, từ cơ bàn đến nâng cao, không được đốt cháy giai đoạn. Tự xem lại mình đã làm được những gì sau những bài tập, mỗi bài kiểm tra, bài thi,.. phải điểm lại những vấn đề mình đã làm được và những vấn đề còn vấp để tìm hướng cải thiện. Đối với nhà trường Phân bổ lượng học sinh trong một lớp nên giới hạn khoảng 50 – 60 học sinh để nâng cao chất lượng việc phân nhóm, làm việc nhóm của học sinh và việc quản lý đánh giá của giáo viên. Phân công khối lượng lớp một giáo viên đảm nhận trong đợt dạy không nên quá nhiều, đủ để có thời gian đảm bảo tốt cho việc hướng dẫn và đánh giá kịp thời – sát sao đối với các hoạt động đã tổ chức cho học sinh. 9
- KẾT LUẬN Từ thực tiễn hoạt động dạy và học bộ môn Kế toán tài chính 1 trong các trường trung cấp nghề, có thể thấy được những mặt thuận lợi cũng như khó khăn của việc truyền đạt kiến thức chuyên ngành. Qua đó cũng thấy được vai trò chủ đạo của người thầy trong quá trình này. Đòi hỏi giáo viên phải có trình độ cao hơn nhiều về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp. Sự cố gắng của người dạy trong quá trình đi tìm một phương pháp giảng dạy phù hợp là điều mà bản thân mỗi giáo viên nên làm để tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối đa. Tuy nhiên muốn học sinh được các doanh nghiệp tuyển dụng thì bản thân một giáo viên sẽ không làm được mà cần sự phối hợp của nhiều phòng ban/ khoa trong trường và cố gắng của tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường cùng với sự nỗ lực của chính bản thân người học./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Xuân Ban Một số kinh nghiệm giảng dạy các môn học chuyên ngành cho các lớp hệ trung cấp ngành kế toán. 10
- 2. Phạm Thị Nhung Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy học phần “Kế toán tài chính 1”. 3. Trương Thị Thanh Loan, Trần Thị Ý Nga Một số phương pháp để học tốt các môn chuyên ngành kế toán. 4. Võ Thị Thùy Trang Báo cáo tham luận “Phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá” 5. www.tailieu.vn 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống tại nhà hàng của khách sạn Kim Đô Royal City. Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tai nhà hàng của khách sạn.
74 p | 1698 | 444
-
Tiểu luận: chiến lược phát triển cho ngành Logistics Việt Nam đến năm 2010
30 p | 365 | 153
-
Đề tài "Phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi dân gian"
75 p | 755 | 135
-
Đề tài: Thuế bảo vệ môi trường. kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam
107 p | 266 | 89
-
Đề tài "Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi "
11 p | 225 | 71
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý văn thư, lưu trữ tại Trường Mầm non
17 p | 360 | 57
-
Đề tài: Phân tích quan điểm của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế từ 1986 đến nay. Trình bày suy nghĩ của nhóm về một số vấn đề xã hội nổi bật trong giới trẻ ngày nay
36 p | 324 | 40
-
Nghiên cứu một số nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh nữ tại bệnh viện phụ sản trung ương
70 p | 134 | 33
-
Đề Tài: CÁCH ĐỌC TÊN LATIN
10 p | 237 | 33
-
Đề tài: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa và thị trường Hà Nội của Công ty Dệt kim Đông Xuân
22 p | 110 | 33
-
Đề tài "TỪ QUAN NIỆM CỦA C.MÁC VỀ “XÓA BỎ CHẾ ĐỘ TƯ HỮU” SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY"
11 p | 227 | 31
-
ĐỀ TÀI " Một số suy nghĩ về ngành công nghiệp phân bón "
30 p | 140 | 30
-
TIỂU LUẬN: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần phát triển phát thanh truyền hình
62 p | 127 | 26
-
Báo cáo khoa học: "Một vài suy nghĩ về xây dựng và kinh doanh một số dịch vụ hạ tầng phục vụ th-ơng mại điện tử (TMĐT) ở Tập đoàn BCVT Việt nam (VNPT) trong giai đoạn hội nhập quốc tế"
10 p | 75 | 17
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học sinh viên: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
52 p | 52 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina trong xu thế hội nhập quốc tế
136 p | 43 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số tính chất về nghiệm của hệ phương trình Navier - Stokes không thuần nhất trong Rn
39 p | 17 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn