intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác trong giải toán có lời văn ở lớp 5

Chia sẻ: Nguyen Van Lanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

207
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, một yêu cầu khách quan và bức thiết. Điều đó ai cũng hiểu, song giáo dục như thế nào? Con đường tiến hành ra sao, mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài "Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác trong giải toán có lời văn ở lớp 5" để nắm bắt thông tin chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác trong giải toán có lời văn ở lớp 5

  1. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành MỤC LỤC I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI .................................................................................Trang 3 II/ GIỚI THIỆU.........................................................................................Trang 5 1/ Hiện trạng..................................................................................Trang 5 2/ Giải pháp thay thế.....................................................................Trang 7 3/ Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu..............................Trang 9 III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...................................................Trang 10 1/ Khách thể nghiên cứu..............................................................Trang 10 2/ Thiết kế nghiên cứu................................................................Trang 10 3/ Quy trình nghiên cứu................................................................Trang 11 4/ Đo lường và thu thập dữ liệu..................................................Trang 13 IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ.......................Trang 13 1/ Kết quả....................................................................................Trang 13 2/ Phân tích dữ liệu......................................................................Trang 15 3/ Bàn luận...................................................................................Trang 16 V/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................Trang 18 VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................Trang 19 VII/ PHỤ LỤC..........................................................................................Trang 20 1) Kế hoạch bài học môn Toán...................................................Trang 20 2) Đề và đáp án (biểu điểm chấm) kiểm tra Toán.....................Trang 24 3) Thang đo thái độ với môn Toán..............................................Trang 27 4) Bảng điểm...............................................................................Trang 28 1
  2. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành * Danh mục các từ viết tắt trong đề tài: Viết tắt Nội dung viết đầy đủ Ghi chú KNS Kĩ năng sống HS Học sinh GV Giáo viên BT Bài tập PPDH Phương pháp dạy học KT Kiểm tra TKB Thời khóa biểu STP Số thập phân HCN Hình chữ nhật DT Diện tích LTC Luyện tập chung PGD Phòng giáo dục SD Độ lệch chuẩn Xác suất ngẫu nhiên trong phép kiểm chứng  p T­Test  PPCT Phân phối chương trình SGV Sách giáo viên KHSP  Khoa học Sư phạm ĐỀ TÀI “ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG  CHO HỌC SINH THÔNG QUA SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC  THEO NHÓM HỢP TÁC TRONG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 5” I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI: 2
  3. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ­ một yêu cầu khách quan và bức   thiết. Điều đó ai cũng hiểu, song giáo dục như thế nào? Con đường tiến hành  ra sao? Tôi thiết nghĩ các cấp lãnh đạo, các nhà giáo dục cần có cái nhìn khách  quan hơn, thiết thực hơn về vấn đề này. Kĩ năng sống là nền tảng để  hoàn thiện nhân cách con người, là chất  lượng thực sự của ngành giáo dục nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân có thể tồn   tại, phát triển và khẳng định giá trị của mình trong cộng đồng. Đây không chỉ  là mục tiêu, công việc của riêng ngành giáo dục mà đòi hỏi phải có sự chung   tay góp sức của cả  xã hội, cộng đồng. Thông qua nội dung dạy học để  giáo  dục được kĩ năng sống của các em. Điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù   hợp với từng nội dung bài học, từng nhận thức của các em học sinh. Cần giáo  dục để học sinh hiểu con người không thể chỉ hưởng thụ mà đòi hỏi phải có   trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để  trẻ  dần hình thành ý thức   trách nhiệm của mỗi cá nhân. Thông qua nội dung các bài học, rèn luyện cho   học sinh kĩ năng đặt câu hỏi, trình bày, diễn đạt, phân tích và liên hệ rồi tổng  hợp nội dung kiến thức, kĩ năng làm việc độc lập (hoạt động cá nhân) hay kĩ   năng làm việc tập thể (hoạt động nhóm).....Trong đó, kĩ năng làm việc tập thể  cần được đặc biệt quan tâm vì đây là KNS mang tính thời đại, thể hiện cách   làm việc có cơ  chế  phân công hợp tác, tôn trọng quyền, lợi ích của từng cá  nhân và cùng nhau phát triển. Khi tham gia hoạt động nhóm, tất cả  các bạn  học sinh đều được trình bày ý kiến, suy nghĩ của cá nhân, được bảo vệ, tranh  luận dân chủ, được bạn bè lắng nghe và tôn trọng ý kiến.....để  thống nhất  chung một vấn đề. Quá trình này nhằm phát triển tư duy, rèn luyện khả năng  làm việc cao hơn của học sinh. Trường Tiểu học Mỹ  Lợi A cũng như  các trường học khác rất cần   quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh không chỉ ở các   môn như: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử  & Địa lý.....mà môn Toán  3
  4. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành cũng rất cần, qua đó rèn cho các em kĩ năng thực hành giải toán vì môn Toán  cũng gắn liền với thực tế  hàng ngày của các em. Ví dụ  như  các bài về  tính   diện tích, thời gian, vận tốc, quãng đường, phần trăm mua bán.... Thông qua các bài toán giải có lời văn, các em học sinh được rèn kĩ năng  tính toán (+, ­ , x , : ) với các số tự nhiên, số thập phân, phân số..., rèn kĩ năng   giải toán trình bày câu văn trả lời; kĩ năng sống độc lập sáng tạo của mỗi học   sinh. Qua đó phát huy được tính tích cực chủ  động của học sinh. Nhiều giáo  viên tâm huyết cũng đã sử  dụng những phương pháp, hình thức dạy học tích  cực, sử  dụng các phương tiện dạy học có hiệu quả. Giáo viên hướng dẫn   cách khai thác nội dung bài tập, tăng khả năng liên hệ thực tế, tăng khả năng  làm việc theo nhóm độc lập suy nghĩ, sử  dụng những câu văn trong bài giải   cho phù hợp, tăng khả năng giải quyết các tình huống có vấn đề với mục đích   giúp học sinh hiểu bài hơn. Tuy nhiên đối với những nội dung bài tập còn   trừu tượng, đòi hỏi đưa về  các dạng toán điển hình thì người giáo viên vẫn  thường áp đặt cho HS mà chưa cho HS thấy được bản chất của vấn đề, của  dạng toán thì HS sẽ  thụ  động, vận dụng một cách máy móc, chủ  yếu là kĩ   năng thực hiện các phép tính nhiều HS thuộc công thức quy tắc tính nhưng   chưa hiểu sâu bản chất dạng toán; kĩ năng sống của các em chưa được giáo  dục một cách có hệ thống.  Giải pháp của tôi đưa ra là thông qua rèn kĩ năng giải các bài toán có lời   văn để giáo dục kĩ năng sống, với các dạng toán phù hợp với từng đối tượng   để qua đó phân loại và giáo dục các em một cách hợp lý. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương: 2 lớp 5 Trường  Tiểu học Mỹ  Lợi A. Lớp 5/4 là lớp thực nghiệm, lớp 5/5 là lớp đối chứng.  Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế  khi dạy các bài trong   môn Toán 5 ở các tiết 28; 29; 58; 76; 97; 98; 101; 114 theo phân phối chương  trình. 4
  5. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành Kết quả  cho thấy tác động đã có  ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả  học  tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp   đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình  là 8,97. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,25. Kết quả  kiểm   chứng T­Test cho thấy p 
  6. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành    1) Hiện trạng:  Tại trường Tiểu học Mỹ Lợi A, giáo viên khi lên lớp với tiết toán cũng   đã đảm bảo được quy trình tiết dạy, cung cấp kiến thức có hệ  thống, tuy   nhiên việc vận dụng sáng tạo phương pháp trong dạy học của giáo viên vẫn  là một vấn đề  chuyên môn đưa ra để  bàn bạc trao đổi; thường các tiết học  người giáo viên vẫn áp dụng cách truyền thụ kiến thức cho HS làm việc trên  cả lớp, hoạt động cá nhân mà chưa tăng cường dạy học theo nhóm, hoạt động   tìm hiểu thực tế  trong giải toán để  các em cùng nhau được hợp tác trao đổi  giải quyết một vấn đề. Giáo viên vẫn thường hạn chế  trong sử  dụng các  phiếu bài tập để giao nhiệm vụ cho các nhóm hoạt động, sử dụng những câu   hỏi, sơ đồ, mô hình gợi mở để các em học sinh cùng bàn bạc theo nhóm khám  phá, để cùng nhận xét sửa sai cho bạn. GV chủ yếu lên lớp hình thành kiến thức cho HS, thực hành rèn luyện   kĩ năng qua hoạt động cả lớp hoặc cá nhân mỗi HS, qua làm bảng, bảng phụ,   bảng lớp...để  HS được chiếm lĩnh kiến thức thông qua kiến thức GV cung  cấp, tự  thực hành làm các BT. GV cũng đã cố  gắng đưa ra hệ  thống những   câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS tìm hiểu vấn đề. HS tích cực suy nghĩ, trả lời câu   hỏi giáo viên đưa ra, phát hiện giải quyết vấn đề, thực hành rèn kĩ năng giải   toán và thực hành tính. Kết quả là HS cũng đã thuộc bài, biết tính toán nhưng   hiểu chưa sâu sắc, kĩ năng trình bày lý luận chưa cao, kĩ năng vận dụng toán  trong thực tế còn ít. Kĩ năng sống của các em chưa được hình thành cao. Ví dụ  như: kĩ năng độc lập tính, kĩ năng trao đổi, đặt câu hỏi, trình bày diễn đạt,   phân tích trong nhóm, kĩ năng làm việc tập thể, kĩ năng vận dụng vào thực tế  cuộc sống hàng ngày....Qua đó, thấy được hoạt động dạy học chưa gắn chặt   với hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống. Kĩ năng trình bày   diễn đạt giải toán có lời văn của các em còn hạn chế. Ví dụ như: BT yêu cầu:   Tính diện tích của thửa ruộng hình thang đó? Khi làm bài nhiều HS thường   6
  7. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành trả  lời “Diện tích hình thang là….” . Hoặc BT2/76 một số  HS trả lời “  Hết   năm thôn Hòa An đã thực hiện được số phần trăm và vượt kế hoạch cả năm   là” mà không tách ra thành 2 câu trả  lời nên dẫn đến sai. Một số  HS thì kĩ  năng vận dụng các phép tính còn lúng túng, chậm chạp, sai khi thực hành bài  giải. Để  thay đổi được hiện trạng trên, đề  tài nghiên cứu này đã sử  dụng  Phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác với mảng kiến thức về giải các bài  toán có lời văn để  bổ  sung kết hợp cùng các hình thức, PPDH khác như  cá   nhân, cả  lớp, PP phát hiện và giải quyết vấn đề, PP kiến tạo....để  mang lại  hiệu quả trong quá trình dạy học và giáo dục HS. Quan sát quá trình học tập của HS trong lớp tôi nhận thấy: Đối tượng   trong lớp thường bao gồm những HS có khả  năng học tập khác nhau. Giáo  viên không thể hỗ trợ mọi HS trong cùng một lúc. Mặt khác hầu hết các em   rất phụ thuộc vào GV. Nếu các em không được quan tâm, chú ý thì thường ỷ  lại khi thực hiện nhiệm vụ, không cố  gắng để  giải quyết vấn đề. Học sinh  tỏ ra chán nản, mệt mỏi, thiếu tập trung, không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.   Do đó, các em thường đạt kết quả thấp trong các bài KT, cuối cùng là mất đi  hứng thú đối với môn học.   2) Giải pháp thay thế:  Trong mỗi tiết học, GV thay đổi cách truyền đạt kiến thức, cho các em  hoạt động nhóm dưới sự  tác động trực tiếp của GV là hoàn thành các phiếu   bài tập, tình huống, bài tập có vấn đề  trong nội dung giải toán có lời văn để  các em hợp tác theo nhóm cùng tháo gỡ, giúp nhau trong việc đưa ra bài giải.  Có thể cho các em hoạt động nhóm cùng thực hành trong thực tế  về  kĩ năng  giải toán; kĩ năng đặt câu hỏi cho nhau và cùng nhau giải quyết tìm ra kết   quả. Giải pháp khả  thi mà tôi đã nghiên cứu để  tìm ra cách thu hút HS cùng  7
  8. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành tham gia vào hoạt động và chịu trách nhiệm cho việc học tập của chính mình,   bắt đầu bằng việc liệt kê các cách làm có thể  cải thiện hành vi thực hiện  nhiệm vụ học tập. Trong giải toán nên cho các em vào cùng tham gia hoạt động trao đổi, tự  đặt câu hỏi và trả lời, GV cần hình thành những phiếu BT, tình huống có vấn  đề. Ví dụ như: Phân nhóm cho các em trao đổi tự đặt ra được 1 đề toán và tự  giải (Dạng toán quan hệ tỷ lệ) 5 quyển vở: 22 000 đồng 12 quyển   : ………đồng ?            Hay tự đặt một bài toán giải có phép tính: (34,5 + 21,6) x 2 = 112,2 (m)   hoặc trong dạng giải toán về tỷ số phần trăm, cho các em đặt một đề toán với  bài giải có phép tính  45 : 60 = 0,75 0,75 = 75%. Hoặc đặt bài toán giải theo sơ đồ (dạng toán tìm 2 số khi biết Tổng và  Tỷ số của 2 số):  Số thóc kho 1: 120,5 tạ Số thóc kho 2: Qua những tình huống trên, các em cùng nhau trao đổi tự  ra được bài  toán và tự  giải, trình bày bài giải, hỗ  trợ  cho nhau trong kĩ năng giải toán có  lời văn. Đối với hoạt động theo nhóm HS được hỗ  trợ  lẫn nhau, mỗi HS được  phân theo cặp với một bạn khác, trong nhóm không phân loại đối tượng, các  em được cùng nhau tháo gỡ, học tập lẫn nhau. Các em học tập tốt hơn sẽ  8
  9. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành đóng vai người hỗ trợ, có nhiệm vụ giải thích và đặt câu hỏi cho bạn nhận hỗ  trợ và đưa ra phản hồi trong thời điểm thích hợp. Đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều giáo viên nghiên cứu quan tâm đến  việc sử dụng PP học sinh hoạt động theo nhóm hợp tác nhưng chủ yếu ở các  môn khác như Lịch sử ­ Địa lý, Khoa học, đạo đức....còn môn toán thì ít.   3) Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu:     * Vấn đề nghiên cứu: Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu cụ  thể  hơn và đánh giá được   hiệu quả  hơn việc đổi mới PPDH thông qua sử  dụng PP dạy học nhóm, hỗ  trợ  cho mình khi dạy loại kiến thức trừu tượng như các bài toán giải có lời   văn, những bài toán luôn gắn liền trong thực tế. Thông qua cách đó HS tự  mình khám phá ra kiến thức cho mình, tự mình có thể đưa ra được các BT để  các bạn trong nhóm cùng trao đổi, thực hành. Từ đó truyền cho các em lòng tin  vào toán học, say mê tìm tòi, khám phá,  ứng dụng vào trong đời sống hàng   ngày về tính toán. Trong nghiên cứu này, tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: 9
  10. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành   ­ Việc sử dụng PPDH theo nhóm trong các bài toán giải có lời văn có  nâng cao được giáo dục kĩ năng sống và rèn kĩ năng giải toán có lời văn ở học   sinh lớp 5 không?   ­ Bằng cách nào để HS có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc hình thành  kĩ năng kiến thức toán của các em?   ­ Học sinh có cảm thấy việc hoạt động nhóm có đem lại kết quả tích  cực trong việc nâng cao kĩ năng sống cho các em không?     * Giả thuyết nghiên cứu: Sử  dụng PP dạy học theo nhóm hợp tác trong dạy học các bài toán có  lời văn sẽ nâng cao được giáo dục kĩ năng sống và rèn được kĩ năng giải toán   cho các em học sinh lớp 5  ở Trường Tiểu học Mỹ L ợi A và học sinh sẽ cảm  thấy hoạt động đó đem lại hiệu quả cao trong việc chiếm lĩnh tri thức và hình  thành kĩ năng sống cho các em. II/ PHƯƠNG PHÁP:   1) Khách thể nghiên cứu:   Tôi chọn HS Trường Tiểu học Mỹ  Lợi A vì đây là trường tôi đang  công tác nên có nhiều thuận lợi trong việc vận dụng nội dung giáo dục kĩ  năng sống cho các em HS ở nhiều môn học.  Tôi là người trực tiếp giảng dạy, trường Tiểu học Mỹ Lợi A tổ chức   dạy theo hình thức nhóm môn nên cũng có nhiều thuận lợi trong việc theo sát  HS. Tôi chọn HS ở hai lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy (34 em/1lớp) là lớp 5/4   và lớp 5/5. Về  ý thức học tập của các em: tất cả  các em đều có ý thức học   10
  11. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành tập tốt, đều tích cực hăng say, chủ động trong học tập, tích cực tham gia vào   hoạt động tập thể, hăng hái trao đổi và phát biểu ý kiến.   Về  chất lượng học tập: chất lượng năm học trước thì lớp 5/4: chất   lượng Toán đạt 90­95% khá giỏi; lớp 5/5 chất lượng Toán đạt 70­80% khá  giỏi.   2) Thiết kế nghiên cứu: Chọn 2 lớp nguyên vẹn: Lớp 5/4 là lớp thực nghiệm, lớp 5/5 là lớp đối   chứng. Tôi dùng bài kiểm tra chất lượng học kì 1 làm bài kiểm tra trước tác   động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau  rõ rệt. Do đó, tôi đã dùng phép kiểm chứng T­Test để  kiểm chứng sự  chênh  lệch giữa điểm số TB của 2 nhóm trước khi tác động. Sau khi có bảng kiểm chứng để xác định các nhóm. Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm TBC 6,67 7,02 p 0,120   ­ P > 0,05 nên kết luận sự chênh lệch của 2 nhóm là không có ý nghĩa   => 2 nhóm được coi là tương đương.    ­ Tôi đã sử  dụng thiết kế  2: KT trước và sau tác động đối với các  nhóm tương đương. Thiết kế nghiên cứu: Nhóm KT Tác động KT sau tác động trước tác  11
  12. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành động Dạy học theo nhóm  Thực  O1 hợp tác trong giải toán  O3 nghiệm có lời văn ở lớp 5 Dạy học không theo  Đối chứng O2 O4 nhóm hợp tác   Ở thiết kế này tôi đã sử dụng phép đối chứng T­Test độc lập.   3) Quy trình nghiên cứu:     * Chuẩn bị của giáo viên: Lớp đối chứng: Tôi thiết kế  bài học không sử  dụng theo nhóm hợp  tác, quy trình lên lớp như bình thường. Lớp thực nghiệm: Tôi thiết kế bài học có sử dụng PPDH theo nhóm  hợp tác, đồng thời khai thác, lựa chọn, tìm kiếm thông tin thêm tại website  baigiangdientubachkim.com; flash.violet.vn; tvtlbachkim.com; giaovien.net....và  tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp. Ngay từ đầu năm học, tôi đã giới thiệu về cách HS hỗ trợ hợp tác lẫn  nhau, mỗi tháng đổi chỗ cho các em 1 lần. Hoạt động khảo sát trước tác động  được thực hiện nhằm thu thập thông tin về  nhận thức và hành vi của HS  trong giờ  toán. Sau đó, tôi thực hiện 10­12 giờ  học. Sau mỗi bài học, tôi ghi  lại quan sát của mình để tìm cách cải thiện cho bài sau.     * Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân thủ theo kế hoạch dạy  học của nhà trường và theo TKB để đảm bảo được tính khách quan chính xác  lượng kiến thức cho các  12
  13. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành Bảng: Thời gian tiến hành thực nghiệm. Tiết Thứ, ngày tháng Môn/lớp Tên bài dạy theo PPCT Thứ 4, 26/9/2012 Toán lớp 5 28 Luyện tập Thứ 5, 27/9/2012 Toán lớp 5 29 LTC trang 31 Thứ 4,07/11/2012 Toán lớp 5 58 Nhân 1 STP với 1STP Thứ 2, 03/12/2012 Toán lớp 5 76 Luyện tập Thứ 3, 01/01/2013 Toán lớp 5 97 DT hình tròn Thứ 4, 02/01/2013 Toán lớp 5 98 Luyện tập Thứ 2, 07/01/2013 Toán lớp 5 101 Luyện tập về tính diện tích Thứ 5, 09/02/2013 Toán lớp 5 114 Thể tích hình hộp CN    4) Đo lường và thu thập dữ liệu: Trong quá trình nghiên cứu, trước tác động tôi đã sử dụng bài KT học   kì 1 do PGD Cái Bè ra đề chung cho các trường. Còn bài KT sau tác động tôi   sử  dụng sau khi học kĩ các bài về  diện tích các (phần phụ  lục). Bài KT này  gồm 4 câu trắc nghiệm và 3 bài tự luận là 3 bài toán giải  trong thời gian là 60   phút. Ngoài ra để nghiên cứu về kĩ năng sống của các em, tôi còn xây dựng   bảng kiểm quan sát để thu thập dữ liệu về hành vi kĩ năng cũng như thang đo   thái độ để thu thập.     * Tiến hành KT, chấm, đánh giá, phân tích: 13
  14. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành Sau khi thực hiện dạy xong các bài học, tôi tiến hành KT 1 tiết, dùng   bảng kiểm quan sát, thang đo thái độ để lấy thông tin. Sau đó tiến hành chấm   bài theo đáp án, phân tích và đánh giá chất lượng giáo dục kĩ năng sống của   HS. IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ: 1) Kết quả: Bảng: So sánh điểm trung bình bài KT sau tác động: KT  KT trước KT sau ngôn ngữ tác động tác động Nhóm   thực   nghiệm  7,8 7.02 8.20 (a) Nhóm đối chứng (b) 7,45 6.67 7.23 Giá trị chênh lệch  0,35 0.35 0.97 (c = a – b) Giá trị p 0,562 0.120 0.00010 Có ý nghĩa (p 
  15. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành Tiết học sôi nổi hơn 67,8% 73,5% 66,4% 73% Tinh thần hợp tác cùng 45,5% 54% 44,2% 53,4% Kĩ năng giải toán tốt và trình bày chặt chẽ 68,3% 75,4% 67% 73,6% Tôi thường không lơ mơ hoặc ngủ gật 43,5% 44,7% 42% 44% Trong giờ học thảo luận nhóm tôi thường  75,6% 78% 72,3% 76,7% đặt ra câu hỏi cho bạn. Tôi không tin mình có thể giải toán có lời  34,2% 36,6% 32,1% 35,5% văn thành thạo Giải   toán   có   lời   văn   không   quan   trọng  45,6% 54,6% 44,2% 53,5% lắm. Giải toán có lời văn nên thảo luận nhóm. 64,6% 68,7% 45,5% 54% Bảng: Biểu đồ so sánh điểm trung bình các bài KT trước tác động và sau tác   động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng: 90 80 70 60 50 Nhãm ®èi chøng 5/5 40 Nhãm thùc nghiÖm 5/4 30 20 10 0 Tríc t¸c ®éng Sau t¸c ®éng 15
  16. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành   2) Phân tích dữ liệu:  Trong bảng trên cho ta thấy điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác  động của nhóm thực nghiệm là 8.20 (SD = 0,91) và nhóm đối chứng là 7,23   (SD = 1.01). Thực hiện phép kiểm chứng T­Test độc lập với các kết quả trên   tính được giá trị p = 0,00010). Điều này cho thấy kết quả chênh lệch giữa các   nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết  quả  điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối  chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.  Bảng: Biểu đồ so sánh điểm trung bình các bài KT trước tác động và   sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng: Giả thuyết của đề  tài “Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống   cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác   trong giải toán có lời văn  ở  lớp 5 trường Tiểu Mỹ  Lợi A” đã được kiểm  chứng. Qua bảng kiểm quan sát: nhận thấy việc hoạt động nhóm hợp tác là   một cách làm hiệu quả đảm bảo cho các em tích cực tham gia vào nhiệm vụ  giờ  học. Trong nghiên cứu đo hành vi của học sinh bằng một hệ  thống câu  hỏi và so sánh kết quả  trước và sau tác động bằng tỷ  lệ  % (số  học sinh lựa  chọn câu trả lời “đồng ý” ) để xác định sự tiến bộ của học sinh.   3/ Bàn luận: Với các kết quả thu được ta thấy giá trị  p cả phép kiểm chứng T­Test  độc lập cho thấy chênh lệch giá trị trung bình giữa các bài kiểm tra ngôn ngữ  và bài KT trước tác động của 2 nhóm là 0,120. Điều này coi chênh lệch là  không có ý nghĩa nhưng giá trị  p  cho biết chênh lệch giữa giá trị  trung bình  16
  17. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành của các bài KT sau tác động của 2 nhóm là 0,00010. Có nghĩa là chênh lệch   không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên => coi chênh lệch là có ý nghĩa. Bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm với kết quả = 8,20;   bài kiểm tra tương  ứng của nhóm đối chứng điểm trung bình = 7,23. Độ  chênh lệch của 2 nhóm là 0,97. Qua đó thấy được điểm trung bình của 2 lớp  đối   chứng và thực nghiệm đã khác biệt, lớp được tác động có điểm trung   bình cao hơn. Có thể kết luận tác động đã có kết quả  và giả  thuyết đặt ra là   đúng. Qua bảng thái độ  hành vi với môn học cho thấy, kết quả  tác động  được thể hiện ở số % của câu trả lời của HS. Trước tác động số % thấp hơn   kết quả % sau tác động. Sau khi thực hiện hoạt động HS hỗ  trợ  hợp tác lẫn   nhau, nhiều HS đã chú tâm hơn trong giờ  học toán, kĩ năng trình bày bài giải   của các em tốt hơn, các kết quả trong nghiên cứu cho thấy việc HS hỗ trợ lẫn   nhau là 1 hoạt động hữu ích, đảm bảo cho HS thực hiện tốt nhiệm vụ trong   các giờ học toán. Chúng tôi đã quan sát thấy hầu hết các em đã thích được tạo  cơ  hội liên kết và hợp tác với nhau. Hành vi trong lớp học của các em được  cải thiện, các em trở thành những người học tập độc lập hơn. Qua đó kĩ năng  sống của các em được hình thành, các em có được kĩ năng diễn đạt tốt, kĩ   năng trình bày, hoạt động nhóm có hiệu quả.   * Hạn chế: Nghiên cứu này đòi hỏi người GV cần phải có cách vận dụng một  cách linh hoạt PPDH theo nhóm hợp tác trong giờ học toán vì phần BT giải có   lời văn thường là BT để trình bày vở nên thời gian dành cho các em thảo luận   thường là ít. Vì vậy khi vận dụng cần chọn những tiết có từ 2 bài giải có lời  văn trở  lên. Mặt khác trong nghiên cứu GV là người cần phải thường xuyên  17
  18. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành nắm bắt  được tình hình đặc điểm tâm lý của các em trong lớp mình dạy thì  mới có thể  phân nhóm một cách hợp lý phù hợp để  tạo thuận lợi cho việc   giáo dục kĩ năng sống. Các tiết học ngoài lớp nhằm giúp các em áp dụng vào  tính thực tế trong giải toán thường là rất ít. V/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:   1.  Kết luận: 18
  19. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành Có thể nói rằng việc học sinh tham gia nhóm hợp tác đã thu hút được   các em vào hoạt động một cách tích cực và có hiệu quả. Qua đó không chỉ  hình thành ở các em kĩ năng giải toán có lời văn mà còn rèn kĩ năng vận dụng  kiến thức toán vào thực tế. Việc sử dụng PPDH theo nhóm hợp tác trong giải toán có lời văn đối  với HS lớp 5 Trường Tiểu học Mỹ Lợi A đã nâng cao được giáo dục kĩ năng   sống cho học sinh.   2. Khuyến nghị: Đối với các cấp lãnh đạo, BGH nhà trường: Cần nâng cao chất lượng  sinh hoạt chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên về  cơ  sở  vật chất: không  gian phòng học, bàn ghế,… để thuận lợi cho công tác giảng dạy theo phương  pháp nhóm hợp tác. Đối   với   GV:   Phải   không   ngừng   học   tập,   bồi   dưỡng   chuyên   môn  nghiệp vụ  để  hiểu biết về  các PPDH, biết khai thác thông tin trên mạng  internet, biết nắm bắt và tìm hiểu đặc điểm tâm lý của từng em HS. Thường   xuyên vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác không chỉ riêng môn  Toán mà còn  ở  những môn khác để  nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập   cũng như kĩ năng sống cho HS. Với kết quả của đề tài này, tôi mong muốn được quý thầy cô đi trước,   các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ  đóng góp những ý kiến để  bổ  sung   cho đề tài được tốt hơn; đặc biệt đối với GV cấp Tiểu học có thể ứng dụng  đề tài vào việc vận dụng dạy học không chỉ môn toán mà còn ở các môn khác   nhằm tạo hứng thú trong dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng  sống cho HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 19
  20. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng                                    Nguyễn Văn Lành ­ SGK Toán 5, tác giả Đỗ Đình Hoan (chủ biên), NXB Giáo dục 2006. ­ SGV Toán 5, Nhà xuất bản giáo dục. ­ Tạp chí KH giáo dục, Viện chiến lược và chương trình Giáo dục. ­ Giáo dục học, tác giả  Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Hữu Dũng, NXB  giáo dục 2002. ­ Đổi mới PP dạy học  ở  Tiểu học, Dự  án phát triển giáo viên Tiểu  học, NXB Giáo dục 2006. ­ Dạy lớp 5 theo chương trình tiểu học mới, Dự án phát triển giáo viên  Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm 2006. ­ Nghiên cứu KHSP ứng dụng, NXB giáo dục. ­   Mạng   internet:  http://flash.violet.vn;   thuvientailieu.bachkim.com;  thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net; http://baobinhduong.com   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2