Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
lượt xem 91
download
Mục đích của việc thực hiện đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhằm nghiên cứu về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay cũng như những yêu cầu đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Từ đó, đưa ra các giải pháp mang tính định hướng nhằm tăng cương hiệu quả các chính sách của nhà nước trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- TinCanBan.Com – ChoQue24H.Net DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động Việt nam theo ngành kinh tế quốc dân năm 2006 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động Việt nam theo thành phần kinh tế năm 2006 Bảng 2.3: Bảng cơ cấu lực lượng lao động phân chia theo trình độ văn hóa phổ thông và khu vực thành thị nông thôn năm 2006 Bảng 2.4 : Trình độ văn hóa phân theo vùng lãnh thổ Bảng 2.5 : Tỉ lệ biết chữ của phụ nữ Việt nam Bảng 2.6: Thành tựu giáo dục của phụ nữ Việt Nam năm 2006 Bảng 2.7 : Bảng số liệu phân chia trình độ chuyên môn kỹ thuật theo khu vực nông thôn và thành thị Bảng 2.8: Bảng phân chia trình độ CMKT theo vùng Bảng 2.9 :Bảng sô liệu thống kê trình độ CMKT của lực lượng lao động Việt nam phân theo giới tính Bảng 2.10 : Chỉ số phát triển con người Việt Nam trong những năm qua Bảng 2.11 : Chỉ tiêu nhân lực Việt nam 2007 Bảng 3.1:Cơ cấu cầu lao động năm 2020
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Việt nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là sự nghiệp to lớn của toàn Đảng toàn dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Để hoàn thành được sự nghiệp đó đòi hỏi chúng ta phải huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội. Đặc biệt là nguồn lực về con người vì nhân tố con người không những là chủ thể của sản xuất xã hội mà còn là trung tâm của mọi sự phát triển xã hội. Chính vì vai trò to lớn đó nên trong nhiều năm qua Đảng và chính phủ đã luôn coi sự phát triển của nguồn nhân lực là quốc sách hàng đầu, là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến thắng lợi của cả sự nghiệp Với vai trò quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự nghiệp của dân tộc, Trong những năm qua, nước ta đã không ngừng nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và đến nay chúng ta đã thu được nhiều thành công đáng khích lệ về công tác nâng cao sức khỏe, trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, bộ phận nòng cốt sản xuất ra giá trị cho toàn xã hội Tuy nhiên với thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập như vấn đề thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và lạc hậu trong cơ cấu….Nhất là bất cập trong vấn đề chất lượng giáo dục đào tạo. Chính thực trạng trên đặt ra cho chúng ta bài toán nguồn nhân lực vẫn chưa có lời giải trong nhiều năm qua Hơn nữa, Việt nam đang trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, tạo ra cho chúng ta nhiều cơ hội thực sự để phát triển nhanh nền kinh tế. Một trong những lợi thế của chúng ta là việc chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội. Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 2 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chính việc tận dụng lợi thế của nước đi sau là một trong những điều kiện cho phép chúng ta công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo kiểu “rút ngắn”. Để thực hiện tốt việc này thì yêu cầu tất yếu đặt ra là chúng ta phải có một đội ngũ công nhân, quản lý đủ năng lực để có thể làm chủ được khoa học công nghệ áp dụng trong quản lý cũng như sản xuất. Trước yêu cầu thực tế đặt ra như vậy thì rõ ràng hơn lúc nào hết, yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đang là yêu cầu cầu bức thiết mà nếu chúng ta không có chiến lược phù hợp và kịp thời để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thành công của cả sự nghiệp Qua thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt nam hiện nay và những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra, chúng ta cũng có thể nhận thấy công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò vừa là chìa khóa cần thiết nhất, lại vừa là yếu tố mang tính đột phá trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. Nhận thức được vị trí quan trọng này nên em đã chọn đề tài : “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Qua bài nghiên cứu của mình em muốn nghiên cứu tìm hiểu thêm về vai trò vị trí của nhân tố con người trong công cuộc phát triển đất nước cũng như đưa ra được một số giải pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiêp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2. Mục đích của đề tài : Đóng góp một phần nhỏ vào những lý luận về bản chất công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Việt nam hiện nay, cũng như Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 3 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp những lý luận về nguồn nhân lực, chủ thể và cũng là mục tiêu của mọi quá trình sản xuất xã hội Nghiên cữu rõ hơn về thực trạng nguồn nhân lực Việt nam hiện nay cũng như những yêu cầu đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực phục vu cho sự nghiệp CNHHĐH đất nước Kiến nghị, đưa ra các giải pháp mang tính định hướng nhằm tăng cương hiệu quả các chính sách của nhà nước trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề chất lượng nguồn nhân lực ở việt nam hiện nay(bộ phận dân số trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động). Về mặt lý luận, chất lượng nguồn nhân lực là tổng hòa của ba yếu tố: thể lực, trí lực và phẩm chất của người lao động. Tuy nhiên với hạn chế về thông tin, thời gian cũng như trình độ nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sâu hơn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng về mặt thể lực và trí lực 4. Phương pháp nhiên cứu : Sử dụng phương pháp: phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật. Số liệu được sử dụng trong đề tài là những số liệu do bản thân thu thập, tìm kiếm từ các nguồn thông tin tại cơ quan thực tập (Bộ Kế hoạch Đầu tư), các số liệu từ các Cục, các ngành hữu quan (Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội…) cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng 5. Bố cục của đề tài gồm ba chương: Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 4 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương 1: Nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực nước ta hiện nay Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt nam trong thời gian tới Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 5 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1: NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 1.1. KHÁI NIỆM, CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ 1560, nữ từ 15 đến 55 tuổi) và có khả năng lao động. Nguồn nhân lực bao gồm cả những người đang tham gia lao động hoặc sẽ tham gia hoạt động kinh tế xã hội. Như vậy ở đây bao gồm cả những người đang tham gia lao động hoặc đang trong quá trình học tập, tìm kiếm việc làm…. Theo một cách tiếp cận rộng hơn thì nguồn nhân lực có thể hiểu là nguồn lực con người, là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, nó là một bộ phận của dân số có vai trò tạo ra giá trị vật chất, văn hóa, dịch vụ cho xã hội. Như vậy nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động không kể đến trạng thái là họ đang có hoặc không tham gia hoạt động kinh tế xã hội Còn theo định nghĩa về nguồn nhân lực của Liên Hiệp Quốc: Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức của toàn bộ cuộc sống con người thực hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng Như vậy theo cách hiểu định nghĩa của Việt nam có khác so với cách định nghĩa của Liên Hợp Quốc. Chúng ta quy định nguồn nhân lực giới hạn bởi độ tuổi còn theo cách định nghĩa của Liên Hợp Quốc là cách tiếp cận không quy định theo độ tuổi 1.1.2. Các thành phần cấu thành nguồn nhân lực Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 6 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.2.1. Lao động đang tham gia hoạt động kinh tế Nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có công ăn việc làm , đang hoạt động trong các ngành kinh tế văn hoá xã hội . 1.1.2.2. Nguồn nhân lực dự trữ Nguồn nhân lực dự trữ là những người nằm trong độ tuổi lao động nhưng vì lý do nào đó chưa tham gia hoạt động kinh tế. Số người này đóng vai trò của một nguồn dự trữ về nhân lực cho xã hội. Bao gồm : Những người làm công việc nội trợ gia đình, Những người đang tham gia học tập bao gồm những người trong độ tuổi lao động nhưng đang trong thời gian học tập tại các trường phổ thông, Đại học, Cao đẳng, các trường Trung học chuyên nghiệp và những người đang trong thời gian tham gia học nghề, Những người đang trong thời gian hoàn thành nghĩa vụ quân sự Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp (có nghề hoặc không có nghề) đang trong quá trình tìm việc làm. 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp, bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, đạo đức và phẩm chất. Nó thể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội. Các chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi hiện nay Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 7 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm chỉ tiêu về sức khoẻ, giáo dục, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật và chỉ tiêu tổng hợp HDI 1.1.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ: “ Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật hay thương tật gì” (hiến chương của tổ chức y tế thế giới ). Như vậy, sức khỏe là chỉ tiêu tổng hợp chỉ trạng thái thoải mái về thể chất và tinh thấn của con người. Nói đến sức khỏe không chỉ nói về vấn đê thể lực thể trạng của con người như sức dẻo dai, thể trạng về bệnh tật…mà sức khỏe ở đây bao gồm cả những yếu tố về tinh thần, tâm lý của con người. mức độ thoải mái của con người về hoàn cảnh sống, môi trường lao động và môi trường xã hội. Các yếu tố cấu thành sức khỏe có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tâm lý và tinh thần con người tác động đến thể chất con người và ngược lại. Sức khỏe nguồn nhân lực có tác động rất lớn đến năng suất lao động của cá nhân đó khi tham gia hoạt động kinh tế cũng như chưa tham gia hoạt động kinh tế, trong học tập cũng như trong các công việc nội trợ của bộ phận không tham gia hoạt động kinh tế, sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu, khă năng sáng tạo trong công việc và trong học tập Theo Bộ Y tế nước ta quy định sức khỏe có 3 loại Sức khỏe loại A :Thể lực tốt, không mang bệnh tật gì Sức khỏe loại B: Trung bình Loại C : Là loại có thể lực yếu, không có khẳ năng lao động Tuy nhiên theo khái niệm nguồn nhân lực của chúng ta thì nhóm sức khỏe yếu và không có khẳ năng lao động không thuộc bộ phận của nguồn nhân lực Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 8 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Để đánh giá sức khỏe nước ta hiện nay sử dụng các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu thể lực chung: Đánh giá đơn thuần về thể lực con người như chiều cao, cân nặng, sức bền của con người - Chỉ tiêu thị lực : Chia theo thang điểm 10, qua đó đánh giá về khả năng nhìn của con người trên mức điểm quy định - Chỉ tiêu tai mũi họng: Đánh giá khả năng nghe rõ, các loại bệnh tật về tai, mũi, họng - Chỉ tiêu đánh giá sức khỏe răng, hàm, mặt - Chỉ tiêu Nội khoa - Ngoại khoa - Thần kinh tâm thần - Da liễu 1.1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hoá: Trình độ văn hóa của con người là sự hiểu biết của người đó đối với những kiến thức phổ thông. Trình độ văn hoá là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống. Trình độ văn hoá được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân Nói đến trình độ văn hóa của nguồn nhân lực, tức là nói đến trình độ hiểu biết của người trong độ tuổi lao động về các kiến thức phổ thông về tự nhiên. Xét về khía cạnh nào đấy, trình độ văn hóa thể hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hóa nguồn nhân lực gồm các chỉ tiêu định lượng về trình độ văn hóa trung bình của bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Bao gồm các chỉ tiêu sau: - Số người trong độ tuổi lao động biết chữ và chưa biết chữ Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 9 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Số năm đi học trung bình dân số từ 15 tuổi trở lên - Số người trong độ tuổi lao động có trình độ tiểu học - Số người trong độ tuổi lao động có trung học cơ sở - Số người trong độ tuổi lao động có trình độ phổ thông - Số người trong độ tuổi lao động có trình độ Đại học và trên Đại học Như vậy, trình độ văn hóa của người lao động là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Nó là cơ sở kiến thức đầu tiên để người lao động có khẳ năng nắm bắt được những kiến thức chuyên môn kỹ thuật phục vu trong quá trình lao động sau này. Nâng cao trình độ văn hóa có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của cả quốc gia 1.1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật: Trình độ chuyên môn : Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết và khả năng thực hành về chuyên môn nào đó. Trình độ chuyên môn của người lao động thể hiện quá trình được đào tạo bởi hệ thống giáo dục đại học cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Người có trình độ chuyên môn là người có khả năng chỉ đạo quản lý trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định nào đó. Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực: - Tỷ lệ cán bộ không qua đào tạo - Tỷ lệ cán bộ Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học - Tỷ lệ cán bộ trên Đại học Cũng như trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật của người lao động thể hiện hiệu quả làm việc của người lao động. Riêng trình độ kỹ thuật của người lao động được dùng để chỉ trình độ của bộ phận lao động được đào tạo từ các trường kỹ thuật, các kiến thức được trang bị Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 10 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp riêng về lĩnh vực kỹ thuật nhất định, vì thế đặc trưng chỉ tiêu phản ánh của trình độ kỹ thuật của người lao động được sử dụng nhiều nhất chính là chỉ tiêu “bậc thợ”. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu thể hiện về số lượng trung bình những người công tác riêng về lĩnh vực kỹ thuật như sau: - Số lượng người lao động có qua đào tạo kỹ thuật và số lượng người lao động phổ thông - Số người có bằng kỹ thuật và không có bằng kỹ thuật - Trình độ tay nghề theo bậc thợ Trong thực tế người ta thường gộp chung các chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn và trình độ kỹ thuật của người lao động lại thành trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) để đánh giá kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm đảm đương chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Qua đó các chỉ tiêu đánh giá tổng thể về trình độ CMKT thông dụng là: Thứ nhất: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái quát về trình độ CMKT của quốc gia, của các vùng lãnh thổ. Phương pháp tính : % số lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc. llv tlvđt = đt x 100 llv tlvđt: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng lao động đang làm việc. llvđt: số lao động đang làm việc đã qua đào tạo. Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 11 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp llv: số lao động đang làm việc. thứ hai, tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo được tính toán cho quốc gia, vùng, ngành kinh tế dùng để xem cơ cấu này có cân đối với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế ở từng giai đoạn phát triển. là % số lao động có trình độ cmkt theo bậc đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc: llvđt tlvđtij = ij x 100 llvj tlvđtij: tỷ lệ lđ đã qua đào tạo bậc i so với tổng lao động đang làm việc ở vùng j. llvđt: số lao động đang làm việc đã qua đào tạo. llv: số lao động đang làm việc. i : chỉ số các cấp được đào tạo. j: chỉ số vùng. llvđtij: số lao động đang làm việc đã đào tạo bậc i ở vùng j. Trong thực tế, không phải tất cả các chỉ tiêu này đều có đủ cơ sở số liệu thống kê để tính toán. có những chỉ tiêu chỉ qua tổng điều tra mới có. Đây là một hạn chế của công tác thống kê nguồn nhân lực. Để công tác thống kê, quản lý nguồn nhân lực có chất lượng cần sớm ban hành chính thức hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. 1.1.3.4. Sử dụng chỉ tiêu HDI: Hiện nay thế giới dùng chỉ tiêu HDI ( Human Development Index) để đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia trên ba phương diện là mức độ phát triển kinh tế, giáo dục và y tế. Theo giáo trình kinh tế phát triển ta có HDI được xác định bởi ba chỉ tiêu sau: Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 12 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GDP thực tế bình quân đầu người - Kiến thức ( tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục ) - Tuổi thọ bình quân: Tuy chỉ tiêu HDI không phải là chỉ tiêu phản ánh riêng chất lượng của nguồn nhân lực một quốc gia. Song đây là chỉ tiêu quan trọng được sử dụng rộng rãi trên thế giới để đo chất lượng con người nói chung, ưu điểm của chỉ tiêu HDI là thuận lợi trong việc so sánh quốc tế. Qua đó một phần phản ánh chất lượng nguồn nhân lực 1.1.3.5. Yếu tố về tinh thần, ý chí, phẩm chất đạo đức của nguồn nhân lực Ngoài các chỉ tiêu chúng ta có thể định lượng như trên thì vấn đề tinh thần, ý chí và phẩm chất đạo đức cũng là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng một con người mà cụ thể là người lao động. Tuy nhiên đây là những chỉ tiêu định tính chỉ dùng trong việc sử dụng, đánh giá sức mạnh bên trong con người. Tinh thần làm việc, phong cách làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc đặc biệt là phong cách làm việc. Một thực tế hiện nay là những người có trình độ hiểu biết cao trường đi kèm với tinh thần làm việc rất nghiêm túc, phong cách chuyên nghiệp, biết quý trọng thời gian và chấp hành tốt kỷ luật tập thể. Ngược lại những người kém hiểu biết thì lại chây ỳ trong công việc, làm việc không nghiêm túc và hay vi phạm nội quy lao động. Chính vì thế những chỉ tiêu định tính trên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng người lao động trên phương diện ý thức của người lao động đối với công việc. Ngoài ra các yếu tố về truyền thống dân tộc bảo vệ tổ quốc, truyền thống văn hóa của dân tộc cũng là những phương diện giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về chất lượng nguồn lực con người Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 13 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.4. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 1.1.4.1. Biến đổi kinh tế xã hội: Chất lượng nguồn nhân lực bị chi phối nhiểu bởi các nhân tố kinh tế xã hội, tăng trưởng là nhân tố quan trọng tác động trên nhiều phương diện. Trước hết nó trực tiếp cải thiện đời sống của người dân. Qua tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống mà trước hết là chất lượng dinh dưỡng được nâng cao hơn, người dân được hưởng tốt hơn các dịch vụ giáo dục cũng như chăm sóc sức khỏe. Từ việc chất lượng cuộc sống được nâng cao, các dịch vụ chăm sóc được quan tâm hơn làm cho con người không những được cải thiện hơn về tình hình sức khỏe và còn nâng cao được trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của mình. Qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần vào công cuộc phát triển con người. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế còn làm tăng tiết kiệm, tăng đầu tư trong nước, qua đó tạo ra được nhiều việc làm mới cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm bất bình đẳng xã hội. Tăng trưởng kinh tế không chỉ là “môi trường” mà còn là động lực để thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Yêu cầu của phát triển đặt ra là phải có những con người có thể lực tốt, trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật tốt. chính vì vậy để có thể phát triển nhanh và bền vững thì yêu cầu tất yếu là phải nâng cao chất lượng nhân tố con người, nhân tố quyết định tới quá trình sản xuất xã hội Tuy nhiên các biến đổi xã hội cũng có nhiều mặt tiêu cực của nó, những biến đổi không có lợi đến môi trường sống, môi trường tự nhiên gây ô nhiễm, làm tăng bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động cũng như chất lượng cuộc sống người lao động. Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 14 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.4.2. Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe Như ta đã biết, sức khỏe là vốn quý của mỗi con người. Tình trạng sức khỏe có liên quan trực tiếp tới khả năng lao động cũng như năng suất của người lao động. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người trong đó chế độ dinh dưỡng cũng như sự phát triển của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân giữ vị trí quan trọng. Ngoài thể trạng từ lúc được sinh ra là nền móng ban đầu thì chế độ dinh dưỡng trong suốt quãng đời là nhân tố quyết định đến thể lực. Ăn uống hợp lý, đầy đủ không chỉ giúp con người ta có sức khỏe tốt mà khả năng phòng ngừa bệnh tật cũng được nâng lên. Bên cạnh đó dinh dưỡng đảm bảo là điều kiện không thể thiếu để phát triển trí não, thuận lợi cho học tập cũng như công việc. Qua đây ta cũng có thể thấy được chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng nguồn nhân lực. Và thực tế trên thế giới hiện nay, với bất cứ quốc gia nào đều quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng và xem như là chiến lược trọng điểm của cả quốc gia. Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 15 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đi đôi với chế độ dinh dưỡng, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và người lao động nói riêng cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Sức khỏe tốt là trước hết con người phải có thể trạng tốt, tức là không có bệnh tật gì. Để phòng ngừa được bệnh tật trong khi mỗi chúng ta phải sống trong điều kiện ô nhiễm ngày càng tăng, thiên tai bệnh dịch hoành hành thì việc đảm bảo cho người lao động phòng chống được bệnh tật, phục hồi sức khỏe sau khi chữa trị bệnh là công việc khó khăn. Để làm được điều này thì trước hết công tác chăm sóc sức khỏe người lao động phải được quan tâm. Tăng cường bảo vệ bảo hộ lao động khi tham gia sản xuất, tăng cường công tác khám chữa bệnh cho người lao động và tăng cường chất lượng hệ thống y tế là nhân tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho người dân nói chung và người lao động nói riêng 1.1.4.3. Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo: Giáo dục đào tạo là hoạt động nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cũng như nhân cách đạo đức cho mỗi con người. Xét đến giáo dục đào tạo cũng như chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe ta không chỉ xét đến ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực đơn thuần mà nó còn có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ người dân của một quốc gia. Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật không phải là sản phẩm của một giai đoạn học đơn thuần mà nó là kết quả của cả một quá trình học tập kiến thức, rèn luyện từ khi bắt đầu bước vào ghế nhà trường. Vì vậy giáo dục đào tạo không chỉ đào tạo cho hiện tại mà nó là một nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực con người trong dài hạn. Mức độ phát triển của giáo dục đào tạo góp phần vào tăng trưởng. Dựa vào lý thuyết về tỷ suất lợi nhuận, các nhà nghiên cứu xác định được tỷ suất lợi nhuận hoàn trả của giáo dục sau đầu tư, giáo dục góp Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 16 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp phần vào tăng trưởng kinh tế thông qua cả tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ nâng cao trình độ và quan điểm của họ lẫn tích luỹ kiến thức. vai trò của giáo dục có thể được đánh giá qua tác động của nó đối với năng suất lao động được tính toán bằng so sánh sự khác biệt giữa sản phẩm của một cá nhân làm ra trong cùng một đơn vị thời gian trước và sau khi cá nhân đó được học một khoá đào tạo với chi phí cho khoá đào tạo đó. kết quả này được gọi là tỷ suất lợi nhuận xã hội khi đầu tư vào giáo dục. các nhà nghiên cứu đã chứng minh tỷ suất lợi nhuận của giáo dục rất cao ở những nước có thu nhập vừa và thấp. Mối liên hệ giữa nguồn vốn nhân lực với các nguồn vốn vật chất được thể hiện qua các thuyết tăng trưởng kinh tế, theo đó ta có trữ lượng vốn nhân lực tăng lên làm tăng giá trị lợi tức của máy móc, trữ lượng vốn vật chất tăng lại làm hiệu quả đầu tư vào giáo dục tăng, và đầu tư chung nếu không có sự hỗ trợ của giáo dục chỉ đóng vai trò không lớn đối với tăng trưởng kinh tế Không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật…của người lao động mà việc phát triển giáo dục còn có tác động lan tỏa sang các yếu tố khác nằm trong phạm vi các yếu tố có tác động đến chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển giáo dục đào tạo có tác động tích cực tới chất lượng dinh dưỡng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhờ có hiểu biết, trình độ mà người lao động biết để tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân, bảo vệ mình trong lao động để tránh những tai nạn lao động xảy ra và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp “Không có một nước công nghiệp hóa giàu mạnh nào đạt tăng trưởng có ý nghĩa trước khi hoàn thành phổ cập giáo dục trung học, hơn thế nữa sự thành công của các nước công nghiệp hòa mới như Hàn Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 17 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp quốc, Singapore, Hồng kong, nh ững n ước có GDP tăng nhanh nhất trong những năm thập kỷ 70, đã đạt tỷ lệ biết chữ cao và phổ cập giáo dục trung học trước khi có nền kinh tế của họ”(Báo cáo phát triển nguồn nhân lực của UNDP). Qua đó ta có thể thấy được vị trí tiên phong của phát triển giáo dục đào tạo trong sự nghiệp CNH HĐH đất nước, vai trò đó được thể hiện qua vai trò nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNHHĐH đất nước Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 18 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.4.4. Mức độ phát triển của thị trường lao động: Ngoài yếu tố chất lượng dinh dưỡng cũng như chất lượng giáo dục đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực thì yếu tố môi trường lao động cũng có tác động không nhỏ tới việc tạo điều kiện cho người lao động sau khi đào tạo ra có cơ hội làm việc đúng với thực lực của mình, Tuy một người có sức khỏe tốt, có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn cao nhưng nếu người đó không được làm việc đúng với chuyên môn của mình, đúng với ngành nghề đào tạo của mình thì chất lượng công việc mà anh ta hoàn thành không được như mong muốn. Năng suất lao động trung bình của một đất nước không thể cao nếu trong nền kinh tế tình trạng làm việc trái ngành trái nghề vẫn tồn tại với tỷ lệ lớn. Thị trường lao động tạo ra cho người lao động cơ hội để tìm kiếm việc làm thích hợp, tạo môi trường cho con người ta phát huy hết khả năng trong lao động, phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi người. Vì thế xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực chúng ta phải xét đến vai trò ảnh hưởng của thị trường lao động cũng giống như là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp 1.1.4.5. Các chính sách của nhà nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 19 Lớp: Kế hoạch 46A
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực như chúng ta đã phân tích ở trên thì các chính sách của Đảng và nhà nước cũng có tác động đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình những chiến lược hợp lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc đề ra các chính sách để cụ thể hóa mục tiêu cảu chiến lược quyết định đến việc có thực hiện được mục tiêu đó hay không? Bởi thế chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc nhiều vào các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó quan trọng nhất là các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo, các chính sách về việc làm, thất nghiệp, các chính sách về nâng cao sức khỏe người lao động, an toàn lao động...Qua các chính sách đó Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu về vấn đề phát triển bền vững con người. Nâng cao sức khỏe người lao động, nâng cao trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyăn môn kỹ thuật cũng như tinh thần ý chí người lao động, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu của sự nghiệp CNHHĐH đất nước 1.2. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.2.1. Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Quan niệm về công nghiệp hoáhiện đại hoá: Công nghiệp hóa quá trình là quá trình phát triển công nghiệp và chuyển những đặc tính sản xuất công nghiệp vào trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nói một cách ngắn gọn thì CNHHĐH là quá trình phát triển công nghiệp, sự phát triển đó có ý nghĩa lan tỏa sang các nghành, lĩnh vực khác để cùng thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển. Sinh viên: Nguyễn Huy Thi 20 Lớp: Kế hoạch 46A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương
71 p | 610 | 269
-
Đề tài " Nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh "
29 p | 395 | 170
-
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP Phương Đông Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP Phương Đông
114 p | 304 | 120
-
Đê tài: Nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp xây dựng
27 p | 188 | 45
-
Đề tài: Nâng cao chất lượng và giáo dục đạo đức học sinh bằng việc tích hợp kỹ năng sống vào môn học Giáo dục công dân ở bậc THCS
21 p | 179 | 27
-
Đề tài: Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác trong giải toán có lời văn ở lớp 5
31 p | 206 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty TNHH Bon Apparel Việt Nam
125 p | 51 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội
108 p | 40 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
146 p | 24 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Dịch vụ số Digilife Việt Nam
120 p | 22 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng VMU
110 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định
144 p | 22 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần tư vấn công nghệ NGS
93 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Cường Thịnh
112 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng điều dưỡng viên tại Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam
112 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Nhà khách La Thành - Hà Nội
88 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại Chi cục Thuế huyện Phú Quốc, Kiên Giang
94 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Khánh Duyên
82 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn