ĐỀ TÀI : Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN
lượt xem 48
download
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính rất quan trọng trong nền kinh tế, là hệ thần kinh của nền kinh tế, hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng cũng là hoạt động này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đe doạ hoạt động...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TÀI : Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN
- Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN H ÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ ................................ ................................ .................... 7 1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CƠ BẢN CỦA NHTM .................................................... 7 1.1. Khái niệm NHTM............................................................................................... 7 1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM........................................................................... 8 1.2.1. Hoạt động huy động vốn ................................................................... 8 1.2.1.1. Vốn chủ sở hữu ................................................................................ 8 1.2.1.2. Nguồn tiền gửi ................................................................................. 9 1.2.1.3. Nguồn đi vay................................................................ .................... 9 1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn ................................................................... 11 1.2.3. Hoạt động trung gian ................................ ...................................... 11 2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG M ẠI ..................................... 11 2.1. Đặc trưng hoạt động tín dụng ngân hàng...................................................... 12 2.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng ................................................................. 12 2.2.1. Căn cứ theo hình thức phân cấp tín dụng....................................... 12 2.2.2. Căn cứ theo thời hạn cho vay .......................................................... 13 2.2.3. Căn cứ theo hình thức bảo đảm tín dụng................................ ........ 14 2.2.4. Căn cứ vào phương thức hoàn trả ................................ .................. 15 2.2.5. Căn cứ xuất xứ tín dụng .................................................................. 15 2.3. Vai trò hoạt động tín dụng ngân hàng ........................................................... 15 3. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M ẠI ................................ 17 3.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại........................... 17 3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng.............................................................. 18 3.2.1. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn .............................................................. 18 3.2.2. Tỷ lệ mất vốn.................................................................................... 20 3.2.3. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập ............... 20 Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp 3.2.4. Mức sinh lời vốn tín dụng (MSLVTD) ............................................ 21 3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại ... 21 3.3.1. Yếu tố thuộc về ngân hàng .............................................................. 21 3.3.1.1. Trình độ cán bộ ngân hàng ................................ ............................ 21 3.3.1.2. Chiến lược kinh doanh ................................................................... 22 3.3.1.3. Chính sách tín dụng ....................................................................... 22 3.3.1.4. Quy trình tín dụng ......................................................................... 23 3.3.1.5. Hệ thống thông tin tín dụng ........................................................... 23 3.3.1.6. Hiệu quả công tác huy động vốn .................................................... 24 3.3.1.7. Công tác tổ chức ngân hàng .......................................................... 24 3.3.1.8. Vấn đề kiểm tra, giám sát, thanh tra .............................................. 25 3.3.2. Yếu tố b ên ngoài .............................................................................. 25 3.3.2.1. Khách hàng ................................................................................... 25 3.3.2.2. Yếu tố khác .................................................................................... 27 CHƯƠNG 2.THỰ C TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGCỦA SỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN ............................................................................................ 30 1. KHÁI QUÁT VỀ NHCTVN................................ ................................ ..................... 30 1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 30 1.1.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................. 30 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 30 1.2. Hoạt động cơ bản .............................................................................................. 31 1.2.1. Huy động vốn................................................................................... 31 1.2.2. Hoạt đ ộng sử dụng vốn ................................................................... 33 1.2.3. Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế..................................... 33 1.2.4. Kế toán và lợi nhuận ....................................................................... 34 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN ..... 35 2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng ....................................................................... 35 2.1.1.Về qui mô tín dụng ........................................................................... 35 2.1.2. Về cơ cấu tín dụng ........................................................................... 36 Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp 2.2. Hiệu quả tín dụng.............................................................................................. 39 2.2.1. Chỉ tiêu về nợ quá hạn .................................................................... 39 2.2.2. Tỷ lệ mất vốn.................................................................................... 42 2.2.3. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay trên tổng thu nhập ................ 43 3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ................................ ................................ ... 45 3.1. Kết quả đạt được............................................................................................... 45 3.2. Hạn chế và nguyên nhân.................................................................................. 47 3.2.1. Hạn chế ........................................................................................... 47 3.2.2. Nguyên nhân ................................................................................... 48 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢTÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 -NHCTVN ................................ ................................................. 53 1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỞ GIAO DỊCH 1 -NHCTVN ......................... 53 1.1. Định hướng phát triển của Sở giao dịch 1-NHCTVN ................................. 53 1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Sở giao dịch 1-NHCTVN54 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG SỞ GIAO DỊCH 1 -NHCTVN ... 54 2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ............................................................. 55 2.2. Nâng cao công tác thẩm định .......................................................................... 56 2.3. Kiểm tra và giám sát đối với những khoản tín dụng ................................... 56 2.4. Tăng cường khả năng huy động vốn.............................................................. 58 3. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 59 3.1. Kiến nghị với NHCTVN .................................................................................. 59 3.2. Kiến nghị với NHNN ........................................................................................ 59 3.3. Kiến nghị với Nhà nước ................................................................................... 60 K ẾT LUẬN ....................................................................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ......................... 64 Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính rất quan trọng trong nền kinh tế, là hệ thần kinh của nền kinh tế, hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng cũng là ho ạt động này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đe doạ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả tín dụng là điều kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của Sở giao dịch 1-NHCTVN nói riêng và các ngân hàng thương mại ở Việt N am nói chung. Từ những kiến thức trong thực tế và những kiến thức đ ã được học và quá trình thực tập tại Sở giao dịch 1-NHCTVN em nhận thấy Sở giao dịch 1-NHCTVN nói riêng cũng như những ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả tín dụng, và hạn chế những rủi ro. Q ua những kiến thức đã được học ở trường và qua quá trình thực tập tại Sở giao dịch 1-NHCTVN em đã nhận thấy sự cần thiết của đề tài: “Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN ” Trong chuyên đề này, thời gian nghiên cứu là từ năm 2005-2007 Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là đánh giá hiệu quả tín dụng của Sở giao dịch 1-NHCTVN và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng tại đ ơn vị . V ới mục đích như vậy, chuyên đề được bố cục Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp Chương I: Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch 1- NHCTVN Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN Do thời gian học tập và nghiên cứu ngắn nên chắc chắn còn nhiều hạn chế một số vấn đề vẫn chưa thể nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc. Vì vậy tôi rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong trường và các bạn đồng nghiệp gần xa. Tôi xin chân thành cảm ơn sựđóng góp ý kiến của thầy cô, cán bộ trường Ngân hàng và các bạn. Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ 1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CƠ BẢN CỦA NHTM 1.1. Khái niệm NHTM N gân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng. N gân hàng tổ chức cho vay chủ yếu đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước. Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ việc mua hàng hoá dự trự hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị. Theo điều 20, luật các tổ chức tín dụng : “tổ chức tín dụng là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để kinh doanh tiền tệ, làm d ịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sự dụng tiền gửi để cung ứng tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán”. Người ta phân biệt ngân hàng thương mại với các tổ chức trung gian tài chính khác ở chỗ: ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, chính từ hoạt động đó đã tạo cơ hội cho ngân hàng thương mại có thể làm tăng bội số tiền gửi của khác hàng trong hệ thống ngân hàng của mình. Đ ó là đặc trưng cơ bản để phân biệt ngân hàng thương mại với các tổ chức tín dụng khác. Theo luật các tổ chức tín dụng được quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 thì: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện to àn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.” Tóm lại, ngân hàng thương mại là doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. 1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM Các hoạt động cơ bản của một ngân hàng thương mại hiện đại bao gồm: Mua, bán ngoại tệ; nhận tiền gửi; cho vay; bảo quản tài sản hộ; cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán; quản lý ngân quỹ; tài trợ các hoạt động của Chính Phủ; bảo lãnh; cho thuê thiết bị trung và dài hạn; cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn; cung cấp d ịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán; cung cấp các dịch vụ bảo hiểm; cung cấp các dịch vụ đại lý. Trong đó nổi bật lên đó là ba hoạt động cơ bản - Thứ nhất: Hoạt động huy động vốn - Thứ hai: Hoạt động sử dụng vốn - Thứ ba: Hoạt động trung gian 1.2.1. Hoạt động huy động vốn N gân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn- hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng thường huy động vốn từ các nguồn chủ yếu sau: 1.2.1.1. Vốn chủ sở hữu Đ ể bắt đầu hoạt động ngân hàng chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. * Nguồn vốn h ình thành ban đầu * Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động * Các quỹ Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp * Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần Các kho ản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương m ại mà có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng. 1.2.1.2. Nguồn tiền gửi Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư. Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau. * Tiền gửi thanh toán Đ ây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhờ giữ và thành toán hộ. Ngân hàng mở tài khoản cho khách hàng với thủ tục rất đơn giản, yêu cầu của ngân hàng là khách hàng phải có tiền và chỉ thanh toán với tài khoản cho vay. * Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội Đ ể đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đ ưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng với loại tiền gửi. * Tiền gửi tiết kiệm của dân cư Các tầng lớp dân cư đ ều có các khoản thu nhập tạm thời chưa dùng. 1.2.1.3. Nguồn đi vay Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, khi cần ngân hàng thường vay mượn thêm. Tại nhiều nước, ngân Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp hàng Trung ương thường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ. * Vay NHNN Đ ây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả cảu ngân hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, ngân hàng thương m ại thường vay NHNN dưới hình thức tái chiết khấu. * Vay các tổ chức tín dụng khác Đ ây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng thương mại khác vay để tìm kiếm lãi suất. * Vay trên thị trường vốn G iống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ(kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. 1.2.1.4. Các nguồn khác * Nguồn uỷ thác N gân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ…Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng. * Nguồn trong thanh toán Các ho ạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán. Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay. * Nguồn khác Các kho ản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả… Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn * Hoạt động tín dụng: Đ ây là hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, nó phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng là hoạt động cho vay. Và ho ạt động này cũng mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. * Hoạt động đầu tư: Các ngân hàng cũng đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ những hoạt động khác ngoài hoạt động tín dụng như: góp vốn vào doanh nghiệp hay mua bán chứng khoán trên thị trường. Các chứng từ ngân hàng nắm giữ thường là các chứng khoán có độ an toàn và tính lỏng cao sẽ giúp ngân hàng bảo đảm khả năng thanh khoản được tốt hơn mà không làm giảm hiệu quả kinh doanh. Cho vay trên thị trường liên ngân hàng là một cách để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi. 1.2.3. Hoạt động trung gian Đ ây là chức năng q uan trọng ngân hàng, thông qua qua dịch vụ thanh toán ngân hàng cũng thu đ ược một khoản phí hay hoa hồng. Theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các dịch vụ của ngân hàng cũng ngày càng đa dạng và phong phú, tiện lợi và đáp ứng đ ược tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đ ể việc thanh toán thuận tiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra hình thức thanh toán như: séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. 2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tín dụng ngân hàng: là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định sẽ thu về một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Đ ây cũng là quan điểm được công nhận phổ biến. Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp 2.1. Đặc trưng hoạt động tín dụng ngân hàng - Một đặc trưng riêng có của hoạt động tín dụng ngân hàng là: trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, ngân hàng nhận nhiều rủi ro về phía mình hơn khách hàng. Khách hàng khi vay vốn của ngân hàng để sử dụng, có thể gặp rủi ro không trả được nợ cho ngân hàng, nhưng phần lớn những rủi ro đó xảy ra là do chính khách hàng như trình độ, năng lực quản lý, kinh doanh còn yếu kém,…Nhưng đối với ngân hàng, rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng có thể do nguyên nhân bên ngoài, mà ngân hàng khó có thể kiểm soát và khống chế. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại chấp nhận rủi ro và hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng. - Đặc trưng khác của quan hệ tín dụng ngân hàng là: tiền mà ngân hàng thương mại sử dụng để cấp tín dụng chủ yếu là tiền của người khác(nguồn tiền huy động). Khi thành lập, mỗi ngân hàng thương mại đều phải có một số vốn là vốn điều lệ, vốn này phải tối thiểu bằng số vốn pháp định. Số vốn này không nhỏ, với ngân hàng thương mại th ì không thể dùng số vốn đó để kinh doanh, mà phải chủ yếu dựa vào tiền gủi của khách hàng, để thực hiện các hoạt động tín dụng và các hoạt động khác. 2.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng 2.2.1. Căn cứ theo hình thức phân cấp tín dụng Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng, tín dụng ngân hàng gồm các hình thức: - Chiết khấu thương phiếu: là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng ứng với giá trị thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn. Về mặt pháp lý, ngân hàng không phải đ ã cho vay đối với chủ thương phiếu. Đây là hình thức trao đổi trái quyền. Tuy nhiên đối với ngân hàng, hiện tại bỏ ra một khoản tiền để thu về một khoản lớn hơn trong tương lai với lãi suất định trước đ ược coi là ho ạt động tín dụng. Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp Thương phiếu được hình thành từ quá trình mua bán chịu hàng hoá và dịch vụ giữa người mua và người bán trong quan hệ tín dụng thương mại. N gười bán giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua, hoặc mang tới ngân hàng để xin chiết khấu trước thời hạn. Chiết khất thương phiếu là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng cấp cho người giữ thương phiếu một số tiền, khi người này đem thương phiếu còn hạn đến ngân hàng, giao cho ngân hàng đó. Đ ến hạn, ngân hàng có quyền đòi tiền người mua; nếu người mua không trả, ngân hàng có quyền truy đòi đối với các bên ký tên trên thương phiếu. - Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải ho àn trả cả gốc và tiền lãi trong một thời gian xác định với các điều kiện đã được thoả thuận trước trong hợp đồng. Là hình thức cấp tín dụng trong đó tiền là đối tượng tín dụng. Có nhiều hình thức cho vay như: cho vay thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển,… - Bảo lãnh: là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình. Mặc dù không phải xuất tiền ra, song ngân hàng đã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi. Là cam kết của ngân hàng dưới các hình thức phát hành thư b ảo lãnh, mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đó như cam kết với bên thứ ba. - Cho thuê: là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. 2.2.2. Căn cứ theo thời hạn cho vay Căn cứ vào thời hạn cho vay, tín dụng ngân hàng gồm các hình thức: Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Tín d ụng trung hạn: có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng. Loại tín dụng này chủ yếu được doanh nghiệp sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 60 tháng. Loại tín dụng này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu dài hạn của doanh nghiệp như: Xây d ựng nhà xưởng, các thiết bị phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. . 2.2.3. Căn cứ theo hình thức bảo đảm tín dụng Căn cứ vào hình thức bảo đảm tín dụng, tín dụng ngân hàng gồm các hình thức: - Cầm cố: là hình thức tín dụng theo đó người nhận tài trở của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết - Thế chấp: là hình thức tín dụng theo đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết. - Đảm bảo bằng sự bảo lãnh của người thứ ba: là hình thức đảm bảo đối nhân, trong đó người thứ ba cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ đó. - Tín chấp: là hình thức cấp tín dụng không đòi hỏi có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp 2.2.4. Căn cứ vào phương thức hoàn trả Căn cứ vào phương thức hoàn trả, tín dụng ngân hàng gồm các hình thức: - Tín dụng trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi theo định kỳ. - Tín dụng phi trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải ho àn trả gốc và lãi một lần theo kỳ hạn đã thoả thuận. - Tín dụng không xác định thời hạn: là loại tín dụng mà người vay có thể ho àn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập, ngân hàng thường không ấn định thời hạn cụ thể đối với hình thức tín dụng này. 2.2.5. Căn cứ xuất xứ tín dụng Căn cứ vào xuất xứ tín dụng, tín dụng ngân hàng gồm các hình thức: - Tín dụng trực tiếp: ngân hàng cấp tín dụng trực tiếp cho người đi vay, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. - Tín dụng gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc những chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. 2.3. Vai trò hoạt động tín dụng ngân hàng Tín dụng là ho ạt động cơ bản của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động, và là ho ạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng thương mại. Hoạt động tín dụng góp phần tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng được các hoạt động kinh doanh khác nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng. Tín dụng quyết định sự tồn tại, phát triển của mọi ngân hàng thương mại. Một ngân hàng thương mại chỉ có thể tồn tại và phát triển khi xác định được phạm vi, giới hạn và mức độ tín dụng phù hợp với thực lực của bản thân họ, đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn và có lãi. Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp Ta biết rằng hoạt động tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với bản thân ngân hàng thương mại, khách hàng và nền kinh tế. Vai trò của nó thể hiện: - Là công cụ, đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và điều hành nền kinh tế thị trường. - Là công cụ tài trợ có hiệu quả cho nền kinh tế. - G óp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế từ đó góp phần làm ổ n định và tăng trưởng kinh tế. - Tín dụng ngân hàng còn thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chế độ hạch toán kế toán giúp các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trong hoạt động kinh doanh vì các ngân hàng chỉ cho vay vốn khi doanh nghiệp làm ăn có lãi. N hư ta thấy tín dụng ngân hàng có một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Hoạt động tín dụng có chất lượng sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo ra sự ổn định lưu thông tiền tệ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. X ét đến bản thân các ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động rất quan trọng nhưng cũng rất phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì hiệu quả hoạt động tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu. Nếu xét về mặt chất thì hoạt động tín dụng ngân hàng phản ánh trình đ ộ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng, xét về mặt lượng thì nó phản ánh hiệu quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh của ngân hàng và hiệu quả tín dụng mà nó mang lại cho các tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất bởi đặc tính của nó là kinh doanh tiền tệ – loại hàng hoá đặc biệt và nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội, chính trị. Do vậy hoạt động tín dụng là vấn đề sống còn của các ngân hàng, nếu như hoạt động tín dụng yếu kém thì đồng nghĩa với đó là sự yếu kém của ngân hàng đó, nó sẽ kéo theo một loạt những tác Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp động tiêu cực không chỉ riêng ngân hàng đó mà với cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Do vậy, trong bất kỳ thời điểm nào, thời kỳ nào thì nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề tất yếu và cần được quan tâm, cụ thể nó biểu hiện: - Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần giảm rủi ro trong hoạt động tín d ụng ngân hàng, giúp ngân hàng tránh được những rủi ro do chất lượng ho ạt động tín dụng mang lại, mà hậu quả của nó có thể dẫn tới sự phá sản phá sản của một số ngân hàng thương mại. - Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng góp phần tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng thông qua việc tăng thu nợ tín dụng. - Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng là tăng khả năng cung ứng tiền tệ cho ngân hàng thương mại do tạo thêm được nguồn vốn từ việc tăng vòng quay tín dụng, thu hút thêm khách hàng bởi đa dạng hoá các hình thức huy động, tạo một hình ảnh tốt về uy tín của ngân hàng, giúp ngân hàng huy động vốn có hiệu quả. - Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tạo cho ngân hàng một sự phát triển bền vững, củng cố uy tín của ngân hàng cũng như những mối quan hệ xã hội của ngân hàng từ đó tạo ra môi trường thuận lợi cho ngân hàng. Do vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo yêu cầu phát triển một cách an toàn, bền vững trở thành vấn đề đã và đang được các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý nhà nước như Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đặc biệt quan tâm. 3. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại H iệu quả tín dụng là thuật ngữ phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, gồm hai yếu tố:”Mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng hoạt động tín dụng mang lại”. Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp Có hai mối quan hệ rủi ro và sinh lợi trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng có thể rủi ro càng cao, thì sinh lợi kỳ vọng càng lớn, và ngược lại. Do đó, ngân hàng có thể theo đuổi hoạt động tín dụng mà mức độ rủi ro cao hoặc thấp trong ngắn hạn, song đều phải tính đến mối liên hệ giữa rủi ro và sinh lời để đảm bảo gia tăng thu nhập cho ngân hàng và chủ sở hữu trong dài hạn. H iệu quả tín dụng là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, vì ho ạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đe doạ hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do vậy việc nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại luôn là một yêu cầu bức xúc, là điều kiện sống còn cho bản thân mỗi ngân hàng, cho hệ thống ngân hàng và rộng hơn nữa là cho cả nền kinh tế. 3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng Đ ể đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại, nên kết hợp phân tích số tương đối và số tuyệt đối, theo dõi tình hình biến động qua các năm,khi đánh giá hiệu quả tín dụng tại một đơn vị, chi nhánh ngân hàng, có thể so sánh từng chỉ tiêu với chỉ tiêu bình quân tương ứng trong cùng hệ thống của ngân hàng thương mại đó. Nếu có điều kiện, có thể so sánh các chỉ tiêu của ngân hàng đang nghiên cứu với các chỉ tiêu bình quân tương ứng của các ngân hàng cùng loại, và chỉ tiêu bình quân tương ứng toàn ngành. 3.2.1. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn N ợ quá hạn là khoản nợ m à khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng khi đã đến hạn thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng ngân hàng. * Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: là tỷ lệ giữa khoản nợ gốc quá hạn trên tổng dư nợ Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp Tổng dư nợ quá hạn(gốc hoặc gốc + lãi) Tỷ lệ quá hạn=------------------------------------------------ Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn thấp tức là độ an toàn tín dụng tại ngân hàng hiện tại cao và ngược lại. Phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ “ có vấn đề”, có thể bị mất to àn bộ vốn cho vay hoặc mất một phần. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn tín d ụng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại. Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy rủi ro đối với các khoản cho vay và hậu quả của các khoản nợ quá hạn, có thể là nguy cơ gây mất vốn toàn bộ hoặc một phần cho ngân hàng trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ xét đến việc hoàn trả khi đã quá hạn chứ không xét đến tổng dư nợ có nguy cơ quá hạn. N hư vậy, nếu khoản cho vay tăng nhanh thì việc sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn có thể phản ánh rủi ro không chính xác. Số dư nợ cho vay ra tăng cùng với số tiền cho vay được giải ngân, trong khi đó số nợ đến hạn chỉ tăng khi các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả. Như vậy tốc độ tăng cho vay tăng nhanh có thể che dấu đi vấn đề nợ quá hạn, không tính đến các chỉ số đánh giá an toàn tín dụng có đ ược sử dụng hay không. Do đó ngân hàng thương mại cần thận trọng khi đánh giá độ an toàn tín dụng bằng việc xác định kỳ hạn như thế nào thì coi là quá hạn. * Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng d ư nợ quá hạn K hi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thường phải gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện để họ có thể trả được nợ cho ngân hàng. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn sau khi ngân hàng thương mại đã ra hạn nợ. Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn hoặc tỉ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi trên tổng dư nợ quá hạn. Nhờ có các chỉ tiêu đó mà ngân hàng thương mại có thể biết được bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
- Chuyên đề tốt nghiệp thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Việc kết hợp giữa các chỉ tiêu này cho phép đánh giá chi tiết hơn về độ an toàn tín dụng. K hi sử dụng các chỉ tiêu về nợ quá hạn để đánh giá hiệu quả tín dụng, cần chú ý rằng các chỉ tiêu này có thể bị thay đổi do định kì hạn nợ không đúng; do đ ảo nợ, giãn nợ; hoặc do chính sách cho vay,…, khi đó sẽ không phản ánh chính xác về các mức độ an toàn của hoạt động tín dụng. 3.2.2. Tỷ lệ mất vốn H iệu quả tín dụng chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách xoá nợ của ngân hàng thương mại. Nếu khoản nợ quá hạn không được theo dõi mà được xoá nợ thì khoản nợ đó được xem như không có khả năng thu hồi. Từ đó, nếu các khoản vay được xoá nợ quá nhanh thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp một cách không thực tế và hiệu quả tín dụng dường như là tốt. Do vậy, chỉ tiêu này được sử dụng để phân tích song song với các chỉ tiêu về nợ quá hạn ở trên, cùng phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng. Tỷ lệ mất vốn là tỷ số giữa số vốn bị mất do xoá nợ cho kỳ báo cáo trên dư nợ bình quân của kỳ báo cáo. Tỷ lệ này cho biết những khoản vay có khả năng bị mất và các khoản vay bị mất thực sự của ngân hàng thương mại. 3.2.3. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập Tỉ lệ này là tỉ số giữa thu nhập từ hoạt động tín dụng với tổng thu nhập của ngân hàng. Trong chỉ tiêu này, thu nhập từ hoạt động tín dụng và tổng thu nhập của ngân hàng sử dụng để tính toán phải cùng là thu nhập trước thuế hoặc cùng là thu nhập sau thuế. V iệc nâng cao hiệu quả tín dụng chỉ có hiệu quả thực sự khi nó góp phần quan trọng nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại. Tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập cho ngân hàng, nên hiệu quả tín dụng cao phải thể hiện ở tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của ngân hàng là cao và ngược lại. Lữ Thị Duyên LớpTC30D_HVNH
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Điện VNECO 8
116 p | 542 | 217
-
Đề tài: Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
125 p | 646 | 107
-
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần may Hòa Thọ-Quảng Nam
14 p | 202 | 51
-
Đề tài: Nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh sở giao dịch Đồng Nai, phòng giao dịch Quyết Thắng
74 p | 247 | 37
-
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Đồng Nai
129 p | 227 | 29
-
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay
25 p | 174 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu
60 p | 57 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty TNHH Thời trang - Mỹ phẩm Vĩnh Thịnh
45 p | 43 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh
59 p | 52 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần nước khoáng Quảng Ninh
56 p | 44 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ tỉnh Bình Dương
109 p | 25 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần xăng dầu HFC
55 p | 50 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Davimax
66 p | 34 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Hitech Việt Nam
56 p | 39 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko
63 p | 40 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Lạng Sơn
97 p | 68 | 10
-
Đề tài: Nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bình Phước
193 p | 123 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Dịch vụ Đông Phương
26 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn