intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Thanhduy Duy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:72

562
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trình bày bố cục nội dung gồm các phần như sau: Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân; tiến trình công tác xã hội các nhân đối với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

  1. A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội bức xúc mang tính toàn  cầu, nó tồn tại  ở  mọi quốc gia, mọi Châu lục và không trừ  một ngoại lệ  nào. Bước sang thế  kỷ  XXI nhưng một phần tư  thế  giới vẫn  đang sống   trong sự  cùng cực của nghèo khổ  không đủ  khả  năng đáp  ứng những nhu  cầu cơ bản của con người. Hàng triệu người khác có nguy cơ tái nghèo cao. Đói nghèo không chỉ  làm cho hàng triệu người không có cơ  hội  được hưởng những thành quả văn minh tiến bộ của loài người mà còn gây   ra những hậu quả  nghiêm trọng về  kinh tế  xã hội.  Đói nghèo còn  ảnh  hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau kể cả  đối với người già và trẻ  em,   làm gia tăng bệnh tật, trẻ em không có được cơ hội đến trường, từ đó nảy  sinh ra những tệ  nạn xã hội, không được tiếp xúc với các dịch vụ  y tế,  chăm sóc sức khỏe ...  Đặc biệt, càng khó khăn hơn khi họ là những người phụ nữ nghèo đơn   thân làm chủ  gia đình họ  không chỉ  là nạn nhân của đói nghèo mà họ  còn  gánh vác trọng trách nuôi sống cả gia đình, thiếu thốn tình cảm, mặc cảm,  tự ti, ít giao tiếp xã hội và sống khép mình, chịu sự kỳ thị của cộng đồng…   Bởi vậy, hạn chế tình trạng nghèo đói là nhiệm vụ của các cấp các ngành  nói riêng và toàn thể cộng đồng nói chung. Trong đó, NVCTXH được coi là  những người có trọng trách nặng trong giúp đỡ  họ  tự vượt qua những khó  khăn trong cuộc sống bằng những kiến thức và kỹ  năng chuyên môn đặc  thù. Tại huyện Thăng Bình qua năm năm thực hiện chương trình xóa đói  giảm nghèo, tỉ  lệ  hộ  nghèo năm 2015 đã giảm xuống còn 3316 hộ  chiếm  8,80% , Công tác giảm nghèo trong thời gian qua đã có những thay đổi, đời   sống của người dân được nâng cao. 1
  2.  Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn là một huyện nghèo, đặc biệt tỉ lệ phụ nữ  nghèo đơn thân vẫn chiếm tỷ lệ cao. Theo danh sách thống kê hộ nghèo của   huyện Thăng Bình thì tỉ lệ hộ nghèo do phụ nữ đơn thân làm chủ hộ chiếm  45%. Trong đó xã Bình Hải là một trong những xã có nhiều phụ  nữ nghèo  đơn thân vì đây là một xã ven biển, phần lớn người đàn ông làm nghề biển   (nghề  có nhiều mối nguy hiểm). Và trong cơn bão Chan Chu năm 2006,   nhiều hộ gia đình đã mất đi người chồng, người cha, những đứa con trai,... Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ  nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm vận dụng những kiến thức đã học đặc biệt là  những kỹ năng và phương pháp CTXHCN vào đối tượng phụ nữ nghèo đơn   thân nuôi con nhỏ nhằm tìm hiểu những vấn đề  cũng như nhu cầu của họ  để  từ  đó cùng thân chủ  xây dựng kế  hoạch cụ  thể  nhằm giải quyết vấn   đề, hỗ  trợ, định hướng và kết nối họ  với các nguồn lực để  giúp thân chủ  vươn lên trong cuộc sống. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu  ­ Đối tượng nghiên cứu: Công tác xã hội cá nhân với phụ  nữ  nghèo  đơn thân. ­ Khách thể nghiên cứu: Phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ, trường hợp  cụ thể là chị: Nguyễn Thị Lài, phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại thôn  Hiệp Hưng, xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian: nghiên cứu được tiến hành tại xã Bình Hải, huyện Thăng  Bình, tỉnh Quảng Nam. Thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ  ngày 26/01/2015 đến ngày  05/04/2015. 2
  3. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn  Nghiên cứu có sử dụng những thông tin từ những nguồn tài liệu có sẵn   dựa trên nguồn số  liệu của cuộc khảo sát xác định hộ  nghèo theo chuẩn  mới (Danh sách hộ nghèo năm 2015 xã Bình Hải), các báo cáo kinh tế chính  trị của xã Bình Hải năm 2014, báo cáo của LHPN xã Bình Hải, các tài liệu   về phụ nữ nghèo đơn thân, …để  làm tư liệu trong quá trình hoàn thành đề  tài. 5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Nghiên cứu đã sử  dụng   phương pháp phỏng vấn sâu thân chủ  nhằm  mục đích tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, nhu cầu của thân chủ, thăm dò, phát   hiện tìm hiểu những chính sách và biện pháp mà chính quyền đã triển khai  trong hỗ trợ phụ nữ nghèo tại địa phương. Bên cạnh đó, thu thập những thông tin về  những thực trạng, nguyên  nhân nghèo hiện tại, nhận thức của họ về cách thức vươn lên thoát nghèo,  những khó khăn của họ trong quá trình giảm nghèo, những nguyện vọng và  mong muốn của họ…  6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa khoa học Dưới góc độ  tiếp cận của lý thuyết xã hội học, lý thuyết công tác xã  hội,   đặc   biệt   là   CTXHCN   cùng   với   việc   sử   dụng   các   kỹ   năng   và   các  phương pháp thu thập và phân tích thông tin, kết quả nghiên cứu của đề tài   góp phần cung cấp thêm nguồn lý luận phong phú cho việc ứng dụng các lý  thuyết và các phương pháp này trong thực tiễn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên   cứu   này   được   tiến   hành   với   mục   đích   ứng   dụng   tiến   trình  CTXHCN với phụ nữ nghèo dựa trên khảo sát chính nhu cầu của họ. Việc   3
  4. ứng dụng tốt tiến trình này sẽ  mang lại những lợi ích thiết thực cho thân  chủ  bởi thông qua đó họ  có cơ  hội bày tỏ, chia sẻ  những khó khăn trong   cuộc sống, những tâm tư  nguyện vọng cũng như  những đường hướng để  vươn lên XĐGN, ổn định cuộc sống. Nghiên cứu sẽ  làm cơ sở cho địa phương nghiên cứu để  vận dụng thực   hiện công tác giảm nghèo cho phụ  nữ.  Đồng thời kết quả  nghiên cứu cũng  giúp ích cho các tổ chức hoạt động vì cộng đồng trong việc định hướng can   thiệp giảm nghèo cho các nhóm yếu thế trong xã hội đặc biệt là nhóm phụ nữ  nghèo đơn thân.  7. Bố cục của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo   đơn thân. Chương 2: Tiến trình công tác xã hội các nhân đối với phụ  nữ  nghèo  đơn thân tại xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 4
  5. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XàHỘI CÁ NHÂN  VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN 1.1.Công tác xã hội cá nhân 1.1.1.Khái niệm ­Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá nhân con người  thông qua mối quan hệ một­một. Nó được nhân viên xá hội ở các cơ sở xã  hội sử dụng để  giúp những người có vấn đề  về  chức năng xã hội và thực   hiện chức năng xã hội. (theo Grace Mathew) ­ Công tác xã hội cá nhân là một tiến trình được các cơ  quan lo về  an  sinh con người sử dụng để giúp các cá nhân đối phó hữu hiệu hơn với các   vấn   đề   thuộc   về   chức   năng   xã   hội   của   họ.   (theo   HELEN   HARRIS   PERLMAN) 1.1.2. Đặc điểm  1.1.1.1.Đối tượng (thân chủ và nhân viên xã hội) Trong công tác xã hội cá nhân, đối tượng( hay còn là thân chủ) là một   trong những thành phần quan trọng nhất để  tiến hành hoạt động này.  Ở  đây, thân chủ được hiểu là cá nhân có vấn đề  khó khăn cần được sự  giúp  5
  6. đỡ của các nhân viên công tác xã hội. Họ  thường đến với mong muốn tạo   ra sự  thay đổi về  tình huống hoặc đáp  ứng những nhu cầu cần thiết của   họ. Đây cũng chính là nguyên tắc cốt yếu trong công tác xã hội cá nhân khi  giải quyết vấn đề của người nhân viên xã hội. 1.1.1.2.Vấn đề về thân chủ Vấn đề được xác định là những tình huống hay hoàn cảnh gây cản trở  cho việc thực hiện chức năng xã hội của đối tượng và bản thân đối tượng   không thể đối phó giải quyết được. 1.1.1.3.Tổ chức/ cơ quan giải quyết các vấn đề  Phân loại: ­ Dựa trên nguồn viện trợ: đó là các cơ  quan thuộc chính phủ, ngoài  chính phủ. Tổ  chức chính phủ  được chính quyền tài trợ  và các tổ  chức   ngoài (phi) chính phủ gây quỹ từ các chiến dích hay từ những sự đỡ đầu tài  chính khác. Một sộ ít là cơ quan bán công vì họ có nhận được một phần tài   trợ từ chính phủ mặc dù  tài chính là từ bên ngoài. ­ Dựa theo sự  chủ  quản có thể  phân thành: cơ  quan chính phủ  (được  phép hoạt động từ chính phủ, trên cơ sở luật lệ) và cơ quan tư nhân (được  cấp quyền hạn từ  một nhóm công dân có quan tâm hay một cộng đồng  hoặc lĩnh vực tư nhân). ­ Cũng có thể  phân loại theo chức năng: đó là những cơ  quan đa năng  với nhiều bộ  phận (Bộ  xã hội) nhưng cũng có những cơ  quan chỉ  có một  chức năng duy nhất (chủ yếu là các tổ chức phi chính phủ). Các tổ  chức xã hội đều có nhiệm vụ, chức nawnhg và cách tiếp cận  riêng, mang những giá trị, tiêu chí riêng có thể phục vụ và đáp ứng cho một  hoặc nhiều nhóm đối tượng khác nhau. 6
  7. 1.1.2.Nguyên tắc cơ bản 1.1.2.1.Nguyên tắc cá nhân hóa Mỗi thân chủ phải được nhân viên xã hội hiểu và nhìn nhận như một cá   nhân độc lập có cá tính riêng biệt, không giống ai trong cộng đồng của  mình. Đây chính là điều quan trọng nhất trong nguyên tác cá nhân hóa đề  nhân viên xã hội can thiệp trong quá trình giúp đỡ thân chủ. 1.1.2.2.Chấp nhận thân chủ  Chấp nhận thân chủ  có nghĩa đòi hỏi nhân viên xã hội phải nhìn nhận  thân chủ  như  vốn thân chủ  đó có với mọi phẩm chất tốt và xấu, điểm  mạnh và điểm yếu,….của thân chủ. Điều đó có nghĩa, thân chủ được chấp   nhận là một con người bình thường cho dù tội lỗi của họ là không thể chấp  nhận. Tuy nhiên, việc chấp nhận không có nghĩa là việc tha thứ  thậm chí  biện hộ  hay chạy tội cho những hành vi, hành động  xã hội của thân chủ  mà xã hội không thể chấp nhận. Có như  vậy, thân chủ  mới bộc lộ  những   vấn đề của họ cho mình. 1.1.2.3. Không phê phán Không phê phán có nghĩa là đòi hỏi nhân viên xã hội trong quá trình làm  việc không được đưa ra bất cứ  một sự  bình phẩm, kỳ  thị  hay tỏ  vẻ  bất   bình, bất hợp tác….về hành vi của thân chủ, cho dù họ trong cuộc sống có  thể  họ  là  hững người tội lỗi. Nói chung, thân chủ  của công tác xã hội cá   nhân là những người có khó khăn khi giải quyết vấn đề  trong cuộc sống.   Họ  có những căng thẳng dưới dạng này hay dạng khác. Việc chấp nhận,   không phê phán của nhân viên xã hội sẽ giúp thân chủ yên tâm và hoàn toàn   sẽ chia những điều vướng mặc của mình cho nhân viên xã hội. 1.1.2.4. Quyền tự quyết của đối tượng Quyền tự quyết, cùng sự tự do trong những quyết định của thân chủ là  một trong những quyên tắc căn bản của công tác xã hội cá nhân miễn sao  7
  8. hậu quả của những quyết định ấy không làm ảnh hưởng, thậm chí gây tổn   hại đến người khác và bản thân họ, điều này có nghĩa, những quyết định  này phải  ở  trong những chuẩn mực hành vi  mà xã hội có thể  chấp nhận  được và thân chủ  với tư  cách là người ra quyết định phải tự  chịu trách   nhiệm thực hiện và gánh lấy những hậu quả (nếu xảy ra) từ những quyết   định của chính mình. Còn nhân viên xã hội không được đưa ra những quyết  định, lựa chọn hay vạch kế hoạch giúp thân chủ đưa ra những giải pháp để  thân chủ tự quyết định mà thôi. 1.1.2.5. Sự tham gia của đối tượng trong việc giải quyết vấn đề Kết hợp chặt chẽ với nguyên tắc tự quyết là sự  tham gia của thân chủ  trong việc giải quyết vấn đề. Thân chủ  trở  thành đối tuowngjchinhs trong  việc theo đuổi kế hoạch và thực hiện kế hoạch hành động và nhân viên xã  hội đóng vai trò là người tạo cơ hội cho thân chủ tham gia. 1.1.2.6. Sự bí mật của nhân viên xã hội Sự chia sẽ thông tin của thân chủ  với người khác của nhân viên xã hội  cho dù người đó ;à thành viên của gia đình mình hay một đồng nghiệp thân   cận…. mà chưa có sự  đồng ý của thân chủ  thì đó là một điều tối kỵ  trong  hành nghệ  công tác xã hội cá nhân. Điều đó có nghĩa trong tiến trình công  tác xã hội cá nhân, có nhiều điều chỉ  nhân viên xã hội mới được thân chủ  chia sẽ. Những thông tin này đòi hỏi nhân viên xã hội phải giữ bí mật. Có  như vậy thì mối quan hệ giữa nhân viên xã hội với thân chủ mới bền chặt  và qua đó nhân viên xã hội mới hiểu, cảm nhận được xúc cảm của thân  chủ và nhìn nhận tình thế của thân chủ như vấn đề của mình. 1.1.2.7. Tự ý thức của nhân viên công tác xã hội Trong thực hành Công tác xã hội với cá nhân, nhân viên công tác xã hội   phải xây dựng mối quan hệ tin tưởng với thân chủ  dựa trên những nguyên  tắc chấp nhận, không phê phán. Luôn đặt mình vào trong vị trí của thân chủ  8
  9. để cảm nhận về mức độ cảm xúc của thân chủ để có thể nhìn vấn đề của   thân chủ   như  chính thân chủ. Tuy nhiên nhân viên xã hội cần phải có cái  nhìn khách quan để  khỏi mù quáng bởi những cảm xúc quá độ  về  tình  huống. Sự  can dự  có kiểm soát sẽ  giúp cho nhân viên xã hội duy trì một mức   độ suy xét độ lập nhất định bên cạnh một mức độ cảm xúc thích hợp nhằm  giúp cho thân chủ có cái nhần khách quan về cấn đề của mình và xây dựng  kế hoạch một cách tinh tế. 1.1.3.Tiến trình công tác xã hội cá nhân Tiến   trình   CTXH   Cá   nhân   là   một   chuỗi   hoạt   động   tương   tác   giữa  NVXH với thân chủ  để giải quyết vấn đề. Trong quá trình này, thông qua  mối quan hệ  tương giao giữa NVCTXH với thân chủ, NVXH dùng chính  các quan điểm, giá trị, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kĩ năng của  mình để giúp thân chủ hiểu rõ vấn đề của mình đồng thời khích lệ họ biểu   đạt tâm tư, nhu cầu, phát huy tiềm năng, tham gia tích cực vào quá trình  giải quyết vấn đề, cải thiện điều kiện sống của mình.  Tiến trình CTXHCN là quá trình bao gồm các bước của các hoạt động   do NVXH và thân chủ  thực hiện để  giải quyết vấn đề.   Trong quá trình  giúp đỡ  từ  nhiều nguồn khác nhau, có những bước kéo dài suốt quá trình  như  thu thập dữ  liệu, thẩm định và lượng giá. Có thể  mô phỏng theo 7  bước sau: Bước 1: Tiếp cận đối tượng. Tiếp cận ca là bước đầu tiên có thể thân chủ  tự  tìm đến với nhân viên  xã hội khi họ  gặp vấn đề  và cần sự  giúp đỡ, song trong một chừng mực  nào đó cũng có thể chính nhân viên xã hội lại là người tìm đến với thân chủ  trong phạm vi hoạt động theo chức năng của mình.  Ở  bước tiếp cận này  9
  10. nếu nhân viên xã hội tạo được  ấn tượng tốt với thân chủ  thì những bước   sau sẽ thuận tiện hơn. Bước 2: Thu thập thông tin Sau khi tiếp cận với thân chủ nhân viên xã hội phải tiến hành thu thập   thông tin nhằm xá định vấn đề  thân chủ  đang gặp khó khăn trong việc tìm  ra hướng giải quyết. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình công tác xã hội  cá nhân, nó đóng vai trò quan trọng trong cá quá trình và kết quả của nó là   sự  định hướng cho tất cá các bước tiếp theo bởi nếu nhận diện đúng sẽ  dẫn tới chẩn đoán và cách trị liệu đúng. Bước 3: Chuẩn đoán Gồm 3 bước: Chuẩn đoán, Phân tích, Thẩm định ­ Chuẩn đoán xem xét tính chất của vấn đề và những trục trặc của nó   trên cơ sở các dữ liệu thu nhân được ­ Phân tích là chỉ ra nguyên nhân hay nhân tố dẫn đến khó khăn. ­ Thẩm định là xem có thể  giảm bớt những khó khăn này thông qua  những năng lực nào của thân chủ. Khi hoàn thành cuộc thẩm định tình huống có vấn đề  và cá nhân liên  quan trong đó, nhân viên xã hội làm ngay một kế hoạch trị liệu cho dù đây   mới chỉ là kế hoạch tạm thời. Để  tiến hành chuẩn đoán tốt nhằm xây dựng kế  hoạch trị  liệu hiệu   quả, nhân viên công tác xã hội có thể  sử  dụng một số  công cụ  như: Cây   phả  hệ; Biểu đồ  sinh thái; Bảng phân tích điểm mạnh và điểm yếu của  thân chủ…để có thể phân tích sâu và đưa ra chuẩn đoán chính xác. Bước 4: Lên kế hoạch trị liệu Trong giai đoạn này nhân viên xã hội sẽ  xác định mục đích trị  liệu và  mục tiêu cụ thể để đạt được mục đích. Nhiệm vụ của hoạt động này: 10
  11. ­ Xác định nội dung và mục tiêu phải đạt được: phải làm gì, đi đến  đâu, phải đạt được gì, tạo được sự thay đổi gì và đích đến là gì. ­ Xác định hoạt này cho ai, nhóm nào và ở đâu ­ Xác định cách thức, phương sách để  đi đến mục tiêu: làm như  thế  nào. ­ Xác định rõ vai trò người thực hiện: ai là người thục hiện nhân viên  xã hội nhân viên hay thân chủ. ­ Xác định thời gian, lịch trình thực hiện bằng khi nào? Bao lâu? Bước 5: Trị liệu Là quá trình nhân viên xã hội cùng đối tượng thực thi các hoạt động cụ  thể có thể đi đến mục tiêu đặt ra. Đó là sự giải tỏa hay giải quyết một số  vấn đề trước mắt và điều chỉnh sự khó khăn với sự chấp nhận và tham gia  của thân chủ. Nhiều trường hợp mục tiêu chỉ là giữ cho tình hình không trở  nên xấu hơn thông qua các hỗ trợ về vật chất và tâm lý. Bước 6: Lượng giá Là việc xem xét lại toàn bộ những bộ phận trong tiến trình công tác xã   hội cá nhân để  thẩm định kết quả. Lượng giá là một hoạt động liên tục,  đồng thời dù cho là một bộ phận của tiến trình của công tác xã hội cá nhân   và chỉ  tìm được mục tiêu và biểu hiện đầy đủ  sau một khoảng thời gian  hoạt động. Khi các cuộc lượng giá định kì cho thấy có sự  tiến bộ  hoawch không  thay đổi thì tiếp tục điều trị  và người lại là phải thay đổi phương pháp trị  liệu. ­ Nếu kết quả cho thấy chiều hướng xấu thì xác định mức độ đến đâu   từ đó thay đổi hoặc bổ sung kế hoạch trị liệu. 11
  12. ­ Nếu kết quả  cho thấy tích cực có sự  thay đổi tiến bộ  của thân chủ  thì nhân viên xã hội chủ động giảm dần vai trò tạo điều kiện giúp thân chủ  tang tính độc lập trong việc thực hiên kế hoạch trị liệu. Kết thúc quá trình trị  liệu là khi vấn đề  của thân chủ  đã được giải  quyết hoặc sự  hiện diện của nhân viên xã hội không còn cần thiết hoặc   không thay đổi được vấn đề. Bước 7: Kết thúc Kết thúc là chấm dứt mối quan hệ  giữa nhân viên xã hội với thân chủ  thường là khi nhân viên xã hội hoàn thành nhiệm vụ  giúp thân chủ  giải   quyết vấn đề  hoặc là chuyển ca sang một cơ  quan hoặc nhân viên xã hội   khác giải quyết và sự  hiện điện của nhân viên xã hội là không còn cần   thiết. Việc kết thúc ca dựa trên: ­ Nhu cầu và quyền lợi của thân chủ. ­ Không kéo dài vì ý tưởng chủ quan của thân chủ. ­ Không kết thúc vì sự duy ý chí của nhân viên xã hội. ­ Trước khi kết thúc cần nới lỏng quan hệ. 1.2. Phụ nữ nghèo đơn thân 1.2.1. Khái niệm Phụ  nữ  nghèo đơn thân là đối tượng trong tình trạng ly thân, ly hôn  hoặc là những bà mẹ  tự  túc (co con nh ́ ưng chưa kêt hôn), ng ́ ười nuôi con   một mình, đời sống của họ  gặp nhiều khó khăn cả  về  vật chất lẫn tinh   thần. Họ thường bị cản trở  trong việc gia nhập thị trường lao động hay tìm  kiếm việc làm vì phải chăm sóc con cái. ( Theo tạp chí “ Tiếp thị và gia đình”) 12
  13. 1.2.2.Đặc điểm  Phụ nữ nghèo đơn thân họ là những người ít có cơ hội tiếp cận với khoa  học, công nghệ, tín dụng và đào tạo…không những thế  phụ  nữ nghèo đơn  thân còn là những người thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống gia  đình nhất là trong việc tự quyết định các công việc trong gia đình một cách  đơn độc. Ngoài xã hội thì họ thường là những người dễ bị tổn thương, chịu  nhiều thiệt thòi, họ rất ít có cơ hội thăng tiến bản thân đặc biệt họ thường   được trả công lao động thấp hơn so với nam giới kể cả cùng loại công việc  với mức độ và cường độ làm việc bằng với nam giới . Bên canh thiêu hut vê ̣ ́ ̣ ̀  kinh tế, nhiều phụ nữ ngheo đ ̀ ơn thân hầu như không có cơ hội đê nâng cao ̉   trình độ bản thân, nên cung g ̃ ặp nhiều khó khăn trong việc nuôi dưỡng, giáo  dục con cái; va hiên nay thiêu nha  ̀ ̣ ́ ̀ở  ôn đinh la môt trong nh ̉ ̣ ̀ ̣ ưng thiêu hut ̃ ́ ̣  ̉ ̀ ơ ban. điên hinh vê nhu câu c ̀ ̀ ̉ 1.2.3.Nhu cầu Phụ  nữ  nghèo đơn thân họ  mong muốn tìm kiếm được một công việc  ổn định. Họ muốn mở rộng mối quan hệ, quan tâm chia sẻ nhưng lại ngại  tiếp xúc. Ngoài xã hội thì họ  muốn được tôn trọng, muốn có cơ  hội để  được thăng tiến, muốn được mọi người quan tâm đến mình. 1.3. Tổng quan về xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 1.3.1. Điều kiện tự nhiên  ­ Vị trí địa lý: + Xã Bình Hải là một xã vùng đồng bằng ven biển nằm về phía Đông Nam  của   huyện   Thăng   Bình,   cách   trung   tâm   hành   chính   huyện   Thăng   Bình  khoảng 15 km  về phía Đông Nam. + Phía Đông giáp với biển Đông + Phía Tây giáp xã Bình Sa + Phía Bắc giáp xã Bình Đào, Bình Minh 13
  14. + Phía Nam giáp xã Bình Nam + Diện tích tự nhiên: 1.251,24 ha , có 06 thôn gồm:  + Thôn Phước An 1: 255,2 ha + Thôn Phước An 2: 240,7 ha    + Thôn Hiệp Hưng: 228,19 ha    + Thôn Đồng Trì: 204,27 ha + Thôn An Thuyên: 97,09 ha + Thôn Kỳ Trân: 225,79 ha ­Địa hình:  Địa hình nhiều gò đồi, địa hình trũng nhất là 0,5m thuộc thôn Phước An  1, thôn Phước An 2, thường dễ  bị  ngập úng vào mùa mưa. Dọc theo địa   hình về  phía Tây Nam của xã có con sông Trường Giang với lưu lượng   nước khá lớn là tiềm năng phát triển của xã.     ­Địa hình đồi gò: Chiếm 27% diện tích tự  nhiên, phân bổ  phổ  biến   trên toàn xã trải dài dọc theo xã từ  Bắc xuống Nam. Do hiện tượng xói  mòn, rửa trôi đất xảy ra mạnh làm cho đất bị  bạc màu, một số  khu thích  hợp phát triển lâm nghiệp. Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất Hiện trạng năm  Tỷ lệ % so  Khoản mục 2012 với đất tự  Ghi chú (ha) nhiên Diện tích tự nhiên 1.251,24 1. Diện tích đất nông nghiệp 759,63 60,71% a. Đất sản xuất nông nghiệp 282,05 22,54% ­ Đất trồng cây hằng năm 264,86 21,16% + Đất trồng lúa 213,61 17,07% 14
  15. + Đất cây hằng năm khác 51,25 4,09% ­ Đất trồng cây lâu năm 17,19 1,37% b. Đất nuôi trồng thuỷ sản 96,15 7,68% c. Đất lâm nghiệp 381,43 30,48% 2. Đất phi nông nghiệp 410,61 32,81% ­ Đất ở 95,53 7,63% ­ Đất chuyên dung 96,12 7,68% +   Đất   cho   SX   công   nghiệp,  0,06 0 tiểu thủ CN + Đất công cộng 95,88 7,66% + Đất trụ sở cơ quan 0,18 0,01% ­ Đất tôn giáo tín ngưỡng 3,05 0,24% ­ Đất nghĩa trang nghĩa địa 70,58 5,64% ­ Đất sông suối và mặt nước  145,33 11,61% chuyên dung 3. Đất chưa sử dụng 81 6,47% Khí hậu:    Theo tài liệu quan trắc của Đài khí tượng thủy văn Quảng Nam, các  yếu tố khí hậu thời tiết khu vực như sau: + Nhiệt độ trung bình hằng năm:     25,80 C + Lượng mưa trung bình hằng năm     : 2.015 mm + Lượng bốc hơi trung bình hằng năm: 1.160 mm + Độ ẩm không khí trung bình             : 80 % + Các hướng gió chính: Gió mùa đông bắc và gió tây nam, đông nam. + Mang đặc điểm chung: Chế  độ  khí hậu rất thích nghi với nhiều  loại cây trồng, con vật nuôi vùng nhiệt đới; Tuy nhiên lượng mưa lượng   nhiệt phân bổ  không đều theo mùa gây trở  ngại rất lớn trong việc bố  trí  sản xuất. 15
  16. 1.3.2. Điều kiện kinh tế ­ xã hội 1.3.2.1. Dân số ­ Dân số  toàn xã tính đến ngày 30/11/2012 là 6.155 nhân khẩu, tổng số  1.708 hộ gia đình (bao gồm cả hộ đăng ký tạm trú trên 6 tháng), mật độ dân  số bình quân 492 người/km2.  ­ Về  số hộ sản xuất nông, lâm, ngư  nghiệp và nuôi trồng thủy sản: 1.195   hộ, chiếm 70% tổng số  hộ. Đặc điểm: Các hộ  này không còn sản xuất   thuần nông mà kết hợp các ngành nghề khác như: Buôn bán nhỏ, làm công  nhân. ­ Tổng số gia đình trong toàn xã là 1.708 hộ gia đình, số gia đình có phụ nữ  đơn thân làm chủ hộ là 200 hộ ( kể cả gia đình chồng mất). 1.3.2.2. Lao động ­Tổng số người trong độ tuổi lao động là  3.112 LĐ, trong đó số người còn  khả  năng lao động là 3.019 người, còn 93 người mất sức lao động do đau   ốm, bệnh tật chiếm 2,99%. Lao động nông, ngư nghiệp 2.945 người chiếm  94,63%, còn lại lao động trong các lĩnh vực thương mại ­ dịch vụ, TTCN và   ngành nghề khác chiếm 2,38%. Nhìn chung những năm qua mức độ chuyển  dịch cơ cấu lao động còn chậm, lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ  cao. Qua số  liệu trên, ta thấy số  hộ  dân của xã sống bằng nghề  nông   nghiệp còn khá cao, diện tích bình quân cho 1 lao động nông nghiệp là 0.13  ha/lao động.  + Nhân khẩu nông, ngư nghiệp: 6.007 người, ứng với 1.667 hộ; + Nhân khẩu phi nông nghiệp: 148 người, ứng với 41 hộ.  Tổng số  hộ  1.708 hộ, 6.155 khẩu, trong đó lao động trong độ  tuổi là  3.112 người (Nam: 1.570 người, nữ: 1.542 người) ­Là địa phương có số  lao động tương đối dồi dào, song do địa bàn của xã  sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, không chủ  động nước, tiến độ  16
  17. phát triển kinh tế của địa phương chậm, đời sống nhân dân còn nghèo nên  đa số  lao động phổ  thông chưa qua đào tạo. Vài năm gần đây được Nhà  nước đầu tư xây dựng 02 ao gom nước nhĩ, kênh mương nội đồng, nạo véc  và nâng cấp ao đìa, hàn gắn các đoạn đê ngăn mặn bị hư hỏng, xuống cấp,   tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, đầu tư  con, giống có hiệu quả  nên ngành nông nghiệp có nhiều bước phát triển   đáng kể, cộng vào đó, đất đai dồi dào, lao động đảm bảo, nhân dân có   truyền thống cần cù lao động, đặc biệt là có Nghị quyết 26 của BCH Trung  ương khóa X về Nông nghiệp ­ Nông dân ­ Nông thôn, chắc chắn xã nhà sẽ  phát triển tốt trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo an ninh  quốc phòng trong thời gian đến. 1.3.2.3.Tiềm năng của địa phương trong phát triển kinh tế xã hội Địa phương có tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp, đánh bắt  nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi kinh tế hộ gia đình. Với nguồn nhân lực đã  qua đào tạo (Cao đẳng, Đại học) 193 người đã và đang làm việc tại những  địa phương trên mọi miền tổ  quốc, với tình yêu quê hương và văn hóa lá   rụng về  cội là một tiềm năng lớn của địa phương khi biết khai thác và có   cơ  chế  khuyến khích tập trung trí tuệ, nhân, lực để  những người con về  phục vụ quê hương.  Hạ tầng kinh tế ­ xã hội địa phương tương đối ổn định, giao thông,  thủy lợi trường học và các dịch vụ công cộng ngày càng phát triển cùng với  tinh thần đoàn kết gắn bó, sẽ chia trong nhân dân luôn được phát huy và giữ  vững là những động lực, nền tảng  để  phát triển kinh tế  xã hội tại địa  phương. 17
  18. CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XàHỘI CÁ NHÂN VỚI PHỤ  NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN TẠI XàBÌNH HẢI ­ HUYỆN THĂNG  BÌNH  TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Mô tả trường hợp  Mỗi khóa học ngành CTXH­ trường  Đại học sư  phạm Quảng Nam   chúng tôi đều có một chuyến đi thực tập cuối khóa nhằm áp dụng những   kiến thức đã học ở trên lớp vào thực tế. Nhóm sinh viên K12 chúng tôi năm  nay được thực tập theo địa điểm tự chọn. Và tôi quyết định thực tập tại địa  phương nơi tôi đang sinh sống­ xã Bình Hải huyện Thăng Bình tỉnh Quảng  Nam. Vào những ngày đầu khi đến cơ  quan thực tập tôi đã được các Ban  ngành, đoàn thể  giới thiệu về  trường hợp của chị  Nguyễn Thị Lài – một  phụ  nữ  nghèo đơn thân nuôi con nhỏ  luôn chật vật, mặc cảm với cuộc   sống hiện tại. Tôi đã  gặp và nghĩ về  người phụ  nữ   ấy, tôi không thể  tin   18
  19. chị lại vượt qua những đau khổ, một mình nuôi con như thế nào? Tôi quyết   định sẽ tiếp cận chị Lài không chỉ vì tôi lo lắng cho chị mà còn bởi khi thấy  chị  tôi cảm nhận được sự  chịu thương chịu khó, nét buồn sâu thẳm trong   chị. 2.2. Lý thuyết tiếp cận 2.2.1 Lý thuyết phân tầng của Karl Marx và Max Weber Xã hội học hiện đại, kể  cả  xã hội học hiện đại phương Tây nói  chung đều thừa nhận có hai ông tổ  của lý thuyết phân tầng xã hội ­ đó là  Karl Marx và Max Weber. Bởi lý thuyết của ông tổng hợp lại đã cung cấp   cho người ta những nhận thức rất cơ  bản về  tiền  đề  và điều kiện (hay  những nhân tố  về  kinh tế, chính trị, văn hóa) dẫn đến sự  phân chia xã hội  thành các giai cấp và tầng lớp khác nhau. a. Lý thuyết phân tầng xã hội của Karl Marx (1818­ 1883) Karl Marx  là nhà triết học và kinh tế  học Đức, nhà lý luận của  phong trào công nhân thế giới, nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và  chủ nghĩa cộng sản khoa học. Theo tập thể  các tác giả  cuốn Nhập môn xã hội học (Tony Bilton   và cộng sự) ­ một cuốn sách giáo khoa tốt nhất, tổng hợp nhất và có giá trị  nổi bật, thì “Marx đã cung cấp cho xã hội học và chính trị học hiện đại một   trong những tiếp cận lý thuyết phân tầng bao quát mạnh mẽ nhất. Cũng lúc   đó, cách giải thích về  xã hội của ông là một cách giải thích bị  tranh luận  gay gắt nhất trong mọi học thuyết xã hội, bởi vì nó không chỉ  là lý thuyết   xã hội học, mà cũng là một triết lý về con người và mộ cương lĩnh cho sự  thay đổi cách mạng trong xã hội…Các nhà xã hội học khác nhau đã chấp   nhận những quan điểm khác nhau đó, những người khác thì ở lưng chừng,   nhưng điều  chắc chắn là bất cứ  lý thuyết phân tầng nào đều vay mượn   19
  20. của Marx cách lý giải về giai cấp…. Với Marx mối quan hệ giai cấp là chìa   khóa mọi mặt của xã hội”[43,56]. Marx cho rằng, sản xuất của cải vật chất là hoạt động trước tiên  của con người và nó phải đến trước mọi hoạt động khác. Chừng nào mà xã  hội có thể  sản xuất nhiều hơn nhu cầu tối thiểu để  sinh sống thì giai cấp   mới có thể xuất hiện. Bất cứ xã hội có giai cấp nào đều xây dựng trên mối  quan hệ giữa những người bóc lột ­ kẻ bị bóc lột. Lịch sử xã hội “văn minh” theo Marx là lịch sử của những hình thức  khác nhau về  sự  bóc lột và thống trị  giai cấp. Theo ông: “Mọi xã hội đều  bao hàm sự  bóc lột giai cấp trên cơ  sở  những quan hệ  sản xuất, chính cái   này mà Marx gọi là phương thức sản xuất. Chìa khóa để  tìm hiểu một xã   hội nhất định là khám phá ra trong đó phương thức sản xuất nào chiếm ưu  thế. Tiếp đó chúng ta biết được mô hình cơ bản của những mối quan hệ xã   hội và chính trị và có thể đánh ra xung đột và những tiềm năng thay đổi nào  đã được gắn bó với xã hội” [43,57]. Thật ra, Marx không đưa ra một chỉ  dẫn riêng về  các nhân tố  dẫn  đến phân tầng xã hội, nhưng qua tác phẩm tiêu biểu của ông ­ từ Bản thảo   kinh tế­ triết học 1844 đến Tuyên ngôn Cộng sản, từ  Phê phán khoa học   chính trị kinh tế đến bộ Tư bản đồ sộ, ta có thể thấy trong quan niệm của   Marx, sự  phân chia cốt yếu giữa các giai cấp trong một xã hội nhất định  đều bắt nguồn từ quyền sở hữu tài sản đối với các phương tiện sản xuất.  Trong xã hội phong kiến, lãnh chúa có quyền thu lấy toàn bộ tài sản   thặng dư do nông dân sản xuất ra trên mảnh đất thuộc quyền sở  hữu của   lãnh chúa. Trong xã hội tư  bản, nhà tư  bản có quyền chỉ  huy lao động và  chiếm hữu phần thặng dư  do công nhân tạo ra. Theo Marx, nhà tư  sản có   quyền đó “Không phải nhờ  những phẩm chất cá nhân hay những phẩm  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0