intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Bước đầu đánh giá và phân loại chất lượng nước hồ Đồng Chiệc, Thành phố Thanh Hoá năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Bước đầu đánh giá và phân loại chất lượng nước hồ Đồng Chiệc, Thành phố Thanh Hoá năm 2020" được thực hiện với mục đích nhằm đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tác động lên nước hồ Đồng Chiệc bằng các biện pháp khác nhau như: tạo các bè thủy sinh để giảm mức độ ô nhiễm hữu cơ, tuyên truyền để khách đến tham quan, vui chơi không xả rác thải xuống hồ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Bước đầu đánh giá và phân loại chất lượng nước hồ Đồng Chiệc, Thành phố Thanh Hoá năm 2020

  1. TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THANH HÓA BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN VĂN LIÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BƢỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CHẤT LƢỢNG NƢỚC HỒ ĐỒNG CHIỆC, THÀNH PHỐ THANH HOÁ NĂM 2020 CẤP QUẢN LÝ: CẤP CƠ SỞ THANH HOÁ - 2020
  2. TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THANH HÓA BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BƢỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CHẤT LƢỢNG NƢỚC HỒ ĐỒNG CHIỆC, THÀNH PHỐ THANH HOÁ NĂM 2020 Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN VĂN LIÊN THANH HOÁ - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là : Nguyễn Văn Liên. Giảng viên bộ môn Khoa học Tự nhiên Trƣờng Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin cam đoan: - Đây là đề tài đánh giá khảo sát do tôi thực hiện. - Số liệu và kết quả trong đề tài là trung thực. - Các kết luận trong đề tài chƣa từng có ai công bố trong các công trình nghiên cứu khác. - Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nhƣng lời cam đoan trên. Thanh Hóa, ngày tháng năm 2020 Ngƣời cam đoan Nguyễn Văn Liên
  4. CAM KẾT TUÂN THỦ ĐẠO ĐỨC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Tên tôi là : Nguyễn Văn Liên. Đơn vị công tác: Bộ môn Khoa học Tự nhiên Trƣờng Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin cam kết: - Đã tìm hiểu rõ và tuân thủ các qui định, chuẩn mực liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài trong nƣớc và ngoài nƣớc. - Thu thập đối tƣợng nghiên cứu một cách hợp pháp và trung thực. - Có trách nhiệm lƣu trữ, bảo quản và chia sẻ hợp pháp dữ liệu với đồng nghiệp và công chúng. - Đính chính khi có sai sót khách quan trong nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. -Khách quan, ghi nhận sự đóng góp của cá nhân tổ chức khác trong nghiên cứu nếu có. - Không sử dụng danh nghĩa của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào trong quá trình thực hiện đề tài khi chƣa đƣợc sự đồng ý của cá nhân hay tổ chức đó. - Tôn trọng và tuân thủ các qui định, nguyên tắc, biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trƣờng trong quá trình tiến hành đề tài. - Đề tài đã đƣợc Hội đồng Khoa học của Trƣờng Cao đẳng Y tế Thanh Hóa thông qua và cho phép thực hiện Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Văn Liên
  5. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy- Ban Giám hiệu Trƣờng Cao đẳng Y tế Thanh Hóa đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi và có chỉ đạo sát sao trong công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trƣờng. Tôi cũng cảm ơn các cán bộ thuộc Trung tâm dịch vụ kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lƣờng chất lƣợng Thanh Hóa thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng chất lƣợng Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thiện đề tài. Tôi chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trƣờng, Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng Thanh Hóa đã cung cấp thông tin và có những tƣ vấn góp ý hữu ích giúp tôi hoàn thành đề tài. Tôi cũng cảm ơn các đơn vị, phòng ban chức năng trực thuộc Trƣờng Cao đẳng Y tế Thanh Hóa đã giúp tôi thực hiện đề tài theo đúng tiến độ và góp ý chỉnh sửa đề tài theo đúng qui định. Tôi chân thành cảm ơn các đồng nghiệp cùng công tác tại bộ môn Khoa học Tự nhiên, Trƣờng Cao đẳng Y tế Thanh Hóa đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Văn Liên
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Phần Phần viết đầy đủ viết tắt 1. BOD Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá 2. COD Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học 3. DO Lƣợng oxy hoà tan trong nƣớc 4. PE Nhựa nhiệt dẻo (Polyethylene) 5. pH Chỉ số xác định tính chất hóa học của nƣớc: độ acid hay base 6. TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 7. TSS Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng trong nƣớc 8. WQI Chỉ số chất lƣợng nƣớc
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1. 1. Các thông số ô nhiễm môi trƣờng nƣớc đặc trƣng đƣợc lựa chọn bằng phƣơng pháp chuyên gia .......................................................................... 9 Bảng 2. 1. Tiêu chuẩn phân tích chất lƣợng nƣớc .......................................... 16 Bảng 2. 2. Quy định các giá trị qi, BPi cho các thông số nhóm IV và V ........ 19 Bảng 2. 3. Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa .................... 20 Bảng 2. 4. Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ....................... 20 Bảng 2. 5. Quy định trọng số của các nhóm thông số .................................... 21 Bảng 2. 6. Các mức VN_WQI và sự phù hợp với mục đích sử dụng............. 22 Bảng 2. 7. Các thông số ô nhiễm đƣợc lựa chọn để tính chỉ tiêu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc hồ Đồng Chiệc ............................................................................ 23 Bảng 3. 1. Kết quả đo chỉ số pH ..................................................................... 27 Bảng 3. 2. Kết quả đo chỉ số oxy hòa tan........................................................ 27 Bảng 3. 3. Kết quả đo chỉ số tổng chất rắn lơ lửng ......................................... 28 Bảng 3. 4. Kết quả đo chỉ số BOD5 ................................................................ 28 Bảng 3. 5. Kết quả đo chỉ số COD .................................................................. 28 Bảng 3. 6. Kết quả đo chỉ số E. Coli ............................................................... 29 Bảng 3. 7. Kết quả đo chỉ số Coliform............................................................ 29 Bảng 3. 8. Kết quả đo chỉ số phosphat (PO43-) ............................................... 30 Bảng 3. 9. Kết quả đo chỉ số nitrat (NO3-) ...................................................... 30 Bảng 3. 10. Kết quả đo chỉ số Amoni (NH4+) ................................................. 30 Bảng 3. 11. Kết quả đo chỉ số nitrit ................................................................ 31
  8. DANH MỤC CÁC ẢNH Ảnh Tên ảnh Trang Ảnh 2. 1. Dụng cụ lấy mẫu nƣớc phân tầng.................................................... 24
  9. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 3 CAM KẾT TUÂN THỦ ĐẠO ĐỨC ................................................................ 4 TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ................................................. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT ............................................. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 7 DANH MỤC CÁC ẢNH .................................................................................. 8 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Khái niệm ô nhiễm nƣớc ........................................................................ 3 1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt .......................................... 3 1.2.1. Tổng chất rắn lơ lửng ...................................................................... 3 1.2.2. pH .................................................................................................... 4 1.2.3. Oxy hoà tan trong nƣớc................................................................... 4 1.2.4. Nhu cầu oxy hoá học ....................................................................... 4 1.2.5. Nhu cầu oxy sinh hoá ...................................................................... 4 1.2.6. Phospho ........................................................................................... 5 1.2.7. Amoniac - Nitrat (NO3-) -Nitrit (NO2-) ........................................... 5 1.2.8. Clorid (Cl-) ...................................................................................... 6 1.2.9. Florid (F-) ........................................................................................ 6 1.2.10. Coliform và E.coli ......................................................................... 6 1.2.12. Các kim loại nặng.......................................................................... 7 1.2.13. Sắt .................................................................................................. 7 1.2.14. Tổng các bon hữu cơ ..................................................................... 8 1.2.15. Chất thải phóng xạ ........................................................................ 8 1.3. Các chất gây ô nhiễm đặc trƣng cho hồ đô thị ....................................... 8 1.4. Phƣơng pháp khoanh vùng ô nhiễm quốc gia đối với môi trƣờng nƣớc mặt ............................................................................................................... 10 1.5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt ........................ 12 1.6.Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc hồ hiện nay ................................ 12
  10. 1.6.1. Ô nhiễm nƣớc mặt trên thế giới .................................................... 12 1.6.2. Thực trạng ô nhiễm nƣớc hồ ở Việt Nam ..................................... 13 1.7. Đặc điểm Hồ Đồng Chiệc .................................................................... 14 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 16 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 16 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 16 2.2.1. Phƣơng pháp phân tích .................................................................. 16 2.2.2. Phƣơng pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ....................................... 17 2.3. Phƣơng pháp tính chỉ số chất lƣợng nƣớc ........................................... 18 2.3.2. Tính toán giá trị VN_WQI ............................................................ 18 2.3.3. Tính toán WQI .............................................................................. 21 2.4. Dụng cụ và hoá chất nghiên cứu .......................................................... 23 2.4.1. Dụng cụ nghiên cứu ...................................................................... 23 2.4.2. Hoá chất nghiên cứu...................................................................... 25 2.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................... 25 2.6. Hạn chế của nghiên cứu……………………………………… ……..25 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .................................................... 27 3.1. Kết quả đo chỉ số pH ............................................................................ 27 3.2. Kết quả đo chỉ số oxy hòa tan ............................................................ 27 3.3. Kết quả đo chỉ số tổng chất rắn lơ lửng ............................................ 28 3.4. Kết quả đo chỉ số BOD 5 ...................................................................... 28 3.5. Kết quả đo chỉ số COD ........................................................................ 28 3.6. Kết quả đo chỉ số E. Coli .................................................................... 29 3.7. Kết quả đo chỉ số Coliform ................................................................. 29 3.8. Kết quả đo chỉ số phosphat (PO43- ) .................................................. 30 3.9. Kết quả đo chỉ số nitrat (NO3- ) .......................................................... 30 3.10. Kết quả đo chỉ số Amoni (NH + ) (tính theo N) ............................. 30 4 3.11. Kết quả đo chỉ số Nitrit (NO 2 -) (tính theo N) ................................ 31 3.12. Kết quả chỉ số WQItổng quát ................................................................. 31 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 32
  11. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 38 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 39 Phụ lục 1: Sơ đồ lấy mẫu nƣớc hồ Đồng Chiệc ............................................... vi Phụ lục 2: Giá trị giới hạn các thông số chất lƣợng nƣớc mặt ........................ vii Phụ lục 3: Kết quả quan trắc mẫu 1 .................................................................. x Phụ lục 5: Kết quả quan trắc mẫu 3 ............................................................... xiii
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Các đô thị nƣớc ta phân bố ở những vùng sinh thái khác nhau. Tuy nhiên do phần lớn đƣợc xây dựng ở những vùng đất thấp nên trong đô thị thƣờng hình thành các kênh hồ để điều hòa, tiêu thoát nƣớc mƣa và tạo cảnh quan sinh thái đô thị. Một số hồ đô thị còn tiếp nhận nƣớc thải hoặc kết hợp vừa là môi trƣờng cảnh quan, điều tiết nƣớc mƣa vừa nuôi cá. Hiện nay, trong khu vực đô thị thƣờng có 5 loại hồ chính đƣợc phân theo chức năng bao gồm: hồ cảnh quan, hồ điều tiết nƣớc mƣa, hồ nuôi cá, hồ tiếp nhận nƣớc thải và hồ đầu mối. Các chức năng này có thể tổ hợp với nhau phụ thuộc vào điều kiện địa lý và sinh thái trong vùng cũng nhƣ vị trí của hồ đó trong đô thị [1]. Tuy nhiên, do sự phát triển đô thị, hồ thƣờng phải tiếp nhận một lƣợng nƣớc thải vƣợt quá khả năng tự làm sạch của nó. Ngoài ra, từ nhiều mục đích khác nhau, vấn đề quản lý khai thác các hồ bị chồng chéo. Hồ đô thị bị ô nhiễm nặng,diện tích bị thu hẹp dần. Phần lớn các hồ đô thị không đảm bảo đƣợc chức năng điều tiết nƣớc mƣa. Chức năng sinh thái đô thị của hệ thống hồ bị đe doạ. Đô thị hóa là nguyên nhân của sự gia tăng lƣợng nƣớc thải và thu hẹp diện tích mặt nƣớc tự nhiên trong các đô thị. Các hệ thống hồ trong nội thành phần lớn ở trạng thái ô nhiễm nặng và phú dƣỡng [1]. Thành phố Thanh Hoá có hệ thống hồ khá phong phú: hồ Thành, hồ Thanh Quảng, hồ Công An, hồ Trƣờng Thi, hồ Đồng Chiệc.....Trong đó mới chỉ có 03 hồ đƣợc đƣa vào chƣơng trình quan trắc đánh giá chất lƣợng nƣớc hằng năm gồm: hồ Thành, hồ Công An, hồ Trƣờng Thi (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Thanh Hóa). Hồ Đồng Chiệc là hồ mới đƣợc cải tạo và đƣa vào sử dụng và khai thác, ngoài chức năng điều hoà không khí nhƣ lá phổi xanh của thành phố, hồ Đồng Chiệc còn là nơi tiêu thoát nƣớc khi úng ngập, tham quan vui chơi giải trí của
  13. 2 cƣ dân quanh vùng. Đây là nguồn tài nguyên quý giá đối với việc phát triển kinh tế xã hội, văn hoá du lịch, cũng nhƣ là một bộ phận quan trọng cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trƣờng của Thành phố Thanh Hoá. Cùng với sự phát triển của đô thị hiện đang có những tác động bất lợi cho môi trƣờng do nhu cầu về sinh hoạt của dân cƣ, trong đó chất lƣợng nƣớc hồ Đồng Chiệc cũng nhƣ các hồ khác trên địa bàn Thành phố Thanh Hoá cũng không phải là ngoại lệ. Hiện nay, đánh giá bằng các giác quan thông thƣờng cũng có thể nhận thấy tình trạng ô nhiễm của nƣớc hồ Đồng Chiệc nhƣ: cá chết, rác thải nổi nhiều trên mặt hồ, nƣớc hồ chuyển màu xanh lục….. Tuy vậy để có cơ sở khoa học đánh giá mức độ ô nhiễm của nƣớc hồ Đồng Chiệc, từ đó cảnh báo sự biến đổi chất lƣợng nƣớc của hồ Đồng Chiệc và góp phần vào việc phát triển hồ Đồng Chiệc một cách bền vững, tôi tiến hành đề tài: “Bƣớc đầu đánh giá và phân loại chất lƣợng nƣớc hồ Đồng Chiệc, Thành phố Thanh Hoá năm 2020” với mục tiêu sau đây: Đánh giá và phân loại chất lượng nước hồ Đồng Chiệc, Thành phố Thanh Hoá, năm 2020.
  14. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm ô nhiễm nƣớc Ô nhiễm nƣớc là hiện tƣợng các vùng nƣớc nhƣ sông, hồ, biển, nƣớc ngầm… bị các hoạt động của con ngƣời làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con ngƣời và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên [2]. Ô nhiễm nƣớc là sự thay đổi thành phần và chất lƣợng nƣớc không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hƣởng xấu đến đời sống con ngƣời và sinh vật [2]. 1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt 1.2.1. Tổng chất rắn lơ lửng Tổng chất rắn lơ lửng (TSS- Total Suspended Solids) là các hạt lớn hơn 2 micron tìm thấy trong nƣớc, nhỏ hơn 2 micron đƣợc coi là chất rắn hòa tan. Hầu hết các chất rắn lơ lửng đƣợc hình thành từ các chất vô cơ, dù vi khuẩn và tảo cũng có thể đóng góp cho các chất rắn. Những chất rắn này bao gồm mọi thứ trôi nổi lơ lững trong nƣớc, từ trầm tích, bùn, cát và tảo. Chất hữu cơ từ các vật liệu phân hủy cũng có thể góp phần vào nồng độ TSS. Nhƣ tảo, thực vật và động vật phân hủy, quá trình phân hủy cho phép các hạt hữu cơ nhỏ phá vỡ đi và nhập kết lại thành chất rắn lơ lửng kết tủa. Ngay cả hóa chất cũng đƣợc coi là một hình thức của chất rắn lơ lửng. Tổng chất rắn lơ lửng là thông số quan trọng để đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc. Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng trong nƣớc cao gây nên cảm quan không tốt, làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nƣớc, do vậy ảnh hƣởng đến quá trình quang hợp dƣới nƣớc, gây cạn kiệt tầng oxy trong nƣớc nên ảnh hƣởng đến đời sống thuỷ sinh nhƣ cá, tôm. Chất rắn lơ lửng có thể làm tắc nghẽn mang cá, cản trở sự hô hấp dẫn tới làm giảm khả năng sinh trƣởng của cá, ngăn cản sự phát triển của trứng và ấu trùng [3].
  15. 4 1.2.2. pH pH của nƣớc đặc trƣng cho độ acid hay độ base của nƣớc. Khi pH = 7, nƣớc đƣợc gọi là trung tính; nếu pH 7 là nƣớc có tính base hay môi trƣờng kiềm. Đời sống các loài cá thƣờng thích hợp với pH từ 6,5 -8,5. pH của nƣớc sẽ ảnh hƣởng tới các quá trình hóa học nhƣ quá trình đông tụ hóa học, sát trùng, ăn mòn... Độ pH còn ảnh hƣởng tới sự cân bằng các hệ thống hóa học trong nƣớc, qua đó ảnh hƣởng tới đời sống thủy sinh vật. Ví dụ, khi nƣớc trong thủy vực có tính acid thì các muối kim loại tăng khả năng hòa tan, gây độc cho thủy sinh vật [4]. 1.2.3. Oxy hoà tan trong nƣớc Oxy hoà tan trong nƣớc (Dyssolved oxygen – DO) một mặt đƣợc hoà tan từ oxy trong không khí, một mặt đƣợc sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực vật sống trong nƣớc. Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nƣớc. DO là yếu tố quyết định quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm trong nƣớc diễn ra trong điều kiện yếm khí hay hiếu khí,việc xác định DO đƣợc dùng làm cơ sở xác định BOD để đánh giá mức độ ô nhiễm của nƣớc [2 ], [5 ]. 1.2.4. Nhu cầu oxy hoá học Nhu cầu oxy hoá học ( Chemical oxygen Demand – COD) là lƣợng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nƣớc thành CO2 và H2O. COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nƣớc (nƣớc thải, nƣớc mặt, nƣớc sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lƣợng chất hữu cơ có trong nƣớc là bao nhiêu. Hàm lƣợng COD trong nƣớc cao thì chứng tỏ nguồn nƣớc có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm [5]. 1.2.5. Nhu cầu oxy sinh hoá Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical oxygen Demand- BOD) là lƣợng oxy (thể hiện bằng gam hoặc miligam O2 theo đơn vị thể tích) cần cho vi sinh
  16. 5 vật tiêu thụ để oxy hoá sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Nhƣ vậy BOD phản ánh lƣợng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nƣớc, giá trị BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao.Vì giá trị của BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ổn định nên việc xác định BOD cần tiến hành ở điều kiện tiêu chuẩn, ví dụ ở nhiệt độ 200C trong thời gian ổn định nhiệt 5 ngày (BOD520) [5]. 1.2.6. Phospho Phospho là nguồn dinh dƣỡng quan trọng cho thực vật và tảo. Trong nƣớc, các hợp chất phospho tồn tại ở 4 dạng: Hợp chất vô cơ không tan, hợp chất vô cơ tan, hợp chất hữu cơ tan và hợp chất hữu cơ không tan. Nồng độ cao của hợp chất phospho trong nƣớc gây ra sự phát triển mạnh của tảo, khi tảo chết đi quá trình phân hủy kỵ khí làm giảm lƣợng ôxi hòa tan trong nƣớc và điều này gây ảnh hƣởng độc hại với đời sống thủy sinh. Vì là một thành phần thiết yếu của chu kỳ sinh học trong nƣớc nên photpho thƣờng đƣợc quan tâm trong các cuộc điều tra chất lƣợng nƣớc hoặc các chƣơng trình giám sát. Nồng độ cao của phosphat (PO3-4) có thể cho biết sự hiện diện của ô nhiễm và tình trạng thiếu oxy trong nƣớc [4]. 1.2.7. Amoniac - Nitrat (NO3-) -Nitrit (NO2-) Trong nƣớc, bề mặt tự nhiên của vùng không ô nhiễm amoniac chỉ có ở nồng độ vết (dƣới 0,05 mg/l). Trong nguồn nƣớc có độ pH acid hoặc trung tính, amoniac tồn tại ở dạng ion amoniac (NH4+); nguồn nƣớc có pH kiềm thì amoniac tồn tại chủ yếu ở dạng khí NH3. Lƣợng amoniac thƣờng có trong nƣớc thải từ khu dân cƣ và từ các nhà máy hoá chất, chế biến thực phẩm, amoniac có mặt trong nƣớc cao sẽ gây nhiễm độc tới cá và các sinh vật. Nitrit đƣợc hình thành từ phản ứng phân hủy nitơ hữu cơ và amôni và với sự tham gia của vi khuẩn. Sau đó nitrit sẽ đƣợc oxy hóa thành nitrat. Nitrat là sản
  17. 6 phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa nitơ có trong chất thải của ngƣời và động vật [14]. Trong nƣớc tự nhiên có nồng độ nitrat thƣờng
  18. 7 Cyanid có mặt trong nguồn nƣớc do ô nhiễm từ các loại nƣớc thải ngành nhựa, xi mạ, luyện kim, hóa chất, sợi tổng hợp. Cyanid rất độc, thƣờng tấn công các cơ quan nhƣ phổi, da, đƣờng tiêu hóa [5]. 1.2.12. Các kim loại nặng Kim loại nặng (Asen, chì, Crôm(VI), Cadimi, Thuỷ ngân …) có mặt trong nƣớc do nhiều nguyên nhân: trong quá trình hoà tan các khoáng sản, các thành phần kim loại có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong các công trình xây dựng, các chất thải công nghiệp…. Trong đó chủ yếu từ nguồn nƣớc thải của công nghiệp khai khoáng. Chì (Pb): chì có trong nƣớc thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim, hóa dầu. Chì còn đƣợc đƣa vào môi trƣờng nƣớc từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng.. Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại đƣợc sử dụng trong nông nghiệp (thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy ngân đƣợc đƣa vào môi trƣờng từ nguồn khí núi lửa. Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngân trong nƣớc khá cao. Nhiều loại nƣớc thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân.. Asen (As): asen trong các nguồn nƣớc có thể do các nguồn gây ô nhiễm tự nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai khoáng...). Asen thƣờng có mặt trong nƣớc dƣới dạng asenit (AsO33-), asenat (AsO43-) hoặc asen hữu cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong môi trƣờng do các phản ứng chuyển hóa sinh học asen vô cơ) [5]. 1.2.13. Sắt Đối với nƣớc trên bề mặt, tình trạng nƣớc nhiễm sắt bắt nguồn từ việc vứt rác thải bừa bãi, đổ rác bừa bãi và chƣa đƣợc xử lý, lâu ngày sau những
  19. 8 trận mƣa, các chất bẩn này theo nƣớc ngấm vào đất, một phần theo nƣớc chảy ra ao hồ sông suối dẫn đến nƣớc nhiễm sắt [7]. 1.2.14. Tổng các bon hữu cơ Tổng lƣợng các bon hữu cơ là một thuật ngữ đƣợc sử dụng để mô tả phép đo chất gây ô nhiễm (dựa vào cacbon) hữu cơ trong hệ thống nƣớc: chất hoạt động bề mặt, các hóa chất bảo vệ thực vật nhƣ: Aldrin, BHC, Chlordan, DDE, DDTs, Dieldrin, Heptachlor & Heptachlorepoxyde. Ô nhiễm hữu cơ có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ các nguồn chất thải công nghiệp chƣa đƣợc xử lý triệt để, các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng thiếu kiểm soát, từ chất thải sinh hoạt và y tế chƣa qua xử lý. Các hóa chất tồn dƣ này theo nƣớc mƣa chảy tràn trên mặt đất làm ô nhiểm các nguồn nƣớc mặt [7]. 1.2.15. Chất thải phóng xạ Chất phóng xạ đƣợc sử dụng để sản xuất điện, dùng trong lĩnh vực Quân sự và Y học. Chất phóng xạ có thể ảnh hƣởng tới chức năng của cơ thể, về lâu dài có thể gây một số bệnh ung thƣ. Những ngƣời bị ảnh hƣởng phóng xạ với nồng độ thấp có những biến đổi đối với máu, chóng mặt, mệt mỏi, gây quái thai, mù mắt, trì độn. Việc ô nhiểm phóng xạ chủ yếu do các sự cố trong quá trình sử dụng [5]. 1.3. Các chất gây ô nhiễm đặc trƣng cho hồ đô thị Bộ tiêu chí khoanh vùng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt sẽ là cơ sở để đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt của từng vùng, từng đoạn và mức độ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt đƣợc phân chia thành 4 mức độ khác nhau: Môi trƣờng nƣớc mặt có chất lƣợng tốt, môi trƣờng nƣớc mặt không bị ô nhiễm, môi trƣờng nƣớc mặt bị ô nhiễm, môi trƣờng nƣớc mặt bị ô nhiễm nặng, môi trƣờng nƣớc mặt bị ô nhiễm rất nặng. Bộ tiêu chí khoanh vùng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể
  20. 9 về mức độ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt để từ đó có những biện pháp bảo vệ môi trƣờng nƣớc mặt của từng vùng trên cả nƣớc. Để xây dựng bộ chỉ tiêu dùng để đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm của môi trƣờng nƣớc mặt, trên thế giới ngƣời ta chỉ lựa chọn một số thông số ô nhiễm có tính đặc trƣng, đại diện nhất, không nƣớc nào sử dụng cả 36 thông số ô nhiễm nêu ở trên. Theo tài liệu [1] thông thƣờng ở các nƣớc số lƣợng các thông số đƣợc lựa chọn từ 8 đến 13 thông số đặc trƣng. Tác giả Lê Trình trong đề tài khoa học [1] đã thực hiện tham vấn 50 chuyên gia và lựa chọn ra các thông số ô nhiễm môi trƣờng nƣớc đặc trƣng để phân vùng chất lƣợng nƣớc sông hồ Hà Nội cho ở bảng 1.2 Bảng 1. 1. Các thông số ô nhiễm môi trƣờng nƣớc đặc trƣng đƣợc lựa chọn bằng phƣơng pháp chuyên gia TT Thông số Số phiếu chọn Thứ tự ƣu tiên 1. pH 22 4 2. Độ đục 13 8 3. Dầu mỡ 18 10 4. DO 23 2 5. BOD5 27 1 6. Tổng Coliform 25 3 7. Chất rắn lơ lửng (TSS) 17 6 8. Tổng N 25 5 9. Tổng P 21 7 10. Fe 21 9 Nguồn: Lê Trình (2009) [1].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0