intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Pháp luật về chế tài thương mại theo quy định của luật thương mại năm 2005 - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

75
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu mà đề tài hướng đến là nghiên cứu một cách tổng quát toàn bộ các biện pháp chế tài trong hoạt động thương mại, đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp chế tài này trên thực tế, trong quá trình nghiên cứu và có tiếp thu từ các học giả khác, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các biện pháp này cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện này và trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Pháp luật về chế tài thương mại theo quy định của luật thương mại năm 2005 - Thực trạng và giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------o0o------------ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Pháp luật về chế tài thƣơng mại theo quy định của luật thƣơng mại năm 2005 - Thực trạng và giải pháp Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Kim Thanh Hà Nội, năm 2017
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI THEO QUY 4 ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005………………………….. 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………… 4 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 6 CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………………………………. 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước……………………………………….. 6 1.2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài………………………………………. 8 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ TRONG ĐỀ TÀI…… 9 1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI…………………………………….. 10 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI……………………………………… 10 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI……………………………… 11 1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI………………………………………………………. 11 CHƯƠNG II: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI 12 THƯƠNG MẠI……………………………………………………………………. 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA 12 LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005………………………………………….. 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chế tài thương mại……………………... 12 2.1.2. Chế tài thương mại theo quy định của Công ước Viên năm 1980 và Luật 14 thương mại năm 2005 – một vài điểm tương đồng và khác biệt 2.2. VAI TRÒ CỦA CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 15 2.3. NỘI DUNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI THEO QUY 17 ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005…………………………….. 2.3.1. Quy định của pháp luật về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng….. 18 2.3.2. Quy định của pháp luật về chế tài phạt vi phạm…………………….. 20 2.3.3. Quy định của pháp luật về chế tài buộc bồi thường thiệt hại………... 22 2.3.4. Quy định của pháp luật về chế tài ngừng thực hiện hợp đồng……….. 23 2.3.5. Quy định của pháp luật về chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng……... 24 2.3.6. Quy định của pháp luật về chế tài hủy bỏ hợp đồng …………………. 24 2.3.7. Quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa các chế tài thương mại.. 26 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI 31 THƯƠNG MẠI………………………………………………………… 3.1. THỰC TRẠNG TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI BUỘC 31 THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG…………………………………………. 3.2. THỰC TRẠNG TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI 1
  3. PHẠT VI PHẠM……………………………………………………………… 32 3.3. THỰC TRẠNG TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI BUỘC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ………………………………………… 34 3.4. THỰC TRẠNG TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI TẠM NGỪNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG…………………………………… 36 3.5. THỰC TRẠNG TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI HỦY 37 BỎ HỢP ĐỒNG……………………………………………………………. 3.6. THỰC TRẠNG TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN 39 HỆ CỦA CÁC LOẠI CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI………………………………... 3.7. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH CỦA 40 PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI…………………… CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 2005… 42 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI THƯƠNG 42 MẠI………………………………………………………………………………….. 4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI 44 THƯƠNG MẠI……………………………………………………………………... 4.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng……………………………………………………………………… 44 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm….. 45 4.2.3. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài buộc bồi thường 47 thiệt hại ……………………………………………………………………………... 4.2.4. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài tạm ngừng thực 48 hiện hợp đồng………………………………………………………………………. 48 4.2.5. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài hủy bỏ hợp đồng. 4.2.6. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về mối quan hệ giữa các 48 chế tài thương mại …………………………………………………………………. KẾT LUẬN…………………………………………………………………………. 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………. 52 2
  4. LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển của nền kinh tế theo sự phát triển của hoạt động thương mại cùng với sự gia tăng của các loại hợp đồng thương mại. Khi hợp đồng thương mại được giao kết và có hiệu lực pháp luật đòi hỏi các bên chủ thể phải tuân thủ đúng như những cam kết mà mình đã thỏa thuận. Việc thực hiện quyền và nghĩa cụ của các bên trong hợp đồng tạo ra tính chất tuân thủ của các chủ thể trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành. Hợp đồng thương mại được thực hiện dưới nhiều mục đích khác nhau nhưng kết quả cuối cùng là tạo ra mục đích sinh lời cho các bên. Do vậy việc thực hiện nghiêm chỉnh những nội dung đã được các bên thỏa thuận trước đó là một điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế, không phải hợp đồng thương mại nào được giao kết cũng được các bên chủ thể nghiêm chỉnh tuân thủ. Các bên có thể viện dẫn nhiều lý do khác nhau hoặc cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà hợp đồng thương mại không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Nếu việc thực hiện hợp đồng thương mại rơi vào các trường hợp bất khả kháng hoặc các trường hợp được miễn trách nhiệm thì các bên được loại trừ trách nhiệm. Còn nếu hợp đồng thương mại được xác định không thực hiện xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng từ 1 bên chủ thể thì việc áp dụng một trong các chế tài thương mại chắc chắn sẽ được đặt ra. Trong trường hợp này, để áp dụng 1 biện pháp chế tài cụ thể phải dựa trên cơ sở các căn cứ cơ bản. Một chủ thể có thể bị áp dụng một chế tài thương mại và cũng có thể bị áp dụng nhiều chế tài thương mại. Chế tài thương mại trong hoạt động thương mại có vai trò vô cùng quan trọng, có tính răn đe, giáo dục cao góp phần đảm bảo cho hợp đồng thương mại được thực hiện trên thực tế ngay cả khi có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại phát sinh. Vì vậy việc nghiên cứu và hoàn thiện chế tài thương mại theo quy định của Luật thương mại năm 2005 là hết sức quan trọng, hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể thứ 3 khác đảm bảo cho hoạt động thương mại được mở rộng hơn nữa và được phát triển toàn diện. 3
  5. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hoạt động thương mại trong giai đoạn hiện nay đang ngày càng phát triển. Các chủ thể có thể thiết lập với nhau vô số những hoạt động thương mại như mua bán hàng hóa; xúc tiến thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa; ủy thác bán hàng hóa; đại lý thương mại …Trên thực tế việc thực hiện các hoạt động thương mại nói trên được các chủ thể xác lập trên cơ sở các loại hợp đồng thương mại tương ứng. Các hợp đồng thương mại này được thiết lập trước hết là phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành mà trước hết là các quy định của hợp đồng nói chung trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và một số quy định khác của Luật thương mại năm 2005. Yêu cầu trước hết được đặt ra với các bên tham gia hợp đồng thương mại là phải thực hiện hợp đồng đó một cách nghiêm chỉnh và đầy đủ, trừ trường hợp một trong các bên rơi vào các trường hợp bất khả kháng. Đôi khi việc thực hiện hợp đồng thương mại giữa các bên lại không đáp ứng được mong muốn của các chủ thể làm cho hợp đồng thương mại không được thực hiện hoặc được thực hiện nhưng không dầy đủ. Điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, có thể là từ nguyên nhân khách quan nhưng cũng có thể từ những nguyên nhân chủ quan. Thông thường việc không thực hiện hợp đồng thương mại xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan, chủ thể các bên trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với những gì mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại thì chủ thể này sẽ bị áp dụng một trong các chế tài thương mại do Luật thương mại năm 2005 đã quy định. Tùy từng trường hợp cụ thể mà chủ thế đó có thể bị áp dụng một trong các biện pháp sau: Buộc phải thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; hủy bỏ hợp đồng hoặc bị áp dụng các biện pháp khác mà các bên thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu vì nguyên nhân khách quan mà hợp đồng thương mại không thực hiện được thì các bên có thể tự thỏa thuận với nhau để giải quyết thỏa đáng và bản thân pháp luật cũng có những quy định để miễn thực hiện trách nhiệm cho các bên như trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết. Còn khi hợp đồng thương mại không thể thực hiện do một bên chủ thể thể hiện thái độ cố ý không thực hiện, thì dù 4
  6. chủ thể phía bên kia có cố gắng thỏa thuận thì cũng không đạt được mục đích. Do đó, việc áp dụng chế tài thương mại trong trường hợp này được đánh giá là hết sức cần thiết, không những đảm bảo cho hợp đồng thương mại được thực hiện trên thực tế mà còn làm cho hoạt động thương mại được thông suốt. Chế tài thương mại không phải là một vấn đề mới được quy định trong Luật thương mại năm 2005, nó ra đời gắn liền với hoạt động thương mại, đảm bảo cho hoạt động thương mại phát triển. Trong thực tế đời sống xã hội, các hoạt động thương mại diễn ra thường xuyên và để đảm bảo sự xuyên suốt cho các hoạt động này sẽ có lúc phải cần đến chế tài thương mại. Vì vậy chế tài thương mại được xác định là một vấn đề gắn liền với hoạt động thương mại. Ngoài ra việc áp dụng chế tài thương mại còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo được quyền và lợi ích của các các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại, đặc biệt là khi chủ thể phía bên kia của hợp đồng cố ý không tuân thủ theo đúng những gì mà họ đã thỏa thuận trước đó. Ngoài ra chế tài thương mại trong một chừng mực nào đó có tính răn đe, trừng phạt cao đối với các bên chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Điều này cũng góp phần đảm bảo cho quy định của pháp luật hiện hành về các biện pháp chế tài trong hoạt động thương mại được thực hiện một cách nghiêm túc. Hơn nữa, thực tiễn xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng thương mại trong thời gian qua còn tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi, gây khó khăn cho các cơ quan giải quyết tranh chấp và các bên trong việc xác định hình thức xử lý đối với các bên có vi phạm hợp đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được xác định có thể xuất phát từ những bất cập của quy định của pháp luật hiện hành về chế tài trong thương mại. Vì vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện các biện pháp chế tài thương mại là một điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Cho đến nay các công trình nghiên cứu khoa học về tất cả các biện pháp chế tài thương mại lại chưa nhiều, hầu hết tập trung vào việc nghiên cứu các hoạt động thương mại nói chung hoặc hợp đồng thương mại….hoặc có một số công trình nghiên cứu về chế tài thương mại nhưng lại bị bó hẹp trong phạm vi nhỏ (chỉ nghiên cứu một hoặc một vài biện pháp chế tài thương mại điển hình). Trong khi đó chế tài thương mại được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 lại có rất nhiều các biện pháp khác nhau được quy định áp dụng trong những trường hợp cụ thể thì chưa được nghiên cứu tổng quát. Với những lý do cơ bản trên, tác giả đã lựa 5
  7. chọn đề tài “Pháp luật chế tài thương mại theo quy định của Luật thương mại năm 2005 – Thực trạng và giải pháp”. Mục tiêu mà đề tài hướng đến là nghiên cứu một cách tổng quát toàn bộ các biện pháp chế tài trong hoạt động thương mại, đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp chế tài này trên thực tế, trong quá trình nghiên cứu và có tiếp thu từ các học giả khác, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các biện pháp này cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện này và trong thời gian tới. 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước: Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của hoạt động thương mại và để đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động thương mại này, các bên chủ thể thường thiết lập với nhau một hợp đồng thương mại tương ứng. Các hợp đồng thương mại được hình thành một phần trên cơ sở sự tự thỏa thuận giữa các chủ thể, một phần cũng phải được hình thành trên cơ sở các quy định của pháp luật thương mại. Pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên khi những thỏa thuận này thuộc giới hạn cho phép của pháp luật. Sự tôn trọng này của pháp luật là xuyên suốt từ thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận giao kết hợp đồng… cho đến thời điểm các bên chủ thể thực hiện hợp đồng. Thông thường khi hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật, các bên sẽ tự mình thực hiện những cam kết đã được thỏa thuận. Song có những trường hợp vì lý do nào đó một trong các bên tham gia hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì lúc đó cần thiết phải có sự can thiệp của pháp luật. Chế tài tài thương mại được coi là các biện pháp khá hữu hiệu nhằm đảm bảo cho hợp đồng thương mại được thực thi trên thực tế, từ đó các hoạt động thương mại vì thế cũng được thông suốt. Thông qua các biện pháp chế tài, dù muốn hay không các chủ thể cũng phải tôn trọng hợp đồng thương mại do các bên thiết lập, đồng thời tôn trọng pháp luật hiện hành trong các hoạt động thương mại nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tích cực mà các biện pháp chế tài thương mại đem lại cho hoạt động thương mại, thì các biện pháp này cũng có những hạn chế nhất định cần được phân tích và hoàn thiện. Chính vì vậy đến nay, mặc dù không phải là một vấn đề mới nhưng chế tài thương mại đã được rất nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu. Sự nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề lớn, đó là nó được 6
  8. áp dụng cho những trường hợp nào và hiệu quả đã đạt được như các nhà lập pháp mong muốn hay không, từ đó đưa ra quan điểm hoàn thiện, sự đánh giá bản thân cá nhân về các biện pháp này. Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, về cơ bản có 6 biện pháp chế tài thương mại, trong đó chỉ có một số ít công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu toàn diện về cả 6 biện pháp này. Còn lại phần lớn các công trình nghiên cứu về chế tài thương mại dưới trong một phạm vi nhỏ hẹp (thông thường các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vào một biện pháp chế tài nào đó hoặc hai biện pháp chế tài thương mại). Dù các công trình khoa học nghiên cứu toàn diện hay chỉ một hoặc một số chế tài thương mại thì đều thể hiện được tính khoa học trong nội dung bài viết của mình. Nhìn chung trên cơ sở lý luận cơ bản, các tác giả đều đánh giá được thực trạng thực hiện của các biện pháp chế tài thương mại, từ đó đưa ra quan điểm của cá nhân trong việc hoàn thiện các biện pháp chế tài thương mại cho phù hợp với thực tiễn xã hội. Quan điểm cá nhân được các tác giả đưa ra tương đối đa dạng, mặc dù họ cùng nghiên cứu về các biện pháp chế tài trong hoạt động thương mại. Điều này giúp cho các quy định của pháp luật hiện hành về chế tài thương mại được đánh giá, được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về chế tài thương mại trong thời gian cũng cần được xem xét cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội và hoạt động thương mại trong thời gian tới. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu về chế tài thương mại trong thời gian qua như : 1) Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, tác giả Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ 2) Bình luận về biện pháp phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng thương mại, tác giả Dương Anh Sơn 3) Chế tài trong thương mại – Một số bất cập và phương hướng hoàn thiện, tác giả Đồng Thái Quang. 4) Mâu thuẫn giữa chế tài dân sự và chế tài thương mại – tác giả Nguyễn Tấn, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh 5) Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt nam, tác giả Mai Phương 6) Chế tài cho việc không thực hiện đúng hợp đồng, TS. Đỗ Văn Đại 7
  9. 7) Vấn đề thực hiện không đúng hợp đồng trong pháp luật thực định Việt Nam, tác giả Nguyễn Phương, năm 2014 8) Khóa luận tốt nghiệp «Tìm hiểu các chế tài thương mại theo quy định của Luật thương mại năm 2005 » năm 2013 9) Khóa luận tốt nghiệp «Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại», năm 2013 10) Tiểu luận « Phân tích các hình thức chế tài trong hợp đồng mua bán tài sản và các hình thức chế tài trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Luật thương mại », năm 2013. 11) Khóa luận tốt nghiệp «Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Phương Mai, năm 2013 12) Luận văn thạc sĩ « So sánh các chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế », Phạm Thị Ngọc Ánh, năm 2014 13) Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, tác giả Đỗ Văn Đại 14) Bàn về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, TS. Phan Thị Thanh Thủy 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Không chỉ ở Việt Nam mà ở một số quốc gia khác trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ… hoạt động thương mại được đánh giá ngày một phát triển và các hoạt động thương mại này đều được pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật thương mại. Những hoạt động thương mại này được thiết lập thông qua hợp đồng thương mại và được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Trong trường hợp hợp đồng thương mại được thiết lập mà các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì pháp luật ở các quốc gia này sẽ có những biện pháp chế tài phù hợp nhằm đảm bảo tính thực thi của hợp đồng thương mại. Như vậy, cũng có nét tương đồng với pháp luật thương mại Việt Nam, chế tài thương mại ở một số quốc gia trên thế giới cũng được đặc biệt quan tâm. Chế tài thương mại được quy định trong pháp luật thương mại ở các quốc gia này bao gồm các biện pháp buộc thực hiện hợp đồng; bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng và biện pháp hủy hợp đồng. Các biện pháp chế tài này về cơ bản giống với quy định của pháp luật thương mại Việt Nam. Tuy nhiên tùy theo sự phát triển kinh 8
  10. tế - xã hội của mỗi quốc gia mà các biện pháp này được quy định cho phù hợp nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động thương mại nói chung. Đến nay với các quy định của pháp luật về vấn đề chế tài trong hoạt động thương mại, nhiều tác giả khác nhau trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu nhất định. Sự nghiên cứu này có thể tập trung vào tất cả các biện pháp chế tài thương mại nói trên, nhưng cũng có những công trình của một số tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một hoặc một vài biện pháp chế tài thương mại. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều thể hiện được quan điểm, cũng như sự đánh giá của các tác giả về các quy định của pháp luật hiện hành về các biện pháp chế tài. Thông thường định hướng mà các tác giả nghiên cứu là hướng tới dự đoán việc áp dụng các biện pháp chế tài trong hoạt động thương mại. Sau đó đưa ra quan điểm của mình xem những biện pháp này thực chất đã phù hợp hay chưa thật sự phù hợp. Trong trường hợp tác giả xác định nó chưa phù hợp thì nguyên nhân nào sẽ được xác định là nguyên nhân chủ yếu. Từ đó tác giả sẽ đưa ra giải pháp hoàn thiện dựa trên việc xác định các nguyên nhân chủ yếu này. Trong các công trình nghiên cứu của mình họ tập trung nghiên cứu về điều kiện áp dụng các biện pháp chế tài và bình luận có hay không sự phù hợp của chế tài thương mại trong hoạt động thương mại. Cuối cùng là đưa ra các giải pháp hoàn thiện cụ thể cho quy định của pháp luật về các biện pháp chế tài thương mại. Có thể thấy rằng việc nghiên cứu của các tác giả này có sự khác biệt so với các tác giả ở Việt Nam. Các tác giả Việt Nam sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành sẽ tập trung vào đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Còn các tác giả nước ngoài khi nghiên cứu về các biện pháp chế tài thì lại đưa ra quan điểm mang tính chất dự đoán (hoàn toàn mang tính chủ quan) của con người. Đối với một số quốc gia theo hệ thống pháp luật án lệ (Common Law) thì công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên có một vai trò đặc biệt quan trọng, có thể là một cơ sở pháp lý quan trọng, một tập quán pháp lý quan trọng để áp dụng các biện pháp chế tài thương mại trong hoạt động thương mại nói chung. Các quy định về chế tài thương mại ở các quốc gia này thường mang tính khái quát cao, vì vậy các công trình nghiên cứu về vấn đề này cũng được thể hiện, nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quát. Có thể kể đến một số bài viết, công trình nghiên cứu điển hình như: 1) E.A Vaxilep, Luật dân sự, thương mại ở các nước tư bản 1999 9
  11. 2) Albert H. Kritzer. CISG: table of Contracting States, accessed date 14/6/2014 3) Avery W. Kats, Remedies for breach of contract under the CISG. 4) Alexander von Ziegler, The right of suspension and stoppage in transit, Journal of Law and Commerce 5) Urich Magnus, The Remedy of Avoidance of Contract Under CISG – General Remarks and Special Cases. 6) John Y. Gotanda, Using the UNIDROIT principles to fill gaps in the CISG, Hart Publishing, 2008 7) UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sales of Goods, accessed date 2/6/2014 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ TRONG ĐỀ TÀI Đề tài tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau: - Những vấn đề lý luận cơ bản trong quy định của pháp luật về chế tài thương mại, việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các quy định trong Luật thương mại năm 2005 - Nghiên cứu mối quan hệ giữa các chế tài thương mại trong hoạt động thương mại. - Nghiên cứu và so sánh vấn đề chế tài thương mại theo quy định của Luật thương mại với quy định về chế tài thương mại của một số quốc gia khác và Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa - Trên cơ sở lý luận, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng trong quy định của pháp luật về chế tài thương mại theo quy định của Luật thương mại năm 2005 - Tử việc tìm ra những điểm hạn chế trong quy định của pháp luật về chế tài thương mại, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này theo quy định của Luật thương mại năm 2005 1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Chế tài thương mại là một trong những quy định quan trọng trong nội dung điều chỉnh của Luật thương mại. Nó có tác động trực tiếp đến hoạt động thương mại nói chung mà cụ thể là hợp đồng thương mại giữa các chủ chể. Do vậy, để nghiên cứu một cách tổng quát, toàn diện hơn thì đề tài tập trung vào 2 hướng mục tiêu cơ bản như sau: 10
  12. + So sánh được các quy định của Luật thương mại với quy định pháp luật về chế tài thương mại của một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa... để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. Ngoài ra còn nghiên cứu quy định của pháp luật về chế tài thương mại được quy định trong Luật thương mại với quy định của pháp luật hiện hành về chế tài nói chung mà cụ thể là trong quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam trong thời gian qua. Đây chính là các mục tiêu đầu tiên mà tác giả đặt ra trước khi nghiên cứu các nội dung cụ thể trong quy định của pháp luật thương mại về chế tài thương mại. Từ đó có sự đánh giá và đưa ra cái nhìn chung nhất liên quan đến việc điều chỉnh của pháp luật về chế tài thương mại ở Việt Nam + Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu đã được đề ra và trên cơ sở nghiên cứu pháp luật hiện hành về chế tài thương mại, đề tài hướng đến mục tiêu cụ thể là có thể đánh giá một cách toàn diện nhất về vấn đề này, tìm ra những điểm bất cập, hạn chế để từ đó đưa ra một số giải pháp nhất định nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế tài thương mại trong thời gian tới, đảm bảo cho việc áp dụng các quy định của pháp luật về chế tài thật sự được phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp chế tài trên cơ sở những quy định của Luật thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra đề tài còn nghiên cứu chế tài thương mại trên cơ sở có sự so sánh với quy định pháp luật về chế tài thương mại của một số quốc gia khác trên thế giới đặc biệt là giữa công ước Viên năm 1980 với Luật Thương mại năm 2005. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về chế tài thương mại từ năm 2005 đến nay. 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu và đóng vai trò quan trọng khi nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật liên quan đến chế tài thương mại. Việc thu thập tài liệu bao gồm cả tài liệu trong nước và tài liệu nước ngoài về vấn đề này. 11
  13. Đây là cơ sở quan trọng để có thể đánh giá được những bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật về chế tài thương mại, dẫn chiếu các quy định của pháp luật nước ngoài, gợi mở hướng kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chế tài thương mại + Phương pháp so sánh: Ngoài các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến chế tài thương mại, đề tài còn tập trung nghiên cứu pháp luật về chế tài thương mại của một số quốc gia khác như Trung quốc, Pháp, Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế... từ đó tìm ra điểm tương đồng và điểm khác biệt với quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Từ đó rút ra bài học cho pháp luật Việt Nam khi quy định về chế tài thương mại mà các quốc gia khác đã có quy định tiến bộ về vấn đề này. Tuy nhiên, việc rút ra bài học cho pháp luật Việt Nam về vấn đề này phải phù hợp với điều kiện kinh tế ở Việt Nam + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản, cần đánh giá tổng quát lại những vấn đề cần được nghiên cứu liên quan đến các quy định của pháp luật về chế tài thương mại. Từ đó đưa ra những đánh giá chung nhất, cũng như đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này 1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài có kết cấu gồm 3 chương: - Chương 1: Những lý luận cơ bản của pháp luật về chế tài thương mại - Chương 2: Thực trạng trong quy định của pháp luật về chế tài thương mại - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về chế tài thương mại 12
  14. CHƯƠNG II: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chế tài thương mại 2.1.1.1. Khái niệm chế tài thương mại Để hiểu rõ khái niệm chế tài thương mại thì cần thiết phải làm rõ khái niệm chế tài nói chung. Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể nhất định để đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật. Các biện pháp tác động được nêu trong bộ phận chế tài sẽ được áp dụng với các chủ thể bị coi là vi phạm pháp luật không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã được đưa ra trong phần quy định của quy phạm pháp luật khi rơi vào điều kiện, hoàn cảnh được quy định trong phần giả định của quy phạm pháp luật. Các hình thức chế tài đa dạng bao gồm chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự và chế tài kỷ luật. Mỗi một loại chế tài nói trên đều được pháp luật quy định cụ thể từ việc áp với chủ thể nào, ai là người có thẩm quyền áp dụng, bao gồm những biện pháp cụ thể là gì…. Chế tài thương mại là một dạng chế tài dân sự theo nghĩa rộng, nên về cơ bản nó sẽ có những nét tương đồng của chế tài nói chung và chế tài dân sự nói riêng. Tuy nhiên, khi áp dụng trong hoạt động thương mại thì chế tài thương mại sẽ có đặc thù riêng có của nó, Luật thương mại năm 2005 không đưa ra khái niệm cụ thể về chế tài thương mại mà chỉ liệt kê các loại chế tài có thể được áp dụng khi có vi phạm hợp đồng thương mại đó là buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng; hủy bỏ thực hiện hợp đồng và các biện pháp khác do các bên tự thỏa thuận không trái với nguyên tắc của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Chế tài thương mại là một loại chế tài phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại hay nói một cách chính xác hơn chế tài thương mại được áp dụng khi một trong hai bên chủ thể vi phạm hợp đồng thương mại. Vi phạm hợp đồng thương mại được Luật thương mại năm 2005 quy định rõ “là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên” (Khoản 12 Điều 3). 13
  15. Như vậy có thể thấy được Luật thương mại năm 2005 tiếp cận khái niệm chế tài thương mại là các biện pháp tác động bất lợi về tài sản của bên có quyền lợi bị vi phạm đối với chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp đồng thương mại. Theo đó, chế tài thương mại được áp dụng với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các cam kết trong hợp đồng thương mại và bên có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại phải gánh chịu một hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra. Việc áp dụng chế tài thương mại nào được coi là phù hợp thì nó phải tương ứng với mỗi hành vi vi phạm và tính chất của mỗi hành vi vi phạm của các chủ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại. 2.1.1.2. Đặc điểm chế tài thương mại Chế tài thương mại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng thương mại và mỗi loại chế tài thương mại được áp dụng trong những điều kiện hoàn cảnh riêng biệt. Tuy nhiên trên cơ sở chung nhất, các loại chế tài đều có những đặc trưng cơ bản như sau: - Thứ nhất là, về căn cứ áp dụng (phát sinh): Chế tài thương mại sẽ phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại. Trong khi các chế tài pháp lý khác được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật nói chung thì chế tài thương mại sẽ phát sinh đối với những hành vi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng thương mại do các bên đã thỏa thuận. Sở dĩ có đặc trưng này cũng chính do xuất phát từ tính chất của hợp đồng thương mại là do các bên thỏa thuận thiết lập. Vậy nên khi hợp đồng thương mại có hiệu lực phát luật mà các bên không tôn trọng những gì đã thỏa thuận thì việc bị áp dụng một trong các loại chế tài thương mại là điều tất yếu sẽ xảy ra. - Thứ hai là tính chất tài sản của chế tài thương mại: Yếu tố tài sản xuất hiện khi chế tài thương mại được áp dụng thể hiện rằng, bên vi phạm phải dùng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình để thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ này phát sinh có thể do sự thỏa thuận của hai bên hoặc do pháp luật quy định. Ngoài ra tính chất tài sản của chế tài thương mại còn được thể hiện thông qua việc, bên vi phạm còn phải chịu chi phí hợp lý cho việc khắc phục những hậu quả phát sinh từ hành vi vi phạm của mình - Thứ ba là chủ thể bị xâm phạm quyền và lợi ích có quyền lựa chọn một trong các biện pháp chế tài thương mại do Luật thương mại năm 2005 quy định. 14
  16. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp chế tài nào là hợp lý cần phải dựa trên quy định của pháp luật. Do vậy các bên chủ thể đặc biệt là bên bị xâm phạm quyền và lợi ích trong hợp đồng thương mại cần có sự vận dụng đúng đắn quy định của pháp luật để áp dụng các chế tài thương mại cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Chẳng hạn, chế tài phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng nếu các bên có sự thỏa thuận với nhau. Do đó, vấn đề đặt ra là nếu khi một bên vi phạm một hoặc nhiều điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại chỉ có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng khi trước đó cả hai bên đã có thỏa thuận về việc áp dụng biện pháp chế tài này. - Thứ tư là các chế tài thương mại được áp dụng trực tiếp đối với bên có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại. Bằng tài sản, bằng hành vi và thái độ của mình bên vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng phải tự mình thực hiện nhằm khắc phục những hậu quả đã xảy ra trong quan hệ hợp đồng thương mại với bên có quyền và lợi ích bị xâm hại. Đặc trưng này xuất phát từ tính chất của hợp đồng thương mại, do chính hai bên chủ thể thỏa thuận, giao kết hình thành nên hợp đồng nên nghĩa vụ này nếu không có sự thỏa thuận khác thì lẽ tất nhiên sẽ được đặt ra cho chính bản thân chủ thể vi phạm hợp đồng thương mại. - Thứ năm là mục đích của chế tài thương mại là nhằm hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng thương mại và cũng nhờ có các biện pháp chế tài thương mại này mà hoạt động thương mại được phát triển trong đời sống xã hội1 2.1.2. Chế tài thương mại theo quy định của Công ước Viên năm 1980 (CISG) và Luật thương mại năm 2005 - một vài điểm tương đồng và khác biệt Chế tài thương mại là một nội dung quan trọng có trong pháp luật thương mại của bất kỳ một quốc gia nào bởi chế tài thương mại đảm bảo cho hoạt động thương mại được thực hiện nghiêm túc đặc biệt khi xảy ra tranh chấp giữa các bên chủ thể, khi phát sinh hành vi vi phạm hợp đồng thương mại. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu các quy định của Công ước Viên năm 1980 về chế tài thương mại. Lý do mà tác giả nghiên cứu Công ước Viên về chế tài thương mại là bởi Công ước Viên năm 1980 có rất nhiều các thành viên là các quốc gia khác nhau thỏa thuận hoặc thừa nhận giá trị pháp lý của Công ước về hoạt động thương mại nói chung. Vì vậy trên cơ sở 1 http://luatduonggia.vn 15
  17. nghiên cứu Công ước Viên năm 1980 về vấn đề này, tác giả cũng thấy được tinh thần trong quy định pháp luật của các quốc gia đó về chế tài thương mại. Từ đó có sự so sánh, đối chiếu để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam về chế tài thương mại với các quốc gia khác. Có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa Luật thương mại và Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa là không có quy định về chế tài phạt vi phạm hợp đồng. Sự khác biệt này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, do tính chất của hoạt động thương mại ở Việt Nam có đặc thù riêng so với các quốc gia khác… Tuy vậy không có nghĩa là các chế tài khác được quy định trong Luật thương mại và Công ước Viên năm 1980 có sự giống nhau hoàn toàn. Thực tế cho thấy, giữa chúng có đôi chút khác biệt: - Thứ nhất về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng: Công ước Viên năm 1980 và Luật thương mại năm 2005 đều cho phép chủ thể vi phạm được thực hiện một trong hai biện pháp là sửa chữa hoặc thay thế hàng hóa. Thế nhưng Luật thương mại Việt Nam lại chưa chỉ ra được sẽ áp dụng sửa chữa và thay thế hàng hóa như thế nào, trong khi Công ước Viên năm 1980 lại quy định rõ việc áp dụng biện pháp sửa chữa khi hành vi của một bên cấu thành vi phạm cơ bản, còn các trường hợp vi phạm khác sẽ áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa. Do đó vấn đề đặt ra là phải xác định được vi phạm cơ bản và vi phạm thông thường. Có thể hiểu vi phạm cơ bản là vi phạm gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bên vi phạm, làm cho bên này không đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng `- Thứ hai về chế tài bồi thường thiệt hại: Luật thương mại năm 2005 và Công ước Viên năm 1980 đều quy định các thiệt hại được bồi thường khi một bên chủ thể vi phạm hợp đồng bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ. Tuy nhiên việc áp dụng biện pháp này cụ thể lại có sự khác biệt một chút liên quan đến tính chất của thiệt hại. Công ước Viên năm 1980 cho phép áp dụng khi xuất hiện tính có thể dự đoán trước của thiệt hại đối với bên vi phạm, còn Luật thương mại năm 2005 thì dựa vào tính trực tiếp và tính thực tế “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà 16
  18. bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm” (Khoản 2 Điều 302) - Thứ ba là về chế tài hủy hợp đồng Công ước Viên năm 1980 và Luật thương mại năm 2005 đều quy định chế tài hủy hợp đồng chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Khoản 3 Điều 13 Luật thương mại năm 2005 quy định “Sự vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Điều 25 của Công ước Viên năm 1980 quy định “Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”. Sự khác biệt trong hai quy định trên được thể hiện ở chỗ, Công ước Viên năm 1980 còn xác định rõ các trường hợp bất khả kháng không được coi là vi phạm hợp đồng khi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được khị người đó rơi vào điều kiện, hoàn cảnh tương tự. Quy định này trong Công ước Viên năm 1980 thể hiện sự cụ thể hóa hơn so với Luật thương mại năm 2005 của Việt Nam. Vì vậy việc vận dụng quy định này cho hoạt động thương mại theo Công ước Viên năm 1980 được rõ ràng, chính xác hơn. Nhìn chung giữa Công ước Viên năm 1980 và Luật thương mại năm 2005 đều có điểm tương đồng và sự khác biệt. Tuy nhiên mức độ tương đồng cũng có sự khác nhau, Công ước Viên năm 1980 quy định cụ thể và chi tiết hơn. Luật thương mại năm 2005 không đưa ra dẫn chiếu cụ thể và tỉ mỉ như các quy định của Công ước nhưng trên cơ sở các quy định của pháp luật, các bên vẫn có thể áp dụng được một cách đúng đắn theo đúng tinh thần của pháp luật. Ngoài nét tương đồng thì sự khác biệt cũng là điểm dễ nhận thấy trong quy định của hai văn bản pháp luật. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, sự khác biệt giữa Công ước Viên năm 1980 và Luật thương mại năm 2005 không tạo nên sự mâu thuẫn đối kháng trong quá trình thực thi chúng trên thực tế. Bên cạnh đó, Công ước Viên năm 1980 hỗ trợ cho việc áp dụng chế tài thương mại theo quy định của Luật thương mại năm 2005 được rõ ràng và cụ thể hơn 17
  19. 2.2. VAI TRÒ CỦA CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Có thể nói rằng chế tài thương mại gắn liền với hoạt động thương mại nói chung và với hợp đồng thương mại nói riêng. Vì vậy vai trò to lớn của chế tài thương mại là không thể phủ nhận bởi: - Chế tài thương mại góp phần đảm bảo cho hợp đồng thương mại được thực hiện trên thực tế. Thông thường khi hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật, các bên phải tuân thủ theo những gì mà các bên đã thỏa thuận, nhưng trên thực tế có không ít các trường hợp một trong hai bên không thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được thỏa thuận, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, làm cho hợp đồng thương mại bị gián đoạn và đương nhiên hoạt động thương mại bị đình chệ. Vì vậy chế tài thương mại trong trường hợp này được coi là một trong những yếu tố đảm bảo cho hợp đồng thương mại được thực hiện nghiêm túc. - Chế tài thương mại có vai trò to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng thương mại. Chế tài thương mại được pháp luật quy định trước hết là để ngăn ngừa và hạn chế hành vi vi phạm hợp đồng thương mại hoặc khi đã xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng thương mại thì chế tài thương mại yêu cầu các bên phải thực hiện các hoạt động như khôi phục tình trạng ban đầu, hay bồi hoàn lại những tổn thất đã phát sinh. Vì vậy suy cho cùng là cũng nhờ có các biện pháp chế tài thương mại mà quyền và lợi ích của các bên được đảm bảo. - Chế tài thương mại có vai trò tăng cường ý thức tuân thủ hợp đồng thương mại giữa các bên. Tính chất răn đe của chế tài thương mại có tác động đến ý thức của các bên chủ thể, vì vậy các chủ thể trong hợp đồng thương mại sẽ nhận thức được trước hết là những nghĩa vụ của mình phải thực hiện trước phía chủ thể bên kia. Do đó, nếu chủ thể bên này không thực hiện sẽ phải gánh chịu những yếu tố bất lợi và hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm của mình đã gây ra cho chủ thể phía bên kia. Trên cơ sở đó các bên tự nhận thức để có thể đưa ra những hành vi phù hợp với những điều khoản đã được thỏa thuận xây dựng nên trong hợp đồng thương mại. - Chế tài thương mại có vai trò phòng ngừa vi phạm phạm luật trong hợp đồng thương mại. Vai trò phòng ngừa của chế tài thương mại được đặt ra khi các 18
  20. bên chưa có vi phạm hợp đồng thương mại. Luật thương mại năm 2005 cho phép các bên áp dụng một trong các chế tài thương mại khi các bên có thỏa thuận (ví dụ như chế tài phạt vi phạm hợp đồng) hoặc ngay cả khi các bên không có sự thỏa thuận thì vẫn có thể áp dụng biện pháp chế tài khác (ví dụ như bồi thường thiệt hại). Quy định này có tác động mạnh mẽ vào ý thức của các bên nhằm nâng cao tinh thần hợp tác thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng qua đó ngăn ngừa vi phạm xảy ra. - Chế tài thương mại là một trong những nội dung được quy định trong Luật thương mại năm 2005 góp phần đảm bảo quyền tự do thỏa thuận của các bên trong hoạt động thương mại. Ngoài các chế tài được Luật thương mại quy định như buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng thì pháp luật còn cho phép các bên được thỏa thuận các biện pháp khác mà không trái với quy định của pháp luật. Chính điều này đã góp phần làm tăng thêm sự tự do thỏa thuận của các chủ thể giúp hoạt động thương mại ngày càng phát triển. 2.3. NỘI DUNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005 Chế tài thương mại là một nội dung được quy định cụ thể trong Luật thương mại năm 2005 với nhiều vai trò quan trọng, có tác động trực tiếp đến quá trình thực hiện hợp đồng thương mại giữa các bên chủ thể, từ đó tạo sự phát triển ổn định cho nền kinh tế của đất nước. Điều 292 quy định sáu chế tài thương mại cụ thể có thể được áp dụng khi một bên chủ thể vi phạm hợp đồng thương mại bao gồm, buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng. Ngoài các chế tài thương mại này, các bên có thể thỏa thuận “các biện pháp khác mà không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế”. Căn cứ chung để áp dụng các chế tài thương mại nói trên là: - Một là, một trong hai bên chủ thể có hành vi vi phạm: Căn cứ này cần phải được xác định trên thực tế và phải đưa ra được trong việc áp dụng với tất cả chế tài thương mại. Nếu các bên không thể chứng minh được hành vi vi phạm của các bên thì cũng có nghĩa là không có chuyện áp dụng một trong các chế tài 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2