intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Thực trạng và giải pháp" nhằm đề xuất mô hình đào tạo trực tuyến phù hợp với điều kiện cụ thể tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội; Đề xuất các giải pháp nghiên cứu mang tính ứng dụng để công tác đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đạt hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Thực trạng và giải pháp

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MÃ SỐ: ĐTCT.2021.123 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Đạt Tiến HÀ NỘI – NĂM 2021
  2. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MÃ SỐ: ĐTCT.2021.123 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Đạt Tiến Thành viên: - TS. Phương Hữu Từng - ThS. Lê Thị Thu HÀ NỘI – NĂM 2021
  3. 3 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... 5 DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................6 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................7 DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... 8 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................9 2. Lịch sử tình hình nghiên cứu ..................................................................................... 10 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................13 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................13 5. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................ 14 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 14 7. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................14 8. Kết cấu của đề tài.......................................................................................................15 Chương 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC .....................................................................................................16 1.1. Căn cứ pháp lý về đào tạo trực tuyến......................................................................16 1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo trực tuyến ........................................................................17 1.2.1. Đào tạo ................................................................................................................17 1.2.2. Đào tạo trực tuyến............................................................................................... 18 1.2.3. Lớp học kỹ thuật số (Digital learning) ............................................................... 20 1.2.4. Lớp học ảo (Virtual Learning) ............................................................................22 1.3. Các mô hình đào tạo trực tuyến ..............................................................................23 1.3.1. Mô hình đào tạo kết hợp (blended learning) ...................................................... 23 1.3.2. Mô hình đào tạo kết hợp tiếp cận năng lực......................................................... 27 1.3.3. Mô hình đào tạo trực tuyến đầy đủ .....................................................................30 1.4. Cấu trúc hệ thống đào tạo trực tuyến ......................................................................32 1.4.1. Hạ tầng truyền thông và mạng ............................................................................32 1.4.2. Hạ tầng phần mềm .............................................................................................. 33 1.4.3. Nội dung đào tạo .................................................................................................34 1.4.4. Các yêu cầu khác ................................................................................................ 38 1.4.5. Khung tiêu chí đánh giá cơ sở giáo dục về đào tạo trực tuyến. .......................... 38 1.5. Sự cần thiết đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ....................... 40 1.5.1. Lý do ứng dụng đào tạo trực tuyến .....................................................................40 1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo trực tuyến .................................................... 43 1.5.3. Cách thức đào tạo trực tuyến ..............................................................................44
  4. 4 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI...................................................................................................................46 2.1. Khảo sát thực trạng đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ...........46 2.1.1. Giai đoạn 2013-2018 .......................................................................................... 47 2.1.2. Giai đoạn 2019 - đến nay .................................................................................... 51 2.2. Đánh giá chung .......................................................................................................66 2.2.1. Ưu điểm ..............................................................................................................66 2.2.2. Hạn chế ...............................................................................................................67 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI HIỆN NAY ...................................................70 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp .................................................................................70 3.1.1. Nguyên tắc kế thừa và phát triển ........................................................................70 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hợp lý .........................................................................70 3.1.3. Nguyên tắc hệ thống và đồng bộ ........................................................................71 3.2. Lựa chọn mô hình triển khai đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 71 3.2.1. Tiêu chí lựa chọn .................................................................................................71 3.2.2. Phương án lựa chọn ............................................................................................. 72 3.3. Phương pháp triển khai đào tạo trực tuyến ............................................................. 73 3.3.1. Xây dựng chương trình đào tạo ...........................................................................73 3.3.2. Đảm bảo đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên hỗ trợ ĐTTT ...................................74 3.3.3. Chuẩn bị nội dung bài giảng, kiểm tra đánh giá ..................................................75 3.3.4. Ứng dụng phần mềm quản lý đào tạo ..................................................................76 3.3.5. Công tác quản lý đào tạo trực tuyến ....................................................................80 3.4. Khuyến nghị thực thi giải pháp ..............................................................................81 3.4.1. Đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội .............................................................. 83 3.4.2. Đối với viên chức, người lao động của Nhà trường ............................................89 KẾT LUẬN ...................................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 92 PHỤ LỤC 1 Mẫu phiếu khảo sát hoạt động đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội....................................................................................................................... 94 PHỤ LỤC 2 Bộ phần mềm Office 365 của Microsoft ................................................103 PHỤ LỤC 3 Hệ thống đào tạo trực tuyến sử dụng phần mềm mã nguồn mở Moodle .....................................................................................................................................109
  5. 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông 3 CDIO Conceive–Design–Implement–Operate (Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra) 4 CĐR Chuẩn đầu ra 5 CFB Dạy học bán trực tuyến (Sự kết hợp giữa CDIO, Flipped learning, Blended learning) 6 CFO Dạy học hoàn toàn trực tuyến (Sự kết hợp giữa CDIO, Flipped learning và Online learning) 7 CNTT Công nghệ thông tin 8 CTĐT Chương trình đào tạo 9 ĐTTT Đào tạo trực tuyến 10 ĐTTX Đào tạo từ xa 11 LAN Local Area Network (Mạng nội bộ) 12 LCMS Learning Course Management System 13 LMS Learning Management System 14 RTC Real Time Conference - Hội nghị/đào tạo theo thời gian thực
  6. 6 DANH MỤC BẢNG Bảng 1-Danh mục tiêu chí đánh giá khóa học e-Learning (Dành cho khóa học e- Learning được xây dựng trên hệ thống quản lý nội dung học tập) ............................... 38 Bảng 2-Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học nhằm phát huy vai trò của công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp giảng dạy trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2014- 2018 (Nguồn: Báo cáo tự đánh giá 2014-2018 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội) ...........49 Bảng 3-Máy tính, mạng máy tính phục vụ nhu cầu viên chức và học sinh, sinh viên trong Nhà trường ..................................................................................................................... 49 Bảng 4 - Đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ cho ĐTTT ......................................50 Bảng 5-Đánh giá khả năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý đào tạo ..................58 Bảng 6- Tổng hợp các ý kiến nêu thuận lợi, khó khăn của việc đào tạo trực tuyến .....61 Bảng 7 - Bảng phân công công việc giữa các cá nhân, đơn vị trong hệ thống ĐTTT ..80
  7. 7 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1-Đánh giá về mức độ đáp ứng của giảng viên, CBQL về hoạt động đào tạo trực tuyến tại đơn vị ..............................................................................................................54 Biểu đồ 2-Phản hồi của chuyên viên đánh giá về mô hình giảng dạy trực tuyến đang áp dụng tại Trường .............................................................................................................54 Biểu đồ 3-Phản hồi của người học đánh giá về mô hình giảng dạy trực tuyến đang áp dụng tại Trường .............................................................................................................55 Biểu đồ 4-Nguyện vọng của người dạy đối với đào tạo trực tuyến .............................. 56 Biểu đồ 5-Năng lực ứng dụng công nghệ của người dạy khi sử dụng phần mềm, thiết bị để dạy học ...................................................................................................................... 57 Biểu đồ 6-Khảo sát về năng lực sử dụng CNTT của người học để tham gia các lớp học trực tuyến ....................................................................................................................... 58 Biểu đồ 7-Khảo sát lãnh đạo quản lý về mức độ sẵn sàng của đơn vị trong triển khai dạy học trực tuyến ................................................................................................................59 Biểu đồ 8-Khảo sát chuyên viên về mức độ sẵn sàng của đơn vị trong triển khai dạy học trực tuyến ....................................................................................................................... 60 Biểu đồ 9-Khảo sát về việc lựa chọn học phần để học trực tuyến ................................ 60 Biểu đồ 10-Khảo sát ý kiến giảng viên về sự phù hợp của CTĐT để ĐTTT ................63 Biểu đồ 11-Đánh giá sự phù hợp ĐTTT của các học phần ...........................................63 Biểu đồ 12-Khảo sát lựa chọn mô hình đào tạo trực tuyến ...........................................64 Biểu đồ 13 - Mô hình quản lý công tác đào tạo trực tuyến ...........................................80
  8. 8 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1-Thiết bị hỗ trợ kết nối hình ảnh, âm thanh tương thích với các phần mềm Video Conference ..........................................................................................................33 Hình 2- Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong học tập ................................ 42 Hình 3-Giao diện phiếu khảo sát về dạy- học trực tuyến bằng Google form ................52 Hình 4 - Màn hình phản hồi của người học trong phiếu online ....................................62 Hình 5 - Ý kiến phản hồi của thầy cô về mong muốn xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến .............................................................................................................................. 65 Hình 6 - Mô hình cơ bản cho việc quản lý đào tạo trực tuyến chuẩn e-Learning .........77 Hình 7 - Sơ đồ phân luồng chức năng hệ thống ĐTTT .................................................78 Hình 8 - Giao diện quản lý người dùng trên Microsoft 365 ..........................................84 Hình 9 - Thí điểm quản lý lớp học trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams..........84 Hình 10 - Tổ chức các lớp tập huấn sử dụng các phần mềm trong Office 365 .............85 Hình 11 - Phiếu khảo sát phục vụ kiểm định chương trình đào tạo trực tuyến .............85
  9. 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài E-Learnning (Electronic Learning) là thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Nói cách khác e-Learning chính là quá trình sử dụng các công nghệ đa phương tiện mới và Internet để nâng cao chất lượng học tập. Mặc dù xuất hiện từ rất sớm ở phương Tây dưới hình thức đào tạo từ xa, nhưng sang thế kỷ XXI, e-Learning mới thực sự phát triển và trở thành mô hình đào tạo trực tuyến được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn. Từ đó, các công trình khoa học nghiên cứu về e-Learning ngày càng nhiều đáp ứng yêu cầu ứng dụng e-Learning trong thực tế. Đối với các cơ sở đào tạo, e-Learning có ý nghĩa trong việc đa dạng hóa hình thức đào tạo, tăng sự lựa chọn hình thức học tập cho người học, có thể duy trì học tập trong điều kiện cả người dạy và người học không thể đến trường (Covid-19). Khai thác mô hình này cũng có thể giúp các cơ sở đào tạo tiết kiệm chi phí duy trì phòng học thực tế, giúp Nhà trường giải quyết vấn đề sắp xếp thời gian đối với giảng viên, một giảng viên có thể đảm nhiệm giảng dạy nhiều lớp học mà không bị quá tải. Đối với giảng viên, dạy học trực tuyến giúp giảng viên phát huy được khả năng ứng dụng công nghệ vào giảng dạy; tiết kiệm được thời gian di chuyển; chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học và có điều kiện thiết kế bài học một cách phong phú và đa dạng; dễ dàng tích hợp công nghệ dạy học hiện đại vào bài giảng mà không bị phụ thuộc vào điều kiện vật chất của cơ sở đào tạo. Đối với người học, trong môi trường học tập trực tuyến, người học hoàn toàn có thể làm chủ được hoạt động học tập, họ có thể học tập ở bất cứ đâu miễn là có kết nối Internet và quyết định tiến độ học tập của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Người học cũng sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí dành cho việc học, điều này giúp cho người học dễ dàng duy trì việc học hơn trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Mặc dù e-Learning có rất nhiều ưu việt, tuy nhiên không phải bất cứ cơ sở đào tạo nào triển khai e-Learning cũng thu được kết quả như mong muốn. Bởi lẽ, e-Learning là một hình thức học tập tương đối mới mẻ, việc ứng dụng elearning
  10. 10 đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả nhân lực, vật lực, nó có thể làm thay đổi đáng kể các hoạt động đào tạo và hỗ trợ đào tạo vốn đã thành quy trình của các Nhà trường. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, năm học 2019-2020 và 2020-2021 đã triển khai đào tạo trực tuyến. Hoạt động đào tạo trực tuyến của Nhà trường trong hai năm vừa qua đã có ý nghĩa rất lớn giúp Nhà trường duy trì việc học khi dịch bênh Covid 19 vẫn có những diễn biến hết sức phức tạp. Tuy nhiên, việc đào tạo trực tuyến thời gian qua diễn ra trong điều kiện tương đối khẩn cấp, có thể nói đây là một giải pháp tình thế để đối phó với dịch bệnh, vì vậy chất lượng đào tạo trực tuyến chưa được như kỳ vọng của Nhà trường, giảng viên cũng như người học. Các hạn chế thấy rõ nhất đó là cơ sở vật chất của cả giảng viên và người học còn gặp nhiều khó khăn như thiết bị dạy và học, đường truyền mạng, phần mềm hỗ trợ còn gặp lỗi, chương trình đào tạo, nội dung bài giảng chưa theo chuẩn e- learning… Nói chung, công tác giảng dạy trực tuyến trong thời gian qua chỉ mang tính chất giải pháp tình thế, chuyển từ trạng thái làm việc trực tiếp sang làm việc từ xa qua mạng Internet. Với mong muốn đánh giá thực tế chất lượng đào tạo trực tuyến của Nhà trường trong thời gian vừa qua, khảo sát nhu cầu, nguyện vọng của người học, đánh giá các điều kiện thực tế của Nhà trường cho đào tạo trực tuyến thời gian tới chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình với mục đích đưa ra được mô hình đào tạo trực tuyến phù hợp và đề xuất những giải pháp để mô hình sớm được ứng dụng trên thực tế. 2. Lịch sử tình hình nghiên cứu Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, giáo dục là một trong những ngành được ưu tiên đầu tư nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới. Với định hướng đó, Việt Nam đã quyết định đưa công nghệ thông tin vào tất cả mọi cấp độ giáo dục nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập trong tất cả các môn học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ các công cụ và kỹ năng cho kỷ nguyên thông tin. Từ những năm 2003 nhiều nghiên cứu về e-Learning đã được thực hiện. Từ đó đến nay đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của e-Learning, các Hội thảo nghiên cứu về e-Learning cũng được tổ chức. Năm 2016, Hội thảo khoa học “Phổ biến e-Learning trong giáo dục đại học tại Trung tâm mạng thông tin trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”. Hội thảo tập
  11. 11 trung vào vấn đề xây dựng mô hình hoạt động và những ứng dụng tích cực của e- Learning trong dạy – học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội và đề xuất thành lập trường đại học Mạng để tăng cường hợp tác trong giáo dục – đào tạo của các quốc gia ASEAN. Năm 2017, tác giả Nguyễn Thị Tâm xuất bản cuốn sách “Thách thức và giải pháp đối với đào tạo trực tuyến tại việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh giáo dục thông qua kỹ thuật số”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Cuốn sách nêu thực trạng đào tạo trực tuyến ở Việt Nam hiện nay, đánh giá những thành tựu đã đạt được và hạn chế còn tồn tại, từ đó gợi ý những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến trong thời gian tới. Tác giả Hoàng Ngọc Thái, xuất bản cuốn sách Mô hình đào tạo trực tuyến – thuận lợi và khó khăn (2017), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Cuốn sách đi sâu phân tích những thuận lợi và khó khăn trong đào tạo trực tuyến ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất mô hình đào tạo trực tuyến phù hợp nhằm mục đích khắc phục khó khă và phát huy các lợi thế trong quá trình đào tạo. Tác giả Lê Thị Hương, xuất bản cuốn sách Sự phát triển của các công cụ đào tạo trực tuyến trong bối cảnh cách mạng 4.0 và một số gợi ý với Việt Nam (NXB Đại học Kinh tế quốc dân – 2017) tác giả đã khái quát về các công cụ hỗ trợ đào tạo trực tuyến trên thế giới, từ đó giới thiệu cách thức ứng dụng các công cụ này trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam Năm 2019, Hội thảo Đại học Quốc gia “e-Learning kinh nghiệm và cơ hội hợp tác” đề cập đến 03 vấn đề cơ bản: e-Learning kinh nghiệm và xu hướng phát triển; Nâng cao chất lượng dạy và học trong đào tạo trực tuyến; Công nghệ đào tạo trực tuyến và cơ hội hợp tác. Năm 2020, tác giả Vũ Hữu Đức cùng cộng sự tiến hành đề tài Nghiên cứu về phương thức học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin (e-Learning) trong giáo dục đại học và đào tạo trực tuyến mở dành cho đại chúng Moocs: Kinh nghiệm thế giới và ứng dụng tại Việt Nam, Mã số KHGD/16-20.ĐT.03 thuộc chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đào tạo trực tuyến, đề tài đề xuất định hướng phát triển phương thức học tập, đào tạo dựa trên
  12. 12 công nghệ thông tin và mô hình e-Learning phù hợp cho giáo dục Việt Nam về các phương diện thể chế, đạo đức, văn hóa, công nghệ, đánh giá và quản trị. Như vậy, có thể thấy rằng, những năm gần đây các công trình nghiên cứu khoa học trong nước đã rất quan tâm nghiên cứu các mô hình đào tạo trực tuyến trên thế giới và cố gắng ứng dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đây là nền tảng rất quan trọng để đào tạo trực tuyến ngày càng đến gần với giáo dục Việt Nam hiện đại. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XIX, một số giáo sư của Trường đại học Stanford Patrick Suppes đã thử nghiệm dùng máy tính để dạy toán và đọc cho trẻ em tiểu học tại East Palo, California. Năm 1993, William D Graziadei đã miêu tả một bài giảng truyền tải của máy tính, hướng dẫn và đánh giá dự án sử dụng thư điện tử. Năm 1997, ông công bố một bài báo có tựa đề “Xây dựng hệ thống dạy và học đồng bộ và không đồng bộ khai thác một giải pháp hệ thống quản lý các lớp học và khóa học”. Từ những nghiên cứu bước đầu đó, hiện nay hình thức đào tạo trực tuyễn rất phổ biến ở các nước có nền công nghiệp phát triển, có nhiều trung tâm đào tạo trực tuyển, tổ chức đào tạo nhiều thế hệ học sinh với nhiều môn học khác nhau. Tại Mỹ có khoảng 90% trường đại học sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến, con số này ở Singapore là 87%, Hàn Quốc 75%... Từ đó đến nay nhiều hình thức đào tạo bằng e-Learning được hình thành như: Đào tạo dựa trên công nghệ, đào tạo dựa trên máy tính, đào tạo dựa trên web; đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa. Một số công trình nghiên cứu có thể kể đến như: - Ahmed, D.T.T (2013), Toward successful e-Learning Implementation in Developing countries: A proposed model for predicting and ehancing higher education intructors participacian. International journal of academic research in business and social sciences. Công trình nghiên cứu bàn về kinh nghiệm thành công trong thực hiện e-Learning ở các nước phát triển. Xác định một số mô hình e-Learning hiệu quả trong việc thu hút sự quan tâm của người dân đối với giáo dục đại học. - Adkins,S.S (2016), The 2016-2021 worldwide sefl – paced elearning market: The global elearning market is in steep decline, Ambient insight. Công
  13. 13 trình nghiên cứu bàn về sự phát triển sôi động của thị trường đào tạo trực tuyến trên thế giới và những ảnh hưởng của nó đối với giáo dục đại học hiện đại; - Ali, S, Uppal, MA, Guilliver, S.R 2018, Aconceptual framework hightlighting elearning implementation barriers information technology and people. Bài viết này bàn về vấn đề Đào tạo trực tuyến xóa bỏ các rào cản đến với công nghệ thông tin của con người. - Mô hình dạy học và cấp bằng trực tuyến nổi tiếng trên thế giới như: Đại học Mississippi, Maryville University, Santa Rosa Junior College, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT – Massachusetts Institute of Technology) (của Mỹ), các khóa học miễn phí của Đại học Stanford (Vương quốc Anh), Đại học Federation và Đại học Tây Sudney (Australia).. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu chung: Đề xuất các mô hình, phương pháp triển khai công tác đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Mục tiêu cụ thể: + Từ những luận cứ khoa học và kết quả nghiên cứu, nhóm đề xuất mô hình đào tạo trực tuyến phù hợp với điều kiện cụ thể tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội; + Đề xuất các giải pháp nghiên cứu mang tính ứng dụng để công tác đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đạt hiệu quả. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu cơ sở lý luận về đào tạo trực tuyến theo mô hình e-Learning + Thực trạng đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay, chỉ ra điểm mạnh, điểm hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình đào tạo. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Khảo sát thực trạng đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, đề xuất giải pháp đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025. + Về không gian: Đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
  14. 14 + Về thời gian: Giai đoạn 2020 đến nay 5. Giả thuyết nghiên cứu Hiện nay đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã được thực hiện nhưng còn có những hạn chế. Nếu lựa chọn được mô hình đào tạo trực tuyến phù hợp và đưa ra được các giải pháp ứng dụng mô hình vào thực tiễn đào tạo thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới. 6. Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Phương pháp phân tích: Căn cứ vào các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học tham khảo cũng như số liệu tổng hợp được từ khảo sát, thực nghiệm tác giả sẽ phân tích để tìm ra kết quả tối ưu, cấu trúc và mô hình đào tạo trực tuyến phù hợp cho Nhà trường. - Phương pháp tổng hợp: Từ các kết quả phân tích được, tác giả sẽ tổng hợp, lựa chọn ra những luận cứ, minh chứng phù hợp nhất để đưa ra tham mưu, đề xuất hợp lý cho Nhà trường. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát: Tìm hiểu, quan sát một số mô hình đào tạo trực tuyến đang áp dụng tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để có cơ sở lý thuyết, thực tiễn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất mô hình hợp lý cho Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Phương pháp khảo sát, điều tra: xây dựng phiếu khảo sát và thực hiện phát phiếu khảo sát bằng hình thức trực tuyến để điều tra, khảo sát các vấn đề liên quan đến đào tạo trực tuyến ở trường và xã hội hiện nay. Sử dụng các kênh liên lạc như email cá nhân, mạng xã hội để gửi đường dẫn về phiếu khảo sát trực tuyến đến các đối tượng khảo sát trong trường. - Phương pháp thực nghiệm: triển khai thực nghiệm một số phần mềm, hình thức đào tạo trực tuyến để có cơ sở, minh chứng đối sánh giữa hình thức đang áp dụng tại trường với hình thức mới. 7. Đóng góp của đề tài - Đề tài góp phần cung cấp cơ sở lý luận về đào tạo trực tuyến, tạo nền tảng vững chắc cho việc nghiên cứu thực trạng và triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay.
  15. 15 - Đề tài hoàn thiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được cấu trúc gồm 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về đào tạo trực tuyến Chương 2. Thực trạng đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương 3. Một số giải pháp ứng dụng đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay
  16. 16 Chương 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Căn cứ pháp lý về đào tạo trực tuyến Để quản lý lĩnh vực giáo dục trong các trường đại học, nhà nước phải xây dựng, ban hành và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục làm căn cứ pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đảm bảo tính pháp lý trong giáo dục là tích cực đưa pháp luật vào cuộc sống góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục nước nhà phát triển đúng với quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đối với đào tạo trực tuyến, mặc dù đây là một hình thức đào tạo tương đối mới mẻ nhưng không phải vì thế mà chưa có các quy định pháp lý để điều chỉnh. Trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn mô hình đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, chúng tôi luôn chú trọng đảm bảo tính pháp lý. Xét về văn bản pháp luật liên quan đến đào tạo trực tuyến hiện nay, có thể kể đến: Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/3/2021 của Bộ Trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học, tại mục b,c, khoản 2 Điều 8 của Thông tư quy định rõ: Cơ sở đào tạo được tổ chức các lớp học phương thức trực tuyến khi đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng; có các giải pháp bảo đảm chất lượng và minh chứng về chất lượng tổ chức lớp học phương thức trực tuyến không thấp hơn chất lượng lớp học phương thức trực tiếp; và Đối với đào tạo theo hình thức chính quy và vừa làm vừa học, tối đa 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo được thực hiện bằng lớp học trực tuyến. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh phức tạp và các trường hợp bất khả kháng khác, cơ sở đào tạo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Thông tư này quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học sơ sở và cấp trung học phổ bao gồm: tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục trực tuyến; hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông tư quy định về quản lý và tổ chức dạy
  17. 17 học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học sơ sở và cấp trung học phổ thông bao gồm: tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục trực tuyến; hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Mặc dù Thông tư quy định cụ thể về giảng dạy trực tuyến tại các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, nhưng trong bối cảnh hiện nay, các quy định của Thông tư này cũng có ý nghĩa định hướng các cơ sở đào tạo đại học thực hiện đào tạo trực tuyến đúng với tinh thần định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ hướng dẫn của Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 81/KH-ĐHNV Kế hoạch triển khai Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/3/2021 của Bộ Trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học và triển khai phân công thực hiện các nội dung về đào tạo trực tuyến theo yêu cầu, hướng dẫn của Thông tư. Trên đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lựa chọn mô hình đào tạo trực tuyến cho Nhà trường trong thời gian tới. 1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo trực tuyến 1.2.1. Đào tạo Theo Khoản 1, Điều 3, Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức bộ Tư pháp, “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học”. Như vậy, có thể hiểu rằng, đào tạo là việc giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách. Kết quả và trình độ học vấn của mỗi người được hình thành trên cơ sở học tập và tự tích lũy kinh nghiệm. Trên thực tế, có nhiều loại hình đào tạo: chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa… Thời gian đào tạo theo quy định của Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học “Thời gian đào tạo được xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo. Số lượng tín chỉ cần tích lũy đối với mỗi trình độ được quy định trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo phù hợp với quy định của pháp luật.” Chương trình đào tạo cũng theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học: “Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối
  18. 18 lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam; Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, bao gồm các loại chương trình định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, định hướng nghề nghiệp; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ, ngành đào tạo; bảo đảm quy định về chuẩn chương trình đào tạo”. Hình thức đào tạo là cách thức tiến hành tổ chức quá trình học tập cho người học phù hợp với mục đích, nội dung bài học, nhằm làm cho bài học đạt kết quả tối ưu. Các hình thức tổ chức dạy học rất đa dạng, mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng, có chức năng và vai trò nhất định trong quá trình dạy học, giữa các hình thức tổ chức dạy học có sự liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau. Giảng dạy truyền thống là cách thức truyền tải, trao đổi kiến thức, kỹ năng giữa giảng viên và người học cùng có mặt trên giảng đường, phòng thực hành/ thí nghiệm, cơ sở thực tập để người học đạt được chuẩn đầu ra của học phần và chương trình đào tạo. Giảng dạy trực tuyến là cách thức truyền tải, trao đổi kiến thức, kỹ năng giữa giảng viên và người học qua mạng Internet trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin để người học đạt được chuẩn đầu ra của học phần, chương trình đào tạo. Trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước đang ngày một chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục và hướng đến thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo. Bên cạnh giảng dạy truyền thống, giảng dạy trực tuyến được đề xuất tạo điền kiện cho người dạy và người học có cơ hội hình thành và phát triển nhiều năng lực như: “tự chủ và tự học”, “năng lực tin học”, “năng lực công nghệ”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo”... Dạy học trực tuyến cũng tạo cơ hội cho người dạy và người học được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet để phục vụ việc giảng dạy và học tập. Thông qua dạy học trực tuyến, người dạy và người học được nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. 1.2.2. Đào tạo trực tuyến Đào tạo trực tuyến hay hệ thống đào tạo trực tuyến (e-Learning: Electronic Learning) là một phương thức đào tạo ảo thông qua một thiết bị điện tử (máy tính,
  19. 19 laptop, tablet…) kết nối với một máy chủ (nơi lưu trữ sẵn các bài giảng điện tử dưới các hình thức như: Word, Excel, PowerPoint..) và một phần mềm hoặc nền tảng cần thiết (phần mềm hoặc nền tảng này có chức năng hỏi, yêu cầu, tạo bài thi cho học viên trực tuyến). Với mô hình học này, giảng viên (cán bộ đào tạo) hoàn toàn có khả năng truyền đạt kiến thức thông qua hình ảnh và âm thanh từ xa. Toàn bộ hệ thống thông tin và tài liệu sẽ được gửi đi bởi đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (wifi), mạng nội bộ (LAN). Mục đích, ý nghĩa của elearning là học sinh và giáo viên tương tác trực tuyến trong loại hình học tập này. Học sinh tham gia một khóa học từ giáo viên mà không cần đến thăm một lớp học thực tế với thầy cô. Cả hai đều giao tiếp và học các khóa học trực tuyến ngay trên cùng một nền tảng cơ sở kết nối (VD: qua Google Classroom, Microsoft Teams, Moodle, Blackboard…). Mặc dù sinh viên có thể sử dụng các tài liệu ngoại tuyến như giấy để gửi phản hồi của họ, họ chỉ được kết nối với giáo viên của họ thông qua kết nối Internet. Họ có thể gửi hình ảnh trả lời trực tuyến cho giáo viên của họ. Trong khi đó, yếu tố chính của học trực tuyến là để có được kinh nghiệm học tập bằng cách sử dụng kết nối Internet. Học sinh phải sử dụng một số kỹ thuật nhất định để có được kinh nghiệm học tập này. Nói cách khác, học trực tuyến có thể được mô tả là sự kết hợp giữa học tập kết hợp và học trực tuyến vì nó thường sử dụng các công cụ trực tuyến như ezTboards Cloud Meeting, Zoom Cloud Meeting, Google Meet v.v. để tham gia lớp học mà người học đã đăng ký. Đào tạo trực tuyến hỗ trợ đào tạo trực tiếp là hình thức đào tạo trực tuyến thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình đào tạo để hỗ trợ đào tạo trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở đào tạo. Đào tạo trực tuyến thay thế đào tạo trực tiếp là hình thức đào tạo trực tuyến thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ để trong chương trình đào tạo để thay thế đào tạo trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở đào tạo. Bài giảng trực tuyến là hoạt động tương tác của giảng viên và người học gồm giảng dạy trực tuyến hoặc kết hợp giữa giảng dạy trực tuyến, bài giảng điện tử và các hoạt động trao đổi, thảo luận giữa giảng viên và người học về các nội dung học tập trong đề cương học phần dựa trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau.
  20. 20 Bài giảng điện tử là bài giảng ở định dạng số (video, audio,...) có thời lượng từ 12 đến 40 phút trình bày một hoặc một phần nội dung (hoặc chủ đề) thuộc học phần giảng dạy để phục vụ bài giảng trực tuyến và hoạt động tự học của người học. Thông thường một bài giảng điện tử theo chuẩn e-Learning cần phải có phần mềm chuyên dùng để chuyển định dạng video, tài liệu thông thường sang định dạng chuẩn bài giảng điện tử như SCORM, AICC, IMS… Học liệu điện tử, học liệu số là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: bài giảng điện tử, sách giáo trình, sách giáo khoa, sách điện tử, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo,… Mục đích của đào tạo trực tuyến là hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở đào tạo giúp cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng và tiến độ; Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục đào tạo cho người học, tạo điều kiện để người học có thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang được khai thác triệt kế ở mọi phương diện từ quản lý đào tạo, giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, trong thực tế, ý nghĩa sâu rộng của e-Learning và học trực tuyến (Online Learning) là những vấn đề cần phải nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng ở nhiều yếu tố để không có những hiểu lầm mang tính chủ quan. Nguyên tắc đào tạo trực tuyến được xác định: Nội dung đào tạo trực tuyến phải đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt của chương trình đào tạo; đảm bảo các điều kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật đào tạo trực tuyến và đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu tổ chức đào tạo trực tuyến; Tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Lớp học kỹ thuật số (Digital learning) Phương pháp học tập hiện đại này bao gồm sự kết hợp của học trực tuyến và học kết hợp cùng với học kỹ thuật số ngoại tuyến vì nó cũng sử dụng các thiết bị kỹ thuật số khác nhau và phần mềm hoặc thiết bị hội nghị truyền hình nào đó. Từ đó việc học được tạo điều kiện thuận lợi bởi công nghệ mang lại cho người học sự chủ động về việc kiểm soát thời gian, địa điểm, phương thức học tập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2