intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh" nhằm hệ thống cơ sở lý luận về du lịch và các điều kiện để phát triển du lịch, rút ra các bài học chung cho phát triển du lịch; Phân tích thực trạng hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La phục vụ du lịch tham quan; Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THIÊN ĐƢỜNG HOA QUẢNG LA, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Mã số: ĐTSV.2022.60 Chủ nhiệm đề tài : Vũ Hồng Ngọc Lớp : 1905VDLB Cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Lê Thị Thanh Tuyền Hà Nội, tháng 4 năm 2022
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THIÊN ĐƢỜNG HOA QUẢNG LA, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Mã số: ĐTSV.2022.60 Chủ nhiệm đề tài : Vũ Hồng Ngọc Thành viên tham gia: Lê Thị Lƣơng Lớp : 1905VDLB Hà Nội, tháng 4 năm 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên – Thạc sĩ Lê Thị Thanh Tuyền. Cô đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ nhóm chúng em từ khi chọn đề tài cho đến khi hoàn chỉnh được bài nghiên cứu này. Nhóm em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội, quý thầy cô trong Khoa Quản lý xã hội đa tạo mọi điều kiện cho nhóm em hoàn thành bài nghiên cứu. Nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Văn hóa xã Quảng La cũng như Ban quản lý Thiên đường hoa Quảng La đã cung cấp các thông tin, dữ liệu, số liệu quan trọng cũng như tạo mọi điều kiện, giúp đơ để nhóm có có thể hoàn thành bài nghiên cứu một cách hoàn chỉnh. Được sự giúp đỡ của trường Đại học Nội vụ Hà Nội, các quý thầy cô cũng như các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có liên quan cũng như sự nỗ lực của nhóm nghiên cứu, nhóm đã hoàn thành đề tài nghiên cứu “Hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”. Trong quá trình làm đề tài nghiên cứu do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2022 Chủ nhiệm đề tài Sinh Viên Vũ Hồng Ngọc
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................... 3 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................... 4 6. Bố cục của đề tài .................................................................................. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH DU LỊCH .......................................................................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch .................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm du lịch ........................................................................... 6 1.1.2. Phân loại du lịch ............................................................................ 7 1.2. Các điều kiện cơ bản để hình thành du lịch tham quan............. 15 1.2.1. Tài nguyên du lịch ....................................................................... 15 1.2.2. Thị trường khách du lịch ............................................................. 20 1.2.3. Cơ chế chính sách ........................................................................ 22 1.3. Tình hình phát triển du lịch tại Việt Nam ................................... 27 1.3.1. Thực trạng phát triển du lịch tại Việt Nam ................................ 27 1.3.2. Một số hoạt động du lịch mới tại Việt Nam ................................ 28 1.3.3. Bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch tại Việt Nam ...... 33 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ....................................................................... 35 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THIÊN ĐƢỜNG HOA QUẢNG LA ......................................................................... 36 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, dân cƣ và kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long .......................................................................................... 36 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................ 36 2.1.2. Đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội............................................ 40 2.2. Giới thiệu chung về xã Quảng La ................................................. 44 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã ................................ 44 2.2.2. Các điều kiện phục vụ cho hoạt động du lịch tại xã Quảng La 46 2.3. Thực trạng hoạt động du lịch tại Thiên đƣờng hoa Quảng La . 47
  5. 2.3.1. Giới thiệu về Thiên đường hoa Quảng La .................................. 47 2.3.2. Giới thiệu hợp tác xã Nông dược xanh Tinh Hoa ..................... 50 2.3.3. Giới thiệu quy hoạch của Thiên đường hoa Quảng La ............. 52 2.3.4. Các sản phẩm và dịch vụ ............................................................. 53 2.3.5. Lực lượng lao động ...................................................................... 62 2.3.6. Lượng khách và doanh thu từ hoạt động du lịch ....................... 62 2.4. Đánh giá về hoạt động du lịch tại Thiên đƣờng hoa Quảng La 63 2.4.1. Ưu điểm của hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La ... 63 2.4.2. Hạn chế còn tồn tại của hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La ................................................................................................ 64 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ....................................................................... 65 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THIÊN ĐƢỜNG HOA QUẢNG LA ........................................................... 66 3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý........................................................ 66 3.2. Liên kết các điểm du lịch trong khu vực tạo thành các tuyến du lịch tham quan ....................................................................................... 67 3.3. Đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch ....................................... 68 3.4. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực ............................................... 69 3.5. Xây dựng các sản phẩm du lịch “Mùa nào thức nấy” tận dụng tất cả thời gian trong năm cho hoạt động du lịch .............................. 70 3.6. Xây dựng các cơ sở lƣu trú............................................................ 70 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................... 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 80
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu, một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội của con người. Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã từng bước vươn lên góp phần xứng đáng trong tăng trưởng kinh tế hàng năm và có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Nếu như tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính đa dạng, phong phú, độc đáo, tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó thì tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đảo, tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Đây là cơ sở tạo nên các loại hình du lịch vô cùng phong phú. Trong đó, du lịch tham quan được coi là một loại hình du lịch phát triển sớm và phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Mọi hoạt động du lịch đều có mối liên kết với du lịch tham quan. Đây là một loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội cho địa phương cũng như quốc gia. Trong hoạt động du lịch tham quan, điểm tham quan du lịch được coi là một yếu tố không thể thiếu để thu hút khách du lịch. Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn...Quảng Ninh còn được biết đến bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp bậc nhất Việt Nam với vùng biển rộng có nhiều rặn san hô, đặc biệt Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo đá nguyên là vùng địa hình karts bị nước bào mòn tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kỳ vĩ độc nhất vô nhị trên thế giới. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có những bãi cát trắng, bãi biển tuyệt đẹp, như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng. Với thế mạnh về biển đảo và các giá trị văn hóa nghệ thuật, Quảng Ninh luôn là lựa chọn hàng đầu cho du khách. 1
  7. Bên cạnh những địa danh nổi tiếng và quen thuộc ấy, Quảng Ninh còn ấp ủ một thiên đường hoa vô cùng đẹp đẽ nằm tại xã Quảng La, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Thiên đường hoa Quảng La giống như một kho báu quý giá của tỉnh Quảng Ninh khi mang trên mình vẻ đẹp của sự hoang sơ yên bình thu hút sự tìm hiểu, khám phá và thưởng thức. Thiên đường hoa Quảng La có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, thiên đường hoa này đến nay vẫn chưa được khai thác hết hiệu quả. Do vậy cần phải có những phương hướng và giải pháp phù hợp để khai thác nguồn tài nguyên đặc biệt này cho phát triển du lịch Quảng Ninh một cách toàn diện và sâu sắc. Là sinh viên của ngành Văn hóa Du lịch, chúng em cảm thấy tự hào khi mình được học và tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, được biết đến những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và hấp dẫn của Việt Nam xinh đẹp. Bằng lòng nhiệt huyết và mong muốn được gìn giữ và phát triển cảnh sắc thiên nhiên của Việt Nam nói chung và khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở Thiên đường hoa Quảng La nói riêng, để giới thiệu với mọi người và bạn bè trên thế giới những tinh hoa đó. Chính vì những lý do trên,chúng em đã lựa chọn đề tài “Hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm nội dung tìm hiểu cho bài nghiên cứu khoa học của mình. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về hoạt động du lịch ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương là vấn đề đã được đề cập rất nhiều trong báo cáo của Tổng cục du lịch Việt Nam, trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia, là định hướng phát triển du lịch lâu dài, bền vững của mỗi địa phương. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động du lịch ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh: Nằm tại trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, là nơi tọa lạc của Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long từ lâu đã được biết đến là một thành phố giàu tài nguyên du lịch với sự phong phú, đa dạng cả về 2
  8. cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa, lịch sử. Đây là vùng đất phát triển du lịch mạnh và năng động tại Việt Nam, trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động du lịch tại thành phố Hạ Long có thể đề cập tới như: “Nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch ở Hạ Long theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu”, tác giả Nguyễn Thu Thảo vào năm 2012 đã nghiên cứu về thực trạng hoạt động du lịch và đưa ra các định hướng phát triển du lịch Hạ Long theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu. Năm 2018, bài nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngọc với chủ đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch hoạt động tại khu vực Vịnh Hạ Long”. Đề tài đưa ra cơ sở lý luận, thực tiễn và các công ty du lịch hoạt động tại Vịnh Hạ Long. Nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch Vịnh Hạ Long qua các công ty du lịch hoạt động tại khu vực Vịnh Hạ Long và cuối cùng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long. Năm 2019 với bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Hương với đề tài: “Phát triển hình ảnh điểm đến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hạ Long”. Từ trước đến nay, các đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung tại các địa điểm xung quanh Vịnh Hạ Long, chưa có ghi nhận về bài nghiên cứu nào liên quan đến hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La. Những bài nghiên cứu đi trước sẽ là tiền đề, cơ sở lý luận để nhóm tác giả lấy đó làm tư liệu để hoàn thành bài nghiên cứu của nhóm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu điều kiện và các tiềm năng của Thiên đường hoa Quảng La cũng như địa bàn xung quanh để phát triển du lịch tham quan tại đây. * Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống cơ sở lý luận về du lịch và các điều kiện để phát triển du lịch, rút ra các bài học chung cho phát triển du lịch; Phân tích thực trạng hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La 3
  9. phục vụ du lịch tham quan; Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại đây. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu khả năng cung ứng nhu cầu choa hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La tập trung chủ yếu tại thôn 6 xã Quảng la, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La từ năm 2016 – 2022. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để có được kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập số liệu, thông tin Phương pháp này dùng để thu thập các thông tin lý luận về du lịch, du lịch tham quan cũng như các thông tin về du lịch tại xã Quảng La nói chung và Thiên đường hoa Quảng La nói chung. Từ đó nhóm tác giả đã xây dựng tổng quan về nghiên cứu vấn đề; lý luận về du lịch tham quan và tổng quan về tiềm năng và thực trạng du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La. Ngoài ra, thông qua các sách báo, tài liệu, mạng internet, các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết đã được công bố của xã để thu thập các tài liệu có liên quan về điều kiện tự nhiên, dân sinh, hạ tầng, kinh tế, văn hóa – xã hội tại khu vực nghiên cứu. - Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế Để có thể đánh giá, kiểm tra tài nguyên du lịch, điều kiện tự nhiên, con người, cơ sở vật chất và hiện trạng phát triển du lịch tại Thiên đường hoa 4
  10. Quảng La, nhóm tác giả đã tiến hành 1 đợt khảo sát vào tháng 2 năm 2022. Thông qua hoạt động khảo sát, nhóm tác giả đã đánh giá được hiện trạng về tài nguyên du lịch và khả năng phát triển du lịch, rút ra một số thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch tại địa bàn nghiên cứu. Qua đó đưa ra các đề xuất về giải pháp cho phát triển du lịch tham quan tại Thiên đường hoa Quảng La. - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lí và phân tích số liệu thông qua khảo sát thực tế và các nguồn thông tin đã thu thập được nhằm định lượng chính xác và đầy đủ nhằm phục vụ cho mục đích điều tra, nghiên cứu từ đó tổng hợp thành các nhận định, báo cáo hoàn chỉnh nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của bài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và các điều kiện hình thành du lịch Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La Chương 3. Giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại Thiên đường hoa Quảng La 5
  11. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch Du lịch là một hoạt động có từ lâu đời, ban đầu nó manh nha từ việc con người di chuyển khai phá ra các vùng đất mới, sau đó là các hoạt động đi lại gắn liền với hoạt động buôn bán của các thương nhân và hoạt động truyền đạo của các nhà truyền đạo từ nơi này đến nơi khác. Khi đó, tuy khái niệm du lịch chưa ra đời nhưng các chuyến đi với mục đích du lịch đã xuất hiện. Du lịch lúc này đa phần thuộc về tầng lớp vua chúa, quan lại, quý tộc và tầng lớp giàu có. Họ thực hiện các chuyến đi du ngoạn để ngắm cảnh, các chuyến đi ngoại giao giữa các nước và sẽ lưu trú tại đó trong một khoảng thời gian ngắn. Thuật ngữ “du lịch” đã xuất hiện rất sớm và bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La Tinh hóa thành thành “tornus” và sau đó được mỗi quốc gia chuyển đổi thành các từ khác nhau. Chẳng hạn như: tourisme (Tiếng Pháp), tourism (Tiếng Anh), Mypuzy (Tiếng Nga)… Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều các định nghĩa về du lịch, có thể nói tới như: Năm 1925, Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO) được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi và phát triển các khái niệm, định nghĩa về du lịch. Đầu tiên, du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.[35] Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên 6
  12. cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc cuả họ”.[35] Năm1985, theo I.I Pirogionic đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”.[35] Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization: WTO) định nghĩa: “Du lịch theo nghĩa hành động được định nghĩa là một hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt động này. Người đi du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu là 80 km trong thời gian là 24 giờ với mục đích giải trí tiêu khiển”. [35] Tại Việt Nam, theo Khoản 1 Điều 3 Luật du lịch 2017, định nghĩa du lịch được đưa ra: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.[16] Như vậy, qua các định nghĩa về du lịch đã nêu trên, ta có thể thấy rằng có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch nhưng nhìn chung thì du lịch là việc xoay quanh các chuyến đi của con người, đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm mới khác về không gian địa lý cũng như các yếu tố tự nhiên – xã hội và cư trú tại đó trong một thời gian ngắn và mang mục đích thư giãn, giải trí chứ không mang mục đích kinh tế. 1.1.2. Phân loại du lịch Căn cứ vào nhu cầu của thị trường và trên cơ sở của tài nguyên du lịch có khả năng khai thác và các điều kiện phát triển du lịch, người ta thường kết hợp các yếu tố này với nhau để xác định các loại hình du lịch. Mục đích của 7
  13. việc xác định các loại hình du lịch nhằm vào việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, của địa phương và định hướng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch. Mỗi một loại hình du lịch có một thị trường khác nhau và có những đòi hỏi về quy trình, cách thức tổ chức, con người phục vụ, trang thiết bị và chất lượng phục vụ khác nhau.Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động du lịch có sự đan xen giữa các loại hình du lịch trong quá trình phục vụ khách du lịch. Việc phân loại các loại hình du lịch căn cứ vào những tiêu thức cơ bản sau: 1.1.2.1. Căn cứ vào phạm vi địa lý lãnh thổ Cùng với sự phát triển kinh tế và quan hệ ngoại giao giữa các nước, nhu cầu đi du lịch của khách không chỉ trong phạm vi quốc gia mà phát triển vượt ra ngoài biên giới của quốc gia. Căn cứ vào phạm vi địa lý lãnh thổ, có thể chia ra làm ba loại hình du lịch sau: Du lịch nội địa Du lịch nội địa là khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch trong phạm vi quốc gia của mình. Ví dụ: người Việt Nam đi du lịch trong các điểm du lịch ở trong nước như: Hạ Long, Đồ Sơn, Nha Trang, Mũi Né, Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt... Kinh tế của đất nước phát triển, thu nhập của nhân dân tăng lên, tuần làm việc 5 ngày và các ngày nghỉ lễ tết tăng nên hoạt động du lịch nội địa phát triển mạnh mẽ. Các trung tâm du lịch lớn của đất nước và các khu du lịch đều quá tải trong những ngày nghỉ. Phát triển du lịch nội địa có ý nghĩa rất lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Về chính trị, đây là một phương tiện giáo dục truyền thống tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào với truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc đối với mọi công dân trong nước. Về kinh tế, du lịch nội địa thực hiện việc tài phân chia nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, tái phân chia nguồn thu nhập giữa các vùng và địa phương trong nước. Khách có thu nhập cao tại các thành phố lớn và khu công nghiệp sẽ chi tiêu tại các vùng, các tỉnh phát triển du lịch. Về mặt xã hội, du 8
  14. lịch nội địa sẽ tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp phục vụ du lịch và tạo ra sự giao lưu giữa người dân trong nước. Về văn hoá, du lịch nội địa sẽ góp phần vào việc bảo tồn, duy tu và khôi phục các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các loại hình nghệ thuật và làng nghề truyền thống. Đây là tiền đề cho việc phát triển du lịch quốc tế chủ động. Theo định nghĩa về khách du lịch, khách tham quan đến các điểm du lịch cũng rất lớn trong những ngày lễ, hội như: Hội Chùa Hương, Hội Đền Hùng, Hội Bà Chúa Kho, Hội Yên Tử... Hoặc số lượng khách đến tham quan và viếng Lăng Hồ Chủ Tịch, viện bảo tàng, đến các khu vui chơi giải trí như : Suối Tiên, Đầm Sen (Thành phố Hồ Chí Minh), công viên nước Hồ Tây... Người nước ngoài làm việc tại các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của nước ngoài ở Việt Nam, ngày nghỉ cuối tuần họ thường đi du lịch, chơi golf đều được tính là khách du lịch nội địa nếu họ nghỉ qua đêm tại nơi đến du lịch, còn lại là khách tham quan.[29]ư Du lịch quốc tế chủ động hay còn gọi là xuất khẩu dịch vụ Đó là việc đón khách du lịch nước ngoài đến tham quan và du lịch ở nước ta. Trong những năm qua, số lượng khách du lịch nước ngoài đến nước ta tham quan và du lịch ngày càng tăng. Năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam đạt xấp xỉ 18 triệu lượt. Phát triển du lịch quốc tế chủ động với rất nhiều mục tiêu như: tăng thu ngoại tệ, thực hiện “ xuất khẩu tại chỗ”, xuất khẩu vô hình với hiệu quả kinh tế cao, tạo ra việc làm cho xã hội, quảng bá hình ảnh Việt Nam với nhân dân trên thế giới... Chính vì lợi ích của phát triển du lịch quốc tế chủ động mà nhiều nước đã tập trung phát triển loại hình du lịch này và đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.[29] Du lịch quốc tế thụ động hay còn gọi là nhập khẩu dịch vụ Đó là việc đưa công dân của Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Trong những năm gần đây, do đời sống của một số tầng lớp dân cư có thu nhập cao 9
  15. và với chính sách cởi mở của Nhà nước, nên người Việt Nam đi nước ngoài tăng lên. Điểm đến du lịch của khách Việt Nam là Thái Lan, Malayxia, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Macao và một số ít đi du lịch ở châu Âu, Úc và Mỹ. Theo thống kê, năm 2019 có khoảng 10 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Phát triển loại hình du lịch này với mục đích tạo cho con người được mở rộng tầm nhìn, giao lưu với các dân tộc khác nhau, mở rộng các mối quan hệ kinh tế, học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào đất nước... Bên cạnh đó, khi ra nước ngoài khách tiêu thụ một số lượng lớn hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài, vì vậy người ta gọi loại hình du lịch này là nhập khẩu dịch vụ.[29] 1.1.2.2. Căn cứ vào mục đích của chuyến đi du lịch Con người đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau, nhưng trong đó có mục đích chính của chuyến đi. Căn cứ vào tiêu thức này có thể phân ra một số loại hình du lịch sau: Du lịch tham quan văn hoá - lịch sử Đây là một loại hình du lịch mang tính phổ biến nhất và là cốt lõi của các chương trình du lịch. Con người khi đi du lịch với những mục đích khác nhau, nhưng cái cốt lõi vẫn là tìm hiểu truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, nếp sống của cộng đồng dân cư nơi họ đến du lịch. Vì thế, việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn và xã hội ở đây để phục vụ khách du lịch (trong đó cả khách du lịch nội địa lẫn khách du lịch quốc tế) đóng một vai trò quyết định.[29] Du lịch nghỉ dưỡng Ngày nay, loại hình du lịch nghỉ dưỡng đã thu hút đông đảo các tầng lớp dân cư tham gia. Đông đảo nhất là những người lao động có thu nhập tương đối cao, những người sống ở thành phố chịu nhiều áp lực của tiếng ồn, ô nhiễm môi trường do khói và bụi, những người già có tiền tích luỹ sau nhiều năm làm việc hoặc có con thành đạt trợ cấp cho đi du lịch nghỉ dưỡng. Loại 10
  16. hình du lịch nghỉ dưỡng được phân ra theo tiêu thức địa lý như sau: - Du lịch nghỉ dưỡng ven biển và đảo Biển và đảo không chỉ có khí hậu trong lành, bơi trong nước biển trong xanh có tác dụng chữa bệnh tốt, bãi cát trắng có thể phơi mình suốt ngày để tận hưởng ánh nắng mặt trời mà còn được tham gia vào các loại hình du lịch đa dạng như: lặn biển, lướt ván, bơi thuyền... Nước ta có trên 3.260 km đường bờ biển với hàng trăm bãi tắm, có những bãi tắm có chiều dài từ 15 đến 18km đủ điều kiện để phát triển du lịch. Có những bãi biển đã nổi tiếng trong nước từ xa xưa như : Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cửa Tùng, Lăng Cô, Mỹ Khê, Đại Lãnh, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tầu, Hà Tiên... Hoạt động du lịch tại 28/64 tỉnh ven biển và các đảo phát triển mạnh mẽ phục vụ khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Những hoạt động du lịch đã tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp phục vụ khách du lịch, tạo ra nguồn thu nhập cho các tầng lớp dân cư và địa phương. Có thể nói, đây là một tiềm năng to lớn cho ngành du lịch Việt Nam phát triển loại hình du lịch này. - Du lịch nghỉ dưỡng ở vùng núi Từ thời Pháp thuộc, những địa danh du lịch nghỉ dưỡng vùng núi như: SaPa, Tam Đảo, Đà Lạt.. đã nổi tiếng phục vụ những người giàu và giai cấp thống trị. Khách du lịch(đặc biệt là những người có tuổi) rất thích nghỉ dưỡng trên vùng núi vì nơi đây có khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh, cảnh quan đẹp đẽ giúp cho con người mau chóng hồi phục sức khoẻ. Trong xu thế hiện nay, số lượng người cao tuổi ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore có nhu cầu về loại hình du lịch này rất lớn. Du lịch Việt Nam đã và đang định hướng phát triển loại hình du lịch này. - Du lịch nghỉ dưỡng ở vùng nước khoáng Nghỉ dưỡng và chữa bệnh tại những nơi có nguồn nước khoáng xuất hiện từ thế kỷ thứ V ở châu Âu và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Những nơi này không chỉ là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng mà còn là nơi du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng thông qua việc ngâm mình trong nước 11
  17. khoáng, uống nước khoáng để điều trị nhiều loại bệnh của thời đại. Nước ta có rất nhiều nơi có nguồn nước khoáng có tác dụng chữa bệnh tốt như : Kim Bôi (Hoà Bình),Thanh Thuỷ (Hà Giang), Ninh Bình, Nha trang... Những nơi này đã trở thành nơi nghỉ dưỡng cho cán bộ, công nhân viên là đoàn viên công đoàn từ thời kỳ bao cấp, ngày nay các cơ sở này đã và đang nâng cấp để phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế.[29] Du lịch công vụ Đó là loại hình du lịch của những người đi công tác, dự các cuộc hội nghị, hội thảo, tham dò đầu tư, thương mại và kết hợp với mục đích du lịch. Số lượng khách đi theo loại hình du lịch này rất lớn và nhiều nước đặt ta mục tiêu là trung tâm hội nghị, hội thảo và triển lãm của thế giới và khu vực. Loại hình du lịch này có ưu thế, đối tượng khách tham gia có khả năng thanh toán cao, họ là cán bộ cao cấp của Nhà nước, của các tổ chức và các tập đoàn lớn. Ngoài việc chi phí cho chuyến đi do các tổ chức này bảo trợ với múc cao, họ còn có khả năng thanh toán cao do vậy doanh thu từ loại hình du lịch này rất lớn. [29] Du lịch thăm thân nhân Đây là loại hình du lịch phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thế giới rộng mở, con người có thể đi làm việc và định cư ở bất cứ nơi nào trên trái đất, họ mong muốn trở về quê hương để thăm người thân kết hợp với du lịch, hàng năm họ trở về thăm người thân và kết hợp với đi du lịch ngày càng đông. Du lịch chữa bệnh Là một trong những loại hình du lịch phát triển từ xa xưa, loại hình du lịch này chủ yếu phát triển tại những nơi có nguồn nước khoáng, vùng núi và vùng ven biển với mục tiêu khai thác các tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, không khí, cỏ cây thiên nhiên...) phục vụ việc điều dưỡng và chữa bệnh cho con người. 12
  18. Du lịch thể thao Loại hình du lịch thể thao gồm hai nhóm, đó là du lịch thể thao giành cho các vận động viên thi đấu và khách du lịch đi xem các sự kiện thi đấu thể thao. Đối với loại thứ nhất, du lịch phục vụ các đoàn vận động viên đi thi đấu trong các giải thế giới, khu vực (Olympic, Wodl Cup, SeaGame...) hoặc đi tập huấn kết hợp với tham quan du lịch. Loại thứ hai là các cổ động viên, khán giả đi xem các cuộc thi đấu thể thao kết hợp với tham quan du lịch. Du lịch tôn giáo Tín ngưỡng, tôn giáo đã hình thành và tồn tại hàng ngàn năm, cuộc sống của một bộ phận dân cư dựa vào các thần linh, chúa trời. Con người ngoài đời sông vật chất còn có đời sống tinh thần trong đó có vấn đề tâm linh. Một bộ phận dân cư đã hình thành các tôn giáo: thiên chúa giao, đạo tin lành, phật giáo, cao đài hoà hảo, cơ đốc giáo, đạo hồi…Các tín đồ đạo giáo hình thành nhu cầu tín ngưỡng được bộc lộ rõ nét trong các cuộc hành hương đến nơi có ý nghĩa tâm linh. Xuất phát từ nhu cầu trên, loại hình du lịch tôn giáo đã hình thành, tồn tại lâu đời và phổ biến ở các quốc gia. Du lịch giải trí Giải trí là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người sau những ngày lao động mệt mỏi nhằm nghỉ dưỡng phục hồi thể lực và tinh thần. Để thoả mãn nhu cầu của con người, đã hình thành một ngành công nghiệp giải trí phục vụ con người bao gồm: các nhà hát biểu diễn các loại hình nghệ thuật, các rạp chiếu phim, các vũ trường, các casino (trung tâm đánh bạc), các cuộc cá cược cho đua ngựa, các công viên chuyên đề... Du lịch mạo hiểm Đây là loại hình du lịch giành cho những người yêu thích mạo hiểm để chứng tổ lòng cam đảm và ý chí kiên cường, như: trèo núi cao, vượt thác, vượt sóng đại dương... Loại hình du lịch này chủ yếu phát triển ở những nước ở châu Âu và châu Mỹ. 13
  19. Du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. Khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch này nhằm thưởng thức phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và trở về với đời sống tự nhiên hoang giã. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch phổ biến ở nước ta và các nước trên thế giới. Đây là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác dụng khuyến khích mọi tầng lớp xã hội bảo vệ môi trường và văn hoá, bảo đảm mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng ở địa phương. 1.1.2.3. Căn cứ việc sử dụng các phương tiện vận chuyển khách du lịch Khi đi du lịch khách du lịch phải sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau không chỉ từ nơi ở thường xuyên của khách tới điểm đến du lịch mà còn vận chuyển trong điểm đến du lịch. Trên cơ sở đó, người ta thường đưa ra một số loại hình du lịch, đó là: Du lịch bằng hàng không Đây là loại hình du lịch mà phần lớn khách du lịch sử dụng. Với việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sản xuất các phương tiện vận chuyển hàng không, ngày nay con người có thể đi đến khắp mọi nơi trên trái đất. Từ kinh khí cầu, các chuyến bay vượt đại dương, trong đó các hãng hàng không đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển khách du lịch. Du lịch bằng đường bộ Khi hệ thống đường bộ phát triển không chỉ nối liền các địa phương trong một quốc gia mà còn nối liền với các quốc gia khác, du lịch bằng đường bộ sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ. Không chỉ các phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô loại lớn, mà khách có thể tự lái xe đưa gia đình và người thân đi du lịch trong nước và nước ngoài. 14
  20. Du lịch bằng đường sắt Đây là loại hình du lịch phát triển đầu tiên ở Anh do Tomac Kook, người được coi là cha đẻ của ngành đại lý du lịch (lữ hành) trên thế giới tổ chức. Ngày nay, các phương tiện vận tải đường sắt được hiện đại hoá với tiện nghi sang trọng, tốc độ nhanh và an toàn đang cạnh tranh nguồn khách du lịch với các hãng hàng không. Du lịch bằng tàu biển Khách du lịch đi theo loại hình du lịch này chủ yếu là những người giàu có không chỉ về tiền bạc mà cả về thời gian. Thông thường một chương trình du lịch thường kéo dài hàng tháng và đi qua nhiều nước có cảng biển, họ đỗ lại và lên bờ tham quan. Những chiếc tầu biển này như một khách sạn 5 sao nổi trên mặt biển và trong tầu không chỉ có buồng ngủ cho khách mà còn có cả bể bơi, sân thể thao, phòng chiếu phim, vũ trường... đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian đi du lịch theo loại hình này. Còn rất nhiều tiêu thức khác để phân loại các loại hình du lịch, nhưng những loại hình du lịch trên mang tính chất phổ biến và đang được khai thác rộng rãi trong các doanh nghiệp du lịch. 1.2. Các điều kiện cơ bản để hình thành du lịch tham quan 1.2.1. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch được định nghĩa là tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ của khách du lịch được ngành du lịch khai thác mang lại lợi ích kinh tế và xã hội. Theo Khoản 4 Điều 1 Luật du lịch năm 2017 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.[15] Theo Pirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thệ tự nhiên, văn hoá và lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2