intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Quản lý xã hội trường Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Quản lý xã hội trường Trường Đại học Nội vụ Hà Nội" nhằm khảo sát thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa QLXH từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên Khoa Quản lý xã hội, trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Quản lý xã hội trường Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2022.49 Chủ nhiệm đề tài : Bùi Văn Sinh Lớp/Khoa : 2005TTVA – QLXH Cán bộ hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hà Nội – 4/2022
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2022.49 Chủ nhiệm đề tài : Bùi Văn Sinh Thành viên tham gia : Nguyễn Hồng Hiên Lớp/Khoa: 2005QTTA - QLXH Hà Nội – 4/2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Để thực hiện đề tài “Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Quản lý xã hội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là thành quả nghiên cứu của nhóm sinh viên chúng tôi dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Quỳnh. Các nội dung, nghiên cứu, số liệu và kết quả được trình bày trong bài nghiên cứu là trung thực, chưa được công bố bởi tác giả nào, không sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự. Ngoài ra, trong bài nghiên cứu có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022 TM.Nhóm nghiên cứu Chủ nhiệm đề tài Bùi Văn Sinh
  4. LỜI CẢM ƠN Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Quản lý xã hội, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tận tâm, tổ chức, giảng dạy, truyền đạt những kiến thức tốt nhất cho nhóm nghiên cứu chúng tôi trong quá trình học tập rèn luyện cũng như đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu chúng tôi học tập và hoàn thiện đề tài nghiên cứu này. Với tất cả sự chân thành, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Quỳnh đã dày công truyền đạt kiến thức hữu ích, tâm huyết tận tình hướng dẫn chi tiết, luôn quan tâm, đôn đốc, đề xuất nhiều ý kiến giúp nhóm nghiên cứu chúng tôi giải quyết những thắc mắc, khó khăn trong suốt quá trình định hướng, nghiên cứu và hoàn thiện bài nghiên cứu một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô và các bạn sinh viên đã thực hiện khảo sát một cách nhiệt tình giúp cho bài nghiên cứu có được những dữ liệu khách quan. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, do kiến thức, kinh nghiệm của nhóm còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do đó, bài nghiên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô xem và góp ý để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TM.Nhóm nghiên cứu Chủ nhiệm đề tài Bùi Văn Sinh
  5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................. 1 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu ........................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 4 5. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 5 6. Đóng góp mới của đề tài .............................................................................. 5 7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 5 8. Kết cấu của đề tài ......................................................................................... 6 CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN ........................................................................................................ 7 1.1. Một số khái niệm cơ sở ............................................................................. 7 1.2. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình đối với sinh viên ..................... 11 1.3. Những thuận lợi và khó khăn khi rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên trong bối cảnh học trực tuyến hiện nay .................................................... 14 1.4. Các bước rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho sinh viên ........................... 19 1.5. Yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng thuyết trình của sinh viên ......................... 22 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 25 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .............. 26 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 26 2.1.1. Giới thiệu chung về khoa Quản lý xã hội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội .................................................................................................................... 26 2.1.2. Giới thiệu khách thể nghiên cứu ............................................................ 26 2.2. Khảo sát thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Quản lý xã hội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................................. 28 2.2.1. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thuyết trình .................................. 28 2.2.2. Mức độ đạt được kỹ năng thuyết trình của sinh viên ............................ 30
  6. 2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên khi học trực tuyến ............................................................................. 33 2.2.4. Các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên khi học trực tuyến ...................................................................... 37 2.3. Đánh giá chung về kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Quản lý xã hội, trường Đại học Nội vụ Hà Nội.................................................................. 39 2.3.1. Ưu điểm .................................................................................................. 39 2.3.2. Hạn chế................................................................................................... 40 2.3.3. Nguyên nhân .......................................................................................... 41 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 43 CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI ...................................................................... 44 3.1. Nâng cao nhận thức của sinh viên về kỹ năng thuyết trình ...................... 44 3.2. Tổ chức các buổi thuyết trình giúp sinh viên học hỏi, rèn luyện kỹ năng thuyết trình ....................................................................................................... 48 3.3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho sinh viên ................................................................................................................... 50 3.4. Tổ chức đa dạng các hoạt động tạo môi trường cho sinh viên khoa QLXH rèn luyện kỹ năng thuyết trình ......................................................................... 46 3.5. Tổ chức các cuộc thi về hùng biện tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng thuyết trình .............................................................................................. 47 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 52 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 55 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 57
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BGH Ban giám hiệu 2 CLB Câu lạc bộ 3 ĐHNVHN Đại học Nội vụ Hà Nội 4 KNTT Kỹ năng thuyết trình 5 QLVH Quản lý văn hóa 6 QLXH Quản lý xã hội 7 SV Sinh viên 8 TTTV Thông tin thư viện 9 VHH Văn Hóa học 0
  8. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng thuyết trình theo nhóm ngành. Bảng 2.2. Sinh viên tự đánh giá kỹ năng thuyết trình của mình. Bảng 2.3. Những thuận lợi về kỹ năng thuyết trình của sinh viên khi học trực tuyến. Bảng 2.4. Những khó khăn về kỹ năng thuyết trình của sinh viên khi học trực tuyến. Bảng 2.5. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khi học trực tuyến. Bảng 2.6. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khi học trực tuyến. 0
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Tỷ lệ giảng viên theo giới tính. Biểu đồ 2. Tỷ lệ sinh viên theo giới tính. Biểu đồ 3. Nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình của sinh viên. Biểu đồ 4. Giảng viên đánh giá mức độ kỹ năng thuyết trình của sinh viên theo thang điểm 10. Biểu đồ 5. Mức độ đạt được kỹ năng thuyết trình của sinh viên theo nhóm ngành. Biểu đồ 6. Mức độ đạt được kỹ năng thuyết trình của sinh viên theo nhóm ngành. Biểu đồ 7. Mức độ đạt được kỹ năng thuyết trình của sinh viên theo nhóm ngành. 0
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội hiện nay công nghệ đang ngày càng phát triển, vì vậy việc đổi mới phương pháp học tập của các trường trong cả nước đang được quan tâm, từ việc dạy học truyền thống các trường đang chuyển dần sang việc lấy người học làm trung tâm. Sinh viên hiện nay đến lớp không chỉ nghe thầy cô giảng bài, chép bài mà còn phải tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp. Chính vì vậy kỹ năng thuyết trình hay trình chiếu trước nhiều người trở nên vô cùng cần thiết với sinh viên. Kỹ năng thuyết trình giúp cho sinh viên có thể triển khai các ý tưởng của mình vào trong bài, nó còn giúp cho sinh viên dễ hiểu bài hơn với các hình thức giảng dạy vui nhộn, có nhiều hình ảnh minh họa sinh viên sẽ cảm thấy thích thú hơn với bài học hay tiết học. Kỹ năng thuyết trình không chỉ giúp cho sinh viên thành công trong việc học tập tại trường mà kỹ năng còn giúp cho sinh viên trình bày các công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận, các báo cáo khoa học,… trong và ngoài trường. Thông qua việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình sinh viên còn rèn luyện được thêm các khả năng khác như: làm việc nhóm, khả năng tư duy phản biện, khả năng tìm tòi và sáng tạo, sau khi ra trường kỹ năng thuyết trình còn giúp sinh viên tự tin và thành công trong công việc. Thuyết trình là một nhiệm vụ không hề dễ dàng, bởi người thuyết trình cần phải có những kỹ năng nhất định mới có thể giúp cho bài của mình đạt được hiệu quả cao. Việc nghiên cứu kỹ năng thuyết trình ở sinh viên đã được rất nhiều nghiên cứu, sách báo trong và ngoài nước nói đến. Tuy nhiên, đối với sinh viên trường ĐHNVHN chưa phổ biến, đặc biệt là sinh viên khoa QLXH.Với những lý do trên thúc đẩy nhóm nghiên cứu lựa chọn vấn đề “Kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Quản lý xã hội trường ĐHNVHN” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Ở nước ngoài Ngoài việc đào tạo kiến thức, nhiều trường học trên thế giới còn chú trọng tới việc định hướng, trang bị các kỹ năng mềm cho sinh viên. Kỹ năng mềm là thuật ngữ chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người, có liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ, thái độ, hành vi, khả năng hòa nhập xã hội,… giúp cho sinh viên thích nghi được với những yêu cầu của công việc khi ra trường. Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ cùng 1
  11. Hiệp hội Đào tạo Phát triển Mỹ gần đây đã thực hiện cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc. (1) Kỹ năng học và tự học (2) Kỹ năng lắng nghe (3) Kỹ năng thuyết trình (4) Kỹ năng giải quyết vấn đề (5) Kỹ năng tư duy sáng tạo (6) Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (7) Kỹ năng đặt mục tiêu/tạo động lực làm việc (8) Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (9) Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (10) Kỹ năng làm việc đồng đội (11) Kỹ năng đàm phán (12) Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (13) Kỹ năng lãnh đạo bản thân Trong đó, kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, đây là kỹ năng giúp trình bày, thể hiện ý kiến, kế hoạch, quan điểm trước đám đông. Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ cũng đã thành lập một Ủy ban Thư ký về Rèn luyện các Kỹ năng Cần thiết (The Secretary’s Commission on Achieving Necessary Skills - SCANS). Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh, doanh nhân, người lao động, công chức… nhằm mục đích “thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao”. Đây là những kỹ năngmềm cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống.[12] Cuốn sách Effective presentation skills (2017) của tác giả Robert Dolan cho rằng kỹ năng giao tiếp là một trong những vấn đề quan trọng nhấtvà kỹ năng thuyết trình là một thành phần quan trọng của giao tiếp. Kỹ năng thuyết trình rất quan trọng đối với hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống như học tập, kinh doanh, từ các cuộc họp, phỏng vấn và hội nghị đến triển lãm thương mại và hội chợ việc làm.[9] 2
  12. Trong cuốn sách Kỹ năng thuyết trình hiệu quả (2018) của tác giả Alison Lester đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng khi thuyết trình và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của người thuyết trình, ngoài ra tác giả đề xuất công cụ giúp truyền tải nội dung đạt hiệu quả thông qua các quy trình của bài thuyết trình[10] Vì vậy, đã có rất nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng trên thế giới nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình với mục đích có cái nhìn tổng quát về thực trạng của kỹ năng này, từ đó có những biện pháp để cải thiện, nâng cao khả năng thuyết trình của mọi người nói chung và sinh viên nói riêng. Đây là công trình nghiên cứu đã đưa ra các vấn đề về kỹ năng mềm và vai trò của kỹ năng mềm trong cuộc sống, liên quan tới kỹ năng mà đề tài có thể kế thừa và phát huy trong quá trình nghiên cứu. 2.2. Ở trong nước Kỹ năng thuyết trình rất quan trọng đối với sinh viên, thuyết trình tốt sẽ góp phần không nhỏ tới thành công trong công việc, đặc biệt có thể giúp bạn tự tin khi đứng trước đám đông. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình đã được nhiều đề tài nghiên cứu cũng như nhiều sách báo đề cập đến. Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này: Kỹ năng thuyết trình – Tài liệu phục vụ chuyên đề rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên thiệt thòi trường Đại học An Giang” (TS.Hồ Thanh Mỹ Phương và nhóm cộng tác viên: Trương Thị Mỹ Dung, Đoàn Mỹ Ngọc): Trong tài liệu này cung cấp cho ta các nội dung cơ bản về lý thuyết kèm theo các hoạt động trong các lớp chuyên đề giúp sinh viên thành công trong học tập cũng như trong các công việc sau này.[14] Đề tài “Kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh của sinh viên năm thứ 3 khoa Tiếng Anh Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng Thực trạng và giải pháp” (Sinh viên Nguyễn Thị Phương Huyền, Trường Đại học Ngoại Ngữ- Đại học Đà Nẵng, 2008) đã đưa ra thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên là do chưa có đủ kỹ năng thuyết trình nên những bài thuyết trình chưa có hiệu quả cao như mong muốn, còn mắc nhiều lỗi về cấu trúc, thiết kế và sử dụng dụng cụ trực quan, ngôn ngữ hình thể, đặc biệt việc thiếu từ vựng và ngôn ngữ thuyết trình là khó khăn mà nhiều sinh viên gặp phải nhất.[16] 3
  13. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra được nội dung cơ bản của kỹ năng thuyết trình và nêu được nguyên nhân dẫn tới thực trạng kỹ năng thuyết trình chưa hiệu quả kỹ năng thuyết trình không được cao như mong muốn. Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình của sinh viên Khoa QLXH trường ĐHNVHN. Tóm lại, vấn đề nghiên cứu kỹ năng thuyết trình đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Các tác giả chỉ ra được thực trạng và các biện pháp khác nhau để đạt được mục đích nghiên cứu của vấn đề. Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa QLXH trường ĐHNVHN. Vì vậy việc nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa QLXH trường ĐHNVHN là nội dung mới cần được khai thác trên nhiều phương diện khác nhau. 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ việc khảo sát thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa QLXH từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên Khoa Quản lý xã hội, trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kỹ năng thuyết trình của sinh viên. - Khảo sát thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa QLXH, trường ĐHNVHN. - Đề xuất các giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa QLXH, trường ĐHNVHN trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Quản lý xã hội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Năm học 2021 – 2022. - Phạm vi không gian: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Phạm vi nội dung: Thực hiện đề tài này nhóm nghiên cứu khảo sát thực trạng KNTT trong học tập của sinh viên khoa QLXH, với các nội dung sau: 4
  14. + Nhận thức của sinh viên về KNTT. + Mức độ đạt được KNTT của sinh viên. + Những thuận lợi và khó khăn trong rèn luyện KNTT của sinh viên. + Những yếu tố ảnh hưởng đến KNTT của sinh viên. - Phạm vi khách thể: 150 sinh viên khoa QLXH (50 sinh viên ngành TTTV, 50 sinh viên ngành QLVH và 50 sinh viên ngành VHH) và 21 giảng viên khoa QLXH. 5. Giả thuyết nghiên cứu KNTT của sinh viên khoa QLXH trường ĐHNVHN chỉ đạt mức khá. KNTT của SV khoa QLXH chịu tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan. Nếu có biện pháp tác động phù hợp có thể nâng cao KNTT cho sinh viên khoa QLXH trường ĐHNVHN. 6. Đóng góp mới của đề tài Đóng góp thực tiễn: Nghiên cứu khoa học cung cấp cho sinh viên khoa QLXH nói riêng và các sinh viên của các khoa khác nói chung một kỹ năng thuyết trình hiệu quả để nâng cao chất lượng học tập. Từ đó ứng dụng kỹ năng thuyết trình vào trong thực tiễn đời sống. Nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình để làm rõ thực trạng, chỉ ra đặc điểm, ưu điểm và hạn chế khi thuyết trình, đồng thời đề xuất giải pháp giúp sinh viên khoa QLXH nói riêng và các sinh viên khoa khác nói chung những hạn chế và thiếu sót khi thuyết trình. Và từ đó nâng cao kết quả học tập của sinh viên toàn trường nói chung và sinh viên khoa QLXH trường ĐHNVHN nói riêng. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, tổng hợp và phân tích đánh giá các tài liệu và các nghiên cứu trước để kế thừa có chọn lọc xây dựng tổng quan và lịch sử vấn đề nghiên cứu góp phần bổ sung hệ thống lý luận cho đề tài. - Phương pháp điều tra bảng hỏi: Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm thu thập những thông tin về nhận thức của GV, SV về tầm quan trọng của KNTT đối với sinh viên; Mức độ đánh giá KNTT của SV; những yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến KNTT của SV và những thuận lợi, khó khăn của SV trong việc rèn luyện KNTT của sinh viên khi học trực tuyến. Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi với Giảng viên [Phụ lục 01] và sinh viên [Phụ lục 02] bằng phiếu online 5
  15. thông qua các trang mạng xã hội facebook, zalo, các forum... Trước khi gửi phiếu và sau khi nhận phiếu trả lời của nghiệm thể, nhóm nghiên cứu đều tiến hành bước làm sạch phiếu. Kết quả 150 phiếu của sinh viên và 21 phiếu của giảng viên thu về đều đạt yêu cầu, đảm bảo tính khách quan trong kết quả nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Để thu thập thông tin phục vụ đánh giá thực KNTT của sinh viên, nhóm nghiên cứu quan sát KNTT của sinh viên trong mỗi giờ lên lớp và quan sát các hoạt động rèn luyện KNTT của sinh viên. Để từ đó làm cơ sở đánh giá thực trạng KNTT của sinh viên. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Để thu thập thêm thông tin về thực trạng KNTT của sinh viên, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu Giảng viên [Phụ lục 03] và sinh viên [Phụ lục 04]. - Phương pháp thống kê toán học: Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu thập được những dữ liệu mà sinh viên cung cấp, đưa ý kiến. Để thống kê và khái quát hóa thành những con số có ý nghĩa chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để tính phần trăm cho các câu hỏi từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có kết cấu 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về kỹ năng thuyết trình của sinh viên Chương 2. Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Quản lý xã hội trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương 3. Một số giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Quản lý xã hội trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới 6
  16. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN 1.1. Một số khái niệm cơ sở 1.1.1. Kỹ năng Theo V.A. Krucheski, “Kỹ năng là phương thức thực hiện hoạt động - những cái mà con người nắm vững” tác giả cho rằng chỉ cần nắm vững được các phương thức hành động là đã có được kỹ năng, không cần biết đến kết quả hành động đó ra sao.[7] N.D.Levitov lại cho rằng: Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn có tính đến những điều kiện nhất định. Như vậy, tác giả chú ý đến kết quả hành động và phải biết chọn cách hành động đúng đắn, phù hợp với các điều kiện cho phép. [4] A.V.Pêtrôvski có quan niệm về kỹ năng là: “Năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định được gọi là các kỹ năng ”.[2, Tr.149] Theo K.K.Platônôv thì ông có quan niệm: “Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một hành động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh nghiệm- những cái đã được lĩnh hội từ trước. Hay nói cách khác kỹ năng được hình thành trên cơ sở của tri thức và kỹ xảo”. [2, Tr.97] Theo Từ điển tiếng việt kỹ năng được định nghĩa là: “Kỹ năng là khả năng vận dụng các những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. [2,Tr.517] A.V.Barabansicôv cho rằng : “Kỹ năng là khả năng sử dụng tri thức và các kỹ xảo của mình một cách có mục đích và sáng tạo trong quá trình của hoạt động thực tiễn. Khả năng này là khả năng tự tạo của con người”.[8] Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hà có khái niệm về kỹ năng là: “Kỹ năng là năng lực vận dụng những tri thức để thực hiện có kết quả một hành động nào đó”. [6] Như vậy từ các định nghĩa về kỹ năng của các tác giả trên chúng tôi quan niệm rằng kỹ năng là việc áp dụng những kiến thức mà ta đã học được trong đời sống để thực hiện một việc nào đó. 7
  17. Kỹ năng là tiêu chuẩn để đánh giá năng lực hoạt động của con người, hình thành được kỹ năng là hình thành được năng lực hoạt động của con người, từ đó tạo điều kiện cho mỗi cá nhân thực hành vận dụng những kiến thức. Các tác giả cho rằng những tri thức và hành động trước đó của con người mang lại là điều kiện cơ bản để hình thành kỹ năng. Vì vậy chúng ta muốn có kỹ năng trong một hành động nào đó trước hết cần phải cung cấp kiến thức về hành động đó cho người học và phải tổ chức các hoạt động cho người học vận dụng những kiến thức đã được học vào trong thực hành. Người học vừa rèn luyện vừa luyện tập sẽ hình thành được kỹ năng. Cho nên trong quá trình học tập tại trường sinh viên cần phải rèn luyện và luyện tập kỹ năng thuyết trình từ đó nâng cao kết quả học tập. Để rèn luyện thành công thì ngoài việc nắm vững được các tri thức, kinh nghiệm đúng và đủ thì cần còn cần có một ý chí mạnh mẽ, kiên trì và một thái độ tích cực. 1.1.2. Thuyết trình Thuyết trình là việc nói trước đám đông, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp thuyết một ai đó đang thuyết trình hay thậm chí chính bản thân chúng ta cũng đang thuyết trình nhưng đôi lúc chúng ta không hề nhận ra điều đó. Có nhiều quan niệm khác nhau về thuyết trình nhưng đa số khái niệm đều hướng tới việc truyền đạt thông tin và hướng người nghe hiểu theo ý của người thuyết trình. Theo tác giả Dương Thị Liễu có quan niệm thuyết trình là: “Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe.[1] Theo Wikipedia có khái niệm thuyết trình là: “Thuyết trình là quá trình truyền tải một chủ đề tới khán giả. Nó có thể là một một bài thuyết minh, một bài giới thiệu, bài giảng hoặc bài phát biểu nhằm mục đích thông báo, thuyết phục, truyền cảm hứng, động viên, xây dựng thiện chí, trình bày một ý tưởng hoặc một sản phẩm mới”.[7] Theo một trang web thuyết trình là: Trình bày một nhận định, quan điểm, chiến lược phát triển, lĩnh vực chuyên môn,… nhằm thuyết phục người nghe nghe theo mình, chấp nhận quan điểm, cùng suy nghĩ với mình, hành động theo ý muốn của mình.[19] Theo tác giả Nguyễn Đông Triều thuyết trình là: “Thuyết trình là trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người. Thuyết trình là một nghệ thuật, người thuyết trình được ví như là một nghệ sĩ hay diễn viên đứng trước công chúng, thuyết trình là một 8
  18. kỹ năng được phát triển thông qua kinh nghiệm và đào tạo” hay “Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người nghe về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe” hay “Thuyết trình là giao tiếp nói chuyện với đám đông”. [3] Như vậy từ các định nghĩa về thuyết trình của các tác giả trên chúng tôi có quan niệm thuyết trình là việc truyền đạt thông tin về một lĩnh vực nào đó nhằm thuyết phục mọi người nghe theo mình. Thuyết trình là một hình thức giao tiếp và nó hiện diện ở khắp nơi trong cuộc sống, thuyết trình ở những hoàn cảnh khác nhau sẽ có vai trò và mục đích khác nhau. Như khi bạn là một nhân viên bán hàng, việc bạn thuyết trình về sản phẩm sẽ giúp bạn thuyết phục được khách hàng một cách hiệu quả và cũng giúp cho khách hàng hiểu hơn về sản phẩm của bạn bán và từ đó gia tăng doanh số bán hàng và gặt hái được thành công trong nghề nghiệp. 1.1.3. Sinh viên Sinh viên là người học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.[18] Theo tác giả Nguyễn Thị Quỳnh cón đưa ra khái niệm sinh viên là: “Sinh viên là những người trẻ có độ tuổi từ 18 – 25 tuổi, là những người trưởng thành về thể chất, xã hội và tâm lý, đang theo học tại trường cao đẳng, đại học để tìm hiểu, khai thác tri thức và làm chủ công nghệ”.[5, Tr17] Sinh viên cũng là con người nên đều mang những đặc điểm của một con người. Độ tuổi trung bình của sinh viên thường là những người từ 18-25 tuổi, đang trong quá trình hình thành nhân cách, có tri thức và đang được đào tạo chuyên môn, đặc biệt là thích giao tiếp. Ở độ tuổi này sinh viên rất dễ tiếp thu với những cái mới, họ thích những thứ mới mẻ và luôn tìm tòi sáng tạo. Ngoài ra sinh viên còn có một số đặc điểm tâm lý như: Tự ý thức, đặc điểm này giúp cho sinh viên có những hiểu biết, thái độ, chủ động điều chỉnh bản thân theo hướng phát triển của xã hội. Tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó có thể đề cập tới tình cảm của sinh viên đối với ngành nghề, công việc. Đó là một động lực giúp cho sinh viên không ngừng phấn đấu, chăm chỉ, sáng tạo khi học thực sự yêu thích ngành nghề, công việc mình đã chọn. 9
  19. Như vậy qua việc tìm hiểu khái niệm của sinh viên nhóm nghiên cứu mạnh dạn đưa ra khái niệm sinh viên là: Sinh viên là những người người trẻ tuổi có độ tuổi từ 18 trở lên và đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp hay học viện, họ trưởng thành về mặt thể chất, tâm lý và xã hội. Sinh viên là những người trẻ và năng động. Họ là những người khai thác tri thức. 1.1.4. Kỹ năng thuyết trình Kỹ năng thuyết trình giúp cho bạn giao tiếp hiệu quả hơn và còn giúp cho bạn thêm tự tin, nâng cao chất lượng học tập và từ đó tạo điều kiện cho bạn có được cơ hội việc làm tốt hơn. Kỹ năng thuyết trình có thể hiểu đây là khả năng truyền đạt các thông điệp với những lý lẽ và lập luận hợp lý chặt chẽ để tạo sự thuyết phục và tương tác với mọi người nghe bằng cách thu thập và giải đáp tất cả câu hỏi phản biện.[15] Kỹ năng thuyết trình là những kỹ năng bạn cần để mang đến những bài thuyết trình hiệu quả và hấp dẫn cho nhiều đối tượng khác nhau. Những kỹ năng này bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như cấu trúc bài thuyết trình, thiết kế trang trình bày, giọng nói của bạn và ngôn ngữ cơ thể mà bạn truyền đạt.[17] Kỹ năng thuyết trình là sự kết hợp tất cả những kỹ năng cơ bản (kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể,…) để có thể diễn đạt được thông điệp nào đó tới người nghe thông qua các lý lẽ và lập luận chặt chẽ nhằm thuyết phục người nghe. Đồng thời sẽ có sự tương tác qua lại với người nghe thông qua sự thu thập và giải đáp các câu hỏi phản biện. Những kỹ năng cần có khi thuyết trình sẽ bao gồm cấu trúc của bài thuyết trình, slide được thiết kế, tông giọng và ngôn ngữ cơ thể của người thuyết trình,…[11] Qua tìm hiểu, nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình trên nhóm nghiên cứu rút ra khái niệm kỹ năng thuyết trình là: Kỹ năng thuyết trình là biết cách sử dụng phối hợp kiến thức, công cụ, thái độ vào trong quá trình truyền đạt, từ đó làm cho buổi thuyết trình trở nên hấp dẫn, thu hút được nhiều sự quan tâm và đánh giá cao của người nghe. 1.1.5. Kỹ năng thuyết trình của sinh viên Qua quá trình nghiên cứu các khái niệm về kỹ năng, Sinh viên, kỹ năng thuyết trình nhóm nghiên cứu rút ra được khái niệm kỹ năng thuyết trình của sinh viên là: Sinh viên biết cách sử dụng phối hợp các kiến thức, các công cụ, thái độ vào trong quá 10
  20. trình diễn đạt, cụ thể là một bài thuyết trình từ đó làm cho bài thuyết trình trở nên hấp dẫn, hiểu quả, đạt được mục tiêu thuyết trình đề ra. 1.2. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình đối với sinh viên 1.2.1. Trong học tập Thuyết trình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong học tập. Trong một số môn học nhiều giảng viên yêu cầu sinh viên phải tự lên thuyết trình bài tập của mình và đòi hỏi sinh viên phải biết cách thuyết trình để đạt được điểm cao. Thuyết trình giúp cho sinh viên rèn luyện được sự tự tin, khả năng nói trước đám đông và thuyết trình hiệu quả giúp cho sinh viên có được những nền tảng vững chắc cho tương lai sau này ra trường. Sinh viên biết cách thuyết trình hiệu quả sẽ giúp cho mọi người hiểu hơn về những gì mà người thuyết trình muốn truyền đạt tới người nghe và thuyết phục người nghe theo ý của mình. Có kỹ năng thuyết trình không chỉ giúp kết quả học được được cải thiện mà nó còn là một công cụ giao tiếp hiệu quả. Kỹ năng thuyết trình giúp sinh viên bổ sung thêm kiến thức, khi sinh viên làm một bài thuyết trình cần phải xây dựng nội dung cho bài thuyết trình vì vậy sinh viên buộc phải tìm hiểu nhiều kiến thức có liên quan tới nội dung thuyết trình. Việc tìm hiểu, đọc trước nhiều tài liệu sẽ giúp sinh viên bổ sung thêm nhiều kiến thức từ đó giúp sinh viên dễ hiểu bài hơn, đạt được hiệu quả cao trong học tập. Ngoài ra thông qua việc thuyết trình sinh viên còn có thể trao đổi được với mọi người xung quanh về các ý tưởng, thảo luận được các vấn đề xã hội, trao đổi về bài tập. Thông qua thuyết trình sinh viên có thể nhận thêm được nhiều kiến thức được góp ý từ người nghe. Việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình sẽ giúp cho sinh viên đồng thời vừa rèn luyện các kỹ năng khác như: Kỹ năng diễn đạt, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm slide,... ngoài ra còn giúp sinh viên tự tin hơn. Sinh viên có một kỹ năng thuyết trình tốt không chỉ nâng cao kết quả học tập mà còn mang tới sự thành công trong tương lai. Kỹ năng thuyết trình còn giúp cho sinh viên hình thành thái độ học tập tốt hơn, thuyết trình có kết hợp hình ảnh giúp sinh viên không cảm thấy chán nản, tập trung hơn. Trong quá trình học tập, sinh viên cảm thấy thích thú với việc học thì sẽ tạo được cho sinh viên một thái độ học tập tốt. Sinh viên tập chung vào bài học sẽ giúp sinh viên hiểu bài hơn và sẽ không cảm thấy chán nản khi học, từ việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình sẽ giúp sinh viên rèn luyện được khả năng ăn nói tốt, thông qua thuyết 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2