PHẦN I. MỞ ĐẦU<br />
1.1. Lý do chọn đề tài<br />
Cây mía (Saccharum officinarum L.) là cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt <br />
đới, cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các ngành công nghệ chế biến đường ở <br />
nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam cây mía đang chiếm một vị trí quan trọng <br />
trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp phục <br />
vụ cho công cuộc Công nghiệp hoá Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. <br />
Việt Nam thuộc khu vực Bắc bán cầu nằm trải dài từ 8030’ 23020’ vĩ độ <br />
bắc, có tọa độ tương ứng với các nước trong khu vực trồng mía có năng suất <br />
cao như Đài Loan là 456,1 tấn/ha, Ấn Độ 440,8 tấn/ha. Về vị trí địa lý của nước <br />
ta thuộc khu vực có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển và khai <br />
thác tiềm năng năng suất cao về cây mía, song năng suất mía bình quân chung cả <br />
nước mới chỉ đạt 49,7 tấn/ha. Trong nhiều nguyên nhân làm năng suất mía thấp, <br />
thì nhóm sâu đục thân mía làm giảm đáng kể về năng suất và chất lượng mía <br />
nguyên liệu (Đỗ Ngọc Diệp, 2002).<br />
Từ sau năm 1975 đến nay, đặc biệt trong 10 năm gần đây ngành mía <br />
đường đang có bước tiến đáng kể về diện tích, năng suất, sản lượng. Các nhà <br />
khoa học đã khẳng định, để nâng cao năng suất mía cần phải sử dụng các giống <br />
mới, kết hợp với đầu tư thâm canh cao, bón phân hợp lý. Tuy nhiên kinh nghiệm <br />
thực tiễn sản suất và kết quả nghiên cứu cho thấy: Sâu, bệnh cỏ dại và chuột là <br />
những nhân tố gây nên tổn thất rất lớn cho năng suất, chất lượng mía, ảnh <br />
hưởng đến hiệu quả chế biến đường của các nhà máy chế biến đường.<br />
Theo tài liệu điều tra của ngành mía đường Việt Nam năm 2000, thiệt hại <br />
làm giảm sản lượng do sâu: 17,1%, do bệnh: 11,5%, do cỏ dại: 11,8%.[Báo cáo <br />
tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mía đường của Bộ NN&PTNT [2]<br />
Hiện nay việc phòng trừ sâu đục thân hại mía đang gặp rất nhiều khó <br />
khăn, vì cây mía là cây lưu gốc nhiều năm, bộ giống mía phong phú, địa hình <br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
trồng mía đa dạng và sâu đục thân mía ẩn nấp ở nhiều bộ phận khác nhau trên <br />
cây mía và các cây trồng khác nên công tác phòng trừ không đạt hiệu quả cao.<br />
Công tác phòng trừ sâu hại cây trồng nói chung và sâu đục thân mía nói <br />
riêng là tìm ra các biện pháp phòng trừ có hiệu quả không gây ô nhiễm môi <br />
trường đạt mục tiêu: kinh tế xã hội môi trường. Thời gian qua, chương trình <br />
phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) đã được tiến hành trên nhiều loại cây trồng, <br />
với nhiều sâu hại khác nhau, đã mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo không gây <br />
ô nhiễm môi trường. Việc tiến hành phòng trừ sâu đục thân hại mía theo hướng <br />
IPM cần nắm vững hệ sinh thái đồng mía, mối quan hệ của cây mía với dịch hại <br />
và thiên địch của chúng. Nguyên tắc chung của biện pháp này là bảo vệ và sử <br />
dụng các loài thiên địch của sâu hại nhằm khống chế quần thể sâu hại phát <br />
triển dưới ngưỡng gây hại kinh tế, bảo vệ cây trồng.<br />
Cho đến nay, các nghiên cứu về sâu đục thân mía và sử dụng bọ đuôi kìm <br />
trong phòng trừ sâu đục thân mía tại Bắc Trung Bộ hầu như chưa được quan <br />
tâm. Có một số kết quả nghiên cứu đã công bố, nhưng vừa rất tản mạn về <br />
không gian và thời gian, vừa quá lạc hậu với điều kiện sản xuất mới. Với <br />
những kết quả đã có không thể xây dựng được quy trình hay mô hình phòng trừ <br />
sâu đục thân mía nào phù hợp mang lại hiệu quả cao cho người trồng mía. Hiện <br />
nay, phần lớn người trồng mía tại Thanh Hoá chưa chú trọng phòng trừ sâu đục <br />
thân, nếu có thì các biện pháp phòng mang tính tự phát, riêng rẽ nên hiệu quả <br />
không cao, mà còn ảnh hưởng đến môi trường, không bảo vệ và sử dụng được <br />
thiên địch trong tự nhiên, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm theo hướng GAP.<br />
Vì lẽ đó, để góp phần vào công tác nghiên cứu, giải quyết đòi hỏi cấp <br />
bách của người trồng mía trong việc phòng trừ sâu đục thân và sử dụng bọ đuôi <br />
kìm phòng trừ chúng tại Thanh Hoá. Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu <br />
khả năng sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía tại vùng <br />
nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá”<br />
1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩ thực tiễn<br />
<br />
<br />
2<br />
1. 2.1. Ý nghĩa khoa học:<br />
Đề tài được tiến hành sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về thành phần <br />
loài, phân bố tác hại của sâu hại mía nói chung, sâu đục thân hại mía nói riêng. <br />
Cũng như thành phần thiên địch của chúng tại ở vùng mía Thanh Hoá.<br />
<br />
<br />
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn:<br />
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở để xây dựng <br />
quy trình quản lý tổng hợp sâu đục thân mía đáp ứng 3 yêu cầu kinh tế, xã hội, <br />
môi trường tại vùng nghiên cứu.<br />
1.3. Mục đích, yêu cầu của đề tài<br />
1.3.1. Mục đích<br />
Đề tài tiến hành nhằm mục đích sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu đục <br />
thân hại mía tại vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá. Từ đó, đề xuất <br />
giải pháp sử dụng bọ đuôi kìm thay thế thuốc hoá học trong việc phòng trừ sâu đục <br />
thân mía hại mía.<br />
1.3.2. Yêu cầu<br />
Điều tra thành phần sâu hại mía nói chung và sâu đục thân hại mía nói <br />
riêng tại vùng nguyên liệu mía Đường Lam Sơn Thanh Hóa.<br />
Điều tra biến động mật độ bọ đuôi kìm qua các tháng trong thời gian <br />
thực hiện đề tài.<br />
Bố trí một số công thức thí nghiệm nghiên cứu khả năng sử dụng bọ <br />
đuôi kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía<br />
1.4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br />
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới<br />
Những nghiên cứu về thành phần và tình hình gây hại của sâu đục thân mía<br />
Theo Hiệp hội Kỹ thuật Mía Đường Quốc tế (International Socienty of Sugar <br />
Cane Technology ISSCT), đến năm 1999 trên mía đã ghi nhận có 324 loài sâu gây <br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
hại. Trong đó ngành chân khớp chiếm số lượng nhiều nhất (84,5%), tuyến trùng <br />
(4,9%), gặm nhấm (5,9%), các loài khác (4,7%). [36]<br />
Như vậy, trên phạm vi toàn thế giới, trong số các nhóm sâu hại mía, nhóm côn <br />
trùng hại thân chiếm số đông nhất (49,7% tổng số loài đã phát hiện) trong đó nhóm sâu <br />
đục thân mía luôn được đánh giá là sâu hại nguy hiểm nhất. <br />
Thành phần sâu hại mía nói chung và sâu đục thân nói riêng không chỉ biến <br />
động trên phạm vi toàn thế giới mà ngay trong một quốc gia cũng có sự biến động <br />
giữa vùng này với vùng khác, giữa trước đây và sau này.<br />
Ở Malaysia, kết quả điều tra thành phần của Lim và Pan từ 1970 1978 <br />
(1980) [40] cho thấy có khoảng 360 loài sâu hại mía thuộc 98 họ côn trùng. <br />
Trong đó có 32 loài được đánh giá là quan trọng với cây mía. Trong 360 loài sâu <br />
hại mía có 25 loài sâu đục thân mía, trong số này có 11 loài sâu đục thân mía đã <br />
được xác định là sâu hại quan trọng đối với cây mía. <br />
Ở Ấn Độ, theo Isaac (1937) [38] thành phần sâu hại mía có 79 loài, còn <br />
theo Box (1953) [26] thì có 125 loài, theo Gupta (1957) [34] thì có 18 loài sâu chủ <br />
yếu và 21 loài sâu thứ yếu. Theo David (1977) [30] riêng sâu đục thân mía có tới <br />
9 loài thường xuyên gây hại. <br />
Ở Ấn Độ, theo Isaac (1937) [38] người ta đã sử dụng bọ đuôi kìm để phòng <br />
trừ sâu đục thân mía kết quả cho thấy, khi thả bọ đuôi kìm vào lúc mía 2 tháng sau <br />
trồng, với lượng 400 con/ha, 600 con/ha và 800 con/ha thì năng suất mía tăng lần <br />
lượt so với đối chứng là 11,26%, 16,44% và 18,89% và lượng đường tăng lần lượt <br />
là 5,06%, 7,15% và 8,88%.<br />
Ở Đài Loan, theo Cheng (1994) [29] nhóm sâu đục thân hại mía có 5 loài thường <br />
xuyên gây hại là sâu đục thân mình vàng Eucosma schistaceana, sâu đục thân 5 <br />
vạch Chilo infuscatellus Snellen, sâu đục thân 4 vạch Proceras venosatus Walker, <br />
sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius và sâu đục thân mình <br />
hồng Sesamia inferens Walker. <br />
Đánh giá về tình hình thiệt hại do sâu đục thân mía, theo Solomon et al. <br />
(2000) [41] cho thấy các loài sâu đục mầm làm giảm 26,65% mầm cấp 1; 6,4% <br />
4<br />
mầm cấp 2; 27,1% mầm cấp 3 và 75,0% mầm cấp 4, làm giảm 22 30% năng suất <br />
mía và 12,5% hàm lượng đường. Theo Avasthy và Tiwari (1986) [20] ở Ấn Độ sâu <br />
đục thân 5 vạch là loài gây hại chính yếu, loài này có thể làm giảm tỷ lệ mầm từ <br />
30 75% ở các vùng mía khác nhau. Theo Waterhouse (1993) [43] đã tổng kết rằng <br />
sâu đục thân mía gây hại nặng ở Philippines, Campuchia và thường gây hại nặng <br />
cục bộ tại Lào và Indonesia. Theo Solomon et al. (2000), các loài sâu đục ngọn là <br />
nguyên nhân làm chết khoảng 10% số mầm và 34% số cây ở giai đoạn vươn lóng, <br />
làm giảm năng suất từ 18,544,8% và 0,24,1 chữ đường (CCS).<br />
Phương thức gây hại và thời kỳ cây mía bị sâu đục thân tấn công của các <br />
loài sâu đục rất khác nhau. Các loài sâu đục lóng chủ yếu gây hại phần thân <br />
lóng, nhưng cũng có thể gây hại phần đốt lóng. Triệu chứng gây hại của chúng <br />
khác nhau, ví dụ: Sâu đục thân 4 vạch chủ yếu gây hại ở các lóng mềm còn bẹ lá <br />
(d/Emmerez de Charmoy, 1917) [32]<br />
Trọng lượng cây mía giảm khi bị sâu đục thân hại nặng và có thể bị chết <br />
do thân bị thối và khô. Các lóng bị đục thường dễ gãy và các mầm nách phát <br />
triển mạnh làm giảm độ đường trong cây mía (Gupta và Avasthy, 1960) [35]<br />
Khi cây mía bị sâu đục thân gây hại thì hàm lượng đường saccaro, độ Brix, <br />
Pol, Ap giảm đáng kể. Ngược lại, hàm lượng N, chất tro và chất nhựa tăng lên <br />
(Box, 1929) [25]<br />
Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh, phát <br />
triển của sâu đục thân hại mía<br />
Theo kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của sâu đục thân 4 vạch của <br />
các tác giả Harris (1990) [37], BetbederMatibet (1990) [24], David (1980) [31] ở các <br />
nước khu vực Ấn Độ Dương cho thấy: ngài thường vũ hoá tập trung trong thời <br />
gian khoảng 4 giờ sau khi mặt trời lặn và hoạt động chủ yếu vào đêm, ngài cái <br />
thường chỉ giao phối 1 lần duy nhất trong đời. Sau khi giao phối khoảng 1 đêm thì <br />
ngài cái đẻ trứng với số trứng khoảng 850 quả. Chúng đẻ trứng thành ổ ở mặt trên <br />
hoặc dưới của lá, đôi khi trứng còn đẻ cả trên bẹ lá, mỗi ổ trứng có từ 2040 quả.<br />
<br />
<br />
5<br />
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của sâu đục thân 5 vạch cho thấy: <br />
Trưởng thành thường vũ hóa vào ban đêm, ban ngày ít hoạt động thường ẩn nấp bên <br />
dưới bẹ lá. Ngài cái tiết pheromone dẫn dụ giới tính để thu hút ngài đực đến ghép <br />
đôi giao phối. Ngài thường để trứng vào giữa đêm. Trứng đẻ thành ổ ở mặt dưới <br />
các lá còn xanh. Mỗi ổ từ 2 4 hàng trứng, với trung bình 25 quả/ổ. Trong một đêm <br />
ngài cái thường đẻ khoảng 400 quả trứng. Trứng sau khi đẻ 4 6 ngày thì nở, sâu <br />
non tuổi 1 phân tán bằng cách nhả tơ đu sang cây khác để gây hại. Chúng rất thích ăn <br />
các đỉnh sinh trưởng và các mô mềm gây nên hiện tượng nõn héo. Thời gian phát <br />
dục của pha sâu non (56 tuổi) từ 16 30 ngày, sau đó hóa nhộng ngay bên trong <br />
đường đục của thân cây (Harris, 1990 [37]; Butani, 1977 [27]; Avasthy và Tiwari, <br />
1986 [20]; Kumar, K., S. C. Gupta, U. K. Mishra, G. P. Dwivedi and N. N. Sharma <br />
(1987) [39]<br />
Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ<br />
Theo Suhartawan và Wirioatmodjo (1996) [42] có thể áp dụng các biện <br />
pháp phòng trừ như vệ sinh đồng ruộng và xử lý hom giống trong nước nóng <br />
500C trong 2 giờ, sử dụng các giống mía chống chịu cao với sâu đục thân hoặc <br />
sử dụng các loài ong mắt đỏ kí sinh pha sâu non và pha trứng. Ngoài ra cũng có <br />
thể dùng thuốc hoá học như Carbaryl, Dicrotophos, Monocrotophos và Acephate <br />
để phun phòng trừ sâu non. <br />
Theo CABI (2000) [28] có thể dùng biện pháp cắt bỏ cây bị ngọn héo và giết <br />
chết sâu non, biện pháp này tốn nhiều công lao động. Ngoài ra người ta còn có thể sử <br />
dụng ong mắt đỏ Trichogramma chilonis để trừ trứng của sâu đục thân.<br />
Theo (David, 1980) [31], sử dụng các hom giống sạch sâu để trồng, kết hợp với <br />
việc bóc lá vào các thời điểm 5, 7 và 9 tháng sau khi trồng, hạn chế sử dụng quá nhiều <br />
phân đạm, đồng thời tiêu úng với vùng ngập úng cũng hạn chế sự xuất hiện và gây <br />
hại của sâu đục thân 4 vạch. Tăng cường sử dụng các giống mía chống chịu cao đối <br />
với sâu đục thân 4 vạch như Co285, Co453, Co513, Co6860, Co915 để hạn chế thiệt <br />
hại do sâu đục thân 4 vạch..<br />
<br />
<br />
6<br />
Đối với sâu đục thận mình hồng, các biện pháp phòng trừ như: Cắt bỏ <br />
cây bị sâu, rút bỏ ngọn héo và giết chết sâu non bên trong, vun luống sớm ở giai <br />
đoạn cây con và bạt gốc ngay sau khi thu hoạch đối với mía để lưu gốc. Đây là các <br />
biện pháp tương đối đơn giản mà hiệu quả lại cao trong việc phòng trừ sâu đục <br />
thân mình hồng. Biện pháp sinh học, có thể sử dụng loài ruồi kí sinh để trừ sâu ở <br />
giai đoạn sâu non. Kết quả thử nghiệm trong phòng cho thấy, loài ruồi này có thể <br />
kí sinh với tỷ lệ khá cao (84,4%) (David, 1980) [31].<br />
Đối với sâu đục thân mía thì đã có nhiều nghiên cứu và sử dụng khá thành <br />
công bọ đuôi kìm trong việc phòng trừ sâu đục thân hại mía. Kết quả nghiên cứu <br />
cho thấy khi thả bọ đuôi kìm với lượng 400 con/ha thì tỷ lệ lóng bị hại giảm <br />
64,58% so với đối chứng và năng suất mía tăng 26,48% (David, 1980) [31].<br />
* Những nghiên cứu về bọ đuôi kìm<br />
Theo Easki Teiso et. al (1952) [69] Bọ đuôi kìm Dermaptera còn có tên <br />
khoa học là Euplexoptera, Euplecoptera, Dermoptera, Labiduroida hay <br />
Forficulida; tên tiếng anh là Earwigs. <br />
Cơ thể kéo dài, kiểu đầu nhô về phía trước, hàm kiểu miệng nhai với râu <br />
đầu nhiều đốt, mắt kép phát triển. Hầu hết trong bộ Dermaptera cánh ngắn, <br />
cánh ngoài biến thái, gân cánh mịn, cánh trong dạng màng hình bàn nguyệt, gân <br />
cánh xếp hình dẻ quạt. Các chân gân bằng nhau với 3 đốt bàn. Bụng 10 đốt, đốt <br />
bụng cuối cùng kéo dài như cái kìm, theo Richard leung (2004) [109], bụng BĐK <br />
có 10 đốt ở con đực (kể cả đuôi kìm), con cái có 8 đốt bụng. Máng đẻ trứng của <br />
con cái ngắn hoặc tiêu biến tùy theo loài.<br />
Bọ đuôi kìm được phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới trừ những <br />
vùng băng giá, rất phổ biến ở những vùng có khí hậu nóng ẩm. Có khoảng hơn <br />
chục loài sống trong hang dơi vùng Châu á.<br />
Có khoảng 1.200 loài đã được miêu tả, hầu hết chúng đều sống tự do, ăn <br />
tạp (các côn trùng nhỏ), một số loài ăn chồi non thực vật nhưng khi xuất hiện <br />
con mồi thì chúng lại chuyển sang ăn con mồi ngay. Bọ đuôi kìm thường sống <br />
<br />
<br />
7<br />
ẩn nấp, chạy nhanh, mặc dù có cánh nhưng không thấy chúng bay [69], chỉ tìm <br />
kiếm thức ăn trên cây, ăn côn trùng nhỏ vào ban đêm [109].<br />
Trưởng thành cái đẻ trứng vào trong ổ làm dưới đất, chúng có tập tính là <br />
chăm sóc và bảo vệ trứng, thậm chí còn có hành động bảo vệ con 1 – 2 tuần sau <br />
nở. Trong điều kiện ấm áp chúng đẻ nhiều, mùa hè chúng ít khi đẻ trứng, mùa <br />
đông lạnh chúng đình dục hoàn toàn cho đến mùa xuân lại tiếp tục hoạt động, <br />
mỗi năm BĐk thường có 7 lứa.<br />
Pobham (1965) phân loại BĐK bộ Dermaptera theo kiểu hình giải phẫu <br />
bên trong, theo cơ quan sinh dục ngoài và phân bố theo địa lý đã chia các loài <br />
BĐK bắt mồi tập trung ở bộ phụ Porficulina gồm:<br />
Tổng họ Pygidicranoidea, tổng họ này sinh sống chủ yếu trog các kho <br />
chứa ở các nước Asian, Australia, Nam Phi và Nam Mĩ.<br />
Tổng họ Karschilloidea rất lớn tập trung ở Nam Phi, tổng họ này chủ <br />
yếu là BĐK ăn kiến.<br />
Tổng họ Labioidea có 3 họ là Labiidae, Carcinophoridea, Arixeniidea, họ <br />
Labiidea phổ biến hơn, họ Arixeniidea gồm các loài kí sinh trên dơi.<br />
Tổng họ Forficuloidea có ba họ là Chelisochidea, Labiduridea, <br />
Forficuloidea trong đó họ Labiduridea phân bố rộng, giống Labidura và <br />
Euborellia phổ biến nhất<br />
Theo Gullan, P.J. và P.S. Crranston (2000) có khoảng 1.800 loài bọ đuôi <br />
kìm với 10 họ phân bố trên thế giới [73].<br />
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước<br />
Những nghiên cứu về thành phần và tình hình gây hại của sâu đục thân mía<br />
Nhìn chung trước những năm 1990 công tác nghiên cứu về sâu đục thân hại mía <br />
ở nước ta còn rất ít. Tuy nhiên, sau những năm 1990 đến nay, đặc biệt khi chương <br />
trình mía đường được Nhà nước chú trọng, quan tâm là cây xoá đói giảm nghèo cho <br />
người dân nông thôn miền núi thì các vùng nguyên liệu mới chú ý đưa các giống mới <br />
có năng suất cao, đầu tư thâm canh công nghệ cao để theo kịp các nước trên Thế giới <br />
và khu vực, theo đó công tác BVTV cũng được quan tâm.<br />
8<br />
Ở miền Bắc, theo Lương Minh Khôi (1963) [10] và Hồ Khắc Tín & CTV (1962) <br />
[15] có 5 loài sâu đục thân hại mía thường xuyên là sâu đục thân mình vàng Eucosma <br />
schistaceana, sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus Snellen, sâu đục thân 4 vạch <br />
Proceras venosatus Walker, sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius và <br />
sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens Walker. Trong đó sâu đục thân mình vàng, sâu <br />
đục thân 4 vạch và sâu đục thân mình trắng là những loài phát sinh gây hại phổ biến <br />
nhất tại Thanh Hóa và các tỉnh Bắc Trung Bộ.<br />
Theo Phạm Bình Quyền và CTV (1995) [1], ở miền Bắc có 2 loài sâu đục <br />
thân mía phổ biến nhất là sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius <br />
và sâu đục thân 4 vạch Proceras venosatus Walker. Kết quả điều tra cho thấy số <br />
lượng sâu non của sâu đục thân mình trắng cao hơn số lượng sâu non của sâu <br />
đục thân 4 vạch (tương ứng là 70,0 77,2% và 22,3 30,0%). Tuy nhiên theo kết <br />
quả điều tra trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 của Nông trường Thống Nhất <br />
huyện Yên Định Thanh Hoá là trong 5 loại sâu đục thân thì số lượng xuất hiện <br />
và gây hại nhiều nhất là sâu đục thân 4 vạch tiếp đến là sâu đục thân mình vàng <br />
với tỷ lệ tương ứng là 70,16 và 42,44%. Kết quả này cũng trùng với kết quả <br />
điều tra của Nông trường Vân Du huyện Thạch Thành và Nông trường Sao <br />
Vàng huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá.<br />
Theo kết quả điều tra của Lương Minh Khôi và Lê Thanh Hải (1997) [7] <br />
tại Nông trường Hà Trung tỉnh Thanh Hoá và Nông trường Đồng Giao tỉnh Ninh <br />
Bình cho thấy trên các giống mới của Đài Loan ROC1, ROC9, ROC10 và ROC16 <br />
trong niên vụ 19951996 cho thấy đã xác định được 19 loài sâu hại mía, trong đó <br />
có 5 loài sâu đục thân mía, loài gây hại nặng nhất là sâu đục thân mình vàng và <br />
sâu đục thân 4 vạch.<br />
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn văn Hoan trong 3 năm từ 19982000 <br />
tại Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá gồm 7 huyện 4 Nông <br />
trường, cho thấy thành phần sâu hại mía gồm 26 loài thuộc 7 bộ 12 họ. Trong <br />
đó, nhóm sâu đục thân mía có 5 loài là sâu đục thân mình vàng Eucosma <br />
schistaceana, sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus Snellen, sâu đục thân 4 vạch <br />
9<br />
Proceras venosatus Walker, sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius <br />
và sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens Walker.<br />
Kết quả điều tra của Đỗ Ngọc Diệp tại khu vực miền Đông Nam bộ năm <br />
1987 cho thấy có 20 loài sâu hại mía. Trong đó, sâu đục thân có 5 loài chiếm 25% <br />
tổng số loài đã xác định. Chúng bao gồm sâu đục thân mình vàng Eucosma <br />
schistaceana, sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus Snellen, sâu đục thân 4 <br />
vạch Proceras venosatus Walker, sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella <br />
Fabricius và sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens Walker. Tại Viện Nghiên <br />
cứu Mía đường Bến Cát, các kết quả điều tra của Nguyễn Đức Quang năm 1997 <br />
[13], Vũ Hữu Hạnh năm 1995 [6] và Cao Anh Đương 1998 đều cho thấy trong <br />
thành phần sâu hại mía có 5 loài sâu đục thân tương tự như kết quả điều tra của <br />
các tác giả khác.<br />
Kết quả điều tra trong phạm vi toàn quốc của Lương Minh Khôi từ 1992 <br />
1997 [8] cho thấy thành phần sâu hại mía có 27 loài trong đó nhóm sâu đục thân <br />
có 9 loài chiếm 33,33% tổng số loài đã xác định.<br />
Trên các giống mía mới nhập về từ đài Loan và Trung Quốc hiện nay đang <br />
được trồng phổ biến tại Thanh Hoá thì hầu hết đều bị sâu đục thân phá hại nhưng <br />
tỷ lệ hại từ 2,525,88% nhỏ hơn giống F134 (giống cũ của Trung Quốc) là 11,5% <br />
và giống MY5514 của Cu Ba là 12,85%. Theo nghiên cứu của Lương Minh Khôi <br />
và Lê Thanh Hải (1997) [7] cho thấy giống F134 bị sâu đục thân hại nặng hơn các <br />
giống ROC1, ROC9, ROC10 và ROC16 từ 1,4 2,3 lần. Tuy nhiên theo báo cáo của <br />
Nông trường Vân Du huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá cho thấy trong 4 năm từ <br />
2004 2007 khi đầu tư thâm canh cao thì các giống ROC, Việt đường, Quế đường <br />
có tỷ lệ sâu đục thân từ 13,21 17,68%.<br />
Theo đánh giá của Nguyễn Huy Ước (1994) [19] thiệt hại do sâu đục thân <br />
mía gây ra tại miền Đông Nam Bộ lên đến 20% năng suất mía. So sánh tỷ lệ bị <br />
sâu đục thân gây hại giữa mía tơ và mía gốc cho thấy trên mía gốc bị gây hại <br />
năng hơn trên mía tơ. Tương tự như vậy, kết quả thí nghiệm tại nông trường <br />
Hà Trung Thanh Hóa và Đồng Giao Ninh Bình cho thấy tỷ lệ bị sâu đục thân phá <br />
10<br />
hại trên mía gốc là 14% trong khi đó trên mía tơ là 8% (Lương Minh Khôi và Lê <br />
Thanh Hải, 1997) [7] <br />
Theo Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997) [5] sâu đục thân mình <br />
vàng và sâu đục thân 4 vạch là những loài nguy hiểm nhất ở miền Bắc, có nơi <br />
các loài sâu này làm thiệt hại năng suất từ 25 30%. Xét về các giống mía thì <br />
giống F134 bị sâu đục thân phá hại năng hơn các giống việt đường, quế đường <br />
và các giống ROC (Lương Minh Khôi và Lê Thanh hải, 1997) [7] <br />
Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh phát triển <br />
của sâu đục thân hại mía<br />
Theo nghiên cứu của Lương Minh Khôi (1997) [9] cho thấy:<br />
Loài sâu đục thân mình vàng Eucosma schistaceana phát sinh nhiều vào 20/4 và <br />
20/5 còn từ tháng 6 trở đi ít gặp. Vòng đời: Trứng từ 46 ngày, sâu non 2022 ngày, <br />
nhộng từ 910 ngày, trưởng thàng từ 813 ngày. Bướm cái đẻ trung bình 173 quả <br />
trứng/con. Sâu non bắt đầu gây hại chủ yếu từ khi mía mọc mầm và chiếm tỷ lệ <br />
8,5% các loài sâu đục thân.<br />
Loài sâu đục thân 4 vạch Proceras venosatus Walker phát sinh 6 đợt trong năm kéo <br />
dài suốt quá trình sinh trưởng của cây mía. Vòng đời: Trứng từ 57 ngày, sâu non 20<br />
26 ngày, nhộng từ 712 ngày, trưởng thành từ 37 ngày. Bướm cái đẻ trung bình từ 8<br />
11 ổ trứng, mỗi ổ khoảng 200 quả trứng. Sâu non bắt đầu gây hại khi mía mọc mầm <br />
nhưng hại mạnh nhất khi mía vươn lóng. Tỷ lệ hại chiếm 71,8% các loài sâu đục <br />
thân.<br />
Sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius mỗi năm phát sinh 45 <br />
lứa. Vòng đời: Trứng từ 715 ngày, sâu non 3161 ngày, nhộng từ 1218 ngày, <br />
trưởng thành từ 313 ngày. Sâu non phá hại mía cây, đặc biệt ở đốt ngọn, sâu <br />
non đục từ ngọn mía xuống dưới, ăn điểm sinh trưởng, gây nên hiện tượng cây <br />
bị cụt ngọn. Sâu hại khi cây mía được 220 ngày với tỷ lệ hại chiếm 61,0% các <br />
loài sâu đục thân.<br />
Sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens Walker trong năm phát sinh 56 lứa. <br />
Vòng đời trong điều kiện mùa hè: Trứng từ 56 ngày, sâu non 2030 ngày, nhộng <br />
11<br />
từ 810 ngày, trưởng thành từ 56 ngày. Mùa đông vòng đời dài hơn. Mỗi bướm <br />
cái đẻ khoảng 300 trứng. Sâu non phá hại ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của <br />
cây mía. Ở miền Nam sâu mình hồng nhiều nhất chiêm tỷ lệ 51,85% 69,35% <br />
các loài sâu đục thân mía.<br />
Sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus Snellen trong năm phát sinh 56 lứa. <br />
Vòng đời trong điều kiện mùa hè: Trứng từ 35 ngày, sâu non 1835 ngày, nhộng <br />
từ 78 ngày, trưởng thành từ 46 ngày. Mùa đông vòng đời dài hơn. Bướm cái đẻ <br />
thành ổ, mỗi ổ có từ 250 300 trứng. Sâu non nở là phân tán, thường nhả tơ đu <br />
đưa nhờ gió, di chuyển từ cây này sang cây khác để phá hại. Chúng phá hại <br />
mạnh trên mía trồng vụ đông.<br />
Theo Cục Bảo vệ Thực vật (1999) [4], loài sâu đục thân mình vàng <br />
thường phát sinh 7 lứa trong năm, nhưng gây hại nặng nhất ở lứa 1 và lứa 2 <br />
(khoảng cuối tháng 3, 4 và 5), gây mía mầm và mía bắt đầu vươn lóng, phát sinh <br />
gây hại nhiều trên mía trồng đất ruộng và đất bãi. Sâu đục thân 4 vạch thường <br />
phát sinh 45 lứa trong năm, sâu phá hại mía quanh năm từ khi mía mọc mầm cho <br />
đến khi thu hoạch. Sâu đục thân mía 5 vạch thường phát sinh gây hại 5 đợt, <br />
nhưng có 2 đợt cao điểm, cao điểm 1 từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 và cao <br />
điểm 2 từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6. Sâu thường phát sinh gây hại nhiều trên <br />
đất đồi khô hạn. Sâu đục thân mình trắng thường phát sinh 45 lứa trong năm, <br />
nhưng tập trung hại nhiều nhất ở lứa 1 (tháng 5) và lứa 2 (tháng 67), lứa thứ 3 <br />
(tháng 89). Loài sâu đục thân mình hồng là loài phát sinh gây hại sớm nhất trong <br />
ruộng mía và gây hại quanh năm, cả vụ mía Đông, nhưng hàng năm phát sinh gây hại <br />
nhiều vào tháng 34, hại lúa mía đẻ nhánh. Ngoài cây mía, sâu còn hại lúa, ngô và các <br />
cây trồng thuộc họ hoà thảo khác. <br />
Tóm lại: Những kết quả nghiên cứu trong nước về đặc điểm sinh học và <br />
quy luật phát sinh phát triển của các loài sâu đục thân mía chủ yếu ở miền Bắc <br />
tập trung vào các loài sâu đục thân phổ biến, dễ nuôi như sâu đục thân mình <br />
hồng và sâu đục thân mình vàng. Trong khi các loài sâu đục thân khác như sâu <br />
đục thân mình tím và sâu đục thân 4 vạch lại chưa được quan tâm nghiên cứu <br />
12<br />
nhiều. Nguyên nhân có thể là do các loài sâu này tương đối khó nuôi bằng thức <br />
ăn tự nhiên, trong khi thức ăn nhân tạo lại chưa có.<br />
Theo Lương Minh Khôi (1997b) [9], ở Việt Nam có 4 loài thiên địch chủ yếu <br />
của nhóm sâu đục thân mía, chúng bao gồm: Ong mắt đỏ Trichogramma spp. Ký <br />
sinh trứng sâu đục thân mía mình vàng, 4 vạch, 5 vạch và sâu đục thân mình <br />
trắng; ong đen Telenomus sp. Ký sinh trứng các loài sâu đục thân mía mình vàng, <br />
4 vạch, 5 vạch và mình trắng, nhưng ký sinh trứng sâu đục thân mình trắng <br />
nhiều hơn, ong đen kiến trắng chân vàng Apanteles flavipes Cameron ký sinh pha <br />
sâu non các loại sâu đục thân 5 vạch, 4 vạch và sâu đục thân mình hồng và bọ <br />
đuôi kìm ăn các loại sâu non của sâu đục thân. Theo Phạm Bình Quyền và CTV <br />
(1995) [1] ở miền Bắc chỉ có 2 loài thiên địch phổ biến của nhóm sâu đục thân <br />
mía là ong mắt đỏ Trichogramma chilonis và ong đen Telenomus sp. ký sinh pha <br />
trứng các loài sâu đục thân mình trắng và sâu đục thân 4 vạch.<br />
Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại mía<br />
* Biện pháp kỹ thuật canh tác:<br />
Đây là biện pháp được nông dân trồng mía ở nhiều vùng áp dụng phổ <br />
biến từ khá lâu. Theo các tác giả Hồ Khắc Tín và CTV (1982) [15], Lương Minh <br />
Khôi (1997a [8] và 1997b [9]), Nguyễn Huy Ước (1994) [19], Phạm Văn Lầm <br />
(1999) [11]... Các biện pháp này bao gồm:<br />
+ Trước khi trồng mía, đất phải được cày bừa kỹ nhằm tiêu diệt mầm mống của <br />
sâu ẩn náu trong đất, vùng đất thấp có thể cho nước ngập để diệt sâu.<br />
+ Chọn hom, giống mía trồng: chọn các hom giống không có sâu hại và <br />
chọn các giống mía có tính chống chịu sâu như các giống ROC, Việt đường <br />
CP3479, HN5612, QĐ11 và F156.<br />
+ Bón phân đầy đủ và cân đối cho mía mọc tốt. Chăm sóc làm cỏ kịp thời <br />
kể cả trên các đường lô và bụi rậm xung quanh, nhằm loại trừ nơi ẩn náu của <br />
sâu. Nơi có điều kiện lao động nên bóc là già, cắt chồi vô hiệu, loại bỏ mầm <br />
mống trứng ở đó. Kết quả thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Mía Đường (1996) <br />
<br />
<br />
13<br />
[18] cho thấy ruộng mía bóc lá kịp thời giảm tác hại của sâu đục thân từ 16,77 <br />
41,73% và tăng năng suất mía lên 13,75% so với ruộng đối chứng. <br />
+ Ruộng mía để gốc sau thu hoạch phải được cày lật đất kịp thời và cày <br />
sâu, giết chết các loại sâu ẩn nấp trong gốc mía và dưới đất.<br />
+ Bố trí thời vụ hợp lý: ở miền Bắc vụ xuân tốt nhất nên trồng mía trong <br />
tháng 2, vụ đông tốt nhất là tháng 1011 vì lúc trồng mía sẽ dễ dàng hơn, mía <br />
phát triển trùng với các tháng có đủ lượng mưa, nhiệt độ và ánh sáng, đồng thời <br />
tránh được các cao điểm phát sinh của sâu (Lương Minh Khôi, 1997a) [8]<br />
* Biện pháp hoá học:<br />
Sâu đục thân tuy phá hại nhiều và phổ biến, nhưng người trồng mía nói <br />
chung ít chú trọng công tác phòng trừ. Đặc biệt, trong những năm gần đây khi <br />
các vùng nguyên liệu mía đưa nhiều giống mới có năng suất, phẩm chất đồng <br />
thời chế độ thâm canh cao thì sự phá hại của sâu đục thân là rất nặng nề và <br />
nghiêm trọng. Hiện nay tại các vùng nguyên liệu mía khu vực Thanh Hoá, người <br />
trồng mía đã tích cực phòng trừ các loài sâu đục thân. Theo Cục Bảo vệ thực vật <br />
[4] các loại thuốc sử dụng chủ yếu là Diazinon 10H (rắc vào gốc khi vun với <br />
lượng 1020Kg/ha), padan 95SP (phun với lượng 0,8 1,0 lit/ha), supracide 40EC <br />
(phun với lượng 0,8 1,0 lit/ha), sumithion (phun với lượng 1,0 1,5 lit/ha). Theo <br />
Lương Minh Khôi (1997b) [9] có thể dùng các loại thuốc diazinon 10G lượng <br />
20kg/ha hoặc padan 4G lượng 20 30kg/ha rải vào luống khi trồng, cũng có thể <br />
rải vào gốc khi vun, hiệu quả phòng trừ đạt tỷ lệ 64,1% so với đối chứng. Ngoài <br />
ra, có thể dùng padan 95SP phun khi mía mọc mầm, đạt tỷ lệ trừ sâu 78,7%.<br />
* Biện pháp sinh học:<br />
Chủ yếu sử dụng ong kí sinh và bọ đuôi kìm. Nhìn chung biện pháp sinh học còn <br />
chưa được chú trọng nhiều.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Sâu đục thân hại mía.<br />
Bọ đuôi kìm (thiên địch của sâu đục thân mía)<br />
Khả năng sử dụng bọ đuôi kìm để trừ sâu đục thân hại mía tại vùng <br />
nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá<br />
<br />
15<br />
2.2. Nội dung nghiên cứu<br />
Điều tra thành phần sâu hại trên một số giống mía tại vùng nguyên liệu <br />
mía đường Lam Sơn Thanh Hoá<br />
Điều tra thành phần sâu đục thân, mức độ gây hại của chúng đối với một <br />
số giống mía được trồng chủ yếu tại vùng nguyên liệu Mía đường Lam Sơn Thanh <br />
Hóa.<br />
Điều tra biến động mật độ bọ đuôi kìm qua các tháng trong thời gian <br />
thực hiện đề tài.<br />
Nghiên cứu khả năng sử dụng bọ đuôi Kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.3.1 Thời gian địa điểm nghiên cứu<br />
Thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015<br />
Địa điểm: vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá.<br />
2.3.2 Phương pháp điều tra <br />
Phương pháp điều tra nghiên cứu biến động mật độ bọ đuôi kìm được tiến <br />
hành điều tra định kỳ 1 tuần/lần, để xác định biến động mật độ bọ đuôi kìm tại <br />
vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá.<br />
Phương pháp điều tra: chúng tôi điều tra cố định 5 hộ trồng mía tại nông <br />
trường Sao Vàng . Ở mỗi hộ trồng mía, chọn 1 điểm đại diện, mỗi điểm chọn <br />
một hàng dài 5m (theo hàng mía) tại đó điều tra các giống MY5514, ROC10, <br />
ROC22 và viên lâm 6, trên cả mía tơ và mía gốc. Tại điểm điều tra tiến hành <br />
quan sát toàn bộ cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu chứng bị hại (héo <br />
ngọn, khô đọt, lá có vết bị hại, thân có lỗ đục, cây sinh trưởng còi cọc, đổ <br />
gãy...). Dùng dao chẻ dọc những cây bị hại hoặc nghi bị hại, thu thập tất cả các loài <br />
côn trùng bắt gặp, kể cả những cá thể đục trong thân cây. Ghi chép các thông tin về <br />
loài sâu gây hại. <br />
Mức độ phổ biến của sâu đục thân và bọ đuôi kìm được đánh giá như sau: <br />
: Rất ít (50% tần suất bắt gặp) <br />
<br />
<br />
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm trên diện tích hẹp thả bọ đuôi kìm, <br />
đánh giá khả năng khống chế sâu đục thân hại mía của bọ đuôi kìm<br />
Chọn ruộng ở cách xa ruộng trồng mía khác, có diện tích 1000m2 , để thả <br />
bọ đuôi kìm. Bọ đuôi kìm được mua từ Chi cục BVTV Nghệ An và chúng được <br />
thả theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ruộng đối chứng không thả bọ đuôi kìm, <br />
không dùng thuốc BVTV, có cùng giống mía, tuổi mía, cùng chế độ canh tác như <br />
ruộng thả bọ đuôi kìm. Sau khi thả bọ đuôi kìm, chúng tôi điều tra liên tục 7 <br />
ngày/lần, để đánh giá và so sánh sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu đục <br />
thân hại mía giữa hai ruộng.<br />
Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sử dụng bọ đuôi kìm để trừ sâu đục thân <br />
hại mía được tiến hành với 6 công thức sau:<br />
Công thức 1: Đối chứng không phun thuốc, không dùng bọ đuôi kìm. <br />
Công thức 2: Thả bọ đuôi kìm với mức 400 con/ha. Bọ đuôi kìm được thả vào lúc <br />
mía mới mọc mầm.<br />
<br />
<br />
Công thức 3: Thả bọ đuôi kìm với mức 600 con/ha. Bọ đuôi kìm được thả vào <br />
lúc mía mới mọc mầm. <br />
Công thức 4: Thả bọ đuôi kìm với mức 800 con/ha. Bọ đuôi kìm được thả vào <br />
lúc mía mới mọc mầm. <br />
2.5. Công thức tính toán.<br />
Xác định mức độ ảnh hưởng của thuốc hóa học:<br />
+ Hiệu lực của thuốc hóa học ngoài đồng ruộng được tính theo công thức <br />
của Henderson – Tilton:<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Trong đó: E (%) Hiệu lực của thuốc<br />
Ta : Số sâu sống ở công thức đối chứng sau khi phun thuốc<br />
Cb : Số sâu sống ở công thức đối chứng trước khi phun thuốc<br />
Ca : Số sâu sống ở công thức đối chứng sau khi phun thuốc<br />
Tb : Số sâu sống ở công thức đối chứng trước khi phun thuốc<br />
Tỷ lệ mầm (cây) bị hại (%) = x 100<br />
Tỷ lệ lóng bị hại (%) = x 100<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
<br />
Bảng 1: Diễn biến khí hậu thời tiết<br />
tháng<br />
1 2 3 4<br />
Chỉ tiêu<br />
Nhiệt độ ( t0 ) 17,3 19,7 20,0 24,5<br />
Lượng mưa <br />
28,5 31,2 71,8 24,3<br />
(mm)<br />
Độ ẩm (%) 85 88 92 85<br />
<br />
<br />
Nhiệt độ: Tháng 1 thấp dẫn tới thờ kỳ sinh trưởng phát triển của cây mía <br />
chậm đấy là giai đoạn mía đang ở thời kỳ mầm và cây con. Nhiệt độ tháng 1 tới <br />
tháng 4 tăng dần phù hợp cho cây mía sinh trưởng phát triển tốt.<br />
Lượng mưa: Từ tháng 1 đến tháng 4 biến đổi không đều, lượng mưa thấp <br />
nhất vào tháng 4 là 24,3 mm và cao nhất vào tháng 3 là 71,8 mm.<br />
Ẩm độ: từ tháng 1 đến tháng tư biến đổi không nhiều, ẩm độ cao nhất <br />
vào tháng 3 là 92%.<br />
Nhìn chung nhiệt độ và độ ẩm khá cao chính vì vậy đã tạo điều kiện <br />
thuận lợi cho dịch hại phát sinh phát triển và gây hại mạnh.<br />
3.1. Thành phần sâu hại mía tại vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh <br />
Hoá<br />
Thực tiễn sản xuất trong những năm gần đây cho thấy, mía bị rất nhiều <br />
sâu hại tấn công, đặc biệt khi nâng cao trình độ canh tác, đưa tiến bộ khoa học <br />
kỹ thuật vào thâm canh mía công nghệ cao (năng suất: 100 150 tấn/ha với 10 <br />
13 độ CCS), thì tình hình sâu bệnh càng phức tạp. Mía là cây trồng thích hợp cho <br />
nhiều loại sâu bệnh tồn tại và phát triển.<br />
Cho đến nay, các nghiên cứu về sâu đục thân mía và sử dụng bọ đuôi kìm <br />
trong phòng trừ sâu đục thân mía tại Bắc Trung Bộ hầu như chưa được quan <br />
tâm. Có một số kết quả nghiên cứu đã công bố, nhưng vừa rất tản mạn về <br />
19<br />
không gian và thời gian, vừa quá lạc hậu với điều kiện sản xuất mới. Với <br />
những kết quả đã có không thể xây dựng được quy trình hay mô hình phòng trừ <br />
sâu đục thân mía nào phù hợp mang lại hiệu quả cao cho người trồng mía. Hiện <br />
nay, phần lớn người trồng mía tại Thanh Hoá chưa chú trọng phòng trừ sâu đục <br />
thân, nếu có thì các biện pháp phòng tránh chỉ mang tính tự phát, riêng rẽ nên <br />
hiệu quả không cao, mà còn ảnh hưởng đến môi trường, không bảo vệ và sử <br />
dụng được thiên địch trong tự nhiên, để lại tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm <br />
quá ngưỡng cho phép, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.<br />
Tại vùng trồng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hóa chúng tôi đã <br />
thu thập được 18 loài sâu thuộc 7 bộ và 13 họ côn trùng khác nhau, được trình <br />
bày ở bảng sau:<br />
Bảng 2: Thành phần sâu hại mía tại vùng Nguyên liệu mía đường Lam Sơn <br />
Thanh Hóa<br />
Mức độ phổ <br />
TT Tên việt nam Tên khoa học Bộ/họ<br />
biến<br />
I Bộ cánh đều Homoptera<br />
1 Ceratovacuna lanigera <br />
Rệp xơ trắng Eriosomatidae +++<br />
Zehntner<br />
2 Rầy xanh lá Empoasca flavescens <br />
Cicadellidae ++<br />
mạ Fabr<br />
3 Trionymus sacchari <br />
Rệp sáp Coccidae ++<br />
Cockerell<br />
II Bộ cánh vảy Lepidoptera<br />
4 Sâu đục thân 4 Proceras venosatus <br />
Pyralidae ++<br />
vạch Walker<br />
5 Sâu đục thân Scirpophaga nivella F<br />
Pyralidae ++<br />
bướm trắng<br />
6 Sâu đục thân Argyroploce <br />
Eucosnidae +++<br />
mình vàng schistaceana Snellen<br />
7 Sâu đục thân Sesamia inferens <br />
Noctuidae ++<br />
mình hồng Walker<br />
<br />
20<br />
III Bộ cánh bằng Isoptera<br />
8 Mối Odontotermes sp Termitidae +++<br />
IV Bộ cánh tơ Thysanoptera<br />
9 Stenochretothrips <br />
Bọ trĩ Thripidae ++<br />
biformis (Bagnall)<br />
V Bộ cánh <br />
Orthoptera<br />
thẳng<br />
10 Parapleurus alliaceus <br />
Châu chấu Acrididae ++<br />
Gemar<br />
11 Cào cào xanh Acrida sp<br />
Acrididae ++<br />
lớn<br />
12 Brachytrupes <br />
Dế mèn Gryllidae ++<br />
portentosus Lich<br />
VI Bộ cánh nửa Hemiptera<br />
13 Leptocorisa acuta <br />
Bọ xít dài Coreidae ++<br />
Thunberg<br />
14 Bọ xít xanh Nezara viridula Linn Pentatomidae +<br />
15 Cletus punctiger <br />
Bọ xít gai Coreidae +<br />
Thunberg<br />
VII Bộ cánh cứng Coleoptera<br />
16 Bọ hung đen Alissonotum <br />
Scarabaeidae ++<br />
đục gốc impressicole Anow<br />
17 Bọ hung nâu Onthophagus suginoi <br />
Scarabaeidae +++<br />
nhỏ Ochi<br />
18 Cánh cam đục Anomala expensa <br />
Scarabaeidae +<br />
gốc Bates<br />
Qua bảng 2 ta thấy cây mía là cây trồng có tập đoàn sâu hại rất phong <br />
phú, chúng gây hại trên tất cả các bộ phận của cây (gốc, thân, lá, ngọn) và trong <br />
cả quá trình sinh trưởng, phát triển cho đến khi thu hoạch. Thành phần sâu hại <br />
mía mà chúng tôi thu được bao gồm 7 bộ và 18 loài. Trong đó bộ cánh vảy nhiều <br />
nhất với 4 loài, bộ cánh thẳng, bộ cánh cứng, bộ cánh nửa và bộ cánh đều 3 loài, <br />
bộ cánh bằng và cánh tơ mỗi bộ có 1 loài. Trong số đó thì nhóm sâu hay bắt gặp <br />
nhất là rệp xơ trắng, sâu đục thân, bọ hung đen đục gốc…<br />
21<br />
3.2. Thành phần loài sâu đục thân hại mía và tỷ lệ cây bị hại<br />
Cũng trong thời gian này chúng tôi đi sâu nghiên cứu thành phần và tình <br />
hình gây hại của sâu đục thân trên mía tơ giống MY5514. Kết quả điều tra <br />
được trình bày ở bảng 3.<br />
Bảng 3: Thành phần sâu đục thân hại mía tại vùng nguyên liệu mía đường <br />
Lam Sơn Thanh Hóa.<br />
Tỷ lệ thành phần loài (%)<br />
NT Sao NT Sông NT Thống <br />
Vàng – Thọ Âm huyện Nhất – Yên <br />
<br />
Loài sâu đục Họ Xuân Ngọc Lặc Định<br />
<br />
thân<br />
Sâu đục thân mình <br />
Eucosmidae 31,7 26,8 22,5<br />
vàng<br />
Sâu đục thân 4 vạch Pyralidae 26,6 31,3 19,7<br />
Sâu đục thân mình <br />
Pyralidae 13,6 12,3 15,9<br />
hồng<br />
Sâu đục thân mình <br />
Pyralidae 18,7 19,2 31,9<br />
trắng<br />
Sâu đục thân 5 vạch Pyralidae 9,4 10,4 10,1<br />
<br />
Hiện tại ở vùng chuyên canh mía Thanh Hóa chúng tôi đã xác định có 5 <br />
loài sâu đục thân hại mía, chúng đều thuộc bộ cánh vảy. Trong 5 loài này có 4 <br />
loài thuộc họ Pyralidae,1 loài thuộc họ Eucosmidae. <br />
Kết qủa nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự kết quả <br />
điều tra của tác giả Lương Minh Khôi và Lê Thanh Hải (1997).<br />
So với kết quả điều tra của tác giả Phạm Bình Quyền và CTV (1995) ở <br />
miền bắc thì thành phần sâu đục thân hại mía có thêm 3 loài đó là sâu đục thân <br />
mình vàng Eucosma schistaceana, sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens <br />
Walker, sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus.<br />
<br />
<br />
22<br />
Khi so sánh với kết quả điều tra của Trung tâm bảo vệ thực vật miền <br />
Trung (1995) thì thành phần sâu đục thân ở Thanh Hóa có thêm 1 loài đó là sâu <br />
đục thân mình hồng Sesamia inferens.<br />
Qua bảng 3 chúng ta nhận thấy được sự biến động về tỷ lệ thành phần <br />
loài của các loài sâu đục thân hại mía ở các vùng chuyên canh mía. Qua đó ta <br />
cũng có thể thấy được tình hình chung của tất cả các nông trường trồng mía.<br />
Khi xét về tỷ lệ thành phần loài thì qua bảng 3 ta thấy loài sâu đục thân <br />
mình vàng chiếm tỷ lệ thành phần loài cao nhất trong nhóm sâu đục thân ở các <br />
vùng chuyên canh (22.5 – 31,7%), tiếp theo là loài sâu 4 vạch (19,7 – 31,3%), sâu <br />
mình tím (18,7 – 31,9%), sâu mình hồng (12,3 – 15,9%) thấp nhất loài sâu đục <br />
thân 5 vạch (9,4 – 10,4%).<br />
Ở mỗi nông trường khác nhau thì tỷ lệ thành phần loài cũng khác nhau, <br />
mức độ khác nhau lớn hay nhỏ phụ thuộc vào trình độ thâm canh, tập quán canh <br />
tác của nông dân tại vùng chuyên canh mía, vào các biện pháp kỹ thuật canh tác <br />
ví dụ như tủ lá, bóc lá, đốt lá, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai.<br />
Qua bảng 3 ta thấy: trong tổng số 5 loài sâu đục thân được phát hiện thì <br />
tại nông trường Sao Vàng – Thọ Xuân loài sâu đục thân mình vàng chiếm tỷ lệ <br />
thành phần phần loài lớn nhất (31,7%) tiếp đến là sâu 4 vạch (26,6%), sâu mình <br />
tím (18,7%), thấp nhất là sâu mình hồng và sâu 5 vạch (13,6% và 9,4%), trong <br />
khi đó tại nông trường Sông Âm huyện Ngọc Lặc sâu đục thân 4 vạch chiếm tỷ <br />
lệ cao nhất (31,3%), tiếp đến là loài mình vàng (26,8%), sâu mình tím (19,2%) <br />
thấp nhất là sâu mình hồng và sâu 5 vạch ( 12,3% và 10,4%) còn tại nông <br />
trường Thống Nhất – Yên Định sâu đục thân mình tím lại chiếm tỷ lệ cao nhất <br />
(31,9%) tiếp đến là sâu mình vàng (22,5%), sâu 4 vạch (19,7%), thấp nhất vẫn là <br />
loài mình hồng và 5 vạch ( 15,9% và 10,1%). Sỡ dĩ có sự khác biệt như thế là do <br />
tập quán canh tác của nông dân. Việc đốt bỏ ngọn lá mía sau thu hoạch ảnh <br />
hưởng rõ rệt đến mật độ các loài sâu đục thân hại mía. Đốt lá mía một mặt giết <br />
chết sâu hại trong tàn dư cây bị hại mặt khác nó cũng giết chết nhiều loài thiên <br />
địch đồng thời cũng làm giảm nguồn thức ăn của những cá thể còn sống xót, <br />
23<br />
chính vì những lý do đó mà mật độ quần thể thiên địch bị giảm mạnh, tạo điều <br />
kiện cho các loài sâu đục thân nhân nhanh số lượng gây hại ở giai đoạn sau đặc <br />
biệt là loài sâu 5 vạch đục mầm. Bên cạnh đó việc đốt lá còn làm cho tốc độ <br />
bốc hơi nước tăng lên trong các tháng mùa khô, ruộng mía bị khô hạn nhanh hơn <br />
rất thuận lợi cho loài sâu 5 vạch đục mầm phát sinh gây hại nặng. Hầu hết ở <br />
tất cả các nông trường trên đều không đốt ngọn lá mía mà thay vào đó là việc tủ <br />
lá mía, không đốt ngọn. Vì vậy mà tỷ lệ thành phần loài sâu đục mầm 5 vạch <br />
thấp nhất so với các loài sâu khác, song việc tủ lá mía cũng là nguyên nhân làm <br />
cho tỷ lệ thành phần loài sâu đục thân mình tím ở các nông trường cao. Sâu đục <br />
thân mình tím có đặc tính là đẻ trứng trên các lá mía nửa khô hoặc đang khô, <br />
những ruộng mía có tủ lá sẽ thu hút loài sâu này đến đẻ trứng, tích lũy số lượng <br />
và gây hại nặng. Vì thế mà tỷ lệ sâu mình tím tại các nông trường cao hơn hẳn <br />
so với sâu đục mầm 5 vạch.<br />
3.3. Tỷ lệ gây hại của sâu đục thân tại vùng nguyên liệu mía đường Lam <br />
Sơn Thanh Hoá.<br />
3.3.1. Tỷ lệ gây hại của sâu đục thân trên mía tơ tại vùng nguyên liệu <br />
mía đường Lam Sơn Thanh Hoá.<br />
Kết quả điều tra tỷ lệ gây hại của sâu đục thân trên mía tơ được trình bày <br />
ở bảng sau:<br />
Bảng 4: Tỷ lệ gây hại của sâu đục thân trên mía tơ tại vùng nguyên liệu <br />
mía đường Lam Sơn Thanh Hoá.<br />
Tháng Tỷ lệ gây hại của sâu đục thân (%)<br />
điều tra MY5514 ROC10 ROC22 Viên lâm 6<br />
1 0 0 0 0<br />
2 3.7 2.5 1.9 3.0<br />
3 6.8 5.4 4.5 5.9<br />
4 7.5 6.6 6.4 7.2<br />
5 11.3 7.9 8.7 12.4<br />
TB 5.9 4.5 4.3 5.7<br />
<br />
24<br />
Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau :<br />
<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Kết quả ở bảng 4 và biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ gây hại sâu đục thân là khác <br />
nhau trên cả 4 giống mía điều tra ở vụ mía tơ. Cụ thể như sau: tỷ lệ gây hại cao <br />
nhất trên giống mía MY5514 và Viên Lâm 6 lần lượt là (5.9 và 5.7%), trong khi <br />
đó trên giống mía ROC10 và ROC22 tỷ lệ hại thấp hơn (4.5 và 4.3%). Theo <br />
chúng tôi có thể do giống mía ROC10 và ROC22 là 2 giống mía cứng cây nên <br />
không phải là thức ăn ưa thích của sâu đục thân.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.3.2. Tỷ lệ gây hại của sâu đục thân trên mía gốc 1 tại vùng nguyên <br />
liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá.<br />
Kết quả điều tra tỷ lệ gây hại của sâu đục thân trên mía gốc 1 được trình <br />
bày ở bảng sau:<br />
Bảng 5: Tỷ lệ gây hại của sâu đục thân trên mía gốc 1 tại vùng nguyên <br />
liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá.<br />
Tháng Tỷ lệ gây hại của sâu đục thân (%)<br />
MY5514 ROC10 ROC22 Viên lâm 6<br />
25<br />
điều tra<br />