intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phần mềm simaris siemens kết hợp với revit thiết kế hệ thống cung cấp điện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

18
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu phần mềm simaris siemens kết hợp với revit thiết kế hệ thống cung cấp điện" nhằm tìm hiểu về cách sử dụng, chức năng cụ thể của bộ phần mềm SIMARIS; Xây dựng, thiết kế ví dụ về mạng hạ thế kết hợp một phần trung thế, ứng dụng bộ phần mềm Simaris để giải quyết yêu cầu ví dụ thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phần mềm simaris siemens kết hợp với revit thiết kế hệ thống cung cấp điện

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU PHẦN MỀM SIMARIS SIEMENS KẾT HỢP VỚI REVIT THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN MÃ SỐ: SV2020-15 SKC 0 0 7 3 7 8 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU PHẦN MỀM SIMARIS SIEMENS KẾT HỢP VỚI REVIT THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN SV 2020 - 15 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Công Lý TP Hồ Chí Minh, 7/2020
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU PHẦN MỀM SIMARIS SIEMENS KẾT HỢP VỚI REVIT THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN SV 2020 - 15 Thuộc nhóm ngành khoa học: Kỹ thuật Điện – Điện tử SV thực hiện: Nguyễn Công Lý Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: 171421C, Khoa Điện- Điện Tử Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử Người hướng dẫn: ThS. Lê Trọng Nghĩa TP Hồ Chí Minh, 7/2020
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................................8 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM SIMARIS .............................................10 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SIMARIS DESIGN ...........................................................................10 1.1.1. Cơ sở tính toán của phần mềm................................................................................................11 1.1.2. Các menu chính ........................................................................................................................26 1.2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM SIMARIS PROJECT ................................................................35 1.2.1. Những lợi thế khi sử dụng phần mềm SIMARIS PROJECT...............................................35 1.2.2. Lưu đồ thiết kế với phần mềm SIMARIS PROJECT...........................................................36 1.3. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM SIMARIS CURVES ..................................................................46 1.3.1. Giới thiệu chung .......................................................................................................................46 1.3.2. Khả năng của phần nềm SIMARIS CURVES. ......................................................................46 1.3.3. Lưu đồ trình tự làm việc phần nềm SIMARIS CURVES.....................................................46 2.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN TRÊN PHẦN MỀM SIMARIS DESIGN ......................................50 2.2.1. Khởi động phần mềm ...............................................................................................................50 2.2.2. Nhập thông tin của dự án ........................................................................................................51 2.2.3. Thiết lập sơ đồ đơn tuyến của mạng điện hạ áp ....................................................................53 2.2.4. Nhập thông số cho các phần tử ...............................................................................................54 2.2.6. Phối hợp các đặc tuyến của các thiết bị bảo vệ ......................................................................56 2.2.7. Hiển thị kết quả tính toán ........................................................................................................57 2.3. VÍ DỤ MINH HỌA .........................................................................................................................58 2.3.1. Khởi động phần mềm SIMARIS DESIGN ............................................................................60 2.3.2. Nhập các thông số chung .........................................................................................................61 2.3.3. Tạo sơ đồ đơn tuyến như bản vẽ nguyên lý ...........................................................................62 2.3.4. Nhập các thông số cho các phần tử .........................................................................................63 2.3.5. Tính toán mạng điện ................................................................................................................65 2.2.6. Phối hợp đặc tuyến của các thiết bị bảo vệ: ...........................................................................69 2.2.7. Xuất kết quả dự án: .................................................................................................................70 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN ............................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................................75
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Hệ số K S cho tủ phân phối .................................................................................. 6 Bảng 1.2. Các loại phương thức lắp đặt ............................................................................ 10 Bảng 1.3. Hệ số phụ thuộc cách lắp đặt theo tiêu chuẩn IEC ........................................... 12 Bảng 1.4. Hệ số K1 khi nhiệt độ môi trường khác 30oC.................................................... 13 Bảng 1.5. Hệ số K2 theo số mạch cáp theo một hàng đơn ................................................ 14 Bảng 1.6. Thông số kỹ thuật của tủ SIVACON S8 ........................................................... 41 Bảng 1.7. Thiết bị phân phối hạ thế trong tủ SIVACON S8 ............................................. 42 Bảng 1.8. Thông số kỹ thuật hệ thống thanh cái ............................................................... 44 Bảng 2.1. Thông số phụ tải trong sơ đồ nguyên lý............................................................ 67
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTS Busbar Trunking system CAD Computer Aided Design CB Circuit Breaker IEC International Electrotechnical Commision
  7. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: NGHIÊN CỨU PHẦN MỀM SIMARIS SIEMENS KẾT HỢP VỚI REVIT THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN - Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Công Lý Mã số SV: 17142275 - Lớp: 171421C Khoa: Điện – Điện tử - Thành viên đề tài: Stt Họ và tên MSSV Lớp Khoa 1 Nguyễn Xuân Ánh 17142209 171421C Điện – Điện tử 2 Nguyễn Minh Cảnh 17142216 179420A Điện – Điện tử - Người hướng dẫn: ThS. Lê Trọng Nghĩa 2. Mục tiêu đề tài: - Tìm hiểu về cách sử dụng cũng như ứng dụng của bộ phần mềm SIMARIS của hãng SIEMENS vào thiết kế hệ thống cung cấp điện. - Tìm hiểu cách liên kết file để xuất file từ SIMARIS qua Autocad và Revit. 3. Tính mới và sáng tạo: - Có thể tính toán thiết kế hệ thống tủ điện - Có thể xuất bản vẽ tủ điện sang phần mềm Revit để mô phỏng 3D 4. Kết quả nghiên cứu: - Biết cách sử dụng bộ phần mềm SIMARIS để thiết kế hệ thống cung cấp điện. - Xuất được các file bản vẽ cũng như số liệu tính toán của phần mềm SIMARIS sang file Autocad và Revit.
  8. 5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Có thể lấy dữ liệu của báo cáo làm cơ sở cho các nghiên cứu và có thể giúp ích cho việc soạn thảo giáo án cho các môn học như Cung Cấp Điện, CAD trong kĩ thuật điện. 6. Công bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày 27 tháng 7 năm 2020 SV chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (kí, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề tài: Ngày 27 tháng 7 năm 2020 Người hướng dẫn (kí, họ và tên)
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, máy tính và internet đã làm thay đổi cuộc sống của con người, nó là một công cụ hổ trợ đắc lực trong các công việc hằng ngày. Và đối với các kỹ sư, các kỹ thuật viên thì phần mềm máy tính lại là một phần không thể thiếu trong công tác thiết kế, tính toán. Các phần mềm máy tính hổ trợ cho người làm kỹ thuật được gọi chung là CAD (Computer Aided Design). Với CAD, người thiết kế có thể hoàn thành tốt các dự án của mình, đồng thời giảm được thời gian thiết kế, giảm được chi phí về nhân lực, tài chính. Đối với sinh viên, kỹ thuật viên trong nghành kỹ thuật điện cần phải được trang bị tốt kỹ năng sử dụng máy tính, đặc biệt là các phần mềm về CAD. Nhận thấy được tầm quan trọng nói trên, nhóm đã đề xuất nghiên cứu bộ phần mềm thiết kế hệ thống điện hạ áp SIMARIS (bao gồm ba phần mềm: SIMARIS design, SIMARIS project, SIMARIS curves) kết hợp với Revit thiết kế hệ thống cung cấp điện. Bộ phần mềm Simaris với nhiều ưu điểm tuy nhiên trong chương trình học của trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh còn chưa đưa vào cho sinh viên áp dụng, học tập và nghiên cứu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu bộ phần mềm Simaris nhằm phục vụ cho bài giảng của khoa về phần mềm này. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài Ngoài nước: chủ yếu là các tài liệu hướng dẫn sử dụng, sổ tay kỹ thuật về phần mềm SIMARIS của SIEMENS. Trong nước: về phần mềm thiết kế hệ thống điện hạ áp, đã có nhiều công trình nghiên cứu, riêng về phần mềm SIMARIS của SIEMENS cũng đã có công trình nghiên cứu, nhưng việc nghiên cứu phần mềm SIMARIS kết hợp với Revit chưa có công trình nào nghiên cứu. 3. Mục tiêu đề tài - Tìm hiểu về cách sử dụng, chức năng cụ thể của bộ phần mềm SIMARIS. - Xây dựng, thiết kế ví dụ về mạng hạ thế kết hợp một phần trung thế, ứng dụng bộ phần mềm Simaris để giải quyết yêu cầu ví dụ thực tế. 8
  10. - Tìm hiểu cách liên kết file để xuất file từ Simaris qua Autocad và Revit. Lấy dữ liệu của báo cáo làm cơ sở cho các nghiên cứu và có thể giúp ích cho việc soạn thảo giáo án cho các môn học như Cung Cấp Điện, CAD trong kĩ thuật điện. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài: nghiên cứu phần mềm simaris siemens kết hợp với revit thiết kế hệ thống cung cấp điện là một đề tài nghiên cứu kỹ thuật. Để thực hiện đề tài này, nhóm đã tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước, chủ yếu là tài liệu, sách hướng dẫn của hãng Siemens. Căn cứ vào các kiến thức cơ sở đã được học từ nhà trường, tham khảo sách “Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn quốc tế IEC”, nhóm đã nghiên cứu và viết tài liệu. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là xây dựng thiết kế hệ thống cung cấp điện hạ thế cho tòa nhà thông qua phần mềm SIMARIS. Dùng phần mềm để mô phỏng tính toán và xuất bản vẽ sơ đồ động lực trong phần mềm Autocad và file bản vẽ tủ điện 3D trong phần mềm Revit. Phạm vi nghiên cứu xoay quanh bộ phần mềm SIMARIS của SIEMENS và một phần của phần mềm REVIT của hãng Autodesk. 9
  11. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM SIMARIS 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SIMARIS DESIGN SIMARIS DESIGN là phần mềm được sử dụng cho việc thiết kế và tính toán cho mạng điện phía hạ áp. Để người thiết kế không phải giải quyết một khối lượng lớn bài toán về kỹ thuật và kinh tế phức tạp và mất nhiều thời gian. Phần mềm simaris design có thể tính được các dây dẫn điện từ tủ trung thế đến tất cả các thiết bị dựa trên những sản phẩm thực, tuân thủ tiêu chuẩn IEC thể hiện đầy đủ trên bản vẽ thiết kế. Trong phạm vi của yêu cầu kỹ thuật cần thiết cho việc tính toán, chế độ vận hành mạng điện và trạng thái chuyển mạch có thể được xác định độc lập. Dòng điện ngắn mạch, tải định mức, sụt áp và cân bằng năng lượng cũng được tính toán. Các yêu cầu về bảo vệ toàn diện, bảo vệ ngắn mạch và quá tải cũng được tự động tính toán. Phần mềm cũng tính được hệ thống thanh cái yêu cầu cần thiết để truyền tải điện năng. Chỉ cần lựa chọn các các thông số thích hợp cho các phần tử của mạng điện, lựa chọn các yêu cầu lắp đặt, các điều kiện tính toán phù hợp với yêu cầu của dự án trong thực tế là có thể tiến hành thiết kế mạng điện bằng SIMARIS DESIGN. Ưu, nhược điểm của SIMARIS DESIGN  Ưu điểm  Thiết lập sơ đồ đơn tuyến.  Tính toán phụ tải theo phương pháp hệ số sử dụng và hệ số đồng thời.  Có thể chọn được chế độ tính toán cho nguồn hoặc cho máy phát.  Tính chọn kích cỡ dây dẫn/ cáp/ thanh cái.  Tự động tính chọn máy biến áp và máy phát dự phòng.  Tính toán dòng ngắn mạch và độ sụt áp.  Có thể phối hợp đặc tính giữa các thiết bị bảo vệ trong hệ thống.  Xuất kết quả ra được dưới nhiều dạng file khác nhau  Trong quá trình thiết kế, nếu có bất kì cảnh báo hay sự cố nào, phần mềm sẽ thông báo cho chúng biết vị trí của thiết bị trong mạng đang cần khắc phục.  Nhược điểm  Không có tải chiếu sáng.  Không cho phép thao tác đóng cắt trên sơ đồ nguyên lý 10
  12.  Không thể thay thế từng thành phần trong mạng điện 1.1.1. Cơ sở tính toán của phần mềm 1.1.1.1. Công suất các loại tải chính  Động cơ 3 pha Công suất định mức Pmech (kW) là công suất đầu trục động cơ (công suất cơ) Pmech = ηPelectric (1.1) Pmech = √3.U.I.cosφ.η (1.2) Trong đó: Pmech là công suất cơ đầu ra (kW), Pelectric là công suất điện đầu vào (kW), η là hiệu suất của động cơ, U là điện áp nguồn (V), I là dòng làm việc định mức của động cơ (A), cosφ là hệ số công suất của động cơ. Công suất biểu kiến (kVA) được xác định từ công suất định mức theo công thức: P S= (1.3) cosφ Dòng điện làm việc cực đại Ib: P Ib = (1.4) √3.Ucosφ  Tải cố định Dòng điện làm việc danh định In: P In = (1.5) √3.Ucosφ Trong đó: P là công suất tải (kW), U là điện áp nguồn (V), I là dòng làm việc danh định của tải (A), cosφ là hệ số công suất của tải.  Tải ổ cắm Dòng điện làm việc danh định In: P In = (1.6) Ucosφ 11
  13. Trong đó: P là công suất ổ cắm (kW), U là điện áp nguồn (V), I là dòng danh định của ổ cắm (A), cosφ là hệ số công suất của tải.  Bộ sạc Dòng điện làm việc danh định In: P In = (1.7) √3Ucosφ Trong đó: P là công suất của bộ sạc (kW), U là điện áp nguồn (V), In là dòng danh định (A), cosφ là hệ số công suất của tải.  Tụ bù Dòng điện qua tụ Ib: Q Ib = (1.8) √3.U Trong đó: Q là dung lượng của tụ (kVAR), U là điện áp nguồn (V), Ib là dòng điện qua tụ (A).  Các loại tải khác Khi có công suất của tải, có thể xác định dòng làm việc cực đại theo các công thức trên tương ứng với tải 1 pha hoặc 3 pha. 1.1.1.2. Công suất tính toán của nhóm thiết bị Nhu cầu tải thực tế lớn nhất xác định bằng công thức: Ptt = k s ∑n k Ui . Pi i=1 (1.9) Trong đó: P là công suất lớn nhất theo yêu cầu thực tế (kW); Pi là công suất tải định mức của tải thứ i (kW); k ui là hệ số sử dụng của tải thứ i, k s hệ số đồng thời của tủ phân phối. Theo IEC, hệ số sử dụng được chọn như sau: 12
  14. 1: Chiếu sáng, nung nóng Ku = {0,2: Ổ cắm 0.75, 0.8: Độngcơ Hệ số đồng thời ks có thể tra ở bảng 1.1 Khi có được Ptt của nhóm thiết bị thì có thể xác định được dòng tính toán cực đại Itt theo công thức: Ptt Itt = (1.10) √3Ucosφ Từ dòng Itt, có thể xác định được công suất biểu kiến lớn nhất: S = √3UItt (1.11) Trong đó: S là công suất biểu kiến (kVA), U là điện áp dây (V), Itt là dòng điện tính toán (A). Bảng 1.1. Hệ số 𝐾 𝑆 cho tủ phân phối Ứng dụng Số lượng người sử Hệ số ks dụng hiện tại Chiếu sáng, 1 sưởi ấm 2...3 0.9 Phân phối (cho 4...5 0.8 phân 6...9 0.7 xưởng ) 10...40 0.6 trên 40 0.5 1.1.1.3. Tính toán ngắn mạch Ngắn mạch sinh ra do hư hỏng cách điện giữa các dây dẫn với nhau và dây dẫn với đất. Khi ngắn mạch dòng điện và điện áp trong thời gian quá độ đều bị thay đổi, dòng điện tăng lên rất nhiều so với lúc làm việc bình thường. Còn điện áp trong mạng điện cũng giảm xuống. Mức độ giảm nhiều hay ít phụ thuộc vào loại ngắn mạch và vị trí ngắn mạch so với nguồn cung cấp. Ngoài ra nó còn tạo ra các dòng điện xung kích gây phá vỡ các thiết bị trên lưới điện. Để lựa chọn tốt các phần tử trên hệ thống cung cấp điện, phải dự đoán trước được các loại ngắn mạch, vị trí ngắn mạch có thể xảy ra và tính toán được các số liệu về tình 13
  15. trạng ngắn mach như: dòng điện ngắn mạch và công suất ngắn mạch. Các số liệu này còn được dùng để thiết kế các hệ thống rơle bảo vệ hệ thống cung cấp điện. 14
  16.  Máy biến áp Dòng ngắn mạch 3 pha trên đầu đường dây máy biến áp Cmax x Un IK3max = (kA) (1.12) √3 x Zmax Trong đó: Cmax = 1.1: là hệ số tính đến điện áp không tải lớn nhất Un : là điện áp dây phía thứ cấp (V) Zmax : là tổng trở lớn nhất của máy biến áp (mΩ)  Máy phát điện Dòng ngắn mạch 3 pha trên đầu đường dây máy phát Cmax x Un IK3max = (kA) (1.13) √3 x Zmin Trong đó: Cmax = 1.1: Là hệ số tính đến điện áp không tải lớn nhất Un : Là điện áp dây đầu máy phát (V) Zmin : Là tổng trở nhỏ nhất của máy phát điện (mΩ) Dòng ngắn mạch 3 pha của máy phát điện Cmin x Un IK3D = (kA) (1.14) √3 x Zmax Trong đó: Cmin = 0.95: Là hệ số tính đến điện áp không tải nhỏ nhất. Un : Là điện áp dây phía thứ cấp (V) Zmax : Là tổng trở lớn nhất của máy phát điện (mΩ)  Ngắn mạch 3 pha đối xứng tại điểm bất kỳ trên lưới hạ thế Cmax x Un IK3max = (kA) (1.15) √3 x Z1min Trong đó: IK3max : Là dòng ngắn mạch 3 pha lớn nhất tại điểm bất kì trên lưới Cmax = 1.1: Là hệ số tính đến điện áp không tải lớn nhất 15
  17. Un : Là điện áp dây phía thứ cấp (V) Z1min : là tổng trở nhỏ nhất của mỗi pha đến điểm ngắn mạch (mΩ) Cmin x Un IK3min = (kA) (1.16) √3 x Z1max Trong đó: IK3min : là dòng ngắn mạch 3 pha nhỏ nhất tại điểm bất kì trên lưới Cmin = 0.95: Là hệ số tính đến điện áp không tải nhỏ nhất Un : Là điện áp dây phía thứ cấp (V) Z1max : Là tổng trở lớn nhất của mỗi pha đến điểm ngắn mạch (mΩ)  Ngắn mạch 2 pha tại điểm bất kỳ trên lưới hạ thế Cmin x Un IK2min = (kA) (1.17) 2 Z1max Trong đó: IK2min : Là dòng ngắn mạch 2 pha nhỏ nhất tại điểm bất kì trên lưới Cmin = 0.95: Là hệ số tính đến điện áp không tải nhỏ nhất Un : Là điện áp dây phía thứ cấp (V) Z1max : là tổng trở lớn nhất của mỗi pha đến điểm ngắn mạch (mΩ) 1.1.1.4. Xác định tiết diện đây dẫn/ cáp Trình tự xác định tiết diện dây dẫn  Xác định dòng là việc cực đại : Ib (A)  Xác định dòng định mức của thiết bị bảo vệ: In ≥ Ib  Xác định dòng cho phép lớn nhất theo hiệu chỉnh điều điện lắp đặt Khi tính toán lựa chọn dây dẫn, phần nềm SIMARIS sẽ thiết lập chọn thông số theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52, lựa chọn theo mô tả dưới đây. 16
  18. Chọn loại lắp đặt Chọn hệ số K  Chọn loại lắp đặt: Chọn cách lắp đặt theo bảng 1.2 17
  19. Bảng 1.2. Một vài ví dụ về phương thức lắp đặt: Phương thức lắp đặt Mô tả Phương thức lắp đặt chuẩn được sử dụng dựa vào khả năng mang dòng điện cho phép Dây dẫn cách điện hoặc cáp A1 đơn lõi đặt trong ống dây trong tường cách điện chịu nhiệt. Cáp đa lõi đặt trong ống dây A2 trong tường cách điện chịu nhiệt. Dây dẫn cách điện hoặc cáp B1 đơn lõi đặt trong ống dây đi trên tường gỗ hoặc tường xây, hoặc có khoảng cách nhỏ hơn 0.3 x đường kính ống dây chứa nó. Cáp đa lõi đặt trong ống dây B2 đi trên tường gỗ hoặc tường xây, hoặc có khoảng cách nhỏ hơn 0.3 x đường kính ống dây chứa nó. Cáp đơn lõi hoặc cáp đa lõi: C được cố định, hoặc có khoảng cách nhỏ hơn 0.3 x đường kính của cáp tính từ tường gỗ. Đặt trên máng không khoan C lỗ Đặt trên máng không khoan C lỗ 18
  20. Đặt trên máng đục lỗ E hoặc F Dây dẫn trần hoặc dây dẫn G cách điện đặt trên sứ Cáp đa lõi đặt trong ống dây D hoặc ống dẫn cáp đi trong đất Cáp đơn lõi đặt trong ống D dây hoặc ống dẫn cáp đi trong đất 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2