Đề tài nghiên cứu khoa học: So sánh tu từ trong các văn bản được chọn giảng ở chương trình Ngữ văn
lượt xem 36
download
Với kết cấu nội dung bao gồm 2 chương, đề tài nghiên cứu khoa học "So sánh tu từ trong các văn bản được chọn giảng ở chương trình Ngữ văn" trình bày một số vấn đề về biện pháp so sánh và việc sử dụng so sánh tu từ trong tác phẩm văn học, so sánh tu từ trong các văn bản được chọn giảng ở chương trình ngữ văn 6 và một số định hướng dạy học so sánh tu từ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: So sánh tu từ trong các văn bản được chọn giảng ở chương trình Ngữ văn
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH KHOA SP XÃ HỘI –NHÂN VĂN Ths.Nguyễn Thị Diệu Thúy inh aT ĐỀ TÀI NCKH: ien H v SO SÁNH TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN ĐƯỢC hu CHỌN GIẢNG Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 hoc T ai D ng ruo NĂM HỌC 2009-2010 T 1
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài So sánh là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng rộng rãi trong các phong cách chức năng ngôn ngữ. So sánh tu từ chứa đựng sức gợi cảm phong phú, trước hết là cái nhìn mới, đẹp trong cách nhìn sự vật, hiện tượng. So sánh phát động nhiều chiều liên tưởng vừa hướng về khách quan, vừa hướng về phía cảm nhận chủ quan. inh So sánh tu từ xuất hiện khá nhiều trong các văn bản nghệ thuật ở chương trình Ngữ văn 6. Nếu được khảo sát một cách đầy đủ, hệ thống thì đây sẽ là nguồn ngữ liệu aT phong phú trực tiếp hỗ trợ cho bài học Tiếng Việt về so sánh tu từ (Tiết 79, tiết 86- Ngữ văn 6, Tập 1) ien Nhận diện so sánh không phải là khó song tạo lập so sánh tu từ và phân tích hiệu H quả nó lại là vấn đề không hề đơn giản đối với học sinh THCS v Đề tài: “So sánh tu từ trong các văn bản được chọn giảng trong chương trình hu Ngữ văn 6” nhằm đưa ra một số định hướng cho học sinh trong việc tạo lập và tiếp hoc nhận so sánh so sánh tu từ trước hết là trong SGK Ngữ văn 6, cung cấp nguồn ngữ T liệu phục vụ hiệu quả cho dạy học so sánh so sánh tu từ theo tinh thần tích hợp. 2. Lịch sử vấn đề ai Ở Việt Nam, nghiên cứu chuyên sâu về phương thức so sánh tu từ có các tác giả: D Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Phan Cảnh… ng Cù Đình Tú-tác giả cuốn Phong cách học Tiếng Việt cho rằng: ” So sánh là sự đối chiếu hai đối tượng có chung một một dấu hiệu nào đấy nhằm biểu hiện một cách ruo hình tượng đặc điểm của một trong hai đối tượng đó”. (145.) Thống nhất trong quan niệm về so sánh tu từ, tác giả Đinh Trọng Lạc quan niệm: T "So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một 2
- nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ đối tượng".(161) Nguyễn Phan Cảnh trong cuốn Ngôn ngữ thơ khẳng định: So sánh là một biện pháp tu từ giàu giá trị biểu đạt vì vậy nó được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nghệ thuật , đặc biệt là ngôn ngữ thơ Thời gian gần đây, một lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ mới đang thu hút sự quan inh tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học-Ngôn ngữ học tri nhận. Từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận, các nhà ngôn ngữ học đã có những cái nhìn mới về các hiện tượng ngôn ngữ aT của tiếng Việt trong đó có so sánh tu từ. Các tác giả: Nguyễn Đức Tồn, Lê Đức Mậu trong các bài viết của mình đăng trên tạp chí ngôn ngữ thời gian gần đây đề cập nhiều ien đến một loại so sánh –đó là so sánh đồng nhất. Các tác giả cũng đặt ra vấn đề nguồn H và đích trong các ẩn dụ, so sánh tu từ. Đây là hướng nghiên cứu mới đang được các v nhà ngôn ngữ học quan tâm hu So sánh là một biện pháp tu từ cơ bản, phổ biến trong nhiều loại văn bản, nhất là hoc văn bản nghệ thuật. Chính vì vậy, so sánh tu từ là một nội dung quan trọng trong nội T dung chương trình Ngữ văn Trung học. trong chương trình Ngữ văn 6, có hai tiết học về so sánh tu từ (tiết 79, tiết 86) ai Khái niệm so sánh được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả D năng nhận thức của đối tượng: “so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự vật, sự việc khác có nết tương đồng để làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn ng đạt.”(24) Mô hình đầy đủ của một phép so sánh gồm : ruo - Vế A nêu tên sự vật, sự việc được so sánh - Vế B nêu tên sự vật , sự việc dùng để so sánh với sự vật sự việc nói ở vế A T - Từ ngữ chỉ phương diện so sánh - Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh) 3
- Trên tinh thần tích hợp, các nhà biên soạn Ngữ văn 6 đã chọn những tác phẩm tiêu biểu thuộc 6 kiểu văn bản: tự sự, biểu cảm, nghị luận, miêu tả, thuyết minh, điều hành, nhật dụng để đưa vào chương trình. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, hầu hết các văn bản được chọn giảng đều xuất hiện so sánh tu từ- điều này cũng nằm trong chủ ý lựa chọn của các tác giả . Bởi lẽ, đây sẽ là nguồn ngữ liệu phong phú trực tiếp cung cấp cho các giờ dạy về so sánh tu từ trong chương trình Ngữ văn 6 hiện nay. inh Tuy nhiên, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về: So sánh tu từ trong các văn bản được chọn giảng trong chương trình Ngữ văn 6. aT Chúng tôi hi vọng rằng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu có ý nghĩa phục vụ cho việc dạy học Ngữ văn theo tinh thần tích hợp như hiện nay. 3. Nhiệm vụ khoa học ien H - Phân loại ngữ liệu, rút ra một số đặc điểm về cấu trúc- ngữ nghĩa của So sánh tu v từ trong các văn bản được chọn giảng trong chương trình Ngữ văn 6. hu -Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục những khó khăn trong dạy hoc học so sánh tu từ trong chương trình Ngữ văn ở Phổ thông hiện nay. T 4. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu 4.1 Phạm vi nghiên cứu: 30 văn bản được chọn giảng trong chương trình Ngữ ai văn 6: D Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích hồ Gươm; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ếch ngồi đáy ng giếng; Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Treo biển; Lợn cưới, áo mới; Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Bài học ruo đường đời đầu tiên; Sông nước Cà Mau; Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm; Mưa; Cô Tô; Cây tre Việt Nam; Lòng yêu nước; Lao xao; T Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Động Phong Nha 4.2 .Phương pháp nghiên cứu +Khảo sát, thống kê 4
- + So sánh, đối chiếu + Phân tích, tổng hợp 5. Đóng góp của đề tài Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh THCS, sinh viên Ngữ văn. inh CHƯƠNG 1 aT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BIỆN PHÁP SO SÁNH VÀ VIỆC SỬ DỤNG SO SÁNH TU TỪ TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 1.Khái niệm: ien H 1.1. "So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối v tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ hu có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ hoc đối tượng". T 1.2. Theo các nhà ngôn ngữ học, cần phân biệt giữa so sánh tu từ và so sánh luân lí (còn gọi là so sánh lôgic, so sánh chính xác). ai - So sánh luân lí chỉ có giá trị thông báo, không tạo ra giá trị biểu cảm. Trong cấu D trúc so sánh luân lí, cái được so sánh và cái so sánh thường là đối tượng cùng loại và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng… ng - Khác với so sánh luân lí, so sánh tu từ vừa mang chức năng nhận thức vừa có giá trị biểu cảm. Việc sử dụng biện pháp so sánh làm cho đối tượng miêu tả trở nên ruo sinh động, mới mẻ, giàu sức hấp dẫn. Ví dụ: - So sánh luận lí: Nam cao hơn Anh (1) T - So sánh tu từ: Êm như lọt tiếng tơ tình Đẹp như Ngọc nữ uốn mình trên không" (Tiếng sáo Thiên Thai - Thế Lữ) 5
- 1.3. Có thể khẳng định rằng so sánh đã tạo điều kiện cho sự liên tưởng, kích thích sự tìm tòi ở người đọc để tự xác định được nét giống nhau của đối tượng miêu tả với cái so sánh. Sự so sánh làm cho ngôn ngữ giàu tính hình tượng, giàu sắc thái biểu cảm. 2. Cấu trúc của so sánh tu từ: 2.1. Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố: inh 1 2 3 4 Mặt tươi như hoa aT Yếu tố 1: Yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh tích cực hay tiêu cực. Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái của hành động, có vai trò nêu rõ phương diện so sánh. ien H Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh v Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh hu 2.2. Trong so sánh, vế B thường được coi là chuẩn so sánh. Bình thường, ta nói: hoc Con thông minh như bố, mà không nói: Bố thông minh như con là vì vế B (bố) được T coi là chuẩn so sánh, đã được công nhận từ trước. 2.3. Trong so sánh, có trường hợp vế B (chuẩn so sánh) được nêu cụ thể, đủ rõ, ai để người đọc nhận ra. Song, nhiều trường hợp, để đảm bảo tính ngắn gọn, vế B được D đưa ra không đầy đủ buộc người đọc phải suy luận mới hiểu được. Ví dụ: Dai như đỉa ng A: tính chất dai B: đỉa ruo B ở đây không phải là chính con đỉa mà chỉ là đặc điểm “bám dai” của nó. Vì thế, khi phân tích, để hiểu được so sánh, phải tìm đến được các khía cạnh, các đặc T điểm, tính chất, phương diện đem ra so sánh ở cả hai vế. 2.4. Có những trường hợp, chuẩn so sánh ở vế B chỉ có tính chất mơ hồ, không cụ thể (ngược hẳn với các trường hợp nêu ở điểm lưu ý 2.3). 6
- Ví dụ: - Trong như tiếng hạc bay qua (Nguyễn Du) - Tiếng hát trong như suối ngọc tuyền Êm như hơi gió thoảng cung tiên (Thế Lữ) inh Vế B trong các so sánh trên - tiếng hạc bay qua, suối ngọc tuyền, gió thoảng cung tiên là những sự việc, sự vật mà ta khó có thể một lần được chứng kiến, và ngay aT các tác giả chắc cũng vậy. Song, những so sánh như vậy vẫn gợi cảm, vẫn đầy ấn tượng. Chính ở những chỗ như thế, so sánh tu từ, so sánh nghệ thuật khác với các so sánh lô gíc. ien H 2.5. Trong thực tế không phải lúc nào so sánh cũng đầy đủ như trên. So sánh vắng v yếu tố 2 được gọi là so sánh chìm. hu Ví dụ: "Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ hoc Cỏ đón giêng hai như chim én gặp mùa, T Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa" ai (Chế Lan Viên) D Trong khổ thơ trên, nhà thơ Chế Lan Viên đã sử dụng lối so sánh chìm (vắng yếu tố 2). Người đọc có thể tìm thấy ý nghĩa của yếu tố này qua các hình ảnh so sánh liên ng tiếp. Trở về với nhân dân không chỉ là niềm vui, niềm khát khao của nhân vật trữ tình trong bài thơ mà còn là một lẽ tự nhiên phù hợp với quy luật. Về với nhân dân là về ruo với ngọn nguồn bất tận của sự sống, về với những gì thân thiết gần gũi, về với kỷ niệm thiết tha sâu nặng của lòng mình. T Như vậy, muốn hiểu được ý nghĩa của hình ảnh được so sánh người đọc phải xác định nét tương đồng giữa yếu tố 1 và 4. Ngược lại, từ phía người sáng tác, nhà thơ cần tìm tòi, lựa chọn hình ảnh biểu đạt, cấu trúc so sánh phù hợp. 7
- 2.6. Các từ ngữ thường được dùng để so sánh gồm: như, tựa như, không như… bao nhiêu… bấy nhiêu, là Cần phân biệt các phán đoán khẳng định có công thức "S là P" với công thức so sánh "A là B". Ví dụ: -"Họ là những nghệ sĩ trẻ" (1) - "Tôi là con nai bị trời chiều đánh lưới inh Không biết đi đâu đứng sầu bóng tôi" (2) (Xuân Diệu) aT Ở phán đoán (1) nếu thay "là" bằng "như là" thì nội dung cơ bản của phán đoán sẽ thay đổi, còn ở so sánh (2) nếu thay đổi bằng "như là", "như" thì nội dung cơ bản ien không thay đổi, chỉ thay đổi sắc thái giả định - khẳng định mà thôi. H 3. Phân loại so sánh: v 3.1. Từ những tiêu chí khác nhau, các nhà ngôn ngữ học có những cách phân chia hu các nhóm so sánh khác nhau. Dựa vào tính chất, đặc điểm, quan hệ giữa vế (1) và vế hoc (4) có thể chia so sánh thành 2 nhóm: so sánh đồng loại và so sánh khác loại. T Ví dụ: - So sánh đồng loại (âm thanh- âm thanh): ai "Tiếng suối trong như tiếng hát xa". D (Hồ Chí Minh) - So sánh khác loại (vật- người) ng "Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh". ruo (Đồng Xuân Lan) 3.2. Dựa vào từ dùng so sánh, có các kiểu so sánh: so sánh ngang bằng so sánh hơn T kém. Có thể phân biệt hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng (thể hiện bằng các từ so sánh như, là, tựa...) và so sánh không ngang bằng (thể hiện bằng các từ hơn, kém, thua hoặc các cụm từ không bằng, không như,...). Trong phép so sánh không ngang 8
- bằng, vế A và vế B chỉ những sự vật, sự việc tuy hơn kém nhau về một phương diện nào đó nhưng vẫn có nét tương đồng với nhau. Chính nét tương đồng này cho phép so sánh các sự vật, sự việc với nhau. Ví dụ: (1) So sánh ngang bằng: Trẻ em như búp trên cành (Hồ Chí Minh) inh (2) So sánh hơn kém: Con đi trăm núi ngàn khe aT Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm ien Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. H (Tố Hữu) v -Hai phép so sánh trên sử dụng các từ ngữ so sánh khác nhau: như (phép so sánh hu 1) và chưa bằng (phép so sánh 2). Vậy, có thể kết luận rằng chúng khác nhau. Từ đó hoc có thể rút ra mô hình của hai kiểu so sánh: T So sánh ngang bằng: A là B So sánh hơn kém: A chẳng bằng B ai 3.3. Dựa vào sự xuất hiện của yếu tố (2) có thể chia so sánh thành hai loại: so D sánh chìm (vắng yếu tố 2), so sánh nổi (đầy đủ các yếu tố). Cấu trúc so sánh cũng có thể vắng yếu tố 2 và yếu tố 3, đó là cách so sánh sử ng dụng chỗ ngắt giọng và hình thức đối chọi. Ví dụ: Người giai nhân: bến đợi dưới cây già ruo Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt (Xuân Diệu) T Gái thương chồng đương đông buổi chợ Trai thương vợ nắng quái chiều hôm. (Ca dao) 9
- 4. Tác dụng của so sánh So sánh, trước hết là thao tác của tư duy lô gíc: đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác để tìm ra sự tương đồng hoặc đối lập giữa chúng. Do vậy, so sánh có giá trị đối với quá trình nhận thức, đem cái chưa biết đối chiếu với cái đã biết để qua cái đã biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết. Bên cạnh giá trị về nhận thức, so sánh còn có giá trị tạo các sắc thái biểu cảm inh khác nhau. Cách so sánh nhằm tạo ra các cảm xúc cụ thể, sinh động, tạo tính hình tượng... gọi là so sánh tu từ. aT So sánh tu từ chứa đựng sức gợi cảm phong phú, trước hết là cái nhìn mới, đẹp trong cách nhìn sự vật trong sự lựa chọn hình ảnh và những cảm xúc bất ngờ đưa ien đến. So sánh phát động nhiều chiều liên tưởng, liên hội chứ không chỉ một chiều đơn H giản vừa hướng về khách quan, vừa hướng về phía cảm nhận chủ quan. v Trong văn bản nghệ thuật, so sánh là một phương thúc bình giá riêng của nhà hu văn. Bằng những sắc thái ngữ nghĩa , bằng ý nghĩa hình tượng có được, so sánh tác hoc động vào trực giác của người nhận để lại khả năng cảm thụ sáng tạo. T ai D ng ruo T 10
- CHƯƠNG 2 SO SÁNH TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN ĐƯỢC CHỌN GIẢNG Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC SO SÁNH TU TỪ 1. Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của so sánh tu từ trong các văn bản được chọn giảng trong chương trình Ngữ văn 6 inh 1.1. Cấu trúc có đầy đủ các thành tố, A và B cùng loại Cấu trúc điển hình của một so sánh tu từ là cấu trúc đầy đủ . Nghĩa là nó có đầy đủ cả aT 4 yếu tố: 1 2 3 4 Vế A ien Phương diện so Từ so sánh Vế B(Sự vật H ( Sự vật được so sánh dùng để so sánh) v sánh) hu - Cấu trúc của so sánh tu từ trong các văn bản được chọn giảng trong chương hoc trình Ngữ văn 6 mà chúng tôi khảo sát chủ yếu sử dụng kiểu cấu trúc này. T -Với loại so sánh có cấu trúc đầy đủ , việc lĩnh hội giá trị biểu đạt mà so sánh tu từ mang lại không khó. Bởi lẽ, đặc điểm tương đồng của A và B đã được giới hạn , ai định hướng ngay trong vế 2 (phương diện so sánh) D - A và B cùng loại nghĩa là A và B cùng thuộc một phạm vi biểu vật (người, động vật , thực vật, tự nhiên, xã hội, tinh thần…). Kiểu cấu trúc này có hai biểu ng hiện về ngữ nghĩa: + So sánh để biểu thị mức độ cao của tính chất, đặc điểm. Lọai này B thường là ruo điển hình cho các sự vật có chung tính chất. Từ dùng trong những tổ hợp so sánh để biểu thị mức độ rất cao thường là từ như. Như được sử dụng trong câu để biểu thị mức T độ rất cao thì chắc chắn loại câu này chỉ diễn đạt sự so sánh theo nghĩa đen. Thí dụ: Đẹp như tiên; đẹp như hoa; giống nhau như đúc; rõ như ban ngày; trong suốt như mặt gương soi. 11
- Ví dụ: -Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước -Bác tai trước kia hay đi hò hát, nghe tiếng gì cũng không rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. -Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu inh sóng trắng. Đối với loại cấu trúc này, đặc tính của sự vật ở vế B tiêu biểu và có tính ổn aT định. Thậm chí chúng còn được cố định hóa trong các thành ngữ và nhắc đến sự vật là gợi liên tưởng tới tính chất đặc trưng của nó. Chẳng hạn, tính chất tiêu biểu của hoa ien là đẹp, tươi, thơm…nếu câu văn có vế B là hoa thì sẽ gợi liên tưởng tới đặc trưng này. H Ví dụ: -Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, v người đẹp như hoa , tính nết hiền dịu. hu + So sánh biểu thị sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng hoc Cũng có khi A và B cùng loại, song so sánh chủ yếu nhằm biểu hiện sự tương đồng. T Với so sánh loại này, B không phải là sự vật tiêu biểu nhất, đại diện cho nhóm. B xuất hiện trong câu văn thường là mới mẻ, thể hiện sự sáng tạo của người viết. ai Điều dễ nhận thấy là những sự vật vô tri vô giác qua so sánh trở nên sinh động gợi D cảm hơn. Bởi lẽ, cái được chọn để so sánh tuy cũng là sự vật song ở trạng thái động hoặc trong sự gắn bó tác động qua lại với con người. ng Ví dụ: +Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như ruo những khu phố nổi. (Sông nước Cà Mau-Đoàn Giỏi) +… khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của T mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...(Bức thư của thủ lĩnh da đỏ) +Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng 12
- thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. (Cô Tô-Nguyễn Tuân) Được xem là bậc thầy về ngôn ngữ, Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tinh tế và tài hoa trong việc phát hiện, sáng tạo cái đẹp. Cách nhìn thế giới và đời sống của ông inh luôn thiên về thẩm mĩ và văn hoá. Những đặc điểm nổi bật nói trên cũng có thể tìm thấy ở bài Cô Tô, tuy đây chỉ là đoạn trích trong một thiên kí dài. Tác giả đã tả cảnh aT biển lúc sáng sớm với ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc. Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng ien lệ. Cảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, bao la và hết sức H trong trẻo, tinh khôi. Với việc lựa chọn hình ảnh so sánh độc đáo, tác giả đã mang v đến cho người đọc một bức tranh gợi cảm về thiên nhiên. hu 1.2. Cấu trúc so sánh có đầy đủ các thành tố, A và B khác loại hoc A và B khác loạị nghĩa là A và B không cùng một trường biểu vật. Chẳng hạn : T Vế A Vế B Người - Sự vật ai Sự vật - Người D Người - Động vật Động vật - Người ng Thực vật - Động vật Sự vật có tính chất động - Sự vật có tính chất tĩnh … ruo Ví dụ: +Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa T những đầu sóng trắng. +Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước. (Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử-Thúy Lan) 13
- +Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. (Trích Dế mèn phiêu lưu kí-Tô Hoài) -Khi A và B khác loại, bên cạnh chức năng biểu hiện, chức năng biểu cảm của mệnh đề so sánh sẽ rất rõ nét. Kết hợp khác loại tạo nên sự mới mẻ, bất ngờ trong cách diễn đạt, làm cho đối tượng miêu tả hiện lên sinh động và gợi cảm. -Nếu mệnh đề chứa cấu trúc so sánh có hiện tượng chuyển nghĩa thì từ ngữ chỉ inh phương diện so sánh sẽ chuyển nghĩa theo tính chất biểu vật của vế A. Ví dụ: Bóng Bác cao lồng lộng aT Ấm hơn ngọn lửa hồng (Đêm nay Bác không ngủ-Minh Huệ) ien Cả hai từ “cao” và “ ấm” đều cùng chuyển nghĩa từ trạng thái vật chất của sự vật H sang trạng thái tinh thần, tình cảm. Trong trạng thái mơ màng như trong giấc mộng, v anh đội viên cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của vị lãnh tụ qua hình ảnh so sánh: hu “Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái hoc nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng mơ màng vừa lớn T lao, vĩ đại (cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng. ai 1.3. Cấu trúc so sánh được mở rộng ở vế A D Đối với loại cấu trúc này, A có chức năng giới hạn về đối tượng, tính chất, đặc điểm so sánh ; B biểu đạt cao về mức độ, tính chất đó. Việc đem vào phần giới hạn đối ng tượng (A) những tổ hợp giải thích, mở rộng có tác dụng nhấn mạnh, tạo ấn tượng rõ nét cho người đọc về đối tượng ruo Ví dụ: +Biển rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt như mặt gương T soi.(1) Thử so sánh câu văn trên với hai câu văn sau : + Biển trong suốt như mặt gương soi.(2) 14
- + Biển rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng.(3) Câu (1) đứng trước mệnh đề so sánh là một kết cấu C-V có tác dụng giới hạn về tính chất, trạng thái của đối tượng miêu tả. Tính chất này được cụ thể hóa trong mệnh đề so sánh: “trong suốt như mặt gương soi”. Nhờ mệnh đề so sánh mở rộng mà câu (1) cụ thể, biểu cảm hơn hẳn câu (2) và(3) inh 1.4. Cấu trúc so sánh được mở rộng ở vế B Loại cấu trúc này thường gọi tên đối tượng của vế A và miêu tả cụ thể ở vế B. aT Chức năng miêu tả mở rộng nhằm định hướng liên tưởng cho người đọc về đối tượng và mang lại sắc thái biểu cảm cho câu văn. Ví dụ: ien H +Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những v cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. (Vượt thác- Võ Quảng) hu +Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi(2)(Cô hoc Tô-Nguyễn Tuân) T +Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội. (3) (Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử-Thúy Lan) ai Câu (2) nằm trong đoạn mở đầu tả bao quát cảnh quần đảo Cô Tô sau trận bão. D Chỉ một vài nét phác họa, Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc những hình dung về một khung cảnh bao la tươi đẹp của Cô Tô. ng Câu (3)Miêu tả cầu Long Biên, tác giả Thúy Lan đã kết hợp hệu quả giữa biện pháp nhân hóa và so sánh . Cầu trở thành nhân vật đương thời của bao thế hệ, như nhân vật ruo bất tử chịu đựng bao thử thách, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Các định ngữ trong mệnh đề được so sánh (B) đã đem lại sự sống linh hồn cho sự vật, khái T quát lên những phẩm chất của cây cầu lịch sử này. 15
- Mở rộng cấu trúc so sánh là đặc điểm nổi bật của các so sánh tu từ ở các văn bản trong chương trình Ngữ văn 6. Việc mở rộng này làm cho đối tượng miêu tả hiện lên cụ thể, sinh động, thể hiện rõ sự sáng tạo của người viết. 1.5. Cấu trúc so sánh rút gọn Trong cấu trúc so sánh, vế A và vế B luôn luôn phải có, hai vế còn lại có thể được tỉnh lược. inh -Rút gọn phương diện so sánh: Trong kiểu cấu trúc này thường xuất hiện quan hệ từ là hoặc như .Với loại so sánh này, nhất thiết phải xác định được thuộc tính tiêu biểu của aT B để tìm điểm tương đồng giữa A và B . +Cấu trúc so sánh rút gọn có từ” như”: ien Từ điển tiếng Việt giải thích ý nghĩa từ như như sau: “ Từ biểu thị quan hệ tương H đồng trong sự so sánh về một mặt nào đó: tính chất, mức độ, cách thức, hình thức bên v ngoài, ...” hu Ví dụ: Hôm nay nóng như hôm qua. Bà cụ coi anh như con... hoc - Từ dùng trong những tổ hợp so sánh để biểu thị mức độ rất cao. T Khi mệnh đề so sánh rút gọn có từ như chỉ quan hệ so sánh thì đó là so sánh tương đồng . ai Ví dụ: … Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng D nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù. (Buổi học cuối cùng- An-phông-xơ Đô-đê) ng Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha –men, truyện đã biểu hiện lòng ruo yêu nước qua một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc. Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong T cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, đó là thứ tài sản tinh thần vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hoá về 16
- ngôn ngữ, nói tiếng dân tộc mình bị mai một thì dân tộc ấy khó mà có thể giành lại được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt vong. +Cấu trúc so sánh rút gọn có từ” là” Theo Từ điển tiếng Việt, từ là có nghĩa: “Động từ đặc biệt, biểu thị quan hệ giữa phần nêu sự vật, sự việc với phần nêu chính bản thân nó nhìn ở một khía cạnh khác, hay nêu đặc trưng của nó, hoặc nội dung nhận thức hay giải thích về nó. inh Ví dụ: Hà Nội là thủ đô nước Việt Nam. Người thanh niên ấy là công nhân . aT Hai lần năm là mười. Con người bao giờ cũng là con người. ien Thì giờ là vàng ngọc. H Hôm nay là chủ nhật v Chúng tôi cho rằng so sánh rút gọn có từ” là” là so sánh đồng nhất. Đồng hu nhất là hiện tượng giữa hai đối tượng có những đặc tính và quan hệ tiêu biểu như nhau hoc mà tư duy con người phát hiện và chấp nhận được. Khi có quan hệ đồng nhất chúng T có khả năng thay thế cho nhau trong một số ngữ cảnh nhất định. So sánh đồng nhất chính là tiền đề cho các ẩn dụ định danh xuất hiện. Tất nhiên, B muốn thay thế cho A ai (trong ẩn dụ) thì tính chất tương đồng phải ở một mức độ cao. D Trong văn chương, với khả năng tư duy hình tượng của tác giả, những sự đồng nhất được phát hiện mang tính cảm xúc, tính hình tượng nên giá trị cảm xúc càng ng được nâng cao. Chẳng hạn sự đồng nhất giữa lãnh tụ-Tổ quốc, lãnh tụ- nhân dân, Tổ quốc - nhân dân. Kiểu đồng nhất này mang tính phổ quát trong tư duy nhân loại.Vì ruo vậy, khi đọc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, chúng ta thật sự xúc động khi bắt gặp biểu tượng đất nước qua những người thân yêu, ruột thịt. T +Đất là mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất.. +Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. 17
- Ở tác phẩm Tre Việt Nam, Thép Mới cũng đã sử dụng thành công phép so sánh đồng nhất này. Ví dụ: +Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày. +Tre là cánh tay của người nông dân. inh Câu văn miêu tả mang sắc thái khẳng định, với phép so sánh đồng nhất, hình ảnh cây tre hiện lên sống động và gợi cảm. Tre gần gũi, gắn bó với người dân Việt Nam, aT tre chính là biểu tượng về con người Việt Nam 1.7. Đảo cấu trúc so sánh ien Cấu trúc thông thường của một so sánh tu từ lần lượt sẽ là: Cái được so sánh-Phương H diện so sánh – từ so sánh –cái so sánh. v Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào người viết cũng tuân thủ cấu trúc này, hu nhất là trong các văn bản nghệ thuật. Phương diện so sánh có thể được đảo sau vế B hoc nhằm nhấn mạnh đặc điểm tương đồng. T Ví dụ: + Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước ai +Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai D hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì lên trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ. ng Các câu văn trên sử dụng nhiều so sánh để đạt được hiệu quả miêu tả. Cấu trúc so sánh đan cài so sánh. Biểu tượng: “ một pho tượng đồng đúc” thể hiện nét ngoại hình ruo gân guốc, vững chắc của nhân dân. So sánh dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ” nhằm khẳng định sức mạnh của của con người trước thiên nhiên. Tác giả còn so T sánh hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh của dượng lúc ở nhà để càng làm nổi bật vẻ đẹp dũng mãnh của nhân vật. 18
- Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả tập trung khắc hoạ nổi bật trong cuộc vượt thác. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm lại vừa là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm. Nhân vật được tập miêu tả ở các động tác, tư thế và ngoại hình với nhiều hình ảnh so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm. 2. Đặc điểm về cách thức sử dụng 2.1. So sánh tu từ là phương tiện biểu đạt hữu hiệu trong hầu hết các loại văn inh bản Trừ văn bản khoa học và văn bản hành chính còn lại tất cả các loại văn bản được aT chọn giảng trong chương trình Ngữ văn 6 đều sử dụng so sánh tu từ trong biểu đạt. So với ẩn dụ, hoán dụ tu từ thì so sánh được dung rộng rãi hơn. Bởi lẽ, chức năng của so ien sánh là chức năng biểu hiện-tạo hình và chức năng biểu cảm. Cấu trúc so sánh tu từ H đầy đủ cả cái biểu hiện và cái được biểu hiện nên người đọc tiếp nhận dễ hơn khi tiếp v nhận ẩn dụ, hoán dụ . hu So sánh tu từ chiếm ưu thế trong các văn bản nghệ thuật. Do yêu cầu về tính hình hoc tượng, tính biểu cảm mà ngôn ngữ nghệ thuật rất ưa dùng so sánh trong biểu đạt. T Tuy nhiên, so sánh tu từ không chỉ phát huy vai trò trong địa hạt văn chương mà còn được lựa chọn như một phương thức biểu đạt tối ưu trong các văn bản khác như.: Văn ai bản nhật dụng, văn bản thuyết minh. Trong “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, so sánh tu D từ kết hợp với các phương thức tu từ như ẩn dụ, nhân hóa để truyền đạt bức thông điệp có ý nghĩa nhân loại:con người phải sống hòa hợp với thiên nhên, phải chăm lo ng bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình. Văn bản Sông nước Cà Mau, Đoàn Giỏi liên tiếp sử dụng so sánh tu từ để tái ruo hiện bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống vùng cực nam Tổ quốc Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá T nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng 19
- Giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi. 2. 2. Hình ảnh so sánh tu từ đậm dấu ấn thời đại, thể hiện sự sáng tạo của người viết inh Dù số lượng các tác phẩm của mỗi tác giả được đưa vào chương trình không nhiều (thông thường mỗi nhà văn có một tác phẩm được chọn, những nhà văn lớn có aT 2-3 tác phẩm), song các tác phẩm được chọn đều là những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của từng tác giả. So sánh tu từ trong các tác phẩm thuộc về ien sự lựa chọn, tổ chức sử dụng của các nhà văn vì vậy in đậm dấu ấn sáng tạo của H người viết. v Lối so sánh của Nguyễn Tuân dù miêu tả thiên nhiên hay con người, đều có những hu liên tưởng mới lạ, độc đáo và gợi cảm. Võ Quảng mang đến những nét vẽ rắn rỏi, hoc khỏe khoắn trong “Vượt thác”. Dấu ấn vùng sông nước, kênh rạch, ruộng vườn cùng T với hệ động, thực vật phong phú của nó đã in đậm dấu ấn trong sáng tác của Đoàn Giỏi. ai Ví dụ: D +Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng ng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng ruo hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. T Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành. ( Cô Tô- Nguyễn Tuân) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5306 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2188 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Quy luật Taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái ở các nền kinh tế mới nổi
59 p | 1033 | 184
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 672 | 182
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1696 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 698 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ Văn lớp 9 - CĐ Sư phạm Daklak
39 p | 1473 | 137
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011
94 p | 1193 | 80
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 310 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 514 | 74
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 725 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 368 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 327 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 289 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 269 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 163 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 131 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn