intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng chùa Hương, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài là làm rõ thực trạng hoạt động du lịch của quần thể danh thắng chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại quần thể danh thắng chùa Hương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng chùa Hương, Hà Nội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG CHÙA HƯƠNG, HÀ NỘI Mã số đề tài: DTSV.01.2021 Chủ nhiệm đề tài : Lê Thị Huyền Lớp : 1805QLVA Cán bộ hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Hương Hà Nội, tháng 5 năm 2021
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG CHÙA HƯƠNG, HÀ NỘI Mã số đề tài: DTSV.01.2021 Chủ nhiệm đề tài : Lê Thị Huyền Thành viên tham gia : Lưu Thị Thảo Lê Mai Linh Lớp : 1805QLVA Hà Nội, tháng 5 năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của nhóm. Các nguồn tin trong bài nghiên cứu hoàn toàn được tìm hiểu rõ ràng qua các tài liệu cụ thể. Các kết quả nghiên cứu là sự tìm tòi, đúc kết của nhóm nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2021 Chủ nhiệm đề tài Lê Thị Huyền
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Tìm hiểu hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng chùa Hương, Hà Nội”, nhóm nghiên cứu xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân, tập thể đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện. Trước hết, nhóm nghiên cứu xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới giảng viên Phạm Thị Hương - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học. Nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đã cung cấp cho nhóm nhiều thông tin quý báu. Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan, chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Chủ nhiệm đề tài Lê Thị Huyền
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1. DLBV Du lịch bền vững 2. PTBV Phát triển bền vững 3. PTDLBV Phát triển du lịch bền vững 4. MXH Mạng xã hội 5. BQL Ban quản lý 6. TP Thành phố 7. VN Việt Nam 8. UBND Uỷ ban nhân dân
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 7. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 5 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUẦN THỂ DANH THẮNG CHÙA HƯƠNG - HÀ NỘI ............................................................................................................. 6 1.1. Một số vấn đề lý luận về du lịch ............................................................... 6 1.1.1. Khái niệm du lịch ............................................................................. 6 1.1.2. Hoạt động du lịch ............................................................................. 8 1.1.3. Sản phẩm du lịch .............................................................................. 9 1.1.4. Phát triển du lịch bền vững ............................................................... 9 1.2. Khái quát về quần thể danh thắng chùa Hương ....................................... 12 1.2.1.Lịch sử hình thành ........................................................................... 13 1.2.2.Các giá trị nổi bật của quần thể danh thắng chùa Hương.................. 16 TIỂU KẾT CHƯƠNG I ................................................................................ 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CHÙA HƯƠNG, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI ........................................................................... 21 2.1. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch ................................................................ 21 2.2. Các sản phẩm du lịch.............................................................................. 23 2.3. Khách du lịch và doanh thu: ................................................................... 27 2.4. Công tác quản lý tại quần thể danh thắng chùa Hương ........................... 29
  7. 2.5. Nhận xét về thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng chùa Hương ........................................................................................................... 31 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 34 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CHÙA HƯƠNG ...................................................................................... 35 3.1. Quan điểm phát triển du lịch bền vững ................................................... 35 3.1.1. Phát triển bền vững ......................................................................... 35 3.1.2. Phát triển du lịch bền vững ............................................................. 36 3.2. Một số giải pháp phát triển ..................................................................... 43 3.2.1. Giải pháp tuyên truyền quảng bá .................................................... 43 3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ............................................... 44 3.2.3. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thật ...................................................... 45 3.2.4. Các giải pháp về vấn đề xã hội........................................................ 45 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 46 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 50 PHỤ LỤC........................................................................................................ 52
  8. MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội được biết đến như một địa danh nức tiếng với người dân trong nước và cả nước ngoài, nơi được mệnh danh là “kỳ sơn tú thủy” của Việt Nam. Đây là một quần thể hài hòa bao gồm nhiều danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử đền chùa và các hang động, có nhiều giá trị đặc biệt về hệ sinh thái, kiến trúc, phong cảnh, tâm linh, kinh tế, lịch sử,... Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn là di tích quốc gia đặc biệt. Dấu mốc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để chính quyền và người dân huyện Mỹ Đức luôn ý thức giữ gìn, phát triển các giá trị của quần thể danh thắng. Nói đến quần thể danh thắng chùa Hương là nhắc đến lễ hội chùa Hương mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian. Được khai hội vào mùng 6 tết âm lịch hàng năm, lễ hội kéo dài hơn ba tháng, là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước thu hút nhiều du khách đến cầu an, thưởng thức cảnh đẹp mà hiếm nơi nào có được. Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên ở suối Yến, bến Đục, hay động Hương Tích từng được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”. Cửa động còn có lối lên Trời, lối xuống Âm phủ, có cảnh đẹp của chùa Giải Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Kình,… Có thể nói đây là một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong những năm qua, quần thể danh thắng chùa Hương đã được nhận sự quan tâm, hỗ trợ từ các ban ngành từ Trung ương đến địa phương, góp phần làm cho thắng cảnh Hương Sơn càng thêm hấp dẫn. Số lượng khách du lịch đến với chùa Hương ngày một tăng cao, doanh thu từ du lịch đã đem lại những đóng góp quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Cũng theo chính sách phát triển của Nhà nước, huyện Mỹ Đức coi việc tập trung phát triển du lịch tại chùa Hương trở thành một ngành mũi nhọn, đặc biệt là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Do vậy, nhiều năm qua, hoạt động du lịch tại chùa Hương đã là đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm của các nghiên cứu khác nhau. 1
  9. Hơn nữa, dù đã có nhiều đổi mới, song các hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng chùa Hương vẫn còn nhiều bất cập, cả về thị trường du khách, cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ du lịch, công tác tổ chức, quản lý, tuyên truyền, quảng bá và đặc biệt là vấn đề bảo tồn di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch. Môi trường cảnh quan cũng chưa được gìn giữ đúng mức, tình trạng chặt chém khách hàng chưa được giải quyết dứt điểm, việc kinh doanh ăn uống động vật hoang dã hay tệ nạn cờ bạc, bói toán vẫn còn tiếp diễn. Vì vậy, để đánh giá đúng thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch tại Chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng chùa Hương (Hà Nội)” làm vấn đề nghiên cứu. 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu Chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tín ngưỡng - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa Phật giáo, đền thờ thần, các ngôi đình. Hơn nữa, vốn được xem là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước, lễ hội chùa Hương cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Điều này thể hiện qua số lượng các sách báo viết về chùa Hương khá phong phú, đa dạng. Hiện nay, chùa Hương đã được các nhà nghiên cứu văn hóa nghiên cứu theo nhiều khía cạnh khác nhau, có thể kể đến: - Nhóm công trình nghiên cứu về lịch sử và mô tả quần thể danh thắng chùa Hương: Tác giả Phạm Đức Hiếu (2008), Chùa Hương Tích, cảnh quan và tín ngưỡng: Từ việc giới thiệu sơ lược về chùa Hương như quần thể di tích chùa Hương, các tuyến tham quan, khái quát lễ hội chùa Hương và vai trò của chùa Hương trong tâm thức và tín ngưỡng người Việt… cuốn sách có giá trị như một cẩm nang du lịch giúp du khách hiểu một cách cặn kẽ về lịch sử chùa Hương và hành trình khi tham quan tại chùa Hương. Các sách như Di tích lịch sử chùa Hương của tác giả Thành Nhân (2011), Lịch sử chùa Hương Tích của tác giả Nguyễn Đức Bảng (2009), Thắng cảnh Hương Sơn của tác giả Trần Huyền Thương (2007), Chùa Hương ngày nay của tác giả Thích Viên Thành (1996)… 2
  10. đều tập trung giới thiệu sơ lược thắng cảnh chùa Hương, lễ hội chùa Hương, đặc điểm Phật giáo ở chùa Hương, một số vấn đề trùng tu di tích tại chùa Hương. Tác giả Vũ Hồng Thuật (2004), trong bài viết Tìm trong vốn cổ lễ hội chùa Hương đăng trên Tạp chí Phật học, số 1 đã tiếp cận dưới góc độ nhân học văn hóa, đi từ lễ hội đương đại trở về quá khứ để bóc tách các lớp văn hóa Phật giáo đan xen với văn hóa tín ngưỡng dân gian trên nền bức tranh văn hóa Phật giáo Việt Nam. Bài viết cũng cho thấy lễ hội chùa Hương là lễ hội có phạm vi rộng, tổ chức trong thời gian dài với lượng người đến hành lễ khá lớn. Ngoài ra, một số bài viết như Động Hương Tích – dấu ấn văn hóa tâm linh của Nguyễn Thị Thanh Loan (2016) trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Động Hương Tích – một kho tàng văn hóa dân gian của Vũ Hồng Thuật (2005) trên Tạp chí nghiên cứu Phật học,…cũng tập trung khai thác giá trị tâm linh của chùa Hương khi tập trung giới thiệu các thắng cảnh, lễ hội, các nghi lễ trong lễ hội chùa Hương. - Nhóm công trình nghiên cứu về du lịch chùa Hương: Cùng với những tài liệu đi sâu khám phá vẻ đẹp của khu thắng cảnh chùa Hương còn có những công trình nghiên cứu về du lịch chùa Hương như: Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa Hương ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội của tác giả Vũ Thị Hoài Châu (2014). Nghiên cứu này nhằm đưa ra những luận cứ khoa học cho việc phát triển du lịch lễ hội ở chùa Hương nói riêng, phát triển du lịch lễ hội nói chung cũng như góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội. Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về du lịch lễ hội, luận văn đã phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch lễ hội chùa Hương trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội chùa Hương. Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội của tác giả Lê Thanh Xuân (2017) đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại chủa Hương. Từ bộ tiêu chí này, qua so sánh đối chiếu với thực trạng hoạt động du lịch, tác giả đã đánh giá được những khía cạnh bền vững của hoạt động du lịch tại chùa Hương và đề xuất một số các giải pháp nhằm đảm bảo tính 3
  11. bền vững của hoạt động du lịch tại chùa Hương. Nhằm xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương – Hà Tây (nay là Hà Nội), đề tài khoa học cấp bộ Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương- Hà Tây do PGS.TS. Võ Quế làm chủ nhiệm đã đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch và cộng đồng dân cư tại chùa Hương. Đề tài cũng đã xây dựng mô hình mẫu về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương với tiêu chí, cơ chế vận hành và các giải pháp thực hiện, từ đó đề xuất vận dụng mô hình này cho các điểm, các khu du lịch khác. Như vậy có thể thấy, các nghiên cứu về quần thể danh thắng chùa Hương về cơ bản xoay quanh hai vấn đề chính: giới thiệu về thắng cảnh chùa Hương, mô tả nhằm nêu bật các giá trị lịch sử, văn hóa của lễ hội chùa Hương và các nghiên cứu để phát triển du lịch quần thể danh thắng chùa Hương. Dựa trên các công trình này, đề tài của nhóm nghiên cứu có thể kế thừa một số nội dung về hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng chùa Hương ở những giai đoạn trước đây, từ đó làm cơ sở để nhóm nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng chùa Hương trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài là làm rõ thực trạng hoạt động du lịch của quần thể danh thắng chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trên cơ sở đó đưa ra một số biện phám nhằm phát triển du lịch bền vững tại quần thể danh thắng chùa Hương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, các chính sách, cơ chế và giải pháp nhằm phát triển du lịch chùa Hương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Quần thể danh thắng chùa Hương tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội 4
  12. - Thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng chùa Hương từ năm 2014 đến nay (năm 2021). Từ khi được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (năm 2017) đến nay, quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách với lượng khách và doanh thu các năm đều tăng dần. Đây cũng là giai đoạn đặc biệt khi dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn cho du khách, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức quyết định dừng việc tổ chức đón khách tham quan, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động du lịch tại đây. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu tiềm năng, hoạt động, sản phẩm du lịch tại chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. - Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch tại chùa Hương. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại chùa Hương. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu liên quan: thu thập các tư liệu về quần thể danh thắng chùa Hương, các nghiên cứu về du lịch tại chùa Hương, các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng. - Phương pháp điều tra thực địa, quan sát, phỏng vấn: đây là phương pháp quan trọng để nghiên cứu, điều tra về thực trạng hoạt động du lịch một cách chính xác và hiệu quả. Qua khảo sát thực tế, trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu có thể đánh giá một cách rõ ràng về thực trạng từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch tại chùa Hương. 7. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về hoạt động du lịch - Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể danh thắng. - Chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại chùa Hương một cách bền vững. 5
  13. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUẦN THỂ DANH THẮNG CHÙA HƯƠNG - HÀ NỘI 1.1.Một số vấn đề lý luận về du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi ở thường xuyên của mình nhằm thoả mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Du lịch có thể hiểu một cách tổng quát là tổng hợp các quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của một du khách nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau với mục đích hoà bình hữu nghị. Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã sử dụng chỉ tiêu đi du lịch của dân cư như là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau. Theo Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”[20]. Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”. (Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận)[20]. Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara– Edmod đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó 6
  14. không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chi ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.” Theo Luật Du lịch (2005) tại khoản 01, Điều 4 chương I giải thích từ ngữ: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Từ cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động du lịch thì: - Đối với người đi du lịch: du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác. - Đối với người kinh doanh du lịch: du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận. - Đối với chính quyền địa phương: du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương. - Đối với cộng đồng dân cư sở tại: du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để tìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn, chốn ở,… Như vậy, du lịch có thể được hiểu là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có 7
  15. hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng; hoặc cũng để chỉ một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Hoạt động du lịch trên thế giới hình thành từ rất sớm, từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ phong kiến, rồi đến cận đại và hiện đại. Hoạt động kinh doanh du lịch cũng dần được phát triển và ngày càng được nâng cao lên cả về cơ sở vật chất kỹ thuật đến các điều kiện về ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải trí,… Ngày nay, hoạt động du lịch đã mang tính toàn cầu, trở thành một nhu cầu thiết yếu của người dân các nước kinh tế phát triển. Du lịch cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá đúng mức sống của dân cư nước đó. Và vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch. 1.1.2. Hoạt động du lịch Theo Luật du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Để hoạt động du lịch phát triển thông suốt, phải cần có sự phối hợp của nhiều nhóm chủ thể, nhiều điều kiện tương ứng như sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho các hoạt động du lịch, quản lý hoạt động du lịch của cá cơ quan quản lý nhà nước, vai trò của cộng đồng dân cư,… Hoạt động du lịch, có thể thấy là sự tổng hợp hàng loạt quan hệ và hiện tượng, lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch khách thể du lịch và trung gian du lịch lịch làm điều kiện. Theo nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 tổ chức, cá nhân khi kinh doanh các sản phẩm du lịch này cần có những biện pháp bảo đảm an toàn như: Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan, bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù 8
  16. hợp, phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch… Mọi hoạt động du lịch lễ hội khi du khách tham gia đều sẽ có những biện pháp an toàn. 1.1.3. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. Sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch. Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau. Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ. Với các sản phẩm du lịch thì phương thức tiếp cận là một nhân tố vô cùng quan trọng, là nguyên nhân chính tăng lượng khách du lịch vì thực sự chúng tác động thông qua cách giới thiệu sản phẩm, sử dụng các tiện nghi, giá cả ổn định... 1.1.4. Phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững và phát triển bền vững có mối quan hệ rất chặt chẽ. Trên thực tế, phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững đều liên quan đến môi trường. Trong du lịch, môi trường mang một hàm ý rất rộng. Đó là môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội; là yếu tố rất quan trọng để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo. Rõ ràng, nếu không có bảo vệ môi trường thì sự phát triển sẽ suy giảm; nhưng nếu không có phát triển thì việc bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Chính vì vậy, chúng ta cần phát triển du lịch nhưng không được làm tổn hại đến tài nguyên, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Hay nói một cách khác, du lịch bền vững phải là xu thế phát triển của ngành du lịch. Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến 9
  17. việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người” Định nghĩa dài này đã hàm chứa đầy đủ các nội dung, các hoạt động, các yếu tố liên quan đến du lịch bền vững. Định nghĩa này cũng đã chú trọng đến cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hoá. Trong nghiên cứu này, khái niệm phát triển du lịch bền vững được hiểu theo nội hàm định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 1992. Mục tiêu của Du lịch bền vững theo Inskeep, 1995 là: - Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường; - Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển; - Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa; - Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách; - Duy trì chất lượng môi trường. Như vậy, với những quan điểm trên đây thì có thể coi phát triển du lịch bền vững là một nhánh của phát triển bền vững nói chung đã được Hội nghị của Ủy ban Thế giới về phát triển và môi trường xác định năm 1987. Phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển du lịch ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, không làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác. Trong giai đoạn hiện nay, phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có khả năng thu hút và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, song không gây tổn hại đến môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa, đồng thời phải có trách nhiệm bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên và môi trường. Về vấn đề này, trong Chương trình Nghị sự 21 về công nghiệp du lịch và lữ hành hướng tới sự phát triển môi trường bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới và Hội đồng Thế giới đã xác định “Các sản phẩm du lịch bền vững là các sản phẩm được xây dựng phù hợp với môi 10
  18. trường, cộng đồng và các nền văn hóa, nhờ đó sẽ mang lại lợi ích chắc chắn chứ không phải là hiểm họa cho phát triển du lịch. Một trong những trọng tâm quan trọng hàng đầu của phát triển du lịch bền vững hiện nay là hướng tới sự cân bằng giữa các mục tiêu về kinh tế – xã hội và mục tiêu bảo tồn tài nguyên, môi trường và văn hóa cộng đồng trong khi phải tăng cường sự thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch. Sự cân bằng này có thể thay đổi theo thời gian khi có sự thay đổi về các quy tắc xã hội, các điều kiện đảm bảo môi trường sinh thái và sự phát triển của khoa học công nghệ. Tuy nhiên phương pháp tiếp cận đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững phải dựa vào sự cân bằng tài nguyên môi trường với một quy hoạch thống nhất. Ở Việt Nam, khái niệm phát triển du lịch bền vững còn tương đối mới. Nhưng thông qua các bài học kinh nghiệm và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững ở các nước trên thế giới, thì phát triển du lịch ở nước ta đang hướng tới có trách nhiệm đối với tài nguyên và môi trường. Vì thế đã xuất hiện nhiều loại hình du lịch mới ở Việt Nam: du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên, du lịch xanh… Trong các loại hình du lịch mới được phát triển ở Việt Nam vừa kể trên, du lịch sinh thái được coi như một hướng tiếp cận quan trọng với phát triển du lịch bền vững. Do vậy, tháng 9/1999 Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới và Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức Hội thảo về Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Tại Hội thảo này, lần đầu tiên ở Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái. Theo đó “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với việc giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” . Kết quả này được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của du lịch sinh thái nói riêng và du lịch bền vững nói chung ở Việt Nam. Mặc dù, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực 11
  19. khác liên quan ở Việt Nam còn có những quan điểm chưa thật sự thống nhất về khái niệm phát triển du lịch bền vững, tuy nhiên cho đến nay đa số các ý kiến đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn và đảm bảo sự đóng góp cho công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, cho công tác bảo vệ môi trường để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” Trên quan điểm thống nhất với các diễn giải khái niệm “Phát triển du lịch bền vững” của Luật du lịch Việt Nam (2005) đồng thời, với tư duy theo hướng tiếp cận mục tiêu của thuật ngữ “phát triển bền vững” khái niệm “phát triển du lịch bền vững” được hiểu như sau: Phát triển du lịch bền vững là phát triển những hoạt động du lịch với mục tiêu mang lại lợi ích kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội và cộng đồng; thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của các thành phần tham gia du lịch… trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên; đồng thời có ý thức đến việc đầu tư tôn tạo, bảo tồn và duy trì tính nguyên vẹn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo môi trường trong sạch; phải gắn trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong việc khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường. 1.2. Khái quát về quần thể danh thắng chùa Hương Du lịch chùa Hương là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử văn hoá, tín ngưỡng nổi tiếng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung. Chùa Hương nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 62km về phía tây nam, thuộc địa bàn xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức - thành phố Hà Nội. Hương Sơn (chùa Hương) đựợc biết như một địa danh nổi tiếng về di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng, hàng năm thu hút hàng triệu du khách trong nước và quốc tế tới thăm quan chiêm bái. Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La, đi theo quốc lộ 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12km thì tới địa phận chùa Hương. Từ phía Nam đi ra, tới thành phố Phủ Lý thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, qua cầu Phủ Lý rồi rẽ trái, đi tới thị trấn Quế sau tới khu vực Chợ Dầu, qua khu vực chợ Dầu rẽ 12
  20. trái đi khoảng 4 km là tới địa phận Chùa Hương. Quần thể danh thắng chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù (tọa độ: 20°37′5″B 105°44′49″Đ). Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông. Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên (tọa độ: 20°36′47″B 105°44′4″Đ). Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán 南天第一峝 (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739-1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội chùa Hương. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ, hàng triệu phật tử cùng du khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến mười tám tháng hai âm lịch. Ngày này, vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng. Lễ hội chùa Hương cũng là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn… Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãn cảnh, lạc vào non tiên cõi Phật. 1.2.1.Lịch sử hình thành Mọi người thường cho rằng chùa Hương có từ cuối thế kỷ 17 nhưng thực 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2