intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Xây dựng lối sống xanh hướng tới mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Xây dựng lối sống xanh hướng tới mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội" nhằm nghiên cứu các mô hình xây dựng lối sống xanh từ đó đưa ra các giá trị áp dụng vào thực tiễn xây dựng lối sống xanh cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và nâng cao cải thiện những giá trị đó từ đó là tiền đề hướng tới mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam góp phần cải thiện các nhân tố xã hội và môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Xây dựng lối sống xanh hướng tới mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC XÂY DỰNG LỐI SỐNG XANH HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số đề tài: ĐTSV.2022.09 Chủ nhiệm đề tài : Hoàng Bách Việt Lớp : 1905CTHA Cán bộ hướng dẫn : Đặng Đình Tiến Hà Nội - 2023
  2. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC XÂY DỰNG LỐI SỐNG XANH HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số đề tài: ĐTSV.2022.09 Chủ nhiệm đề tài : Hoàng Bách Việt Thành viên tham gia : Nguyễn Trà Linh Lớp : 1905CTHA : 1905CSCA Hà Nội - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đề tài nghiên cứu khoa học: “Xây dựng lối sống xanh hướng tới mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là công trình do nhóm nghiên cứu chúng tôi viết và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy Đặng Đình Tiến, các kết quả, nội dung được trình bày trong đề tài là nghiên cứu đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào, các tư liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu khóa học này là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, tháng 05 năm 2022 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Hoàng Bách Việt
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Đặng Đình Tiến – người đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Chúng em xin trân trọng cảm ơn Thầy, Cô Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tận tình dạy bảo chúng em trong thời gian qua. Kết quả đạt được trong nghiên cứu này là nền tảng quan trọng để chúng em tiếp tục có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thực tiễn có thể vận dụng vào cuộc sống. Trong quá trình làm đề tài, chúng em đã rất có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi còn có sai sót. Vì vậy, rất mong Thầy, Cô góp ý để chúng em tiếp tục hoàn thiện hoàn thiện đề tài. Thay mặt nhóm nghiên cứu, chúng em xin chân thành cảm ơn! CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Hoàng Bách Việt
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ nguyên gốc Chữ Tiếng Việt NGO Non-governmental Tổ chức phi chính phủ organization BVMT Bảo vệ môi trường PTBV Phát triển bền vững SV Sinh viên T. Tập số Tập Tr. Trang H. Hình
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................3 6. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................4 7. Đóng góp của đề tài .....................................................................................4 8. Cấu trúc đề tài dự kiến .................................................................................4 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỐI SỐNG XANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ..............................................................................................................5 1.1. Một số khái niệm liên quan ......................................................................5 1.1.1. Khái niệm Lối sống ...............................................................................5 1.1.2. Khái niệm Lối sống xanh.......................................................................8 1.1.3. Khái niệm Phát triển bền vững ..............................................................9 1.1.4. Khái niệm Xây dựng lối sống xanh .....................................................14 1.2. Đặc điểm, nội dung và cách xây dựng lối sống xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ........................................................................................15 1.2.1. Đặc điểm của xây dựng lối sống xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ........................................................................................................15 1.2.2. Nội dung xây dựng lối sống xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ...............................................................................................................16 1.2.3. Cách xây dựng lối sống xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững16 1.3. Sự cần thiết phải xây dựng lối sống xanh cho sinh viên ........................29 1.3.1. Động lực thay đổi quan điểm sống, tư duy sống thích nghi với hiện đại hoá ............................................................................................................29 1.3.2. Xây dựng lối sống xanh là xây dựng kỹ năng phòng vệ cho bản thân đối mặt với các tình huống thay đổi của thời đại. .........................................29 Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................30
  7. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LỐI SỐNG XANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ..............................................................31 2.1. Các nhân tố tác động đến thực trạng lối sống xanh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ..................................................................................31 2.1.1. Đặc điểm lối sống sinh hoạt của sinh viên sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................................................................31 2.1.2. Nhận biết của sinh viên về các mô hình lối sống hiện nay .................33 2.2. Mô hình được áp dụng ............................................................................34 2.3. Kết quả đạt được trong thực hành lối sống xanh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ..................................................................................55 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân trong nhận biết của sinh viên với lối sống xanh .......................................................................................................55 2.3.2. Kết quả đạt được và nguyên nhân trong kết quả thực hành lối sống theo mô hình ..................................................................................................62 2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân trong xây dựng lối sống xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững .................................................................................68 Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................71 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XÂY DỰNG LỐI SỐNG XANH CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ....................................72 3.1. Giải pháp giáo dục tuyên truyền lối sống xanh ......................................72 3.2. Áp dụng từng mức độ trong mô hình nhằm đạt hiệu quả.......................73 3.3. Tăng cường truyền thông về lối sống xanh ............................................74 3.3. Đánh giá các chương trình hoạt động vì môi trường và NGO về môi trường. ............................................................................................................77 Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................79 KẾT LUẬN .............................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................81 PHỤ LỤC ................................................................................................................85
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển và hội nhập Việt Nam đã không ngường phát triển toàn diện trong những năm gần đây, đặc biệt là về hội nhập quốc tế và các ảnh hưởng về vận hành quốc gia theo hướng phát triển mới toàn diện cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển bền vững trở thành một phạm trù nổi bật và được chính trị và xã hội quan tâm. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường trong thời gian gần đây nổi lên như một hoạt động xã hội hiệu quả mang lại tác động cụ thể tới xã hội môi trường và cả nhận thức của con người về hoạt động hiệu quả của bảo vệ môi trường. Sự ổn định về chính trị kinh tế xã hội cũng thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức về bảo vệ môi trường trong đó lực lượng tiếp thu nhanh chóng về nội dung và thực hiện hiệu quả đến từ giới trẻ đặc biệt là các bạn sinh viên hoặc đang làm việc tại các tổ chức khác nhau, tuy nhiên một phần trong số đó được hưởng thành quả từ công cuộc xây dựng đất nước, việc phát triển nhanh chóng về đô thị khiến lối sống đường như tự do và mở dẫn tới những hệ quả về môi trường như lãng phí tài nguyên, xả thải và chưa tích cực tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Việc thúc đẩy nhanh chóng đô thị hóa ở Việt Nam cũng góp phần làm giảm chất lượng sống cũng như lối sống của con người đặc biệt là tầng lớp thấp hoặc lực lượng như giới trẻ. Vậy làm thế nào để xóa nhòa đi các khoảng cách về lối sống với môi trường hiện nay là vấn đề mà nhóm nghiên cứu đi tìm hiểu từ đó xây dựng một lối sống xanh, lối sống thân thiện, cải thiện chất lượng môi trường, đồng thời đưa ra các hướng xây dựng, thực hành lối sống để đạt đến mức độ cao nhất của lối sống xanh. Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề “Xây dựng và nâng cao lối sống xanh hướng tới mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học năm 2022. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Được xem là một vấn đề nỏng bỏng mang ý nghĩa toàn cầu, vấn đề xây dựng lối sống xanh từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các chuyên gia môi trường và các nhà hoạt động xã hội. 1
  9. Trước hết, về các nghiên cứu khoa học trong nước, có các bài Báo cáo nghiên cứu khoa học cung cấp các giá trị tư liệu về lối sống, lối sống xanh hướng tới phát triển bền vững và mô hình lối sống xanh như: Trung tâm phát triển sáng kiến cộng đồng và môi trường (C&E) với bài viết Báo cáo nghiên cứu Lối sống sinh thái của sinh viên Việt Nam của sinh viên Việt Nam và Lào. Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm có bài viết Nghiên cứu triết học - xã hội về môi trường sinh thái ở Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nhóm sinh viên các trường Đại học, Khám phá bối cảnh nghiên cứu về các mục tiêu phát triển bền vững và việc đưa chúng vào các cơ sở giáo dục đại học và trung tâm nghiên cứu: Các xu hướng chính trong giai đoạn 2000–2017. Quyết định số 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ngày 10/05/2017. Quyết định số 04/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. - Một số tạp chí nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài như: Bài viết của tác giả Phạm Hồng Tung mang tên Một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận , đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn số 23, (2007), Tr, 271-278. Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Huyền (chủ nhiệm), Phan Thị Lệ Thủy, mang tên Thực trạng về “lối sống xanh” và “tiêu dùng bền vững” của Hộ gia đình Sư phạm trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đăng trên Khoa Địa lí - Địa chính, Trường Đại học Quy Nhơn, Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, Số 3, 2018, Tr. 135 – 146. - Các công trình nghiên cứu nước ngoài: Spaargaren, G., and B. VanVliet. 2000. ‘Lifestyle, Consumption and the Environment: The Ecological Modernisation of Domestic Consumption.’ Environmental Politics. 9 Pgs: 50-75. Winter, Mick (2007). Sustainable Living: For Home, Neighborhood and Community 2
  10. Các công trình trên đưa ra sáng kiến về lối sống xanh được xây dựng tại nhà và cộng đồng giúp đề tài có thêm thông tin về các mục tiêu cần đạt được khi xây dựng lối sống xanh. Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc Xây dựng và nâng cao lối sống xanh hướng tới mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam cho dân cư khu phố phường Hồng Hải phường Hồng Hải Hạ Long Quảng Ninh”. Vì vậy, hướng nghiên cứu của đề tài là độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học, luận văn, luận án đã được nghiệm thu, công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đi vào nghiên cứu các mô hình xây dựng lối sống xanh từ đó đưa ra các giá trị áp dụng vào thực tiễn xây dựng lối sống xanh cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và nâng cao cải thiện những giá trị đó từ đó là tiền đề hướng tới mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam góp phần cải thiện các nhân tố xã hội và môi trường. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích đặc điểm, sự cần thiết và những yêu cầu trong Phát triển bền vững ở Việt Nam và lối sống xanh. - Phân tích những kết quả, hạn chế trong xây dựng và thực hành lối sống xanh. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện nâng cao 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Xây dựng và nâng cao lối sống xanh hướng tới mục tiêu Phát triển bền vững đối với sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Cơ sở Xuân La, Hà Nội). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Sinh viên Đại học khóa 19, 20, 21 của các Khoa: Khoa học Chính trị, Khoa Pháp luật Hành chính, Khoa Hành chính học, Khoa quản lý xã hội từ tháng 10/2022 tới 05/2023. Có thể sử dụng dữ liệu ít nhất 5 năm về trước. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở của các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Phương pháp cụ thể: 3
  11. - Sử dụng các phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá để nghiên cứu về - Sử dụng các phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát, điều tra, phỏng vấn để nghiên cứu thực trạng - Sử dụng các phương pháp phân tích, điều tra, phỏng vấn, phương pháp chuyên gia để nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu đề xuất được các giải pháp khoa học thì kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào xây dựng và nâng cao mô hình lối sống xanh mang tính đặc thù cho sinh viên từ đó cải thiện hiệu quả của thực hành lối sống góp phần vào kiến tạo các giá trị hướng tới Phát triển bền vững ở Việt Nam. 7. Đóng góp của đề tài - Đề tài hệ thống hóa một số lý luận về lối sống xanh và Phát triển bền vững ở Việt Nam. - Đánh giá hiệu quả của lối sống xanh được nhóm đề xuất. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và hướng dẫn thực hành đúng đắn. 8. Cấu trúc đề tài dự kiến Chương 1: Lý luận chung về Lối sống xanh và Phát triển bền vững Chương 2: Thực hành lối sống xanh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương 3: Mội số giải pháp nhằm thúc đẩy xây dựng lối sống xanh của sinh viên Trường Đại học vụ Hà Nội 4
  12. CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỐI SỐNG XANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm Lối sống Theo từ điển Tiếng Việt [13], Lối sống: “Là hình thức diễn ra của hoạt động (sống) đã trở thành ổn định, mang đặc điểm riêng”. Theo từ điển Tiếng Anh [21], lối sống (lifestyle; life – style): “Là một cách làm việc gì đó (một phương pháp), đặc biệt trong đó là cách làm điển hình (mang đặc trưng riêng) của một người, một nhóm người, cộng động người, địa điểm hoặc mang tính thời kỳ (A way of doing something, especially one that is typical of a person, group of people, place or period). Lưu ý rằng, một số phiên dịch từ các ngôn ngữ khác nhau trong đó có Tiếng Việt đều có thể đưa ra kết quả giống nhau giữa 2 từ Lối sống và Phong cách sống và đều cho nghĩa giống nhau về mặt chữ viết song khác nhau ở nghĩa. Lối sống mang ý bao trùm và rộng hơn và phong cách sống chỉ chỉ một phần trong biểu hiện của con người thông qua tư duy của chính họ. [21; 33] Ngoài ra, còn có một số định nghĩa khác về lối sống như: - Lối sống là nghệ thuật khám phá những cách sống độc đáo. Là cách bạn thể hiện những quan điểm của bản thân về thế giới. Phong cách sống phản ánh tính chân thực của các giá trị của cá nhân, lifestyle chính là mối liên hệ hòa hợp giữa các yếu tố vô hình (tâm lý, tinh thần, sở thích, tính cách, sở trường…) với các yếu tố hữu hình (ngoại hình, hành vi vật lý, hành động…). [32] - Lối sống là cách cụ thể mà một người hoặc một nhóm sống cũng như các giá trị và ý tưởng được hỗ trợ bởi người hoặc nhóm đó (Someone’s way of living; the things that a person or particular group of people usually do; the particular way that a person group lives and the values and ideas supported by that person or group). [34] - Là sự tổng hợp của toàn bộ các yếu tố như động lực, nhu cầu, sở thích, mong muốn của từng người; từ đó hình thành nên một nét văn hóa cá nhân riêng biệt. [36] 5
  13. - Lối sống có thể bao gồm quan điểm về chính trị, tôn giáo, sức khỏe, giới tính, đạo đức, sự thân mật, triết học, thế giới quan, vũ trụ quan,... [29] - Lối sống là phương thức sống của con người trong một chế độ xã hội nhất định được biểu hiện trong các lĩnh vực của đời sống như lao động sản xuất, hoạt động chính trị, văn hoá nghệ thuật, tín ngưỡng, sức khoẻ tinh thần và giao tiếp hàng ngày. [32] Đối với nhóm nghiên cứu, nhóm đưa ra tổng quát về khái niệm lối sống: “Lối sống là tổng hòa các quan điểm từ ý thức của con người thông qua sự phản ánh từ thế giới khách quan vào tư duy của con người bao gồm: Phong cách (tâm lý, tinh thần, sở thích, tính cách, sở trường, …) với Vật chất (ngoại hình, vật chất, hoạt động vật lý, …) tập hợp vào thành một khuôn mẫu mà ở đó thể hiện thông qua hành động, hành vi, hoạt động sống và thực hiện hóa các nhu cầu sống một cách lặp đi lặp lại tạo lên nét đặc sắc riêng biệt nhờ vào nhận biết sự khác nhau giữa hành vi, ý kiến, quan điểm, phong cách sống của cá nhân, nhóm dân tộc, cộng đồng, xã hội và nền/bản sắc văn hóa”. Lối sống được sinh ra từ nhận thức của con người sau khi con người thu được chất và lượng từ thế giới hiện thực khách quan, từ đó hình thành nên đời sống, văn hóa, xã hội. Và chỉ thực sự hữu hình khi xã hội phân chia lao động và phân hóa giai cấp, tầng lớp, nó cũng xuất hiện trước đó tuy nhiên chỉ dưới một dạng duy nhất là lối sống Công xã nguyên thủy khi không có đầy về vật chất và tinh thần, con người buộc phải sống cùng nhau cùng một sinh hoạt cùng một loại văn hóa cho và khi đã có sự phân chia rõ ràng, lối sống dần định hình chia ra theo từng lớp người hình thành lối sống mang bản sắc định hình thành văn hóa. Ví dụ: Công xã nguyên thủy là một ví dụ về lối sống khi con người bắt đầu thu được lượng và chất từ thế giới. Khi thế giới có nhiều vật chất nhưng thu lượm còn nhiều hạn chế, lối sống dựa vào nhau là chủ yếu và không có bất kỳ lối sống nào khác được hình thành trong giai đoạn này cho tới khi phân hóa lao động sản xuất thì lối sống dựa vào nhau tan rã thay vào đó là lối sống tầng lớp và sự khác biệt giữa điển hình như thời kì chiếm hữu nô lệ hay phong kiến kèm theo đó các yếu tố về chính trị theo đó mà phân hóa. [1; 32] 6
  14. Thời kỳ phong kiến phương đông và phương tây là ví dụ chân thực nhất về lối sống khác được phân hóa giữa tầng lớp giàu có như vua chúa và tầng lớp nghèo như nông dân. Một ví dụ khác về xuất khẩu lối sống, mặc dù được hiểu như vậy nhưng một số chứng minh được khắc họa khá rõ ràng như Lối sống của người Bali [33] được miêu tả có nguồn từ Ấn Độ giáo và đậm chất Ấn Độ giáo khi thương nhân người Ấn đem theo niềm tin và giáo lý tới các quốc gia chưa hoặc có giáo lý yếu như Indonesia và đến ngày nay, người Bali với lối sống văn hóa đậm bản sắc Ấn Độ giáo đã trở thành một lối sống văn hóa và du lịch tâm linh rất nổi tiếng. Ở Việt Nam hiện tượng này cũng tương tự vào thời kỳ Pháp thuộc khi công giáo chưa thịnh hành vào thời nhà Nguyễn tuy nhiên sự truyền giáo từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cùng với sự phát triển thuộc địa thời kỳ Pháp thuộc dẫn tới ngày nay ở việt nam có ít nhất 7.21% dân số thuộc Công giáo [30]. Đời sống của họ mặc dù không có sự khác biệt lớn tuy nhiên lối sống và thực hành tôn giáo lại có sự pha trộn và nét riêng biệt giống như được miêu tả trong lối sống người Bali. [33] Đối với đương đại, lối sống hiện đại được mang nhiều giá trị trái mặt và thiếu lành mạnh khác thậm chí đối lập với các lối sống có phần truyền thống dân tộc như các nước Đông Nam Á do các hiện tượng xã hội Tây hóa hoặc trải nghiệm kém lành mạnh với các lối sống kiểu mới này. + Các tính chất của lối sống: - Lối sống mang tính biến thiên theo thời gian và thường cố hữu. Khi khả năng này đạt tới đỉnh nhu cầu thừa thãi (về mọi mặt) nó sẽ tự biến thiên gia tăng thành lối sống mới. Sự biến thiên lệ thuộc vào một số yếu tố nhất định của con người như độ tuổi, giới tính, khả năng lao động, công cụ lao động hôn nhân, thời đại, chính trị, kinh tế, tôn giáo, sức khỏe, đạo đức, … - Lối sống phản ánh hiện thực khách quan tác động lên hoạt động của con người. - Lối sống phản ánh một phần thể chế, chế độ xã hội mà ở đó phương thức sản xuất cho phối các hoạt động còn lại. [1] 7
  15. - Lối sống chỉ tồn tại song song với nhận thức của con người và biến đổi theo tư duy của mỗi người. - Lối sống mang tính kế thừa. - Lối sống mang giá trị và hệ thống đánh giá đạo đức của con người. [1] - Lối sống mang tính nghệ thuật bản thân. Nghệ thuật này đến từ ý thức của mỗi người biến thành một loại nghệ thuật mà ở đó chính bản thân mỗi người phải tự tạo ra các giá trị từ chính hoạt động thực hiện hóa trìu tượng của bộ não tự điều chỉnh tự thêm bớt các điểm trong hoạt động sống để từ đó hoàn thiện bản thân là một bức tranh hoàn chỉnh xuyên suốt cuộc đời, ngoài ra còn xây dựng lối sống phù hợp biết biến thiên sao cho phù hợp và thay đổi khi cần thiết. - Lối sống làm một phần rất nhỏ của văn hóa, kiến tạo lên văn hóa và không độc lập trong quá trình hình thành văn hóa. Lối sống tạo ra văn hóa ngược lại, văn hóa tác động trở lại lối sống hình thành quá trình biện chứng. [35] 1.1.2. Khái niệm Lối sống xanh Lối sống xanh chứa đựng một lượng lớn nội dung từ những định nghĩa và quy tắc trong lối sống. Lối sống xanh xuất hiện muộn hơn nhiều trong lịch sử so với các lối sống khác, đôi khi không được nếu một cách cụ thể hay chi tiết rõ ràng. Tuy nhiên lối sống theo kiểu này được nhận biết bởi: “Sự tăng lên của các hoạt động bất lợi trong kinh tế và lao động làm ảnh hưởng tới người hoặc nhóm người theo khoảng thời gian nhất định, dẫn tới sự suy giảm trao đổi thương mại hoặc thất bại của các phong trào chống lại hoạt động bất lợi nêu trên dẫn tới sự di cư hoặc tự cô lập về khả năng tự cung tự cấp nhằm bù đắp lại hoạt động bất lợi từ đó cải thiện các hoạt động sống và sức khỏe mọi mặt. Một trong số phong trào này có thể sử dụng lịch sử ra đời của Phát triển bền vững. [16; 20] một số cột mốc như: Phong trào Hành động trở về với đất năm 1960. Thời điểm Lối sống xanh được xác định khi Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất năm 1992 được tổ chức đưa ra nội dung và thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, tính toán tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất và đảm bảo phát triển đồng đều, tích cực, liên tục, của kinh tế, xã hội tránh các sụp đổ không đáng có. Từ đây 8
  16. rất nhiều lối sống và loại hình lối sống được đưa ra nhằm thực hiện các nội dung của Hội nghị này. Một trong số đó nội dung cốt lõi mà Liên Hợp Quốc đưa ra là: “Đáp ứng các nhu cầu sinh thái, xã hội và kinh tế hiện tại mà không ảnh hưởng đến các yếu tố này cho các thế hệ tương lai.” và đây được coi là khái niệm đầu tiên cho lối sống xanh. Mặc dù có thể hiểu như Phát triển bền vững nhưng nhiều hình thức hiểu lối sống xanh được biến thiên thông qua những hoạt động mà con người thực hiện trong suốt 30 năm qua đã tạo một nghĩa hiểu dần thay thế biến lối sống xanh thành một nghĩa mang giá trị cốt lõi để gọi nó. Một số quan điểm được tổng quát như: - (Lối) Sống bền vững được miêu tả là lối sống cố gắng giảm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Trái đất bởi một cá nhân hoặc xã hội. [27] - Sống xanh là lối sống lành mạnh, sống bền vững, giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Lối sống này hướng đến đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm suy kiệt tài nguyên cho các thế hệ tiếp theo. - Lối sống là lối sống nỗ lực tạo ra sự cân bằng trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống, nền văn minh nhân loại và đa dạng sinh học của Trái đất. Từ các quan điểm trên, nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm về Lối sống xanh như sau: “Lối sống xanh hay lối sống bền vững là lối sống duy trì lâu dài sự hài hòa trong mối quan hệ giữa nhu cầu của con người được đáp ứng mà không gây tổn hại tới sự vận động tiến lên của môi trường, sinh thái, kinh tế, xã hội trong hiện tại và tương lai, từ đó, con người là chủ thể tồn tại song song phát triển tính cộng sinh liên tục”. 1.1.3. Khái niệm Phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm mới trong những năm gần đây và cả trong thế kỷ này, tuy nhiên sự phát triển vượt bậc về lĩnh vực môi trường đã vươn lên thành mục tiêu theo đuổi của các quốc gia trên thế giới. Phát triển bền vững vừa là kế hoạch, vừa là phương pháp, để đưa con người tiến gần hơn và đạt được sự hài hòa giữa con người và môi trường thiên nhiên, công bằng trong xac hội, mọi người cùng bình đẳng và phát triển hợp lý. 9
  17. Phát triển bền vững còn là một tiến trình lịch sử về kinh tế khi con người đạt đến một trình độ nhất định về khả năng cải tạo lượng lớn thiên nhiên có lợi cho mình và phản ánh của môi trường lại con người hình thành một nhận thức đặc biệt trong mối quan hệ của con người với thế giới quan, vị trí, vai trò đôi khi có thể nói là tiến trình nhận thức của con người với môi trường. Phát triển bền vững có một lịch sử ngắn và hình thành nhanh chóng trong khoảng thời gian những năm 90 và có một sức bật mạnh mẽ trong 20 năm đầu tiên của thế kỷ 21 và đặc biệt trong 3 năm đại dịch Covid. Phát triển bền vững ra đời nhờ vào một loạt các quan tâm và tiến trình bảo vệ môi trường cho đến sự thống nhất chung về bảo vệ môi trường tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển vào tháng 06 năm 1992. Hội nghị lần đầu tiên đánh dấu sự có mặt của các đại diện chính phủ của 178 quốc gia và hơn 1400 các tổ chức phi chính phủ nhằm đạt được các khung quy ước về bảo vệ môi trường. Chương trình Nghị sự 21 là chương trình kế hoạch hành động chi tiết cho phát triển bền vững trên toàn cầu trong thế kỷ 21 với nội dung tổng quan các hoạt động các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường với quan điểm: “Là bước ngoặt của nhân loại, chúng ta không thể tiếp tục với các chính sách chia rẽ kinh tế giữa các nước, làm tăng sự nghèo khổ, đói kém, bệnh tật, mù chữ và là nguyên nhân tiếp tục gây xuống câp các hệ sinh thái mà sự sống trên trái đất phụ thuộc vào. chúng ta có thể thay đổi xu hướng này. Phải hành động để cải thiện các tiêu chuẩn sống cho mọi người. Chúng ta phải quản lý và bảo vệ tốt hơn các hệ sinh thái và mang lại một tương lai phồn thịnh cho tất cả nhân loại. Không một quốc gia nào có thể đạt được điều đó khi chỉ dựa vào chính mình. Chúng ta có thể cùng nhau xây dựng sự hợp tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững”. Ngoài ra, chương trình nghị sự 21 còn là chỉ hướng cho chính sách tại các quốc gia trên cơ sở nhận thức đúng đắn về con người, công nghệ là cơ sở để đạt được điều này. Chương trình nghị sự 21 còn là sự lựa chọn cơ bản nhất để các quốc gia chống lại sự ô nhiễm thoái hóa của tài nguyên tự nhiên, sinh thái, vấn đề xã hội, tiêu thu, công bằng xã hội, ... và tất cả con người trong đó đều là chủ thể hành động hướng tới mục tiêu của Chương trình nghị sự 21. 10
  18. Theo các văn bản chính thức của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững thì: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng (các) nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu nhiều loại định nghĩa và nhiều hướng tiếp cận với đề tài nghiên cứu một số điểm mới trong phát triển bền vững được nhóm nhận thấy một số điểm mới như sau: - Phát triển bền vững không chỉ đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau mà còn đảm bảo và đáp ứng các nhu cầu phát triển của sinh vật, tài nguyên tự nhiên (như: tài nguyên rừng, đất đai, không khí, nước, … ) - Phát triển phải quan tâm tới các hoạt động ngoài môi trường như xã hội, công bằng xã hội, mọi người được hưởng với nhu cầu của họ, phát triển xã hội, đưa xã hội tiến lên sự vận động từ nhỏ tới lớn các lĩnh vực xã hội như giáo dục, ý tế, bình đẳng, ... - Phát triển nhanh, mạnh, từng bước nhưng không chấp nhận đánh đổi tất cả vi bền vững. *Các nguyên tắc chính của phát triển bền vững: - Con người là trung tâm của phát triển bền vững. - Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm trong giai đoạn trước mắt. Từng bước thực hiện nguyên tắc “mọi mặt kinh tế, xã hội, và môi trường đều cùng có lợi”. - Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường. - Trong quá trình phát triển phải đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. - Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước. - Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành và địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân. 11
  19. - Gắn chặt chẽ việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Ở Việt Nam, chúng ta đã nhận thấy rõ tầm quan trong của Phát triển bền vững ngay từ những thời gian đầu phát triển nội dung và chương trình hành động này, Việt Nam đã chủ trương hợp tác ký kết các chương trình được cam kết, mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc thực hiện phát triển bền vững, các vấn đề toàn cầu ngày nay và ưu tiên hoạt động thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết tại hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường năm 1992. Chương trình Nghị sự 21 là chương trình tổng quát về phát triển bền vững đc đưa ra và các quốc gia cam kết các nội dung đạt được trong mục tiêu và quan điểm. Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”. Quan điểm: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; “phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Ngoài ra nhắm tới sự cam kết mạng mẽ của Việt nam trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam năm 2004, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và gần đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Việt Nam đã quốc gia hóa Chương trình Nghị sự 2030 của toàn cầu thành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục 12
  20. tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện và ưu tiên phát triển của quốc gia được tối giản hóa gồm: (1) Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; (2) Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững; (3) Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi; (4) Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; (5) Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái; (6) Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người; (7) Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người; (8) Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; (9) Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới; (10) Giảm bất bình đẳng trong xã hội; (11) Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn, phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng; (12) Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững; (13) Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai; (14) Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững; (15) Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất; 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2