TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM<br />
KHOA CNSH - CNTP<br />
<br />
BÁO CÁO KẾT QUẢ<br />
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
MÃ SỐ: T2013-09UT<br />
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN<br />
XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM MỨT NHUYỄN QUẢ<br />
<br />
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: NGUYỄN ĐỨC TUÂN<br />
<br />
THÁI NGUYÊN – 2014<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM<br />
KHOA CNSH - CNTP<br />
<br />
BÁO CÁO KẾT QUẢ<br />
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG<br />
MÃ SỐ: T2013-09UT<br />
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN<br />
XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM MỨT NHUYỄN QUẢ<br />
Chủ trì đề tài: Nguyễn Đức Tuân<br />
Những người tham gia:<br />
1. Phạm Thị Vinh<br />
2. Đinh Thị Kim Hoa<br />
3. Vũ Thị Hạnh<br />
4. Trần Thị Lý<br />
5. Vũ Thị Thắm<br />
6. Nguyễn Thị Oanh<br />
7. Phạm Thị Oanh<br />
8. Hà Thị Hiền<br />
Thời gian thực hiện: 01/2013-02/2014<br />
Địa điểm nghiên cứu: Khoa CNSH-CNTP,<br />
Trường ĐHNLThái Nguyên<br />
<br />
THÁI NGUYÊN – 2014<br />
<br />
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ<br />
– Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất một số sản<br />
phẩm mứt nhuyễn quả<br />
– Mã số: T2013-09UT<br />
– Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Đức Tuân<br />
Tel.: 0983.781.381<br />
E-mail: tuanbqa@yahoo.com<br />
– Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên<br />
– Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:<br />
Phòng thí nghiệm Công nghệ Thực phẩm, Khoa CNSH-CNTP, Trường<br />
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên<br />
– Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2013 – 02/2014<br />
1. Mục tiêu:<br />
- Xây dựng được quy trình sản phẩm mứt nhuyễn (cam, xoài, dứa, ổi) có<br />
giá trị dinh dưỡng cao, thuận tiện, an toàn trong sử dụng và góp phần đa dạng<br />
hoá sản phẩm mứt nhuyễn trên thị trường.<br />
- Bước đầu giới thiệu sản phẩm mứt nhuyễn quả mang thương hiệu của<br />
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ra thị trường.<br />
2. Nội dung chính:<br />
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm<br />
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ (hàm lượng đường<br />
bổ sung, tỷ lệ acid citric, tỷ lệ agar-agar bổ sung...) đến chất lượng sản phẩm.<br />
- Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm mứt nhuyễn cam, mứt nhuyễn<br />
xoài, mứt nhuyễn dứa và mứt nhuyễn ổi.<br />
- Đánh giá chất lượng cảm quan sản phẩm mứt nhuyễn trong quá trình bảo<br />
quản.<br />
- Lựa chọn kiểu dáng bao bì và thiết kế nhãn mác cho sản phẩm.<br />
3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội)<br />
- Sản phẩm đào tạo: 01 khóa luận tốt nghiệp đại học<br />
- Sản phẩm khoa học:<br />
+ 01 báo cáo cùng hình ảnh minh họa đủ dung lượng khoa học.<br />
+ 01 bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học cấp Quốc gia<br />
+ 02 sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học<br />
- Sản phẩm ứng dụng:<br />
+ 04 quy trình sản xuất sản phẩm mứt nhuyễn (cam, xoài, dứa, ổi)<br />
với đầy đủ các thông số công nghệ.<br />
+ 05 lọ mứt nhuyễn/loại sản phẩm, tổng 4 sản phẩm là 20 lọ có đầy<br />
đủ nhãn mác.<br />
<br />
SUMMARY<br />
- Research Project Title: Research on formulation of the production<br />
process some fruit jam products<br />
– Code number: T2013-09UT<br />
– Coordinator: MSc. Nguyen Duc Tuan<br />
Tel.: 0983.781.381<br />
E-mail: tuanbqa@yahoo.com<br />
– Implementing Institution:<br />
Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry<br />
– Cooperating Institution(s): Laboratory of Food Technology, Faculty of<br />
Biotechnology and Food Technology, Thai Nguyen University of<br />
Agriculture and Forestry<br />
– Duration: from January, 2012 to February, 2013<br />
1. Objectives:<br />
- To establish the process of jam productions of fruits (orange, mango,<br />
pine apple and guava) which have high nutritional value, convenience and safety<br />
in use and contribute to diversification of fruit jam products on the market.<br />
- Initially introduced the fruit jam products which belong to the TUAF’s<br />
brand to the market.<br />
2. Main contents:<br />
- To study the influence of raw material to product quality.<br />
- To study the effect of process parameters (additional sugar, citric acid<br />
ratio, the agar - agar supplement...) on the quality of the products.<br />
- Formulation of processing some fruit jam products of orange, mango,<br />
pine apple and guava.<br />
- Assessment of sensory quality jam products during storage time.<br />
- Selection of packaging and labeling design for fruit jam products.<br />
3. Results obtained:<br />
- Training product: 01 bachelor’s thesis<br />
- Scientific products:<br />
+ 01 research report<br />
+ 01 paper published in the Journal of the National Science<br />
+ 02 students who participated in a scientific research<br />
- Applied product:<br />
+ 04 manufacturing processes of fruit jam products (orange, mango,<br />
pineapple and guava) with full ranges of technological parameters.<br />
+ 05 jars of fruit jam/ kind of product, total 4 products are 20 full<br />
jars with label.<br />
<br />
PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br />
1.1. Đặt vấn đề<br />
Rau quả là thực phẩm không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày<br />
của con người. Chúng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình sinh<br />
trưởng của cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng chống một số bệnh như<br />
tim mạch, huyết áp, đột quỵ… [2], [5]. Ngoài ra, rau quả còn còn mang lại nguồn<br />
thu nhập không nhỏ cho người sản xuất, góp phần tăng giá trị nền kinh tế quốc dân<br />
[6].<br />
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thực vật nói chung,<br />
rau quả nói riêng ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Các loại quả như cam, xoài,<br />
dứa và ổi được trồng rộng rãi khắp cả nước. Đây là những loại quả có giá trị dinh<br />
dưỡng cao, được nhiều người ưa thích và được xem là loại quả quý. Trong cam,<br />
xoài, dứa và ổi chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp cơ thể tăng cường<br />
sức đề kháng. Ngoài ra, với hàm lượng đường và các acid hữu cơ tổng số cao nên<br />
cam và xoài được sử dụng rộng rãi trong cả nước [3]. Ở nước ta, các loại quả trên<br />
được trồng tập trung thành những vùng chuyên canh như Cam sành Hà Yên (Tuyên<br />
Quang), Cam Bắc Quang (Hà Giang), Xoài Cam Ranh (Khánh Hoà), Xoài Cát Hoà<br />
Lộc (Cái Bè, Tiền Giang); Dứa Tam Điệp (Ninh Bình), Ổi Bo (Thái Bình)… Tuy<br />
nhiên, quả cam tươi rất dễ bị tổn thất trong quá trình vận chuyển và bảo quản do các<br />
hoạt động sinh lý, sinh hóa và vi sinh vật... Thông thường, tỷ lệ tổn thất sau thu<br />
hoạch của quả cam tương đối lớn, chiếm trên 20% [4], [10]. Trước tình hình đó,<br />
việc ứng dụng các kỹ thuật chế biến sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất về chất<br />
lượng, tận dụng nguồn nguyên liệu dư thừa là việc làm rất cần thiết.<br />
Mứt nhuyễn quả là sản phẩm chế biến từ quả tươi hoặc bán chế phẩm (puree<br />
quả, nước quả, quả sunfit hoá...) nấu với đường đến độ khô 65-70%, có bổ sung<br />
pectin hay agar-agar để tạo gel đông. Sản phẩm mứt nổi bật ở vị ngọt và hương<br />
thơm đặc trưng của quả [3], [13]. Chế biến mứt nhuyễn cũng là một trong những<br />
biện pháp quan trọng để bảo quản quả tươi. Sản phẩm khác hoàn toàn so với nguyên<br />
liệu ban đầu về cách sử dụng [25]. Trên thế giới, mứt nhuyễn quả đã được ứng dụng<br />
trong sản xuất và thương mại với các nguyên liệu như dâu tây, anh đào, việt quất,<br />
dứa, đu đủ… Nhưng các sản phẩm về mứt nhuyễn cam, xoài, dứa và ổi mới chỉ<br />
dừng lại ở việc chế biến thủ công, phục vụ nhu cầu của gia đình, chưa có nghiên<br />
cứu cụ thể nào về sản xuất mứt nhuyễn này theo hướng ứng dụng ở quy mô sản<br />
xuất.<br />
<br />
1<br />
<br />