Đề tài nghiên cứu: Tính đa dạng trong sinh hoạt kinh tế và văn hóa của các tộc người trong nhóm ngữ hệ Nam Á
lượt xem 8
download
Đề tài Tính đa dạng trong sinh hoạt kinh tế và văn hóa của các tộc người trong nhóm ngữ hệ Nam Á trình bày: Văn hóa các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường; văn hóa các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer; văn hóa cấc tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ H’mông - Dao; văn hóa các tộc người thuộc nhóm hỗn hợp,... Mời các bạn cùng tham khảoi
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu: Tính đa dạng trong sinh hoạt kinh tế và văn hóa của các tộc người trong nhóm ngữ hệ Nam Á
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU
- Các tộc người thiểu số cư trú ở Việt Nam dù cư trú hàng ngàn năm hay mới vài ba trăm năm, dù đông hay ít người mỗi tộc người đều gắn bó số phận mình với lịch sử dân tộc trong nước. Các tộc người đều cùng nhau tham gia và bảo vệ Tổ quốc chung. Đặc biệt những thử cách sống còn của giặt ngoại xâm, thiên tai khắc nghiệt liên tiếp xảy ra làm cho các tộc người xích lại gần nhau hơn. Họ đã phải dựa vào nhau để chống chọi, để tồn tại và phát triển. Trải qua quá trình đó, các tộc người đã chung đúc nên truyền thống đoàn kết bền vững, hình thành nên một đại gia đình Việt Nam của các tộc người anh em. Trong bức tranh đa dạng và phong phú ấy, văn hoá các tộc người Việt Nam là những mảng màu đặc sắc và quý hiếm. Góp phần vào kho tàng văn hoá phong phú và đa dạng của văn hoá Việt Nam phải kể đến nhóm các tộc người thuộc Ngữ hệ Nam Á. Ngữ hệ Nam Á ở Việt Nam gồm 32 tộc người và cũng là 32 ngôn ngữ khác nhau. Chính vì như vậy nên về sinh hoạt kinh tế và văn hoá của các tộc người cũng rất khác nhau và mang tính đa dạng phong phú. Dải đất hình chữ S còn vô vàn những điều thú vị cần khám phá và tìm hiểu. Các tộc người thiểu số phân bố từ Bắc chí Nam, mỗi tộc người có nét sinh hoạt kinh tế cực kì khác biệt, họ sống bên cạnh hay xen kẽ với những tộc người chủ thể; mặc dù vậy họ vẫn giữ được nét riêng của tộc người họ. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách ăn, mặc, ở…hay nói tóm gọn là là tất cả những gì thuộc về thường ngày của họ và văn hoá của họ, chắc chắn sẽ có nhiều thứ mình chưa biết và rất thú vị.
- CHƯƠNG 1 VĂN HÓA CÁC TỘC NGƯỜI THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ VIỆTMƯỜNG NGƯỜI CHỨT I. Nguồn gốc lịch sử và địa bàn cư trú 1. Nguồn gốc lịch sử Quê hương xưa của người Chứt thuộc địa bàn cư trú của người Việt ở hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 2. Địa bàn cư trú Quê hương của người Chứt vẫn ở Bố Trạch, Quảng Trạch. Sau này họ di tán phần lớn lên vùng núi Minh Hóa, Bố Trạch. II. Sinh hoạt kinh tế Tộc người Chứt vốn là một cư dân nông nghiệp, nhưng do bị phân tán thành những nhóm nhỏ, sống trong điều kiện địa lý gần như tách biệt nhau, nên sinh hoạt kinh tế của các nhóm người Chứt có khác nhau. 1. Người Chứt ở các thung lũng Nhóm người Chứt này chủ yếu làm ruộng nước, bên cạnh đó còn làm ruộng vãi, rẫy, săn bắn, đánh cá, hái lượm, chăn nuôi. Số người Chứt này sống ở các thung lũng tương đối bằng phẳng , nơi có khả năng phát triển kinh tế ruộng nước, ruộng vãi, với những thửa ruộng bậc thang nằm trong hệ thống đất dốc tụ, hoặc đất bãi bồi cổ. Vì thế, họ có điều kiện phát triển một nền kinh tế đa dạng nhiều mặt. Đó là lý do căn bản dẫn đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhóm người này tương đối ổn định và theo chiều hướng phát triển. 4
- 2. Người Chứt ở các vùng cao Bộ phận người Chứt ở Hóa Sơn, Thượng Hóa, Dân Hóa gần sát biên giới ViệtLào làm rẫy, làm ruộng vãi , săn bắn, đánh cá, hái lượm, chăn nuôi. Người Chứt thường phát triển kinh tế nương rẫy, kết hợp với kinh tế ruộng vãi, chăn nuôi, nên đời sống của họ tương đối ổn định. Những năm khí hậu thuận hòa nguồn sản xuất lương thực lúa, ngô của họ đảm bảo 8 đến 9 tháng, những năm khí hậu khắc nghiệt, thì nguồn lương thực chỉ đủ ăn 6 đến 9 tháng. Thời gian còn lại đồng bào thường ăn sắn, khoai và các loại sản vật khác của kinh tế tước đoạt trong những khu rừng nhiệt đới. Người Chứt ở vùng cao nhưng họ thường định cư ở nhưng nơi thung lũng hẹp, đất tương đối bằng phẳng để làm ruộng khô, chăn nuôi và nương rẫy còn nhóm Mày, Arem, Rục, Mã Liềng sống ở vùng cao, trên các sườn dốc không có điều kiện làm ruộng khô, nên thường du canh, du cư với nền kinh tế nương rẫy quá lạc hậu, chăn nuôi cũng không phát triển, và vì thế đời sống của họ cho đến nay còn rất đói nghèo, lạc hậu. Như vậy , cơ cấu kinh tế của các nhóm người Chứt bao gồm những hình thái ruộng nước, nương rẫy, chăn nuôi và các nghề phụ gia đình, kinh tế khai thác ( săn bắn, đánh cá, hái lượm). III. Văn hóa vật chất 1. Trạng thái cư trú Làng bản: sống du canh du cư trong rừng núi. Họ phải đương đầu với mãnh thú để giành giật từng hang động rèm đá. Nhưng do đặc điểm kinh tế du canh, du cư, hang động không đảm bảo cho sự di chuyển thường xuyên của họ, nên những túp lều tạm bợ, lợp bằng lá cây rừng lại mọc lên phổ biến. Về sau do sự phát triển của sức sản xuất, họ có thể định canh, định 5
- cư trong một thời gian nhất định, nên mái nhà tương đối bền vững được mọc bên những triền núi cao, đầu nguồn nước. Còn bản người Chứt thường ở những vùng thung lũng thấp, tương đối bằng phẳng, nơi có điều kiện phát triển ruộng nước, ruộng vãi và nương rẫy. Thường khi vùng đất xung quanh bản, nguồn lợi của tự nhiên cạn kiệt, như cây nhúc, cây nghèn đã hết, thú vật, chim muông nghèo nàn, đất đai khô cằn… hoặc trong bản có người chết bất đắc kỳ tử, có dịch bệnh triền miên… là đồng bào lại dời bản đi nơi khác. Nhà cửa: Nhà cửa của người Chứt mang dáng dấp của một tộc người sinh sống trong hoàn cảnh địa lý quá khắc nghiệt. các bước tiến hành làm nhà của họ rất đơn giản. Lúc đầu gia đình tự chuẩn bị và tập trung những nguyên vật liệu như gỗ tre, nứa, tranh, mây, dây buộc… đem đến mảnh đất đã chọn. Sau đó chủ nhà chọn ngày tốt để tiến hành làm nhà. Những ngày tốt là những ngày chẵn trong tháng. Riêng tháng bảy là người Chứt không làm nhà, vì cho tháng bảy là tháng xấu. Sau khi định ngày chủ nhà báo cho dân bản biết để mọi người cùng tham gia. Ở người Chứt có hai loại nhà: nhà sàn và nhà đất. Mỗi loại nhà gắn liền với từng nhóm người nhất định: 2. Y phục và trang sức Trang phục của người Chứt còn rất thô sơ. Trước đây , trong hoàn cảnh sống quá khắc nghiệt, đa số các nhóm người Chứt đều để tóc dài, búi tóc sau gáy. Ở họ trang sức hầu như không có, còn trang phục hết sức nghèo nàn, đơn giản. Đàn ông, đàn bà đều lấy vỏ cây làm áo khố. Cây thường chọn để lấy vỏ làm áo, váy là những sui, rang, si, dò… 6
- Trong thời gian gần đây, với sự vận động định canh định cư, người Chứt chịu sự tác động mạnh mẽ về y phục của người Nguồn và y phục của nhóm Khùa thuộc tộc người Vân Kiều. Nhóm người Sách chịu ảnh hưởng y phục của người Việt. Phụ nữ mang loại váy kín màu đen không có hoa văn, có dây rút ở đầu váy, giống như váy của người Việt. Về trang sức, ở nhóm người Sách người phụ nữ thường đeo loại hoa tai bằng bạc hay đồng và chuỗi hạt cườm mua được ở người Việt hay người Lào, ít thấy trường hợp phụ nữ đeo vòng. Người đàn bà Rục, Arem, Mã Liềng trước đây thường đeo những vòng vỏ ốc núi ở cổ như chuỗi hạt cườm của người Việt. Đồng bào quan niệm người phụ nữ đeo vòng ốc vào sẽ gặp may mắn trong công việc hái lượm. Và đàn ông thường đeo những vuốt hổ, răng nanh lợn rừng. Đồng bào quan niệm những vật đó là “ bùa hộ mệnh”, giúp cho họ tránh được thú dữ, gặp may mắn trong săn bắn. 3. Các hình thức ăn, uống, hút Người Chứt nấu cơm, ngô, sắn bằng phương pháp “ làm pồi”. Cho hạt ngô vào nước ngâm 34 tiếng, sau đó vớt hạt ngô ra khỏi nước, để ráo cho vào nồi giã thành bột. Sắn tươi gọt vỏ, rửa sạch, chặt thành nhiều miếng nhỏ, cho vào cối giã nhỏ. Lúa cho vào cối giã nhỏ cả gạo và vỏ trấu bên ngoài. Sau khi đã đâm nhỏ lúa, ngô, sắn, đồng bào bắt đầu nấu pồi. Người Chứt thường uống nước chè xanh ( pha thêm ít muối ), nước lã, hoặc nước lá ngái, lá cây rừng và uống rượu. Người Chứt rất thích hút thuốc và nghiện thuốc. Người Chứt tự trồng lấy cây thuốc ở trong các nương rẫy. Thuốc được quấn theo kiểu loa kèn, 7
- một đầu to, một đầu nhỏ. Thường trẻ em từ 6 đến 7 tuổi đã bắt đầu hút và hút hầu như liên tục cả ngày. 4. Các công cụ sinh hoạt gia đình Những công cụ dùng trong săn bắn và hái lượm như nỏ, giáo, gùi nhỏ, giỏ… Những công cụ liên quan đến kinh tế sản xuất: Tiếp nhận các dụng cụ sản xuất do Nhà nước cung cấp và trao đổi với người Nguồn. Đó là những chiếc rìu, rựa, liềm, cuốc, lưỡi cày… phục vụ cho sản xuất nương rẫy và ruộng nước. Chỉ có chiếc gậy chọc lỗ là dụng cụ duy nhất liên quan đến kinh tế sản xuất do đồng bào tự làm lấy. Những dụng cụ sinh hoạt hằng ngày trong gia đình như cối, chày, ống nấu pồi, thúng, mủng, mẹt. Những giá trị văn hóa vật chất của người Chứt hết sức nghèo nàn về chủng loại và ít ỏi về số lượng. Nó đang bị mai một dần cùng thời gian. Điều đó phản ánh một đời sống vật chất hết sức thấp kém của tộc người này. IV. Văn hóa tinh thần 1.Tôn giáo tín ngưỡng 1.1 Cõi sống và cõi chết trong quan niệm cổ truyền của người Chứt Hầu như xung quanh họ, từ núi rừng,, sông suối, trời đất đến nhà cửa… đâu đâu cũng có những lực lượng “cu muých” ( thần ma) trú ngụ: các loại “ thần ma” cai quản núi rừng, ðất ðai mà con ngýời ðang ở. Những “ 8
- thần ma” thýờng “ ðòi ăn”, nên làm bất cứ việc gì, đồng bào cũng cúng bái, dâng lễ vật. Trong các loại ma, ma trời , ma nhà, ma rú, ma suối thì ma trời được coi là quan trọng nhất, cai quản toàn bộ các loại ma khác. Nhưng thực tế ma ảnh hưởng đến đồng bào nhất là ma nhà. Chính những lực lượng siêu nhiên đó là nguyên nhân của mọi may mắn, thành đạt trong lao động sản xuất, trong cuộc sống hằng ngày, và cũng là nguyên nhân của mọi rủi ro, tai họa như mất mùa, đói kém, ốm đau, …Muốn tăng thêm may mắn, hạn chế rủi ro, theo đồng bào không có cách nào khác là phải cũng tế thường xuyên. Như vậy, thế giới quan của người Chứt bắt nguồn từ quan ni ệm v ạn vật hữu linh. Theo đồng bào không gian vũ trụ chia làm ba phần. + Tầng trên “Plời” là thế giới cao xa của vũ trụ. + Tầng giữa là thế giới mặt đất, nơi con người và vạn vật sinh sống. + Tầng dưới là thế giới dành riêng cho những người xấu. Cõi sống và cõi chết theo quan niệm cổ truyền của người Chứt biểu hiện một sự nhận thức sai lệch thế giới tự nhiên và con người. Coi mọi vật đều có linh hồn. Từ nhận thức sai lệch đó dẫn đến những hoạt động tôn giáo tín ngưỡng như cũng tế, dâng lễ vật, ma thuật… rất phức tạp. Điều đó, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công việc xây dựng xã hội mới ở người Chứt. 1.2 Các nghi thức thờ cúng 9
- Những hình thức thờ cúng có liên quan đến nghề săn bắn, đến chu kỳ lao động nương rẫy và trồng lúa nước như sau: + Những hình thức thờ cúng liên quan đến nghề săn bắn Hàng năm cứ đến tháng 9 Pự Cavel chọn ngày tốt rồi cử những người tài giỏi đi săn thú rừng. Thú rừng săn được người ta vứt bỏ phần ruột, còn để nguyên cả con quay chín trên bép lửa. Mọi thành viên trong cavel cùng mang theo lễ vật như bột nhúng, củ mài, củ sắn, gạo nếp, rượu… đến một địa điểm đã định sẵn, trên mỗi bãi đất bằng gần cavel. Lễ cúng thường tổ chức vào buổi sáng khi Chôblú và Pự Cavel cúng xong, người ta cắt đầu, tai, đuôi, bốn chân đưa vào rừng, chỗ những người đàn ông đã bắt được thú để cúng thần săn, mong thần phù hộ cho công việc được may mắn. + Những nghi thức liên quan đến chu kỳ lao động nương rẫy. Lễ Kloống: là lễ tìm đất để làm nương rẫy. Lễ lấp lỗ: là lễ cúng được tiến hành sau công việc chọc lỗ tra hạt đã hoàn tất. Lễ cơm mới: là lễ cầu xin thần lúa và các vị thần linh khác cho phép thu hoạch mùa màng. 1.3 Các nghi lễ, tín ngưỡng liên quan đến chu kỳ một đời người Sinh đẻ: Người đàn bà sau khi sinh xong có thể tự mình chăm nom lấy đứa trẻ và tự chuẩn bị những đồ ăn, thức uống. Người Chứt quan niệm rằng, nếu người đàn bà sinh đẻ tại nhà hay làng bản , thì sẽ gây nhiều tai họa cho những người thân và dân làng. Vì người đàn bà khi sinh mang nhiều vía xấu, khi đứa trẻ mới ra đời, nó được tắm rửa sạch sẽ để làm sạch vía, đuổi vía xấu ra khỏi thân thể của nó. Sau 30 ngày hai vợ chồng nấu nước lá thơm đổ lên hòn đá xông rồi mới được về nhà. Khi về đến nhà người 10
- chồng chuẩn bị những lễ vật như rượu, thịt, cơm để cúng báo cho ông bà, tổ tiên, thần linh biết về đứa trẻ, một thành viên mới trong nhà của mình. Cưới hỏi: Trai gái được tư do tìm hiểu yêu đương. Khi đôi trai gái đã tìm hiểu nhau đến độ chín muồi thì báo với gia đình để chuẩn bị làm lễ cưới. Công việc đầu tiên là chọn ngày tốt. Nhà trai mang sang nhà gái những lễ vật như nồi, rìu, rựa, gạo và đặc biệt có một con lợn để cúng mời thần linh về chứng kiến tình yêu của họ. Làm nhà: Chủ nhà chọn ngày lành tháng tốt rồi tự mình dựng cột cái lên trước, sau đó mới nhờ bà con giúp đỡ và chỉ có chủ nhà mới được phép ngồi phía trên cột coloốc để lợp, khi nhà đã hoàn tất, chủ nhà tự tay nhen lên một bếp lửa, bếp lửa đó phải được cháy liên tục ba ngày ba đêm. Sau đó chủ nhà tự mình hoặc mời thầy rang, thầy xây ( thầy cúng ) tổ chức lễ cúng để xin phép ông, bà thần linh phù hộ cho gia đình được may mắn trong cuộc sống. Tang ma: Ở đa số nhóm người Chứt, khi ba mẹ, ông bà chết, con cháu báo cho bà con dân bản biết. Người chết được bó chiếu để dọc giữa nhà trước cửa buồng chủ, đầu quay về hướng cuối nhà. Người chết được để ở nhà ba ngày. Trong thời gian đó con cháu làm lợn, gà cúng mời người đã chết và các thần linh, tổ tiên về dự lễ. 1.4 Các hình thức ma thuật Ma thuật chữa bệnh: Khi đau ốm họ mời thầy cũng đến bói tìm nguyên nhân gây bệnh và sau đó tiến hành lễ dắc si. Thầy cúng đầu đội vòng hoa rừng, tay cầm hai ống nước kéo đi kéo lại và đọc rầm rầm lời cúng gọi các ma về nhận lễ. lễ vật gồm 7 cái bánh, một con gà, một đĩa trầu cau. Sau khi cúng xong thầy cúng buộc dây chỉ vào tay người ốm để giữ vái lại. Đối với trẻ em, người ta vắt một nắm cơm nhỏ và buộc chỉ 11
- ( khi qua núi khe, mà sau đó bị đau, thì phải mang lễ vật đến nơi núi khe đó để gọi vái về ). Sau khi cúng gọi vái về, chủ nhà phải làm cơm, canh, rượu cúng nhờ ma nhà phù hộ cho người đau. Việc cúng vái không quá cầu kỳ, nếu nhà nghèo quá thì chỉ đốt trầm hương với nước suối là đủ. Ông thầy cúng cũng không đòi hỏi lễ vật gì, chủ nhà có cái gì biếu cái đó. Ma thuật làm hại: Từ chỗ sợ hãi ma thuật làm hại, người Chứt tin rằng có ma người sống ( Cha nanh hay cha vạ). Đó là việc đồng bào gán cho một số người hoặc một số gia đình nào đó có ma đáng sợ nói trên. Người bị gán là “cha nanh”, “cha vạ” là người “xấu mồm, xấu miệng”, hay quở mắng nói năng người khác, mà ngẫu nhiên sau đó người bị quở mắng đau ốm, hoặc chiêm bao thấy một người nào đó đến làm hại mình. Đặc biệt người Chứt có quan niệm kẻ lười nhác là “Cha nanh”. Đồng bào cho rằng, người “ Cha nanh” có một thời kì đi học phù phép, phù chú và có thuốc độc. Họ chính là kẻ gây tai họa cho dân làng là nguồn gốc đau ốm, bệnh tật, mất mùa… nên bị mọi người căm ghét xa lánh. Đồng bào cho rằng “ cha nanh” trông thấy người ốm sẽ làm cho người ốm nặng thêm, thấy quả đang chín sẽ làm cho nó thối, thấy trẻ em sẽ làm cho nó đau…Bản thân những người xấu số mang tiếng có ma đó rất khổ tâm. Họ bị coi là người rất nguy hiểm “ không trong sạch” con cái của họ khó lấy vợ, lấy chồng ( vì con ma đó sẽ theo sang gia đình khác ). Lợi dụng lòng tin đó, một số kẻ xấu tự gán cho thành viên nào đó trong làng ( thường là những ngừoi quá nghèo đói hoặc là người có biệt tài nhất định ) là “cha nanh, cha vạ” chuyện có ma đi gây hại người khác. Đồng bào quan niệm rằng, sỡ dĩ có ma người sống, là vì những gia đình có người chết do không lo việc ma chay chu đáo nên hồn vía người chết không có nơi 12
- ăn , chốn ở, sống bơ vơ trên trần gian, lâu ngày thành “cha nanh, cha vạ” nhập vào con cháu. * Văn nghệ dân gian Truyện cổ là một lọai hình chiếm ưu thế trong kho tàng văn học dân gian của người Chứt . Nó thể hiện quan niệm con người về vũ trụ. Về cuộc đấu tranh chống chọi với thiên nhiên, về khát vọng của con người vươn đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong kho tàng văn hóa dân gian của người Chứt, những làn điệu dân ca nổi lên như một loại hình đặc sắc đượm tính chất trữ tình. Với nội dung phong phú dân ca được sử dụng trong nhiều khung cảnh. Bằng lời ca dịu ngọt, mang giai điệu trầm lắng, đi vào tâm thức của con người, phản ánh tình yêu lao động, yêu tự do và tình yêu lứa đôi, tha thiết. Dân ca người Chứt gắn bó một cách tự nhiên với sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. Nhạc cụ dân gian: Nhạc cụ có trong sinh hoạt tinh thần của người Chứt cũng khá phong phú. Tuy nhiên hiện nay, những loại hình nhạc cụ ở đồng bào bị mai một, rơi rụng dần, chúng ta chỉ còn thấy được bóng dáng một nhạc cụ như: đàn ống, sáo, tù, chiêng,… 13
- CHƯƠNG 2 VĂN HÓA CÁC TỘC NGƯỜI THUỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNKHMER Người Khmer phần lớn sống tập trung ở Campuchia. Còn ở Việt Nam thì người Khmer sống chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre và được gọi là Khmer Crộm (theo phiên âm tiếng Việt của tiếng Khmer có nghĩa là dưới). 1. Sinh hoạt kinh tế Người Khmer đã biết thâm canh lúa nước từ lâu đời. Đồng bào biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để thau chua, xổ phèn cải tạo đất, có địa phương trồng nhiều dưa hấu. Đồng bào cũng phát triển kinh tế toàn diện như chăn nuôi trâu bò để cày kéo, nuôi lợn, gà, vịt đàn, thả cá và phát triển các nghề thủ công như dệt, gốm, làm đường từ cây thốt nốt. Đặc điểm kinh tế: Nông nghiệp dùng cày và thâm canh lúa nước Bộ nông cụ khá hoàn thiện và hiệu quả, thích ứng với điều kiện địa lí sinh thái Nam bộ, đặc biệt nhất là việc cày bằng hai trâu. Đồng bào thành thạo nghề đánh cá, dệt, chiếu, đan lát, dệt vải, làm đường thốt nốt và làm gốm. Chăn nuôi nuôi trâu bò, lợn, gà, vịt khá phổ biến. 14
- 2. Sinh hoạt văn hoá 2.1. Trang phục truyền thống Trang phục cổ truyền của tộc người Khmer khá đặc sắc, có cá tính ở lối mặc váy và phong cách trang phục gắn với tín giáo đạo Phật. Điều đó được thể hiện ở những đặc điểm sau: Trang phục nam: Bình thường nam giới trung niên và người già thường mặc bộ bà ba đen, quấn khăn rằn trên đầu. Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen hoặc áo đen, quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái. Trong đám cưới thì chú rể thường mặt bộ xà rông và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ, đây là loại áo xẻ ngực, cổ đứng cài cúc, quàng khăn trắng vắt qua vai trái và đeo thêm con dao cưới với ý nghĩa nhằm bảo vệ cô dâu. Trang phục nữ: Cách đây ba, bốn mươi năm phụ nữ Khmer Nam Bộ thường mặc váy (xăm pốt) là một loại váy bằng tơ tằm, hình ống và thường kín. Chiếc váy điển hình là loại xăm pốt chân khen, một loại váy hở, quấn quanh thân nhưng khác nhiều tộc người khác cũng có loại váy này với cách mang váy vào thân. Người phụ nữ Khmer mang luồn giữa hai chân từ sau ra trước, rồi kéo lên dắt cạnh hông tạo thành như chiếc quần ngắn và rộng. Ngày thường người phụ nữ Khmer thường mặc trang phục bằng tơ lụa, màu sắc khá rực rỡ, bao gồm mặc váy, áo dệt bằng tơ tằm, hay chỉ kim tuyến thêu hoa văn khác nhau. Trong đó áo tầm vông (còn gọi là áo cổ vòng) thường được dệt bằng tơ tằm hay chỉ kim tuyến với nhiều họa tiết hoa văn khác nhau sẽ được kết hợp hài hòa với xà rông là một mảnh thổ cẩm rộng khoảng 1m, dài 3,5m khi mặc thì cuốn lại che nửa người phía dưới và để tôn thêm nét dịu dàng uyển chuyển đầy nữ tính, đặc biệt dù mặc trang phục nào đi nữa thì cũng không thể thiếu “Sbay” là một loại khăn lụa mềm mại 15
- được cuốn chéo từ vai trái xuống bên sườn phải. Bên cạnh đó, trên các loại trang phục người phụ nữ Khmer còn đính thêm hạt cườm, kim sa và các loại hoa văn khác để cho màu sắc thêm rực rỡ. Trong lễ cưới, cô dâu mặc áo dài màu vàng thêu kim tuyến và đính hạt cườm ở phía trước với các đồ trang sức chủ yếu làm bằng hạt cườm, đồng và thêm vào một số trang sức quí hiếm khác như hoa tai làm bằng đồng, vàng, bạc và các loại hoa tươi để tôn vinh vẻ đẹp trong ngày vui nhất đời của người phụ nữ Khmer. Vậy nên khi mặc bộ trang phục truyền thống Khmer, ng ười phụ n ữ sẽ c ảm th ấy thân hình trở nên dịu dàng, uyển chuyển, thùy mị hơn. 2.2 Tập tục 2.2.1. Tập tục đi tu để thành người Người Khmer mang tín ngưỡng Phật giáo nên có nhiều lễ hội và đời sống sinh hoạt cộng đồng gắn với tôn giáo này, theo đó ngôi chùa của người Khmer là một giá trị văn hóa vật thể đặc biệt. Đó là nơi tập hợp cư dân trong vùng, là nơi diển ra hầu hết các lễ hội cộng đồng. Các lễ hội tôn giáo này vẩn còn được đồng bào Khmer gìn giữ và thực hành như lễ ban hành giáo lý, lễ Phật đản, lễ dân áo cà sa, lễ an vị tượng Phật, lễ kết giới, … Tất cả những lễ hội đó tuy rằng chỉ là lễ hội của tôn giáo nhưng vào những ngày này hầu hết những bà con người Khmer điều tham gia như thực hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng. Giá trị văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc Khmer còn biểu hiện rõ ở vị trí nhà Sư. Đối với người Khmer, Sư cả của một ngôi chùa là trung tâm đoàn kết của cả phum, sóc. Trước kia, khi hệ thống pháp luật vẫn còn hạn chế thì Sư cả có vị trí như một “quan tòa” nên ngôi chùa và nhà Sư của người Khmer chính là người nắm giữ và lưu giữ hầu hết những giá trị văn hóa. Ngoài ra những lễ hội lớn của cộng đồng người Khmer tuy rằng sẽ không phải là các lễ hội tôn giáo nhưng nhà Sư vẫn có một vị trí nhất định bởi trong một cuộc lễ hội nào đó như lễ hội đua ghe ngo thì nhà Sư là 16
- người quyết định mọi việc, từ việc tuyển chọn, phân công người tham gia lễ hội, đến việc hạ thủy ghe ngo, ngày giờ tập luyện… Vị trí của nhà Sư luôn ở vị trí trang trọng nhất trong các lễ hội nên con trai trong các gia đình Khmer đến 12 tuổi thường được đưa vào chùa đi tu. Nhưng việc đi tu ở đây không phải là nhu cầu, mục đích cá nhân mà là một tập tục, một sắc thái của người dân Khmer. Việc đi tu này là hoàn toàn tự nguyện, có người tu 3 ngày, có người tu 3 năm hay lâu hơn, người Khmer coi việc đi tu là để thành người, là để được xã hội nhìn nhận như một người có đầy đủ tư cách về đạo đức và văn hóa như việc trả ơn cha mẹ, học tập văn chương, ngôn ngữ, phong tục,… Ngày xưa, trong quan niệm của người Khmer nếu người con trai nào không qua giai đoạn tu trong chùa thì bị xã hội và gia đình cho là bất hiếu và lớn lên rất khó lấy vợ, bởi vì người con gái Khmer đến tuổi lấy chồng, họ thường chọn những chàng trai đã qua tu luyện trong chùa, đã hoàn tục. Theo họ, đó là người đã hoàn thành nghĩa vụ và học được cách làm người, nhất là biết chữ nghĩa, được mọi người trọng vọng. Lễ đi tu của người Khmer thường được tổ chức vào ngày đầu Lễ Chôl Chnam Thmây. Vào ngày này, gia đình nào muốn đưa con vào chùa tu, bắt buộc vài tháng trước đó, người con trai này phải vào chùa học thuộc vài bài kinh cơ bản, họ sẽ tổ chức một lễ gọi là BankBomBuôn để người đi tu từ giã họ hàng, bạn bè và được mọi người cầu chúc sức khoẻ. Trước khi vào lễ, anh ta cạo đầu, thay quần bằng chiếc xà rông, thay áo bằng một khăn vải trắng đắp lên vai từ trái sang phải để chứng tỏ rằng anh ta đã từ bỏ thế tục. Lúc đó người ta gọi anh là Nec (rồng). Để vào lễ, buổi tối họ mời sư sãi đến tụng kinh, cúng Tam bảo và thọ giới theo Phật. Vào sáng hôm sau, khi cơm nước xong xuôi, họ đưa con trai lên chùa, có bạn bè thân quyến mang lễ vật cùng đi theo. Đến chùa, họ đi vòng quanh chánh điện ba 17
- vòng rồi mới vào trong làm lễ. Ở đây có một nhà sư ngồi gọi là Uppachhe giảng dạy, hỏi và đọc các điều của luật tu hành cho các nec nghe để sau đó nec mới cầm áo cà sa đi vào hàng giữa sư sãi và đọc lời xin tu. Khi vị thượng toạ chấp thuận thì nec mới đi thay xà rông và khăn trắng bằng áo cà sa, tiếp theo là lễ thọ giới 10 điều của Phật giáo gồm không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không ăn ngoài bữa, không xem múa hát, không dùng đồ trang sức, không chiếm ghế cao và giường êm, không đụng đến vàng bạc. Cuối cùng, các nhà sư cùng Phật tử tụng kinh cầu phước cho người mới tu hành và chúng sinh để chấm dứt buổi lễ. 2.2.3. Tập tục cưới hỏi Trong phong tục hôn nhân, mùa cưới của người Khmer Nam bộ bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, vào khoảng thời gian thời tiết khô ráo và mùa màng đã thu hoạch xong. Với đồng bào Khmer Nam Bộ, nam nữ đến tuổi trưởng thành thì được tự do tìm hiểu nhau để tiến đến hôn nhân. Nhìn chung, phong tục hôn nhân cổ truyền được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn trước lễ nói, lễ nói, lễ hỏi và lễ cưới. Trong đó, lễ cưới là quan trọng nhất. Giai đoạn trước lễ nói: Hai họ xem ngày tháng năm sinh của chú rể và cô dâu có hợp tuổi hay không, nếu hợp thì lúc bấy giờ sẽ tiến hành các bước tiếp theo. Như vậy, trên thực tế việc cưới hỏi bắt đầu từ đám nói đến hỏi và cưới. Giai đoạn lễ nói: Bao giờ nhà trai cũng mời người mai mối đại diện thưa chuyện với nhà gái. Trước nay người làm mối đại diện phía nhà trai là một người phụ nữ đã có gia đình, đức hạnh, có cuộc sống hạnh phúc. Giai đoạn lễ hỏi: diễn ra sau khi nhà trai đã chọn được ngày lành tháng tốt dự định cho hôn lễ. 18
- Giai đoạn lễ cưới: Gia đình và bà con thường tổ chức ba ngày bên nhà gái. Theo đó, ngày đầu tiên gọi là ngày nhập gia, bên nhà trai làm lễ đưa chú rể sang nhà gái, đoàn đi mang theo lễ vật gồm trầu cau, rượu, thịt, và một mâm buồng bông cau. Nhiều đám cưới còn mời thêm dàn nhạc cổ truyền dân tộc đi kèm. Ngày thứ hai cử hành lễ cưới phải chọn giờ tốt, trước tiên việc quan trọng là cúng ông bà, tổ tiên và ăn trầu đính ước, buổi chiều sẽ làm lễ cắt tóc cho cô dâu, chú rể rồi đưa họ đến miếu để cúng, xin thần công nhận cho họ là thành viên mới của phum, sóc. Đến buổi tối gia đình mời sư sãi, dâng cơm cho sư cúng, tụng kinh chúc phúc, dâng bánh trái cho cha mẹ cô dâu để nhớ công ơn dưỡng dục vợ và mở tiệc đãi khách hai họ. Ngày thứ ba, thực hiện phong tục lạy ông bà, họ hàng. Đến giờ tốt cô dâu và chú rể thắp đèn làm lễ. Lúc này thầy cúng và ông mai làm lễ cắt hoa cau lên đôi trẻ tức là gia đình hai bên dẫn dắt cô dâu và chú rể ngồi làm lễ sánh duyên cho đôi vợ chồng mới cưới, dưới sự chủ trì của ông Maha. Trước khi cắt buồng hoa cau non đang ốp bẹ, ông Maha múa điệu “Rom bơkbaisrây” có ý nghĩa là họ hàng đôi bên đã chính thức cho phép hai người kết duyên thành vợ thành chồng. Ông Maha cắt lấy hoa cau trắng rắc lên tân lang, tân nương và rắc từ chỗ ngồi cho đến đường đi vào buồng tân hôn để chúc phúc đôi uyên ương. Sau đó là múa mở nắp mâm trầu và làm lễ buộc chỉ cổ tay cho cô dâu, chú rể có kèm theo tặng phẩm tiền hoặc vàng cùng lời chúc mừng lứa đôi hạnh phúc. Ở lễ buộc chỉ cổ tay, họ hàng hai bên chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ sống trăm năm bằng cách lấy sợi chỉ hồng cột tay chú rể trước rồi đến cô dâu. Họ đàng trai cột tay phải cô dâu và chú rể, họ đàng gái cột tay trái chú rể và cô dâu, dưới sự chủ trì của ông Maha. Cuối cùng khi làm lễ xong đôi vợ chồng dắt nhau vào buồng tân hôn, người chồng nắm vạt áo “Sbai” của người vợ theo sau. 19
- Vào đám cưới, người Khmer Nam Bộ có một nghi thức rất đặc biệt là việc “cắt bông cau”. Tức cha mẹ chú rể nhờ hai người thanh niên chưa vợ đi cắt bông cau (theo quan niệm của bà con là bông vàng, bông bạc) mang về để ở một nơi cùng chiếc đèn dầu nhỏ thắp nhang khẩn cầu cho đôi vợ chồng trăm năm được hạnh phúc. Bông cau ở đây gồm 3 bó: bó thứ nhất là để tạ ơn cha (21 sợi cau được buộc bằng chỉ trắng với 21 miếng cau và trầu), bó thứ hai là để tạ ơn mẹ (12 sợi cau được buộc bằng chỉ trắng với 12 miếng cau và trầu), bó thứ ba là để tạ ơn anh chị (6 sợi cau được buộc bằng chỉ trắng với 6 miếng cau và trầu). Ngoài ra còn một đặc sắc nữa của hôn lễ đồng bào Khmer Nam Bộ là tục “quét chiếu”. Cụ thể là khi cô dâu và chú rể vào phòng thì sẽ có một người cao tuổi theo sau, đó là người khỏe mạnh, đông con, nhiều cháu. Người này đem chiếc chiếu ra và hỏi: “Có ai chuộc chiếu không?”, lúc đó chú rể bước ra nhận chiếu trải ra và mời cô dâu cùng vị chủ lễ ngồi, rồi để lên chiếu một vật có giá trị để tặng những người đã giúp đỡ trong việc tổ chức hôn nhân. 2.2.4. Tín ngưỡng Bên cạnh tín ngưỡng Phật giáo sinh ra nhiều lễ hội mang nét đặc trưng và gắn với tôn giáo này. Đạo Phật Tiểu thừa là tôn giáo chính của người Khơme Nam Bộ đã thâm nhập khá lâu vào trong sinh hoạt đời sống của quần chúng nên những lễ hội của họ dù bắt nguồn từ đâu vẫn mang màu sắc tôn giáo và không thoát khỏi cổng chùa. Trong quá trình phát triển lịch sử, các lễ hội còn chịu sự pha tạp của những yếu tố tôn giáo khác như đạo Bà La môn, song ở đây cũng tồn tại khá rõ nguồn gốc lễ nghi nông nghiệp của cư dân trồng lúa nước. Điều đó cũng dễ nhận biết qua các lễ hội tiêu biểu như lễ Đônta (lễ cúng ông bà tổ tiên), hay lễ Ok Om Bok (lễ cúng trăng) lại diễn ra vào thời điểm giữa mùa mưa và mùa nắng, lễ Chôl Chnam Thmây (tết năm mới) có ý nghĩa đón mừng năm mới đồng thời còn 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam
66 p | 1911 | 507
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn về công nghệ thuộc da cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam
212 p | 420 | 100
-
Đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Sử dụng thiết bị Hi_Class trong việc giảng dạy Tin học 10 nhằm nâng cao hứng thú học cho học sinh
23 p | 842 | 99
-
Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp cơ sở: Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện va một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Hồ Chi Minh năm 2019
41 p | 117 | 47
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Chế tạo và khảo sát sơn epoxy chống ăn mòn trên cơ sở các hệ bột màu oxyt sắt, bột kẽm, photphat kẽm, cromat kẽm và cromat chì
118 p | 191 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hoá trong việc xử lý nước thải sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng
49 p | 149 | 27
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu nano titandioxit pha tạp
28 p | 173 | 19
-
Đề tài nghiên cứu: Vẽ hình minh họa bài giảng bằng Microsoft Word
19 p | 157 | 12
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội
128 p | 22 | 12
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên Vật lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - tỉnh Quảng Nam và đề xuất các chương trình bồi dưỡng giáo viên
12 p | 136 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên và thực tiễn tại Đà Lạt
65 p | 34 | 11
-
Đề tài nghiên cứu: Xây dựng chương trình xử lý song song để xác định một số nguyên lớn có phải là số nguyên tố hay không?
9 p | 121 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật làm cơ sở cho công tác bảo tồn ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
273 p | 27 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phản ứng quang hạt nhân trên bia Fe gây bởi chùm bức xạ hãm năng lượng cực đại 2,5 GeV
57 p | 27 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng khu hệ rùa (Testudines) Việt Nam
195 p | 10 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ thú Vườn quốc gia Cát Bà
82 p | 20 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng của các loài nấm nhỏ hiện có tại khu vực rừng thực nghiệm trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Tây
110 p | 36 | 3
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nhận xét tình trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám, điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
44 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn