intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI : NHỮNG KĨ NĂNG HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CẦN THIẾT VỚI SINH VIÊN HỆ CỬ NHÂN KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Chia sẻ: Phạm Đức Linh002 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

207
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Kĩ năng mềm” là một công cụ không thể thiếu trong quá trình hội nhập thị trường lao động ngày nay, giúp người lao động truyền đạt, thực hiện ý tưởng, công việc của mình một cách hiệu quả hơn. Bài nghiên cứu này nhằm tiến hành điều tra việc sử dụng hiệu quả các kĩ năng mềm (soft skills) của sinh viên hệ cử nhân khoa tiếng Anh trường Đai học Ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp, qua đó xác định rõ các kĩ năng mềm nào cần thiết và quan trọng nhất đối với sinh viên. Đồng thời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI : NHỮNG KĨ NĂNG HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CẦN THIẾT VỚI SINH VIÊN HỆ CỬ NHÂN KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

  1. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 NHỮNG KĨ NĂNG HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CẦN THIẾT VỚI SINH VIÊN HỆ CỬ NHÂN KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG AN INVESTIGATION INTO THE IMPORTANT SOFT SKILLS FOR STUDENTS OF ENGLISH DEPARTMENT AT COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGES SVTH: Phan Trọng Huy Lớp 06CNA02, Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ GVHD: TS. Lê Viết Dũng Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT “Kĩ năng mềm” là một công cụ không thể thiếu trong quá trình hội nhập thị trường lao động ngày nay, giúp người lao động truyền đạt, thực hiện ý tưởng, công việc của mình một cách hiệu quả hơn. Bài nghiên cứu này nhằm tiến hành điều tra việc sử dụng hiệu quả các kĩ năng mềm (soft skills) của sinh viên hệ cử nhân khoa tiếng Anh trường Đai học Ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp, qua đó xác định rõ các kĩ năng mềm nào cần thiết và quan trọng nhất đối với sinh viên. Đồng thời tiến hành khảo sát thực trạng tiếp thu và cải thiện các kĩ năng trong quá trình học ở trường cũng như khả năng hiểu và ứng dụng các kĩ năng này khi là m việc của sinh viên hệ cử nhân trường Đại học ngoại ngữ. ABSTRACT The study carried out an investigation into the effective use of Soft skills and identified the most important and necessary skills for students of english department at College of foreign languages in the process of intergrating the labor market. Also, some practical advices were suggested to help student learn and apply the skills for working. 1. Đặt vấn đề Kĩ năng mềm đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của người lao động nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, các kỹ năng mềm chưa được chú trọng trong hệ thống giáo dục cũng như trong cuộc sống. Khi vào đại học, sinh viên cố gắng tiếp thu thật nhiều kiến thức với mong muốn tìm được việc làm tốt khi ra trường. Nhưng thực tế đâu có vậy, từ biết đến hiểu là một khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách còn xa hơn nữa. Điều này dẫn đến một thực trạng là sinh viên khi ra trường biết nhiều kiến thức nhưng lại không có khả năng làm những công việc cụ thể. Và chỉ vài năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng mới nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng” và “kỹ năng mềm”. Bài nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích điều tra việc tiếp thu và sử dụng hiệu quả các kĩ năng mềm trong quá trình hội nhập thị trường lao động của sinh viên hệ cử nhân khoa tiếng Anh trường Đại học Ngoại Ngữ (ĐHNN). 2. Nội dung 2.1. Định nghĩa Kĩ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con 310
  2. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới..., không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. 2.2. Tổng hợp và Phân loại Tổng hợp các nghiên cứu của chính phủ các nước Mĩ, Anh, Canada, Singapore và thực tế tại Việt Nam, 10 kỹ năng sau được xem là căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay: 1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn skills) 2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding skills) 3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills) 4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organizing skills) 5. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills) 6. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills) 7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills) 8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) 9. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork) 10. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills) 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu Bài nghiên cứu này áp dụng phương pháp mô tả định tính sử dụng sự kết hợp giữa thông tin định lượng và định tính để phân tích các kĩ năng mềm cũng như phát hiện các khó khăn của sinh viên trong việc tiếp thu và cải thiện các kĩ năng mềm trong thời gian học tại trường. Dựa trên phương pháp phân tích, nghiên cứu tài liệu và phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng chung 2 đối tượng: + Đối tượng 1: Sinh viên năm thứ 2, 3, 4 khoa tiếng Anh (TA) trường ĐHNN, Đại học Đà Nẵng. + Đối tượng 2: Cựu Sinh viên trường ĐHNN và Nhà tuyển dụng (NTD) các lao động là Sinh viên ĐHNN. 2.3.2. Thu thập dữ liệu Dữ liệu được thu thập từ 190 sinh viên năm 2, 3, 4 khoa tiếng Anh trường ĐHNN và 40 cựu sinh viên, nhà tuyển dụng sinh viên ĐHNN đang công tác và làm việc tại địa bàn thành phố Đà Nẵng. Phiếu điều tra có 25 câu hỏi, gồm 2 phần: + Đánh giá chất lượng đào tạo kĩ năng mềm của trường ĐHNN. + Khảo sát nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm. 2.3.3. Phân tích dữ liệu 311
  3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Bảng 1: Đánh giá chất lượng đào tạo kĩ năng mềm của trường ĐHNN (Đơn vị: %) Kĩ năng Đối tượng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Không ý kiến KN 1 Sinh viên khoa TA 13.2 44.7 36.8 5.3 Cựu SV, NTD 25 25 37.5 12.5 KN 2 Sinh viên khoa TA 21.1 26.3 44.7 2.6 5.3 Cựu SV, NTD 12.5 50 25 12.5 KN 3 Sinh viên khoa TA 18.4 47.4 28.9 5.3 Cựu SV, NTD 12.5 50 12.5 25 KN 4 Sinh viên khoa TA 5.3 10.5 50 23.7 10.5 Cựu SV, NTD 25 37.5 37.5 KN5 Sinh viên khoa TA 2.6 13.2 34.2 36.8 13.2 Cựu SV, NTD 12.5 25 37.5 25 KN 6 Sinh viên khoa TA 5.3 23.7 34.2 21.1 15.8 Cựu SV, NTD 12.5 50 12.5 25 KN 7 Sinh viên khoa TA 2.6 18.4 52.7 23.7 2.6 Cựu SV, NTD 12.5 50 12.5 12.5 12.5 KN8 Sinh viên khoa TA 7.9 10.5 39.5 26.3 15.8 Cựu SV, NTD 12.5 12.5 37.5 25 12.5 KN 9 Sinh viên khoa TA 2.6 31.6 44.7 15.8 26.3 Cựu SV, NTD 25 50 12.5 12.5 KN 10 Sinh viên khoa TA 2.6 28.9 31.5 23.7 5.3 Cựu SV, NTD 12.5 12.5 50 12.5 97.4 100 100 100 100 100 100 85.7 80 57.1 60 Đối tượng 1 42.1 % Đối tượng 2 40 15.8 20 0 CH1 CH2 CH3 CH4 CH5 Câu hỏi Câu hỏi 1: Người lao động là sinh viên ĐHNN có cần phải có và thành thạo các kĩ năng mềm không? Câu hỏi 2: Kĩ năng mềm của sinh viên ĐHNN hiện nay có tốt không? Câu hỏi 3: Có nên đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên ngay từ ghế nhà trường không? Câu hỏi 4: Trường ĐHNN / Đơn vị của bạn có thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kĩ năng mềm cho sinh viên / nhân viên không? Câu hỏi 5: Nếu được mời, bạn có muốn tham gia học / tổ chức các lớp huấn luyện kĩ năng mềm cho sinh trường ĐHNN không? Biểu đồ 1: Khảo sát nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm 2.3.4. Nhận xét Từ các kết quả thu được sau quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu ta nhận thấy có sự phân hóa khá rõ giữa đánh giá của 2 đối tượng. Ở một số kĩ năng, sinh viên đánh giá khá chênh lệch với nhà tuyển dụng và cựu sinh viên. Đa số sinh viên tập trung ở các kĩ năng 312
  4. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 thông dụng còn các kĩ năng được nhà tuyển dụng đánh giá cao lại không được chú ý. Có thể mở rộng cuộc điều tra để đánh giá rõ nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với từng nhóm ngành cụ thể. 2.3.5. Khuyến nghị Kĩ năng mềm là một lĩnh vực mới, sinh viên không những cần phải học, hiểu mà đồng thời còn phải tập luyện thường xuyên và áp dụng vào thực tế ngay khi có cơ hôi. Sử dụng một cách hiệu quả các kĩ năng này trong quá trình hội nhập thị trường lao động là chìa khóa đảm bảo sự thành công trong công việc và cuộc sống cho sinh viên sau khi ra trường. Đối với công tác đào tạo và huấn luyện kĩ năng mềm cho sinh viên, nhà trường có thể tổ chức các lớp, khóa đào tạo các kĩ năng này cho sinh viên từng khoa, từng khóa một cách phù hợp. Bên cạnh đó giảng viên cũng có thể lồng ghép các bài học, thực hành và luyện tập các kĩ năng này thông qua các tiết học chuyên ngành. 3. Kết luận Thông qua kết quả ban đầu của bài nghiên cứu này ta có thể nhận thấy tầm quan trọng và cần thiết của kĩ năng mềm đối với sinh viên cũng như những khó khăn trong việc tiếp thu và ứng dụng vào trong quá trình hội nhập thị trường lao động. Qua đó, có thể thiết kế các mô hình, chương trình đào tạo các kĩ năng mềm phù hợp nhất cho sinh viên hệ cử nhân khoa tiếng Anh đối với nhu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Robert Heller (1998), Making Presentation, Dorling Kindersley Limited, London [2] Robert Heller (1998), Esential Managers- Managing Teams, Dorling Kindersley Limited, London [3] Robert Heller (1998), Negotiating Skills, Dorling Kindersley Limited, London [4] Kathy Kennedy (2005), Integrating Technical Skills and Soft Skills to Ensure Student Success, Best Practices [5] Charlie Lang (2005), How to Develop Soft Skills, Progress-U Limited [6] Denis E. Coates, Ph.D. (2006), People Skills Training, Performance Support Systems, Inc [7] Ram Phani (2007), How to improve your soft skills at work, India Limited 313
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2