Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình cơ bản)
lượt xem 8
download
Đề tài này được thực hiện nhằm đề xuất những biện pháp mang tính khả thi trong việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học văn học hiện thực phê phán Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản),nhằm hình thành và phát triển những kĩ năng sống cần thiết cho lứa tuổi học sinh trung học phổ thông và góp phần giáo dục nhân cách học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình cơ bản)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ NGỌC TÖ TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC HIỆN THỰC VIỆT NAM (NGỮ VĂN 11, CHƢƠNG TRÌNH CƠ BẢN) LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ NGỌC TÖ TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC HIỆN THỰC VIỆT NAM (NGỮ VĂN 11, CHƢƠNG TRÌNH CƠ BẢN) LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) Mã số: 8.14.01.11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Tuyết Hạnh HÀ NỘI – 2017
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu của bản thân là sự tận tình giảng dạy, hướng dẫn của các thầy, cô giáo trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia HàNội. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, quý thầy cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn khóa 2015 – 2017 đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Dƣơng Tuyết Hạnh, người đã đã tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Thanh Oai B – Hà Nội đã cộng tác và nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình điều tra, nghiên cứu, kiểm chứng kết quả nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn này còn có những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và đồng nghiệp. Hà Nội, tháng 10 năm 2017 Học viên Lê Ngọc Tú i
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐC : Đối chứng ĐHSP : Đại học sư phạm GV : Giáo viên GD : Giáo dục HS : Học sinh KNS : Kĩ năng sống KTDH : Kĩ thuật dạy học NXB : Nhà xuất bản PPDH : Phương pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên hợp quốc UNICEF : Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc WHO : Tổ chức Y tế thế giới ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................... vii MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8 6. Cấu trúc luận văn....................................................................................... 9 CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 10 1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 10 1.1.1 Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống ............................................... 10 1.1.2. Dạy học tích hợp ................................................................................. 16 1.1.3. Cơ sở tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT ....................................................................................... 20 1.1.4. Cơ sở tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản) ............................ 28 1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 333 1.2.1. Thực trạng học kĩ năng sống của học sinh THPT ............................... 333 1.2.2. Thực trạng dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình cơ bản) .. 377 iii
- 1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT ............................................................................................................. 399 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 40 CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC HIỆN THỰC VIỆT NAM(NGỮ VĂN 11, CHƢƠNG TRÌNH CƠ BẢN) ................................ 41 2.1.Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản) ................................................................................................. 411 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu..................................................... 411 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục ...................................................... 422 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo về lượng............................................................. 433 2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tương tác .................................................... 433 2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp ...................................................... 444 2.2.Một số biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản) ........ 444 2.2.1. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực .............................................. 444 2.2.2. Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực ....................................................... 577 2.3. Các bước thực hiện một bài dạy tích hợp giáo dục KNS ....................... 611 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 644 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................. 655 3.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................ 655 3.2. Đối tượng thực nghiệm .......................................................................... 655 3.3. Thời gian thực nghiệm ........................................................................... 655 3.4. Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 666 3.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm ................................................................. 666 iv
- 3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................... 933 Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 999 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................ 100 1.Kết luận ...................................................................................................... 100 2. Khuyến nghị .............................................................................................. 101 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ...... ..102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 1023 PHỤ LỤC .................................................................................................... 1088 v
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Khảo sát về thực trạng học kĩ năng sống của học sinh THPT…35 Bảng 1.2. Đánh giá của giáo viên về mức độ KNS của học sinh THPT……..36 Bảng 1.3. Mức độ thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản)….38 Bảng 3.1. Mẫu thực nghiệm……………………………………………….65 Bảng 3.2: Kết quả điều tra hứng thú học tập của học sinh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng………………………………………………….94 Bảng 3.3: Điều tra nhận thức của học sinh về các kĩ năng sống thu được…….95 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra của học sinh ở lớp thực nghiệm và đối chứng trước tác động…………………………………………………………..96 Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra của học sinh ở lớp thực nghiệm và đối chứng sau tác động………………………………………………..97 vi
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra HS trước thực nghiệm…………...96 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra HS sau thực nghiệm …………….98 vii
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1.Một trong những mục tiêu quan trọng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra trong Chiến lược phát triển nền giáo dục trong thời gian tới là chú trọng thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị sống và giáo dục kĩ năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục. Như vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông đã và đang nhận được sự quan tâm của đội ngũ giáo viên cũng như các nhà quản lý giáo dục. Đây là một nội dung quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giáo dục mà toàn ngành đang thực hiện nhằm đào tạo học sinh phát triển toàn diện để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được triển khai thông qua tích hợp và liên môn các môn học, nhất là các môn học có tiềm năng như: GDCD, Sinh học, Ngữ văn, Địa lí… và đặc biệt là thông qua nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông còn được thể hiện qua các chương trình, dự án, các chuyên đề của Đoàn thanh niên: Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục phòng chống ma tuý, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục tư vấn sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Việc đi sâu nghiên cứu về dạy học tích hợp giáo dục KNS và ứng dụng thể nghiệm tính khả thi của nó trong thực tiễn dạy học của mỗi môn học, lớp học, bậc học sẽ góp phần hiện thực hóa và thực hiện thành công đề án đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay. 1.2. Kĩ năng sống có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục kĩ năng sống góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người.Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay luôn phải đương đầu với nhiều vấn đề tâm lý xã hội phức 1
- tạp trong cuộc sống. Nhiều học sinh thiếu những kĩ năng sống cần thiết dẫn đến những hành vi, những lối ứng xử sai lầm, lệch lạc, lối sống thụ động, máy móc, ích kỉ, thực dụng với những hậu quả khác nhau. Bởi vậy, hơn bao giờ hết mỗi giáo viên cần phải ý thức cao trong việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong từng bài, từng môn học nhằm góp phần đưa giáo dục đạt được những mục tiêu cao cả. 1.3. Trong các môn học ở nhà trường THPT, môn Ngữ văn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Trong giờ văn, giáo viên không chỉ giúp HS khám phá vẻ đẹp tác phẩm văn chương mà còn hình thành cho học sinh nhân cách, lối sống, kĩ năng ứng xử trước những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống trong xã hội hiện đại.Tuy nhiên, thực tiễn dạy học hiện nay cho thấy việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Ngữ văn còn nhiều hạn chế, chưa đạt được những mục tiêu giáo dục đề ra. Văn học hiện thực Việt Nam thuộc một trong những khuynh hướng nổi bật, quan trọng và tiêu biểu cho văn học hiện đại Việt Nam. Văn học hiện thực thể hiện những vấn đề lớn lao của đời sống xã hội, số phận con người và cách con người sống và tồn tại trong xã hội.Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn cho học sinh lớp 11, chúng tôi nhận thấy các tác phẩm, đoạn trích văn học hiện thực Việt Nam khi được tuyển chọn đưa vào Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11- THPT rất phù hợp với việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vì đã phản ánh những nội dung chính như sau: - Phơi bày, phê phán thực trạng bất công, thối nát của xã hội thực dân đương thời, phản ánh tình cảnh khốn khổ của nhân dân. - Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam như tình yêu thương con người,tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước. - Đề cao phẩm giá và giữ vững niềm tin vào bản chất lương thiện của con người. 2
- - Giáo dục tình yêu thương con người, tình cảm gia đình, niềm cảm thông với những hoàn cảnh bất hạnh. Hơn nữa trong bối cảnh xã hội ngày nay, tình cảm gia đình, tình yêu thương con người, niềm cảm thông với hoàn cảnh bất hạnh của các em học sinh càng ngày càng mai một. Chính vì vậy các văn bản văn học hiện thực đã mở ra những cơ hội thiết thực, những tiềm năng phong phú cho việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT. Đó chính là những lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chƣơng trình cơ bản) 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi xin đưa ra một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài như sau: Thuật ngữ "Kĩ năng sống" đã xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc) từ những năm 90 của thế kỉ XX.Trước tiên là chương trình "Giáo dục những giá trị sống" với 12 giá trị cơ bản của giáo dục cho thế hệ trẻ. Dự án do UNESCO (Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học) tiến hành tại một số nước Đông Nam Á là một trong những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho hướng nghiên cứu KNS nêu trên. Các tổ chức WHO(Tổ chức y tế thế giới), UNICEF, UNESCO đã cùng nhau xây dựng chương trình giáo dục KNS cho thanh thiếu niên. Từ đây, một số tài liệu nghiên cứu về vấn đề giáo dục KNS cho thanh thiếu niên ra đời như: Tài liệu tập huấn về KNS của UNICEF (2004), Những hoạt động giá trị sống cho thiếu niên (8 đến 14 tuổi) của Diane Tiuman (NXB thành phố Hồ Chí Minh - 2000), Tài liệu tập huấn kĩ năng cơ bản trong tham vấn, G.Bandzeladze (1985)… 3
- KNS được tích hợp vào một số môn học chính hoặc tất cả các môn học trong chương trình. Tuy nhiên, chỉ có một số không đáng kể các nước đưa KNS thành một môn học riêng biệt. Còn đa số các nước để tránh sự quá tải trong nhà trường, thường tích hợp KNS vào một phần nội dung môn học, chủ yếu là các môn xã hội như: Giáo dục sức khỏe, giáo dục giới tính, quyền con người, giáo dục môi trường….Một số nước đã sử dụng cách tiếp cận "Whole School Approach " trong đó hình thức xây dựng "Trường học thân thiện " nhằm thúc đẩy việc giáo dục KNS trong nhà trường. Do phần lớn các quốc gia đều mới bước đầu triển khai giáo dục KNS nên những nghiên cứu lí luận về vấn đề này mặc dù khá phong phú song chưa thật toàn diện và sâu sắc. Hơn nữa cho đến nay, các biện pháp, kinh nghiệm hoặc hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng KNS chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Qua khảo sát sơ bộ,chúngtôi xin đưa ra một số công trình nghiên cứu ở trong nước như sau: Từ những năm 1995-1996, thuật ngữ KNS bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt Nam thông qua dự án "Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS chothanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường" do UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam thực hiện.Qua đó, nội dung của khái niệm KNS và giáo dục KNS ngày càng được mở rộng. Ở Việt Nam,tác giả Nguyễn Thanh Bình được coi là một trong những người đầu tiên có đóng góp quan trọng, đáng kể vào việc tạo ra những hướng nghiên cứu về KNS và giáo dục KNS, cách tiếp cận KNS, các con đường giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường.Có thể kể đến một số bài báo, đề tài khoa học cấp bộ và tài liệu sau: Giáo dục kĩ năng sống cho người học (Nguyễn Thanh Bình,Tạp chí Thông tin KHGD, số 100/2003, Hà Nội); Xây dựng và thực nghiệm 4
- một số chủ đề giáo dục kĩ năng sống cơ bản cho học sinh THPT (Nguyễn Thanh Bình, Đề tài KHCN cấp Bộ, mã số B 2007-17-57, HàNội); Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông (Nguyễn Thanh Bình,Nxb Đại học Sưphạm – 2013) Bên cạnh đó, một số chương trình nghiên cứu đã ra đời đáp ứng nhu cầu thực tiễn về lí thuyết và phương pháp giáo dục KNS cho học sinh như Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THCS (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh, NXB ĐHQG Hà Nội - 2010). Cuốn Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT (NXB Giáo dục, 2010) của tác giả Bùi Ngọc Diệp đã nêu những vấn đề chung về KNS và các KNS cần giáo dục cho học sinh THPT, hướng dẫn tổ chức những hoạt động, kèm theo một số câu chuyện giáo dục KNS cho học sinh. Ngoài ra Phạm Công Khanh, Nguyễn Thị Kim Liên với giáo trình Phương pháp giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống (NXB ĐHSP, 2012) lại xây dựng các mô hình giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống qua hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ của học sinh. Cuốn sách Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT của Trương Thị Hoa Bích Dung (NXB ĐHQG Hà Nội, 2013) đã tập trung tìm hiểu KNS, mục tiêu của việc giáo dục KNS cho học sinh, phương pháp xây dựng bài giảng KNS. Trong chuyên ngành Ngữ văn có cuốn Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THCS (NXB Giáo dục Việt Nam - 2010) và Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THPT (NXB Giáo dục Việt Nam - 2010). Hai cuốn sách đã đề cập đến tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh, từ đó xây dựng những định hướng trong việc giáo dục KNS trong môn Ngữ văn và các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể rèn KNS cho học sinh. Ngoài ra, có thể kể đến một số luận văn nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như: Luận văn thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục của tác giả Nguyễn Hữu Đức (2010), Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường 5
- THPT Trần Hưng Đạo Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp), Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong những năm gần đây, đã có một số luận văn chuyên ngành ngữ văn đã viết về đề tài này như: Lê Kim Anh (2011), Luận văn thạc sĩ sư phạm Ngữ văn, Tích hợp rèn kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở trường trung học cơ sở, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội; Vũ Thị Bích Hằng (2015), Luận văn thạc sĩ sư phạm Ngữ văn, Tổ chức dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10 – tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Thị Ngọc Lam(2016), Luận văn thạc sĩ sư phạm Ngữ văn,Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ( Ngữ văn 9), Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Hà Giang (2016), Luận văn thạc sĩ sư phạm Ngữ văn, Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trong dạy học văn nghị luận xã hội, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội,… Các luận văn trên đây khá phong phú và đáp ứng nhu cầu thực tiễn về lí thuyết và phương pháp giáo dục kĩ năng sống.Tuy nhiên, luận văn thạc sĩ của Lê Kim Anh và Nguyễn Hà Giang tập trung đề xuất các biện pháp để hình thành và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam và văn nghị luận xã hội. Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Bích Hằng cũng tích hợp giáo dục kĩ năng sống nhưng giới hạn trong phần làm văn lớp 10 tập 2. Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Ngọc Lam tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại nhưng ở cấp THCS.Như vậy cho đến nay,chưa có luận văn nào bàn cụ thể về các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11- Chương trình Cơ bản). Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn nhất định, đó là đề xuất các biện pháp cụ thể tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản) nhằm đưa môn Ngữ văn 6
- gắn liền với cuộc sống và mang tính giáo dục cao hơn đồng thời phát huy và kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình trước. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất những biện pháp mang tính khả thi trong việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học văn học hiện thực phê phán Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản),nhằm hình thành và phát triển những kĩ năng sống cần thiết cho lứa tuổi học sinh trung học phổ thông và góp phần giáo dục nhân cách học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu xã hội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống, tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông. Phân tích thực trạng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông. Đề xuất các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông và bước đầu thực nghiệm vào dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản) 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản) 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trong việc tìm ra các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản) 7
- Các nghiên cứu chủ yếu được triển khai tại trường THPT Thanh Oai B – Thanh Oai – Hà Nội. Luận văn tập trung nghiên cứu các kĩ năng sống cơ bản để tích hợp giáo dục cho học sinh trong văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản) như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng tư duy phê phán… 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: + Nghiên cứu các đề tài, các văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà Nước về vấn đề kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT. + Sưu tầm, đọc tài liệu, phân tích, khái quát, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan nhằm xác lập cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ để quan sát việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên. + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Dùng phiếu hỏi có hệ thống nhằm thu thập thông tin về thực trạng học kĩ năng sống của học sinh và điều tra hứng thú học tập của các em sau giờ học thực nghiệm. + Phương pháp khảo sát về thực trạng dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong văn học hiện thực Việt Nam + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thống kê, so sánh, đối chiếu, xử lí số liệu…. 8
- 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Chương 2. Biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản) Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 9
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống 1.1.1.1. Khái niệm kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống. * Khái niệm kĩ năng sống KNS được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau. Quan niệm rộng nhất là quan niệm do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đưa ra, dựa trên cơ sở là 4 mục tiêu cơ bản của việc học: Học để biết – Học để làm – Học để là chính mình – Học để cùng chung sống. Dựa vào đó, UNESCO định nghĩa “KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”[12,tr7] Quan niệm hẹp hơn là quan niệm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra, dựa trên lý thuyết học tập xã hội của Bandura (1977), tức là nhấn mạnh sự học tập qua quá trình trải nghiệm của con người, qua sự tích lũy kinh nghiệm sống, cấu trúc kinh nghiệm và chủ động nắm lấy kinh nghiệm. Theo đó, WHO định nghĩa “KNS là những năng lực giao tiếp đáp ứng và những hành vi tích cực của cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.[12,tr7] Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) quan niệm: “KNS là những kĩ năng tâm lý xã hội có liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống”. [12, tr7] Ở Việt Nam, trong cuốn “Kĩ năng sống cho tuổi vị thành niên”, Nguyễn Thị Oanh cũng trình bày quan điểm: “KNS với tư cách là đối tượng của giáo dục KNS 10
- là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”[40] Theo tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, “KNS là những kĩ năng tinh thần hay những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống” [3] Ngoài ra, trong bài viết “Khái niệm kĩ năng sống nhìn từ góc độ tâm lý học”, tác giả Nguyễn Quang Uẩn, ĐH Sư phạm Hà Nội đã xem xét khái niệm KNS dưới góc độ tâm lý học, tác giả đã phân tích: cuộc sống của con người diễn ra bằng hoạt động sống, với sự đan xen của dòng “hoạt động có đối tượng” và “mối quan hệ giao tiếp - ứng xử” giữa con người với con người, đó là hai mặt có mối quan hệ tác động lẫn nhau, tạo nên cuộc sống đích thực của mỗi con người. Do đó, tác giả Nguyễn Quang Uẩn đưa ra khái niệm về KNS như sau: “KNS là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các kĩ năng nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia và cuộc sống hàng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định của cuộc sống”.[49] Có thể thấy, mỗi định nghĩa về KNS được thể hiện dưới những góc nhìn khác nhau, song đều thống nhất trên nội dung cơ bản. KNS là những kĩ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao; hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Chẳng hạn: kĩ năng sống của mỗi cá nhân trong thời bao cấp khác với kĩ năng sống của các cá nhân trong cơ chế thị trường, trong giai đoạn hội nhập; kĩ năng sống của người sống ở miền núi khác với kĩ năng sống của người sống ở vùng biển, kĩ năng sống của người sống ở nông thôn khác với kĩ năng sống của người sống ở thành phố... 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 87 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoa Lư A - Ninh Bình
136 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 56 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 134 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 51 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy hóa học cho học sinh thông qua bài tập hóa học chương “dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol” hóa học 11 trung học phổ thông
13 p | 73 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 61 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định
129 p | 38 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 68 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 75 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông
121 p | 36 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 49 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học vật rắn Vật lí 12 (nâng cao) nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí THPT
109 p | 22 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 33 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 43 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học chất điểm –Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông
12 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn