Đề tài: Phân loại học thực vật ( rêu - quyết - hạt trần)
lượt xem 118
download
Thực vật bậc cao bao gồm những cơ thể đã thoát li khỏi môi trường nước và chuyển lên cạn. Đây là một bước biến đổi quan trọng đối với thực vật. Từ đó dẫn tới hình thành những đặc điểm mới trong cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở thực vật bậc cao, tiến hóa hơn Tảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Phân loại học thực vật ( rêu - quyết - hạt trần)
- SEMINA (nhóm 4) PHÂN LOẠI HỌC THỰC VẬT Thành viên 1. Thùy An ủ 2. C í h Trường: Đại Học Đồng Tháp 3. Văn Đoàn Lớp: KTNN – 2011-l2 4. Kim Lành GVHD: Phạm Thị Thanh Mai Môn: Phân Loại Thực Vật ỹ ọ 5. N M c g Nhóm thực hiện: Nhóm 4 ơ ị 6. T h
- Chương 4 : RÊU – QUYẾT – HẠT TRẦN 1. 1.ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC THỰC VẬT Ở CẠN 1.1 Đặc điểm chung - Thực vật bậc cao bao gồm những cơ thể đã thoát li khỏi môi trường nước và chuyển lên cạn. Đây là một bước biến đổi quan trọng đối với thực vật. Từ đó dẫn tới hình thành những đặc điểm mới trong cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở thực vật bậc cao, tiến hóa hơn Tảo. - Chuyển từ môi trường nước lên môi trường cạn nên đã có nhiều biến đổi của cơ thể để thích nghi với môi trường mới nên tuyệt đại đa số cơ thể thực vật bậc cao phân hóa thành các cơ quan thân, lá và hầu hết có rễ thật (trừ Rêu).
- - Mỗi cơ quan đảm nhận chức năng riêng, phù hợp với hoàn cảnh sống mới. Trong môi trường cạn thì nguồn thức ăn từ đất (nước và các chất hòa tan) chỉ có thể được đưa vào trong cây nhờ hệ thống rễ (trong khi đó ở môi trường nước thức ăn hòa tan trong nước có thể được trực tiếp đưa vào cơ thể thực vật), ngoài ra rễ còn giúp cây đứng vững trong đất. - Lá làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ. Còn thân làm nhiệm vụ nâng đỡ tán lá và vận chuyển thức ăn. - Cơ thể thực vật không những phân hóa thành các cơ quan khác nhau, mà mỗi cơ quan đều có cấu tạo phức tạp và phân hóa thành nhiều loại mô quan trọng đối với cơ thể ở cạn mà quan trọng nhất là mô dẫn.
- - Mô dẫn có chức năng dẫn truyền thức ăn (nước và các chất hòa tan) từ rễ lên lá và dẫn các chất hữu cơ do lá chế tạo ra đưa đến các bộ phận khác để nuôi cây. Mô dẫn lúc đầu chỉ mới là quản bào, về sau có mạch thông hoàn thiện dần. Đồng thời trụ dẫn cũng tiến hóa từ dạng nguyên sinh lên những dạng phức tạp hơn (hình ống, hình mạng…) - Ngoài mô dẫn, còn có mô bì và mô cơ. Mô bì làm nhiệm vụ che chở, bảo vệ cây khỏi bị những tác động biến đổi thường xuyên của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh sáng… Trên mô bì có lỗ khí giúp cho sự trao đổi khí và nước giữa cây với môi trường. Mô cơ làm nhiệm vụ nâng đỡ cây (ở môi trường nước mô này không phát triển vì nước cũng có tác dụng nâng đỡ và giữ thăng bằng cho cơ thể). - Tất cả các cơ quan và mô đó xuất hiện và ngày càng phát triển giúp cho thực vật bậc cao thích ứng được với điều kiện sống ở cạn. Trong khi đó các đặc điểm này hầu như chưa có hoặc chưa hoàn thiện ở thực vật bậc thấp (Tảo).
- - Về đặc điểm sinh sản và cơ quan sinh sản, ở thực vật bậc cao luôn có sự xen kẽ thế hệ giữa sinh sản vô tính (hình thành bào tử) và sinh sản hữu tính (hình thành và kết hợp giữa các giao tử). Sự xen kẽ thế hệ thể hiện rất rõ và thường xuyên. - Trong sự xen kẽ thế hệ, trừ ngành Rêu có thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử, còn lại các ngành khác thì thể bào tử ngày càng chiếm ưu thế rõ rệt và tới ngành Hạt kín thì thể giao tử xem như không đáng kể. Cơ quan sinh sản cái là túi noãn đa bào. - Trong quá trình tiến hóa, túi noãn biến đi và lên đến thực vật Hạt kín xuất hiện một bộ phận mới là “nhụy” nằm trong cơ quan sinh sản chung là hoa.
- Có sự xuất hiện phôi. Phôi là một giai đoạn nghỉ trong quá trình phát triển của cơ thể, được bảo vệ và nuôi dưỡng bởi thức ăn lấy từ cơ thể mẹ. Đây là một đặc điểm tiến hóa hơn hẳn thực vật bậc thấp, đảm bảo cho nòi giống phát triển tốt hơn. → Vì vậy thực vật bậc cao ngày càng chiếm ưu thế trong giới Thực vật. 1.2. Nguồn gốc và tiến hóa - Trước đây người ta cho rằng Thực vật bậc cao tiến hóa từ những Tảo có xen kẽ thế hệ rõ ràng. Đó là Tảo lục, Tảo nâu và Tảo đỏ. Nhưng nhóm tảo này có nguồn gốc của thực vật ở cạn đầu tiên thì hiện nay cũng chưa có đầy đủ tài liệu chứng minh rõ ràng.
- - Cho đến gần cuối thế kỉ XX nhiều tác giả cho rằng Tảo lục là tổ tiên của Thực vật. Họ đưa ra những chứng cớ như: Tảo lục có vách tế bào bằng xenluloz, có diệp lục a,b, chất dự trữ là tinh bột, đều là đặc điểm của tất cả Thực vật. Quá trình phân bào của Tảo hoàn toàn giống Thực vật. Chu trình sống của Thực vật và của chi Ulva trong ngành Tảo lục đều có xen kẻ thế hệ. Giao tử đực nhiều roi là đặc điểm của nhiều Tảo lục cũng gặp ở nhiều Thực vật. - Mặt khác trong vài thập niên trở lại đây, các nhà thực vật học loài người Mĩ nhận thấy rằng Tảo vòng gần gũi vói Thực vật hơn cả. Bằng phương pháp so sánh cấu trúc siêu hiển vi, sinh hoá học và thông tin di truyền của tế bào, các nhà nghiên cứu đã tìm ra sự giống nhau giữa Tảo vòng và Thực vật:
- - Giống nhau về chất màu: cả hai đều có diệp lục và β caroten. - Giống nhau về sinh hóa: vách tế bào đều bằn xenlulôz. - Giống nhau về cơ chế của quá trình phân bào. - Giống nhau về cấu trúc siêu hiển vi của tinh trùng. - Giống nhau về quan hệ di truyền: Cấu trúc phân tử của bất cứ gen nào trong nhân va các rARN của Tảo vòng đều thể hiện sự gần gũi với Thực vật bậc cao. - Tuy nhiên cần phải hiểu rằng: Tảo vòng hiện tại không phải là tổ tiên của Thực vật vì chúng không có xen kẽ thế hệ.
- - Nhiều giả thiết cho rằng Tảo vòng và Thực vật có chung nguồn gốc từ một dạng Tảo vòng cổ xưa có tên là Coleochacter: Túi noãn của tảo này không phóng noãn cầu với nước để thụ tinh, mà noãn cầu nằm lại trong túi noãn chờ tinh trùng đến thụ tinh. Sau thụ tinh, hợp tử phát triển trong túi noãn thành thể đa bào lưỡng bội (đó chính là thể bào tử (2n)). Sau đó mới phân cha giảm nhiễm hình thnhà bào tử. Túi noãn chín, bào tử dược phóng thích ra ngoài phát triển thành tản mới đơn bội. Như vậy là ở loài Tảo vòng cổ xưa này có xen kẽ thế hệ, nhưng thể bào tử không sống độc lập mà phát triển ngay trong túi noãn (kí sinh trên đó), sau đó mới hình thành bào tử. Tính chất này hoàn toàn giống với Thực vật ở cạn đầu tiên (ngành Rêu).
- Từ đó, khi chuyển lên đời sống ở cạn, các tổ tiên của Thực vật bậc cao do phụ thuộc vào điều kiện môi trường khác nhau mà phát triển ra 2 dòng tiến hóa đơn bội và lưỡng bội khác nhau: - Dòng thứ nhất tiến hóa theo hướng hướng thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử, cho ra Ngành Rêu, ngành này tiến hóa từ cơ thể dạng tản đến dạng thân lá. - Dòng thứ hai, theo hướng thể bào tử chiếm ưu thế, hình thành nên tất cả các ngành Thực vật bậc cao khác và tiến hóa xa hơn hướng thứ nhất, tới những dạng có tổ chức cao nhất như Hạt trần, Hạt kín để tạo thành Giới thực vật phong phú và đa dạng ngày nay. Di tích hóa thạch đã tìm thấy cho biết thực vật bậc cao đã xuất hiện cách đây khoảng 500 triệu năm.
- Thành phần loài ở các nhóm của thực vật bậc cao đã được biết như sau: - Rêu hơn 20.000 loài - Quyết khoảng 6.000 đến 10.000 loài. - Hạt trần (Thông) từ 500 đến 700 loài. - Thực vật có hoa khoảng 300.000 loài. Còn nhiều loài khác là những thực vật đã hóa thạch. 2. Sự phân chia giới thực vật Thực vật bậc cao bao gồm các ngành: - Ngành Rêu (Bryophyta) - Ngành Quyết trần (Rhyniophyta) - Ngành Lá thông (Psilotophyta) - Ngành Thông đá (Lycopodiophyta) - Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) - Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) - Ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta) - Ngành Hạt kín (Angiospermatophyta)
- 2.1. Ngành Rêu (Bryophyta) Rêu là ngành thực vật bậc cao đầu tiên tiến chiếm môi trường đất liền, có đời sống trên cạn nhưng vẫn còn mang những đặc tính của thực vật bậc thấp và được xem là ngành Thực vật ở cạn nguyên thủy nhất: có cấu tạo rất đơn giản. Ở những đại diện thấp cơ thể còn có dạng tản, các đại diện tiến hóa cao hơn thì cơ thể đã có sự phân hóa thành thân, lá nhưng chưa có rễ thật mà chỉ có rễ giả đơn hoặc đa bào, tức là những lông hút để giữ cây và hút nước, chưa có mô dẫn nên thích nghi kém cỏi với đời sống ở cạn.
- Rêu thường mọc ở những nơi ẩm, thành đám dày. Chúng tiến hóa theo một hướng riêng biệt. Thể giao tử (n) chiếm ưu thế so với thể bào tử (2n). Trong chu trình phát triển, thể giao tử là cây trưởng thành và chiếm ưu thế, mang cơ quan sinh sản là túi tinh và túi noãn. Thể bào tử (thể mang túi) phát triển từ phôi và nằm trên thể giao tử. thường gồm ba phần: túi bào tử, cuống và chân. Sự thụ tinh hoàn toàn nhờ nước. Rêu có 3 hình thức sinh sản: sinh sản hữu tính, sinh sản vô tính và sinh sản dinh dưỡng, mỗi kiểu đều hình thành 1 chức năng riêng của nó. Về phân loại, ngành Rêu được chia làm 3 lớp độc lập: lớp Rêu sừng (Anthoceropsida), lớp Rêu tản (Marchantiopsida) và lớp Rêu (Bryopsida).
- 2.1.1. Lớp Rêu sừng (Anthoceropsida) Cơ thể dạng tản, là một bản dẹp màu lục, mặt dưới có rễ giả để bám vào đất ẩm. Trong tế bào có 1-2 thể màu với hạch tạo bột giống Tảo lục. Thể mang túi dài 6 - 15cm, khi chín nứt thành 2 mảnh dọc tách ra giống 2 sừng (nên được gọi là Rêu sừng). Ở nước ta có vài loài thuộc chi Anthoceros.
- Hình 43. Rêu sừng (Anthoceros laevis) a. Hình dạng chung; b.Hình cắt dọc thể mang túi: 1. Mảnh vỏ tách ra; 2. Cột; 3.Một phần của tản; 4. Bào tử
- 2.1.2. Lớp Rêu tản (Marchantiopsida) Cơ thể sinh dưỡng có cấu tạo lưng bụng khác nhau, ở những đại diện thấp có cấu tạo tản, một số đại diện cao hơn có cấu tạo thân lá. Sinh sản sinh dưỡng bằng truyền thể. Sinh sản hữu tính bằng cơ quan sinh sản là túi tinh và túi noãn ở các cây khác nhau. Trong túi bào tử có sợi đàn hồi để phát tán bào tử.
- Hình 44. Rêu tản: a. Tản cái với các chụp cái và chén truyền thể (1); b.Tản đực với các chụp đực; c. Lát cắt ngang tản: 1. Rễ giả; 2. Vảy lá; 3. Lỗ khí; 4. Tế bào chứa diệp lục; 5. Tế bào mô mềm
- Cắt ngang tản từ trên xuống ta thấy: - Lớp tế bào biểu bì trên thỉnh thoảng có các khí khổng, phía dưới khí khổng là phòng khí. - Dưới biểu bì là lớp tế bào có diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp. - Mặt dưới là lớp biểu bì dưới, từ đó mọc ra các rễ giả và các lá Hìnhảy. Rêu tản: a. v 44. Tản cái với các chụp cái và chén truyền thể (1); b.Tản đực với các chụp đực; c. Lát cắt ngang tản: 1. Rễ giả; 2. Vảy lá; 3. Lỗ khí; 4. Tế bào chứa diệp lục; 5. Tế bào mô mềm
- - Về sinh sản: + Sinh sản sinh dưỡng bằng truyền thể. Chén truyền thể nằm ở mặt trên của tản có hình chén, bên trong chứa nhiều khối tế bào hình bản dẹp, màu lục, có 2 thùy gọi là truyền thể. Khi được phát tán, truyền thể nẩy mầm tạo ra cơ thể mới. + Sinh sản hữu tính: Cơ quan sinh sản là túi tinh và túi noãn nằm trên các tản khác nhau. • Túi tinh nằm trong chụp đực, mọc ra ở phần đầu của các tản đực. Chụp đực có dạng hình sao mang túi tinh trong các khoang ăn sâu vào phía trên. Túi tinh có hình trứng, bên trong chứa tinh trùng có hai roi. • Túi noãn nằm trong chụp cái. Chụp cái hình sao có múi, chứa các túi noãn trong lớp màng ở mặt dưới chụp. túi noãn có cấu tạo hình cái chai, phần bụng chứa tế bào trứng.
- Hình 45. Sinh sản ở Rêu tản a. Lát cắt dọc một phần chụp đực thấy các túi tinh (1) mang tinh trùng (2); b. Lát cắt dọc một phần chụp cái qua 1 thùy thấy các túi noãn (1) và lỗ khí (2); c. Một noãn phóng to thấy noãn cầu (1); d. Thể mang túi: 1. Túi bào tử (mang bào tử (a) và sợi đàn hồi (b),2. Cuống; e. Truyền thể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo đề tài: Phân loại phương pháp chứng minh bất đẳng thức tích phân
50 p | 561 | 233
-
Đồ án: Phân tích hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm và tác hại của chúng với sức khỏe
39 p | 521 | 103
-
Khóa luận cử nhân Tin học: Tìm hiểu các hướng tiệp cận phân loại email và xây dựng phần mềm mail client hỗ trợ tiếng Việt
106 p | 310 | 93
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân loại sản phẩm dùng Kit Raspberry
101 p | 196 | 44
-
Luận án tiến sĩ Sinh học: Sự biến đổi về thành phần loài và số lượng thực vật nổi ở hồ EaNhái và EaSup tỉnh Đăk Lăk
254 p | 104 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài: lý luận và thực tiễn
78 p | 69 | 19
-
Đề tài: Phân tích cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ bán lẻ và đánh giá tác động của những cam kết này với dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam như thế nào
17 p | 159 | 14
-
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học đề tài cấp cơ sở: Nghiên cứu xây dựng phân loại tiêu dùng theo mục đích hộ gia đình và phân loại chi tiêu theo chức năng của Chính phủ áp dụng ở Việt Nam
112 p | 109 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học của cây cành giao Euphorbia tirucalli L. thu hái ở tỉnh Bình Thuận
41 p | 130 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh năm 2015 - 2016 và hiệu quả giải pháp giám sát chủ động
221 p | 86 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu phân loại chi Cóc (Spondias L.) ở Việt Nam dựa trên hình thái và phân tử
45 p | 32 | 8
-
Đề tài: Phân tích khả năng và hiện thực của kinh tế Việt Nam khi hội nhập
13 p | 85 | 7
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu, xây dựng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình và phân loại chi tiêu theo chức năng của Chính phủ áp dụng ở Việt Nam
33 p | 62 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Thành phần loài và sự phân bố quần xã thực vật hạt kín vùng cát tại xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
99 p | 17 | 4
-
Báo cáo tổng kết chuyên đề nghiên cứu khoa học: Phương pháp luận nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên vũng – vịnh
0 p | 69 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin
97 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân loại thị trường tài chính tiêu dùng - Ứng dụng cho Ngân hàng Đông Á tại Đà Nẵng
140 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn