Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh năm 2015 - 2016 và hiệu quả giải pháp giám sát chủ động
lượt xem 10
download
Mục tiêu tổng thể của đề tài là mô tả thực trạng quản lý chất thải y tế tại 92 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh năm 2015 - 2016. Đánh giá hiệu quả thử nghiệm giải pháp giám sát chủ động chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh năm 2015 - 2016 và hiệu quả giải pháp giám sát chủ động
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ********** ĐÀM THƢƠNG THƢƠNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN TRUNG ƢƠNG, TUYẾN TỈNH NĂM 2015 - 2016 VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP GIÁM SÁT CHỦ ĐỘNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2021
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ********** ĐÀM THƢƠNG THƢƠNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN TRUNG ƢƠNG, TUYẾN TỈNH NĂM 2015 - 2016 VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP GIÁM SÁT CHỦ ĐỘNG Chuyên ngành : Y học dự phòng Mã số : 9720163 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thanh Hà 2. PGS.TS. Trần Văn Tuấn HÀ NỘI – 2021
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trên trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Đàm Thƣơng Thƣơng
- iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học và Quản lý khoa học, cùng tập thể thầy, cô giáo Khoa Vệ sinh quân đội, Học viện Quân Y đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu, và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại học viện. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thanh Hà và PGS.TS Trần Văn Tuấn là những người thầy đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, định hướng nghiên cứu, luôn quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Lãnh đạo Viện, nhóm nghiên cứu, Khoa Xét nghiệm và Phân tích, Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình triển khai thu thập và phân tích số liệu để hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Cục Quản lý môi trường y tế, Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ, tích cực phối hợp và hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này./. Hà Nội, ngày ….. tháng….năm 2021 Nghiên cứu sinh Đàm Thƣơng Thƣơng
- iv MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục sơ đồ, hình vẽ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Một số khái niệm, định nghĩa 3 1.2. Tình hình quản lý chất thải y tế hiện nay 5 1.2.1. Phân loại chất thải y tế, nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe 5 1.2.2. Các phương pháp xử lý chất thải y tế 11 1.2.3. Giám sát môi trường bệnh viện 15 1.3. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới 22 1.4. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam 28 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. Đối tượng nghiên cứu 34 2.2. Địa điểm nghiên cứu 35 2.3. Thời gian nghiên cứu 35 2.4. Phương pháp nghiên cứu 36 2.5. Quản lý và xử lý số liệu 49 2.6. Sai số và biện pháp hạn chế sai số 52 2.7. Một số tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 54 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 58 2.9. Hạn chế của đề tài 59
- v Trang CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60 3.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại 92 bệnh viện tuyến Trung 60 ương và tuyến tỉnh năm 2015 – 2016 3.1.1. Thực trạng thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong 60 quản lý chất thải y tế tại bệnh viện 3.1.2. Thực trạng phát thải và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện 65 3.1.3. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện 74 3.1.4. Thực trạng hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện 78 3.2. Hiệu quả thử nghiệm giải pháp giám sát chủ động chất thải y tế tại 85 bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và tỉnh Thanh Hóa 3.2.1. Hiệu quả kiểm soát phát sinh, quản lý và xử lý chất thải rắn y tế 85 3.2.2. Hiệu quả trong giám sát hệ thống xử lý nước thải 94 3.2.3. Tính khả thi, phù hợp và khả năng duy trì của mô hình đối 97 với các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN 105 4.1. Về thực trạng quản lý chất thải y tế tại 92 bệnh viện tuyến Trung 105 ương và tuyến tỉnh năm 2015 – 20166 4.2. Về kết quả xây dựng và thử nghiệm mô hình giám sát chủ động 123 chất thải rắn và nước thải y tế tại hai bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh KẾT LUẬN 136 KIẾN NGHỊ 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BOD Biochemical oxygen demand (Nhu cầu oxy sinh hoá) BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BYT Bộ Y tế COD Chemical oxygen demand (Nhu cầu oxy hoá học) CSYT Cơ sở y tế CTNH Chất thải nguy hại CTRYT Chất thải rắn y tế CTYT Chất thải y tế DO Desolved Oxygen (Lượng oxy hoà tan trong nước) ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTM Đánh giá tác động môi trường EPA United States Environmental Protection Agency (Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) GSMT Giám sát môi trường CSHQ Chỉ số hiệu quả NIOSH National Institute of Occupational Safety and Health (Viện Sức khoẻ và An toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ) PAC Hoá chất trợ lắng (Poly Aluminium Chloride) NVYT Nhân viên y tế QCVN Quy chuẩn Việt Nam QTMT Quan trắc môi trường QTMTBV Quan trắc môi trường bệnh viện SKNN&MT Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường TB Trung bình TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VIHEMA Vietnam Health Environmen Management Agency (Cục Quản lý môi trường y tế) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Một số vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm có thể thấy trong chất thải y tế lây nhiễm 9 1.2 Phương pháp phân tích nước thải y tế 20 1.3 Phương pháp phân tích khí thải lò đốt chất thải y tế 21 1.4 Phương pháp phân tích môi trường không khí 22 1.5 Tỷ lệ phát sinh chất thải y tế trên thế giới theo khu vực 23 2.1 Độ lặp lại tối đa chấp nhận tại các nồng độ khác nhau (theo AOAC) 52 3.1 Thông tin chung về bệnh viện 60 3.2 Thực trạng tuân thủ quy định hành chính trong công tác bảo vệ môi trường bệnh viện 61 3.3 Thực trạng thực hiện một số văn bản pháp luật về quản lý chất thải y tế tại bệnh viện 62 3.4 Thực trạng quan trắc môi trường định kỳ tại bệnh viện 63 3.5 Thực trạng sổ sách ghi chép theo dõi về quản lý chất thải 64 3.6 Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các bệnh viện 65 3.7 Tổng khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh trung bình ngày 65 3.8 Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo tuyến bệnh viện 66 3.9 Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo loại hình bệnh viện 67 3.10 Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn y tế 68 3.11 Thực trạng tuân thủ quy định về dụng cụ thu gom chất thải rắn y tế 69 3.12 Thực trạng thùng đựng chất thải rắn y tế 70
- viii Bảng Tên bảng Trang 3.13 Thực trạng hộp đựng chất thải rắn y tế sắc nhọn 71 3.14 Thực trạng dụng cụ thu gom, lưu trữ chất thải rắn y tế theo tuyến bệnh viện 72 3.15 Thực trạng nhà lưu trữ chất thải rắn y tế theo tuyến bệnh viện 73 3.16 Các phương thức xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện 74 3.17 Tỷ lệ lò đốt đạt tiêu chí đánh giá tại các bệnh viện 75 3.18 Thực trạng quản lý, sử dụng lò đốt tại bệnh viện 76 3.19 Thực trạng quản lý, sử dụng lò hấp tại bệnh viện 77 3.20 Lượng nước thải phát sinh tại các bệnh viện 78 3.21 Tổng lượng nước thải y tế phát sinh tại các bệnh viện 79 3.22 Thực trạng công tác xử lý nước thải bệnh viện 80 3.23 Tỷ lệ đạt các chỉ tiêu hoá lý của nước thải sau xử lý theo QCVN 28:2010/BTNMT theo tuyến bệnh viện 82 3.24 Tỷ lệ đạt các chỉ tiêu vi sinh của nước thải sau xử lý theo QCVN 28:2010/BTNMT theo tuyến bệnh viện 84 3.25 Chất lượng nước thải y tế sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT 84 3.26 Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại hai bệnh viện tham gia nghiên cứu (kg/ngày/khoa) 85 3.27 Tỷ lệ đạt tiêu chí đánh giá về dụng cụ, thiết bị lưu trữ chất thải y tế theo từng ngày (%) 87 3.28 Tỷ lệ đạt tiêu chí đánh giá về phân loại chất thải y tế theo ngày (%) 88 3.29 Tỷ lệ đạt tiêu chí đánh giá về thu gom chất thải y tế theo ngày (%) 89 3.30 Tỷ lệ đạt tiêu chí đánh giá về các thiết bị và phương tiện làm sạch và khử trùng chất thải y tế theo ngày (%) 90
- ix Bảng Tên bảng Trang 3.31 Tỷ lệ đạt tiêu chí đánh giá về vận chuyển chất thải y tế tế theo ngày (%) 91 3.32 Tỷ lệ đạt tiêu chí về yếu tố vật lý, hoá học, sinh học tại buồng bệnh theo tuần (%) 92 3.33 Tỷ lệ đạt tiêu chí đánh giá về các yếu tố vật lý cảm quan, sinh học… tại khu vực hành lang, phòng chờ của người bệnh (%) 93 3.34 Kết quả quan sát vận hành xử lý nước thải theo các ngày trong tuần và tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và bệnh viện đa khoa Thanh Hoá 96 3.35 So sánh kết quả đánh giá bất hoạt vi sinh giữa bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường 98 3.36 So sánh kết quả đánh giá bất hoạt vi sinh giữa bệnh viện đa khoa Thanh Hóa và Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường 98 3.37 So sánh kết quả phân tích nước thải giữa bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường 99 3.38 So sánh kết quả phân tích nước thải giữa bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường 100
- x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Bảng Tên biểu đồ Trang 3.1 Tỷ lệ các loại chất thải rắn y tế phát sinh trung bình ngày tại 66 các bệnh viện 3.2 Tỷ lệ đạt các tiêu chí quy định về dụng cụ thu gom chất thải 69 rắn y tế theo tuyến bệnh viện 3.3 Tỷ lệ đạt các tiêu chí quy định về thùng đựng chất thải rắn y 70 tế theo tuyến bệnh viện 3.4 Tỷ lệ đạt các tiêu chí quy định về hộp đựng CTRYT sắc nhọn 71 theo tuyến bệnh viện 3.5 Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn cho phép về các chỉ tiêu hóa lý của nước 81 thải bệnh viện sau xử lý theo QCVN 28:2010/BTNMT 3.6 Tỷ lệ đạt các chỉ tiêu vi sinh của nước thải bệnh viện sau xử 83 lý theo QCVN 28:2010/BTNMT 3.7 Tỷ lệ % PAC và Cloramin sử dụng trong ngày để xử lý nước 94 thải của bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên 3.8 Tỷ lệ % PAC và Cloramin sử dụng trong ngày để xử lý nước thải 95 3.9 Độ tương quan giữa chỉ tiêu DO và Amoni của hai bệnh viện 101 3.10 Kết quả khảo sát về sự cần thiết của mô hình 102 3.11 Kết quả khảo sát về sự tiện lợi, dễ sử dụng của bộ công cụ 102 3.12 Kết quả khảo sát về sự phù hợp của bộ công cụ trong mô hình 103 3.13 Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của bộ công cụ đến công việc 103 3.14 Kết quả khảo sát về khả năng duy trì mô hình 104
- xi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng Tên sơ đồ, hình Trang 1.1 Chuỗi lan truyền bệnh truyền nhiễm 8 2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 36 2.2 Giải pháp giám sát chủ động chất thải rắn y tế và nước thải y tế 49 2.3 Quy trình kiểm soát DO 58
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế. Chất thải y tế được phân định thành chất thải y tế lây nhiễm, chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm và chất thải y tế thông thường [1]. Chất thải y tế không được xử lý tốt gây nguy cơ đến sức khỏe cho nhân viên y tế, sức khỏe cho cộng đồng và tác động đến môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí [2]. Việc phơi nhiễm với các chất thải y tế nguy hại có thể dẫn tới sự lây nhiễm mầm bệnh và ảnh hưởng tới sức khỏe [3]. Các tác nhân truyền nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các đường như: qua da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua đường hô hấp (do xông, hít phải); qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải) [2]. Năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính có khoảng 23 triệu người đã bị phơi nhiễm với viêm gan virus B, C và HIV trên toàn cầu do lây nhiễm qua những bơm kim tiêm tại các cơ sở y tế [4]. Những ảnh hưởng môi trường khác c ng có thể thấy từ việc quản lý kém chất thải y tế đó là vấn đề về ô nhiễm mùi, sự phát sinh ruồi, gián, sâu bọ, các động vật gặm nhấm và nguy hiểm hơn là sự ô nhiễm nguồn nước ngầm và sự phát triển của các loài sinh vật trong tự nhiên do việc chôn lấp chất thải y tế không đúng quy chuẩn [5], [6]. Theo Niên giám thống kê năm 2018, cả nước có gần 13547 cơ sở y tế, bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh thuộc các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân. Theo Bộ Y tế, năm 2015, tổng lượng nước thải phát sinh từ các bệnh viện trên toàn quốc khoảng 300.000 m3/ngày đêm [7]. Cùng với sự phát triển và sự tăng nhanh về số lượng giường bệnh điều trị, khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế có chiều hướng ngày càng gia
- 2 tăng. Theo thống kê, mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm. Ước tính đến năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, qua khảo sát của Sở Y tế, lượng chất thải rắn y tế từ hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong năm 2014 là khoảng gần 3.000 tấn [8]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, quản lý tốt chất thải y tế góp phần giảm thiểu nguy cơ gây hại cho sức khoẻ con người và môi trường và, giảm chi phí trong quản lý, xử lý chất thải y tế [9]. Hiện nay, ở Việt Nam việc đánh giá quản lý chất thải y tế được thực hiện thông qua hoạt động quan trắc môi trường với tần suất quan trắc chỉ từ 2-4 lần/năm và thực hiện bởi các đơn vị chức năng. Tuy nhiên, việc thuê các đơn vị quan trắc môi trường đòi hỏi chi phí tốn kém và không chủ động. Trong khi đó để quản lý, giám sát công tác quản lý chất thải y tế một cách hiệu quả thì cần cập nhật thường xuyên và liên tục các số liệu quan trắc môi trường y tế nhằm phát hiện sớm những chỉ số, tiêu chí chưa đạt trên cơ sở đó chủ động, thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời các tồn tại, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường trước khi đơn vị có chức năng đến quan trắc, đánh giá định kỳ theo quy định. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài nhằm các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải y tế tại 92 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh năm 2015 - 2016. 2. Đánh giá hiệu quả thử nghiệm giải pháp giám sát chủ động chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm, định nghĩa Cơ sở y tế (CSYT): bao gồm các bệnh viện, viện nghiên cứu, trung tâm y tế, phòng khám, trạm y tế và các cơ sở khác đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế công lập và tư nhân [10]. Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học [1]. Bệnh viện: là một tổ chức chăm sóc sức khỏe cung cấp điều trị bệnh nhân với các nhân viên y tế (NVYT) và điều dưỡng chuyên ngành và thiết bị y tế. Loại bệnh viện được biết đến nhiều nhất là bệnh viện đa khoa, thường có khoa cấp cứu để điều trị các vấn đề sức khỏe khẩn cấp, từ nạn nhân hỏa hoạn và tai nạn cho đến một căn bệnh bất ngờ. Các bệnh viện chuyên khoa bao gồm trung tâm chấn thương, bệnh viện phục hồi chức năng, bệnh viện trẻ em, bệnh viện người cao tuổi và bệnh viện để giải quyết các nhu cầu y tế cụ thể như điều trị tâm thần và một số loại bệnh. Bệnh viện chuyên khoa có thể giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe so với bệnh viện đa khoa [11]. Chất thải y tế: Chất thải y tế (CTYT) là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế [1]. Chất thải y tế nguy hại: Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH) là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất
- 4 thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm [1]. Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế [1]. Thu gom chất thải y tế: là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và vận chuyển về khu vực lưu trữ, xử lý CTYT trong khuôn viên CSYT [1]. Vận chuyển chất thải y tế: là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu trữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu trữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế [1]. Quản lý chất thải y tế: Quản lý chất thải y tế (QLCTYT) là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện [1]. Quan trắc môi trường: Quan trắc môi trường (QTMT) là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường [12]. Quan trắc môi trường bệnh viện (QTMTBV): là hoạt động quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện, là hoạt động theo dõi có hệ thống về diễn biến số lượng, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải rắn y tế (CTRYT), khí thải lò đốt CTRYT, nước thải y tế tại bệnh viện [13]. Giám sát: là thu thập dữ liệu định kỳ để đo lường tiến độ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu. Giám sát được sử dụng để theo dõi những thay đổi trong khi thực hiện. Giám sát là quá trình liên tục, đòi hỏi việc thu thập các dữ
- 5 liệu tại nhiều giai đoạn, dùng để quyết định hoạt động nào cần phải điều chỉnh để đạt được kết quả mong đợi [14]. 1.2. Tình hình quản lý chất thải y tế hiện nay 1.2.1. Phân loại chất thải y tế, nguy cơ đối với môi trƣờng và sức khỏe 1.2.1.1. Phân loại chất thải y tế Chất thải y tế được phân thành 3 nhóm: chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải y tế thông thường. - Chất thải lây nhiễm bao gồm 04 loại [1]: + Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác; + Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly; + Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm; + Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm [1]. - Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm 05 loại [1]: + Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại; + Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất;
- 6 + Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng; + Chất hàn răng amalgam thải bỏ; + Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. - Chất thải y tế thông thường bao gồm 03 loại [1]: + Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế; + Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT được quy định cụ thể cho chất thải y tế nguy hại tại Phụ lục số 01 (A) ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT Điểm a Khoản 4 Điều này nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại; + Danh mục và mã chất thải nguy hại quy định tại này; + Sản phẩm thải lỏng không nguy hại. 1.2.1.2. Nguy cơ đối với môi trường của chất thải y tế - Nguy cơ đối với môi trường đất: QLCTYT không đúng quy trình, chôn lấp CTYT không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại,… gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn [9]. - Nguy cơ đối với môi trường không khí: CTYT từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây ra tác động xấu tới môi trường không khí. Trong các khâu phân loại - thu gom - vận chuyển, CTYT có thể phát tán vào không khí bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất,...
- 7 Trong khâu xử lý, CTYT có thể phát sinh ra các chất khí độc hại như dioxin, furan,… từ lò đốt và CH4, NH3, H2S,… từ bãi chôn lấp [9]. - Nguy cơ đối với môi trường nước: CTYT chứa nhiều chất độc hại và các tác nhân gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao như: chất hữu cơ, hóa chất độc hại, kim loại nặng và các vi khuẩn Samonella, Coliforms, Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa kháng,… Nếu không được xử lý trước khi xả thải sẽ gây ra một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A,… [9]. 1.2.1.3. Nguy cơ đối với sức khoẻ * Đối tượng chịu ảnh hưởng: Tất cả các cá nhân tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất thải y tế nguy hại ở bên trong hay bên ngoài khuôn viên bệnh viện, tại tất cả các công đoạn từ phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý đều chịu tác động xấu đến sức khoẻ, nếu CTYT không được quản lý đúng cách an toàn và không được quan tâm đúng mức [2]. Cụ thể: - Nhóm đối tượng có nguy cơ cao với CTYT bao gồm: Cán bộ, nhân viên y tế (NVYT): bác sĩ, y sĩ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý, sinh viên thực tập công nhân vận hành các công trình xử lý chất thải,… - Nhân viên của các đơn vị hoạt động trong CSYT: nhân viên công ty vệ sinh công nghiệp; nhân viên giặt là, nhân viên làm việc ở khu vực nhà tang lễ, trung tâm khám nghiệm tử thi,… - Ngoài ra còn có các đối tượng khác: người tham gia vận chuyển, xử lý CTYT ngoài khuôn viên CSYT; người liên quan đến bãi chôn lấp rác và người nhặt rác; Bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú; người nhà bệnh nhân và khách thăm; cộng đồng và môi trường xung quanh cơ sở y tế; cộng đồng sống ở vùng hạ lưu các con sông tiếp nhận các nguồn chất thải của các cơ sở y tế chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu.
- 8 * Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe con người: - Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm: Trong thành phần của chất thải lây nhiễm có thể chứa đựng một lượng rất lớn các tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B,… Các vi sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua nhiều con đường: Qua da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da); Qua các niêm mạc (màng nhầy); Qua đường hô hấp (do xông, hít phải); Qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). Việc QLCTYT lây nhiễm không đúng cách còn có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho con người thông qua môi trường trong bệnh viện. Nước thải bệnh viện có chứa các vi khuẩn gây bệnh, nếu không được xử lý đạt qui chuẩn tiêu chuẩn về môi trường có nguy cơ phát tán lây nhiễm dịch bệnh cho con người và động vật. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn được coi là loại chất thải rất nguy hiểm, gây tổn thương kép tới sức khỏe con người: vừa gây chấn thương: vết cắt, vết đâm,... vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, ... Chuỗi lan truyền bệnh truyền nhiễm được thể hiện tại Hình 1.1, bằng việc phá một trong các mắt xích lây truyền sẽ kiểm soát được các bệnh truyền nhiễm. Điều này có thể được thực hiện qua việc quản lý tốt chất thải y tế [9]. Hình 1.1. Chuỗi lan truyền bệnh truyền nhiễm *Nguồn: Chartier Y., Emmanuel J., Pieper U. et al. (2014) [9].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 237 | 57
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 214 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 202 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 38 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 24 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 172 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 37 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 130 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 35 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn