intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC

Chia sẻ: Trịnh Phương Hoài | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:37

586
lượt xem
101
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu sơ lược về công ty, phân tích báo cáo tài chính theo kết cấu và xu hướng, phân tích các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn FLC, định giá cổ phiếu Tập đoàn FLC là những nội dung chính trong đề tài "Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC". Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC

  1. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông LỜI MỞ ĐẦU Năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục chậm và không  đồng đều giữa các nền kinh tế sau suy thoái toàn cầu. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô   diễn biến theo hướng tích cực. Tổng cầu của nền kinh tế tăng song hoạt động sản   xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, tồn kho hàng hóa vẫn  ở mức   cao. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Tình hình biển Đông có nhiều diễn  biến phức tạp,  ảnh hưởng phần nào đến động thái phát triển kinh tế  ­ xã hội của   cả nước. Trong bối cảnh kinh tế  thế  giới và trong nước năm vừa qua còn nhiều khó   khăn thách thức, Tập đoàn FLC đã và đang từng bước tạo lập uy tín và thương hiệu  “FLC” trên thị  trường mặc dù FLC một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động  sản mới gia nhập thị  trường. Số  lượng khách hàng của Công ty ngày càng tăng   không chỉ dựa vào mối quan hệ tốt sẵn có của các cán bộ  quản lý mà còn dựa vào  chính chất lượng sản phẩm dịch vụ mà FLC mang đến cho khách hàng. FLC định  hướng trở  thành một trong những tập đoàn kinh doanh tư  vấn bất động sản hàng  đầu tại Việt Nam. Dưới đây là phần phân tích đánh giá cổ  phiếu FLC của Tập đoàn FLC trên   sàn HOSE, dựa trên báo cáo kết quả  kinh doanh, báo cáo tài chính của những năm  gần đây. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm những nội dung  chính sau: 1. Giới thiệu sơ lượt về công ty 2. Phân tích báo cáo tài chính theo kết cấu và xu hướng 3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn FLC 4. Định giá cổ phiếu Tập đoàn FLC SVTH: Trịnh Phương Hoài
  2. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông Trong quá trình thực hiện tiểu luận này, tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên   hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Nông đã tận tình giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn! SVTH: Trịnh Phương Hoài
  3. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông MỤC LỤC MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CĐKT: Cân đối kế toán; KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh; VCSH: Vốn chủ sở hữu; ROA: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản; ROE: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu; ROI:  Tỷ lệ hoàn vốn; SVTH: Trịnh Phương Hoài
  4. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông DANH SÁCH BẢNG SVTH: Trịnh Phương Hoài
  5. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông DANH SÁCH ĐỒ THI SVTH: Trịnh Phương Hoài
  6. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông 1. Giới thiệu sơ lược về công ty 1.1. Thông tin khái quát ­ Tên giao dịch: Công ty cổ phần Tập đoàn FLC ­ Logo Tập đoàn:  ­ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0102683813 do Sở Kế hoạch và  Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 12/09/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 21  ngày 28/01/2015. ­ Vốn điều lệ: 3.148.938.820.000 đồng ­ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 3.148.938.820.000 đồng ­   Địa   chỉ:   Tầng   5   Tòa   nhà   FLC   Landmark   Tower,   đường   Lê   Đức   Thọ,   phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam. ­ Website: www.flc.vn ­ Mã cổ phiếu: FLC 1.2 Quá trình hình thành và phát triển  Khởi đầu từ một doanh nghiệp nhỏ, sau gần 15 năm xây dựng và phát triển,   được tổ chức theo nhiều loại hình doanh nghiệp và với các tên gọi khác nhau, đến   năm 2010 trước nhu cầu mở rộng về quy mô, lĩnh vực hoạt động, tăng cường năng  lực quản trị và nâng cao hiệu quả đầu tư, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty   cổ  phần Tập đoàn FLC (ngày 22 tháng 11 năm 2010), hoạt động theo mô hình công  ty mẹ  với nhiều công ty con, công ty liên kết; kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực,   trong đó tập trung vào các lĩnh vực chính là: phát triển các dự án bất động sản, đầu  tư  tài chính, cung  ứng nguồn nhân lực quốc tế, đào tạo nghề, thương mại, du lịch  và dịch vụ. Với hoạt động ban đầu là sàn giao dịch bất động sản, tư  vấn đầu tư  và tư  vấn tài chính doanh nghiệp, FLC ngày nay đã phát triển thành một tập đoàn tư nhân   lớn, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực với kinh doanh bất động sản là trọng tâm.   Trong lĩnh vực bất động sản Tập đoàn FLC đầu tư vào rất nhiều phân khúc của thị  SVTH: Trịnh Phương Hoài
  7. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông trường như: bất động sản nhà ở  và cho thuê (chung cư  cao cấp, biệt thự, nhà liền  kề, văn phòng, trung tâm thương mại), bất động sản nghỉ  dưỡng (sân golf, khách   sạn 5 sao, khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái) và bất động sản khu công   nghiệp... Những năm trở  lại đây, một số  lĩnh vực kinh doanh khác của Tập đoàn   cũng được mở rộng, phát triển với doanh thuvà lợi nhuận ổn định. Bên cạnh đó Tập  đoàn cũng luôn chú trọng tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, mở rộng đầu tư. Các sự kiện khác: ­ Tháng 10/2011, mười bảy triệu cổ  phiếu của Công ty cổ  phần Tập đoàn   FLC với mã cổ  phiếu là FLC chính thức được giao dịch tại Sở  Giao dịch Chứng   khoán Hà Nội; ­ Tháng 8/2012, tổ  chức DAS ­ Vương quốc Anh cấp chứng chỉ “hệ th ống   quản lý chất lượng ISO 9001:2008”; ­ Tháng 8/2013, cổ phiếu FLC chính thức chuyển sang niêm yết tại Sở Giao  dịch Chứng khoán TP. HCM; ­ Tháng 4/2013 FLC đón nhận danh hiệu “Doanh nghiệp hội nhập và phát   triển”; ­ Tháng 8/2013 FLC được vinh danh tại giải thưởng Sao Vàng Đất Việt; ­ Tháng 5/2014 khởi công dự  án sân golf và khu nghỉ  dưỡng quốc tế  FLC   Samson Golf Links tại Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 5.500 tỷ đồng; ­ Tháng 7/2014 cổ phiếu FLC được đưa vào rổ cổ phiếu tính chỉ số VN30; ­ Tháng 9/2014 ký thỏa thuận với UBND tỉnh Khánh Hòa về  việc thực hiện  dự án BT xây dựng khu hành chính tập trung tỉnh Khánh Hòa; 1.3 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh ­ Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh bất động sản, kinh doanh thương mại   dịch vụ, tư vấn doanh nghiệp, xuất khẩu lao động… ­ Địa bàn kinh doanh: Hà Nội, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc…. 1.4 Một số dự án đang trong quá trình triển khai và khai thác ­ Dự án Văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp FLC Landmark Tower. ­ Dự án khu đô thị FLC Garden City. SVTH: Trịnh Phương Hoài
  8. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông ­ Dự án Khu nhà ở cho Cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư Pháp. ­ Dự án Khu du lịch vui chơi giải trí Hồ Cẩm Quỳ. ­ Dự án Nhà máy sản xuất bao bì carton cao cấp. ­ Dự án Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê FLC Complex. 1.5 Định hướng phát triển Định hướng chiến lược phát triển của FLC là trở  thành Tập đoàn bất động  sản hàng đầu Việt Nam, từng bước vươn ra khu vực và thế  giới. Công ty đang sở  hữu một số dự  án bất động sản lớn có tiềm năng phát triển và nằm ở  những vị  trí  đắc địa tại Hà Nội và một số  địa phương, FLC đang tiếp tục tìm kiếm dự  án có   triển vọng để đầu tư. 1.6 Các rủi ro Công ty đã xây dựng và triển khai một cách toàn diện có hệ thống chiến lược   quản trị rủi ro nhằm nắm bắt các cơ hội, giảm thiểu tổn thất, tối ưu hóa lợi ích cổ  đông, đối tác và cộng đồng. Trong hoạt động kinh doanh bất động sản, rủi ro về  chính sách kinh tế vĩ mô, rủi ro về thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro tăng giá   nguyên vật liệu có ảnh hưởng khá lớn, ngoài ra những thay đổi về chính sách pháp  luật liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng và chính sách nhà  ở  của nhà   nước cũng có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2. Phân tích báo cáo tài chính theo kết cấu và xu hướng 2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng 2.: Phân tích bảng CĐKT theo chiều dọc Tài sản 2011 2012 2013 2014 Tài sản ngắn hạn 50,42% 60,14% 47,01% 66,43% Tiền và các khoản tương đương  0,14% 0,31% 0,62% 10,43% tiền Các khoản đầu tư tài chính ngắn  31,01% 33,38% 16,66% 32,30% hạn Các khoản phải thu ngắn hạn 16,27% 25,55% 24,46% 20,44% Hàng tồn kho 0,45% 0,10% 4,38% 0,80% Tài sản ngắn hạn khác 2,55% 0,79% 0,89% 2,45% Tài sản dài hạn 49,58% 39,86% 52,99% 33,57% Tài sản cố định 6,21% 14,41% 12,81% 11,20% SVTH: Trịnh Phương Hoài
  9. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông Bất động sản đầu tư 0,00% 17,60% 17,79% 6,92% Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 35,30% 6,96% 21,30% 11,31% Tài sản dài hạn khác 0,80% 0,67% 0,88% 0,24% Lợi thế thương mại 7,27% 0,23% 0,21% 3,89% Tổng cộng 100% 100% 100% 100% Nguồn vốn Nợ phải trả 50,07% 43,25% 39,82% 27,53% Nợ ngắn hạn 49,66% 34,32% 33,75% 10,91% Nợ dài hạn 0,41% 8,93% 6,07% 16,63% Nguồn vốn chủ sở hữu 49,06% 56,47% 59,89% 72,44% Lợi ích của cô đông thiểu số 0,87% 0,28% 0,29% 0,02% Tổng cộng 100% 100% 100% 100% Bảng 2.: Phân tích bảng CĐKT theo chiều ngang Tài sản 2012 2013 2014 Tài sản ngắn hạn 461,31% ­22,67% 263,48% Tiền và các khoản tương đương tiền 939,38% 96,35% 4256,79% Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 406,57% ­50,63% 398,78% Các khoản phải thu ngắn hạn 639,40% ­5,31% 114,93% Hàng tồn kho 8,00% 4064,91% ­52,99% Tài sản dài hạn 278,41% 31,51% 62,93% Các khoản phải thu dài hạn Tài sản cố định 992,15% ­12,09% 125,00% Bất động sản đầu tư Các khoản đầu tư tài chính dài hạn ­7,25% 202,96% 36,56% Tài sản dài hạn khác 291,03% 31,12% ­29,69% Tổng tài sản 370,64% ­1,07% 157,21% Nguồn vốn Nợ phải trả 306,51% ­8,92% 77,85% Nợ ngắn hạn 225,21% ­2,70% ­16,89% Nợ dài hạn 10223,46% ­32,80% 604,97% Nguồn vốn chủ sở hữu 441,67% 4,92% 211,13% Tổng nguồn vốn 370,64% ­1,07% 157,21% 2.1.1.1 Cơ cấu tài sản: Tổng tài sản của Tập đoàn FLC tính tới ngày 31/12/2014 là 5.404 tỷ  đồng,   tăng 157,21% so với năm 2013. Trong giai đoạn 4 năm từ  2011 – 2014, tổng tài sản   trung bình là 2.519 tỷ đồng và tăng trung bình 129%/năm. SVTH: Trịnh Phương Hoài
  10. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông Qua bảng số  liệu 2.2, ta nhận thấy năm 2013 là một năm khá khó khăn đối  với Tập đoàn FLC. Các khoản mục đều sụt giảm nhanh chóng so với năm 2012, các  khoản đầu tư ngắn hạn giảm 50,63%, tài sản cố định giảm 12,09%. Riêng hàng tồn  kho thì tăng chóng mặt 4.065%. Sự biến động này cũng là tình hình chung của kinh   tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Nhưng đến năm 2014, kinh tế  dần phục hồi, nên tốc độ  tăng trưởng của tài sản được cải thiện đáng kể. Tiền và  các khoản tương đương tiền tăng 4257% (chủ  yếu do tiền gửi ngân hàng và tiền  gửi kỳ  hạn dưới 3 tháng tăng nhanh,  xem phụ  lục 03), đầu tư  tài chính ngắn hạn  tăng 399% và tài sản cố  định tăng 125% (chủ  yếu là đâu tư   ủy thác, xem phụ  lục   04). Qua bảng số  liệu 2.1, ta nhận thấy cơ  cấu tài sản có sự  chuyển dịch theo   hướng tăng tỷ  trọng tải sản ngắn hạn, giảm tỷ  trọng tài sản dài hạn. Thật vậy,   năm 2011, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn gần bằng nhau (khoảng 50%). Tuy   nhiên, đến năm 2014, tài sản ngắn hạn chiếm 66,43% (khoảng 2/3 tổng tài sản). Đồ thị 2.: Cơ cấu tài sản của FLC 2011­2014 (ĐVT: tỷ đồng) Đóng góp vào việc tăng tài sản ngắn là do tỷ  trọng tiền và các khoản tương  đương tiền có sự thay đổi đột biến, năm 2011 chiếm 0,14%, năm 2012 chiếm 0,31%,  năm 2013 chiếm 0,62%, năm 2014 tăng đột ngột đến 10,43% trong cơ cấu tài sản. Các khoản đầu tư  tài chính dài hạn giảm đáng kể, năm 2011 chiếm 35,30%   thì đến năm 2014 chỉ còn 11,31% kéo theo sự sụt giảm tỷ trọng của tài sản dài hạn. 2.1.1.2 Cơ cấu nguồn vốn: Đồ thị 2.: Cơ cấu nguồn vốn của FLC 2011­2014 (ĐVT: tỷ đồng) Tại thời điểm 31/12/2014, vốn chủ sở hữu đạt 3.915 tỷ đồng, tăng 211,13% so  với thời điểm cùng kỳ năm 2013, chiếm 72,44% tổng nguồn vốn. Trong giai đoạn 4   năm 2011 – 2014, vốn chủ  sở  hữu chiếm 59,46% tổng nguồn vốn.  Điều này cho  thấy, vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể so với những năm trước. Tỷ  trọng nợ/vốn  ở  thời điểm 31/12/2014 là 0,38, và tỷ  trọng nợ/vốn trung   bình trong 4 năm là 0,71. Tỷ trọng nợ/vốn giảm dần trong 4 năm. Năm 2011, nợ phải   SVTH: Trịnh Phương Hoài
  11. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông trả chiếm 50,07%, và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 49,06%. Đến nay, nợ phải trả  chỉ chiếm 27,53%, và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 72,44%.  Điều này có thể lý giải bằng việc tập đoàn FLC liên tục phát hành cổ phiếu  để tăng vốn chủ sở hữu. Vì vậy năm 2014, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 211,13% so   với cùng kỳ năm 2013. Còn nợ phải trả chỉ tăng 77,85% so với cùng kỳ năm 2013. 2.2 Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.: Phân tích bảng KQHĐKD theo chiều dọc Kết quả hoạt động kinh doanh 2011 2012 2013 2014 Doanh thu bán hàng và cung cấp  100,00% 100,50% 100,01% 100,02% dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu 0,00% 0,50% 0,01% 0,02% Doanh thu thuần về bán hàng và  100,00% 100,00% 100,00% 100,00% cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán 92,46% 97,24% 91,64% 87,50% Lợi nhuân gộp về bán hàng và  7,54% 2,76% 8,36% 12,50% cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính 30,52% 6,58% 3,45% 16,10% Chi phí tài chính 10,18% 5,22% 1,60% 2,26% Trong đó: Chi phí lãi vay 10,18% 0,79% 1,10% 2,23% Chi phí bán hàng 0,59% 0,07% 0,21% 0,22% Chi phí quản lý doanh nghiệp 14,41% 1,71% 1,95% 2,72% Lợi nhuận thuần từ hoạt động  12,87% 2,34% 8,05% 23,39% kinh doanh Thu nhập khác 0,13% 0,74% 0,00% 0,40% Chi phí khác 0,14% 0,73% 0,05% 1,08% Lợi nhuận khác ­0,01% 0,01% ­0,04% ­0,68% Phần lãi, lỗ trong công ty liên kết,  0,20% 0,14% ­0,15% ­0,71% liên doanh Tổng lợi nhuận kế toán trước  13,06% 2,49% 7,86% 22,00% thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành 3,83% 0,15% 2,18% 4,76% Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0,00% 0,00% ­0,01% ­0,01% Lợi nhuận sau thuế thu nhập  9,23% 2,34% 5,69% 17,24% doanh nghiệp Bảng 2.: Phân tích bảng KQHĐKD theo chiều ngang Kết quả hoạt động kinh doanh 2012 2013 2014 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch  1.046,77% 11,67% 18,34% vụ SVTH: Trịnh Phương Hoài
  12. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông Các khoản giảm trừ doanh thu 0,00% 0,00% 214,03% Doanh thu thuần về bán hàng và cung  1.041,10% 12,21% 18,32% cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán 1.100,05% 5,75% 12,99% Lợi nhuân gộp về bán hàng và cung  318,26% 239,53% 76,81% cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính 145,96% ­41,22% 452,71% Chi phí tài chính 485,35% ­65,73% 67,80% Trong đó: Chi phí lãi vay ­11,21% 55,27% 140,15% Chi phí bán hàng 31,18% 236,82% 28,30% Chi phí quản lý doanh nghiệp 35,64% 27,95% 64,82% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh  107,23% 286,70% 243,58% doanh Thu nhập khác 6.543,18% ­99,46% 13270,74% Chi phí khác 5.872,61% ­92,89% 2657,00% Lợi nhuận khác ­1151,55% ­527,78% 1771,03% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 117,18% 254,82% 231,28% Chi phí thuế TNDN hiện hành ­55,63% 1542,89% 158,69% Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh  188,85% 173,10% 258,83% nghiệp Doanh thu thuần toàn tập đoàn FLC năm 2014 đạt 2.064 tỷ đồng, tăng 18,32%  so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần trong 4 năm đạt 147,45%.   Nguyên nhân là do doanh thu năm 2012 tăng đột biến 1.041% so với năm 2011 (doanh  thu năm 2011 là 136,2 tỷ đồng thì năm 2012 doanh thu là 1.554,2 tỷ đồng). Tuy nhiên   năm 2013, do  ảnh hưởng chung của sự  kinh tế toàn cầu và kinh tế  Việt Nam, tập   đoàn FLC đã không duy trì được tốc độ  tăng trưởng doanh thu  ấn tưởng của năm   2012. Doanh thu năm 2013 chỉ tăng 11,67%. Không như xu hướng phát triển của doanh thu, lợi nhuận trước thuế của tập   đoàn FLC tăng vượt bậc đáng kể  trong 4 năm gần đây, năm 2012 tăng 117,18% thì   năm 2013 tăng 254,82%, và tập đoàn duy trì mức tăng trưởng ở năm 2014 là 231,28%  (đạt 454 tỷ đồng). Xét về cơ cấu, lợi nhuận trước thuế đạt 454 tỷ  đồng chiếm 22% doanh thu  thuần, tỷ lệ này được cải thiện so với năm 2012 (38,6 tỷ đồng chiếm 2,49% doanh   thu) và 2013 (137 tỷ  đồng chiếm 7,86% doanh thu thuần). Điều này chứng tỏ  tập  SVTH: Trịnh Phương Hoài
  13. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông đoàn đã dần khôi phục và phát triển sau thời gian trì trệ  do  ảnh hưởng chung của  nền kinh tế vĩ mô. 3. Phân tích các chỉ số tài chính của Tập đoàn FLC 3.1 Tỷ số thanh khoản 3.1.1 Tỷ số thanh khoản hiện thời Tỷ  số thanh khoản hiện thời được xác định dựa trên số  liệu từ  bảng CĐKT   bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Tỷ  số  thanh khoản hiện thời của Tập đoàn FLC trong 4 năm 2011 – 2014   được xác định cụ thể như sau: Bảng 3.: Tỷ số thanh khoản hiện thời Hệ số khả năng Năm Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn thanh khoản hiện hành 2011 227.524.152.230 224.102.765.706 1,02 2012 1.277.127.194.181 728.814.326.388 1,75 2013 987.621.072.712 709.131.626.536 1,39 2014 3.589.787.525.097 589.363.577.237 6,09 Tỷ  số  thanh khoản hiện thời của Tập đoàn FLC là 6,09 > 1. Điều này có   nghĩa là giá trị tài sản lưu động của FLC lớn hơn giá trị  nợ ngắn hạn, hay nói cách   khác là tài sản lưu động của doanh nghiệp đủ  đảm bảo cho việc thanh toán các   khoản nợ ngắn hạn. Như vậy, nói chung tình hình thanh khoản của FLC tốt. Dựa vào bảng 3.1, tỷ số thanh khoản hiện thời năm 2014 là 6,09 lớn hớn rất  nhiều so với năm 2011 là 1,02; năm 2012 là 1,75; năm 2013 là 1,39. Điều này cho   thấy khả  năng thanh khoản của FLC năm này tăng rất nhiều so với những năm   trước. Nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền cùng với đầu tư  tài  chính ngắn hạn tăng đột biến  ở  năm 2014 làm cho tài sản lưu động năm 2014 tăng  263,48%. Trong khi nợ ngắn hạn giảm 16,89% ở năm 2014.  Đồ thị 3.: Tỷ số khả năng thanh khoản hiện hành Tuy nhiên, ngành bất động sản có tỷ số thanh khoản hiện hành trung bình là   1,85. Rõ ràng tỷ số khả  năng thanh khoản của FLC năm 2014 cao hơn rất nhiều so   SVTH: Trịnh Phương Hoài
  14. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông với trung bình ngành. Điều này cho thấy FLC dự phòng tài sản lưu động quá nhiều  gây ra tình trạng chiếm dụng vốn. 3.1.2 Tỷ số thanh khoản nhanh Tỷ  số  thanh khoản nhanh được xác định dựa vào thông tin từ  bảng CĐKT  bằng cách lấy tài sản lưu động đã trừ cho hàng tồn kho chia cho nợ ngắn hạn. Bảng 3.: Tỷ số thanh khoản nhanh Hệ số khả năng  Tài sản ngắn  Năm Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn thanh toán  hạn nhanh 2011 27.524.152.230  2.047.117.570    24.102.765.706  1,01 2012 1.277.127.194.181  2.210.936.480  728.814.326.388  1,75 2013 987.621.072.712  92.083.462.034  709.131.626.536  1,26 2014 3.589.787.525.097  43.286.057.749  589.363.577.237  6,02 Tỷ số thanh khoản nhanh cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh  nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán. Cụ  thể với FLC, mỗi đồng nợ ngắn hạn năm 2014 có 6,02 đồng tài sản lưu động có thể  sử dụng ngay để thanh toán. Tỷ  số  thanh khoản nhanh trong 4 năm 2011 – 2014 của FLC đều lớn hơn 1.   Điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động có tính thanh khoản nhanh của FLC lớn   hơn giá trị nợ ngắn hạn. Hay nói cách khác tài sản lưu động của FLC đủ  đảm bảo   cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn nếu như chủ nợ đòi tiền cùng một   lúc. Ngành bất động sản có tỷ số thanh khoản nhanh trung bình là 0,82. Năm 2011  – 2013, tỷ  số  thanh khoản nhanh của FLC không quá cao so với trung bình ngành,   chứng tỏ Tập đoàn FLC đảm bảo tốt khả năng thanh khoản. Tuy nhiên năm 2014, tỷ  số  này đã quá cao so với trung bình ngành. Do FLC tăng tiền và đầu tư  tài chính  ngắn hạn quá nhiều. Ta nhận thấy, tỷ  số thanh khoản hiện thời và tỷ  số  thanh khoản nhanh của   FLC trong 4 năm không quá chênh lệch nhau. Nghĩa là hàng tồn kho chiếm tỷ trọng   khá khiêm tốn trong cơ cấu tài sản lưu động. Năm 2014, hàng tồn kho chiếm 0,8%   tài sản lưu động, năm 2013 hàng tồn kho chiếm 4,38% tài sản lưu động là do kinh tế  SVTH: Trịnh Phương Hoài
  15. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông khó khăn, FLC đã thực hiện chính sách nới lỏng kinh doanh cho khách hàng của   mình làm gia tăng hàng tồn kho hơn 4.000% so với năm 2012. 3.2 Tỷ số hiệu quả hoạt động 3.2.1 Tỷ số hoạt động tồn kho Để đánh giá hiệu quả  quản lý tồn kho của FLC, chúng ta có thể sử  dụng tỷ  số  hoạt đồng tồn kho. Tỷ  số hoạt động tồn kho được xác định bằng cách lấy giá   vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho. Bảng 3.: Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay Số ngày Năm Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho hàng tồn kho tồn kho 2011 2,047,117,570 2012 1,511,242,749,944 2,210,936,480 709,83 0,51 2013 1,598,173,492,582 92,083,462,034 33,90 11,62 2014 1,805,738,292,915 43,286,057,749 26,68 13,49 Qua số  liệu bản 3.3, vòng quay tồn kho của FLC năm 2012 là 709,83 và số  ngày tồn kho là 0,51, đến năm 2014 là 26,68, kéo theo số ngày tồn kho năm 2014 là  13,49 ngày. Điều này cho thấy FLC không quá đầu tư vào hàng tồn kho. Năm 2014,  hàng hóa chiếm tỷ trọng khá cao trong hàng tồn kho (82,7%), phần còn lại là nguyên  liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ và chi phí sản xuất dở dang (xem phụ lục 05). 3.2.2 Kỳ thu tiền bình quân Tỷ số này dùng để do lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu.   Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để  công ty có thể  thu hồi được khoản  phải thu. Tương tự như cách tính tỷ số hoạt động tồn kho, ta có bảng số liệu như sau: Bảng 3.: Kỳ thu tiền bình quân (ngày) Các khoản phải thu Kỳ thu tiền Năm Doanh thu ngắn hạn bình quân 2011                      73.395.737.619       177.947.374.240  2012                    542.689.472.810    1.668.007.574.773  66,48 2013                    513.881.999.512    1.804.178.731.822  105,41 2014                  1.104.475.344.300    2.404.127.824.500  121,17 SVTH: Trịnh Phương Hoài
  16. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông Kỳ thu tiền bình quân của FLC tăng liên tục trong các năm gần đây, năm 2012  là 66,48 ngày; năm 2013 là 105,41 ngày; đến năm 2014 là 121,17 ngày. Điều này cho  thấy FLC đang thực hiện nới lỏng chính sách bán chịu cho khách hàng. Tuy nhiên  nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát  sinh các khoản nợ  khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ  cũng gia tăng. Vì  vậy, FLC cần có chính sách bán chịu phù hợp. 3.2.3 Vòng quay tài sản lưu động Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói chung mà không  có sự  phân biệt giữa hiệu quả  hoạt động tồn kho hay hiệu quả  hoạt động khoản  phải thu. Tỷ số này được xác định bằng cách lấy doanh thu chia bình quân giá trị tài   sản lưu động. Bảng 3.: Vòng quay tài sản lưu động Vòng quay Năm Tài sản ngắn hạn Doanh thu thuần tài sản lưu  động 2011 227.524.152.230 136.201.198.700 2012 1.277.127.194.181 1.554.196.520.027 2,07 2013 987.621.072.712 1.744.012.977.028 1,54 2014 3.589.787.525.097 2.063.589.993.114 0,90 Năm 2014, mỗi đồng tài sản lưu động tạo ra 0,90 đồng doanh thu. Tỷ số này   giảm dần trong 3 năm gần đây cho thấy hiệu quả  FLC sử  dụng tài sản lưu động   giảm liên tục. Tuy nhiên vòng quan tài sản lưu động bình quân của ngành bất động  sản là 0,44. Điều này cho thấy do đặc thù của ngành bất động sản nên chỉ số vòng  quay tài sản lưu động của FLC là khá cao, hiệu quả  sử  dụng tài sản lưu động dù   đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức đạt yêu cầu. 3.2.4 Vòng quay tài sản cố định Tỷ số này đo lường hiệu quả sự dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị  và nhà xưởng. Tỷ số này được xác định bằng cách lấy doanh thu chia cho bình quân   giá trị tài sản cố định. Ta tính được vòng quay tài sản cố định của FLC như sau: Bảng 3.: Vòng quay tài sản cố định Năm Tài sản cố định Doanh thu thuần Vòng quay SVTH: Trịnh Phương Hoài
  17. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông tài sản cố  định 2011 28.024.536.875 136.201.198.700 2012 306.068.912.628 1.554.196.520.027 9,30 2013 269.071.863.899 1.744.012.977.028 6,06 2014 605.411.176.103 2.063.589.993.114 4,72 Năm 2014, một đồng tài sản cố định tạo ra được 4,72 đồng doanh thu. Điều   này cho thấy hiệu quả  sử  dụng tài sản cố  định của FLC là rất tốt. Trong ba năm   gần đây nhất, vòng quay tài sản cố định của FLC giảm liên tục, từ 9,30 (năm 2012),   xuống còn 6,06 (năm 2013) và 4,72 (năm 2014) chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản   cố định của FLC ngày càng xấu đi. 3.2.5 Vòng quay tổng tài sản Tỷ  số  này đo lường hiệu quả  sử  dụng tài sản nói chung mà không có phân   biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định. Tỷ số này được xác định bằng cách  lấy doanh thu chia cho bình quân giá trị tổng tài sản. Chỉ số này của FLC được tính  toán như sau: Bảng 3.: Vòng quay tổng tài sản Vòng quay Năm Tổng tài sản Doanh thu thuần tổng tài sản 2011 451.229.332.246 136.201.198.700 2012 2.123.652.575.393 1.554.196.520.027 1,21 2013 2.100.861.485.632 1.744.012.977.028 0,83 2014 5.403.551.975.381 2.063.589.993.114 0,55 Năm 2014, 1 đồng tổng tài sản tạo ra 0,55 đồng doanh thu. Trong khi vòng  quay tổng tài sản trung bình của ngành bất động sản là 0,24. Điều này cho thấy   hiệu quả sử dụng tổng tài sản của FLC là khá tốt. Trong 3 năm gần đây nhất, vòng quay tổng tài sản của FLC giảm liên tục cho  thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của FLC giảm sút nhanh chóng. Tóm lại, trong 3 năm trở  lại đây (2012­2014), hiệu quả  sử  dụng tài sản (tài  sản lưu động, tài sản cố  định) của Tập đoàn FLC dù đang  ở  mức khá tốt, nhưng   đang có xu hướng tụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do  ảnh hưởng của tình  hình kinh tế  khó khăn làm tác động đến hoạt động kinh doanh sản xuất của FLC.   SVTH: Trịnh Phương Hoài
  18. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông Năm 2014, các công ty con của FLC hoạt động không hiểu quả. Bên cạnh đó, thị  trường bất động sản đang  ấm dần, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc Tập   đoàn FLC phải thực hiện việc nới lỏng chính sách bán chịu sản phẩm để tìm kiếm   khách hàng. 3.3 Tỷ số quản lý nợ 3.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản, thường được gọi là tỷ số nợ D/A, đo lường mức   độ  sử  dụng nợ của doanh nghiệp để  tài trợ  cho tổng tài sản. Tỷ  số  này được xác   định bằng cách lấy tổng nợ chi cho giá trị tổng tài sản. Bảng 3.: Tỷ số nợ trên tổng tài sản Năm Tổng nợ Tổng tài sản Tỷ số nợ D/A 2011 225.939.971.481 451.229.332.246 50,07% 2012 918.477.618.064 2.123.652.575.393 43,25% 2013 836.581.182.276 2.100.861.485.632 39,82% 2014 1.487.847.367.158 5.403.551.975.381 27,53% Tỷ số nợ trên tài sản của FLC năm 2014 là 27,53%, tỷ số này khá thấp so với   tỷ số nợ trung bình ngày bất động sản là 59%. Điều này chứng tỏ, FLC ít sử dụng   nợ để tài trợ cho tài sản. Theo tính toán trong 4 năm gần đây, tỷ số nợ trên tổng tài   sản giảm liên lục và đều đặn qua các năm. Điều đó chứng tỏ, càng ngày FLC càng  giảm các khoản vay nợ, mà chủ yếu tăng vốn sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu. 3.3.2 Tỷ số nợ trên VCSH Tỷ số nợ trên VCSH, thường gọi là tỷ số nợ D/E, đo lượng mức độ sử dụng   nợ  của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương quan với mức độ  sử  dụng VCSH.   Tỷ số này được xác định bằng cách lấy tổng nợ chia cho vốn chủ sở hữu. Bảng 3.: Tỷ số nợ trên VCSH Năm Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở  Tỷ số nợ  hữu D/E 2011 225.939.971.481 221.375.356.103 102,06% 2012 918.477.618.064 1.199.125.671.482 76,60% 2013 836.581.182.276 1.258.176.265.738 66,49% 2014 1.487.847.367.158 3.914.585.266.018 38,01% SVTH: Trịnh Phương Hoài
  19. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông Tỷ số nợ trên tài sản của FLC năm 2014 là 38,01%, tỷ số này khá thấp so với  tỷ  số  nợ  trung bình ngày bất động sản là 94%. Điều này chứng tỏ, FLC hiện sử  dụng nợ ít hơn sử dụng vốn để tài trợ cho tài sản. Cũng giống như tỷ số nợ D/A, tỷ  số nợ D/E của FLC giảm nhanh chóng trong vòng 4 năm vừa qua, từ 102,06% (năm  2012) xuống còn 38,01% (năm 2014) cho thấy xu hướng sử dụng nợ ngày càng ít của   FLC. Đồ thị 3.: Tỷ số nợ D/A và D/E Qua hai chỉ  số  nợ  D/A và D/E, ta nhận thấy Tập đoàn FLC ngày càng sử  dụng nợ ít hơn sử dụng vốn để  tài trợ  cho tài sản. Điều này có lợi cho FLC ở  chỗ  nâng cao khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của FLC cao. Tuy  nhiên, FLC đã không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ  hội tiết kiệm thuế  từ  việc sử  dụng nợ. Như  vậy FLC không hấp dẫn cho các cổ  đông mua cổ phiếu, nhưng lại tạo tâm lý an tâm cho các chủ nợ. 3.4 Tỷ số khả năng sinh lời 3.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Tỷ  số lợi nhuận trên doanh thu được xác định bằng cách lấy lợi nhuận chia   cho doanh thu thuần. Bảng 3.: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 2011 2012 2013 2014 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh  13,06% 2,49% 7,86% 22,00% thu Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 9,23% 2,34% 5,69% 17,24% Năm 2014, tỷ  suất lợi nhuận trước thuế  trên doanh thu của FLC đạt 22%.   Nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần, Tập đoàn tạo ra được 22 đồng lợi nhuận. Tỷ  suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình của ngành bất động sản là 15%. Nghĩa là  mức sinh lợi nhuận của FLC đạt ngưỡng khá cao so với mặt bằng chung của ngành   bất động sản. Tượng tự, tỷ  suất lợi nhuận sau thuế  trên doanh thu của FLC đạt  17,24%, nghĩa là cứ  100 đồng doanh thu thuần, Tập đoàn dành 17,24 đồng để  chia  cho cổ đông. Tỷ số này khá cao hơn tỷ số trung bình ngành bất động sản là 10%. SVTH: Trịnh Phương Hoài
  20. Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC  GVHD: TS.Nguyễn Văn Nông Đồ thị 3.: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Quan sát 4 năm gần đây, ta nhận thấy do  ảnh hưởng chung của nền kinh tế  vĩ mô, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sụt giảm trong năm 2012 và năm 2013. Tuy   nhiên, năm 2014, công ty đã vượt dậy mạnh mẽ và đạt mốc 22% (lợi nhuận trước  thuế/doanh thu) và 17,24% (lợi nhuận sau thuế/doanh thu). 3.4.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) Tỷ  số lợi nhuận ròng trên tài sản được thiết kế  để  đo lường khả  năng sinh  lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. Tỷ số ROA được xác định bằng cách lấy lợi  nhuận sau thuế chia cho bình quân giá trị tổng tài sản. Bảng 3.: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) Năm Lợi nhuận sau  Tổng tài sản Tỷ số ROA thuế 2011 12.571.558.410 451.229.332.246 2012 36.312.441.998 2.123.652.575.393 2,82% 2013 99.170.036.035 2.100.861.485.632 4,69% 2014 355.852.742.574 5.403.551.975.381 9,48% Tỷ  số  ROA năm 2014 của FLC đạt 9,48% nghĩa là cứ  100 đồng tài sản thì  FLC tạo ra 9,48 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Trong khi tỷ số ROA bình quân  ngành bất động sản là 3%. Điều này chứng tổ  Tập đoàn FLC có suất sinh lời cao   hơn nhiều so với các công ty trong ngành bất động sản. Qua 3 năm gần đây, tỷ  số  ROA của FLC tăng liên tục từ  2,82% (năm 2012)   lên 4,69% (năm 2013) và đến 9,48% (năm 2014). Như vậy khả năng sinh lời trên mỗi   đồng tài sản của FLC được cải thiện đáng kể. 3.4.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên  VCSH (ROE). Tỷ số này đùng để đo lường khả năng sinh lời trên một đồng vốn cổ  phần phổ  thông. Tỷ  số ROE được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho   bình quân giá trị vốn cổ phần phổ thông. Bảng 3.: Tỷ số lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) Năm Lợi nhuận sau  Vốn chủ sở hữu Tỷ số ROE SVTH: Trịnh Phương Hoài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2