Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Phong Phú
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Phong Phú" nhằm phân tích được báo cáo tài chính của Tổng Công ty; Đưa ra các giải pháp để nâng cao khả năng tài chính của Tổng Công ty Thông qua các hoạt động phân tích báo cáo tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Phong Phú
- NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DÀNH CHO HỌC VIÊN CAO HỌC ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2024
- NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HUY PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG PHÚ ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Xuân Trường TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi, Nguyễn Văn Huy, lớp cao học CH24B2, khoa Tài Chính Ngân Hàng, Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh, Tôi cam đoan đề án tốt nghiệp này là tâm huyết nghiên cứu của riêng bản thân tôi với sự hỗ trợ nhiệt tình của thầy hướng dẫn. Các số liệu thu thập, tính toán, kết quả nêu trong đề án là hoàn toàn tin cậy và có nguồn tham khảo rõ ràng. Các kết quả đánh giá, kết luận một cách khoa học của báo cáo là quá trình nghiên cứu nghiêm túc và không sao chép từ bất kỳ công trình nào đã được công bố trước đó. Tác giả (ký, ghi rõ họ tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin cảm ơn chân thành đến T.S Nguyễn Xuân Trường – thầy đã tận tình hỗ trợ hướng dẫn em trong giai đoạn thực hiện đề án tốt nghiệp này. Sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của thầy đã thật sự giúp em có thêm kỹ năng, nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình làm đề án. Em đã được có cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, được học hỏi từ các anh/chị trong Tổng Công ty Cổ Phần Phong Phú, được tham gia vào các công việc thực tế, được thực hành những kiến thức đã được học trên giảng đường. Điều này đã giúp em hiểu sâu sắc hơn về ngành học của bản thân đang theo đuổi và có nhiều kỹ năng chuyên môn để đáp ứng công việc sau khi tốt nghiệp. Em cũng muốn gởi lời cảm ơn Ban TGD đã hỗ trợ giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong giai đoạn thực hiện đề án. Và không có gì hơn, em cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Trường và các anh/ chị trong Tổng Công ty CP Phong Phú đã hỗ trợ em hoàn hiện báo cáo đề án này. Tác giả (ký, ghi rõ họ tên)
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU .............................................. vi LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Giới thiệu về đề tài và lý do chọn đề tài: ............................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề án ............................................................................ 2 3. Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................. 2 4. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................... 2 6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề án ............................................................................. 2 7. Nội dung của đề án. .............................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............ 4 1.1 Khái quát về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính ..................... 4 1.1.1 Khái niệm, nội dung báo cáo tài chính.......................................................... 4 1.1.2 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính .......................................................... 5 1.1.3 Mục tiêu phân tích báo cáo tài chính ............................................................ 5 1.1.4 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính ..................................................... 6 1.1.5 Qui trình phân tích báo cáo tài chính ............................................................ 8 1.2 Nội dung phân tích báo cáo tài chính .............................................................. 10 1.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán .................................................................... 10 1.2.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ............................... 13 1.2.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ........................................................... 14 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp ...... 15 1.3.1 Các nhân tố chủ quan .................................................................................. 15 1.3.2 Các nhân tố khách quan .............................................................................. 17 Kết luận chương 1................................................................................................... 18 Chương 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG PHÚ GIAI ĐOẠN 2021-2023 .................................................... 19 2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Cổ Phần Phong Phú ......................................... 19 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tổng Công ty Cổ Phần Phong Phú ...... 19 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công Ty Cổ Phần Phong Phú ......................... 20 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................. 22
- iv 2.2 Khái quát thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công Ty Cổ Phần Phong Phú. ................................................................................................ 24 2.3 Phân Tích Báo Cáo Tài Chính ......................................................................... 24 2.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán ................................................................ 25 2.3.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ........................... 34 2.3.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ....................................................... 40 2.4 Đánh giá hoạt động tài chính Tổng Công Ty Cổ Phần Phong Phú thông qua phân tích báo cáo tài chính. ............................................................................... 42 2.4.1 Ưu điểm .................................................................................................. 42 2.4.2 Nhược điểm ............................................................................................ 42 Kết luận chương 2................................................................................................... 44 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG PHÚ .............................................. 45 3.1 Định hướng phát triển trong tương lai của Tổng Công Ty Cổ Phần Phong Phú 45 3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Tổng Công ty Cổ Phần Phong Phú ........................................................................................................... 46 3.2.1 Tăng cường các biện pháp quản lý hàng tồn kho .................................... 46 3.2.2 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu ................................... 46 3.2.3 Tăng cường quản lý chi phí ..................................................................... 46 3.2.4 Tăng cường công tác quản lý dòng tiền................................................... 47 3.3 Kiến nghị ........................................................................................................... 47 Kết luận chương 3................................................................................................... 48 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... i PHỤ LỤC .................................................................................................................. ii
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên Nghĩa BCTC: Báo cáo tài chính BCKQKD: Báo cáo kết quả kinh doanh BCĐKT: Bảng cân đối kế toán BLCTT Bảng lưu chuyển tiền tệ Công ty CP: Công ty Cổ phần DN: Doanh nghiệp DTT: Doanh thu thuần HĐKD: Hoạt động kinh doanh HĐĐT: Hoạt động đầu tư HĐTC: Hoạt động tài chính HTK: Hàng tồn kho GVHB: Giá vốn hàng bán LN: Lợi nhuận NPTh: Nợ phải thu TS: Tài sản TSNH: Tài sản ngắn hạn TSDH: Tài sản dài hạn TSCĐ: Tài sản cố định NV: Nguồn vốn TCDN: Tài chính doanh nghiệp TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
- vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1. 1 các bước phân tích báo cáo tài chính ........................................................ 8 Sơ đồ 2. 1 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Cổ Phần Phong Phú.......................... 21 Biểu đồ 2. 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Phong Phú giai đoạn 2021-2023 .. 22 Biểu đồ 2. 2 So sánh tổng tài sản của Tổng Công ty CP Phong Phú với một số đối thủ cạnh tranh trong Ngành dệt may ........................................................................ 27 Biểu đồ 2. 3 Phân tích khả năng thanh toán ............................................................. 29 Biểu đồ 2. 4 Số vòng quay hàng tồn kho .................................................................. 30 Biểu đồ 2. 5 Số vòng quay nợ và kỳ thu tiền ........................................................... 31 Biểu đồ 2. 6 ROS của một số đối thủ canh tranh trong Ngành dệt may .................. 37 Biểu đồ 2. 7 ROA của một số đối thủ cạnh tranh trong Ngành dệt may .................. 39 Biểu đồ 2. 8 Tóm tắt các tỷ số tài chính ROS, ROE, ROA được tính từ kết quả hoạt động kinh doanh của PPH giai đoạn 2021-2023 ...................................................... 39 Bảng 2. 1 Tóm tắt bảng cân đối kế toán của Tổng Công ty Cổ Phần Phong Phú giai đoạn 2021-2023 ........................................................................................................ 25 Bảng 2. 2 Các khoản phải thu ................................................................................... 27 Bảng 2. 3 Các khoản phải trả.................................................................................... 28 Bảng 2. 4 Số vòng quay tài sản ................................................................................ 31 Bảng 2. 5 Hiệu suất sử dụng vốn cố định ................................................................. 32 Bảng 2. 6 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động .............................................................. 32 Bảng 2. 7 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ................................................................... 33 Bảng 2. 8 Tỷ số nợ trên tổng tài sản ......................................................................... 33 Bảng 2. 9 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay ........................................................... 34 Bảng 2. 10 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Cổ Phần Phong Phú giai đoạn 2021-2023 ................................................................................................. 34 Bảng 2. 11 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu .............................................................. 36 Bảng 2. 12 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu...................................................... 37 Bảng 2. 13 ROE của một số đối thủ cạnh tranh trong Ngành dệt may .................... 38 Bảng 2. 14 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản ............................................................ 38 Bảng 2. 15 Lưu chuyển tiền tệ của Tổng Công ty Cổ Phần Phong Phú giai đoạn 2021-2023 ................................................................................................................. 40 Bảng 2. 16 Tóm tắt các chỉ tiêu tài chính được tính từ bảng CĐKT, KQHĐKD, LCTT của PPH giai đoạn 2021-2023 ....................................................................... 41
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu về đề tài và lý do chọn đề tài: Phân tích báo cáo tài chính (BCTC) có thể hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính ở hiện tại và ở quá khứ, nhằm mục đích có thể đánh giá, dự đoán các rủi ro tài chính, tiềm năng trong tương lai để phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác. (Bùi Hữu Phước, 2020) Đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Phong Phú” là một đề tài đề án thuyết phục và thực tế, mang nhiều ý nghĩa quan trọng hơn đối với doanh nghiệp. Bằng cách thực hiện nghiên cứu này, người nghiên cứu có thể nhận được kết quả có giá trị: − Cung cấp một hiểu biết toàn diện về vai trò quan trọng của phân tích BCTC trong việc đưa ra các quyết định sáng suốt và lập kế hoạch chiến lược trong môi trường kinh doanh. − Thông qua việc khám phá chuyên sâu, đề án này sẽ trang bị cho người nghiên cứu một bộ công cụ kỹ thuật phân tích BCTC mạnh mẽ, giúp chuyên gia đánh giá được hiệu quả về hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của công ty. − Đề án sẽ trình bày ứng dụng thực tế về các kỹ thuật phân tích BCTC bằng cách thực hiện đánh giá kỹ lưỡng về hoạt động tài chính, khả năng tỷ suất sinh lợi và hiệu quả hoạt động tài chính tổng thể của Tổng công ty CP Phong Phú. Lý do chọn đề tài Tổng Công CP Phong Phú là một doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sợi, dệt, may tại Việt Nam. Với qui mô hoạt động lớn trên khắp thị trường, Tổng Công ty CP Phong Phú luôn chú trọng đến việc Phân tích BCTC để đánh giá tình hình tài chính, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Việc phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty CP Phong Phú có ý nghĩa quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động tài chính của mình, xác định các điểm yếu, điểm mạnh, thách thức và cơ hội so sánh tình hình tài chính của Công ty so với các Công ty Cổ phần khác trong cùng lĩnh vực, ngành nghề và làm cơ sở cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Vì vậy, việc lựa chọn đề án tốt nghiệp về phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty
- 2 CP Phong Phú là rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp tác giả hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ và sâu sắc. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề án − Mục tiêu chung: Phân tích và đánh giá khả năng tài chính của Tổng Công ty CP Phong Phú. − Mục tiêu chi tiết: • Thứ nhất: Phân tích được báo cáo tài chính của Tổng Công ty; • Thứ hai: Đưa ra các giải pháp để nâng cao khả năng tài chính của Tổng Công ty Thông qua các hoạt động phân tích báo cáo tài chính. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Với đề án nghiên cứu Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty CP Phong Phú, tác giả đặt các câu hỏi sau: (1) Những điểm yếu nào trong hoạt động tài chính của Công ty cần được cải thiện? (2) Những cơ hội nào có thể khai thác để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty? (3) Những giải pháp cụ thể nào nhầm năng cao khả tài chính của Tổng Công ty Cổ Phần Phong Phú? 4. Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: là Tổng Công ty CP Phong Phú, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất sợi, dệt,… Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2021 đến năm 2023. 5. Phương pháp nghiên cứu: − Phương pháp thu thập số liệu: lấy số liệu BCTC qua các năm từ 2021 – 2023 của Tổng Công ty CP Phong Phú. − Phương pháp phân tích: Sử dụng các kỹ thuật phân tích chuyên sâu nhằm để làm rõ các nội dung nghiên cứu: phân tích đánh giá tổng quát, so sánh các hệ số, phân tích tỷ lệ và tổng hợp suy diễn về Tổng công ty Cp Phong Phú qua các năm 2021 – 2023. 6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề án Ý nghĩa đối với Tổng Công ty CP Phong Phú
- 3 − Khi thực hiện Phân tích BCTC giúp bản thân doanh nghiệp xác định được các các điểm yếu, điểm mạnh, thách thức và cơ hội trong tình hình tài chính của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các biện pháp để cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động. − So sánh tình hình tài chính của Tổng Công ty CP Phong Phú với các Công ty Cổ Phần khác trong cùng lĩnh vực, ngành nghề. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được vị thế của mình trên thị trường và đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn. − Làm cơ sở cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp: Phân tích báo cáo tài chính cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin đầy thiết thực để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý và hiệu quả. Ý nghĩa đối với học viên − Thông qua việc thực hiện đồ án học viên có thể nắm rõ hơn về các kỹ thuật phân tích BCTC, cách thức áp dụng các kỹ thuật này nhằm để đánh giá tình hình tài chính của Công ty. − Học viên có thể vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học về phân tích BCTC vào thực tế, từ đó nâng cao kỹ năng phân tích tài chính của mình. − Quá trình thực hiện đồ án giúp học viên tích lũy kinh nghiệm thực tế về phân tích BCTC. Kinh nghiệm này sẽ là nền tảng vững chắc cho quá trình học tập và làm việc sau này của học viên. 7. Nội dung của đề án. Nội dung nghiên cứu đề án, tác giả xây dựng bố cục gồm 03 chương: Chương 1: Lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính Chương 2: Phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty CP Phong Phú giai đoạn 2021-2023 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Tổng công ty CP Phong Phú.
- 4 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Khái quát về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính 1.1.1 Khái niệm, nội dung báo cáo tài chính 1.1.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là báo cáo chứa đựng thông tin hoạt động trong quá khứ mà công ty phát hành định kỳ. Báo cáo tài chính là công cụ quan trọng để thông qua đó nhà đầu tư, nhà phân tích tài chính và các bên quan tâm khác bên ngoài có được thông tin về một tập đoàn. Chúng cũng hữu ích cho các nhà quản lý trong công ty như một nguồn thông tin cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. (Berk, 2024) Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin cực kỳ quan trọng được thiết lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán theo qui hiện hành, cung cấp bức tranh tổng quan về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định. (Bùi Hữu Phước, 2020) Theo khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán (2015), BCTC là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Tóm lại, BCTC là một công cụ rất quan trọng giúp nhà cung cấp, tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, ban lãnh đạo Công ty và các bên liên quan khác đánh giá khả năng tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển trong tương của Công ty. 1.1.1.2 Nội dung báo cáo tài chính Căn cứ theo điều 29 của luật kế toán (2015) quy định về hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD), Bảng cân đối kế toán (BCĐKT), Bảng lưu chuyển tiền tệ (BLCTT), Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC). Cụ thể: − BCĐKT là báo cáo tài chính quan trọng, được lập theo Mẫu số B01 - DN, cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình các tài sản và nguồn vốn của Công ty tại một thời điểm nhất định. − BCKQHĐKD là báo cáo tài chính đầy quan trọng, được lập theo Mẫu số B02 - DN, tóm lược các khoản như doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một năm kế toán nhất định.
- 5 − BCLCT là báo cáo tài chính quan trọng, được lập theo Mẫu số B03 - DN, tổng hợp thông tin về việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. BCLCT cung cấp cho người sử dụng thông tin cái nhìn tổng quan về khả năng tạo ra nguồn tiền và sử dụng nguồn tiền của doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. − TMBCTC là báo cáo quan trọng, được lập theo Mẫu số B09 - DN, nhằm giải thích và bổ sung thông tin cho các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện đầy đủ trên các báo cáo tài chính khác (BCTC, BCKQHDKD, BCLCT). Thuyết minh BCTC cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết và chính xác về kết quả kinh doanh của Công ty trong năm hiện hành, giúp nhà cung cấp, nhà đầu tư, nhà quản lý và các bên liên quan đánh giá toàn diện tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của Công ty. 1.1.2 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là một quá trình phân tích có hệ thống để xác định các điểm mạnh và hạn chế tài chính của một doanh nghiệp bằng cách thiết lập mối liên hệ thích hợp giữa các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán và kết quả báo cáo kinh doanh (Grewal, 2021) Phân tích báo cáo tài chính chính (BCTC) là quá trình kiểm tra và đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm việc đối chiếu và Kiểm soát các tài liệu chính để kịp thời phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. (Ngô Kim Phượng, 2016) Tóm lại, phân tích BCTC là quá trình kiểm tra các dữ liệu được tổng kết từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong chu kỳ nhất định nhằm đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp thông qua các hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ đó đưa ra các sách lược kinh doanh cho tương lai. 1.1.3 Mục tiêu phân tích báo cáo tài chính Mục tiêu của việc phân tích BCTC là đánh giá tình hình tài chính giúp xác định sức mạnh tài chính hiện tại của doanh nghiệp, bao gồm khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Đánh giá được hiệu quả kinh doanh và phân tích khả
- 6 năng sinh lời của doanh nghiệp thông qua việc so sánh các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua các kỳ kinh doanh. Ngoài ra, có thể dự đoán triển vọng tương lai, cung cấp thông tin để dự đoán tiềm năng phát triển và khả năng sinh lời trong tương lai của doanh nghiệp. Và còn giúp doanh nghiệp phát hiện rủi ro tài chính để nhận diện và đánh giá các rủi ro tài chính tiềm ẩn, giúp doanh nghiệp chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro. Và điều quan trọng hơn nữa là đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính như Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, nhà cung cấp, nhà đầu tư và người lao động. 1.1.4 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính Theo tài liệu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp của (Ngô Kim Phượng, 2016) thì phương pháp phân tích BCTC là đánh giá toàn diện bức tranh tài chính của doanh nghiệp, không chỉ áp dụng một phương pháp phân tích kỹ thuật đơn lẻ mà cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích đánh giá khác nhau. Tác giá nêu nổi bật một số phương pháp phân tích báo cáo tài chính phổ biến và hiệu quả như sau: 1.1.4.1 Phương pháp tỷ số Là một kỹ thuật quan trọng được áp dụng để phân tích và đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Phương pháp này sử dụng các tỷ lệ được tính toán từ các dữ liệu trong báo cáo tài chính chính để cung cấp thông tin chi tiết về các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, Các tỷ số tài chính chủ yếu: Tỷ số về thanh toán thì gồm về chỉ số thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh. Trong đó: Tỷ số thanh toán hiện thời: Là quan hệ tỷ lệ giữa tổng TSNH so với tổng nợ ngắn hạn. Tỷ số này có ý nghĩa đánh giá năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo năng lực thanh toán hiện thời thì công ty luôn phải duy trì hệ số lớn hơn 1. Tài sản ngắn hạn Công thức tính tỷ số thanh toán hiện hành= . Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh: là quan hệ tỷ lệ giữa tổng tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho so với tổng số nợ đến hạn. Tỷ số này có ý nghĩa đo lường khả năng đáp ứng nhu cầu tiền mặt lập tức trong ngắn hạn.
- 7 Tài sản lưu động−Hàng tồn kho Công thức tính tỷ số thanh toán nhanh = . Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán lãi vay: là quan hệ tổng số lợi nhuận trước thuế và lãi vay phải trả so với lãi phải trả. Tỷ số này cho biết lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có đủ khả năng thanh toán chi phí lãi vay trong kỳ hay không. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Công thức tính tỷ lệ thanh toán lãi vay = . Chi phí lãi vay Tỷ số hoạt động kinh doanh là tỷ số hiệu suất sử dụng vốn giúp ta đánh giá một cách khái quát tình hình luân chuyển từng loại vốn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: Vòng quay các khoản phải thu: là quan hệ giữa doanh thu với khoản phải thu. Ý nghĩa của tỷ số này là đo lường hiệu quả thu hồi nợ và các chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Doanh thu thuần Công thức tính vòng quay KPT= . Khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình: là quan hệ giữa các khoản phải thu so với doanh thu bình quân trong ngày. Tỷ số này có ý nghĩa đo lường khả năng thanh toán của các khoản phải thu. Khoản phải thu Công thức tính kỳ thu tiền bình quân = . Doanh thu BQ một ngày 1.1.4.2 Phương pháp so sánh Các tỷ số tài chính khi đứng riêng lẻ thường không mang nhiều ý nghĩa. Vì vậy, chúng ta cần liên kết với các phương pháp so sánh sau để nhận diện tốt hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp: + Kỹ thuật so sánh chỉ tiêu kỳ này với so kỳ trước: Việc này giúp đánh giá xem xu hướng thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào theo thời gian.
- 8 + Kỹ thuật so sánh với tỷ số trung bình của ngành: Phương pháp này cho phép đánh giá hiện trạng tài chính của doanh nghiệp so với mặt bằng chung của ngành. Ngoài ra, có thể so sánh với các chỉ tiêu của một doanh nghiệp khác trong cùng ngành để rút ra những điểm cần lưu ý và nêu nổi bật các vấn đề cần cải thiện. 1.1.5 Qui trình phân tích báo cáo tài chính Để hiểu rõ qui trình phân tích BCTC, tác giả sẽ trình bày các bước phân tích báo cáo tài chính dưới dạng sơ đồ và diễn giải chi tiết như bên dưới: Sơ đồ 1. 1 các bước phân tích báo cáo tài chính Bước 1: Bước 2: Thu thập thông tin Xem xét và đánh giá tổng quát Bước 3: Bước 4: Phân tích chi tiết Đối chiếu và so sánh Bước 5: Bước 6: Xác định yếu tố ảnh Tổng hợp kết quả hưởng Bước 7: Đưa ra khuyến nghị Nguồn: Tác giả tổng hợp
- 9 Theo sơ đồ 1.1 Các bước phân tích BCTC thì tác giả thực hiện các bước phân tích như sau: − Bước 1: Tiến hành thu thập thông tin dữ liệu từ các báo cáo tài chính. Ngoài ra, thu thập thêm các thông tin dữ liệu từ báo cáo quản trị và các thông tin về ngành, thị trường. − Bước 2: Xem xét và đánh giá tổng quát tình hình tài chính bằng việc nhìn nhận tổng thể BCTC để nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. − Bước 3: Thực hiện phân tích chi tiết, bao gồm: Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn; Phân tích chỉ số thanh toán; Phân tích hiệu quả hoạt động; Phân tích khả năng sinh lời; Phân tích dòng tiền. − Bước 4: Sau khi phân tích chi tiết, tiến hành đối chiếu và so sánh các chỉ số tài chính với các kỳ trước để nhận diện xu hướng phát triển. So sánh các doanh nghiệp khác trong cùng ngành và với các chỉ số trung bình của ngành để đánh giá vị thế cạnh tranh. − Bước 5: Xác định yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng bằng cách sử dụng các phương pháp phân tích tỷ số, so sánh và xu hướng. Việc này giúp xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến kết quả tài chính, cũng như phân tích sâu sắc tác động của các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lãi suất và tỷ giá hối đoái. − Bước 6: Tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Rút ra các nhận xét, chỉ rõ những ưu và nhược điểm và các nguyên nhân dẫn đến tình hình hiện tại. − Bước 7: Đưa ra các khuyến nghị và giải pháp cải tiến nhằm để nâng cao hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa kết quả tài chính trong tương lai. Tóm lại, qui trình này giúp Ban quản trị công ty hiểu rõ hơn về tình hình tài chính, nhận diện các cơ hội và thách thức, để đưa ra các quyết định chiến lược nhằm cải thiện tình hình tài chính và phát huy hiệu quả mô hình hoạt động kinh doanh bền vững.
- 10 1.2 Nội dung phân tích báo cáo tài chính Trong phân tích BCTC, việc cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính tổng thể và các đặc thù của Công ty là rất quan trọng. Mặc dù quan điểm về nội dung của phân tích này có thể khác nhau, nhưng cách tiếp cận hấp dẫn liên quan đến việc đi sâu vào các báo cáo tài chính cốt lõi - bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD và báo cáo LCTT - để đưa ra hiểu biết về bối cảnh tài chính toàn diện của công ty. 1.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán Căn cứ Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp (Ngô Kim Phượng, 2016) thì phân tích bảng CĐKT là quá trình đánh giá các chỉ tiêu tài chính liên quan đến tài sản, nguồn vốn, và nguồn lực tài chính của doanh nghiệp trong một thời điểm cụ thể. Bảng CĐKT bao gồm 02 phần chính: Phần tài sản: Đây là một danh sách các tài sản đã hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp, bao gồm các khoản tiền và các tài sản ngắn hạn (như tài sản thực hiện được, hàng tồn kho và các khoản phải thu khác), cùng với các tài sản dài hạn. Phần nguồn vốn và nợ phải trả: Phần này bao gồm cả vốn điều lệ và lợi nhuận đã giữ lại, các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Để thấy rõ tầm quan trọng của bảng CĐKT, tác giả sẽ làm rõ và đánh giá các chỉ số tài chính trong bảng cân đối kế toán như sau: − Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn: là quá trình đánh giá và hiểu rõ về cách mà tài sản được sử dụng và tài chính được tài trợ. Ý nghĩa của việc phân tích này là cung cấp thông tin quan trọng để kiểm tra sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, đồng thời giúp nhà quản lý và nhà đầu tư, các bên liên quan đưa ra các chiến lược và quản lý hiệu quả. Cụ thể: + Phân tích cấu trúc tài sản của công ty bao gồm việc kiểm tra kỹ về cách phân bổ tài sản của công ty trên các loại tài sản khác nhau. Quá trình này đòi hỏi phải tính toán và so sánh tỷ lệ của từng loại tài sản so với tổng tài sản, cho cả kỳ phân tích và kỳ gốc. Bằng cách xác định công thức như sau: Giá trị của từng bộ phận tài sản Tỷ lệ của từng bộ phận tài sản= . Tổng số tài sản + Phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được thực hiện tương tự và xác định công thức như sau:
- 11 Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn + Tỷ lệ của từng bộ phận nguồn vốn = . Tổng số nguồn vốn − Đánh giá các hệ số tài chính thông qua bảng cân đối kế toán Phân tích các khoản phải thu: là đánh giá các khoản mục tiền mà doanh nghiệp dự kiến sẽ thu được từ các khách hàng hoặc bên nợ khác trong tương lai. Khi tiến hành phân tích sẽ so sánh số đầu năm với số cuối năm để thấy được sự biến động của từng khoản phải thu và cơ cấu các khoản phải thu. Phân tích các khoản phải trả: là đánh giá các khoản tiền mà doanh nghiệp dự kiến sẽ trả từ các khách hàng hoặc bên nợ khác trong tương lai. Khi phân tích sẽ so sánh số đầu năm với số cuối năm để thấy được quy mô và biến động tăng /giảm của từng khoản phải trả và cơ cấu các khoản phải trả trong bảng cân đối tài sản. Phân tích khả năng thanh toán: là việc doanh nghiệp đáp ứng các chia trả tài chính ngắn hạn đến hạn bằng việc dùng các tài sản lưu chuyển. Phân tích khả năng tính toán giúp đánh giá sức khỏe tài chính ngắn hạn của DN, mục đích đưa ra những quyết định về hiệu quả quản trị tài chính. Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp chúng ta áp dụng tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh. Trong đó: Tỷ số thanh toán hiện thời: Là quan hệ tỷ lệ giữa tổng tài sản ngắn hạn so với tổng nợ ngắn hạn. Tỷ số này có ý nghĩa đánh giá năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn Công thức tính tỷ số thanh toán hiện hành = . Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh: là quan hệ tỷ lệ giữa tổng tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho so với tổng số nợ đến hạn. Tỷ số này có ý nghĩa đo lường khả năng đáp ứng nhu cầu tiền mặt lập tức trong ngắn hạn. Tài sản lưu động−Hàng tồn kho Công thức tính tỷ số thanh toán nhanh = . Nợ ngắn hạn − Phân tích các hệ số hiệu quả hoạt động tài chính Đánh giá hàng tồn kho (HTK): Một trong những chỉ số tài chính liên quan đến hàng tồn kho là số vòng quay hàng tồn kho. Tỷ số này có ý nghĩa đo lường hiệu quả quản trị hàng tồn kho.
- 12 Giá vốn hàng bán Cách tính vòng quay HTK = . Trị giá hàng tồn kho Đánh giá vòng quay khoản phải thu (KPT): là một chỉ số quan trọng dùng để đánh giá hiệu quả quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp. Tỷ số này đo lường hiệu quả thu hồi nợ và chính sách bán chịu của Công ty. Doanh thu thuần Cách tính vòng quay KPT= Khoản phải thu Đánh giá số vòng quay tổng tài sản: là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng toàn bộ tài sản để tạo ra doanh thu. Doanh thu thuần Cách tính vòng quay TTS= Tổng tài sản Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản: là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết một đồng tài sản cố định nói chung trong một kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu thuần Cách tính số vòng quay tài sản cố định = Tài sản cố định Đánh giá hiệu suất luân chuyển vốn lưu động: là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết một đồng vốn lưu động của doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Doanh thu thuần Cách tính hiệu suất luân chuyển vốn lưu động = . Vốn lưu động BQ − Phân tích các hệ số về cơ cấu tài chính Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E): là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang được tài trợ bởi bao nhiêu đồng nợ. Tổng nợ Cách tính D/E = Vốn chủ sơ hữu Tỷ số nợ trên tổng tài sản (TD/TA): là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, được sử dụng để đánh giá mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào vốn vay. Chỉ số này cho biết 100 đồng tài sản có bao nhiêu đồng nợ. Tổng nợ Cách tính TD/TA = . Tổng tài sản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững
48 p | 226 | 33
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Cơ khí Thương mại Đại Hưng Thịnh
93 p | 3 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 10
55 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
105 p | 3 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn
110 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Quản Trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Định
89 p | 9 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Thực trạng phát hành thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đông TP.Hồ Chí Minh
72 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng Long An
72 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức
82 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
70 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5 – Phòng giao dịch Thuận Kiều
69 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất
101 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh quận 7
70 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân Hàng Shinhan Bank – Chi Nhánh Hồ Chí Minh
63 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Nhuận
98 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
70 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn