Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 3
download
Đề án "Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao Dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2019-2023. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm phát triển việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ HOÀNG TIẾN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ HOÀNG TIẾN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: TS. NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Ngô Hoàng Tiến Là học viên cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. (Khóa: 24 – Lớp: CH24A1 – MSHV: 020124220155) Cam đoan đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh”. Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh. Đề án này là công trình của riêng tôi, không có sự sao chép về nội dung hay số liệu. Toàn bộ nội dung được trích dẫn nguồn đáng tin cậy. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm với cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 05 năm 2024 Người cam đoan Ngô Hoàng Tiến
- ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành đề án này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu trường Đại Học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Sau Đại Học vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin. Xin cảm ơn giảng viên hướng dẫn – TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đã chỉ dẫn, định hướng và góp ý cho nghiên cứu này một cách tận tâm, nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành đề án này. Do còn những hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện, trong nghiên cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía các Thầy/Cô để đề án này được hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng, xin kính chúc Thầy/Cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Trân Trọng Cám Ơn! Ngô Hoàng Tiến
- iii TÓM TẮT ĐỀ ÁN Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Nội dung đề án: Đề án tổng hợp cơ sở lý thuyết có liên quan đến mô hình cấu trúc vốn đã được nghiên cứu và đúc kết trên thế giới như Lý thuyết M&M, Lý thuyết trật tự phân hạng, Lý thuyết đánh đổi. Tiếp đến, thông qua lược khảo các nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và thiết lập những giả thuyết cần nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và thiết kế dưới dạng dữ liệu bảng trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2023. Thông qua phần mềm STATA, tác giả đã tiến hành phân tích thống kê mô tả, kiểm định hiện tượng tự tương quan và đưa ra kết luận mô hình không xảy ra hiện tượng này. Tiếp đến tác giả tiến hành chạy mô hình hồi quy theo các phương pháp Pooled OLS, FEM, REM và thực hiện một loạt các kiểm định nhằm tìm ra mô hình phù hợp nhất cho nghiên cứu. Đồng thời tác giả cũng tiến hành xem xét vấn đề đa cộng tuyến và phương sai thay đổi của mô hình. Để khắc phục cho những khuyết tật này, tác giả đã sử dụng phương pháp FGLS và đưa ra kết luận cho mô hình của nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố Chất lượng kiểm toán (BIG4), Khả năng sinh lời của DN (ROA), Tỷ lệ tài sản cố định của DN (TANG) có tác động ngược chiều đến Tỷ lệ nợ của DN (TLEV), trong khi đó, Quy mô của DN (SIZE), Tốc độ tăng trưởng của DN (GROWTH) thì có tác động cùng chiều đến Tỷ lệ nợ của DN (TLEV), cuối cùng, Thuế suất thuế TNDN (TAX) không có tác động đến Tỷ lệ nợ của DN (TLEV). Từ những kết quả đã được đúc kết, tác giả đưa ra kết luận và đề xuất những hàm ý quản trị nhằm giúp DN nâng cao khả năng quản trị cấu trúc vốn, tiến đến xây dựng một cấu trúc vốn phù hợp cho DN. Ngoài ra, tác giả cũng liệt kê những điểm còn hạn chế của nghiên cứu nhằm đề xuất phương hướng nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: Cấu trúc vốn, Tỷ lệ nợ, Chất lượng kiểm toán, Tốc độ tăng trưởng, Quy mô, Thuế suất thuế TNDN.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................................... ii TÓM TẮT ĐỀ ÁN ................................................................................................................... iii MỤC LỤC .................................................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .............................................................................................ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 1 1.1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................. 4 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................................. 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................................... 5 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................................................. 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................... 6 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................................................ 8 1.7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................................. 8 TÓM TẮT CHƯƠNG 1: ......................................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN11 2.1. Khái niệm về cấu trúc vốn ...................................................................................................... 11 2.1.1. Định nghĩa về cấu trúc vốn .................................................................................................. 11
- v 2.1.2. Các thành phần tạo nên cấu trúc vốn trong DN ................................................................... 12 2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn: ..................................................................................... 14 2.1.4. Vai trò và ý nghĩa của cấu trúc vốn trong quản trị tài chính doanh nghiệp ......................... 15 2.2. Nền tảng lý thuyết về cấu trúc vốn ......................................................................................... 15 2.2.1. Lý thuyết M&M .................................................................................................................. 15 2.2.2. Lý thuyết đánh đổi (Trade-off Theory) ............................................................................... 16 2.2.3. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) .......................................................... 17 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan: ................................................................................. 18 2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................................. 18 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước.................................................................................................. 21 2.3.3. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu: ....................................................................................... 22 2.3.4. Khoảng trống nghiên cứu: ................................................................................................... 23 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 24 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 24 3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 24 3.1.1. Mô hình nghiên cứu:............................................................................................................ 24 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................................... 28 3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 30 3.2.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................................... 30 3.2.2. Thu thập và xử lý số liệu ..................................................................................................... 31 3.2.3. Phương pháp tính toán ......................................................................................................... 32 3.2.3.1. Thống kê mô tả dữ liệu ......................................................................................... 32 3.2.3.2. Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp giữa Pooled OLS, FEM và REM ................ 32 3.2.3.3. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình hồi quy: .......................................................... 33
- vi 3.2.3.4. Kiểm định các khuyết tật của mô hình và các khắc phục. .................................... 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 3: ......................................................................................................... 34 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 35 4.1. Thống kê mô tả và phương tích tương quan các biến độc lập ................................................ 35 4.1.1. Thống kê mô tả: ................................................................................................................... 35 4.1.2. Ma trận hệ số tương quan và kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. ................................... 36 4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................................ 37 4.2.1. Kết quả phân tích mô hình hồi quy...................................................................................... 37 4.2.2. So sánh độ phù hợp giữa mô hình FEM và mô hình Pooled OLS: ..................................... 39 4.2.3. So sánh độ phù hợp giữa mô hình FEM và mô hình REM: ................................................ 39 4.2.4. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan trong mô hình:............................................................. 40 4.2.5. Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình: ................................................... 41 4.2.6. Khắc phục các khuyết tật trong mô hình hồi quy FEM: ...................................................... 42 4.3. Kiểm định giả thuyết ban đầu và kết luận mô hình hồi quy: .................................................. 44 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................................................. 45 TÓM TẮT CHƯƠNG 4: ......................................................................................................... 50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................................ 51 5.1. Kết luận .................................................................................................................................. 51 5.2. Hàm ý quản trị ........................................................................................................................ 52 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................. 57 TÓM TẮT CHƯƠNG 5: ......................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ix PHỤ LỤC 1: DỮ LIỆU THU THẬP TỪ CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SGDCK TP.HCM GIAI ĐOẠN 2019-2023 .......................................................................... xii PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TỪ PHẦN MỀM STATA ................................. xxxv
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt 1 DN Doanh nghiệp 2 SGDCK TP. HCM Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 3 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 4 TSCD Tài sản cố định
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn từ các nghiên cứu lược khảo. ....... 21 Bảng 3.1. Mô hình các biến trong nghiên cứu được đề xuất ......................................................... 25 Bảng 4.1. Thống kê mô tả.............................................................................................................. 35 Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan .............................................................................................. 36 Bảng 4.3. Bảng phân tích hệ số VIF .............................................................................................. 37 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS, FEM và REM.......................................... 38 Bảng 4.5. Kiểm định F-test............................................................................................................ 39 Bảng 4.6. Kiểm định Hausman-test ............................................................................................... 40 Bảng 4.7. Kiểm định tự tương quan trong mô hình FEM ............................................................. 41 Bảng 4.8. Kiểm định Modified Wald ............................................................................................ 41 Bảng 4.9. Mô hình hồi quy theo phương pháp FGLS ................................................................... 43 Bảng 4.10. Bảng so sánh kết quả thực tế so với kỳ vọng ban đầu ................................................ 44
- ix DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Tình hình vốn đầu tư FDI ở Việt Nam giai đoạn 2019-2023 .......................................... 3 Hình 2.1. Cấu trúc vốn trong Doanh nghiệp ................................................................................. 11 Hình 2.2. Các phương án sử dụng đòn bẩy tài chính trong DN .................................................... 12
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lí do chọn đề tài Các lý thuyết về cấu trúc vốn là vấn đề hấp dẫn và phức tạp trong lĩnh vực tài chính. Liên quan đến cấu trúc vốn, có hai vấn đề thuờg xuyên được nghiên cứu đó là việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu để giá trị và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và việc xác định các nhân tố quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Việc đưa ra quyết định trong việc xây dựng cấu trúc vốn luôn được cân nhắc từ rất nhiều khía cạnh phức tạp khác nhau do những tác động bên trong lẫn bên ngoài của nó đối với doanh nghiệp. Một trong số rất nhiều mục tiêu của các nhà quản lý tài chính là tối đa hóa giá trị tài sản của công ty, cụ thể hơn là tối đa hóa tài sản của cổ đông. Để tối đa hóa giá trị công ty cũng như giảm thiểu chi phí vốn, nhà quản lý nên thiết lập một cấu trúc vốn tối ưu. Các thành phần cơ bản của vốn cấu trúc là nợ và vốn chủ sở hữu. Một công ty cần đặt mục tiêu xác định cấu trúc vốn tối ưu để từ đó tạo ra sự tối đa hóa giá trị của công ty. Mối quan hệ tích cực giữa đòn bẩy và giá trị của công ty đã được xác định trong một số nghiên cứu (Champion, 1999; Ghosh, 2000; Chowdhury và Chowdhury, 2010). Chính sách cấu trúc vốn cũng quan trọng ở chỗ mức độ rủi ro và lợi nhuận của một công ty chủ yếu bị ảnh hưởng bởi nó. Tỷ lệ nợ cao trong cấu trúc vốn để tài trợ cho tài sản công ty làm gia tăng sự biến động của dòng tiền của công ty, cụ thể hơn là nó dẫn đến việc tạo ra rủi ro cao hơn, để bù đắp cho rủi ro cao hơn, các cổ đông mong đợi mức giá cao hơn tỷ suất lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, hiện nay chưa có lý thuyết chặt chẽ nào được phát triển để xác định chính xác cấu trúc vốn như thế nào là tối ưu. Vì vậy, việc này tùy thuộc vào các nhà quản lý doanh nghiệp trong việc xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định xây dựng cấu trúc vốn mà từ đó họ có thể hưởng lợi từ việc tạo ra sự kết hợp tối ưu giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm tối đa hóa giá trị công ty. Hơn nữa, những yếu tố này khác nhau giữa các quốc gia và đặc điểm của công ty, ví dụ như quy mô công ty, chi phí đại diện, chi phí phá sản, lợi nhuận, cơ hội tăng trưởng, sự biến động của thu nhập, tính thanh khoản, cơ cấu tài sản, cơ cấu sở hữu, v.v. Từ trước đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước được thực hiện mang tính hướng dẫn trong việc xác định các yếu tố quyết định cấu trúc vốn, có thể kể đến như : Khaki và Akin, (2020), Kurniawati và cộng sự (2020), Basti và Bayyurt (2019),
- 2 Hossain và cộng sự (2012), Frank and Goyal (2009), Trần Việt Dũng và Bùi Đan Thanh (2019), Đặng Văn Dân và Nguyễn Hoàng Chung (2017), Phan Thanh Hiệp (2016), Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) Trong giai đoạn 2019-2023, trên thế giới có rất nhiều sự kiện quan trọng diễn ra như đại dịch Covid-19 gây ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cho đến chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, những xung đột quân sự chưa có hồi kết tại Nga – Ukraina, hay gần đây nhất là cuộc xung đột vũ trang đã leo thang nghiêm trọng tại dải Gaza giữa Israel và Palestine đã tác động nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu, giá nhiên liệu tăng cao gây ra nhiều trở ngại cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu. Mặc dù vậy, kinh tế Việt Nam vẫn có những dấu hiệu tích cực và là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trên thế giới. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2023 đã đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD (Tổng cục thống kê, 2023).
- 3 Hình 1.1. Tình hình vốn đầu tư FDI ở Việt Nam giai đoạn 2019-2023 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đã và đang trở thành một thị trường hấp dẫn với nhiều tiềm năng đầu tư, khiến các nhà đầu tư và nhà quản lý phải suy nghĩ lại về các yếu tố ảnh hưởng của việc sử dụng nợ và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với các doanh nghiệp. Mặc dù có một số lượng nghiên cứu không nhỏ ở Việt Nam tập trung vào các yếu tố chính quyết định cấu trúc vốn như Trần Việt Dũng và Bùi Đan Thanh (2019), Đặng Văn Dân và Nguyễn Hoàng Chung (2017), Phan Thanh Hiệp (2016), Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014), tuy nhiên vẫn còn sự bất đồng về yếu tố nào có tác động đáng kể đến việc xác định cấu trúc vốn của một công ty. Ngoài ra, việc nghiên cứu cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại SGDCK TP.HCM trong giai đoạn 2019-2023 là cần thiết vì nó giúp hiểu rõ sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, đánh giá rủi ro tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến chi phí vốn và quyết định đầu tư. Giai đoạn này cũng chứng kiến nhiều biến động kinh tế, từ đại dịch COVID- 19 đến biến động chính trị, làm nổi bật cách các doanh nghiệp phản ứng trước tình hình. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan quản lý trong việc xây dựng
- 4 chính sách và hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như giúp nhà đầu tư nhận diện cơ hội và rủi ro, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Tóm lại, nghiên cứu này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn hỗ trợ quan trọng cho quản lý tài chính và đầu tư. Vì vậy, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” được lựa chọn để nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố và phân tích sự ảnh hưởng của chúng đến cấu trúc vốn của các DN đang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (SGDCK TP. HCM), từ đó đề xuất những hàm ý quản trị cho giai đoạn phát triển mới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu này có mục tiêu tổng quát là xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao Dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2019-2023. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm phát triển việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu này có các mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại SGDCK TP. HCM giai đoạn 2019-2023. Thứ hai, đánh giá chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của những nhân tố kể trên đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại SGDCK TP. HCM giai đoạn 2019-2023. Thứ ba, dựa vào những kết quả nghiên cứu kể trên, đưa ra những đề xuất và hàm ý quản trị nhằm cải thiện và tối ưu hóa cấu trúc vốn của doanh nghiệp. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề án trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- 5 Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại SGDCK TP. HCM giai đoạn 2019-2023? Mỗi nhân tố có tác động tích cực hay tiêu cực đến cấu trúc vốn? Và mức độ tác động như thế nào? Các đề xuất và hàm ý quản trị nào có thể được đúc kết và phát triển, nhằm gia tăng sự hiệu quả trong việc quản trị cấu trúc vốn tại doanh nghiệp? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại SGDCK TP. HCM. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 207 doanh nghiệp phi tài chính đang niêm yết tại SGDCK TP. HCM, bao gồm các số liệu trong báo cáo tài chính đã kiểm toán qua các năm và thông tin về đơn vị kiểm toán được tác giả tổng hợp từ trang web https://finance.vietstock.vn/. Nguyên nhân mà tác giả lựa chọn số doanh nghiệp này để nghiên cứu trong tổng số 359 doanh nghiệp phi tài chính đang niêm yết tại SGDCK TP. HCM là vì một số doanh nghiệp khác vừa lên sàn niêm yết nên chưa có đủ dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu là 5 năm từ 2019 đến 2023; hoặc những doanh nghiệp chưa công bố kết quả kiểm toán năm 2023, việc loại ra là cần thiết nhằm tránh tạo sự bất cân xứng trong dữ liệu bảng khi phân tích. Ngoài ra, nguyên nhân mà tác giả chỉ lựa chọn nghiên cứu những doanh nghiệp phi tài chính là vì một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng: về góc độ cung/cầu vốn, những công ty niêm yết được chia thành công ty tài chính kinh doanh về tiền tệ và công ty phi tài chính kinh doanh, sản xuất các hàng hóa và dịch vụ thông thường. Hai loại hình này có nhiều khác biệt về loại hình kinh doanh, rủi ro, thông tin tài chính (Nguyễn Thị Thành Vinh, 2021), hay việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao vốn là điều bình thường ở những công ty tài chính và không có cùng ý nghĩa như đối với những công
- 6 ty phi tài chính, nơi mà đòn bẩy tài chính cao thường gây ra sự khó khăn (Eugene và cộng sự, 1992). Từ những giải thích nêu trên mà tác giả đã xác định phạm vi không gian cho nghiên cứu. Phạm vi thời gian: Từ năm 2019 đến 2023, thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều biến động đáng kể, phản ánh sự ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế vĩ mô, chính sách của chính phủ, và tình hình dịch bệnh toàn cầu. Vào năm 2019, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận đà tăng trưởng ổn định, với nhiều cổ phiếu blue-chip đạt mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, sự bùng phát của COVID-19 vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020 đã gây ra cú sốc lớn cho nền kinh tế toàn cầu, kéo theo sự sụt giảm mạnh của giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Sau giai đoạn khủng hoảng, thị trường đã hồi phục vào năm 2021 và 2022, nhờ vào các biện pháp hỗ trợ kinh tế và tiêm vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, sự khởi sắc này cũng đi kèm với sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ đòn bẩy tài chính cũng như cấu trúc vốn của nhiều doanh nghiệp. Kết quả là, khi đối mặt với những biến động từ lạm phát và lãi suất tăng cao vào năm 2023, nhiều công ty đã gặp khó khăn trong việc trả nợ và duy trì hoạt động, dẫn đến việc cổ phiếu của họ rớt giá mạnh mẽ. Tình hình này cho thấy rằng cấu trúc vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cấu trúc vốn hợp lý và mức nợ tối ưu sẽ có khả năng chống chọi tốt hơn với những biến động của thị trường, trong khi những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao thường xuyên phải đối mặt với rủi ro tài chính lớn hơn. Chính vì vậy, việc quản lý cấu trúc vốn trở thành một yếu tố then chốt giúp đảm bảo sự bền vững và phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường đầy biến động. Từ những yếu tố kể trên, tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu của đề tài này là giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng. Cụ thể là thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ 207 doanh nghiệp phi tài chính đang niêm yết tại SGDCK TP. HCM trong
- 7 giai đoạn 2019-2023, sau đó tác giả sử dụng phần mềm STATA 14.1 để phân tích và tiến hành các kiểm định, từ đó kết luận mô hình hồi quy đa biến dựa trên cơ sở dữ liệu bảng cân đối, nhằm xem xét mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Về mặt kỹ thuật, nghiên cứu sử dụng những phương pháp ước lượng như sau: Mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương tối thiểu (Pooled Ordinary Least Square hay Pooled OLS); Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model hay FEM); Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model hay REM). Tiếp đến, tác giả tiến hành hàng loạt các kiểm định, nhằm tìm ra mô hình nào là mô hình phù hợp nhất với nghiên cứu, thông qua các kiểm định như sau: Kiểm định F-test nhằm mục đích xác định mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) hay Pooled OLS là phù hợp trong mô hình dữ liệu bảng. Kiểm định Hausman nhằm mục đích xác định mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) hay ngẫu nhiên (REM) là phù hợp trong mô hình dữ liệu bảng. Kiểm định Breusch-Pagan nhằm mục đính kiểm tra nếu có hiện tượng phương sai sai số thay đổi xảy ra với mô hình Pooled OLS. Kiểm định Modifỉed Wald (F-test) nhằm mục đính kiểm tra nếu có hiện tượng phương sai sai số thay đổi xảy ra với mô hình FEM. Kiểm định Wooldridge nhằm mục đính kiểm tra nếu có hiện tượng tự tương quan trong dữ liệu bảng. Sau khi đã có các kết quả kiểm định mong muốn, tác giả cân nhắc mô hình nào là phù hợp đồng thời cũng xem xét nếu mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi hoặc hiện tượng tự tương quan hoặc xảy ra đồng thời cả hai hiện tượng vừa nêu. Trong trường hợp này, nghiên cứu cần thực hiện thêm việc chạy mô hình theo phương pháp Bình phương tối thiểu nhỏ nhất khả thi (Feasible Generalized Least Squares hay FGLS), việc này nhằm khắc phục những khuyết điểm của mô hình có một trong hai hoặc xảy ra đồng thời cả hai hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan.
- 8 Sau cùng, tác giả kết luận mô hình hồi quy phù hợp với nghiên cứu. 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu Về mặt lý thuyết, kết quả nghiên cứu góp phần kiểm định lại các lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp như Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn, Lý thuyết đánh đổi (Trade- off Theory), Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory). Về mặt thực tiễn, đề án cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đếu cấu trúc vốn của các DN đang niêm yết tại SGDCK TP.HCM, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm gia tăng sự hiệu quả trong việc quản trị cấu trúc vốn của DN. Các hàm ý quản trị này có thể là tài liệu tham khảo tạo tiền đề cho những chiến lược khả thi cho ban lãnh đạo DN trong quá trình điều hành và quản lý. 1.7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu thành 5 chương cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Ở chương này, tác giả giới thiệu lí do chọn đề tài nghiên cứu, xác định các mục tiêu tổng quát và cụ thể, từ đó tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cần được giải đáp. Ngoài ra, tác giả thiết lập đối tượng và phạm vi nghiên cứu cho đề tài, lựa chọn mô hình nghiên cứu, trình bày ý nghĩa của nghiên cứu và xác định kết cấu của đề án. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lược khảo nghiên cứu Ở chương này, tác giả trình bày các nền tảng cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp, các lý thuyết có liên quan đến việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn DN như Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn, Lý thuyết đánh đổi (Trade-off Theory), Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory). Sau đó tác giả lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài này đồng thời chỉ ra những khoảng trống nghiên cứu. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
- 9 Trong chương này, tác giả đề xuất mô hình và các giả thuyết cần nghiên cứu. Đồng thời xác định quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu. Sau đó xác định các phương pháp tính toán và xử lý dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Ở chương này tác giả trình bày ý nghĩ của các kết quả đã tính toán và xử lý ở chương 3 như thống kê mô tả, phân tích tương quan, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi, kiểm định hiện tượng tự tương quan, mô hình Bình phương tối thiểu nhỏ nhất khả thi (FGLS) để khắc phục các hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, cuối cùng kết luận kết quả của mô hình. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Dựa vào kết quả đã nghiên cứu và phân tích ở trên, tác giả đưa ra những kết luận cho nghiên cứu này, đồng thời đề xuất các hàm ý quản trị nhằm cải thiện và nâng cao việc quản trị cấu trúc vốn của DN.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững
48 p | 226 | 33
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long chi nhánh Kiên Giang - Phòng giao dịch An Minh giai đoạn 2018-2020
77 p | 20 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Chợ Mới, tỉnh An Giang
82 p | 28 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Kiên Giang – Phòng giao dịch An Biên giai đoạn 2018-2020
88 p | 18 | 15
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn
110 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, tổng hợp tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk giai đoạn 2024-2030
72 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Quản Trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Định
89 p | 9 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Tác động của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam
83 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
70 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận
113 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của Khách hàng cá nhân tại NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
112 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered (Việt Nam)
124 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ Chí Minh – phòng giao dịch Trường Sơn
88 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bản Việt – PGD Bình Thạnh
101 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Nhuận
98 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Nhuận
117 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn