intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án "Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng Long An" tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHCN vay kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố từ đó đề xuất các khuyến nghị giúp giảm thiểu nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH HƯNG LONG AN ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH HƯNG LONG AN ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN CHÍ CHINH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề án “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng Long An” là nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Chí Chinh. Mọi thông tin, dữ liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này đều trung thực, được trích dẫn đúng cách, rõ ràng, tin cậy. Tác giả Nguyễn Thị Bích Vân
  4. iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy Cô Khoa sau đại học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là Thầy Trần Chí Chinh đã hỗ trợ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề án này. Trân trọng!
  5. iv TÓM TẮT 1. Chủ đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng Long An. 2. Tóm tắt Đề án “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng Long An” nhằm xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Hưng. Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, đề án lựa chọn ngẫu nhiên 400 khách hàng cá nhân vay kinh doanh hiện còn dư nợ tại chi nhánh để thực hiện phân tích. Từ kết quả hồi quy của mô hình xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh. Sau đó, thông qua khảo sát thực tế từ khách hàng, đề án sẽ đưa ra những khuyến nghị cụ thể nhằm giảm thiểu nợ xấu cho khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Hưng. 3. Từ khóa: nợ xấu, khách hàng cá nhân, vay kinh doanh.
  6. v ABSTRACT 1. Title: Factors affecting bad debt of individual customers with business loans at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Vinh Hung Long An District Branch. 2. Abstract Project "Factors affecting bad debt of individual customers with business loans at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Vinh Hung Long An District Branch" aims to determine the factors and level of influence their impact on bad debt of individual customers with business loans at Agribank Vinh Hung district branch. Based on previous research, the project randomly selected 400 individual business loan customers with outstanding debt at the branch to perform analysis. From the regression results of the model, factors affecting bad debt of individual business loan customers can be identified. Then, through actual surveys from customers, the project will offer specific solutions to minimize bad debt for individual customers with business loans at Agribank Vinh Hung district branch. 3. Keyword: bad debt, individual customers, business loans.
  7. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Từ viết tắt Tên đầy đủ Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam KHCN Khách hàng cá nhân NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng QHTD Quan hệ tín dụng KH Khách hàng
  8. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iii TÓM TẮT .....................................................................................................................iv ABSTRACT ................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................vi MỤC LỤC ................................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................. 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2 1.6 Đóng góp của nghiên cứu ........................................................................ 3 1.7 Bố cục của đề án ...................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY KINH DOANH.................. 5 2.1 Các khái niệm liên quan đến nợ xấu và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân………………………………………………………………………………….5 2.1.1 Khái niệm về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ........................ 5
  9. viii 2.1.2 Khái niệm nợ xấu ................................................................................ 6 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh………………………………………………………………………………...8 2.3 Các nghiên cứu có liên quan .................................................................. 10 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................. 15 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 15 3.2 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................ 16 3.3 Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 16 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 19 4.1 Thống kê mô tả các biến ........................................................................ 19 4.2 Kiểm định sự tương quan các biến trong mô hình ................................ 23 4.3 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình ............................................... 25 4.4 Kết quả hồi quy Logistic........................................................................ 26 4.5 Độ chính xác của mô hình nghiên cứu .................................................. 27 4.6 Thảo luận kết quả ................................................................................... 28 4.7 Kết quả khảo sát khách hàng cá nhân vay kinh doanh .......................... 30 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 41 5.1 Kết luận .................................................................................................. 41 5.2 Khuyến nghị ........................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................i PHỤ LỤC ..................................................................................................................... iii
  10. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Phân loại nợ theo phương pháp định lượng .................................................... 6 Bảng 2.2. Phân loại nợ theo phương pháp định tính ....................................................... 7 Bảng 2.3. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan ......................................................... 12 Bảng 3.1 Các biến độc lập của mô hình nghiên cứu ..................................................... 17 Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến ................................................................... 19 Bảng 4.2. Ma trận tương quan các biến ......................................................................... 23 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến các biến ................................................... 25 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy Logistic ............................................................................... 26 Bảng 4.5. Độ chính xác của mô hình nghiên cứu.......................................................... 28 Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo sát nhân tố tuổi tác ảnh hưởng đến nợ xấu ......................... 31 Biểu đồ 4.2. Kết quả khảo sát nhân tố trạng thái hôn nhân ảnh hưởng đến nợ xấu ..... 32 Biểu đồ 4.3. Kết quả khảo sát nhân tố trình độ học vấn ảnh hưởng đến nợ xấu .......... 33 Biểu đồ 4.4. Kết quả khảo sát nhân tố số người phụ thuộc ảnh hưởng đến nợ xấu ..... 34 Biểu đồ 4.5. Kết quả khảo sát nhân tố quyền sở hữu đối với địa điểm kinh doanh ảnh hưởng đến nợ xấu .......................................................................................................... 35 Biểu đồ 4.6. Kết quả khảo sát nhân tố số năm hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến nợ xấu ................................................................................................................................. 36 Biểu đồ 4.7. Kết quả khảo sát nhân tố số năm quan hệ tín dụng với ngân hàng ảnh hưởng đến nợ xấu...................................................................................................................... 37 Biểu đồ 4.8. Kết quả khảo sát nhân tố lịch sử quá hạn ảnh hưởng đến nợ xấu ............. 38 Biểu đồ 4.9. Kết quả khảo sát nhân tố số tổ chức tín dụng có quan hệ tín dụng ảnh hưởng đến nợ xấu...................................................................................................................... 38 Biểu đồ 4.10. Kết quả khảo sát nhân tố dư nợ thẻ tín dụng ảnh hưởng đến nợ xấu .... 39
  11. x DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 15
  12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Đặt vấn đề Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, sự cạnh tranh giữa các NHTM cũng rất khắc nghiệt. Khách hàng cá nhân vay kinh doanh là phân khúc khách hàng được rất nhiều NHTM hướng đến. Bởi không chỉ mang lại nguồn thu cho ngân hàng mà việc đáp ứng nguồn vốn cho đối tượng này phục vụ kinh doanh còn giúp cho nền kinh tế địa phương cũng như kinh tế đất nước ngày càng phát triển. Đặc thù Vĩnh Hưng thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, hơn 60% dân cư sinh sống và kinh doanh bằng nghề nông nên tỷ trọng đầu tư vào ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn còn tương đối lớn so với các ngành nghề khác. Agribank là NHTM nhà nước với vai trò chủ lực trên thị trường vốn và tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Nhận biết được điều đấy, Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng cũng không ngừng nổ lực, tăng cường cho vay đối với KHCN kinh doanh. Kết quả kinh doanh về dư nợ cho vay của Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng trong 3 năm từ 2021-2023 vẫn tăng trưởng ổn định, dư nợ cho vay KHCN năm 2023 chiếm 90.7% trên tổng dư nợ chi nhánh, trong đó dư nợ KHCN vay kinh doanh chiếm 67.8% trên tổng dư nợ chi nhánh. Việc tăng trưởng tín dụng cũng đi đôi với rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giai đoạn 2021-2023 lần lượt là 0.31%, 0.02%, 0.43%, tuy vẫn ở mức thấp nhưng lại có xu hướng tăng. Dựa trên thực tế này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng Long An”. Đây là một nghiên cứu hết sức thiết thực trong việc ra quyết định cho vay của cán bộ tín dụng giúp giảm thiểu nợ xấu và rủi ro tín dụng cho chi nhánh. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề án tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHCN vay kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố từ đó đề xuất các khuyến nghị giúp giảm thiểu nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.
  13. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHCN vay kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng. Định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHCN vay kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng. Từ kết quả mô hình, tác giả phát hành phiếu khảo sát để thống kê, đánh giá các nhân tố từ đó đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro, hạn chế các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu đối với KHCN vay kinh doanh tại chi nhánh. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến nợ xấu của KHCN vay kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng? Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHCN vay kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng? Câu hỏi 3: Những giải pháp giúp quản trị rủi ro, giảm thiểu nợ xấu của KHCN vay kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng? 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đề án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHCN vay kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng. Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHCN vay kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề án tập trung nghiên cứu KHCN vay kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng. Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong đề án được thu thập từ KHCN vay kinh doanh đang có dư nợ tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng trong giai đoạn 2021-2023; Dữ liệu sơ cấp được tác giả khảo sát trên 30 KHCN vay kinh doanh tại chi nhánh bằng phiếu khảo sát. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Đề án sử dụng phương pháp định lượng với mẫu dữ liệu là thông tin KHCN vay kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng. Thông qua phần mềm STATA phiên bản 17.0 phân tích hồi quy với dữ liệu bảng dùng để đo lường các nhân tố ảnh
  14. 3 hưởng đến nợ xấu của KHCN vay kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng. Kết hợp với phương pháp định tính thông qua bảng khảo sát KHCN vay kinh doanh tại chi nhánh từ đó đưa ra nhận định, đề xuất các phương pháp quản trị rủi ro, giảm thiểu nợ xấu. 1.6 Đóng góp của nghiên cứu Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hoạt động tín dụng trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề nợ xấu. Khách hàng gặp nhiều trở ngại trong việc phục hồi kinh doanh, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, các NHTM đã đặc biệt chú trọng đến việc giảm thiểu nợ xấu và phòng tránh rủi ro tín dụng. Họ đã triển khai nhiều biện pháp quản lý rủi ro chặt chẽ và điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm duy trì sự ổn định và an toàn cho hệ thống tài chính. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu nhưng chủ yếu tập trung vào các yếu tố tài chính như quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và đối tượng nghiên cứu là các NHTM. Ở đề án này, tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHCN vay kinh doanh. Để xây dựng mô hình nghiên cứu tác giả chọn lọc các nhân tố thông qua mô hình chấm điểm xếp hạng tại chi nhánh. Đề án này có thể giúp Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng nói riêng và các NHTM nói chung xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHCN vay kinh doanh từ đó giảm thiểu vấn đề nợ xấu, kiểm soát rủi ro tín dụng tốt hơn. 1.7 Bố cục của đề án Đề án gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài Giới thiệu đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng. Chương 2: Cơ sở lý luận về nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh. Nêu các khái niệm liên quan đến nợ xấu, các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHCN vay kinh doanh, lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 3: Mô hình nghiên cứu.
  15. 4 Nêu ra quy trình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và các biến tham gia nghiên cứu của đề tài. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trình bày kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu, tiến hành khảo sát các KHCN vay kinh doanh tại chi nhánh và phân tích chi tiết. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Kết luận của đề tài, đưa ra các khuyến nghị về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHCN vay kinh doanh giúp giảm thiểu nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh. Tóm tắt Chương 1: giới thiệu bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHCN vay kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và định tính, nhằm xác định, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và đề xuất giải pháp giảm thiểu nợ xấu.
  16. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY KINH DOANH 2.1 Các khái niệm liên quan đến nợ xấu và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 2.1.1 Khái niệm về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, việc phân loại theo đối tượng khách hàng thường chia thành hai nhóm chính: cho vay khách hàng cá nhân và cho vay khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, cho vay KHCN đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu tài chính đa dạng của cá nhân và hộ gia đình. Theo Phương & Nhung (2020), các mục đích vay vốn của KHCN thường bao gồm việc mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhà cửa, mua xe, chi tiêu tiêu dùng, hỗ trợ học tập, y tế, giáo dục, và đặc biệt là mở rộng sản xuất kinh doanh . Những nhu cầu này phản ánh sự đa dạng trong cuộc sống và hoạt động kinh tế của các cá nhân và hộ gia đình, đòi hỏi sự linh hoạt và thích ứng từ phía ngân hàng. Trên cơ sở các khái niệm đã tìm hiểu, có thể hiểu rằng cho vay KHCN là một hình thức quan hệ tín dụng, trong đó NHTM cung cấp vốn cho các cá nhân và hộ gia đình với một mức lãi suất và thời hạn nhất định. Khoản vay này nhằm hỗ trợ các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, hoặc phát triển sản xuất kinh doanh của các đối tượng vay vốn. Khía cạnh này của tín dụng ngân hàng không chỉ giúp người vay giải quyết các nhu cầu tài chính ngắn hạn và dài hạn mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế cá nhân, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề án này, tác giả chỉ tập trung vào khía cạnh cho vay đối với KHCN vay vốn để kinh doanh. Điều này bao gồm việc cung cấp vốn cho các cá nhân và hộ gia đình nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của họ, từ mở rộng quy mô sản xuất đến phát triển các dự án kinh doanh mới. Việc phân tích và hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh là cần thiết, giúp các ngân hàng thương mại tối ưu hóa quy trình thẩm định, giảm thiểu rủi ro tín dụng, và hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế của các cá nhân và hộ gia đình.
  17. 6 2.1.2 Khái niệm nợ xấu Khái niệm nợ xấu được sử dụng phổ biến trong ngành ngân hàng và tài chính. Theo Mishkin (2019) trong “Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính” nợ xấu được định nghĩa là các khoản vay mà người vay không thể thanh toán lãi hoặc gốc đúng theo thỏa thuận giữa hai bên, các khoản vay này được xem là rủi ro vì khả năng hoàn trả thấp gây tổn thấp nghiêm trọng cho ngân hàng hay TCTD nếu không quản lý hiệu quả. Ở Việt Nam, theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN: “nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Từ các khái niệm trên, nợ xấu là những khoản nợ mà việc thu hồi trở nên khó khăn, thường xuyên làm ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của ngân hàng hoặc TCTD. Điều này thường xảy ra khi người vay không thể hoặc không chịu trách nhiệm trả nợ theo thỏa thuận đã được đề ra trong hợp đồng tín dụng. Một trong những tiêu chí cụ thể để xác định một khoản nợ là nợ xấu nếu quá hạn thời gian thanh toán trên 90 ngày. Những đối tượng bị xác định là có nợ xấu sẽ bị đưa vào danh sách khách hàng nợ xấu trên Trung tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Theo Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, hiện nay thì các khoản nợ được chia thành 5 nhóm theo phương pháp định lượng như sau: Bảng 2.1. Phân loại nợ theo phương pháp định lượng Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 (Nợ đủ tiêu (Nợ cần (Nợ dưới (Nợ nghi ngờ) (Nợ có khả năng chuẩn) chú ý) tiêu chuẩn) mất vốn) - Nợ quá - Nợ quá - Nợ quá hạn - Nợ quá hạn từ - Nợ quá hạn trên hạn dưới 10 hạn từ 10 từ 91 đến 180 181 đến 360 360 ngày. ngày. đến 90 ngày. ngày. ngày. - Các khoản - Các khoản - Các khoản vay - Các khoản vay vay nợ được vay nợ đã được nợ đã được điều nợ đã được điều điều chỉnh điều chỉnh kỳ chỉnh kỳ hạn chỉnh kỳ hạn kỳ hạn hạn thanh toán thanh toán lần thanh toán lần thanh toán lần đầu nhưng đầu nhưng quá
  18. 7 lần đầu còn quá hạn dưới hạn từ 30 đến 90 đầu nhưng quá trong hạn. 30 ngày. ngày. hạn trên 90 ngày. - Các khoản - Các khoản vay - Các khoản vay vay nợ được nợ đã được điều nợ đã được điều điều chỉnh kỳ chỉnh kỳ hạn chỉnh kỳ hạn hạn thanh toán thanh toán lần thanh toán lần hai lần hai. hai nhưng quá nhưng quá hạn hạn dưới 30 trên 30 ngày. ngày. -Các khoản vay nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần ba trở lên (kể cả chưa quá hạn hay đã quá hạn). Nguồn: Tác giả tổng hợp Nợ nhóm 1, nhóm 2 chưa bị xếp vào nhóm nợ xấu, ngân hàng hay TCTD vẫn có thể xem xét cho vay theo nhu cầu. Các nhóm nợ còn lại (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) bị xếp vào nhóm nợ xấu, khi đó nếu người vay không tiến hành thanh toán nợ như theo cam kết trong hợp đồng tín dụng sẽ bị đưa vào danh sách nợ xấu. Theo Điều 11 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, các khoản nợ được chia thành 5 nhóm theo phương pháp định tính như sau: Bảng 2.2. Phân loại nợ theo phương pháp định tính Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 (Nợ đủ (Nợ cần (Nợ dưới (Nợ (Nợ có khả tiêu chuẩn) chú ý) tiêu chuẩn) nghi ngờ) năng mất vốn) Các khoản nợ Các khoản nợ có Các khoản nợ Các khoản nợ Các khoản nợ có khả năng khả năng thu hồi không có khả có khả năng không còn khả
  19. 8 thu hồi đầy đủ đầy đủ gốc, lãi năng thu hồi tổn thất cao, năng thu hồi, gốc, lãi và và KH thực hiện gốc, lãi đến có khả năng khả năng mất KH thực hiện nghĩa vụ theo hạn, có khả mất vốn và vốn và KH đầy đủ nghĩa cam kết nhưng năng mất vốn KH không không thực vụ theo cam có dấu hiệu suy và KH không thực hiện cam hiện cam kết. kết giảm khả năng thực hiện đầy kết rất cao. trả nợ. đủ nghĩa vụ theo cam kết. Nguồn: Tác giả tổng hợp Nợ xấu là một danh sách mà các ngân hàng hay TCTD có thể tra cứu nên khi bị đưa vào danh sách này sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng. Người dính nợ xấu thường không được ngân hàng hay TCTD chấp nhận cho vay do khả năng thu hồi của các tổ chức, cá nhân thuộc nhóm nợ này là rất thấp và có khả năng mất vốn cao nên việc đi vay thường rất khó khăn. Nợ xấu trong hoạt động cho vay kinh doanh đối với KHCN gây ra những hậu quả đáng lo ngại cho cả khách hàng và ngân hàng. Đối với khách hàng, nợ xấu không chỉ làm mất cơ hội tiếp cận các nguồn vốn trong tương lai mà còn tạo áp lực tài chính lớn, có thể dẫn đến việc mất tài sản đảm bảo và gây ra những hệ lụy tâm lý như căng thẳng, lo âu. Về phía ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu cao làm gia tăng rủi ro tín dụng, buộc ngân hàng phải dành nguồn lực đáng kể cho việc quản lý và xử lý nợ, từ đó làm tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận. Không chỉ vậy, nợ xấu còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, khiến lòng tin của nhà đầu tư và khách hàng suy giảm, từ đó làm khó khăn hơn cho việc huy động vốn và mở rộng hoạt động. Ở cấp độ rộng hơn, khi nợ xấu gia tăng trong hệ thống ngân hàng, nó có thể làm giảm khả năng cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển kinh tế và tạo ra vòng xoáy suy thoái, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và sự ổn định kinh tế vĩ mô. 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh Nhóm thông tin cá nhân, phản ánh nhiều khía cạnh của khách hàng như tuổi tác, trạng thái hôn nhân, trình độ học vấn, người phụ thuộc: Tuổi tác là một biến quan trọng ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng khi đi vay. Đa số các nghiên cứu cho rằng người lớn tuổi thường có sự ổn định tài chính hơn do họ
  20. 9 đã có thời gian để tích luỹ tài sản và thiết lập một kế hoạch tài chính cho riêng mình. Theo Crook (1995) các khách hàng lớn tổi thường cẩn trọng hơn trong việc quản lý tài chính, tránh các khoản vay rủi ro, duy trì khả năng trả nợ tốt hơn từ đó giảm nguy cơ nợ xấu. Trạng thái hôn nhân có thể đóng một vai trò đáng kể trong việc ảnh hưởng đến nợ xấu của cá nhân. Thường những người đã kết hôn thường thể hiện sự ổn định hơn, và có xu hướng đưa ra các quyết định tài chính một cách cẩn thận hơn. Bên cạnh đó, việc vay mượn của họ thường được thực hiện với mục đích kinh doanh chung, đồng nghĩa với việc chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng tài chính cùng nhau, có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc quản lý và trả nợ giúp giảm thiểu nguy cơ nợ xấu. Mặc dù không có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc khảo sát mối liên hệ giữa trình độ học vấn và nợ xấu, nhưng lý thuyết cho rằng người có trình độ học vấn cao thường có kỹ năng quản lý tài chính tốt hơn. Trình độ học vấn cao thường đi kèm với kiến thức sâu rộng về tài chính cá nhân, giúp họ hiểu biết rõ hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Điều này giúp họ có khả năng xây dựng kế hoạch tài chính hiệu quả và tìm cách giảm thiểu rủi ro tín dụng, từ đó giảm thiểu nguy cơ nợ xấu. Có nhiều nghiên cứu cho rằng số người phụ thuộc ảnh hưởng cùng chiều với nợ xấu. Điển hình trong nghiên cứu của Trần Thế Sao (2020) ông cho rằng: “Nếu chủ hộ có người phụ thuộc càng nhiều có nghĩa là chủ hộ phải trả nhiều hơn cho những khoản chi phí sinh hoạt tối thiểu hàng ngày, chi cho việc học hành, khám chữa bệnh và các khoản chi khác, điều này làm giảm mức thu nhập bình quân của chủ hộ cũng như khả năng tiết kiệm, tích lũy của chủ hộ và có thể gây bất ổn cho kinh tế gia đình làm tăng xác suất trả nợ vay không đúng hạn”. Việc có số người phụ thuộc càng nhiều đồng nghĩa với việc chi phí cho gia đình cũng nhiều, tăng nguy cơ mất ổn định tài chính của gia đình, dẫn đến khả năng không thể thanh toán các khoản nợ vay đúng hạn, có thể dẫn đến nợ xấu. Nhóm thông tin tài chính, ở đề án này tác giả tập trung vào đối tượng KHCN vay kinh doanh cho nên tác giả chọn lọc các nhân tố có thể ảnh hưởng đến nợ xấu thuộc nhóm này bao gồm: quyền sở hữu địa điểm kinh doanh, số năm hoạt động kinh doanh: Khách hàng có sở hữu địa điểm kinh doanh thường có nền tảng kinh doanh vững chắc, ít rủi ro hơn so với những khách hàng thuê địa điểm kinh doanh. Quyền sở hữu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2