intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Hoàn thiện quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận" nhằm phân tích đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận qua 3 năm 2021-2023, đề án được thực hiện với mục tiêu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- PHAN TRẦN NGỌC TRÂM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN ĐỀ ÁN THẠC SĨ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- PHAN TRẦN NGỌC TRÂM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng Mã số: 8340201 ĐỀ ÁN THẠC SĨ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Giảng viên hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Văn Dân Thành phố Hồ Chí Minh – 2024
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh được sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy, cô đã trang bị cho tác giả những kiến thức cơ bản về chuyên môn, tạo cho học viên hành trang vững chắc trong công tác sau này. Trong quá trình nghiên cứu và làm đề án, học viên đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè, đồng nghiệp và Nhà trường. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Đặng Văn Dân, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian học viên thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề án. Học viên xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ cung cấp tư liệu, tài liệu hữu ích cho học viên để phục vụ đề tài nghiên cứu đề án này. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Phan Trần Ngọc Trâm
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan! Đề án thạc sỹ chuyên ngành tài chính ngân hàng với Đề tài “Hoàn thiện quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận ” được học viên viết dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Văn Dân. Trong quá trình viết đề án, tác giả có tham khảo, kế thừa và sử dụng tư liệu như sách chuyên ngành, tạp chí, đề án… theo danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan của mình. Học viên Phan Trần Ngọc Trâm
  5. iii TÓM TẮT ĐỀ ÁN 1. Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận 2. Tóm tắt: Luận văn nghiên cứu về thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận (MBB Phú Nhuận) trong giai đoạn từ 2021 đến 2023. Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính: Tổng hợp, phân tích và quy nạp các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết về quản lý nợ xấu nói chung và thực trạng quản lý nợ xấu tại MBB Phú Nhuận nói riêng; kết hợp phỏng vấn chuyên gia, cũng như so sánh, đối chiếu về quản lý nợ xấu tại một số ngân hàng TMCP trong nước để đúc kết bài học kinh nghiệm cho MBB - Phú Nhuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy Nợ xấu tồn tại tất yếu khách quan trong hoạt động tín dụng, và duy trì nợ xấu ở mức độ an toàn là một trong các mục tiêu quan trọng của NHTM. Nợ xấu không chỉ là nguyên nhân cơ bản gây mất an toàn, làm gia tăng trích lập dự phòng rủi ro, gia tăng chi phí xử lý nợ xấu từ đó gây sụt giảm lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần giúp MBB Phú Nhuận có thêm nguồn tham khảo, từ đó hoạch định lộ trình và biện pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu tại MBB Phú Nhuận đến năm 2030, đồng thời hỗ trợ các ngân hàng nâng cao khả năng quản lý nợ xấu, phát triển thị trường vốn trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 3. Từ khóa: Hoàn thiện; Ngân hàng; Nợ xấu; Quản lý; Tín dụng
  6. iv ABSTRACT 1. Title: Perfecting bad debt management at Military Commercial Joint Stock Bank - Phu Nhuan Branch. 2. Summary: The thesis studies the current status of bad debt management at the Military Commercial Joint Stock Bank - Phu Nhuan Branch in the period from 2021 to 2023. The thesis is conducted based on qualitative research methods: Synthesizing, analyzing and inductively synthesizing information related to the theoretical basis of bad debt management in general and the current status of bad debt management at the Military Commercial Joint Stock Bank - Phu Nhuan Branch in particular; combining expert interviews, as well as comparing and contrasting bad debt management at a number of domestic commercial joint stock banks to draw lessons for MB - Phu Nhuan. The research results show that bad debt exists objectively in credit activities, and maintaining bad debt at a safe level is one of the important goals of commercial banks. Bad debt is not only the fundamental cause of insecurity, increasing risk provisions, increasing bad debt handling costs, thereby reducing the bank's expected profits, but also negatively affecting socio-economic development. The research results of the thesis contribute to helping the Military Commercial Joint Stock Bank - Phu Nhuan Branch have more reference sources, thereby planning a suitable roadmap and measures to improve bad debt management at the Military Commercial Joint Stock Bank - Phu Nhuan Branch by 2030, while supporting banks to improve their ability to manage bad debt and develop the capital market in the current context of integration. 3. Keywords: Perfection; Bank; Bad debt; Management; Credit
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụ từ Tiếng Việt DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DPRR Dự phòng rủi ro KHDN Khách hàng doanh nghiệp NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TP Thành phố TSĐB Tài sản đảm bảo USD Đô la Mỹ MBB Ngân hàng TMCP Quân đội RRTD Rủi ro tín dụng XLNX Xử lý nợ xấu
  8. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ...................................................................................... 10 1.1. Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ....................10 1.1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại .10 1.1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ....14 1.2. Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ............................... 14 1.2.1 Khái niệm nợ xấu của ngân hàng thương mại ...............................................14 1.2.2 Phân loại nợ xấu ........................................................................................ 16 1.2.3 Nguyên nhân của nợ xấu ...............................................................................19 1.2.4. Tác động của nợ xấu .....................................................................................22 1.3. Quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại ........................................................... 24 1.3.1. Khái niệm và vai trò của quản lý nợ xấu ......................................................24 1.3.2. Nội dung quản lý nợ xấu...............................................................................26 1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu của NHTM ......................34 1.5. Kinh nghiệm trong quản lý nợ xấu của một số ngân hàng và bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận ............................................................. 42 1.5.1. Kinh nghiệm về quản lý nợ xấu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ......42 1.5.2. Kinh nghiệm về quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Quảng Bình ..................................................43 1.5.3. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) ...........................................................................................................44 1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận ................................................................................................................................ 46 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN ................................. 49 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận .....................49 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................49 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức ........................................................ 50 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh ...................................................................54 2.2. Thực trạng tín dụng và nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận............................................................................................................................. 56 2.2.1. Thực trạng tín dụng.......................................................................................56
  9. vii 2.2.2. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận ................................................................................................................................ 60 2.2.3. Các hoạt động khác:......................................................................................61 2.3. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận .......................................................................................................................................62 2.3.1. Thực trạng chính sách quản lý nợ xấu Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận...............................................................................................................62 2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận ............................................................................................. 63 2.3.3. Thực trạng tổ chức triển khai các hoạt động quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận ............................................................... 64 2.3.4 Thực trạng báo cáo, đánh giá kết quả quản lý nợ xấu của Chi nhánh Phú Nhuận ................................................................................................................................ 72 2.4. Đánh giá chung về thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận ........................................................................................... 73 2.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................................... 73 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ...............................................................................74 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN ............... 78 3.1. Định hướng và quan điểm hoàn thiện quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận ........................................................................................... 78 3.1.1. Định hướng chung cho hoạt động tín dụng ..................................................78 3.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý nợ xấu tại MBB chi nhánh Phú Nhuận .......79 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận...........................................................................................................81 3.2.1. Hoàn thiện công tác nhận diện khách hàng nợ xấu tại Chi nhánh................81 3.2.2. Hoàn thiện công tác đo lường nợ xấu ........................................................... 83 3.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm soát nợ xấu .......................................................... 85 3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT hiện đại vào quản lý nợ xấu ............................. 89 3.2.5. Tăng cường phối hợp các biện pháp xử lý nợ xấu........................................91 3.2.6. Sắp xếp bố trí lại nhân lực, thực hiện các chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................................ 93 3.3. Kiến nghị ................................................................................................................96 3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. .............................. 96 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam .............................................96 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 100
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại khách hàng, phân loại nợ…………………………………...…...28 Bảng 2.1. Tình hình chung hoạt động kinh doanh từ năm 2021 đến 2023………………………………………………………………… ……………….53 Bảng 2.2. Biến động nguồn vốn huy động từ năm 2021 đến 2023…………………...54 Bảng 2.3. Biến động dư nợ tại MBB Chi nhánh Phú Nhuận từ năm 2021- 2023…………………………………………………………………………………..55 Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay từ năm 2021 - 2023……………………………….56 Bảng 2.5. Số liệu nợ xấu tại MBB Phú Nhuận năm 2021 - 2023……………………59 Bảng 2.6. Tình hình tái cơ cấu nợ vay từ năm 2021 - 2023………………………….65 Bảng 2.7. Bảng số liệu bán nợ từ năm 2021 - 2023…………………………………67 Bảng 2.8: Nợ xấu, hệ số bù đắp tổn thất nợ xấu của MBB chi nhánh Phú Nhuận và một số chi nhánh khác thuộc NH MBB năm 2023………………………………68 Bảng 2.9. Số liệu các khoản nợ xấu khởi kiện ra Tòa án……………………………69 Bảng 2.10. Tỷ trọng nợ xấu được xử lý bằng từng biện pháp tại MBB chi nhánh Phú Nhuận từ năm 2021 đến năm 2023…………………………………………………70
  11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Mô tả nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của NHTM …..……………………….19 Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lý nợ xấu tại Trụ sở chính……………..…………..44 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức chi nhánh của MBB Phú Nhuận …………………………50
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cốt lõi quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Nợ xấu tồn tại tất yếu khách quan trong hoạt động tín dụng, và duy trì nợ xấu ở mức độ an toàn là một trong các mục tiêu quan trọng của NHTM. Nợ xấu không chỉ là nguyên nhân cơ bản gây mất an toàn, làm gia tăng trích lập dự phòng rủi ro, gia tăng chi phí xử lý nợ xấu từ đó gây sụt giảm lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những tác động tiêu cực về tài chính, nợ xấu còn ảnh hưởng đến uy tín của bản thân ngân hàng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống ngân hàng cũng như nền tài chính quốc gia. Việc quản lý nợ xấu được coi là hoạt động quan trọng để các ngân hàng xác định nguyên nhân, dự đoán tổn thất, từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu hiệu quả nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do nợ xấu gây ra cũng như đưa ra các giải pháp dự phòng tránh nợ xấu lặp lại trong tương lai. Đối với hệ thống các NHTM, giai đoạn 2023 trở lại đây, cùng với sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế, ứng dụng công nghệ tài chính trên diện rộng, đi kèm với đó là sự hoàn thiện của hành lang pháp lý đã tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đạt được những kết quả vượt bậc, không chỉ nâng cao hiệu quả kinh doanh cho bản thân mỗi ngân hàng mà còn góp phần lành mạnh hóa, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn cho toàn hệ thống TCTD. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ còn khá cao và trong nhiều trường hợp nợ xấu chưa được ghi nhận đúng bản chất khiến tỷ lệ nợ xấu chưa phản ánh đúng thực trạng hoạt động tín dụng, tiềm ẩn khả năng gây tổn thất cho ngân hàng cũng như cho nền kinh tế. Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Phú Nhuận là một trong số các ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản và quy mô dư nợ lớn. Được chọn là một trong số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thí điểm áp dụng Basel II, Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Phú Nhuận luôn chú trọng đến các vấn đề về an toàn, minh bạch và bền vững trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy trong những năm qua, hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh những thành công, hoạt động quản lý nợ xấu của Ngân hàng vẫn không thể tránh
  13. 2 khỏi những hạn chế, tồn tại: chưa có hệ thống văn bản nội bộ đồng bộ, riêng biệt cho quản lý nợ xấu; Mô hình tổ chức, bộ máy QLNX còn tồn tại nhiều bất cập; Đo lường, đánh giá nợ xấu chưa sát thực tế; Các biện pháp xử lý nợ xấu chưa đa dạng và chưa phát huy được tác dụng khiến nợ xấu được xử lý chưa triệt để... Trước những thách thức và thời cơ của nền kinh tế trong giai đoạn mới, nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của chính Ngân hàng cũng như mục tiêu trong Chiến lược phát triển Ngành Ngân hàng Việt Nam đến 2025, định hướng 2030, Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Phú Nhuận cần hoàn thiện và tăng cường hơn nữa hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng. Xuất phát từ nhận thức quan trọng về lý luận và thực tiễn như trên, quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận” cho đề án thạc sĩ của mình, với mong muốn hoàn thiện lý luận chuyên môn của bản thân, tiếp cận nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu và bước đầu đề xuất một số giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận, góp phần tăng cường quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay. 2. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận qua 3 năm 2021-2023, đề án được thực hiện với mục tiêu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại và ngoại tại đến nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận là gì? - Những định hướng, giải pháp và kiến nghị nào để nhận diện và hoàn thiện quản lý nợ xấu trong thời gian tới? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề án nghiên cứu về hoạt động hoàn thiện quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận 4.2 Phạm vi nghiên cứu
  14. 3 - Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu về hoàn thiện quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận. - Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận từ năm 2021 đến 2023, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp đến 2025, tầm nhìn đến 2030. - Về nội dung nghiên cứu: Đề án được tiếp cận theo hướng chuyên ngành tài chính - ngân hàng với các nội dung chính gồm: Nội dung quản lý nợ xấu, các chỉ tiêu đánh giá quản lý nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Trong đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, tốn ít thời gian và chi phí trong quá trình thu thập. Các nguồn dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu bên trong là các dữ liệu của các bộ phận chức năng trong ngân hàng. Dữ liệu bên ngoài là dữ liệu từ các bộ phận chức năng ngoài ngành và doanh nghiệp hoặc các nguồn khác trên thị trường như: số liệu của cơ quan thống kê thành phố hoặc cả nước, số liệu của viện nghiên cứu kinh tế trung ương và thành phố, sách tham khảo, các tạp chí định kỳ hoặc báo hàng ngày. Nguồn dữ liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ: - Nguồn bên trong: Các báo cáo tổng hợp về quản lý nợ xấu tại MBB - Chi nhánh Phú Nhuận giai đoạn 2021-2023. Các báo cáo bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh của MBB - chi nhánh Phú Nhuận ; Báo cáo kết quả công tác quản lý nợ xấu của MBB - chi nhánh Phú Nhuận ; Báo cáo danh mục quản lý nợ xấu của MBB - chi nhánh Phú Nhuận. - Nguồn bên ngoài: các bài viết, các bài báo tổng hợp về tình hình quản lý nợ xấu của ngân hàng. 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Phương pháp này được sử dụng sau khi thu thập được toàn bộ số liệu, thông tin cần thiết từ các phương pháp được tiến hành trước đó. Mục đích là để xử lý thông tin, phân tích ý nghĩa của số liệu, xác định độ tin cậy và độ chính xác của số liệu đã thu thập
  15. 4 được, hoàn thiện bài báo cáo. Đầu tiên chọn lọc số liệu, nghiên cứu mối liên hệ giữa chúng với nhau, so sánh, đối chiếu, chọn lọc những tài liệu, số liệu quan trọng, thiết thực, có độ tin cậy cao. Sau đó, sắp xếp số liệu, quy thành các nhóm tài liệu, số liệu có quan hệ mật thiết với nhau để sắp xếp cụ thể từng nội dung của từng vấn đề theo một khung logic nhất định. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dùng phần mềm Microsoft Office Excel để xử lý số liệu và biểu diễn kết quả thông qua các biểu đồ, bảng biểu. Như vậy phương pháp xử lý số liệu bao gồm các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê mô tả. 5.2.1. Phương pháp phân tích Phương pháp này phân tích tình hình quản lý nợ xấu như: tình hình dư nợ quản lý nợ xấu theo kỳ hạn, theo sản phẩm cho vay..., phân tích tình hình thuận lợi, khó khăn tác động tới hoạt động quản lý nợ xấu. Từ các căn cứ phân tích trên nhằm đánh giá toàn diện quản lý nợ xấu thông qua các số liệu thu thập được từ tài liệu thứ cấp. Đồng thời, cũng phân tích quản lý nợ xấu của chi nhánh ngân hàng thông qua điều tra khảo sát trực tiếp. Từ đó, đưa ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân góp phần đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu. Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác, logic sau đó các dữ liệu được nhập vào máy và tổng hợp theo các chỉ tiêu chỉ số nhằm đánh giá hoạt động của ngân hàng. Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính và phần mềm excel. 5.2.2. Phương pháp thống kê mô tả Tác giả sử dụng phương pháp thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Đề tài xác định vấn đề nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu. Việc xác định vấn đề nghiên cứu giúp cho việc thu thập thông tin dữ liệu được nhanh chóng. Báo cáo kết quả: dữ liệu sau khi được phân tích sẽ được kết luận thông qua phương pháp suy diễn giúp khẳng định các đặc tính chung của từng nhân tố được thể hiện dưới dạng bảng biểu, đồ thị. Đề tài nghiên cứu của tác giả chủ yếu sử dụng thống kê mô tả với các kỹ thuật thường sử dụng như sau: Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu. Dữ liệu được
  16. 5 thể hiện qua các bảng số liệu để có thể quan sát, theo dõi một cách rõ ràng, dễ hiểu. Đề tài đã xây dựng được các bảng số liệu của các chỉ tiêu đánh giá quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Phú Nhuận thông qua các năm 2021, 2022, 2023. 5.2.3. Phương pháp tổng hợp Tổng hợp là phương pháp xác định những thuộc tính những mối liên hệ chung, cũng như những quy luật tác động qua lại giữa những yếu tố cấu thành sự vật. Tổng hợp từ những kết quả phân tích sau đó kết hợp chúng thành tổng thể hoàn chỉnh, thống nhất. Sau khi hoàn thành những phương pháp trên, có được đầy đủ tài liệu, số liệu đã được xử lý thì việc cuối cùng là tổng hợp và tiến hành viết đề tài với nội dung bám sát theo đề cương chi tiết đã được xây dựng từ trước. Đề tài sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phân tích. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong hầu hết các sách, tạp chí, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, bao gồm: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích. 5.2.4. Phương pháp đồ thị Phương pháp đồ thị nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị. Qua đó, mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể. Với ý nghĩa đó, đề tài sử dụng các biểu đồ nhằm phản ánh diễn biến các chỉ số nợ xấu qua các giai đoạn nghiên cứu nhằm so sánh, minh họa. 6. Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP - Phân tích đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận qua 3 năm 2021-2023 và chỉ ra những kết quả đạt được. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận. 7. Đóng góp của đề tài Trên phương diện lý luận: Đề tài khái quát hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP, luận giải các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP, khái quát bài học kinh nghiệm về quản lý nợ xấu tại một số ngân
  17. 6 hàng TMCP, làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP. Trên phương diện thực tiễn: Đề tài đánh giá, phân tích thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận, thông qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tham mưu cho ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận trong hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 8.1. Các công trình liên quan đến đề tài Vấn đề nợ xấu và quản lý nợ xấu là một trong những đề tài rất được quan tâm đối với những nhà quản lý, nhà nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các cấp độ khác nhau, từ luận văn, luận án, bài nghiên cứu đến sách tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp...Theo khảo cứu của tác giả, một số công trình nghiên cứu trong thời gian qua nghiên cứu về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong các NHTM như: Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Quốc Việt (2017), Đặng Thị Ngọc Diễm (2018), Luận văn thạc sỹ của Bùi Khắc Tân (2016), Nguyễn Thị Lan Phương (2016) đã nghiên cứu giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Agribank Việt Nam, luận văn chỉ mới đưa ra phương pháp xử lý nợ xấu, chưa nói đến đo lường nợ xấu, phòng tránh nợ xấu. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nợ xấu và quản lý nợ xấu đối với các tổ chức tín dụng ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” của Lê Thị Thùy Vân (2017), “Đánh giá ảnh hưởng của các giải pháp xử lý nợ xấu của các TCTD đến tài chính - ngân sách nhà nước và biện pháp hoàn thiện”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Tài chính của Lê Thị Mai Hương (2019) nghiên cứu về các giải pháp nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu tại tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay. Như vậy, vấn đề nợ xấu đã được quan tâm khá nhiều ở các luận văn thạc sỹ, phần lớn nghiên cứu trong lĩnh vực này thường tập trung vào một khía cạnh cụ thể (ngăn ngừa sự phát sinh của nợ xấu và xử lý những khoản nợ xấu đã phát sinh), nhưng có sự cần thiết để thực hiện nghiên cứu toàn diện hơn để hiểu rõ hơn cả quá trình phát sinh và xử lý nợ xấu. Sự kết hợp này có thể giúp tạo ra các khung pháp luật và quản lý tài chính toàn diện hơn, đồng thời cung cấp cho ngân hàng và các tổ chức tài chính những hướng dẫn chi tiết về cách ngăn chặn và xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Ngoài ra, có thể đề cập đến những công trình như của tác giả Phạm Hương Quế (2018) với công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng
  18. 7 “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Láng Hạ”- đã nghiên cứu quản lý nợ xấu trên phương diện lý thuyết, bản chất của nợ xấu, các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu cũng như tác động của nó tới bản thân Ngân hàng và nền kinh tế. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Láng Hạ được tác giả phân tích trên các mặt từ nhận biết và phân loại nợ xấu đến ngăn ngừa nợ xấu; xử lý nợ xấu đã phát sinh. Từ đó chỉ ra những thành công và hạn chế trong quản lý nợ xấu, đặc biệt những hạn chế về phân loại nợ còn mang tính chủ quan; phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh bị hạn chế về thông tin cũng như năng lực giải quyết vấn đề; quá trình xử lý nợ xấu gặp khó khăn khi khách hàng không hợp tác. Chương 3 tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế, xử lý nợ xấu. Luận án tiến sĩ “Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam" của tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương (2019) lựa chọn cách tiếp cận việc quản lý nợ xấu ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, Hiệp ước Basel II được sử dụng như một chuẩn mực trong việc quản lý nợ xấu. Nguyễn Thị Thu Cúc với đề tài “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ” (2023). Với nguồn số liệu phong phú và đầy đủ, đáng tin cậy, nghiên cứu đã phân tích làm rõ vấn đề quản lý nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam một cách logic, trên cơ sở các vấn đề lý luận như nợ xấu là gì, nguyên nhân của nợ xấu, tác động tiêu cực của nợ xấu, các chỉ tiêu đo lường nợ xấu. Từ đó đưa ra những giải pháp căn bản trong quản lý nợ xấu đối với NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian tới như về: Quy trình xử lý nợ xấu, Việc bán nợ và xử lý tài sản đảm bảo, Trích lập và quản lý quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng, Khung pháp lý cho hoạt động phòng ngừa và xử lý nợ xấu, Trình độ công nghệ thông tin và trình độ cán bộ, đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng, Quy định của Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, hạn chế nợ xấu. Công trình “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam'" của Vũ Ngọc Anh (2021), luận án tiến sĩ - Học viện Tài chính hệ thống hóa những lý luận về quản lý nợ xấu của các NHTM đồng thời xác lập bốn nội dung quản lý nợ xấu tại NHTM trong đó các nội dung quản lý nợ xấu được luận giải gắn liền với đặc điểm hoạt động tín dụng và công tác quản trị của NHTM và khuôn khổ pháp luật quốc gia. Tác giả đã trình bày các tiêu chí định lượng và định tính để đánh giá quản lý nợ xấu của
  19. 8 NHTM. Đây là các tiêu chí hàm chứa những nội dung khoa học kinh tế sát với đề tài, toán học và kinh tế lượng chuẩn xác, có thể sử dụng để đo lường, đánh giá đúng mức độ đạt được về quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam thông qua mô hình kinh tế lượng, với sự khảo sát, phỏng vấn các nhà quản lý và nhà khoa học để tổng hợp và phân tích số liệu. Với các phương pháp đó luận án đã chỉ ra một cách đầy đủ, toàn diện mức độ đạt được và hạn chế trong thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong giai đoạn 2023 - 2020. Luận án đã xây dựng nhóm các giải pháp có tính khả thi cao, có nội dung hiện đại nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong đó bao gồm: Nhóm giải pháp về xây dựng hệ thống pháp lý riêng biệt về quản lý nợ xấu; Nhóm giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy và trao đổi thông tin trong quản lý nợ xấu; Nhóm giải pháp hỗ trợ về nhân lực, công nghệ thông tin, chính sách tài chính... Các vấn đề về nợ xấu cũng được đề cập tới ở một số tạp chí chuyên ngành. Bài viết của Huỳnh Thế Du (2022) trong chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra một số mô hình xử lý nợ xấu trên thế giới: Gồm mô hình xử lý nợ tập trung ở một số quốc gia như: Hoa Kỳ và các nước Đông Á như: Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc...và mô hình xử lý nợ phi tập trung ở các nước Hungary, Ba Lan. Tác giả phân tích rất kỹ về mặt ưu - nhược điểm của từng loại mô hình. Ngoài ra, tác giả còn phân tích điểm tương đồng và khác biệt về quá trình phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam và hệ thống NHTM Trung Quốc, đồng thời cũng nghiên cứu thực trạng về nguyên nhân, quá trình phát sinh và xử lý nợ xấu ở 2 quốc gia này. Nghiên cứu của tác giả cũng đánh giá các biện pháp trong việc xử lý nợ của cả hai quốc gia này. Nguyễn Đào Tố (2018) với bài nghiên cứu “Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu” đăng trên tạp chí Ngân hàng, số 5 năm 2018 nhấn mạnh tới sự cần thiết phải ứng dụng những nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu, từ đó xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM Việt Nam. Đặng Thu Trang (2017) với bài nghiên cứu “Giải pháp quản lý nợ xấu tại các ngân hàng” đã đưa các giải pháp chủ yếu nhằm quản lý nợ xấu, như: nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng, cải cách bộ máy tín dụng và quyền hạn của cán bộ, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, khuyến khích khách hàng vay vốn mở tài khoản tại ngân hàng,
  20. 9 kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hoàn thành xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn quốc tế, khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích hợp, đa dạng hóa biện pháp xử lý nợ xấu 8.2. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện lý luận cơ bản về nợ xấu của NHTM, tập trung phân tích thực trạng quản lý nợ xấu trong phạm vi chi nhánh hoặc một ngân hàng trong một giai đoạn cụ thể. Trong không gian nghiên cứu tại quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý nợ xấu thời gian qua. Do vậy, đề tài khác biệt về không gian nghiên cứu với các công trình trước đó. Bên cạnh khoảng trống về không gian nghiên cứu, đề tài còn tập trung hệ thống hóa cơ sở lý luận và làm sáng tỏ vấn đề quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận giai đoạn 2021- 2023 qua các con số và phương án cụ thể. Từ đó, đánh giá đúng thực trạng quản lý nợ xấu đưa ra các giải pháp phù hợp để quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận. 9. Bố cục dự kiến Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề án bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Chương 2: Thực trạng quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2