intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề án "Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn" nhằm phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn qua 3 năm 2021-2023, đề án được thực hiện với mục tiêu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân” Hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- PHẠM THIỆN NHẬT DUYÊN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT SÀI GÒN ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- PHẠM THIỆN NHẬT DUYÊN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT SÀI GÒN ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẶNG VĂN DÂN Thánh phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh được sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy, cô đã trang bị cho tác giả những kiến thức cơ bản về chuyên môn, tạo cho học viên hành trang vững chắc trong công tác sau này. Trong quá trình nghiên cứu và làm đề án, học viên đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè, đồng nghiệp và Nhà trường. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS Đặng Văn Dân người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian học viên thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề án. Học viên xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ cung cấp tư liệu, tài liệu hữu ích cho học viên để phục vụ đề tài nghiên cứu đề án này. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Phạm Thiện Nhật Duyên i
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan! Đề án thạc sỹ chuyên ngành tài chính - ngân hàng với Đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn ” được học viên viết dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Đặng Văn Dân. Trong quá trình viết đề án, tác giả có tham khảo, kế thừa và sử dụng tư liệu như sách chuyên ngành, tạp chí, đề tài… theo danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan của mình. Học viên Phạm Thiện Nhật Duyên ii
  5. iii TÓM TẮT ĐỀ ÁN 1. Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn 2. Tóm tắt: Đề án nghiên cứu về thực trạng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn trong giai đoạn từ 2021 đến 2023. Đề án được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính: Tổng hợp, phân tích và quy nạp các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết về hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nói chung và thực trạng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn nói riêng; kết hợp phỏng vấn chuyên gia, cũng như so sánh, đối chiếu về hiệu quả huy động vốn tại một số ngân hàng TMCP trong nước để đúc kết bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: những năm gần đây, môi trường kinh doanh diễn biến rất phức tạp nên những rủi ro trong kinh doanh tiềm ẩn cao không chỉ ở danh mục các sản phẩm đầu ra mà cả trong các sản phẩm đầu vào là huy động nguồn. Tính chất rủi ro diễn biến phức tạp cũng khiến cho các NHTM vừa khó huy động nguồn, đặt ra yêu cầu cấp thiết hiện nay và trong tương lai là bên cạnh việc tìm các biện pháp nhằm mở rộng huy động nguồn thì phải từng bước nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Kết quả nghiên cứu của đề án góp phần giúp ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn có thêm nguồn tham khảo, từ đó hoạch định lộ trình và biện pháp phù hợp nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn đến năm 2030, đồng thời là tham khảo cho các ngân hàng khác nâng cao khả năng huy động vốn trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 3. Từ khóa: Huy động; Ngân hàng; Rủi ro; Tín dụng; Vốn iii
  6. iv ABSTRACT 1. Title: Improving capital mobilization efficiency at Saigon Lien Viet Post Joint Stock Commercial Bank 2. Summary: Research project on the current situation of improving capital mobilization efficiency at Lien Viet Saigon Post Joint Stock Commercial Bank in the period from 2021 to 2023. The project is implemented based on qualitative research methods: Synthesizing, analyzing and inductively synthesizing information related to the theoretical basis of capital mobilization efficiency at banks in general and the current situation of improving capital mobilization efficiency at Lien Viet Saigon Post Joint Stock Commercial Bank in particular; combining expert interviews, as well as comparing and contrasting the capital mobilization efficiency at a number of domestic commercial banks to draw lessons for Lien Viet Saigon Post Joint Stock Commercial Bank. The research results show that: in recent years, the business environment has been very complicated, so potential business risks are high not only in the list of output products but also in the input products of resource mobilization. The complex nature of risks also makes it difficult for commercial banks to mobilize resources, posing an urgent requirement now and in the future that in addition to finding measures to expand resource mobilization, it is necessary to gradually improve the efficiency of capital mobilization, thereby helping to improve the business performance of commercial banks. The research results of the project contribute to helping Lien Viet Post Joint Stock Commercial Bank Saigon have more reference sources, thereby planning a suitable roadmap and measures to improve the efficiency of capital mobilization at Lien Viet Post Joint Stock Commercial Bank Saigon until 2030, and at the same time serve as a reference for other banks to improve their capital mobilization capacity in the current context of integration. 3. Keywords: Mobilization; Bank; Risk; Credit; Capital iv
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt HĐV Huy động vốn Ngân hàng Liên Việt Ngân hàng Liên Việt - Chi nhánh Sài Gòn Sài Gòn NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương TCTD Tổ chức tín dụng TG Tiền gửi TGTK Tiền gửi tiết kiệm USD Đô la Mỹ VHĐ Vốn huy động VND Đồng Việt Nam VTG Vốn tiền gửi v
  8. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................. 9 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại ........................................................... 9 1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại.........................................................9 1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ...................10 1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại .....................................................12 1.2. Huy động vốn của Ngân hàng thương mại ..................................................13 1.2.1. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại .......................................................13 1.2.2. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại .............................. 23 1.3. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại ....................................30 1.3.1. Quan niệm về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại .........30 1.3.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại..............33 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM .............38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT SÀI GÒN ............... 43 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn .......................................................................................................................................43 2.1.1. Quá trình hình hành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Sài Gòn ..................................................................................................................43 2.1.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 44 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Sài Gòn ..................................................................................................................45 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Sài Gòn giai đoạn 2021 – 2023 .............................................................................46 2.2. Phân tích thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn .................................................................................................47 2.2.1.Tình hình huy động vốn ............................................................................47 2.2.2. Hiệu quả huy động vốn ............................................................................50 2.3. Phân tích tác động của một số yếu tố đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn ......................................60 2.3.1. Yêu tô khách quan ....................................................................................60 2.3.2. Yêu tô chủ quan ........................................................................................ 61 2.4. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn .......................................................................................................................... 63 2.4.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................63 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT SÀI GÒN ... 72 3.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn trong thời gian tới ....................................................................................72 3.1.1. Định hướng chung ....................................................................................72 vi
  9. vii 3.1.2. Định hướng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn đến năm 2030..................................................................73 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn .....................................................................75 3.2.1. Giải pháp chung ........................................................................................ 75 3.2.2 Giải pháp chuyên môn nghiệp vụ .............................................................. 79 3.2.3. Giải pháp điều kiện...................................................................................86 3.2.4. Các giải pháp khác ...................................................................................91 3.3. Một số kiến nghị .......................................................................................... 92 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước...................................................92 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt ......................93 KẾT LUẬN ................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 99 vii
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Sài Gòn ………………………………………..…………………………..…….…..46 Bảng 2.2. Tổng vốn huy động giai đoạn 2021-2023……….…………………….…..47 Bảng 2.3. Bảng so sánh lãi suất huy động vốn từ tiền gửi Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn và một số ngân hàng khác cùng địa bàn năm 2023………………………..48 Bảng 2.4. Tỉ trọng các loại vốn huy động giai đoạn 2021-2023………………….….50 Bảng 2.5. Chi phí huy động vốn/Qui mô huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn giai đoạn 2021-2023……………………………………………….51 Bảng 2.6. Quy mô huy động vốn tiền gửi giai đoạn 2021-2023……………………….52 Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn tiền gửi theo đối tượng………………………………………53 Bảng 2.8. Tình hình cho vay phân theo kì hạn giai đoạn 2021-2023………………….55 Bảng 2.9. Hoạt động cho vay phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2021- 2023…………………………………………………………………………………...56 Bảng 2.10. Hiệu quả hoạt động sử dụng vốn giai đoạn năm 2021 - 2023…………….…57 Bảng 2.11. Hoạt động cho vay theo loại tiền giai đoạn 2021-2023…………………..58 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn ………………………………………………………………………..………………44 Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn …………………………………………………………………..……….….46 Biểu đồ 2.2. Tăng trưởng tiền gửi khách hàng giai đoạn 2021-2023…………………49 viii
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản, quyết định khả năng kinh doanh “ của mỗi doanh nghiệp. Đối với các NHTM với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, là một trung gian tài chính đi vay để cho vay, là nơi tích tụ, tập trung và khơi thông các nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế của đất nước thì vốn đóng một vài trò hết sức quan trọng: vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng. Do đó, ngoài vốn ban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật định, thì ngân hàng phải thường xuyên chú trọng đến vấn đề tăng trưởng vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của mình. ” Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, cạnh tranh trong hoạt động ngân “ hàng ngày càng gay gắt. Một trong những yếu tố quan trọng nhất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM đó chính là công tác huy động vốn. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động của bất kỳ một NHTM nào. ” Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn với vài trò chủ lực “ của một ngân hàng thương mại cổ phần trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn luôn nỗ lực hết mình và cam kết đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ vốn tín dụng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Để thỏa mãn tối đa nhu cầu vốn tín dụng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thì việc tạo lập nguồn vốn huy động dồi dào với chi phí thấp là điều kiện tiên quyết trong hoạt động kinh doanh. ” Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn hiện trên địa bàn “ đang kinh doanh có nhiều tổ chức tín dụng kinh doanh cùng lĩnh vực tiền tệ, ngoài ra còn có các định chế khác đang tham gia vào thị trường huy động vốn như Bảo hiểm, đã tạo nên sức ép cạnh tranh trong công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn. Bên cạnh đó, công tác huy động vốn của Ngân hàng đang gặp phải rất nhiều khó khăn do tình trạng khan hiếm vốn đối với các NHTM nói chung. Đối với các NHTM Việt Nam, trong đó có Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
  12. 2 Bưu điện Liên Việt, do những năm gần đây, môi trường kinh doanh diễn biến rất phức tạp nên những rủi ro trong kinh doanh tiềm ẩn cao không chỉ ở danh mục các sản phẩm đầu ra mà cả trong các sản phẩm đầu vào là huy động nguồn. Tính chất rủi ro diễn biến phức tạp cũng khiến cho các NHTM vừa khó huy động nguồn, vừa làm gia tăng chi phí huy động nguồn vốn đã khá cao so với hầu hết các NHTM trong khu vực, đặt ra yêu cầu cấp thiết hiện nay và trong tương lai là bên cạnh việc tìm các biện pháp nhằm mở rộng huy động nguồn thì phải từng bước nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. ” Đây là một thách thức đối với Ngân hàng đòi hỏi ngân hàng cần có những chính “ sách, giải pháp để cải thiện cũng như nâng cao tình hình hoạt động huy động vốn của mình. Xuất phát từ những thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài đề tài thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn” để nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại đơn vị trong thời gian tới. ” 2. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại “ cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn qua 3 năm 2021-2023, đề án được thực hiện với mục tiêu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng. ” 3. Câu hỏi nghiên cứu Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Sài Gòn đánh giá thực trạng “ huy động vốn như thế nào? ” Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Sài Gòn cần làm gì để nâng “ cao hiệu quả huy động vốn trong thời gian tới?” 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề án nghiên cứu về hoạt động nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng “ thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn ” 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu về nâng cao hiệu quả huy động vốn tại “ Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn. ”
  13. 3 - Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng “ thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn từ năm 2021 đến 2023, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp đến 2025, tầm nhìn đến 2030. ” - Về nội dung nghiên cứu: Đề án được tiếp cận theo hướng chuyên ngành tài chính - ngân hàng với các nội “ dung chính gồm: Hiệu quả huy động vốn, các chỉ tiêu đánh giá huy động và các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt ” Sài Gòn. Đánh giá thực trạng huy động vốn và đề ra đề xuất một số giải pháp nhằm nâng “ cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng” 5. Phương pháp nghiên cứu 5. 1. Phương pháp thu thập dữ liệu Trong đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là “ loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, tốn ít thời gian và tiền bạc trong quá trình thu thập ” Các nguồn dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu bên trong là các dữ liệu của các bộ phận chức năng trong ngân hàng. Dữ liệu bên ngoài là dữ liệu từ các bộ phận chức năng ngoài ngành và doanh “ nghiệp hoặc các nguồn khác trên thị trường như: số liệu của cơ quan thống kê thành phố hoặc cả nước, số liệu của viện nghiên cứu kinh tế trung ương và thành phố, sách tham khảo, các tạp chí định kỳ hoặc báo hàng ngày. ” Nguồn dữ liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ: - Nguồn bên trong: Các báo cáo tổng hợp về huy động vốn tại Ngân hàng “ thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn giai đoạn 2021-2023. Các báo cáo bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh của LPB Sài Gòn ; Báo cáo kết quả công tác huy động vốn của LPB Sài Gòn ; Báo cáo danh mục huy động vốn của LPB Sài Gòn. ” - Nguồn bên ngoài: các bài viết, các bài báo tổng hợp về tình hình huy động vốn của ngân hàng. - 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Phương pháp này được sử dụng sau khi thu thập được toàn bộ số liệu, thông tin “ cần thiết từ các phương pháp được tiến hành trước đó. Mục đích là để xử lý thông tin,
  14. 4 phân tích ý nghĩa của số liệu, xác định độ tin cây và độ chính xác của số liệu đã thu thập được, hoàn thiện bài báo cáo. Đầu tiên chọn lọc số liệu, nghiên cứu mối liên hệ giữa chúng với nhau, so sánh, đối chiếu, chọn lọc những tài liệu, số liệu quan trong, thiết thực, có độ tin cậy cao. Sau đó, sắp xếp số liệu, quy thành các nhóm tài liệu, số liệu có quan hệ mật thiết với nhau để sắp xếp cụ thể từng nội dung của từng vấn đề theo một khung logic nhất đinh. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dùng phần mềm Microsoft Office Excel để xử lý số liệu và biểu diễn kết quả thông qua các biểu đồ, bảng biểu. ” Như vậy phương pháp xử lý số liệu bao gồm các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê mô tả 5.2.1. Phương pháp phân tích Phương pháp này phân tích tình hình huy động vốn như: tình hình dư nợ huy “ động vốn theo kỳ hạn, theo sản phẩm cho vay. . . , phân tích tình hình lợi nhuận đối với hoạt động huy động vốn, số lượng KHCN đến vay ngân hàng cũng như tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh. Từ các căn cứ phân tích trên nhằm đánh giá toàn diện huy động vốn thông qua các số liệu thu thập được từ tài liệu thứ cấp. Đồng thời, cũng phân tích huy động vốn của chi nhánh ngân hàng thông qua điều tra khảo sát trực tiếp. Từ đó, đưa ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân góp phần đề xuất giải pháp. ” Việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh dựa trên các khía cạnh sau : Chỉ tiêu chi phí huy động vốn cho một đồng vốn huy động Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn huy động Chỉ tiêu đánh giá quy mô chất lượng của hoạt động huy động vốn Từ các kết quả nghiên cứu có được, dựa trên mối quan hệ các chỉ tiêu, tác giả “ tiến hành tổng hợp để có cái nhìn đầy đủ nhất hoàn thiện nhất về hoạt động huy động vốn tại LPB Sài Gòn. ” Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: “ Đầy đủ, chính xác, logic sau đó các dữ liệu được nhập vào máy và tổng hợp theo các chỉ tiêu chỉ số nhằm đánh giá hoạt động của ngân hàng. ” Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính và phần mềm excel. 5.2.2. Phương pháp thống kê mô tả Tác giả sử dụng phương pháp thống kê là một hệ thống các phương pháp bao “
  15. 5 gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. ” Đề tài xác định vấn đề nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý huy “ động vốn. Việc xác định vấn đề nghiên cứu giúp cho việc thu thập thông tin dữ liệu được nhanh chóng. ” Báo cáo kết quả: dữ liệu sau khi được phân tích sẽ được kết luận thông qua “ phương pháp suy diễn giúp khẳng định các đặc tính chung của từng nhân tố được thể hiện dưới dạng bảng biểu, đồ thị. ” Đề tài nghiên cứu của tác giả chủ yếu sử dụng thống kê mô tả với các kỹ thuật “ thường sử dụng như sau: Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện qua các bảng số liệu để có thể quan sát, theo dõi một cách rõ ràng, dễ hiểu. Đề tài đã xây dựng được các bảng số liệu của các chỉ tiêu đánh giá quản lý huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thông qua các năm 2021, 2022,” 2023. 5.2.3. Phương pháp tổng hợp Tổng hợp là phương pháp xác định những thuộc tính những mối liên hệ chung, “ cũng như những quy luật tác động qua lại giữa những yếu tố cấu thành sự vật. Tổng hợp từ những kết quả phân tích sau đó kết hợp chúng thành tổng thể hoàn chỉnh, thống nhất. Sau khi hoàn thành những phương pháp trên, có được đầy đủ tài liệu, số liệu đã được xử lý thì việc cuối cùng là tổng hợp và tiến hành viết đề tài với nội dung bám sát theo đề cương chi tiết đã được xây dựng từ trước. ” Đề tài sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, “ phương pháp tổng hợp và phân tích. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong hầu hết các sách, tạp chí, đề tài, công trình nghiên cứu khọa học, bao gồm: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích. ” 5.2.4. Phương pháp đồ thị Phương pháp đồ thị nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ “ hoặc đồ thị. Qua đó, mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể. Với ý nghĩa đó, đề tài sử dụng các biểu đồ nhằm phản ánh diễn biến các chỉ số tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng qua
  16. 6 các giai đoạn nghiên cứu nhằm so sánh, minh họa ” 6. Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn tại ngân hàng TMCP - Phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn qua 3 năm 2021-2023 và chỉ ra những kết quả đạt được. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn. 7. Đóng góp của đề tài Trên phương diện lý luận: Đề tài khái quát hóa và bổ sung những vấn đề lý luận “ về huy động vốn tại ngân hàng TMCP, luận giải các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tại ngân hàng TMCP, khái quát bài học kinh nghiệm về huy động vốn tại ngân hàng TMCP, làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về huy động vốn tại ngân hàng TMCP. ” Trên phương diện thực tiễn: Đề tài đánh giá, phân tích thực trạng huy động vốn “ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn, thông qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tham mưu cho ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt Sài Gòn trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. ” 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 8.1. Các công trình liên quan đến đề tài Hoạt động huy động vốn là đề tài được khá nhiều người quan tâm nghiên cứu “ tiếp cận từ hình thức huy động vốn. Trong lĩnh vực đào tạo ngành tài chính - ngân hàng, những kiến thức chuyên môn liên quan đến hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại là một phần không thể thiếu và trở thành đề tài thảo luận của nhiều đối tượng học giả. Đây là chủ đề có tính ứng dụng và rất cần thiết cho sự phát triển hoạt động kinh doanh tại mỗi ngân hàng. Qua tìm hiểu trên mạng và tìm kiếm ở các thư viện, các công trình nghiên cứu về đề tài này bước đầu đã có các cách tiếp cận khác nhau, có thể kể đến các công trình sau: ” Luận văn: “Tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và “ Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tràng An”, tác giả Nguyễn Thị Thanh, 2019, Trường Đại học Ngoại thương. Tác giả khái quát được các vấn đề cơ bản về huy
  17. 7 động vốn tại ngân hàng thương mại, trong đó làm rõ tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Từ đó phân tích vào thực tiễn tại một ngân hàng để đưa ra giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng đó. ” Luận văn: “Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP “ Xăng dầu Petrolimex”, tác giả Nguyễn Thị Giang, 2020, Trường Đại học Ngoại thương. Luận văn hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, từ đó áp dụng vào đánh giá thực tế tại ngân hàng. Luận văn hướng tới nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng bằng cách đưa ra những giải pháp và kiến nghị . ” Luận văn: “Giải pháp huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng”, tác giả Đỗ Văn Nhật, 2021, Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã phân tích thực trạng, đặc điểm và khả năng huy động vốn dân cư tại ngân hàng. Căn cứ vào chiến lược phát triển, mục tiêu, định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tác giả đưa ra các giải pháp huy động vốn dân cư áp dụng cho ngân hàng. Luận văn: “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại “ thương Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Lan Phương, 2022, Trường Đại học Ngoại thương. Tác giả đã đưa ra những lý luận và vận dụng vào phân tích thực trạng huy động vốn tại ngân hàng. Qua đó, những giải pháp áp dụng cho ngân hàng để tăng cường huy động vốn được đề xuất. ” Luận văn: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt “ Nam Chi nhánh Hoàn Kiếm”, tác giả Phạm Thị Thanh Thủy, 2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn đã hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn, đánh giá thực trạng và hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng. Qua đó, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng. ” Đề tài: “Chính sách huy động vốn của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, “ tác giả Lê Văn Hương, 2022, Trường Đại học Ngoại thương. Đề tài trình chung về hoạt động và các chính sách huy động vốn tại các ngân hàng thương mại. Căn cứ trên cơ sở lý thuyết để đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách huy động vốn áp dụng cho các ngân hàng thương mại. ” Từ các nghiên cứu trên, thấy rằng: chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về “ vấn đề Huy động vốn ở Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Bưu điện Liên Việt Sài Gòn,
  18. 8 từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường Huy động vốn tại Chi nhánh này. Đây cũng là điểm khác biệt của đề tài này so với các đề tài khác. ” 8.2. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngân hàng ở các góc độ khác “ nhau và thời gian khác nhau, đó là nguồn tài liệu quý giá để đề tài kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích, đánh giá về công tác huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Bưu điện Liên Việt Sài Gòn theo cách tiếp cận của khọa học “tài chính ngân hàng”: xem xét từ hoạt động tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động sử dụng các công cụ quản lý tới hoạt động kiểm tra, kiểm soát tác động như thế nào tới huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Bưu điện Liên Việt Sài Gòn . ” Mỗi một nghiên cứu đều được đánh giá qua các chỉ tiêu khác nhau cũng như “ không gian địa bàn khác nhau và cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Bưu điện Liên Việt Sài Gòn . Vì vậy, các công trình khọa học trên là tài liệu tham khảo, đồng thời tác giả kế thừa những nghiên cứu trước đó. Mặt khác, tiếp tục hoàn thiện khoảng trống nghiên cứu mà đề tài tác giả đang đề cập đến là “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần ” Bưu điện Liên Việt Sài Gòn .” 9. Bố cục dự kiến Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề án bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận chung về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Sài Gòn Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Sài Gòn.
  19. 9 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại Ngân hàng là tổ chức tài chính trung gian quan trọng không thể thiếu với nền “ kinh tế của bất kì một quốc gia nào. Nghề ngân hàng bắt đầu từ các thợ vàng hoặc những kẻ cho vay nặng lãi và phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Cho đến nay, sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, thành động lực cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia (Phan Thị Cúc, 2008). ” Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được tổ chức theo mô hình “ ngân hàng hai cấp: Ngân hàng trung ương và Ngân hàng trung gian. Sự phân chia này dựa vào đối tượng giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng trung gian giao dịch với công chúng, Ngân hàng trung ương chỉ giao dịch với ngân hàng trung gian mà không giao dịch với công chúng.” Ngân hàng trung gian được phân thành 4 loại hình ngân hàng, đó là ngân hàng “ thương mại (NHTM), ngân hàng phát triển, ngân hàng đặc biệt (ngân hàng xuất nhập khẩu) và ngân hàng có mục đích xã hội (ngân hàng chính sách xã hội). Ngày nay, NHTM là một trong những tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế và thường chiếm tỷ trọng lớn về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. NHTM có lịch sử phát triển rất sớm, gắn liền với quá trình phát triển của nền kinh tế, là một định chế tài chính kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác ” (Nguyễn Văn Tiến, 2009). Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về Ngân hàng thương mại. Tại “ Việt Nam, luật các Tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 16/6/2010, định nghĩa: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân ” hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận”, và định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
  20. 10 Từ nhận định trên ta có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính “ mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ tiền tệ như huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.” 1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại hiện đại hoạt động với ba nghiệp vụ chính đó là: nghiệp “ vụ tài sản nợ (hoạt động huy động vốn); nghiệp vụ tài sản có (hoạt động sử dụng vốn) và nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ tư vấn, thanh toán hộ, giữ hộ. . . Ba nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho các NHTM, các nghiệp vụ này đan xen lẫn nhau trong quá trình hoạt động của ngân hàng, tạo nên một chỉnh thể thống nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM. ” 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn NHTM có thể tạo lập vốn bằng cách huy động vốn nhàn rỗi của xã hội, đi vay “ của NHTM khác, Ngân hàng trung ương (NHTW) và vốn tự có. NHTM thường huy động vốn nhàn rỗi của xã hội qua các phương thức nhận tiền gửi, phát hành các chứng từ có giá như: kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu (đối với NHTMCP). Nguồn vốn đi vay của Ngân hàng khác là nguồn vốn được hình thành bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, hoặc giữa các tổ chức tín dụng với NHTW. Vốn tự có của Ngân hàng bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác theo quy định của NHTW (Phan Thị Bích Lương, 2007) ” Với hoạt động huy động vốn, Ngân hàng thương mại bước đầu có điều kiện để “ thực hiện các chức năng cơ bản của mình, thực hiện vài trò trung gian tài chính để lưu chuyển nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu với chi phí hợp lý, giảm thiểu trường hợp thông tin bất cân xứng trên thị trường. ” 1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn Bên cạnh huy động vốn, sử dụng vốn là hoạt động chủ yếu của mỗi Ngân hàng. “ Nếu một Ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào nhưng không sử dụng vốn hợp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2