Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề án "Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất" nhằm phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất; Đưa ra các đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG HẠNH PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG HẠNH PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ ĐẶNG ĐÌNH TÂN TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan rằng đề án thạc sỹ với đề tài: “Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất” do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đặng Đình Tân là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong đề án đều được trích dẫn từ các nguồn chính thống, có xuất xứ rõ ràng. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu phát hiện có bất cứ dấu hiệu nào về việc sao chép hay sử dụng nội dung của các báo cáo, đề án khác. Tác giả Nguyễn Hồng Hạnh
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài đề án này, trước hết tác giả xin gửi đến ban lãnh đạo Khoa Sau đại học lời cảm ơn vì đã tạo mọi điều kiện để tác giả được tham gia học tập trong suốt quá trình gần 2 năm học Thạc sĩ của mình tại lớp CH24B1 chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng. Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã truyền đạt, giảng dạy những kinh nghiệm, những kiến thức quý báu để từ đây, tác giả đã có những chính sách nghiên cứu, đã áp dụng sâu hơn những bài giảng vào thực tiễn trong môi trường làm việc hiện tại. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất Tiến sĩ Đặng Đình Tân – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành chuyên đề án này. Thầy đã dành rất nhiều thời gian, công sức để giúp tác giả hoàn thiện bài đề án, từ việc định hướng đề tài, tư vấn phương pháp nghiên cứu, đến việc góp ý, chỉnh sửa từng câu chữ, từng ý kiến trong bài đề án này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các Anh/chị lãnh đạo các Phòng/ban có liên quan tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện cung cấp các số liệu, các thông tin về báo cáo Chi nhánh trong suốt 3 tháng qua. Trong thời gian hoàn thiện đề án, tác giả đã được các anh/chị trong phòng Khách hàng, đặc biệt những anh/chị làm về Khách hàng doanh nghiệp lớn đã tận tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm làm việc thực tế những khó khăn, những vướng mắc các công ty anh chị đang gặp phải để tác giả có cái nhìn sâu hơn nhằm hoàn thiện đề án. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ tác giả trong suốt quá trình hoàn thiện đề án trên. Xin chân thành cảm ơn! Trân trọng!
- iii TÓM TẮT 1. Tiêu đề: Phát triển cho vay Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất 2. Tóm tắt Trải qua nhiều sự mất mát của đại dịch Covid-19, nền kinh tế nước ta dần hồi phục, xu hướng khởi nghiệp ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp đã và đang nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ cũng như toàn xã hội. Với định hướng, mục tiêu phát triển lâu dài và ổn định, ngoài nguồn lực tự có của chính doanh nghiệp, các công ty phải tìm được có nguồn vốn tài trợ lớn, trong đó phải kể đến vốn vay từ các Ngân hàng thương mại (NHTM). Xuất phát từ những nguyên nhân đó, hoạt động phát triển tín dụng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ ((DNVVN) đang được các ngân hàng chú trọng và ưu tiên phát triển. Vì vây, vấn đề định hướng phát triển cho vay Khách hàng DNVVN tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) nói chung và tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất (Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất) nói riêng trở nên cấp thiết nhằm sớm tìm ra giải pháp đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong phạm vi của đề án, học viên sẽ trình bày nội dung cơ sở lý thuyết bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vài trò doanh nghiệp tại Việt Nam, các định nghĩa DNVVN, những nguyên nhân, tác động ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, đề án dẫn chứng một vài kinh nghiệm cho vay Khách hàng DNVVN tại một số chi nhánh của Vietcombank nhằm rút ra những bài học và kiến nghị giải pháp phát triển cho vay DNVVN của VCB Tân Sơn Nhất. Trên cơ sở lý thuyết được xây dựng cùng thực trạng hiện tại hoạt động cho vay DNVVN tại Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất, tác giả đưa ra một số đề xuất các giải pháp và khuyến nghị với các cơ quan Ban ngành nhằm phát triển cho vay Khách hàng DNVVN tại Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất bao gồm bổ sung và nâng cao tay nghề, chất lượng nhân sự; bổ sung các chính sách chăm sóc khách hàng DNVVN mang lại lợi nhuận lớn cho chi nhánh và đồng thời đưa ra một số kiến nghị với VCB và với chính các Khách hàng DNVVN. Từ khóa: Cho vay, Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ
- iv ABSTACT 1. Title: Loan development for small and medium business customers at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Tan Son Nhat Branch 2. To sum up Experiencing many losses of the Covid-19 pandemic, our country's economy is gradually recovering, the trend of starting a business is expanding, businesses have been receiving great support from the Government as well as the whole society. With the orientation and goal of long-term and stable development, in addition to the own resources of the enterprise itself, companies must find a large source of funding, including loans from commercial banks. Starting from those reasons, credit development activities for small and medium enterprises (SMEs) are being focused and prioritized by banks. Therefore, the issue of lending development orientation for SMEs at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank) in general and at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Tan Son Nhat Branch (Vietcombank - Tan Son Nhat Branch) in particular becomes urgent to soon find solutions to meet the loan needs of customers. Within the scope of the project, students will present the theoretical basis including: concepts, characteristics, business roles in Vietnam, definitions of SMEs, causes and impacts affecting SME lending activities at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Tan Son Nhat Branch. In addition, the project cites some lending experiences for SMEs at some branches of Vietcombank in order to draw lessons and propose solutions to develop SMEs of VCB Tan Son Nhat. On the basis of the theory built with the current situation of SMEs lending activities at Vietcombank - Tan Son Nhat Branch, the author makes a number of suggestions of solutions and recommendations to agencies and agencies to develop lending to SMEs customers at Vietcombank - Tan Son Nhat Branch including supplementing and improving skills and personnel quality; supplementing SME customer care policies that bring great profits to the branch and at the same time giving some opinions Recommendations to VCB and to SMEs themselves. Keywords: Loans, Small and Medium Enterprises Customers
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt 1 NHNN Ngân hàng nhà nước 2 TCTD Tổ chức tín dụng 3 NHTM Ngân hàng thương mại 4 Vietcombank/VCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 5 Vietcombank Tân Sơn Nhất/VCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Tân Sơn Nhất Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất 6 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 7 KHCN Khách hàng cá nhân 8 DNL Doanh nghiệp lớn 9 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 10 CP Chính phủ 11 KH Khách hàng 12 KHDNVVN Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 13 KHBL Khách hàng bán lẻ 14 KHBB Khách hàng bán buôn 15 PGD Phòng giao dịch 16 HĐTD Hoạt động tín dụng 17 NIM Tỷ lệ thu nhập lãi thuần 18 CBNV Cán bộ nhân viên 19 QLN/CRC Quản lý nợ 20 CBKH/RM Cán bộ Khách hàng 21 CBTĐ/CA Cán bộ thẩm định 22 CIC Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam 23 XHTD Xếp hạng tín dụng 24 BCNC Báo cáo nhu cầu
- vi 25 TSBĐ Tài sản bảo đảm 26 CCCD Căn cước công dân 27 CTQ Cấp thẩm quyền 28 Priority Khách hàng ưu tiên
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... v MỤC LỤC........................................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. x DANH MỤC HÌNH............................................................................................................. xi PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề án ............................................................................................ 1 1.1 Bối cảnh thực hiện ..................................................................................................... 1 1.2 Tính cấp thiết của đề án ............................................................................................ 3 2. Mục tiêu đề án ........................................................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi đề án ...................................................................................... 5 4. Quy trình và thời gian thực hiện đề án ...................................................................... 5 4.1 Quy trình thực hiện đề án .......................................................................................... 5 4.2 Thời gian thực hiện đề án .......................................................................................... 6 5. Các dữ liệu được sử dụng trong đề án ...................................................................... 6 5.1 Dữ liệu thứ cấp .......................................................................................................... 6 5.2 Dữ liệu sơ cấp............................................................................................................ 7 5.3 Xử lý dữ liệu .............................................................................................................. 7 5.4 Phối hợp dữ liệu ........................................................................................................ 8 6. Kết cấu đề án ............................................................................................................. 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...................................... 9 1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam ............................................................................................... 9 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về doanh nghiệp ................................................................... 9 1.1.2 Khái niệm và đặc điểm về doanh nghiệp vừa và nhỏ............................................... 11 1.1.3 Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ ......................................................... 17
- viii 1.1.4 Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại ................................................................................................................................. 23 1.2 Tình hình cho vay khách hàng DNVVN của một số chi nhánh Vietcombank 27 1.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất ................................................................................................................................. 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT ............................................................... 30 2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất ....................................................................................................................... 30 2.1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất ...................................................................................................... 30 2.1.2 Mô hình, cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 31 2.1.3 Quy trình, quy định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất ...................................... 33 2.1.4 Các sản phẩm, dịch vụ dành cho Khách hàng tại Vietcombank.............................. 41 2.1.5 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất ............................................................ 44 2.2 Phân tích thực trạng phát triển cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất........................... 50 2.2.1 Thực trạng môi trường kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất ................................................................................... 50 2.2.2 Thực trạng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VCB Tân Sơn Nhất trong giai đoạn 2020 – 2023 ......................................................................................................................... 52 2.2.3 Thực trạng chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VCB Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020 – 2023 ................................................................................................................................. 61 2.3 Đánh giá thực trạng phát triển cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất .................. 66
- ix 2.3.1 Kết quả đạt được trong việc phát triển cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.. 66 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất............................................................................................................. 68 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT ............................. 73 3.1 Một số đề xuất nhằm phát triển cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất........................... 73 3.2 Một số kiến nghị nhằm phát triển cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất........................... 77 3.2.1 Kiến nghị với Cơ quan Quản lý Nhà nước: ............................................................. 77 3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.............. 78 3.3 Các khó khăn, tự đánh giá và lộ trình sự nghiệp của học viên................................ 80 3.3.1 Các khó khăn ........................................................................................................... 80 3.4 Tự đánh giá về kết quả thực hiện đề án ................................................................... 81 3.5 Lộ trình sự nghiệp của học viên............................................................................... 82 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. i PHỤ LỤC KHẢO SÁT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG .................................................. iii
- x DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Bảng tiến độ thời gian thực hiện đề án .................................................................... 6 Bảng 1.1 Bảng tổng hợp tiêu chí phân loại Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam ........... ........................................................................................................................................... 12 Bảng 1.2 Bảng tổng hợp một số tiêu chí phân loại Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank ...................................................................................................................... 13 Bảng 2.1 Sản phẩm cho vay DNVVN ............................................................................... 43 Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của VCB Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020 - 2023 ........... 44 Bảng 2.3 Tình hình cho vay của VCB Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020 – 2023 ................... 46 Bảng 2.4 Tình hình thu phí hoạt động kinh doanh khác của VCB Tân Sơn Nhất ............. 48 Bảng 2.5 Số lượng DNVVN vay vốn tại VCB Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020 - 2023 ....... 52 Bảng 2.6 Số lượng Khách hàng DNVVN theo từng ngành nghề vay vốn tại VCB Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020 – 2023 ............................................................................................... 53 Bảng 2.7 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ vay đối với khách hàng DNVVN giai đoạn 2020 - 2023......................................................................................................... 55 Bảng 2.8 Doanh số cho vay KHDNVVN theo kỳ hạn vay và mục đích vay giai đoạn 2020 - 2023 ................................................................................................................................. 57 Bảng 2.9 Dư nợ cho vay KHDNVVN theo kỳ hạn vay và mục đích vay giai đoạn 2020 - 2023 ................................................................................................................................... 58 Bảng 2.10 Dư nợ cho vay KHDNVVN theo loại tài sản bảo đảm, hình thức bảo đảm giai đoạn 2020-2023 ................................................................................................................. 59 Bảng 2.11 Tỷ lệ nợ quá hạn với DNVVN tại giai đoạn 2020 - 2023 ................................ 62 Bảng 2.12 Tình hình nợ xấu tại VCB Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020 – 2023..................... 63 Bảng 2.13 Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020 - 2023....................................................................... 64 Bảng 2.14 Hệ số NIM của Vietcombank – CN Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020 – 2023 ...... 65 Bảng 2.15 Tỷ giá USD của Vietcombank so với các TCTD khác 12 tháng năm 2023 ..... 69
- xi DANH MỤC HÌNH Sơ đồ 1 Quy trình thực hiện đề án ....................................................................................... 5 Sơ đồ 2.1 Quy trình cho vay DNVVN tại NHTM ............................................................. 22 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất .................................... 31 Hình 2.2 Quy trình cho vay Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.............................. 36 Hình 2.3 Các sản phẩm dịch vụ cho Khách hàng cá nhân ................................................. 43
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề án 1.1 Bối cảnh thực hiện Trong giai đoạn năm 2020 - 2023, nhu cầu cấp tín dụng cho các Khách hàng, đặc biệt là Khách hàng tổ chức bán lẻ tại tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (viết tắt là “Vietcombank hay VCB”) nói chung và của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Sơn Nhất (viết tắt là “Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất” hay VCB Tân Sơn Nhất) nói riêng gặp nhiều khó khăn. Trong đó, giai đoạn từ giữa năm 2020 đến giữa năm 2022, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 và khủng hoảng kinh tế thời kỳ hậu Covid 19. Các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, một số phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn do khủng hoảng kinh tế, đầu ra không tiêu thụ được. Vì vậy, một số doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng hoạt động hoặc cắt giảm bớt chi phí nhằm giảm thiểu tối đa chi phí. Nếu như Agribank là NHTM được nhà nước nắm 100% vốn điều lệ, tại Vietcombank, tổng số vốn góp của NHNN là 74,8% và hiện là một trong bốn NHTM trực thuộc nhà nước lớn nhất tại VIệt Nam. Sau nhiều năm đổi mới kể từ năm 2013, Vietcombank luôn tự hào khi cung cấp các giải pháp tài chính tốt nhất cho các doanh nghiệp như: dịch vụ tài trợ thương mại – thanh toán quốc tế, bảo lãnh, cấp tín dụng mở rộng hoạt động kinh doanh, tài trợ vốn lưu động, … Đây là các gói giải pháp nhằm phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là khách hàng DNVVN. Theo số liệu báo cáo tài chính năm 2023 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương, tổng dư nợ KHDN tại VCB đạt 398.172.098 triệu đồng, tăng 12% so với thời điểm cùng kỳ năm 2022. Tổng dư nợ KHDN bao gồm dư nợ DNNN (80.144.585 triệu đồng), Công ty TNHH (207.339.020 triệu đồng), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (109.476.021 triệu đồng), Hợp tác xã và Công ty tư nhân (1.212.185 triệu đồng). Trong khi đó tại VCB Tân Sơn Nhất, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ KHDN đạt 4.406 tỷ đồng, trong đó dư nợ Khách hàng DNVVN đạt 2.172 tỷ đồng, giảm 15,8% so với năm 2022 (đạt 2.580 tỷ đồng). Về tổng thể, quy mô tín dụng đối với khách hàng DNVVN của VCB Tân Sơn Nhất chiếm 18,8% tổng dư nợ của chi nhánh. Xét trên tổng thể giai đoạn thực hiện đề án từ năm 2020 - 2023, dư nợ
- 2 DNVVN tại VCB Tân Sơn Nhất tăng 15% so với năm 2020. Tuy nhiên, xét về ngắn hạn, dư nợ DNVVN giảm khoảng 16% so với năm 2022. Việc phát triển tín dụng DNVVN của Vietcombank Tân Sơn Nhất đang gặp một số khó khăn từ nhiều nguyên nhân, trong đó các chính sách tín dụng và định hướng tín dụng của Vietcombank còn nhiều hạn chế và bất cập so với các NHTM khác khi liên tục thay đổi và cập nhật, phê duyệt tín dụng còn chặt chẽ, các chính sách chăm sóc Khách hàng chưa giữ chân được các Khách hàng hiện hữu, ... Thực tế tại Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất Tân Sơn Nhất, tỷ trọng dư nợ vay đối với các DNVVN so với tổng dư nợ tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng tương đối (18,8%) và lợi nhuận thu được từ cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của cả chi nhánh. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn tại Vietcombank Tân Sơn Nhất chủ yếu tới từ cho vay KHCN do dễ phát triển hơn, hồ sơ pháp lý đơn giản, dễ thu thập đồng thời có biên lợi nhuận cao hơn tuy nhiên luôn tìm ẩn rủi ro cao. Bên cạnh đó, Vietcombank Tân Sơn Nhất tập trung nhiều vào phát triển cho vay Khách hàng doanh nghiệp lớn do dư nợ cao tuy nhiên khuyết điểm của phát triển cho vay Khách hàng doanh nghiệp lớn tới từ tài sản bảo đảm khi Vietcombank cho phép một phần tín chấp trong khi đó các khoản vay đối với Khách hàng DNVVN phải đảm bảo đủ 100% tài sản bảo đảm. Dựa trên số lượng khách hàng doanh nghiệp có tài khoản tại Vietcombank Tân Sơn Nhất, số lượng Khách hàng DNVVN đang có quan hệ tín dụng chiếm tỷ trọng rất nhỏ (423 doanh nghiệp) trên tổng số lượng Khách hàng doanh nghiệp đang giao dịch tại chi nhánh, điều này tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận cho vay đối với các KHDN còn lại cũng như gia tăng khả năng bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác cho KHCN như: trả lương, bảo hiểm, ngân hàng điện tử, cho vay, … đây cũng là một kênh khai thác khách hàng tiềm năng và mang lại lợi nhuận cho Vietcombank nói chung và Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất nói riêng. Kể từ khi thành lập vào tháng 12/2015 đến nay, Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất luôn đặt mục tiêu phát triển đa dạng các Khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại hàng tiêu dùng, công nghiệp chế tạo, ... Mặc dù tổng dư nợ khách hàng tổ chức tại VCB Tân Sơn Nhất ở mức cao (38,2%) tuy nhiên trong những năm trở lại đây, việc kiểm soát chặt chẽ khoản vay của các Khách hàng luôn được chi nhánh đặt lên hàng đầu, các khoản vay tín chấp toàn bộ và tín chấp một phần đang có xu
- 3 hướng giảm dần, tỷ trọng các Khách hàng vay vốn theo định hướng ngành hạn chế của Vietcombank từng thời kỳ có xu hướng giảm mạnh. Đồng thời, là đơn vị thành lập sau nhiều Chi nhánh trên địa bàn các Quận, Huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã tăng cường tương tác từ Hội sở chính và học hỏi kinh nghiệm từ các chi nhánh khác trong cùng địa bàn hoặc các địa phương khác kỹ năng xử lý các vấn đề xử lý nợ, hình thức và cách thức xử lý các khoản nợ có vấn đề giúp chi nhánh giải quyết dứt điểm những vấn đề còn tồn đọng gây cản trở cho hoạt động kinh doanh. Căn cứ theo chủ trương và định hướng từ Ban điều hành của Vietcombank “Phát triển số 1 về bán lẻ - phát triển số 2 về bán buôn”, trên tinh thần đó, Vietcombank Chi nhánh Tân Sơn Nhất đã và đang tập trung đẩy mạnh nguồn nhân lực để phát triển kênh Khách hàng bán lẻ bao gồm Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khách hàng cá nhân. 1.2 Tính cấp thiết của đề án Định hướng của Trụ sở chính trong năm 2024 sẽ tập trung phát triển cho vay DNVVN và KHCN, trong đó định hướng chính là cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động bởi đây là các khách hàng còn có nhiều tiềm năng và cơ hội khai thác, nhất là trong tình hình các hộ kinh doanh và công ty cần nguồn vốn để tái thiết hoạt động kinh doanh sau thời gian dịch bệnh Covid 19 khiến hoạt động kinh doanh bị trì trệ. Ngoài ra, tăng trưởng dư nợ đối với KHCN và DNVVV mang lại dư nợ bền vững và lợi nhuận cho ngân hàng. Mặc dù vậy, trong năm 2023, trước sự biến động về thị trường cùng quy định của Chính phủ về chính sách mua, bán nợ tại các Tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước theo Thông tư số: 18/2022/TT-NHNN ngày 26 tháng 12 năm 2022 làm tình hình phát triển cho vay khách hàng DNVVN tại VCB Tân Sơn Nhất có sự sụt giảm so với năm 2022. Nguyên nhân là do: - Về thủ tục, quy trình tại Vietcombank trước và trong quá trình giải ngân: So với nhiều TCTD khác, thủ tục quy trình quy định tại Vietcombank tương đối phức tạp và yêu cầu hồ sơ mang tính chính xác tuyệt đối trước khi thực hiện quyết định cho vay. Chiếm tỷ trọng 74,8% vốn góp trực thuộc Nhà nước, do đó, nhằm tránh tình trạng nợ xấu xảy ra, gây thất thoát nguồn vốn của Nhà nước, quy định cho vay luôn yêu cầu khắt khe hơn so với các NHTM khác. Vì vậy, Vietcombank luôn yêu cầu Khách hàng phải cung cấp đầy đủ pháp lý trước khi giải ngân.
- 4 - Về nhân sự: Nhân sự cho vay Khách hàng DNVVN còn mỏng, cán bộ tín dụng còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, năng lực, trình độ và kinh nghiệm không đồng đều giữa cán bộ mới và cán bộ lâu năm, còn thụ động trong công việc tìm kiếm khách hàng mới và khai thác khách hàng hiện hữu. - Về tính cạnh tranh: Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, số lượng các NHTM được thành lập ngày càng nhiều, hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh về số lượng và chất lượng sản phẩm giữa các TCTD ngày càng cao. Tại Vietcombank, từ sau năm 2022, khi thị trường gặp nhiều sự biến động, khả năng cạnh tranh của Vietcombank trên thị trường đang có xu hướng sụt giảm khi ngày càng nhiều NHTM hỗ trợ giảm chính sách lãi suất tối ưu nhất với các Khách hàng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, kể từ khi NHNN ban hành bổ sung các quy định mua, bán nợ tại các TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, một số Khách hàng DNVVN tại Vietcombank đang chuyển dư nợ về các TCTD khác. - Về chính sách chăm sóc khách hàng: Hiện tại, tổng số lượng Khách hàng tổ chức tại trụ sở chi nhánh Vietcombank Tân Sơn Nhất là 3.372 Khách hàng, trong đó, có khoảng 561 Khách hàng doanh nghiệp đang có dư nợ. Hạn chế về số lượng và chất lượng nhân sự khiến cho việc chăm sóc khách hàng chưa thực sự hiệu quả và kịp thời khiến cho một số khách hàng chuyển hướng chọn 1 TCTD khác làm đơn vị tiếp cận nguồn vốn. Tính tới thời điểm hiện tại, các Khách hàng, đặc biệt là các KHDN luôn có sự so sánh lãi suất và chính sách của Vietcombank so với các TCTD khác như: VietinBank, BIDV, MBBank, Techcombank,… cho thấy thị phần vay vốn tại Vietcombank không còn thu hút nhiều đối tượng Khách hàng như trước đây. Trên tinh thần kiểm soát rủi ro toàn ngành, tuy nhiên, việc mất đi thị phần khách hàng là vấn đề Vietcombank cần quan tâm, cần có những buổi khảo sát với các KHDN tại các Chi nhánh để lắng nghe ý kiến nhu cầu của các Khách hàng, đồng thời, triển khai thêm nhiều sản phẩm phù hợp nhằm tiếp cận và phát triển cho vay đối tượng khách hàng, đặc biệt là Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dựa trên tính cấp thiết đã nêu cùng với kinh nghiệm thực tiễn làm trong công tác tín dụng bán lẻ tại phòng Khách hàng tại Chi nhánh, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất” làm đề án của mình nhằm
- 5 phân tích thực trạng, nguyên nhân và đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp để phát triển cho vay khách hàng DNVVN tại Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất. 2. Mục tiêu đề án - Cơ sở luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các NHTM. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất. - Đưa ra các đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất. 3. Đối tượng và phạm vi đề án - Đối tượng thực hiện đề án: Hoạt động cho vay Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất. - Phạm vi đề án: Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020-2023. 4. Quy trình và thời gian thực hiện đề án 4.1 Quy trình thực hiện đề án Sơ đồ 1 Quy trình thực hiện đề án Bước 4: Đánh Bước 1: Tổng Bước 3: Tổng giá kết quả Bước 5: Đề hợp khung lý Bước 2: Thu hợp dữ liệu, thu được. xuất giải thuyết liên thập dữ liệu phân tích dữ Đánh giá hạn pháp, kiến quan đến đề liệu chế trong cho nghị án nghiên cứu vay DNVVN Cụ thể từng bước trong quy trình: - Bước 1: Sau khi nghiên cứu và thống nhất tên đề tác, tác giả tiến hành tổng hợp khung lý thuyết liên quan đến đề án nghiên hoạt động cho vay DNVVN. - Bước 2: Thu thập dữ liệu bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh, dư nợ, số dư Huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2020 - 2023.
- 6 - Bước 3: Tổng hợp dữ liệu, phân tích dữ liệu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói chung và hoạt động cấp tín dụng DNVVN nói riêng trong giai đoạn 2020 - 2023. - Bước 4: Sau khi phân tích số liệu về hoạt động kinh doanh Chi nhánh, tác giả tiến hành đánh giá kết quả đạt được, đồng thời, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động cho vay DNVVN tại Chi nhánh giai đoạn 2020 - 2023. - Bước 5: Từ những hạn chế và nguyên nhân của sự hạn chế, tác giả đưa ra những đề xuất và kiến nghị phù hợp với thực trạng kinh doanh tại Chi nhánh, thực trạng nền kinh tế thị trường. 4.2 Thời gian thực hiện đề án Bảng 1 Bảng tiến độ thời gian thực hiện đề án STT Nội dung công việc Thời gian Kết quả dự kiến 1 Lựa chọn đề tài 01/03/2024 - 15/03/2024 Thống nhất tên đề tài đề án tốt nghiệp 2 Làm đề cương đề án 16/03/2024 - 15/04/2024 Bản đề cương, kế hoạch thực hiện đề án hoàn chỉnh 3 Làm đề án tốt nghiệp 15/04/2024 - 30/06/2024 Hoàn thiện đề án và Nộp đề án tốt nghiệp theo yêu cầu về trường 4 Bảo vệ đề án Dự kiến 07/2024 Bảo vệ đề án trước Hội đồng 5. Các dữ liệu được sử dụng trong đề án 5.1 Dữ liệu thứ cấp Có nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp để tác giả nghiên cứu và đưa vào đề án, tuy nhiên, vì thời gian thực hiện đề án có hạn. Do đó, tác giả tập trung chính nguồn dữ liệu thứ cấp từ các nguồn đáng tin cậy và phản ánh đúng tình trạng thực tế bằng hình thức sử dụng phương pháp tổng hợp. Cụ thể, các nguồn dữ liệu tác giả tham khảo: - Báo cáo tài chính của Chi nhánh trong giai đoạn 2020-2023;
- 7 - Các chính sách phát triển, quy định, sản phẩm cho vay Khách hàng tổ chức được ban hành nội bộ tại Vietcombank trong giai đoạn 2020 – 2023; - Định hướng ngành của Vietcombank liên quan đến phát triển khách hàng DNVVN theo từng thời kỳ; - Báo cáo đánh giá hoạt động cho vay DNVVN tại Vietcombank nói chung và Vietcombank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất nói riêng. 5.2 Dữ liệu sơ cấp - Để phản ánh đúng tình trạng hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh, tác giả đã tiến hành làm phiếu thông tin khảo sát với gần 300 Khách hàng doanh nghiệp các Khách hàng doanh nghiệp bao gồm các DNVVN và các Doanh nghiệp lớn đang có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2024 đến hết tháng 5 năm 2024. - Đánh giá chất lượng dữ liệu thu thập: Dữ liệu được thu thập từ các Khách hàng vay vốn hiện hữu vì vậy độ chính xác, nguồn gốc dữ liệu được xác minh. - Tổng hợp và phân loại dữ liệu: Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp và phân loại theo mục đích nghiên cứu của đề án. - Xử lý dữ liệu: Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được chọn lọc và tổng hợp. - Phân tích dữ liệu: Dữ liệu sau khi tổng hợp sẽ được phân tích nhằm đánh giá tình hình hoạt động cho vay tại Vietcombank Tân Sơn Nhất. - Trình bày và diễn giải kết quả: Dữ liệu sau khi phân tích sẽ được diễn giải và trình bày kết quả rõ ràng, dễ hiểu thông qua các biểu đồ, đồ thị hoặc cách viết báo cáo, giả thuyết từ số liệu. 5.3 Xử lý dữ liệu Các bước xử lý dữ liệu sau khi thu thập: - Bước 1 - Kiểm tra dữ liệu: Dữ liệu sau khi thu thập cần được kiểm tra sơ bộ để đảm bảo chất lượng. Loại bỏ dữ liệu không rõ ràng. - Bước 2 - Nhập dữ liệu: Nhập dữ liệu sau khi kiểm tra vào một một bảng tổng hợp để sử dụng một cách hiệu quả. - Bước 3 - Phân tích dữ liệu: Dựa trên số liệu thu thập được tiến hành đánh giá, phân tích.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững
48 p | 226 | 33
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 10
55 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
105 p | 3 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Cơ khí Thương mại Đại Hưng Thịnh
93 p | 3 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn
110 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Quản Trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Định
89 p | 9 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Thực trạng phát hành thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đông TP.Hồ Chí Minh
72 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng Long An
72 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
70 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5 – Phòng giao dịch Thuận Kiều
69 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh quận 7
70 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân Hàng Shinhan Bank – Chi Nhánh Hồ Chí Minh
63 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận
113 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Nhuận
98 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
70 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Nhuận
117 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn