intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Tác động của vốn đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng TMCP Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề án "Tác động của vốn đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng TMCP Việt Nam" nhằm đánh giá tác động của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của các NH TMCP Việt Nam; đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Tác động của vốn đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng TMCP Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ HỒNG BẢO NHUNG TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH LÊ HỒNG BẢO NHUNG TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN NHẬT Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  3. TÓM TẮT Mục đích của đề án là tìm hiểu ảnh hưởng của vốn ngân hàng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCP với mẫu là 31 ngân hàng TMCP Việt Nam, kết quả cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng trong giai đoạn 2009 - 2023. Nghiên cứu sử dụng 3 biến phụ thuộc để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng là lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản (NIM). Biến độc lập là tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), tỷ lệ cho vay ròng (NLTA), khả năng thanh khoản (LIQ), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ tiền gửi (DEP), tốc độ tăng trưởng (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF). Kết quả cho thấy CAP tác động đáng kể đến NIM và ROA, trong khi CAP không ảnh hưởng đến ROE. Khác với biến CAP, biến SIZE, biến NLTA, INF và GDP có tác động đến cả 3 biến phụ thuộc NIM, ROA, ROE. Ngược lại, biến DEP tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Chỉ có biến LIQ không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào giữa LIQ và khả năng sinh lời của ngân hàng vì hệ số ước tính không có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: Tác động của vốn, khả năng sinh lời, Pooled OLS, FEM, REM i
  4. ABSTRACT The purpose of the project is to find out the impact of bank capital on the profitability of joint stock commercial banks with a sample of 31 Vietnamese joint stock commercial banks. The results show a positive relationship between capital and profitability. of banks in the period 2009 - 2023. The study uses three dependent variables to measure bank profitability: after-tax profit on equity (ROE), after-tax profit on total assets (ROA), and net interest income on total assets. assets (NIM). The independent variables are equity ratio (CAP), net lending ratio (NLTA), liquidity (LIQ), bank size (SIZE), deposit ratio (DEP), growth rate growth (GDP), inflation rate (INF). The results show that CAP significantly impacts NIM and ROA, while CAP does not affect ROE. Unlike the CAP variable, the SIZE variable, NLTA, INF and GDP variables have an impact on all three dependent variables NIM, ROA, ROE. On the contrary, the DEP variable has a negative impact on bank profits. Only the LIQ variable does not show a statistically significant relationship between LIQ and bank profits, because the estimated coefficient is not statistically significant. Keywords: Impact of capital, profitability, Pooled OLS, FEM, REM ii
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Tác động của vốn đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng TMCP Việt Nam” là một bài đề án độc lập, với sự nghiên cứu và nỗ lực của bản thân, không có sự sao chép bất kỳ tài liệu nào và nội dung chưa được công bố công khai ở bất kỳ đâu. Đề tài là kết quả sau một quá trình học tập tại trường. Trong quá trình viết bài có sự tham khảo của một số tài liệu đáng tin cậy được trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo đầy đủ, dưới sự hướng dẫn của giảng viên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nhật. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và dựa trên số liệu được lấy trên BCTC của 31 ngân hàng TMCP Việt Nam. Đề án không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu hay đề tài nào đã được công bố. Tôi hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu. Tác giả LÊ HỒNG BẢO NHUNG iii
  6. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả các quý thầy cô của trường Đại học ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền dạy cho tôi những kinh nghiệm và kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường. Bên cạnh đó tôi xin cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với TS. Nguyễn Văn Nhật giảng viên hướng dẫn thực tập và thực hiện báo cáo thực tập vì đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện đề án. Do hạn chế về thời gian, trình độ lý thuyết lý luận cũng như kinh nghiệm cá nhân nên đề án không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được những nhận xét, góp ý quý báu của quý thầy cô để đề án hoàn thiện hơn nữa. Tôi trân trọng kính chúc các thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP.HCM luôn khỏe mạnh và thành công trong cuộc sống và hoạt động giảng dạy của mình. Tôi xin chân thành ơn! Tác giả LÊ HỒNG BẢO NHUNG iv
  7. MỤC LỤC TÓM TẮT .................................................................................................................. i ABSTRACT .............................................................................................................. ii LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .................................................. ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN .......................................................... 1 Tính cấp thiết của đề án “ Tác động của vốn đến khả năng sinh lời tại các NH TMCP Việt Nam” ........................................................................................................ 1 Mục tiêu đề án ....................................................................................................... 2 Mục tiêu tổng quát của đề án.............................................................................. 2 Mục tiêu cụ thể của đề án ................................................................................... 2 Câu hỏi nghiên cứu của đề án ................................................................................ 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án ......................................................... 3 Phương pháp nghiên cứu của đề án ....................................................................... 3 Ý nghĩa nghiên cứu của đề án................................................................................ 3 Bố cục đề tài của đề án .......................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÁC NH TMCP VIỆT NAM................................................................................................................ 6 Tổng quan về vốn chủ sở hữu của NH TMCP ...................................................... 6 Khái niệm NH TMCP......................................................................................... 6 Khái niệm vốn của NH TMCP ........................................................................... 6 Tổng quan về khả năng sinh lời của NH TMCP.................................................... 7 Khái niệm về khả năng sinh lời của NH TMCP ................................................. 7 Một số chỉ tiêu khả năng sinh lời của NH TMCP .............................................. 7 Lý thuyết liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và tổng quan nghiên cứu trước ...... 8 Lý thuyết liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu ..................................................... 8 Nghiên cứu trước ở nước ngoài ........................................................................ 10 Nghiên cứu trước ở trong nước ........................................................................ 11 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN .. 16 Giới thiệu mô hình nghiên cứu của đề án ............................................................ 16 v
  8. Giả thuyết và kỳ vọng của đề án .......................................................................... 17 Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu với khả năng sinh lời của NH TMCP 17 Mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng với khả năng sinh lời của NH TMCP ... 18 Mối quan hệ giữa tỷ lệ cho vay với khả năng sinh lời của NH TMCP ............ 18 Mối quan hệ giữa tỷ lệ tiền gửi với khả năng sinh lời của NH TMCP ............ 19 Mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản với khả năng sinh lời của NH TMCP .......................................................................................................................... 19 Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát với khả năng sinh lời của NH TMCP ........... 19 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng với khả năng sinh lời của NH TMCP ... 20 Phương pháp nghiên cứu của đề án ..................................................................... 20 Phương pháp dữ liệu bảng ................................................................................ 20 Mô hình bình phương nhỏ nhất – Pooled OLS (Ordinary Least Square)......... 21 Mô hình hồi quy tác động cố định – FEM (Fixed Effect Model) .................... 21 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên – REM (Random Effect Model) .......... 22 Kiểm định F hạn chế (F-test) ............................................................................ 23 Kiểm định Hausman ......................................................................................... 23 Kiểm định đa cộng tuyến.................................................................................. 23 Dữ liệu nghiên cứu của đề án .............................................................................. 23 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN...................................................................................................................... 27 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu của đề án ..................................................... 27 Phân tích tương quan mô hình nghiên cứu của đề án .......................................... 28 Kiểm định đa cộng tuyến (Kiểm định VIF) ......................................................... 30 Phân tích kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp Pooled OLS, FEM, REM 30 Kết quả hồi quy mô hình (1): Biến phụ thuộc NIM .......................................... 30 Kết quả hồi quy mô hình (2): biến phụ thuộc ROA ......................................... 33 Kết quả hồi quy mô hình (3): Biến phụ thuộc ROE .......................................... 36 Thảo luận về kết quả đề án .................................................................................. 38 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ ÁN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ............................................................................................................. 44 Kết luận ................................................................................................................ 44 Một số khuyến nghị giải pháp ............................................................................. 45 Hạn chế của đề án ................................................................................................ 46 vi
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... xi PHỤ LỤC KẾT QUẢ HỒI QUY .......................................................................... xv vii
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt TMCP Thương mại cổ phần BCTC Báo cáo tài chính CSH Chủ sở hữu Generalized Method Phương pháp hồi quy tổng quát khoảng GMM of Moments khắc FEM Fixed Effect Model Mô hình hồi quy tác động cố định Random Effect REM Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên Model Ordinary Least OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất Square ROA Return On Assets Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ROE Return On Equity Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu NIM Net interest margin Thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản CAP Capital rate Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản LIQ Liquidity Khả năng thanh khoản INF Inflation rate Tỷ lệ lạm phát Gross Domestic GDP Tổng sản phẩm quốc nội Product SIZE Quy mô DEP Tiền gửi viii
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VÀ ĐỒ THỊ DANH MỤC BẢNG Tổng hợp các nghiên cứu trước ................................................................................ 13 Mô tả chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu ..................................................... 17 Mô tả dấu kỳ vọng của các biến được sử dụng ........................................................ 17 Số ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2023 ................................... 24 Danh sách 31 ngân hàng TMCP tại Việt Nam ......................................................... 25 Mô tả thống kê dữ liệu nghiên cứu từ 2009-2023 .................................................... 27 Phân tích tương quan mô hình nghiên cứu ............................................................... 28 Kiểm định đa cộng tuyến (Kiểm định VIF) ............................................................. 30 Kết quả hồi quy mô hình (1) theo OLS/FEM/REM .................................................. 30 Kết quả kiểm định F-Test cho mô hình (1) ............................................................... 32 Kết quả kiểm định F-Test cho mô hình (1) ............................................................... 32 Kết quả hồi quy mô hình (2) theo OLS/FEM/REM .................................................. 33 Kết quả kiểm định F-Test cho mô hình (2) ............................................................... 34 Kết quả kiểm định Hausman cho mô hình (2) ......................................................... 35 Kết quả hồi quy mô hình (3) theo OLS/FEM/REM ................................................. 36 Kết quả kiểm định F-Test cho mô hình (3) .............................................................. 37 Kết quả kiểm định Hausman cho mô hình (3)........................................................... 38 Tổng hợp kết quả kiểm định..................................................................................... 40 ix
  12. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN Tính cấp thiết của đề án “ Tác động của vốn đến khả năng sinh lời tại các NH TMCP Việt Nam” Nền kinh tế Việt Nam hiện là một nền kinh tế đang vận động không ngừng bởi việc tham gia hoạt động thương mại của các chủ thể trong nền kinh tế. Trong đó, ngân hàng là một chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Có thể thấy ngân hàng là một cầu nối lưu thông nguồn vốn từ người có vốn nhàn rỗi sang người cần sử dụng vốn. Nhờ hoạt động chuyển giao vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác giúp ngân hàng có được một nguồn thu nhập lớn. Các ngân hàng không chỉ là một kênh để kiểm soát tiền tệ mà còn là định chế tài chính hiệu quả trong tái cấu trúc nền kinh tế và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô bền vững lâu dài. Song song đó, việc hoạt động mạnh mẽ, cạnh tranh với nhau giữa các ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. Mục đích các ngân hàng cạnh tranh khốc liệt như vậy chỉ để tối đa hóa lợi nhuận. Có nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến việc đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong đó, vốn chủ sở hữu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh lời của ngân hàng, góp phần mang lại thành công trong hoạt động ngân hàng. Việc nghiên cứu vốn tác chủ sở hữu động đến khả năng sinh lời đã được nhiều tác giả trong nước và trên thế giới thực hiện như: Berger (1995) nghiên cứu trên 44 ngân hàng Hoa Kỳ giai đoạn 1983-1989, Demirgüç-Kunt và cộng sự (2000) sử dụng dữ liệu ngân hàng cho một số lượng lớn các nước phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 1990-1997, Lee và Hsieh (2013) đã sử dụng dữ liệu ngân hàng của 42 quốc gia châu Á trong giai đoạn 1994-2008. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến lợi nhuận. Ngược lại hoàn toàn với các nghiên cứu trên, Goddard và cộng sự (2010) khám phá rằng mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời được chuẩn hóa cho tám quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu từ năm 1992 đến năm 2007. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu trên đều nghiên cứu dựa trên các ngân hàng nước ngoài, nơi đặc điểm thị trường và kinh tế ít nhiều gì cũng có sự khác biệt với thị trường trong nước. 1
  13. Các nghiên cứu trong nước cũng có nhiều tác giả nghiên cứu đề tài này. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) nghiên cứu trên 30 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007–2014. Kết quả chỉ ra rằng các tác động không rõ giữa vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của ngân hàng. Khác với nghiên cứu trên, nghiên cứu của Đỗ Hoài Linh và Vũ Kiều Trang (2019) cũng nghiên cứu trên 30 ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng trong giai đoạn 2012-2018, kết quả đều cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của các ngân hàng. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu về vốn chủ sở hữu tác động đến khả năng sinh lời ở nước ngoài cũng như trong nước đã thực hiện cho kết quả thực nghiệm khác nhau. Kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước và sử dụng dữ liệu từ báo cáo thường niên và BCTC đã được kiểm duyệt của 31 NH TMCP Việt Nam hay trên các trang thông tin điện tử tin cậy giai đoạn 2009 đến 2023 trong bối cảnh mới của Việt Nam, bài đề án này nhằm mục tiêu nghiên cứu liệu vốn chủ sở hữu tác động thuận hay nghịch chiều với khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam đề án mong rằng sẽ có thêm các kết quả phù hợp. Đồng thời, các số liệu thu thập gần thời điểm hiện tại phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của kinh tế - xã hội Việt Nam trong tình hình hiện nay. Từ đó tác giả quyết định chọn đề tài “Tác động của vốn đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng TMCP Việt Nam”. Mục tiêu đề án Mục tiêu tổng quát của đề án Mục tiêu chung của đề án là đánh giá tác động của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của các NH TMCP Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Mục tiêu cụ thể của đề án Căn cứ vào mục tiêu tổng quát đã đề ra, bài đề án xác định các mục tiêu cụ thể nhằm làm rõ các vấn đề như sau: Một là, xác định và đo lường các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP Việt Nam thông qua các nghiên cứu đi trước. Qua đó lựa chọn các 2
  14. biến phù hợp với mô hình. Xây dựng mô hình thể hiện mối tương quan giữa các biến và khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP Việt Nam. Hai là, đưa ra các giải pháp dựa trên kết quả đề án. Câu hỏi nghiên cứu của đề án Câu hỏi 1: Vốn chủ sở hữu tác động đến khả năng sinh lời tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam như thế nào? Có những nhân tố nào tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP Việt Nam? Câu hỏi 2: Từ kết quả của mô hình, tác giả rút ra được khuyến nghị, giải pháp gì cho đề án? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án Đối tượng nghiên cứu là vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Đề án sử dụng dữ liệu từ BCTC của 31 NH TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2023. Phương pháp nghiên cứu của đề án Đề án sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, nghiên cứu định lượng để phân tích để xác định dấu hiệu và đánh giá mức độ tác động của yếu tố vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại các NH TMCP Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2023. Ý nghĩa nghiên cứu của đề án Đề án đóng góp thêm vào những bằng chứng thực tiễn về tác động của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của NH TMCP trên thị trường Việt Nam. Kết quả của đề án có thể giúp các ngân hàng có được những thông tin cần thiết và có được bức tranh khách quan về khả năng sinh lời thông qua việc cải thiện các yếu tố vốn. Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng cũng như góp phần đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng. 3
  15. Bố cục đề tài của đề án Đề án được trình bày trong 05 chương và có bố cục như bên dưới: Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu của đề án Chương 1 nêu sơ lược về mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tác động của vốn đến khả năng sinh lời tại các NH TMCP Việt Nam Chương 2 nói về lý thuyết về các khái niệm liên quan đến vốn, khả năng sinh lời của ngân hàng, đồng thời khảo lượt các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan đến đề án. Dẫn đến, xây dựng mô hình nghiên cứu của đề án. Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu của đề án Chương 3 nói về phương pháp nghiên cứu, dữ liệu, đưa ra mô hình nghiên cứu và kham khảo kết quả từ các nghiên cứu trước để đưa ra các kỳ vọng cho đề án. Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu của đề án Chương 4 trình bày khái quát về thực trạng ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của các NH TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009-2023 thông qua một số chỉ tiêu như ROA, ROE, NIM. Bên cạnh đó, chương này trình bày các kiểm định lựa chọn mô hình, kiểm định các giả thiết nghiên cứu và khắc phục các vi phạm, đồng thời thảo luận về kết quả của đề án. Chương 5: Kết luận đóng góp của đề án và khuyến nghị giải pháp Dựa trên kết quả nghiên cứu đã phân tích ở chương 4, chương 5 trình bày về những đóng góp và hạn chế của đề án. Và đưa ra kết luận để đóng góp cho các nghiên cứu sau này. 4
  16. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương này trình bày tổng quan về các yếu tố cơ bản của nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu được xác định rõ ràng nhằm làm sáng tỏ các vấn đề chính và mục đích mà nghiên cứu hướng tới. Câu hỏi nghiên cứu sẽ được nêu cụ thể, giúp định hình hướng đi và phạm vi của nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu sẽ được xác định chi tiết để xác lập các yếu tố chính cần được khảo sát. Phạm vi nghiên cứu sẽ được giới hạn để đảm bảo tính khả thi và độ chính xác của kết quả. Phương pháp nghiên cứu sẽ được mô tả cụ thể, bao gồm các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu được sử dụng. Đóng góp của nghiên cứu sẽ được làm rõ, thể hiện những lợi ích và giá trị mà nghiên cứu mang lại cho lĩnh vực nghiên cứu. Cuối cùng, kết cấu của nghiên cứu sẽ được trình bày, chỉ ra các phần và chương trong báo cáo để người đọc dễ dàng theo dõi và hiểu được nội dung nghiên cứu. 5
  17. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÁC NH TMCP VIỆT NAM Tổng quan về vốn chủ sở hữu của NH TMCP Khái niệm NH TMCP Lê Thị Tuyết Hoa và cộng sự (2017) có đề cập thuật ngữ “ngân hàng thương mại cổ phần” là ngân hàng thương mại có loại hình thuộc sở hữu hỗn hợp. Vốn điều lệ do các cổ đông góp bằng cách phát hành cổ phiếu. Do đó về mặt tính chất, ngân hàng thương mại cổ phần cũng giống như công ty cổ phần, người nắm giữ cổ phiếu của các ngân hàng chính là người chủ sở hữu ngân hàng, gọi là các cổ đông. Các cổ đông có các quyền của người chủ sở hữu như: Quyền bỏ phiếu, quyền hưởng cổ tức, quyền tham gia quản lý … và giữ vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với quốc gia có cơ chế kinh tế thị trường phát triển. Khái niệm vốn của NH TMCP Vốn ngân hàng được coi là công cụ đảm bảo khả năng ngân hàng tự bảo vệ mình trước rủi ro Demirguc-Kunt và cộng sự (2013). Người ta cũng cho rằng rủi ro có thể được giảm bớt bằng cách sở hữu nhiều vốn hơn Diamond và Rajan (2000). Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm hai loại chính: Vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Vốn chủ sở hữu ngân hàng bao gồm VỐN CHỦ SỞ HỮU VỐN CHỦ SỞ HỮU = TỔNG TÀI SẢN Vốn điều lệ Vốn điều lệ là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của ngân hàng thương mại. Đối với NHCP thì VĐL là do cổ đông và các bên liên doanh đóng góp. Vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định mà pháp luật quy định. Ngân hàng thương mại có thể bổ sung bổ sung vốn điều lệ nhưng phải được ngân hàng Trung ương đồng ý và phải được công bố công khai. 6
  18. Các quỹ dự trữ Các ngân hàng thương mại tạo quỹ dự trữ để duy trì và mở rộng hoạt động. Tùy theo quy định của từng nước và từng thời kỳ về mức độ sử dụng, phạm vi và mục đích sử dụng. Quỹ dự phòng tài chính là các khoản dự phòng tổn thất được xem như là một bộ phận vốn tự có để bù đắp thua lỗ. Các quỹ khác: Quỹ phúc lợi, quỹ phát triển nghiệp vụ,… các quỹ này được trích lập và sử dụng theo quy định của pháp luật. Các tài sản nợ khác Theo quy định của pháp luật một số tài sản nợ khác được coi là vốn CSH của ngân hàng bao gồm: Vốn đầu tư mua sắm do Nhà nước cấp ( nếu có); Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá; lợi nhuận được để lại chưa được phân chia cho các quỹ. Vốn nợ Vốn nợ của ngân hàng thương mại được tạo lập bằng cách huy động tiền gửi và phát hành các giấy tờ có giá, vay của các tổ chức tín dụng và Ngân hàng trung ương; các nguồn khác. Tổng quan về khả năng sinh lời của NH TMCP Khái niệm về khả năng sinh lời của NH TMCP Theo Đỗ Hoài Linh và Vũ Kiều Trang (2019) khả năng sinh lời là một trong những phép đo hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tài chính quyết định hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động, bao gồm các hoạt động đầu tư, sản xuất, bán hàng và cả các quyết định quản lý kinh tế và kỹ thuật. Một số chỉ tiêu khả năng sinh lời của NH TMCP ROA cho biết một đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, qua đó đánh giá chất lượng tài sản có trong ngân hàng. ROA được sử dụng phổ biến để 7
  19. đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng được thảo luận trong nghiên cứu của Noman và cộng sự (2015). LỢI NHUẬN SAU THUẾ ROA= TỔNG TÀI SẢN Bên cạnh đó, còn có một hệ số được sử dụng khá phổ biến trong phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). ROE là một chỉ số lợi nhuận nhìn từ góc độ cổ đông và nó phản ánh một ngân hàng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận với số tiền mà các cổ đông đã đầu tư. ROE được sử dụng phổ biến trong các tài liệu tài chính. Dietrich và Wanzenried (2011); Athanasoglou và cộng sự (2008) đã sử dụng ROE làm biến đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng. LỢI NHUẬN SAU THUẾ ROE= VỐN CHỦ SỞ HỮU Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) là chỉ số sinh lời thứ ba và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Dietrich và Wanzenried (2011); Athanasoglou và cộng sự (2008); Tân và Floros (2012). Nó phản ánh sự thành công trong quyết định đầu tư của ngân hàng so với chi phí lãi vay. THU NHẬP THUẦN NIM= TỔNG TÀI SẢN Lý thuyết liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và tổng quan nghiên cứu trước Lý thuyết liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu Lý thuyết lợi nhuận - rủi ro (Risk-Return Tradeoff Theory): Lý thuyết lợi nhuận - rủi ro trong quản lý tài chính ngân hàng cho thấy rằng vốn chủ sở hữu đóng vai trò như một "đệm an toàn" giúp ngân hàng hấp thụ các cú sốc tài chính và rủi ro thị trường. Khi ngân hàng có lượng vốn chủ sở hữu lớn, khả năng chống chịu trước những rủi ro bất ngờ tăng lên, từ đó giúp giảm thiểu tổn thất và duy trì sự ổn định trong khả năng sinh lời. Tuy nhiên, việc duy trì một lượng vốn chủ sở hữu lớn cũng có thể làm giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tức là giảm khả năng sử dụng 8
  20. nợ để tối đa hóa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Điều này có thể dẫn đến việc không tận dụng hết tiềm năng sinh lời của ngân hàng thông qua việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Lý thuyết này được thảo luận trong nhiều tài liệu kinh điển về tài chính ngân hàng, như Kern Alexander (2019), Rose (2010), Anthony và Millon (2018), nhấn mạnh vai trò của vốn chủ sở hữu trong việc quản lý rủi ro và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả tài chính của ngân hàng. Lý thuyết đòn bẩy tài chính (Financial Leverage Theory): Lý thuyết đòn bẩy tài chính cho thấy rằng việc sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản có thể làm tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngân hàng, đặc biệt khi ngân hàng đạt được lợi nhuận trước thuế và lãi suất cao. Với một lượng vốn chủ sở hữu nhỏ, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cho phép ngân hàng đạt được mức ROE cao hơn, nhờ vào khả năng khuếch đại lợi nhuận thông qua nợ vay. Tuy nhiên, mặt trái của đòn bẩy tài chính là nó cũng làm tăng rủi ro phá sản và khả năng chịu tổn thất khi ngân hàng gặp khó khăn tài chính. Điều này có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời dài hạn của ngân hàng. Các nghiên cứu trước như Brealey và cộng sự ( 2014) và Anthony và Millon (2018), đều nhấn mạnh rằng mặc dù đòn bẩy tài chính có thể gia tăng lợi nhuận, nhưng nó cũng đi kèm với mức độ rủi ro cao hơn, đòi hỏi sự quản lý cẩn thận để đảm bảo sự bền vững trong dài hạn của ngân hàng. Lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả (Structure – Conduct – Performance hypothesis): Lý thuyết này cho rằng, mức độ tập trung của ngân hàng có mối liên hệ trực tiếp với năng lực cạnh tranh của họ, khuyến khích họ liên kết với nhau. Do đó, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ tập trung ngân hàng và khả năng sinh lời, bất kể thị phần của ngân hàng. Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng có mức độ tập trung (vốn CSH) càng cao thì khả năng sinh lời càng nhiều. Một số nghiên cứu thực nghiệm áp dụng lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả như nghiên cứu của Molyneux và cộng sự (1995); Edwards và cộng sự (2006) và Ayadin và Karakaya (2014). 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2