Đề tài: Phân tích mô hình quản trị công mới ở một số nước phát triển và liên hệ tình hình thực tế tại Việt Nam
lượt xem 44
download
Mô hình quản trị công mới tại các nước phát triển, liên hệ thực tế Việt Nam là những nội dung chính trong đề tài "Phân tích mô hình quản trị công mới ở một số nước phát triển và liên hệ tình hình thực tế tại Việt Nam". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài để nắm bắt thông tin chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Phân tích mô hình quản trị công mới ở một số nước phát triển và liên hệ tình hình thực tế tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CÔNG ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG MỚI Ở MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ LIÊN HỆ TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM Giảng viên : TS. NGUYỄN QUANG TRUNG Lớp : ME07B Học viên : NGUYỄN MINH TRƯỞNG MSSV : ME07B060
- TP.HỒ CHÍ MINH 11/2015
- MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................... 3 LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 .................................................................................................................. 2 MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG MỚI TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN ...................... 2 1.3.1.Tính chuyên nghiệp của các nhà quản lý và của nền hành chính .............. 7 1.3.2.Quan niệm về các giá trị cần hướng tới của một nền hành chính hiện đại. ......................................................................................................................... 7 1.3.3.Mô hình tổ chức quản trị phẳng hơn ........................................................... 8 1.3.4.Đánh giá hiệu quả thực thi và tiêu chuẩn thực thi công vụ ........................ 8 1.3.5.Tiêu chuẩn hòa chất lượng dịch vụ công .................................................... 9 1.3.6.Cạnh tranh và áp dụng các kỹ thuật quản lý của khu vực tư .................. 11 1.3.7.Lý thuyết phi tập trung hóa ........................................................................ 13 1.3.8.Phi quy chế hóa ........................................................................................... 13 1.4.1.Ưu điểm của quản trị công mới ................................................................ 14 1.4.2.Những hạn chế của quản trị công mới ..................................................... 18 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 27 LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆT NAM ............................................................................... 27 2.1.Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 27 2.1.1.Nội dung ..................................................................................................... 27 2.1.2.Những kết quả đạt được. .......................................................................... 28 2.1.3.Những bất cập, hạn chế còn tồn tại ......................................................... 29 2.2.Đề xuất kiến nghị ............................................................................................ 33 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 40
- LỜI NÓI ĐẦU Vào thập niên 80 và những năm đầu những năm 90 của thê kỷ XX, rất nhiều quốc gia trên thế giới đặt vấn đề xem xét lại khu vực công về quy mô và khả năng điều hành sự phát triển của đất nước, đặc biệt một số nước như Anh, Mỹ. Các cuộc cải cách lớn trong khu vực công diễn ra. Tác động của các cuộc cải cách này không chỉ là những thay đổi lớn đơn thuần mà đó chính là những thay đổi trong nhận thức của xã hội về vai trò của khu vực công và cách thức điều hành. Cách tiếp cận hướng đến kết quả đầu ra, hiệu quả quản lý, phân cấp, phân quyền, áp dụng các yếu tố của thị trường vào nền hành chính trở thành một xu thế lớn của các nền hành chính ở các nước phát triển. Những thay đổi lớn này chính là sự dịch chuyển từ mô hình hành chính công sang mô hình quản trị công mới. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nền công vụ đã từng bước được đổi mới. Xu hướng hội nhập, dân chủ hóa mọi mặt đời sống nhà nước và xã hội, mục tiêu xây dụng nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã đặt ra yêu cầu cần nhìn nhận lại vai trò của nhà nước và bản chất của hoạt động hành chính. Bộ máy hành chính phải trở thành các cơ quan xã hội, từ bỏ địa vị cai trị để hình thành các thiết chế phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân. Việc cán bộ, công chức phục vụ cho những lợi ích hợp pháp của nhân dân cũng là vì nhân dân chính là những người đóng thuế nuôi dưỡng bộ máy đó. Với cách nhìn nhận như vậy thì nhân dân là khách hàng của nền hành chính, họ là người đánh giá khách quan và công tâm nhất về sự phục vụ của nhà nước, của bộ máy hành chính. Những đổi mới trong nền công vụ của nước ta trong những năm qua đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các phương diện, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên nền hành chính của nước ta nhìn chung vẫn còn nhiều dấu ấn của hành chính công truyền thống, mô hình quản trị công mới chưa được thể hiện rõ trong các hoạt động công vụ. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi nền hành chính cần sự chuyển đổi mạnh mẽ, vận động theo mô hình quản trị công mới. 1
- CHƯƠNG 1 MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG MỚI TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 1.1. Quản trị công mới. Quản trị công mới với ý nghĩa là lý thuyết về mô hình hành chính công theo các tiêu hiện đại, chủ động, năng động, nhạy bén, thích nghi cao nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa trong các điều kiện kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ và những mối quan hệ quốc tế ngày càng phụ thuộc chặc chẽ lẫn nhau. Về bản chất, Quản trị công mới là một cách tiếp cận mới đối với hành chính công truyền thống. Mục tiêu chính của quản trị công là nâng cao chất lượng của hoạt động quản lý nhà nước, hướng tới xây dựng một nền hành chính năng động, linh hoạt trong điều hành, giám sát và quản lý các chủ thể khác nhau của xã hội nhằm phục vụ tốt hơn các quyền và lợi ích của khu vực công cộng. 1.2. Một số đặc trưng của mô hình quản trị công mới 1.2.1. Hiệu quả hoạt động quản lý Trong mô hình quản trị công mới, vai trò của khoa học quản lý và các nhà quản lý nhất là các nhà quản lý theo lối quản trị doanh nghiệp được đề cao và chính nó là yếu tố quyết định việc đạt được mục tiêu của quản lý. Nếu trong mô hình hành chính truyền thống, các nhà hành chính chủ yếu là làm nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh và làm theo các quy tắc có sẵn thì ngày nay với tư cách là nhà quản lý, họ phải tính toán, dự toán, sáng tạo, năng động để đạt được mục tiêu. Vì mục tiêu phải đạt là hiệu quả của hoạt động quản lý, các nhà hành chính bên cạnh việc quan tâm đến chu trình, phương pháp mà còn quan tâm đến mục đích có đạt được không, cụ thể là hiệu quả được lượng hóa, đánh giá bằng các chỉ tiêu đánh giá dựa trên so sánh kết quả/chi phí. 1.2.2. Phi quy chế hóa 2
- Cách tiếp cận quản trị công mới không đòi hỏi những quy định chặt chẽ như một mạng lưới dày đặc trong nền hành chính công truyền thống yêu cầu công chức phải tuân thủ một cách cứng nhắc và nghiêm ngặt mà thay vào đó là cơ chế mềm dẻo linh hoạt hơn, dễ thích nghi với tình hình kinh tế, chính trị xã hội mới. Người công chức không nhất thiết phải làm công ăn lương suốt đời mà họ có thể làm hợp đồng toàn phần hoặc nữa thời gian, miễn là họ phải đạt được mục tiêu của tổ chức đặt ra khi làm việc. Người công dân không còn là người thụ động cầu xin dịch vụ của nhà nước mà trở thành các khách hàng sử dụng dịch vụ, có quyền được đòi hỏi phục vụ. Phi quy chế hóa được thực hiện bằng cách đơn giản hóa các thể chế, các quy định, thủ tục của chính phủ vì chúng trở nên quá nặng nề, phức tạp đên nỗi người dân không thể hiểu nổi và thậm chí cả các cơ quan hành chính nhà nước cũng khó áp dụng. Từ đó đặt ra yêu cầu phải cải cách thể chế theo hướng: Đơn giản hóa các thủ tục hành chính để giải quyết các vấn đề hành chính nhanh hơn và đỡ tốn kém hơn; Một hệ thống lập quy ít phức tạp tạo ra một chế độ công vụ đa dạng hơn, tạo điều kiện cho các cấp địa phương phát huy sáng kiến và phát triển các dịch vụ theo yêu cầu cá nhân. Nhưng đồng thời nó cũng có mặt trái là dẫn đến những đối xử khác nhau giữa các công dân, tạo ra nguy cơ phân phối không đồng đều các loại hình dịch vụ trong dân chúng và giữa các vùng miền khác nhau; Một hệ thống chính sách bao gồm các quy định đơn giản hơn và với số lượng ít hơn sẽ tăng tự do cá nhân cho công dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho các công ty. Nhất là với các công ty kinh doanh, việc đơn giản hóa các thủ tục rườm rà là giúp tăng tính cạnh tranh của họ. 1.2.3. Phi tập trung hóa Vấn đề này được thể hiện dưới những hình thức khác nhau, ở những mức độ khác nhau nhưng xu hướng chung là chính phủ trung ương giao quyền hạn, trách nhiệm, thẩm quyền nhiều hơn cho các đơn vị chính quyền địa phương (phân quyền lãnh thổ) hay cho các bộ, các đơn vị tổ chức bên dưới (phân quyền chức năng) trong việc chủ động quản lý các nguồn lực được phân bổ trong phạm vi thẩm quyền, đồng thời đề cao mối quan hệ 3
- giữa chính phủ với các bộ phận hoạch định chính sách, giữa cấp hoạch định chính sách với cấp thi hành. Sự “độc lập” ngày càng cao giữa chính phủ và các cấp chính quyền địa phương trở thành pháp nhân công quyền đi liền với sự cũng cố mạnh mẽ vai trò trung tâm của chính phủ và thủ tướng tạo ra những chính sách và phương pháp quản lý năng động thích ứng với môi trường luôn luôn biến động. Phân quyền trong cải cách hành chính nhằm đạt được năm mục đích sau: Tăng cường hoạch định chính sách ở cấp hành chính trung ương bằng cách giảm bớt các hoạt động có tính chất tác nghiệp; Phát huy tính chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương làm cho nền hành chính sát và phù hợp hơn với đặc điểm kinh tế xã hội địa phương; Phát triển dịch vu đa dạng hơn theo hướng người tiêu dùng là khách hàng, làm cho dịch vụ công có hiệu quả cao; Phát triển nền dân chủ, tăng cường sự tham gia của công dân trong nền hành chính công; Thúc đẩy sự công bằng, trách nhiệm giải trình giúp cho công dân dễ dàng giám sát hoạt động của các nhà chức trách. 1.2.4. Áp dụng một số yếu tố của cơ chế thị trường Áp dụng các yếu tố của cơ chế thị trường như cạnh tranh, đấu thầu, tính hiệu quả, lượng hóa, so sánh kết quả/chi phí, công dân là “khách hàng” của nền hành chính, làm cho nền hành chính trở nên năng động, đa dạng, phong phú, thoát khỏi vỏ ốc quan liêu truyền thống của bộ máy thư lại cũ. 1.2.5. Gắn bó với chính trị, với chính phủ, nhà nước và nền hành chính nhà nước Đội ngũ cán bộ công chức hành chính, đặc biệt là các cán bộ quản lý cao cấp, không phải là những người trung lập về chính trị, không còn hoàn toàn là “chính trị ra đi, hành chính ở lại”. Họ tham dự vào quá trình xác lập đường lối, chính sách. Bản thân họ là 4
- những người được rèn luyện chính trị, tham gia công tác chính trị và làm công tác chính trị và hành chính trong bộ máy hành pháp vào nền hành chính nhà nước và do đó có thể xem họ là chiếc cầu nối giữa quyền lực chính trị với nền hành chính quốc gia. 1.2.6. Tư nhân hóa một phần các hoạt động của nhà nước trên cơ sở thực hiện được các mục tiêu và pháp luật nhà nước, đặc biệt là các dịch vụ công. Xu hướng này bắt đầu tại Vương quốc Anh từ khi bà Margaret Thatcher lên nắm quyền vào năm 1979 và sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tư nhân hóa không chỉ là con đường nâng cao hiệu quả mà còn vì bản thân chính phủ đã có quá nhiều chức năng, nếu không tư nhân hóa thì không thể đáp ứng nhanh chóng được các yêu cầu ngày càng tăng của công dân. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu, tư nhân hóa không chỉ đơn thuần là bán đi các tài sản của nhà nước, chuyển sở hữu công thành sở hữu tư mà bao hàm rất nhiều hình thức, trong đó kể cả các hình thức như đấu thầu, làm hợp đồng phụ, cho thuê hay cổ phần hóa các doanh nghiệp và tập đoàn hóa các công ty để nâng cao tính cạnh tranh. Ngoài ra, một ý nghĩa quan trọng khác của tư nhân hóa là thu hút được đông đảo các thành phần xã hội, nhất là khu vực tư nhân, các công dân và các tổ chức phi chính phủ, tham gia vào hoạt động của nền hành chính công. Trong một chừng mực nào đó tư nhân hóa có thể coi là một phần của xã hội hóa. Mức độ, phạm vi tư nhân hóa và xã hội hóa ở các nước khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi nước và xu hướng chính trị của đảng cầm quyền và chính phủ đương thời. 1.2.7. Hành chính công không tách khỏi hành chính tư và vận dụng nhiều phương pháp quản lý doanh nghiệp vào thực tiễn hoạt động của mình Tuy phân biệt rõ và không biến hành chính công thành tổ chức quản lý tư nhân theo cơ chế thị trường, song trong xã hội hiện đại và nền kinh tế thị trường, nền hành chính công có thể và đã vận dụng nhiều phương pháp quản lý của các doanh nghiệp tư nhân, nhất là phương pháp quản lý hiện đại. Đó cũng là đòi hỏi khách quan của hiệu quả, chất lượng 5
- và sự linh hoạt trong đáp ứng các dịch vụ cho yêu cầu ngày càng tăng của công dân cả về số lượng và chất lượng. 1.2.8. Xu hướng quốc tế hóa Sự quốc tế hóa đời sống kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng đến nền hành chính công. Các nước phải điều chỉnh nhiều quy định pháp luật theo pháp luật và thông lệ quốc tế đối với các vấn đề mang tính toàn cầu, đặc biệt là những vấn đề xã hội. Nền hành chính phát triển là nền hành chính hướng đến gánh vác những nghĩa vụ chung của nhân loại. Nói cách khác, nền hành chính công trong quản trị công mới là nền hành chính công mở, không chỉ quản lý tốt trong nước mà còn hướng đến thực hiện các trách nhiệm của quốc gia. 1.2.9. Hiện đại hóa nền hành chính Quản trị công mới hướng đến việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của công dân và tổ chức. Các công nghệ áp dụng vào nền hành chính công không chỉ là các phương tiện khoa học kỹ thuật mà quan trọng hơn là các phương pháp quản lý hiện đại. 1.3. Các nội dung cấu thành quản trị công mới Quản trị công mới với ý nghĩa là lý thuyết về mô hình hành chính công theo các tiêu chí hiện đại, chủ động, năng động, nhạy bén, thích nghi cao nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa trong các điều kiện kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ và những mối quan hệ quốc tế ngày càng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau. Quản trị công mới gắn liền với các yếu tố quản lý và những yếu tố liên quan đến thị trường, sự cạnh tranh và kỹ thuật quản lý của khu vực tư. Việc phân định các yêu tố cấu thành quản trị công mới thực tế không đơn giản và các nhà nghiên cứu có những hướng tiếp cận riêng và các yếu tố cấu thành quản trị công mới được bổ sung theo tiến trình phát triển của lý thuyết này. Trên cơ sở khái quát các nghiên cứu về quản trị công mới, chúng ta có thể chỉ ra những yếu tố cơ bản nhất của quản trị công mới. 6
- 1.3.1. Tính chuyên nghiệp của các nhà quản lý và của nền hành chính Yêu cầu về tính chuyên nghiệp của các nhà quản lý và rộng hơn của nền hành chính là yếu tố quan trọng trọng lý thuyết quản trị công mới. Thực ra tính chuyên nghiệp của công chức đã được đề cập trong mô hình hành chính truyền thống. Tuy nhiên, trong quản trị công mới, tính chuyên nghiệp này được thể hiện một cách toàn diện hơn. Tính chuyên nghiệp của các nhà quản lý thể hiện ở năng lực xây dựng, hoạch định chính sách, năng lực ra quyết định, năng lực tổ chức công việc khoa học. Một nền hành chính chuyên nghiệp là một nền hành chính có những quyết sách, hành động đúng với yêu cầu thực tiễn. Nền hành chính chuyên nghiệp là nên hành chính định hướng phục vụ, phục vụ cho lợi ích công và cho quá trình phát triển. Mặt khác, nền hành chính chuyên nghiệp sẽ tập trung hoàn thành những nhiệm vụ đúng với vai trò của mình, người lái thuyền chứ không phải chèo thuyền. 1.3.2. Quan niệm về các giá trị cần hướng tới của một nền hành chính hiện đại. Định hướng giá trị chung của nền công vụ có thể xem là một yếu tố quan trọng trong tổ chức quản lý. Mô hình hành chính truyền thống, hành chính quan liêu dựa trên những giá trị cụ thể về hiệu lực, sự tuân thủ về thủ tục thì quản trị công mới hướng tới những giá trị mới. Các giá trị mà quản trị công mới hướng tới được khái quát ở các giá trị cơ bản: Tính hiệu quả, sự chuyên nghiệp trong quản lý, kết quả đầu ra, chất lượng, định hướng phục vụ công dân – khách hàng, quan hệ thị trường, các cam kết về chất lượng dịch vụ…Có thể nói hệ thống những giá trị chung mà một nền hành chính hiện đại cần hướng tới là cơ sở để tư duy lại, nhận thức lại về tổ chức và hoạt động của nền hành chính công trên thế giới. Nỗ lực cải cách hành chính ở các quốc gia trên thế giới hiện này thực tế cũng đang hướng đến hiện thực hóa các giá trị mà quản trị công mới đã xác định, để hướng tới một nền hành chính phục vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của công dân và quan trọng là thúc đẩy sự phát triển của quốc gia trong bối cảng toàn cầu hóa. 7
- 1.3.3. Mô hình tổ chức quản trị phẳng hơn Mô hình hành chính quan liêu với quá nhiều thứ bậc đã trở thành gánh nặng cho quá trình hoạt động của nền hành chính. Bản thân các chính sách khi được xây dựng và ban hành đã có những độ trễ nhất định về nhận thức, về thời gian triển khai và sự vận động không ngừng cả các yếu tố kinh tế xã hội. Chính vì vậy, tháp phân tầng quá cao của mô hình hành chính công truyền thống cần được thay đổi. Với mục tiêu xây dựng một mô hình quản trị năng động, thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường và xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa, quản trị công mới định hướng đến việc xây dựng tổ chức bộ máy hành chính công giảm bớt những tầng nấc trung gian bằng việc cần phân công lại quyền lực giữa cấp trên và cấp dưới, giữa trung ương và địa phương. Việc giảm bớt các tầng nấc trung gian được thục hiện bằng quá trình tổ chức lại thẩm quyền quản lý hành chính, xác định rõ những thẩm quyền nào cần được trao cho cơ quan ở trung ương và thẩm quyền nào cần trao cho cơ quan ở địa phương. Tư duy quản trị công mới chỉ rõ trung ương chỉ làm những vấn đề mang tính vĩ mô, chiến lược liên quan đến những biến số lớn của quốc gia còn chính quyền địa phương cần thể hiện rõ năng lực thực hành, đưa chính sách vào thực tiễn. 1.3.4. Đánh giá hiệu quả thực thi và tiêu chuẩn thực thi công vụ Đánh giá hiệu quả thực thi và tiêu chuẩn thực thi công vụ là thể hiện tập trung quan điểm về đánh giá kết quả đầu ra của nền hành chính công. Nếu hành chính công truyền thống tập trung vào yếu tố đầu vào và quá trình thủ tục thì quản trị công mới hướng tới đánh giá kết quả đầu ra. Việc đánh giá hiệu quả thực tế không đơn giản như quan niệm lượng hóa chi phí/kết quả bởi tính đa dạng của hoạt động hành chính và mức độ ảnh hưởng của các quyết định hành chính, hành vi hành chính không thể dễ dàng tính toán bởi có thể những điều này có thể ảnh hưởng lâu dài. Chính vì vậy, quản trị công mới cho rằng cần phải đánh giá theo các tiêu chí tĩnh và các tiêu chí động nghĩa là nhìn vấn đề dưới góc độ phát triển. Các tiêu chuẩn thực thi cảu nền công vụ được các nhà nghiên cứu xem xét một cách toàn diện từ nhiều góc độ trong đó đặt biệt chú ý đến khía cạnh hiệu 8
- quả, sự hài lòng của khách hàng (công dân, tổ chức) và tính không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng của nên công vụ. Đánh giá hiệu quả thực thi và tiêu chuẩn thực thi công vụ có nhiều ý nghĩa và thực sự là bước đột phá trong tổ chức nền hành chính công. Những quan niệm định tính về chất lượng hoạt động của nền hành chính là chưa đủ và không thể coi là công cụ để kiểm soát hoạt động của các cơ quan hành chính. Thực tế sự khủng hoảng của mô hình hành chính công truyền thống chính là ở chỗ do không đánh giá hiệu quả thực thi và tiêu chuẩn thực thi công vụ nên để kiểm soát người ta có xu hướng lập ra nhiều cơ quan giám sát, kiểm soát dẫn đến sự cồng kềnh và kém hiệu quả. Việc xây dựng các tiêu chuẩn thực thi công vụ và đánh giá hiệu quả công vụ tạo ra hiệu ứng tích cực đối với hoạt động của nền hành chính. Các tiêu chuẩn bản thân nó là một cái đích để các cơ quan hành chính nhà nước hướng tới ít nhất là đáp ứng đúng hoặc cao hơn. Mặt khác, điều này có ý nghĩa quan trọng đó chính là cơ sở để cơ quan cấp trên và các chủ thể giám sát, đánh giá về hoạt động của cơ quan hành chính và nền hành chính. Những tiêu chuẩn này góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của nền hành chính. Nền hành chỉ phải thể hiện những chi phí của mình là hợp lý và được thể hiện những kết quả tính cực. Người dân từ các tiêu chuẩn công vụ có thể yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm thực hiện đúng chức trách, cam kết về chất lượng của mình. 1.3.5. Tiêu chuẩn hòa chất lượng dịch vụ công Tính ưu việt của một xã hội được phản chiếu một cách rõ ràng qua chất lượng cung ứng dịch vụ công, bởi dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội, đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững và có kỷ cương, trật tự. Mọi xã hội đều có những vấn đề chung, liên quan đến cuộc sống của tất cả mọi người. Đó là các vấn đề như trật tự trị an, phân hóa giàu nghèo, giáo dục, y tế, dân số, môi trường, tài nguyên,…Để giải quyết thành công các vấn đề này, cần có sự góp sức của cả nhà nước, cộng đồng và các tổ chức xã hội thông qua việc cung ứng các dịch vụ công. Nếu các dịch 9
- vụ công bị ngừng cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chất lượng thấp thì sẽ dẫn đến những rối loạn trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của mỗi người dân, đồng thời tác động tiêu cực đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhìn chung, dịch vụ công trong quan niệm của quản trị công mới đáp ứng những nhu cầu chung của xã hội về các lĩnh vực sau đây: Duy trì trật tự công cộng và an toàn xã hội như quốc phòng, an ninh, ngoại giao; Bảo về trật tự kinh tế, trật tự mua bán trên thị trường thông qua việc xây dựng và thực thi thể chế kinh tế thị trường; Cung cấp các tiện ích công cộng cho toàn thể thành viên trong xã hội như bảo vệ sức khỏe, giáo dục đào tạo, giao thông công cộng, thông tin, thư viện công cộng…; Quản lý tài nguyên và tài sản công cộng như: Quản lý tài sản nhà nước, bảo về môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ quyền công dân, quyền con người Đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công là quy trình xác định xem các kết quả/đầu ra mong muốn đối với việc tạo ra sự hài lòng của công dân, tổ chức có đạt được hay không hay các dịch vụ công có liên tục được cải tiến, hoàn thiện, nân cao chất lượng không. Quy trình đánh giá được thực hiện thông qua việc thiết lập các tiêu chí đánh giá cho các cơ quan/đơn vị và đo lường xem các tiêu chí đó có đạt được không. Chất lượng dịch vụ hành chính công là một vấn đề lớn đã và đang được đặt ra trong định hướng nâng cao hiệu quả của lĩnh vực này. Khái niệm chất lượng là một khái niệm khó xác định và đặt vào đối tượng dịch vụ hành chính công càng là một vấn đề phức tạp hơn. Chính vì vậy, việc đánh giá về chất lượng dịch vụ hành chính công thường có những ý kiến trái chiều. Thực tế tồn tại những quan niệm trái chiều trong đánh giá về dịch vụ hành chính công bắt nguồn từ nguyên nhân quan trọng chính là chúng ta đang thiếu những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công. Vì vậy, việc xây dựng 10
- tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính chông cần sớm được giải quyết. Việc hình thành các tiêu chí đánh giá dịch vụ công không chỉ cho phép chúng ta có cái nhìn khách quan, chính xác về chất lượng dịch vụ hành chính công và còn chỉ ra những định hướng để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công. Để đánh giá về dịch vụ hành chính công từ góc độ quản trị công mới, các tiêu chí, tiêu chuẩn cần phải bao quát toàn diện quá trình cung ứng dịch vụ. Khác với các hàng hóa thông thường, dịch vụ hành chính công thường không rõ ràng và khó xác định chính xác chất lượng của nó. Chất lượng dịch vụ công không thể hiện ở hình thái sản phẩm cuối cùng mà quan trọng hơn là nó được thể hiện ở các cách thức cung ứng như thế nào. Chẳng hạn như người dân đến xin cấp giấy phép kinh doanh thì chất lượng dịch vụ chủ yếu không phụ thuộc vào chất lượng vật chất của chính tấm giấy phép được cấp mà phụ thuộc vào quy trình, cách thức cấp giấy phép đó: các thủ tục được cấp phép đơn giản hay phức tạp, thời gian chờ đợi là bao lâu, thái độ của người công chức trong giao tiếp với công dân…Những điều này hàm ý chất lượng dịch vụ hành chính công không được đo bằng những tiêu chí có tính vật chất cụ thể mà đo bằng tiêu chí quan trọng nhất là sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, bản thân tiêu chí hài lòng của khách hàng cũng mang tính chủ quan rất lơn và thường khó xác định rõ ràng. Do đó, xây dựng các tiêu chí đáng giá chất lượng dịch vụ công không chỉ gắn liền với bản thân loại hình dịch vụ mà còn liên quan đến những chủ thể cung ứng dịch vụ, phương thức cung ứng và các cam kết về chất lượng. Chính vì vậy, đánh giá về chất lượng dịch vụ hành chính công cần đánh giá theo một quá trình đồng thời nhấn mạnh đến kết quả đầu ra. 1.3.6. Cạnh tranh và áp dụng các kỹ thuật quản lý của khu vực tư Áp dụng các kỹ thuật quản lý của khu vực tư vào khu vực công là một nội dung quan trọng của quản trị công mới. Cơ sở khoa học của vấn đề này chính là quan niệm những biện pháp quản lý tốt của khu vực tư cũng sẽ phát huy hiệu quả trong khu vực công. Điều này đã được chúng minh trong thực tiễn các nền hành chính công đã áp dụng quản trị công mới. Hệ thống các trường đào tạo công vụ của các nước trên thế giới thực tế 11
- cũng đã đưa quản trị công mới vào giảng dạy cho các quan chức chính phủ và cả những sinh viên theo học về hành chính công. Những kiến thức được đào tạo tại các trường công vụ này không chỉ phục vụ cho khu vực công mà cả khu vực tư. Quản lý theo kiểu truyền thống thường chỉ tập trung vào các hoạt động đầu ra, và các quyết định thường chỉ được thông báo rất sơ sài thông qua hệ thống dữ liệu kết quả thực thi công vụ. Trái lại, quản trị theo kết quả đòi hỏi những chuẩn tắc chặt chẽ hơn: hệ thống giám sát và đánh giá được coi như công cụ để thu thập dữ liệu về kết quả thực thi công vụ, giúp các nhà lãnh đạo có thể quản lý hiệu quả hơn để đạt kết quả dự kiến và mục đích của tổ chức mà họ đứng đầu. Việc xây dựng mô hình quản trị theo kết quả phải trải qua các bước mang tính liên tục: Phân tích thực trạng, từ đó xác định rõ xuất phát điểm hiện có, trả lời rõ câu hỏi: ta đang ở đâu? Kết hợp dự báo xu hướng để xác định cái đích phát triển phải đi tới. Lập chiến lược, kế hoạch hành động và sử dụng các công cụ giám sát bảo đảm đi tới cái đích đã xác định. Kiểm tra thường xuyên các kết quả trung gian và kết quả cuối cùng để biết rõ đã đến đích chưa. Phương thức quản trị theo kết quả cho khu vực công đã được các nước Anh, Mỹ, Canada, Austraylia… áp dụng khá phổ biến từ những năm 80 của thế kỷ XX. Tùy theo đặc điểm của mỗi nền hành chính công, các nước này đã xây dụng các hệ thống quản lý phù hợp, kèm theo là các công cụ để đo lường kết quả thực thi công vụ để hổ trợ cho việc xây dựng chính sách, đua ra những quyết đinh về quản lý và phân bổ ngân sách… Gần đây, một số nước châu Á cũng đã áp dụng phương thức quản trị theo kết quả: chẳng hạn như Hàn Quốc thường xuyên thực hiện điều tra xã hội học về mức độ hài lòng của người dân đối với cơ quan công quyền các cấp; Philippines áp dụng hệ thống quản lý 12
- thực thi công vụ của nhà nước địa phương; Ấn Độ áp dung thẻ báo cáo của người dân… Nhìn chung, để xây dựng được hệ thống quản trị theo kết quả, đòi hỏi phải có tầm nhìn đúng và dài hạn; phải phân tích đúng tình huống; có chiến lược và kế hoạch hợp lý; xây dựng được các chỉ số cho kết quả mục tiêu, làm cơ sở cho hệ thống giám sát, đánh giá; lựa chọn công cụ đánh giá phù hợp; quản lý tổ chức để đạt được mục tiêu, không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các hoạt động, liên tục bám sát diễn biến và kết quả thực thi công vụ ở từng đơn vị thông qua hệ thống mạng công nghệ thông tin. 1.3.7. Lý thuyết phi tập trung hóa Phi tập trung hóa là một nội dung rất quan trọng của quản trị công mới. Phi tập trung hóa đã chuyển đổi cơ cấu quản lý nhà nước ở rất nhiều quốc gia trong những năm gần đây. Điều này diễn ra vì các lý do khác nhau và chủ yếu là nhằm cải thiện hiệu quả của việc cung ứng dịch vụ công; nâng cao chât lượng quản lý nhà nocws bằng việc trao quyền cho chính quyền cấp dưới, các công đồng địa phương. Phi tập trung hóa bao gồm nhiều nội dung: phi tập trung hóa về chính trị, phi tập trung hóa chức năng, phi tập trung hóa hành chính, phi tập trung hóa lãnh thổ. 1.3.8. Phi quy chế hóa Quá trình áp dụng triể để hệ thống hành chính quan liêu đã dẫn đến việc hình thành hệ thống các quy chế, thủ tục hành chính phức tạp. Sự phức tạp của hệ thống thủ tục này dẫn đến việc chậm trễ trong giải quyết các công việc của người dân. Chính vì vậy, lý thuyết quản trị công mới khẳng định cần phải đơn giản hóa hệ thống thủ tục trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Quản trị công mới đưa ra một nguyên tắc đặt biệt quan trọng trong đơn giản hóa thủ tục hành chính đó là cần tập trung đơn giản những thủ tục được công dân, tổ chức sử dụng thường xuyên. Chỉ có trên nguyên tắc này, việc cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính mới thực sự đem lại hiêu quả trong giải quyết công việc của tổ chức và công dân. 13
- 1.4. Những ưu điểm và hạn chế của quản trị công mới 1.4.1. Ưu điểm của quản trị công mới Quản trị công mới là đỉnh cao của trào lưu của quản lý công ra đời xuất phát từ yêu cầu của quá trình bổi mới quản lý khu vực công, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của ý thức dân chủ. Chính vì vậy, Quản trị công mới đã đem lại những luồng gió mới cho quá trình cải cách khu vực công, tạo ra những định hướng mới cho quá trình cải cách khu vực công. Các giá trị về hiệu quả, trách nhiệm, kết quả đầu ra và các giá trị định hướng khác giúp cho các nền công vụ nhận thức lại mình. Những hạn chế của khu vực công, tầng nấc kiểm soát quá nhiều, các văn bản, giấy tờ thủ tục trở thành gánh nặng, chi phí khu vực công tăng cao và người dân không hài lòng với chất lượng dịch vụ làm cho các nhà quản lý khu vực công phải nhận ra rằng cần có sự cải cách, đổi mới hoạt động của mình. Nhưng cải cách theo hướng nào, những giá trị nào mà nền hành chính công trong giai đoạn mới cần hướng tới. Quản trị công mới ra đời là một sự nỗ lực để tìm ra câu trả lời ấy, cải cách để phát triển. Thật vậy, quản trị công mới chỉ ra định hướng cải cách khu vực công từ một nền hành chính công truyền thống sang một nền quản trị công mới, khi mà khu vực công ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nới riêng tỏ ra còn quá nhiều trì trệ và yếu kém. Lý thuyết quản trị công mới cho thấy rằng cần phải thay đổi nhận thức về vai trò của nhà nước và cách thức sử dụng nguồn lực của quốc gia. Nhà nước luôn là người chịu trách nhiệm cao nhất về sự tồn vong và phát triển của quốc gia, dân tộc, nhưng nhà nước không cần làm tất cả mọi việc mà có thể chuyển giao một phần công việc vho khu vực tư nhân đảm nhiệm. Từ việc nhận thức lại vai trò của nhà nước, cách thức sử dụng nguồn lực cũng sẽ thay đổi. Những hiện tượng tiêu cực trong nền hành chính công truyền thống như lãng phí, vô trách nhiệm trong sử dụng tài sản công, lạm quyền, tham nhũng cũng sẽ được hạn chế do bởi giờ đây đã có sự tham gia tích cực của xã hội dân sự trong một nền hành chính công mới. Tính hiệu quả và dân chủ được đề cao. Định hướng cải 14
- cách khu vực công sẽ từ chỗ thay đổi nhận thức về vai trò của nhà nước và cách sử dụng nguồn lực đến việc cải các song song môi trường hành chính bên ngoài và cải cách nội bộ bên trong của nền hành chính. Như vậy, định hướng cải cách khu vực công trong giai đoạn mới là một trong những giá trị mà Quản trị công mới có thể đem lại. Không những vậy, lý thuyết quản trị công mới còn giúp các nhà quản lý nhận thức được đầy đủ hơn về sự cần thiết phải không ngừng đổi mới trong quản lý. Cải cách khu vực công không phải là làm một lần rồi xong, không bao giờ phải làm lại nữa. Cải cách khu vực công là một quá trình mà như nhiều học giả đã so sánh với công việc của người làm vườn. Họ không chờ cỏ mọc đầy vườn mới tiến hành công việc. Cải cách cần nỗ lực bền bỉ và không ngừng. Điều này có ý nghĩa quan trọng hơn là nhà quản lý luôn luôn hướng tới những giá trị cao hơn, những kết quả cao hơn chứ không chỉ bằng lòng với những kết quả đạt được. Tạo lập một tư duy mới về quản lý, về kết quả quản lý trong khu vực công thực sự là một đóng góp lớn cho quản lý hiện đại của lý thuyết quản trị công mới. Cải các khu vực công là một quá trình bền bỉ. Quá trình đó được định hướng rõ ràng như đã trình bày, và đồng thời luôn được cân đo đong đếm một cách cẩn thận và rõ ràng do bởi trong quản trị công mới, hiệu quả của hoạt động quản lý luôn luôn được coi trọng. Đó cũng là một trong những ưu điểm nổi bật của quản trị công mới so với nền hành chính truyền thống. Khi áp dụng những yếu tố của quản trị công mới, mục tiêu phải đạt được là hiệu quả của hoạt động quản lý nên các nhà hành chính bên cạnh việc quan tâm đến chu trình, phương pháp mà còn quan tâm đến mục đích có đạt được hay không, cụ thể là hiệu quả phải được lượng hóa, đánh giá bằng các chỉ tiêu dựa trên sự so sánh kết quả/chi phí. Điều này thực sự tạo ra sự khác biệt khi trong nền hành chính truyền thống, các nhàn hành chính chủ yếu là làm nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh, làm theo những quy tắc có sẵn, đảm bảo đúng chu trình, đúng quy tắc thủ tục hành chính mà thôi. Đánh giá hiệu quả thực thi sẽ giúp nền hành chính hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu sự tùy tiện, lãng phí trong sử dụng nguồn lực cũng như tâm lý không quan tâm đến kết quả đầu 15
- ra của cán bộ, công chức nhà nước. Khi ban hành một chính sách, họ sẽ phải áp dụng một cách khoa học và cẩn trọng những phương pháp phân tích để lượng hóa tính khả thi và hiệu quả của chính sách ấy. Những nguồn lực nào cần được huy động để thực thi chính sách, kết quả đầu ra là gì, làm sao để đạt được kết quả với một chi phí thấp nhất, mức độ hài lòng của người dân với chính sách…những yếu tố ấy đều được tính toán và kiểm soát. Tất nhiên, do bởi tính đa dạng của hoạt động hành chính và mức đô ảnh hưởng của các quyết định hành chính nên việc đánh giá hiệu quả thực tế không đơn giản chỉ là lượng hóa kết quả/chi phí. Nhưng để đánh giá kiểm soát hiệu quả hoạt động công vụ, việc có được những tiêu chí cụ thể để đánh giá luôn luôn là điều cần thiết và Quản trị công mới bắt buộc nền hành chính phải thiết lập được điều đó. Quản trị công mới chỉ ra xu hướng cải cách mới cho nền hành chính nhà nước: phi tập trung hóa, tư nhân hóa một phần các hoạt động của nhà nước nhưng vẫn phải đảm bảo vai trò trung tâm cuat chính phủ và tính trách nhiệm cao nhất của nhà nước. Thực tế hiện nay cho thấy, quá trình phi tập trung hóa nền hành chính nhà nước đang được thực hiện. Hành chính trung ương chia bớt thẩm quyền cho hành chính địa phương chủ động quản lý các nguồn lực trong phạm vi thẩm quyền của mình, để những quyết sách gần dân, phù hợp với thực tiễn địa phương hơn. Các cơ quan nhà nước trung ương vì vậy mà cũng được hưởng lợi do bởi có thể tập trung cao hơn vào việc hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Không những có lợi từ việc chuyển giao bớt thẩm quyền cho hành chính địa phương nền hành chính nhà nước nói chung còn được hưởng lợi từ quá trình tư nhân hóa một phần các hoạt động của mình. Quá trình tư nhân hóa ở đây không chỉ đơn thuần là bán đi các tài sản của nhà nước, chuyển sở hữu công thành sở hữu tu mà còn bao hàm rất nhiều hinh thức như đấu thầu, làm hợp đồng phụ, cho thuê hay cổ phần hóa các doanh nghiệp và tập đoàn hoác các công ty để nâng cao tính cạnh tranh. Thực chất của quá trình tư nhân hóa là nhà nước chuyển giao những phần việc mà các tổ chức, cá nhận ngoài nhà nước có thể đảm nhiệm được, qua đó, thu hút được đông đảo các thành phần xã hội tham gia vào hoạt động của nền hành chính công. Điều này đưa đến thu nhỏ bộ máy, từ đó giảm bao 16
- cấp, giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách nhà nước khi không phải trả lương cho một bộ máy nhà nước quá cồng kềnh như trước đây nữa. Như vậy, một trong những giá trị mà quản trị công mới đem lại cho nền hành chính trong giai đoạn tới đó là chỉ ra rõ cần phải tiếp tục đẩy nhanh quá trình phi tập trung hóa và tư nhân hóa trong công cuộc cải cách nên hành chính nhà nước. Một ưu điểm tiếp theo của quản trị công mới đó là lý thuyết này đã chỉ ra rằng cần phải đơn giản hóa hệ thống thủ tục trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Như chúng ta đã biết, quá trình áp dụng triệt để hệ thống hành chính quan liêu đã dẫn đến hình thành hệ thống các quy chế, thủ thục hành chính phức tạp. Thủ tục phức tạp sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả, mà một trong số đó là sự trì trệ trong giải quyết các công việc cho công dân. Thủ tục phức tạp làm phát sinh nhiều tiêu cực, sự nhũng nhiễu, lạm quyền của cán bộ công chức nhà nước. Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính luôn là trọng tâm trong nội dung cải cách hành chính ở nước ta nói riêng và các nước đang phát triển nói chung. Phi quy chế hóa, giảm thiểu thủ tục, giấy tờ trong giải quyết công việc cho công dân tổ chức sẽ đưa nền hành chính đến gần dân hơn và như vậy sẽ góp phần khắc phục tính quan liêu của hành chính truyền thống. Quản trị công mới còn đem đến một tư duy mới về xây dựng thể chế. Điều này thường ít được đề cập đến trong các nghiên cứu về quản trị công mới. Đó chính là vấn đề khái quát hóa các thể chế từ những thành công của địa phương, của khu vực tư để nâng lên tầm thể chế quốc gia. Đây chính là một vấn đề lớn của các quốc gia đang phát triển nơi mà sự phát triển của mỗi địa phương có thể gợi mở ra nhiều điều về xây dựng thể chế chung cho quá trình phát triển. Nói tóm lại, lý thuyết quản trị công mới có rất nhiều ưu điểm khi nó đã chỉ ra được định hướng và những nội dung cốt tử mà khu vực công của nền hành chính truyền thống cần có sự đổi mới. Lý thuyết này đã hướng đến giải quyết những hạn chế của mô hình hành chính quan liêu: Cơ cấu cồng kềnh, quá nhiều cấp trung gian; chuyên môn hóa quá sâu dẫn đến khó thích nghi; lạm dụng về mặt hành chính, tranh cấp giấy tờ, thủ tục hành chính; máy móc, cứng nhắc, không linh 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ TÀI: Phân Tích Ma Trận BCG của VINAMILK
28 p | 1840 | 395
-
Đề tài: Sử dụng mô hình SWOT để đánh giá cơ hội, thách thức và đưa ra giải pháp cho công ty võng xếp Duy Lợi
34 p | 980 | 341
-
Đề tài: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Quản lí bán quán café
13 p | 2155 | 258
-
Đề tài: Vận dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.porter để phân tích tình hình cạnh tranh về dịch vụ thông tin di động của mobifone trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010
10 p | 1247 | 175
-
Đề tài : Phân tích mô hình kinh doanh của : pico plaza
17 p | 520 | 161
-
Đề tài: Phân tích ma trận SWOT của ga Đà Nẵng
23 p | 680 | 131
-
Nghiên cứu khoa học đề tài: Phản ứng của tỷ giá hối đoái trước cú sốc tài chính tiền tệ - Ứng dụng mô hình DSGE và SVAR cho Việt Nam
83 p | 431 | 127
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Sử dụng mô hình Arch-Garch để phân tích và đành giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế VIB
52 p | 442 | 101
-
Đề tài: Phân tích mô hình hồi quy kiểm định trên Eview
45 p | 771 | 92
-
Đề tài " Phân tích mô hình QSPM của Ngân Hàng Đông Á "
28 p | 277 | 75
-
Đề tài: Sử dụng mô hình Arch và Garch để phân tích và dự báo về giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
26 p | 366 | 74
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích Foocomart tại Công ty Lương thực TP.HCM và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động mô hình
127 p | 202 | 42
-
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nhãn Edor tỉnh Đồng Tháp năm 2012
15 p | 298 | 36
-
Tiểu luận: Phân tích mô hình doanh thu của công ty và website Hanhtrinhdeltaviet.edu.vn
25 p | 312 | 32
-
Đề tài: Kết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo VN-Index
70 p | 128 | 25
-
Đề tài: Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trong 5 năm dựa theo những chỉ tiêu cơ bản
13 p | 168 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát thực trạng, cải tiến, đánh giá và phân tích mô hình bệnh tật theo phương pháp phân tích liều xác định trong ngày (DDD) tại Bệnh viện Quận 11 trong năm 2017
91 p | 139 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn