intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2015 xã Xuân Quang 1 - Huyện Đồng Xuân - tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: Thanh Dong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:65

254
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được nghiên cứu với mục tiêu nhằm làm cơ sở để lập quy hoạch phân bổ đất đai cho các ngành, các lĩnh vực. Mặt khác, nó còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của xã Xuân Quang 1, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, làm căn cứ pháp lý cho việc cho thuê đất, giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời tạo ra hành lang pháp lý cho các đối tượng sử dụng đất đúng pháp luật trên địa bàn xã.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2015 xã Xuân Quang 1 - Huyện Đồng Xuân - tỉnh Phú Yên

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu  Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá,là loại tài nguyên không tái tạo  trong nhóm tài nguyên hữu hạn của mỗi quốc gia. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phát triển dân sinh, kinh tế­ xã  hội và an ninh, quốc phòng. Mỗi quốc gia đều có chiến lượt quản lý và sử dụng đất  đai hiệu quả. Đối với nước ta, tại chương 2, điều 18 hiến pháp xác định:đất đai là  sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước quản lý đất đai theo  quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Khi nói đến vai trò và ý nghĩa của đất đối với nền sản xuất xã hội, Mác đã   khẳng định: “Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá   trị tiêu thụ ­ như William Petti đã nói ­ lao động chỉ là cha của của cải vật chất còn   đất là mẹ”. Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của mọi ngành   sản xuất.[4]  Kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ  dân số  đã làm cho mối   quan hệ  giữa con người và đất đai càng trở  nên căng thẳng, tạo ra sự  cạnh tranh,  xung đột giữa 3 lợi ích: kinh tế ­ xã hội ­ môi trường, Trong khi đó nguồn tài nguyên  đất có giới hạn về  diện tích và dễ  bị  biến động. Vậy làm thế  nào để  sử  dụng đất  hợp lí? Điều này liên quan chặt chẽ  đến hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực.   Do đó, để quản lý và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất của   địa phương để vừa đảm bảo diện tích đất thích hợp cho các hoạt động và sản xuất,   vừa đáp  ứng yêu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội thì nhất thiết ta phải tiến hành xây  dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.  Kết quả của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã là căn cứ để giao đất,  cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng   nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định,  lâu dài. Xã Xuân Quang 1 nằm  ở  trung tâm cụm xã của các xã phía Tây Nam của  huyện Đồng Xuân, tổng diện tích toàn xã năm 2008 là 11.501,79 ha, dân số  năm  2008 là 4778 người.  Cho đến nay, xã Xuân Quang 1 chưa được lập quy hoạch sử  dụng đất theo  đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vì vậy, công tác quản lý đất đai   nói chung và công tác giao đất và thu hồi đất nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nhất   là trong giai đoạn hiện nay, khi tốc độ  phát triển kinh tế ­ xã hội ngày càng nhanh,  theo đó phát sinh nhiều vấn đề  về  nhu cầu sử  dụng đất của các ngành và các lĩnh   vực. Yêu cầu đặt ra với xã là phải có cơ sở để quản lý và thu hồi đất vừa khoa học,   hợp lý và vừa mang tính định hướng sử  dụng đất lâu dài. Để  có cơ  sở  pháp lý cho  việc phân bổ quỹ đất đai, đảm bảo phát triển kinh tế ­ xã hội ổn định, bền vững thì   việc lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết giai đoạn 2008 ­ 2020 là yêu cầu cần thiết  đối với xã Xuân Quang 1. 1
  2. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Quản lý đất đai & BĐS   Trường đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài “ Quy   hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2015 xã Xuân Quang 1 ­ Huyện Đồng Xuân   ­ tỉnh Phú Yên”. 2.Mục tiêu nghiên cứu + Làm cơ sở để lập quy hoạch phân bổ  đất đai cho các ngành, các lĩnh vực.  Mặt khác, nó còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, tỉnh.  + Góp phần phát triển kinh tế, xã hội của xã Xuân Quang 1, nâng cao đời  sống vật chất, tinh thần cho người dân. + Làm căn cứ  pháp lý cho việc cho thuê đất, giao đất, thu hồi đất, cấp giấy  chứng nhận quyền sử  dụng đất. Đồng thời tạo ra hành lang pháp lý cho các đối   tượng sử dụng đất đúng pháp luật trên địa bàn xã. + Đảm bảo đất đai trên địa bàn xã được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu  quả, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ­ Thời gian: từ năm 2008 đến năm 2015. ­ Địa điểm: xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. ­ Phạm vi nghiên cứu: do giới hạn về  thời gian nên đề  tài chỉ  đi sâu nghiên  cứu tình hình quản lý sử  dụng đất, tiềm năng đất đai và biến động đất đai tại xã  Xuân Quang 1 và đề xuất phương án quy hoạch của xã đến năm 2015. ­ Đối tượng nghiên cứu: +Các nhóm đất và các loại hình sử dụng đất +Phương án quy hoạch sử dụng đất từ năm 2009 ­ 2015 PHẦN 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Cơ sở khoa học  a. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch ­ kế hoạch sử dụng đất  chi tiết cấp xã  ­ Quy hoạch: là việt tổ chức, sắp xếp một hiện tượng kinh tế ­ xã hội theo  một trật tự hợp lý trong một khoảng thời gian. ­ Quy hoạch sử dụng đất: là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và   pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, khoa  học, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả  nước, tổ  chức sử dụng đất như  một tư liệu sản xuất cùng với các tư  liệu sản xuất khác gắn  liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo   vệ môi trường.[4] 2
  3. Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các quyết  định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững, mang lại lợi ích cao nhất   thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng   đất như là tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã   hội kết hợp với bảo vệ đất và môi trường.  ­ Quy hoạch sử  dụng đất cấp xã:  là quy hoạch vi mô, là khâu cuối cùng  của hệ  thống quy hoạch đất đai được xây dựng dựa trên khung chung các chỉ  tiêu  định hướng sử dụng đất đai của huyện.[4] ­ Kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã: Kế hoạch sử dụng đất là toàn bộ  những điều vạch ra một cách có hệ thống công việt dự định làm về bố trí sử dụng  đất trong một khoảng thời gian với mục đích, cách thức, trình tự  và thời gian tiến  hành để thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Như  vậy, kế  hoạch sử dụng đất là những bước đi để  thực hiện phương án  quy hoạch sử dụng đất. Mục đích kế hoạch sử  dụng đất nhằm đáp ứng nhu cầu cho từng giai đoạn   phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm. b. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất ­ Tính lịch sử ­ xã hội: quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận của phương   thức sản xuất xã hội. Lịch sử  phát triển của xã hội chính là lịch sử  phát triển của  quy hoạch sử dụng đất. Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có phương thức sản xuất  của xã hội thể hiện ở hai mặt: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong quan  hệ  đất đai luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất cũng như  mối quan hệ  giữa   người với người. Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy lực  lượng sản xuất, vừa là yếu tố  thúc đẩy quan hệ  sản xuất. Vì vậy, nó là một bộ  phận của phương thức sản xuất xã hội. ­ Tính tổng hợp: quy hoạch sử dụng đất đề cập nhiều lĩnh vực như khoa học  tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế, dân số, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. ­ Tính dài hạn: quy hoạch sử dụng đất có tính dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu  về đất để phát triển kinh tế ­ xã hội lâu dài và làm căn cứ khoa học cho việc xây dựng   kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm. Tại điều 24 Luật đất đai năm 2003 quy định   thời hạn của quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. ­ Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch  sử dụng đất chỉ dự báo trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ  cấu và nội dung chi tiết, cụ thể của những thay đổi đó. Do thời gian dự báo tương đối  dài và chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội khó xác định nên ở tầm vĩ mô, chỉ  tiêu quy hoạch càng khái quát hoá thì quy hoạch càng ổn định.  ­ Tính chính sách: khi xây dựng phương án quy hoạch cần phải quán triệt các  chính sách và các quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước. ­ Tính khả  biến: khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ, các  chính sách và tình hình kinh tế  ­ xã hội thay đổi thì các dự  kiến của quy hoạch sử  3
  4. dụng đất trở  nên không còn phù hợp nữa. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy  hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết.[4] ­ Tính đầy đủ: Mọi loại đất đều được đưa vào sử  dụng theo các mục đích  nhất định. ­ Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế­ xã hội ­môi trường. ­ Tính khoa học: áp dụng thành tựu khoa học­ kỷ thuật và các biện pháp tiên   tiến  ­ Tính hợp lý: yêu cầu và mục đích sử dụng đất phù hợp với đặc điểm tính   chất tự nhiên, vị trí, diện tích đất. c. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất ­ Phù hợp với chiến lượt, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế  ­   xã hội, quốc phòng, an ninh; ­ Được lập từ  tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của  cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế  hoạch sử  dụng đất của cấp trên; kế  hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ  quan nhà   nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt; ­ Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; ­ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; ­ Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử ­ văn hóa, danh lam thắng cảnh; ­ Dân chủ và công khai; ­ Quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ  phải được quyết định, xét   duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó; d. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất ­ Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội, quốc phòng, an   ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương; ­ Kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội của nhà nước; ­ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường; ­ Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất; ­ Định mức sử dụng đất; ­ Tến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất; ­ Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước. e. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác. * Với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế, xã hội ­ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội mang tính chiến lược được  luận chứng bằng nhiều phương án về  phát triển kinh tế, xã hội và phân bố  lực   lượng sản xuất theo không gian, có tính đến chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp  sản xuất của các vùng và các đơn vị lãnh thổ cấp dưới. 4
  5. ­ Quy hoạch sử  dụng đất là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ  thể  hóa   quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội nhưng nội dung của nó được điều hòa   thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội. * Với quy hoạch phát triển nông thôn ­ Quy hoạch phát triển nông thôn để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước  đi về vật lưc, nhân lực, đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển đạt được các chỉ  tiêu về đất đai, lao động, giá trị  sản phẩm, sản phẩm hàng hóa trong một thời gian  dài với tốc độ  và tỷ  lệ  nhất định. Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong   những căn cứ  chủ  yếu của quy hoạch sử dụng đất nhưng phải tuân thủ  theo quy   hoạch sử  dụng đất,đặc biệtlà xác định cơ  cấu sử  dụng đất phải đảm bảo được  việc chống suy thoái, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường. ­ Quy hoạch sử dụng đất có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khống chế và điều hòa  quy hoạch phát triển nông nghiệp. * Với quy hoạch các ngành phi nông nghiệp khác Quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành là quan hệ tương   hổ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận  hợp thành của quy hoạch sử dụng đất nhưng chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy  hoạch  * Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp trên và quy  hoạch sử sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới ­ Khi lập quy hoạch sử dụng đất phải thu thập nhu cầu sử dụng đất cho các  mục đích của các đơn vị hành chính trực thuộc. ­ Trong quy hoạch sử  dụng đất cấp trên, chỉ  tiêu phân bổ  quỹ  đất cho các   đơn vị hành chính trực thuộc là chỉ tiêu định hướng, chỉ  tiêu này được tính toán lại   trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc và   trở  thành chỉ  tiêu pháp lệnh sau khi quy hoạch sử  dụng đất của các đơn vị  hành  chính trực thuộc được xét duyệt. ­ Trong quy hoạch sử dụng đất của mỗi cấp phải thể hiện phương án phân  bổ  quỹ đất đối với diện tích thuộc nhiệm vụ  quy hoạch của cấp mình và phương   án phân bổ quỹ đất đối với diện tích đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất  của các đơn vị hành chính cấp trên. f. Sự cần thiết của công tác quy hoạch sử dụng đất  Về  thực chất, quy hoạch sử  dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết   định nhằm đưa đất đai vào sử  dụng bền vững để  mang lại lợi ích cao nhất, thực  hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ  đất đai và tổ  chức sử  dụng đất như  tư  liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả  của sản  xuất xã hội kết hợp với bảo vệ đất và môi trường. Từ những phân tích trên cho thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất   đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ  trước mắt mà cả  lâu dài. Căn cứ  vào   đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh   tế ­ xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm   5
  6. định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập kế  hoạch sử  dụng đất đai chi   tiết của mình; xác định sự  ổn định về  mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước  về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao đất và đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo  an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hoá, xã hội. Mặt khác, quy hoạch sử  dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà  nước nhằm tổ  chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế  sự  chồng chéo gây lãng phí   đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ  tiện, làm giảm sút  nghiêm trọng quỹ  đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực: tranh   chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường   dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm phát triển kinh tế, xã hội và hậu quả  khó  lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc   biệt trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường. Luật đất đai quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất của nước ta gồm 4 cấp ­ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp cả nước; ­ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh; ­ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện; ­ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã (Quy hoạch sử dụng đất chi tiết). Lập quy hoạch tiến hành theo trình tự  từ  trên xuống và sau đó bổ  sung hoàn   thiện từ dưới lên. Đây là quá trình có mối liên hệ ngược, trực tiếp và chặt chẽ giữa   tổng thể  và cụ  thể, giữa vĩ mô và vi mô, giữa trung  ương và địa phương trong hệ  thống chỉnh thể.[4]  f. Trình tự, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế  hoạch sử  dụng   đất chi tiết kỳ đầu của xã ­ Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội  của địa phương + Điêù tra các đặc điểm về địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ  nhưỡng, tài nguyên nước, rừng, khoáng sản, hiện trạng cảnh quan môi trường và hệ  sinh thái. +  Thu   thập  các   thông  tin  về   chỉ   tiêu  phát  triển   kinh  tế   ­  xã   hội   của   địa  phương. + Thu thập các thông tin về hiện trạng kinh tế xã hội của xã bao gồm:Tăng   trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển các ngành kinh tế;  Dân số, lao động, việt làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử  dụng đất;   Phân bố, mức độ phát triển các khu dân cư; Cơ sở hạ tầng kỷ thuật về giao thông,  thủy lợiđiện và cơ sở hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục – đào tạo, thể dục ­   thể thao. + Thu thập các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đã   được xét duyệt có liên quan đến việt lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết   của xã. + Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chính của xã. 6
  7. ­ Đánh giá tình hình sử  dụng đất và biến động sử  dụng đất của địa phương   đối với giai đoạn mười (10) năm trước, bao gồm: + Đất nông nghiệp. + Đất phi nông nghiệp. + Đất chưa sử dụng. ­ Đánh giá tiềm năng đất đai và sự  phù hợp của hiện trạng sử  dụng đất so   với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế  ­ xã hội, khoa học công  nghệ của địa phương + Đối với đất nông nghiệp cần đánh giá tính thích nghi, sự phù hợp của hiện   trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai; khả năng chuyển đổi cơ  cấu sử  dụng   đất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế  nông nghiệp đã dược xác định trong   chiến lượt, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội của cả nước. + Đối với đất phi nông nghiệp cần đánh giá tính phù hợp hoặc không phù  hợp của việc sử dụng đất ở trong khu dân cư và các khu vực khác… + Đối với đất chưa sử dụng cần đánh giá tiềm năng để đưa vào sử dụng cho   các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp.  ­ Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ trước; ­ Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;  ­ Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch: + Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân  tại địa phương; + Xác định khả  năng đáp  ứng về  số  lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu  sử dụng đất đã được dự báo; + Trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất   xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch; ­ Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết; ­ Phân tích hiệu quả  kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy  hoạch sử dụng đất; ­ Lựa chọn phương án hợp lý về quy hoạch sử dụng đất; ­ Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất; ­ Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết; ­ Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu;  ­ Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; ­ Xác định các giải pháp tổ  chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết,   kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.[18]  1.1.2. Cơ sở pháp lý ­ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; ­ Luật đất đai 2003; ­ Căn cứ vào các văn bản dưới Luật: 7
  8. + Nghị  định số  181/2004/NĐ­CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ  về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; + Thông tư  số  30/2004/TT­BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ  Tài  nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,  kế hoạch sử dụng đất; + Quyết định số  10/2005/QĐ­ BTNMT ngày 24 tháng 10 năm 2005 về  định  mức kinh tế ­ kỷ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; + Quyết định số 04/2005/QĐ­BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài  nguyên Môi trường ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế  hoạch sử  dụng đất; + Công văn số 5763/BTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2007 về việc hướng dẫn   định mức sử dụng đất trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng   đất; + Thông tư số 08/2007/TT­BTN&MT ngày 2 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn về  thực hiện kiểm kê, thống kê và xây dựng bản đồ hiện  trạng sử dụng đất + Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất của huyện Đồng Xuân giai đoạn   2001­ 2010 và định hướng đến năm 2020; + Báo cáo dự  thảo đánh giá thích nghi đất đai phục vụ  quy hoạch đất nông  nghiệp huyện Đồng Xuân ­ tỉnh Phú Yên; + Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội,an ninh­ quốc  phòng năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ  phát triển kinh tế  xã hội,an ninh­ quốc   phòng năm 2009 của xã Xuân Quang 1; + Báo cáo chính trị của Đảng bộ xã Xuân Quang 1 nhiệm kỳ 2005 ­ 2010; + Các văn bản khác có liên quan. 1.1.3. Cơ sở thực tiễn a. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới * Ở các nước tư bản  Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Nhật,… và gần hơn là các nước Đông Nam Á như  Thái  Lan, Malaysia, Philippin đã hoàn thiện các quy phạm áp dụng vào công tác điều tra,  đánh giá và xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. * Ở Liên Bang Nga  Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai của Liên Bang Nga là hệ thống quản lý từ vĩ   mô đến vi mô và chúng được phân ra theo từng cấp lãnh thổ. Mỗi một cấp có mục  tiêu và nội dung cụ thể riêng. Trong quy hoạch sử dụng đất cũng vậy việc phân cấp  lãnh thổ giúp cho chính quyền quản lý một cách chi tiết hơn công tác quy hoạch đất  của từng địa phương đồng thời cũng có một cái nhìn tổng hợp về tình hình chung và   những xu thế của đất nước (quy hoạch tổng thể). Ngoài ra quy hoạch sử dụng đất  8
  9. còn liên quan tới rất nhiều ngành, lĩnh vực khác (xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, môi   trường…). b. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong nước * Ở Việt Nam Ở  nước ta công tác quy hoạch được thực hiện theo ngành và lãnh thổ  ở  tất   cả các cấp từ trung ương đến địa phương, các vùng chuyên canh nông nghiệp, lâm  nghiệp và xí nghiệp. Công tác quy hoạch được tiến hành vào đầu thập niên 60 và  trải qua các giai đoạn sau: ­ Trước năm 1975:  + Miền Bắc: Bộ Nông trường chỉ đạo cho các nông trường Quốc doanh lập  quy hoạch bố trí sản xuất. Nội dung quy hoạch này có đề cập đến quy hoạch sử  dụng đất đai, quy hoạch phân bổ đất đai đối với đất nông­ lâm nghiệp. Tuy nhiên,   kết quả  không được cơ  quan có thẩm quyền phê duyệt, vì vậy quy hoạch không  có tính pháp lý mà chỉ đáp ứng phần nào cho nhu cầu sản xuất.   + Miền Nam: Năm 1972 chế  độ  cũ đã liên kết với các chuyên gia trong   nước và nước ngoài tiến hành lập dự  án quy hoạch thời kỳ  hậu chiến gọi tắt là  “Dự  án hậu chiến” với ý đồ  chủ  quan là sẽ  xây dựng, phát triển niềm Nam sau   chiến tranh. Dự án này chứa dựng một khối lượng khoa học rất lớn, là dự án tiền  khả thi đã được phê duyệt và có độ tin cậy cao. Nội dung của dự án này có đề cập   đến việc phân bố quỹ đất. Nhìn chung công tác quy hoạch  ở  thời kỳ  này chỉ  mang tính khoa học thực   tiển chứ chưa mang tính pháp lý cao. ­ Thời kỳ 1975 ­ 1978: Đất nước thống nhất đòi hỏi cần thiết phải lập công tác phân vùng đáp ứng  cho yêu cầu phát triển nền kinh tế quốc dân sau ngày giải phóng, đồng thời định  hướng cho công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, định hướng cho phát triển   kinh tế­ xã hội cấp toàn quốc, vùng, tỉnh. Hội đồng Chính phủ  đã lập ra phương  án phân vùng nông­ lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, nông lâm thuỷ sản và lập  ra phương án quy hoạch cho 7 vùng kinh tế trong cả nước. Kết quả 41 tỉnh, thành   phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng phương án quy hoạch và được Chính phủ  phê duyệt. Công tác quy hoạch trong thời kỳ này là tiền đề cho sự phát triển kinh tế về  sau, tuy nhiên tính pháp lý của công tác quy hoạch vẫn chưa cao, thiếu tính toán  đầu tư ở phương án quy hoạch.  ­ Thời kỳ 1981 ­ 1986: Theo chỉ thị 242/HĐBT ngày 4 tháng 8 năm 1983 của  Chủ  tịch Hội đồng Bộ  trưởng, các tỉnh đã lập sơ  đồ  phát triển và phân bố  lực   lượng sản xuất thời kỳ 1986­ 2000, quy hoạch các vùng chuyên canh, chuyên môn  hoá và chỉ đạo các huyện triển khai lập quy hoạch tổng thể kinh tế­ xã hội. Kết  quả đạt được như sau: + Cả nước có 100 huyện lập quy hoạch tổng thể kinh tế­ xã hội. +Quy hoạch các cấp  ở  thời kỳ  này đã được cơ  quan có thẩm quyền phê   duyệt, nội dung quy hoạch được xác định thành một chương riêng. 9
  10. +Đánh giá được nguồn ngoại lực trong mối quan hệ phát triển, phương án có  tính đến đầu tư đã đáp ứng yêu cầu của quy hoạch nên có tính khả thi cao.  Hạn chế  + Cấp xã vẫn chưa lập quy hoạch, chỉ đề cập đến quy hoạch sử dụng đất ở  hợp tác xã, tính khả thi về vốn chưa cao. + Đối tượng quy hoạch tuy có mở rộng nhưng chưa toàn diện. + Tuy có đánh giá về  nguồn lực, tính toán vốn đầu tư  nhưng công tác kế  hoạch hoá chưa thật chính xác. + Nội dung quy hoạch sử dụng đất ở phần riêng chưa sâu. ­ Thời kỳ 1987 ­ 1993 Năm 1987 Luật Đất đai đầu tiên ra đời và có hiệu lực thi hành, công tác quản  lý đất đai được đề câp trong đó nội dung quy hoạch­ kế hoạch ở các cấp được pháp  chế hoá cụ thể tạo điều thuận lợi cho công tác lập quy hoạch­ kế hoạch sử dụng  đất ở thời kỳ này. Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch thời kỳ này rất trầm lắng do  các nguyên nhân sau: + Qua thời kỳ quy hoạch rầm rộ, có ý kiến cho rằng có nên tiếp tục lập quy  hoạch nữa không? + Có quan niệm cho rằng nên lập quy hoạch định hướng không? Hay để tự  phát theo xu hướng của thị trường?  Thông tư 106 ban hành hướng dẫn công tác lập quy hoạch và giới thiệu các  bước lập quy hoạch­ kế hoạch sử dụng đất, đã có 300 xã lập quy hoạch dựa theo  thông tư này. Tóm lại, thời kỳ này tuy có tính pháp lý hoá công tác quy hoạch­ kế hoạch sử  dụng đất nhưng với cơ chế thị trường đã làm phát sinh nhiều ý kiến trái ngược  nhau dẫn đến sự lắng dịu của công tác quy hoạch. ­Từ năm 1993 đến nay:  Thực hiện Luật Đất đai 1993, ngay từ đầu Tổng cục Địa chính đã chỉ đạo triển khai  công quy hoạch sử dụng đất toàn quốc ở cả 4 cấp: toàn quốc, tỉnh, huyện và xã.  Đến nay công tác quy hoạch sử dụng đất đã đạt được một số kết quả sau:    + Quy hoạch sử dụng đất toàn quốc đã hoàn thành năm 1996 và đã được  quốc hội phê duyệt tháng 1 năm 2007. + Có cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quy hoạch sử dụng  đất các cấp. Thông qua đó loại hình quy hoạch sử dụng đất có cơ sở pháp lý cao  nhất so với các loại hình quy hoạch khác. + Có quy trình lập lập quy hoạch thống nhất toàn quốc do Tổng cục Địa  chính ban hành tạo điều kiện cho công tác quy hoạch tiến hành rộng khắp. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau: +Quy trình thống nhất nhưng chưa là quy trình kinh tế kỹ thuật chặt chẽ mà  chỉ là quy trình tổng quát, định mức dự báo quy hoạch chưa được thống nhất.  + Tính khoa học và tính thực tiển của quy hoạch sử dụng đất vẫn còn nhiều  hạn chế. + Văn bản hướng dẫn thực hiện quy hoạch về quy trình, quy phạm định mức  kinh tế kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh. + Thời gian triển khai kéo dài, phụ thuộc vào kinh phí của địa phương.  10
  11. * Vài nét về công tác quy hoạch sau khi ban hành Luật Đất đai năm 2003      Luật đất đai 2003 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/7/2004, kèm theo đó là các văn  bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai, hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng   đất ra đời làm cho công tác quy hoạch sử dụng đất đầy đủ, chặt chẽ và có tính pháp   lý cao hơn. Đến nay, công tác quản lý và sử dụng đất của ta đã nâng lên một bước   quan trọng, tình hình quy hoạch sử  dụng đất từ  trung  ương đến địa phương được  triển khai trên toàn quốc và thực hiện trên 50% dự án quy hoạch sử dụng đất. Tuy   nhiên, có nhiều dự án còn trong tình trạng quy hoạch “treo” do có nhiều yếu tố dẫn  đến việc quy hoạch không được triển khai đồng bộ  và đúng kế  hoạch được giao  như: kinh phí hoạt động cho dự án, các thông tin triển khai xuống các cấp cơ sở còn   chậm… Theo báo cáo của các tỉnh, huyện có 1.649 khu vực quy hoạch với diện tích   344.665 ha được xếp vào diện quy hoạch “treo”. Vì vậy, cần có sự thống nhất giữa   các cấp từ  trung  ương đến địa phương trong công tác lập quy hoạch, kế  hoạch sử  dụng đất.                                                           *Tình hình quy hoạch sử dụng đất tại huyện Đồng Xuân Từ tháng 10/2002, được sự hỗ trợ của Sở Địa chính tỉnh Phú Yên, sự chỉ đạo của  huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện Đồng Xuân, trung tâm kỹ thuật Địa chính tỉnh Phú Yên   phối hợp với công ty xuất nhập khẩu và tư  vấn dịch vụ  đo đạc bản đồ  thuộc Bộ Tài  nguyên và Môi trường triển khai xây dựng “Quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Xuân   giai đoạn 2001­ 2010 và định hướng đến năm 2020”. * Tình hình quy hoạch sử dụng đất tại xã Xuân Quang 1 Cho đến nay, xã Xuân Quang 1 chưa được lập quy hoạch sử dụng đất theo đúng  quy  định của bộ Tài nguyên và Môi trường do không có kinh phí. 1.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu Xã Xuân Quang I thuộc huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy  Hòa 65km về phía Tây Nam, xã được thành lập vào tháng 10 năm 1981, điều kiện tự  nhiên của xã tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, hoạt động kinh tế của   xã chủ  yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ  công nghiệp chưa phát triển, là xã  nghèo (thu nhập của người dân 300 ngàn đồng/tháng). Hiện tại, vấn đề  quản lý và   sử dụng đất trên địa bàn xã còn nhiều bất cập, chưa đi vào nề nếp, việc tranh chấp,  lấn chiếm đất đai vẫn thường xuyên xảy ra. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu tự phát,  manh mún, sử  dụng đất phần lớn theo lối truyền thống cũ, không đúng mục đích  nên hiệu quả  kinh tế  thấp không đáp  ứng yêu cầu phát triển bền vững. Nguyên  nhân một phần là chưa xây dựng được phương án quy hoạch sử  dụng đất. Do đó,  để khắc phục những tồn tại trên chúng ta cần phải tiến hành xây dựng phương án   quy hoạch làm cơ sở để quản lý chặt chẽ  đất đai, bố  trí sử  dụng đất hợp lý, nâng  cao hiệu quả sử dụng đất. 1.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành 1.3.1. Nội dung nghiên cứu ­ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Xuân Quang 1; ­ Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn xã; 11
  12. ­ Tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã; ­ Tiềm năng đất đai xã trên địa bàn xã; ­ Biến động sử dụng đất trong giai đoạn 2000 ­ 2008; ­ Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất xã đến năm 2015; ­ Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2015; ­ Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu ­ Thu thập số liệu sơ cấp: thu thập các số liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh   tế, xã hội; tình hình quản lý, sử dụng đất của xã; hiện trạng sử dụng đất, biến động đất  đai và tiềm năng đất đai; định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, huyện, xã; và các   loại bản đồ có liên quan. Các số liệu này được thu thập tại UBND xã Xuân Quang 1,   phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Xuân và các ban ngành khác. ­ Thu thập số liệu thứ cấp: tiến hành điều tra bổ sung hiện trạng sử dụng đất,   khoanh vẽ lại hiện trạng sử dụng đất lên bản đồ cho đúng với tình hình thực tế của   địa phương từ đó làm căn cứ để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. b. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích   Từ những số liệu tài liệu thu thập được tiến hành phân tích mối tương quan  giữa các yếu tố: điều kiện tự nhiên kinh tế ­ xã hội, hiện trạng sử dụng đất, đồng   thời phân tích những biến động về  đất đai, kinh tế, xã hội của địa phương và khu   vực ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất. c. Phương pháp tính toán theo định mức Sử dụng các chỉ tiêu định mức của Nhà nước về: diện tích đất ở cho một hộ  gia đình, diện tích đất sản xuất nông nghiệp cho một hộ gia đình, diện tích đất xây  dựng trường học, trạm y tế… để  tổng hợp xử  lý, thống kê. Kết hợp với phương  pháp dự báo đưa ra các số liệu về diện tích các loại đất cho tương lai. d. Phương pháp chuyên gia  Tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn: cán bộ  địa chính xã, các  cô chú, anh chị tại phòng Tài nguyên và Môi trường và ban tư vấn của Phân viện Quy   hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Trung… e. Phương pháp dự báo  Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của cả nước nói chung và xã   Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân nói riêng dự báo các chỉ tiêu như:   + Tốc độ phát triển kinh tế, mức thu nhập của người dân;  + Dân số, số hộ có nhu cầu sử dụng đất, số học sinh; + Nhu cầu của người dân về các loại đất, các công trình…; + Diện tích, vị trí đáp ứng nhu cầu sử dụng đất; + Dự báo sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khả năng áp dụng các thành  tựu khoa học kỹ thuật của địa phương… 12
  13. Cùng với việc tính toán định mức thì đây là phương pháp quan trọng không   thể  thiếu trong quy hoạch sử  dụng đất để  dự  đoán, tạo ra các hình thức tổ  chức   lãnh thổ mới dựa vào định mức tính toán về không gian, chi phí vật chất, lao động,   vốn… f. Phương pháp bản đồ + Là phương pháp đặc thù của quy hoạch sử  dụng đất. Tất cả  các kết quả  nghiên cứu điều được thể hiện trên các loại bản đồ. + Sử  dụng bản đồ  hiện trạng sử dụng đất năm 2005 kết hợp với việc điều  tra khảo sát hiện trạng trên địa bàn xã để xây dựng lên bản đồ hiện trạng sử  dụng  đất năm 2008. + Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2008 và trên cơ sở tổng hợp dự báo   nhu cầu sử dụng đất từ cấp xã, huyện, các dự án đầu tư và cân đối phù hợp với nhu  cầu sử dụng đất của địa phương biên tập bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2015,   thiết kế mặt bằng các khu vực giao đất, các khu vực xây dựng. g. Phương pháp ứng dụng tin học ­ Sử dụng phần mềm Micro Station, Mapinfo trong việc biên tập bản đồ. ­   Sử   dụng   tin   học   văn   phòng:   Microsoft   Word,   Excel   trong   công   tác   nội  nghiệp. 1.3.3.các bước tiến hành ­ Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội  của địa phương; ­ Đánh giá tình hình sử  dụng đất và biến động đất đai của xã Xuân Quang I  giai đoạn 2000 ­ 2008; ­ Đánh giá tiềm năng đất đai và sự  phù hợp của hiện trạng sử  dụng đất so   với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế, xã hội, khoa học ­ công  nghệ của địa phương; ­ Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch; ­ Xây dựng, lựa chọn các phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết; ­ Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất; ­ Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết; ­ Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu; ­ Xác định các giải pháp tổ  chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết,   kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu. 13
  14. PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội  2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường a. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý   Xã Xuân Quang 1 thuộc huyện Đồng Xuân, có đường tỉnh lộ ĐT 647, đường   huyện lộ  chạy qua,  cách  trung  tâm huyện  26 km  về   phía  Tây  Nam.  Nằm  trong   khoảng tọa độ địa lý từ 13o14’ đến 13o27’55’’ vĩ độ Bắc và từ 18o54’35’’ đến 19o12’  kinh độ  Đông. Có ranh giới hành chính được xác định theo chỉ  thị  364/CT ngày 01  tháng 7 năm 1994 như sau:  + Phía Bắc  : Giáp xã Phú Mỡ; + Phía Nam  : Giáp xã Xuân Phước; + Phía Đông  : Giáp xã Xuân Quang 2, xã Xuân Quang 3; + Phía Tây  : Giáp xã Phú Mỡ, huyện Sơn Hoà. Tuy là xã miền núi nhưng xã Xuân Quang 1 có vị  trí và giao thông tương đối thuận   lợi để phát triển kinh tế ­ xã hội (Xem Hình1: sơ đồ vị trí ) * Địa hình, địa mạo Xã Xuân Quang 1 có 3 dạng địa hình chính là địa hình núi cao, địa hình núi   thấp và đất bằng với các đặc trưng cơ bản sau:   + Địa hình núi cao: phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc và phía Tây Nam của  o xã có độ  cao trên 1.100m, có độ  dốc trên 25 . Đây là vùng đầu nguồn của các con  sông suối có vai trò quan trọng, quyết định đến khả năng dự  trữ  nước tưới và bảo  vệ vùng hạ lưu. Dạng địa hình này chủ yếu được đưa vào rừng tự  nhiên phòng hộ  và trồng rừng phòng hộ.  + Địa hình núi thấp: phân bố ở độ cao 500m đến 1.000m, độ dốc phổ biến  từ  15  đến 25o. Nhìn chung, địa hình này thích hợp cho phát triển trồng rừng  sản   o xuất, hiện trạng chủ yếu là đất cỏ tranh, cây bụi. + Địa hình đất bằng: phân bố dọc theo sông Kỳ Lộ, độ cao trung bình dưới  500 m, độ dốc phổ biến dưới 8o. Do hạ lưu các con sông hẹp nên một số khu vực bị  ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh, thổ  nhưỡng chủ  14
  15. yếu là phù sa, đất xám và đất cát, khá thích hợp với canh tác lúa và cây công nghiệp  ngắn ngày. Nhìn chung, địa hình của xã chủ yếu là địa hình núi cao và núi thấp, địa hình   đất bằng chỉ chiếm 7,25% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã, nên phần lớn đất ở  đây chỉ thích hợp cho việc trồng rừng và cây công nghiệp lâu năm. * Khí hậu Khí hậu ở Xã Xuân Quang 1 có 2 mùa mưa nắng rõ rệt với những đặc trưng   chính như sau:    + Chế  độ  nhiệt: nhiệt độ  trung bình năm là 26,3oC. Trung bình tháng lạnh  nhất không dưới 22oC, chênh lệch nhiệt độ  tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất   cũng chỉ vào khoảng 6 ­ 7oC. Số  giờ  nắng trung bình là 196 giờ/tháng. Năng lượng  bức xạ  tổng cộng lớn, trung bình từ  155 ­ 165 kcal/cm 2/năm. Tổng tích ôn trên  9000oC. Nắng nhiều, bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ít chịu ảnh hưởng của bão là  những thuận lợi rất cơ bản cho xã để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là   đối với cây công nghiệp như mía, sắn, lúa… nhiệt độ (0C) 35 30 25 20 nhiệt độ 15 10 5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Biểu đồ 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của xã Xuân Quang  1 + Lượng mưa:  lượng mưa trung bình năm biến động từ  1500 ­ 2000 mm.   Mùa mưa chỉ  kéo dài 4 ­ 5 tháng (từ  tháng 9 đến tháng 12) nhưng chiếm 70 ­ 80%   lượng   mưa   cả   năm.   Do   mưa   rất   lớn   vào   tháng   9   đến   tháng   11   (từ   200   ­   470   mm/tháng), trong khi hạ  lưu các con sông nhỏ  hẹp, thoát nước chậm nên lượng   nước đổ về một mặt gây xói mòn và rửa trôi đất ở vùng đồi núi thượng nguồn. Mặt   khác, làm mực nước sông dâng nhanh và vào đồng ruộng, gây tình trạng ngập lũ cục   bộ ở các khu vực trũng và ven sông.   Mùa khô kéo dài 7 ­ 8 tháng, từ tháng 1 đến tháng 8 nhưng lượng mưa chỉ chiếm 20   ­ 30% tổng lượng mưa năm, gây ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về cán cân ẩm,   ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Việc xây  dựng các công trình thuỷ lợi để cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô có vai   trò quan trọng trong phát triển kinh tế ­ xã hội của xã. 15
  16. 500 450 lượng mưa (mm) 400 350 300 250 200 lượng mưa 150 100 50 0 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Biểu đồ 2.2: Lượng mưa bình quân các tháng trong năm của xã Xuân Quang 1  + Độ ẩm: độ ẩm trung bình nhiều năm biến động từ 80 ­ 85% và tăng dần  theo độ cao, vùng núi thấp từ 83 ­ 85%, vùng núi cao từ 85 ­ 90%.  * Thủy văn:  do có địa hình núi cao nên xã Xuân Quang 1 ít sông, nhiều suối, thác  ghềnh và vực sâu. Mạng lưới sông suối tương đối dày (mật độ 0,35 ­ 0,50 km/km2). Xã có một con sông chính là sông Kỳ Lộ. Sông Kỳ Lộ bắt nguồn từ tỉnh Gia Lai   ở độ cao 1000m, chiều dài sông 105Km,diện tích lưu vực sông 1950km2. Hướng chảy  chính của sông là hướng Tây Bắc ­ Đông Nam. Sông bắt nguồn từ núi macma­axít nên  sản phẩm phù sa kém màu mỡ. Xã có nhiều suối ngắn như: suối Đập, suối Trưởng, suối Trăng, suối Hố  Bầu, suối Sổ… b. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất Xã Xuân Quang 1 có tổng diện tích tự nhiên 11.501,79 ha. Theo kết quả điều  tra thổ  nhưỡng năm 1978 trên bản đồ  tỷ  lệ  1/25.000, của viện quy hoạch thiết kế  nông nghiệp, trên địa bàn xã gồm những loại đất sau: ­ Đất phù sa: 719 ha chiếm 6,25% Tổng diện tích tự nhiên toàn xã, tập trung ở  thung lũng ven sông Kỳ Lộ. Đất có tầng dày trên 100 cm, hàm lượng mùn tương đối  khá, thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, độ pH từ 5,5 ­ 7, loại đất này khá màu mỡ,   hiện nay người dân sử dụng để  trồng lúa nước, còn lại trồng các loại cây hàng năm  như ngô, đậu và các cây công nghiệp ngắn ngày như mía, sắn... ­ Đất nâu đỏ  trên đá bazan:  95 ha chiếm 0,83% Tổng diện tích tự  nhiên  toàn xã, trên các địa hình đồi núi thấp lượn sóng. Nhóm đất này giàu dinh dưỡng,   nhiều đá lẫn, cấu tượng viên hạt, độ  xốp cao, thành phần cơ  giới nặng, thích hợp  cho trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày. ­ Đất Xám mùn phát triển trên đá macma ­ axit: 10.500,79 ha chiếm 91,3%  Tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở nơi có độ dốc khá lớn, tầng dày trung bình và mỏng,  nhiều đá lộ đầu, thành phần cơ giới nhẹ, pH từ 4 ­ 5,5, loại đất này hiện nay phần lớn là   đất lâm nghiệp, đất hoang hoá. Cần có chính sách đất đai để khuyến khích khai thác loại  đất này vào mục đích nông ­ lâm nghiệp. 16
  17. ­ Đất mùn vàng đỏ  trên núi cao:  162 ha, chiếm 1,41% Tổng diện tích tự  nhiên, phân bố trên độ cao 1000m, độ  dốc trên 25o. Nên diện tích loại đất này cần  khoanh nuôi bảo vệ rừng và xây dựng vùng chuyên canh cây công nghiệp. ­ Đất cát: 15 ha, chiếm 0,13% Tổng diện tích tự nhiên, phân bố ven sông Kỳ Lộ.   Thành phần chủ yếu cát thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thu của đất thấp, đất nghèo  dinh dưỡng, có thể sử dụng vào đất trồng màu hoặc cây công nghiệp ngắn ngày nhưng   cần phải đầu tư nhiều phân bón cho cải tạo đất. ­ Nhóm đất khác: bao gồm các loại đất lầy và đất dốc tụ, phân bố tại các khe  suối, nơi hợp thuỷ. Đất có độ phì cao, giàu mùn, tầng dày trên 100 cm, khả năng giữ ẩm  rất tốt. Tuy nhiên, loại đất này có diện tích nhỏ 10 ha, chiếm 0,08% Tổng diện tích tự  nhiên [11]. Tỷ lệ % 100,00 1 Đất phù sa 0.13 % 0.08 % 6.25 % 2 Đất nâu vàng trên đá bazan 1.41 % 0.83 % 3 Đất đỏ vàng phát triển trên đá Macma- axit 4 Đất mùn đỏ vàng trên núi cao 5 Đất cát 91.3 % 6 Nhóm đất khác Biểu đồ 2.3: Phân loại đất xã Xuân Quang 1      Bảng 1.1: Phân loại và thống kê diện tích các đơn vị đất xã Xuân Quang1 Hệ thống phân loại đất Việt  Hệ thống phân loại đất FAO  Số  Nam UNESCO Diện tích  Tỷ  TT (ha) lệ % Tên đất Kí hiệu Tên đất 1  ĐẤT PHÙ SA CÓ MÙN FlH Umbric Fluvisols 719 6,25 2  ĐẤT NÂU ĐỎ LiR Rhodic Ferrasols 95 0,83 3  ĐẤT XÁM MÙN AcH Humic Acrisols 10.500,79 91,3 4 ĐẤT MÙN ĐỎ VÀNG AlU Umbric Alisols 162 1,41 5 ĐẤT CÁT Ar Haplic Arenosols 15 0,13 6 ĐẤT KHÁC 10 0,08 Tổng cộng: 06 nhóm 11.501,79 100 Nhìn chung, tài nguyên đất của xã Xuân Quang 1 có nhiều hạn chế như: đất đồi   núi có độ dốc lớn, tầng đất không dày, đất nghèo dinh dưỡng, cùng với cường độ mưa lớn  dễ làm đất bị xói mòn; đất đồng bãi, thung lũng có độ phì khá nhưng bị ngập lụt hàng năm.   17
  18. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất cần đặc biệt coi trọng các biện pháp cải tạo ­ bảo vệ  và tăng dần độ phì cũng như các biện pháp thuỷ lợi và lịch canh tác hợp lý.  * Các tài nguyên khác ­ Tài nguyên nước  + Nước mặt: một lượng mưa khá lớn từ 1500 ­ 2000 mm/năm, hệ thống sông  suối dày đặc, phân bố  khá đều trên địa bàn xã, chất lượng nước mặt khá tốt, nước  thường có độ khoáng hoá nhỏ, pH trung tính sẽ thích hợp cho nông nghiệp. Có thể nói  nguồn nước mặt của xã khá dồi dào. Tuy nhiên, nguồn nước mặt phân bố  không đều  trong năm. Mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) chiếm tới 70 ­ 80% lượng mưa năm, các   sông suối ngắn, dốc nên gây ra tình trạng ngập nước ở khu vực đất thấp. Mùa khô dòng   chảy nhỏ, nên ít có khả năng khai thác nếu không có các công trình thuỷ lợi. + Nước ngầm:  tuy chưa có tài liệu nghiên cứu đánh giá cụ  thể  về  nước   ngầm, nhưng qua khảo sát một số giếng nước đặc trưng cho thấy mực nước ngầm   ở đây dao động từ 15 ­ 30 m, chất lượng nước khá tốt. ­ Tài nguyên rừng:  diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã năm 2008 là  2.332,9 ha, chiếm 20,28% Tổng diện tích tự nhiên; chủ yếu là đất có rừng tự  nhiên  phòng hộ. Trong những năm qua việc khai thác nguồn tài nguyên này vào phát triển  kinh tế chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Tình trạng phá rừng đang là vấn  đề cần giải quyết của địa phương. ­ Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn xã có có mỏ đất sét 15 ha, đá Granit diện   tích ước tính 3 ha có thể khai thác phục vụ cho ngành xây dựng. ­ Tài nguyên nhân văn: xã Xuân Quang 1 có nhiều thành phần dân tộc sinh  sống: Kinh chiếm 63,3% dân số, Chăm (Haroi) chiếm 31,4% dân số  và một số  dân  tộc khác như Ê dê, Ba Na, định cư trên địa bàn xã với sinh hoạt lễ hội (lễ mừng lúa   mới, lễ đâm trâu của dân tộc Chăm…), phong tục tập quán và nền văn hoá riêng đã   tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Người dân với tính cần cù, chịu khó, có kinh  nghiệm trong sản xuất đã biết kế thừa và phát huy những kinh nghiệm truyền thống   của dân tộc mình, tiếp thu học hỏi những tinh hoa văn hoá của dân tộc anh em để  củng cố  khối đoàn kết dân tộc và cùng nhau xây dựng nền kinh tế  ­ xã hội của xã  ngày càng giàu mạnh.  c. Thực trạng  môi trường  ­ Hơn 2/3 diện tích đất đai của xã là đất rừng tự nhiên và đất chưa sử dụng, với   những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tươi đẹp là điều kiện thuận lợi để xã phát triển   du lịch sinh thái.  ­ Phần lớn đất nông nghiệp đang khai thác ở mức độ khá cao, đặc biệt việc   sử dụng một khối lượng lớn phân vô cơ và thuốc trừ sâu cộng với các chất thải rắn   từ sinh hoạt đang là một trong những nguy cơ làm cho môi trường đất, nước của xã   ngày càng bị ô nhiễm.             ­ Vấn đề bức xúc nhất về môi trường sinh thái hiện nay là sự giảm mạnh   diện tích rừng sang sản xuất nông nghiệp, thậm chí trên cả  những diện tích đất  18
  19. không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như  đất có độ  dốc lớn, tầng dày đất  mỏng. d. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến công tác quản lý và   sử dụng đất * Thuận lợi + Xã Xuân Quang 1 nằm ở trung tâm cụm xã của các xã phía Tây Nam huyện   Đồng Xuân, có vị  trí thuận lợi cho việc giao lưu thương mại và tiếp thu khoa học   kỹ thuật vào sản xuất.  + Khí hậu ôn hoà, lượng mưa lớn, tốc độ  tái sinh của rừng khá cao, độ  che  phủ lớn thuận lợi cho việc khoanh nuôi tái sinh rừng.   + Thổ  nhưỡng đa dạng, thích hợp cho sự  phát triển nhiều loại cây trồng khác   nhau. Tuy nhiên, 91,3% diện tích tự nhiên là đất đỏ vàng phát triển trên đá macma­axit, loại  đất này chỉ thích hợp cho trồng rừng và cây công nghiệp lâu năm.   + Mật độ sông suối dày, cùng với đặc thù về địa hình là một lợi thế cho việc   xây dựng các công trình thuỷ lợi có quy mô vừa và nhỏ, phục vụ cho sản xuất nông   nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt. * Khó khăn   + Đa phần diện tích đất đai của xã có độ  dốc lớn, vì vậy nguy cơ  xói mòn,  rửa trôi cao làm ảnh hưởng đến sản xuất. Đất đai có độ phì thấp, trong quá trình sử  dụng cần đặc biệt coi trọng biệt pháp bảo vệ và cải tạo.  + Nguồn nước mặt tuy dồi dào nhưng tập trung chủ  yếu vào mùa mưa lại  thêm khả năng giữ nước của hệ thống sông suối trong xã kém nên gây mất cân đối  về chế độ ẩm, gây khó khăn rất lớn đến việc sản xuất của người dân. 2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế ­ xã hội a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế  Giai đoạn 2000 ­ 2005, nền kinh tế của xã từng bước ổn định và phát triển, tốc   độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn này đạt 6,5%/ năm, năm 2007 là 6,8%, riêng năm   2008 tốc độ tăng trưởng 7,5%. Trong đó, ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất là thương   mại ­ dịch vụ tăng 11,9%/năm, kế đến là ngành công nghiệp ­ tiểu thủ công nghiệp tăng   6,5%/năm, riêng  ngành nông ­ lâm nghiệp tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm   dần 4,5%/năm. Tổng giá trị sản phẩm (GDP) năm 2008 là: 21,1 tỷ đồng. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của xã tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ  trọng ngành thương mại, dịch vụ  ­ công nghiệp, TTCN ­ nông, lâm nghiệp giảm. Sự  chuyển dịch này là sự chuyển dịch đúng hướng. [12]   75% 72,04% 80 60 40 2006 13,9% 15,16% 12,8% 2008 11,1% 20 19 0 N ­ LN CN­ TTCN TM ­ DV
  20. Biểu đồ 2.4: Cơ cấu các ngành kinh tế xã Xuân Quang 1 b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế  Khu vực kinh tế nông nghiệp     * Sản xuất nông nghiệp     ­ Ngành trồng trọt: phát triển tương đối toàn diện, từng bước hình thành sản  xuất hàng hoá, đã đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học ­ kỹ thuật, đa dạng  các loại cây trồng. Tổng diện tích gieo trồng năm 2008 là 1.586,3 ha. Sản lượng cây có  hạt đạt 1.257 tấn. Bước đầu tạo ra được vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho   công nghiệp chế biến, cải tạo đất gò đồi thành vùng cây nông ­ lâm kết hợp có giá trị  kinh tế cao, kinh tế hộ gia đình ổn định và phát triển, kinh tế trang trại bắt đầu hình  thành tạo ra sản phẩm đa dạng. Tổng thu nhập từ trồng trọt năm 2008: 15,5 tỷ đồng,  chiếm 73,46% trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Bảng 2.2: Một số cây trồng chính của xã Xuân Quang 1 năm 2008 DT gieo Năng suất Sản lượng STT Cây trồng trồng (ha) (Tấn/ha)  (Tấn) 1 Lúa nước 167,30 5,00 836,50 2 Ngô (Bắp)  37,00 7,00 259,00 3 Lạc 50,00 1,50 75,00 4 Sắn 670,00 25,00 16.750,00 5 Mía 500,00 60,00 30.000,00 (Báo cáo thực hiện kinh tế ­ xã hội xã Xuân Quang1 năm 2008) ­ Ngành chăn nuôi  Trong những năm gần đây, đàn gia súc, gia cầm tăng cả về  số lượng và chất lượng,   tốc độ tăng trưởng hàng năm của đàn bò là 4,88%, đàn lợn 9,09%, đàn gia cầm 2,04%.  Theo số liệu thống kê năm 2008, tổng đàn bò 4000 con, đàn dê 24 con, đàn lợn 4200   con, gia cầm 3000 con. Chăn nuôi chủ  yếu là thả  rông, tận dụng các phụ  phẩm của  ngành trồng trọt như rơm rạ, thân cây ngô, cám gạo... Diện tích trồng cỏ ít (20 ha) và   năng suất thấp chưa đáp  ứng được thức ăn cho chăn nuôi. Do đó, để  vừa phát triển  chăn nuôi vừa tận dụng tốt quỹ đất chưa sử  dụng thì cần vận động người dân mở  rộng diện tích đất trồng cỏ. Tổng thu nhập từ  chăn nuôi năm 2008 là 4,1 tỷ  đồng,   chiếm 19,43% trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. [17] Bảng 2.3: Tình hình chăn nuôi của xã Xuân Quang 1 qua một số năm §VT 2006 2007 2008 VËt nu«i 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2