Đề tài:" SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX "
lượt xem 78
download
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, lịch sử phát triển tư tưởng Việt Nam nói chung, tư tưởng triết học Việt Nam nói riêng đã có sự chuyển biến về chất, đặc biệt là sự chuyển biến của tư tưởng yêu nước Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại. Đây là vấn đề quan trọng, thu hút nhiều công trình nghiên cứu, nhưng đến nay, vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Bài viết này góp phần làm rõ khái niệm tư tưởng yêu nước, tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam; làm rõ bối...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài:" SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX "
- Nghiên cứu triết học Đề tài:" SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX "
- SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX TRỊNH TRÍ THỨC(*) ĐỖ THỊ HOÀ HỚI(**) Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, lịch sử phát triển t ư tưởng Việt Nam nói chung, tư tưởng triết học Việt Nam nói riêng đã có sự chuyển biến về chất, đặc biệt là sự chuyển biến của tư tưởng yêu nước Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại. Đây là vấn đề quan trọng, thu hút nhiều công trình nghiên cứu, nhưng đến nay, vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Bài viết này góp phần làm rõ khái niệm tư tưởng yêu nước, tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam; làm rõ bối cảnh lịch sử trong nước, khu vực và quốc tế đã tác động đến tư tưởng yêu nước và dẫn đến sự chuyển biến của tư tưởng yêu nước từ truyền thống sang hiện đại; vai trò của Hồ Chí Minh, nội dung tư tưởng yêu nước hiện đại, đặc sắc ở Hồ Chí Minh. 1. Tư tưởng yêu nước, tư tưởng yêu nước Việt Nam truyền thống Xã hội, dưới bất cứ hình thức nào, cũng là sự tác động qua lại giữa người và người. Mối liên hệ phụ thuộc, gắn bó giữa co n người và con người trong quá trình nhận thức và cải tạo hiện thực đã làm xuất hiện các cộng đồng người tiến hoá dần từ bầy người nguyên thuỷ đến thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Sự hình thành và phát triển các hình thức tồn tại của con người trong các cộng đồng dân tộc nhất định trên những đất nước hay lãnh thổ khác nhau, trong những điền kiện tự nhiên và sinh hoạt văn hoá khác nhau, hình thành nên mạng lưới các quan hệ ngày càng phức tạp. Đó không chỉ là quan hệ trong hoạt động sản
- xuất, mà còn là quan hệ trong hoạt động tinh thần. Sự phát triển cao của hình thức cộng đồng xã hội mang tính ổn định đó là cộng đồng quốc gia dân tộc. Hoạt động thực tiễn của con người trong các quốc gia dân tộc chiếm vị trí trung tâm là hoạt động xây dựng và bảo vệ quốc gia dân tộc. Từ đó mà hình thành nên ý thức về xây dựng và gìn giữ đất nước, quốc gia dân tộc, ý thức yêu nước, chủ nghĩa yêu nước. Như vậy, tư tưởng yêu nước là tư tưởng và tình cảm phổ biến của nhân dân ở mọi cộng đồng quốc gia, dân tộc trên thế giới. Bởi thế, nó là đối tượng thu hút sự quan tâm của khoa học xã hội và nhân văn. Tuỳ theo góc độ tiếp cận, khái niệm yêu nước đã được nghiên cứu, làm rõ ở các khía cạnh khác nhau. Dưới góc độ tâm lý học, yêu nước được coi là một tình cảm bậc cao. Tình cảm yêu nước xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển cộng đồng quốc gia dân tộc. Là một trình độ nhận thức xuất phát từ chính nhu cầu tồn tại và phát triển của cộng đồng dân tộc, khi đã hình thành, tình cảm yêu nước không chỉ là mục tiêu, mà còn trở thành một bộ phận quan trọng, một động lực thúc đẩy hành động của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng. Tình cảm yêu nước phát triển là cơ sở để hình thành nên tư tưởng yêu nước, ý thức yêu nước. Dưới góc độ đạo đức học, yêu nước là một giá trị đứng đầu bậc thang giá trị của dân tộc, là tiêu chuẩn cao nhất của đạo lý các dân tộc, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển của mỗi dân tộc. Dưới góc độ triết học và từ khía cạnh triết học nhân sinh, tư tưởng yêu nước là một bộ phận của ý thức xã hội, là mặt tinh thần của đời sống xã hội hiện thực, bị quy định bởi tồn tại xã hội nhưng vẫn có tính độc lập tương đối trong quan hệ với tồn tại xã hội. Tư tưởng yêu nước, đương nhiên, có mối quan hệ chỉnh thể hữu cơ với tình cảm yêu nước, với nền tảng triết học nhân sinh. Với cái nhìn như vậy, các tác giả Từ điển triết học giản yếu đã giải thích: “Yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố bởi sự tồn tại hàng trăm,
- hàng nghìn năm của những Tổ quốc riêng rẽ, yêu nước là tình yêu, lòng trung thành với Tổ quốc, ý thức phục vụ Tổ quốc”(1). Hay cũng có thể định nghĩa về yêu nước: “Yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội, mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc”(2). Về tiến trình hình thành tư tưởng yêu nước, các định nghĩa trên đây đều cho rằng, nó là sự phản ánh hiện thực, phụ thuộc vào các điền kiện lịch sử - cụ thể: “xã hội nguyên thuỷ đã có mầm mống của tư tưởng yêu nước (dựa trên tình cảm huyết thống giữa các thành viên của thị tộc hay bộ lạc). Khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, tình cảm tự nhiên gắn bó với quê hương, tiếng mẹ đẻ, v.v., kết hợp với nhận thức về nghĩa vụ của người dân đối với cả cộng đồng xã hội đã được thiết lập. Chủ nghĩa yêu nước biển hiện trong ý thức mong muốn cho Tổ quốc được phát triển về kinh tế, xã hội và văn hoá, bảo vệ Tổ quốc chống lại sự xâm lược của nước ngoài. Cùng với sự hình thành dân tộc và nhà nước dân tộc, chủ nghĩa yêu nước từ chỗ chủ yếu là một yếu tố trong tâm lý xã hội đã trở thành hệ tư tưởng. Nó trở thành lực lượng tinh thần vô cùng mạnh mẽ, động viên mọi người đứng lên bảo vệ Tổ quốc chống xâm lược...”(3). Ở Việt Nam, cộng đồng dân tộc đ ược hình thành từ sớm do điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử, văn hoá,… nên tư tưởng yêu nước cũng hình thành sớm và được phát triển ngày một phong phú, sâu sắc. Nó là bộ phận chính yếu của đời sống tinh thần nói chung, lịch sử tư tưởng triết học của dân tộc nói riêng. Sự phát triển của tư tưởng yêu nước là sợi chỉ đỏ của lịch sử tư tưởng Việt Nam, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. "Yêu nước là một truyền thống lớn của dân tộc. Nhưng yêu nước có thể là một ý chí, một tâm lý, một tình cảm xã hội, đồng thời cũng có thể là những lý luận. Với tư cách là một bộ phận của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tư tưởng yêu nước phải được xét trên bình diện lý luận, mà ở đây là lý luận về dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền; về chiến lược và sách lược chiến thắng kẻ thù, về nhận thức và vận dụng quy luật của
- cuộc chiến tranh giữ nước, tức là những vấn đề lý luận lớn làm cơ sở cho chủ nghĩa yêu nước"(4). Như vậy, tư tưởng yêu nước Việt Nam chính là sự phản ánh các yêu cầu đặt ra của tồn tại xã hội Việt Nam trong qúa trình xây dựng và phát triển đời sống cộng đồng dân tộc; đồng thời, nó tác động trở lại cuộc sống đó. Nói cách khác, nó vừa là kết quả của cuộc đấu tranh để cộng đồng dân tộc Việt Nam sinh tồn, phát triển, vừa là nguyên nhân, động lực thúc đẩy quá trình đó. Từ khi được hình thành trong thời kỳ dân tộc sơ khai, tư tưởng yêu nước Việt Nam đã và đang vận động phát triển ngày một hoàn thiện hơn. Khái quát sự vận động đó với tính cách một quá trình nhận thức, chúng ta có thể thấy rằng, giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Mười, cùng với sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, tư tưởng yêu nước Việt Nam hiện nay đã đạt đến trình độ hiện đại. Nói đến tư tưởng yêu nước truyền thống là nói đến giai đoạn phát triển của tư tưởng yêu nước từ những thời kỳ đầu dựng nước, giữ nước cho đến những năm cuối thế kỷ XIX, mà đỉnh cao của nó là những nội dung tư tưởng yêu nước đặt trên cơ sở nền tảng thế giới quan và nhân sinh quan phong kiến phương Đông. Nội dung cơ bản của tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam là giá trị bền vững của độc lập dân tộc và cố kết cộng đồng để bảo vệ và giành độc lập dân tộc trước sự xâm lược và đô hộ của các thế lực bên ngoài, để xây dựng và phát triển đất nước. Bước chuyển từ tư tưởng yêu nước Việt Nam truyền thống lên trình độ hiện đại là cả một thời đoạn lịch sử: từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam cho tới khi Hồ Chí Minh tiếp nhận những tư tưởng tiến bộ của phương Tây, phương Đông; cải tạo nó và đặt trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan tiên tiến nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin, coi đó là cơ sở nền tảng của nhận thức mới, lý luận mới về con đường cứu nước, cứu dân. Chính Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng yêu nước truyền thống lên một trình độ mới, hiện đại. Để thấy được ý nghĩa những nội dung chuyển biến mới về chất của tư tưởng yêu nước hiện đại
- thể hiện ở Hồ Chí Minh, chúng ta cần phải trở lại bối cảnh lịch sử, xem xét c ơ sở hiện thực khách quan của bước chuyển biến đó. 2. Những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam và thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX cho sự chuyển biến tư tưởng yêu nước Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa đế quốc đã tạo ra những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội tư bản. Mâu thuẫn đó làm cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước đế quốc và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc ngày càng phát triển và gắn bó với nhau. Vì lợi ích của các tập đoàn tư bản mà chủ nghĩa đế quốc đã phản lại các mục tiêu lý tưởng của thời kỳ chủ nghĩa tư bản đang lên. Sự xâu xé lợi ích giữa các nước đế quốc đã dẫn tới chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 -1918, gây thêm nhiều tai hoạ cho nhân dân các nước. Để giải quyết mâu thuẫn, không còn con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917 nổ ra và thắng lợi đã mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nó gắn sự thức tỉnh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc với các phong trào vô sản. Tại Nga, vào năm 1919, Quốc tế Cộng sản III ra đời và hoạt động của nó có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới; trong đó có phong trào giải phóng dân tộc, đặc biệt là ở Việt Nam. Trước đó và lúc bấy giờ, những biến động mạnh mẽ của các nước trong phạm vi Đông Á, như vận động Duy tân của Minh trị Nhật Bản (1868); vận động biến pháp Duy Tân (1898), vận động dân chủ tư sản (1905-1912) và cách mạng vô sản sau Ngũ tứ vận động (1919) ở Trung Quốc, đều tác động rất lớn đến sự chuyển biến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam trong giai đoạn này, góp phần quyết định nội dung nhảy vọt về chất của tư tưởng yêu nước Việt Nam. Tuy nhiên, tác động trực tiếp đến sự chuyển biến của tư tưởng yêu nước Việt Nam hơn cả là sự chuyển biến trong lòng xã hội Việt Nam từ sau khi thực dân
- Pháp xâm lược (1858) đến nửa đầu thế kỷ XX. Sau khi chiếm đ ược Việt Nam, về chính trị, thực dân Pháp chủ trương duy trì chế độ thực dân nửa phong kiến, dùng bộ máy phong kiến chuy ên chế lạc hậu làm công cụ thống trị, đàn áp các phong trào phản kháng của nhân dân ta. Về kinh tế, một mặt, chúng tiếp tục triệt để lợi dụng các hình thức kinh tế cổ truyền để bóc lột tài nguyên và nguồn lực có sẵn, duy trì phương thức sản xuất cổ hủ, lạc hậu. Mặt khác, chúng bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1919), lần thứ hai (1919 – 1929), dẫn đến sự thay đổi kết cấu nền kinh tế và làm tăng sự phụ thuộc vào chính quốc, trở thành sân sau của chính quốc, phục vụ cho đường lối phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền ở chính quốc. Sản phẩm của hai đợt khai thác n ày là sự xuất hiện một số trung tâm kinh tế thành thị kiểu phương Tây, như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng... Cùng với các cơ sở sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc cũng có bước phát triển kiểu phương Tây. Ngoài ra, các ngành khai khoáng, công nghiệp chế biến, khai thác đồn điền cũng đã làm nảy sinh các trung tâm tập trung giai cấp công nhân. Về văn hoá, tư tưởng, thực dân Pháp thi hành chính sách văn hoá, giáo dục ngu dân. Mặc dù bị cấm đoán, bị ngăn chặn, nh ưng đầu thế kỷ XX, các t ư tưởng duy tân dân chủ tư sản của phương Tây vẫn được du nhập vào Việt Nam qua sách báo chữ Hán, chữ Nhật (Tân thư, Tân văn) và được các nhà Nho yêu nước duy tân tiếp nhận, trở thành vũ khí tư tưởng mới cho phong trào dân tộc dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX. Thực dân Pháp đã đàn áp các phong trào yêu nước dân chủ tư sản trong máu lửa. Tiếp đó, thực tiễn yêu cầu cần có lý luận yêu nước mới, nên chủ nghĩa Mác – Lênin, qua sách báo và tiếp xúc trực tiếp theo các ngả đường Pháp, Nga, Trung Quốc, đã được các thanh niên trí thức yêu nước tân học tiếp nhận và truyền bá vào Việt Nam, mà người đại diện tiêu biểu là Hồ Chí Minh - Người đã hoàn thành xuất sắc việc “nâng cấp” tư tưởng yêu nước Việt Nam từ truyền thống lên trình độ hiện đại.
- Về cơ cấu xã hội, xã hội Việt Nam đến nửa đầu thế kỷ XX đã có sự phân hoá sâu sắc so với trước. Giai cấp phong kiến địa chủ, trừ một thiểu số nhỏ có tinh thần yêu nước chống Pháp, còn tuyệt đại bộ phận cam chịu làm tay sai cho thực dân Pháp. Giai cấp nông dân chịu nhiều áp bức, “một cổ hai tr òng”, một bộ phận nông dân bị bần cùng hoá trở thành những người vô sản. Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành từ tác động của hai cuộc khai thác thuộc địa. Họ là lực lượng quan trọng trong các biến cố xã hội, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và gắn chung số phận với người dân mất nước bị đoạ đầy đau khổ. Giai cấp tiểu tư sản và tư sản Việt Nam cũng dần hình thành sau hai lần khai thác thuộc địa. Nhưng giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ yếu và ra đời muộn. Bộ phận tư sản mại bản là thiểu số, bộ phận tiểu tư sản và tư sản dân tộc không có điều kiện phát triển, bị ch èn ép, nên ở chừng mực nhất định, họ có tinh thần dân tộc, yêu nước. Như vậy, trong xã hội Việt Nam, trừ một số phần tử phản động làm tay sai cho thực dân Pháp, phần c òn lại đều bị áp bức, bóc lột. V ì vậy, mâu thuẫn cơ bản, chính yếu nổi bật lúc này là mâu thuẫn giữa một bên là thực dân Pháp và bọn tay sai phản động với một bên là toàn thể nhân dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam với truyền thống yêu nước đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh cứu n ước, nhưng các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX lần lượt đều thất bại. Điều này do tính chất hạn chế của lý luận dẫn đ ường cho các cuộc đấu tranh đó, mặc dù có kế thừa những giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống, nh ưng chúng chưa vượt được những mặt hạn chế lịch sử của t ư tưởng yêu nước truyền thống. Phong trào Cần Vương do các sỹ phu phong kiến lãnh đạo vẫn còn gắn chủ nghĩa yêu nước với quyền lợi của một dòng họ, một triều đại phong kiến; phong trào nông dân Yên Thế chỉ chú trọng con đ ường cứu nước bằng bạo lực của nông dân; những phong tr ào do các sĩ phu Duy Tân lãnh đạo, như Duy Tân, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục và những phong trào do các trí thức tiểu tư sản yêu nước, như Lương Ngọc Quyến, Đội Cấn,
- Nguyễn Thái Học... lãnh đạo đều chưa vượt khỏi giới hạn của t ư tưởng dân chủ tư sản kiểu cũ, chưa bắt kịp yêu cầu của thời đại mới. Tựu trung lại, nguyên nhân thất bại chính yếu của các phong tr ào này là chưa vươn đến được tính chất hiện đại của lý luận yêu nước, chưa có đường lối ngang tầm thời đại, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, một mặt, cho thấy cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước đã bộc lộ ra một cách rõ rệt, sâu sắc và trầm trọng, cần phải thay đổi tư duy yêu nước, nghĩa là cần phải suy tư, tìm tòi, hình thành lý lu ận, tư tưởng, quan điểm mới về con đường, cách thức, phương pháp cứu dân, cứu nước phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Mặt khác, chính bài học thất bại của các phong tr ào đó đã tạo điều kiện, tiền đề thúc đẩy cho sự hình thành tư duy yêu nước mới, cho sự biến chuyển về chất từ tư duy yêu nước truyền thống sang tư duy yêu nước hiện đại. Điều đáng nói là, toàn bộ vận động hiện thực và nhận thức lý luận của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đã chuẩn bị các điều kiện và đặt ra hai yêu cầu mới cho cách mạng Việt Nam. Thứ nhất, cần phải có một lực lượng tiến bộ, có đủ sức đo àn kết, tập hợp toàn thể dân tộc thành một khối thống nhất và lãnh đạo đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lên một trình độ mới. Thứ hai, cần có một lý luận đúng đắn l àm đường hướng cứu nước, cần có chủ nghĩa y êu nước mang tính hiện đại soi sáng con đường cách mạng. Đòi hỏi đó của thực tiễn đã được đáp ứng bằng sự xuất hiện của Hồ Chí Minh. Trải qua nhiều bước thử nghiệm, cuối cùng, vào những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đ ã đến được với chủ nghĩa Mác - Lênin – hệ tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Từ chỗ nhận thức được yêu cầu xây dựng lý luận yêu nước mới, Hồ Chí Minh đã kết hợp lý luận về con đ ường cách mạng giải phóng dân tộc gắn với lý luận về cách mạng x ã hội chủ nghĩa. Có thể nói, Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biểu nhất cho xu thế ho àn thiện, hiện đại hóa tư tưởng yêu nước truyền thống của dân tộc. Quan trọng hơn, chính
- Người đã dành cả cuộc đời, hy sinh phấn đấu cho sự nghiệp đó, thực hiện việc hợp nhất giữa "tri và hành" để biến tư tưởng đó thành hiện thực theo tinh thần cách mạng “cải tạo” thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin. Sau đây, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích một số nội dung cơ bản thể hiện bước chuyển biến về chất của tư tưởng yêu nước từ truyền thống đến hiện đại thể hiện ở Hồ Chí Minh. 3. Một số nội dung cơ bản thể hiện sự chuyển biến mới về chất của tư tưởng yêu nước Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ở Hồ Chí Minh Trước hết, điểm nổi bật của bước chuyển biến từ lý luận yêu nước truyền thống kiểu phương Đông sang lý luận yêu nước cận đại kiểu tư sản phương Tây và sau đó đạt đến trình độ lý luận yêu nước hiện đại trên lập trường vô sản được tập trung thể hiện trong b ước chuyển ở tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp một cách hài hoà nội dung giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng nhân loại. Hai là, qua quá trình trải nghiệm, bằng thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú, Hồ Chí Minh đã hoàn thành bước chuyển biến về lập trường chính trị của lý luận yêu nước: từ lập trường quân chủ phong kiến Nho giáo hướng tới lập trường dân chủ tư sản và cuối cùng, dứt khoát hướng tới việc lựa chọn lập trường dân chủ vô sản hiện đại. Thứ ba, Hồ Chí Minh đã hoàn thành việc kế thừa có phê phán lý luận về phương pháp cứu nước trong truyền thống lịch sử dân tộc và nâng cấp nó lên bằng cách kết hợp với những hình thức, cách thức cứu nước hiện đại, xây dựng lý luận yêu nước mới. Người đã sử dụng nhuần nhuyễn ph ương pháp tư duy phân tích hiện đại với phương pháp tổng hợp biện chứng của phương Đông để đưa ra những phương thức yêu nước linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng. Người sử dụng tổng hợp biến hóa các hình thức yêu nước tương ứng với tương quan thế và lực trong từng giai đoạn cụ
- thể. Có khi là phương thức bạo động vũ trang của quần chúng kết hợp với đấu tranh ôn hòa bằng bạo lực chính trị của quần chúng nhân dân, kết hợp phương thức đấu tranh vũ trang với phương thức đấu tranh chính trị, ngoại giao; có khi là phát động thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, văn hóa... Điều này thể hiện trong các tác phẩm Đường Kách mệnh (1925), Chánh cương sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) và nhiều tác phẩm khác... Thứ tư, Hồ Chí Minh đã thoát khỏi sự ràng buộc hạn chế của chủ nghĩa yêu nước truyền thống mang tính dân tộc hẹp hòi, vị kỷ, sô vanh kiểu phong kiến, tư sản để coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, thủy chung, nhân văn, hiện đại. Nội dung này còn có ý nghĩa sâu săc trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Thứ năm, Hồ Chí Minh đã hoàn thành việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn về mục tiêu của lý luận yêu nước Việt Nam: từ chỗ xác định mục ti êu yêu nước là phải đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc đến mục ti êu không chỉ là phải giành lại độc lập cho dân tộc, mà còn là đánh đổ chế độ phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân c ày và đem lại hạnh phúc, dân chủ cho nhân dân. Không chỉ dừng lại ở đó, Hồ Chí Minh đã phát triển mục tiêu cách mạng Việt Nam lên mức cao nhất - đó là: "độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội”, giải phóng dân tộc phải gắn với giải phóng con người, đem lại hạnh phúc cho toàn dân. Thứ sáu, để đạt được những mục tiêu cao cả này, Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa lý luận yêu nước truyền thống về lực lượng cách mạng, mà Người còn vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác đi đến sự phát triển nhận thức mới về lực lượng đại đoàn kết toàn dân, về vai trò lãnh đạo của cách mạng. Đó là tư tưởng về đảng cách mạng, về mặt trận đoàn kết toàn dân, về nghệ thuật phân
- hóa lực lượng của kẻ thù... Như vậy, có thể nói, với những nội dung cơ bản mới mẻ, hợp thời đại, hiệu quả, Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biểu nhất cho bước chuyển biến tư tưởng yêu nước từ truyền thống đến hiện đại. Người đã không chỉ tiếp tục phát huy những nội dung tư tưởng yêu nước truyền thống, nh ư tình yêu đất nước, quê hương, xứ sở, sự gắn bó, cố kết giữa những người dân Việt Nam trong cộng đồng, tình cảm hướng về cội nguồn dân tộc, l òng tự hào về bản sắc văn hóa, ý thức bảo vệ chủ quyền độc lập của quốc gia, dân tộc, sự đề cao vai tr ò "gốc nước" của người dân, ý chí quyết tâm bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc mà hơn thế, Người đã nhận thức được yêu cầu mới của thời đại để nâng cấp nội dung tư tưởng yêu nước lên trình độ cao hơn trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa yêu nước vô sản. Nội dung tư tưởng yêu nước hiện đại đó của Người hết sức đặc sắc, thể hiện ở những tư tưởng cơ bản, như coi cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới; coi lý tưởng yêu nước là "không có gì quý hơn độc lập, tự do", nhưng độc lập, tự do của đất nước phải gắn với chủ nghĩa xã hội, gắn với quyền lợi của nhân dân, của nhân loại; tư tưởng về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, lợi ích toàn nhân loại; tư tưởng về lực lượng cứu nước, về vai trò lãnh đạo và đại diện cho toàn dân tộc của giai cấp công nhân và chính đảng vô sản, của các lực lượng chính trị trong mặt trận đoàn kết dân tộc... Hồ Chí Minh đã mở rộng, nâng cao nội dung lý luận của t ư tưởng yêu nước truyền thống khi đặt nó trên nền tảng triết học Mác - Lênin, mở rộng chủ nghĩa yêu nước ra khỏi phạm vi dân tộc nhỏ hẹp, vươn tới chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa quốc tế vô sản. T ư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh là bộ phận quan trọng, chính yếu trong tư tưởng của Người, là bước phát triển cao nhất của tư duy dân tộc từ truyền thống sang hiện đại. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ tiếp tục "soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta thắng lợi", là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, là kim chỉ nam hướng dẫn cho chúng
- ta trong nhận thức và hành động. (*) Tiến sĩ, Trưởng Khoa Triết học, Tr ường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. (**) Tiến sĩ, Khoa Triết học, Tr ường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. (1) Từ điển triết học giản yếu. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1997, tr.552. (2) Từ điển triết học. Nxb Tiến bộ, Máxcơva, 1975, tr.712. (3) Từ điển triết học giản yếu. Sđd., tr. 552. 4) Giáo trình triết học Mác - Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 80.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về cơ chế "một cửa" trong cải cách hành chính
29 p | 2430 | 614
-
Tiểu luận: Sự chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước chân chính sang Chủ nghĩa Cộng sản trong nhận thức tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
20 p | 293 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam từ năm 1996 đến năm 2015
92 p | 105 | 17
-
Báo cáo "Sự chuyển biến về phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta nửa đầu thế kỷ 20 trở về nước "
7 p | 80 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Mĩ thuật: Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh
67 p | 118 | 14
-
Đề tài: Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Dịch Hồng Hà Nội
67 p | 74 | 12
-
Báo cáo tốt nghiệp: Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015-2020)
50 p | 25 | 12
-
Báo cáo tốt nghiệp: Những chuyển biến kinh tế - xã hội xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015 – 2020)
69 p | 19 | 10
-
Báo cáo tốt nghiệp: Những chuyển biến kinh tế - xã hội xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (2015 – 2020)”
67 p | 24 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá từ năm 1996 đến năm 2018
218 p | 14 | 7
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Nghiên cứu ứng dụng cảm biến quán tính để ước lượng các thông số bước đi cho người sử dụng thiết bị hỗ trợ đi lại
40 p | 28 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương (2014 - 2021)
129 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Quá trình chuyển biến kinh tế – xã hội thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước từ năm 1999 đến năm 2018
127 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam
138 p | 32 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá từ năm 1996 đến năm 2018
27 p | 12 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa có điểm đến Đà Nẵng của hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines
137 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Mỹ thuật: Sự chuyển biến về tạo hình trong minh họa tranh truyện thiếu nhi ở Việt Nam từ 1995 đến 2015
94 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn