intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương (2014 - 2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

10
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương (2014 - 2021)" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích và đánh giá chuyển kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát trong giai đoạn 2014 – 2021, đồng thời nhận xét những thành tựu đạt được, những hạn chế trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội. Rút ra đặc điểm, nguyên nhân của 7 những thành công và những tồn tại hạn chế phát triển kinh tế, xã hội Bến Cát trong thời gian qua và dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát. Đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương (2014 - 2021)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM THỊ BÍCH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƢƠNG (2014 - 2021) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 8 22 90 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG – 2022
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM THỊ BÍCH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƢƠNG (2014 - 2021) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ : 8 22 90 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP BÌNH DƢƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực; các trích dẫn đều có chú thích rõ ràng theo quy định. Bình Dương, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Phạm Thị Bích i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu đề tài “Chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng (2014 - 2021)” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủ Dầu Một. Với tình cảm chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Trường Đại học Thủ Dầu Một, Viện Đào tạo Sau đại học của Nhà Trường đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệp, một người thầy - người hướng dẫn khoa học đã có những góp ý, chỉnh sửa cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các Sở - Ban - Ngành đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ về mặt khai thác tư liệu phục vụ cho quá quá trình nghiên cứu, đặc biệt là Ủy ban nhân dân thị xã Bến Cát, thư viện và phòng thống kê thị xã Bến Cát. Những người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, đã luôn đồng hành, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp, những người quan tâm đến đề tài để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin chúc mọi người sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc. ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 6 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 7 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................... 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 7 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................... 8 5.1 Nguồn tài liệu ................................................................................................... 8 5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 8 6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 9 7. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 9 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐỊA LÍ HÀNH CHÍNH THỊ XÃ BẾN CÁT TRƢỚC NĂM 2014 ..................... 10 1.1 Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .................................................... 10 1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 10 1.1.2. Khí hậu ....................................................................................................... 11 1.1.3. Tài nguyên nƣớc......................................................................................... 12 1.1.4. Tài nguyên đất ........................................................................................... 13 1.1.5. Tài nguyên rừng ......................................................................................... 13 1.1.6. Tài nguyên khoáng sản............................................................................... 14 1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Bến Cát trƣớc năm 2014 ..................................... 14 iii
  6. 1.2.1. Tình hình kinh tế ........................................................................................ 14 1.2.2. Tình hình xã hội ......................................................................................... 18 1.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ................................................... 21 1.3. Lịch sử địa giới hành chính ........................................................................... 22 Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................. 28 Chƣơng 2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ BẾN CÁT TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2021 ......................................................................................... 30 2.1. Chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội của Bến Cát từ năm 2014 đến năm 2021 ...................................................................................................................... 30 2.2. Những chuyển biến về kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát (2014 – 2021) ......... 35 2.2.1. Chuyển biến về kinh tế ............................................................................... 35 2.2.1.1. Tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................... 35 2.2.1.2. Chuyển biến các ngành kinh tế ............................................................... 38 2.2.2. Chuyển biến về xã hội ................................................................................ 49 2.2.2.1. Chuyển biến về dân số, lao động và việc làm ......................................... 49 2.2.2.2. Mức sống và chất lƣợng cuộc sống ......................................................... 54 2.2.2.3. Chuyển biến về giáo dục ......................................................................... 55 2.2.2.4. Chuyển biến về y tế ................................................................................. 57 2.2.2.5. Chính sách xã hội .................................................................................... 59 2.2.2.6.Văn hóa thể thao du lịch........................................................................... 60 Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................. 62 Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƢƠNG (2014 - 2021)..................................................................................................................... 63 3.1. Một số nhận xét ............................................................................................. 63 iv
  7. 3.1.1. Thành tựu ................................................................................................... 63 3.1.2. Hạn chế....................................................................................................... 66 3.1.3. Nguyên nhân .............................................................................................. 67 3.1.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu ......................................................... 67 3.1.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................ 67 3.2 Đặc điểm chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng (2014 - 2021) ........................................................................................................ 69 3.2.1. Bến Cát phát huy đƣợc những tiềm năng, lợi thế và vận dụng sáng tạo chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội ........................................................ 69 3.2.2. Chuyển biến kinh tế -xã hội của thị xã Bến Cát gắn liền với phát triển của xã hội .................................................................................................................... 69 3.2.3. Bến Cát phát triển công nghiệp hóa gắn liền với phát triển đô thị ............ 70 3.2.4. Tốc độ đô thị hóa của Bến Cát tăng nhanh tác động đến đời sống của ngƣời dân Bến Cát .......................................................................................................... 71 3.3. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 72 3.4. Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Bến Cát trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa....................................................................................... 73 Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................. 78 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 79 CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ........................................................... 84 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN .................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 85 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 90 v
  8. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ 1. BẢNG Bảng 1. 1. Cơ cấu ngành kinh tế huyện Bến Cát trong những năm ..................... 15 Bảng 1. 2. Diện tích tự nhiên và nhân khẩu thị xã Bến Cát năm 2014 ................ 27 Bảng 2. 1. Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của thị xã Bến Cát ...................... 35 Bảng 2. 2. Quy mô và tốc độ tăng dân số của các huyện, thị, thành phố tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2014 - 2021 .............................................................................. 50 2. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Chuyển biến cơ cấu kinh tế thị xã Bến Cát (2014 – 2021)............. 36 Biểu đồ 2. 2. Cơ cấu kinh tế thị xã Bến Cát và Bình Dƣơng năm 2015 .............. 37 Biểu đồ 2. 3. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thị xã Bến Cát ......................... 39 Biểu đồ 2. 4. Dân số thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng (2014 – 2020) ................ 50 Biểu đồ 2. 5. Tỷ suất nhập cƣ và tỷ suất di cƣ năm 2019 .................................... 51 Biểu đồ 2. 6. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế thị xã Bến Cát ....................... 53 Biểu đồ 2. 7. Thu nhập bình quân đầu ngƣời thị xã Bến Cát (2014-2021) ........ 54 vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bình Dƣơng là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp phát triển năng động nhất cả nƣớc, là một trong những trung tâm phát triển kinh tế năng động của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trƣớc năm 1997, Bình Dƣơng vẫn là một tỉnh nghèo với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Từ khi tái lập tỉnh (tháng 1-1997), Bình Dƣơng đã đổi mới với những chính sách thông thoáng, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nên đã thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ sản xuất, nguồn nhân lực từ các địa phƣơng khác đổ về Bình Dƣơng. Nhờ đó, kinh tế - xã hội của Bình Dƣơng đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao; tốc độ đô thị hóa nhanh; các khu đô thị mới, khu dân cƣ mới đƣợc hình thành; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng đã góp phần thay đổi diện mạo Bình Dƣơng. Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của Bình Dƣơng trong thời gian qua có sự đóng góp to lớn của các địa phƣơng trong tỉnh, trong đó phải kể đến thị xã Bến Cát. Bến cát là một trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dƣơng, nằm trên trục giao thông quan trọng của quốc gia, của tỉnh lộ nhƣ đại lộ Bình Dƣơng, ĐT.741, ĐT.744, đƣờng Mỹ Phƣớc - Tân Vạn, … Từ đó Bến Cát dễ dàng giao lƣu kinh tế - văn hóa – khoa học kỹ thuật với thành phố Hồ Chí Minh, với Bình Phƣớc, với các tỉnh Tây Nguyên; Bến Cát hội tụ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Bến Cát có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hƣởng nhất định đến sự phát triển chung của tỉnh Bình Dƣơng. Bến Cát là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, cách mạng, trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đặc biệt trong kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc (1954 -1975) nhân dân Bến Cát đã lập đƣợc nhiều chiến công góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Ngày 29/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP thành lập thị xã Bến Cát trên cơ sở huyện Bến Cát cũ (Chính phủ, 2013). Ngày 01/4/2014 thị xã Bến Cát chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bƣớc ngoặt 1
  10. trong quá trình phát triển. Thị xã Bến Cát đã có những bƣớc đi phù hợp, sáng tạo giúp kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực. Kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trƣởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng: nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống dân cƣ nông thôn, công nghiệp phát triển và tăng trƣởng ổn định, thƣơng mại - dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; dân số, nguồn lao động, việc làm chuyển biến tích cực; giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao; an sinh xã hội tiếp tục đƣợc quan tâm, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, Bến Cát vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn: kinh tế Bến Cát phát triển nhƣng chƣa khai thác hết tiềm năng và lợi thế, tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững. Môi trƣờng bị ô nhiễm, quy hoạch phát triển chắp vá, thiếu bền vững…. Chất lƣợng một số lĩnh vực xã hội còn hạn chế; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Bến Cát từ năm 2014 đến năm 2021 nhằm phục dựng lại một cách tƣơng đối hoàn chỉnh về chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Bến Cát, rút ra những đặc điểm, chỉ ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong giai đoạn này; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Bến Cát. Mặt khác, đây sẽ là nguồn tài liệu bổ sung, cung cấp cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy lịch sử địa phƣơng. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương (2014 - 2021)” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trƣớc đến nay, nghiên cứu về vấn đề chuyển biến kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung, tỉnh Bình Dƣơng nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đƣợc công bố. Nhƣng riêng chuyển biến kinh tế - xã hội ở thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dƣơng trong giai đoạn 2014 - 2021, vì nhiều lí do khác nhau chƣa đƣợc giới nghiên cứu quan tâm. Tuy vậy, một số công trình nghiên cứu về kinh 2
  11. tế - xã hội của đất nƣớc nói chung và tỉnh Bình Dƣơng nói riêng, vấn đề này ít nhiều có liên quan đến. Có thể chia thành các nhóm nghiên cứu nhƣ sau: * Nhóm thứ nhất, là các công trình nghiên cứu có đề cập về kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương nói chung Năm 1991, nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé xuất bản sách “Địa chí tỉnh Sông Bé” của tác giả Trần Bạch Đằng. Tác phẩm đã cung cấp thông tin về đặc điểm tự nhiên, địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa tỉnh Sông Bé trong quá khứ nhằm giúp hiểu rõ công lao của cha ông trong quá trình tạo dựng sự nghiệp vùng đất này. Tập sách có 6 nội dung chính. Phần thứ nhất của sách giới thiệu về địa lý tự nhiên (gồm các mục sông, núi, khí hậu, thủy văn, đất đai, khoáng sản …). Phần thứ hai về địa lý lịch sử Sông Bé (những thay đổi về địa danh, địa giới của tỉnh và sự tách, nhập qua các thời kỳ). Phần thứ ba về miền núi tỉnh Sông Bé lịch sử phát triển xã hội và đời sống các dân tộc (lịch sử dân cƣ, sự phân bố dân cƣ, các dân tộc thiểu số và dân số trong tỉnh qua các thời kỳ). Phần thứ tƣ về truyền thống văn hóa giới thiệu về bối cảnh địa lý, dân cƣ, ngành mộc, sơn mài, ngành gốm, truyện kể dân gian... Phần thứ năm và sáu trình bày về công cuộc đấu tranh và bảo vệ quê hƣơng của nhiều thế hệ nối tiếp nhau trong các thế kỷ qua. Phần cuối cùng là Tổng luận, phần này không nhằm mục đích tổng kết mà từ những đặc điểm về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất Sông Bé trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, rút ra một số đặc điểm về cả mặt mạnh cũng nhƣ hạn chế. Năm 1999, Sở văn hóa thông tin Bình Dƣơng cho xuất bản cuốn sách “Thủ Dầu Một – Bình Dương đất lành chim đậu”, Vũ Đức Thành (chủ biên) Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Đây là công trình tập hợp những bài viết về Bình Dƣơng, nhƣng đã cung cấp những thông tin cơ bản về địa lý, lịch sử, văn hoá, con ngƣời của Bình Dƣơng giúp ngƣời đọc dễ dàng nhận thấy các giá trị đặc trƣng về lịch sử, văn hóa của vùng đất Bình Dƣơng. Năm 2003, tác giả Chu Viết Luân công bố công trình “Bình Dương - Thế và Lực mới trong thế kỷ XXI”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Tác giả đã trình bày tổng quan con ngƣời và mảnh đất Bình Dƣơng qua các giai đoạn hình thành 3
  12. và phát triển, với những di tích lịch sử - văn hóa và những nền tảng cơ bản về kinh tế - xã hội. Tác giả đã trình bày tổng quan các lĩnh vực của tỉnh Bình Dƣơng: tổ chức hành chính, kết cấu hạ tầng, toàn cảnh kinh tế Bình Dƣơng, huy động nguồn lực phát triển kinh tế, khu công nghiệp, các vấn đề văn hóa xã hội (báo chí, giáo dục - đào tạo, y tế, thể thao...). Trên cơ sở đó tác giả rút ra những bài học thành công và kiến nghị tạo thế và lực cho tỉnh Bình Dƣơng trong thế kỷ XXI, xứng đáng là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Xét riêng về Bến Cát, công trình trên đã cung cấp một cách khái quát kinh tế - xã hội Bến Cát từ năm 1997 đến năm 2003. Đây là một tƣ liệu quan trọng giúp cho tác giả thấy đƣợc vị trí, đặc điểm cũng nhƣ thế mạnh của Bến Cát, về cơ bản có thể sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo trong quá trình làm đề tài này. Năm 2007, luận án tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Văn Hiệp “Những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1945-2007”, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã phần nào phục dựng đƣợc bức tranh tƣơng đối hoàn chỉnh về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng từ 1945 - 2007 và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Cách tiếp cận vấn đề, giải quyết vấn đề của luận án là kênh tham khảo để tác giả luận văn có thể suy xét, vận dụng vào nghiên cứu, làm sáng tỏ bản chất của đối tƣợng nghiên cứu. Năm 2012, Huỳnh Đức Thiện với luận án tiến sĩ lịch sử “Những chuyển biến kinh tế - xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1993 – 2008)”, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã dựng lại bức tranh tổng thể chuyển biến kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ năm 1993 đến năm 2008, đƣa ra những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới. Cách tiếp cận vấn đề, giải quyết vấn đề của luận án là kênh tham khảo để tác giả luận văn có thể suy xét, vận dụng vào nghiên cứu, làm sáng tỏ bản chất của đối tƣợng nghiên cứu. Năm 2015, Hội khoa học lịch sử tỉnh Bình Dƣơng phát hành cuốn “Bình Dương 20 năm phát triển”, giới thiệu những thành tựu chủ yếu trên các lĩnh vực 4
  13. kinh tế, văn hóa, xã hội của đảng bộ và nhân dân Bình Dƣơng trong suốt 20 năm xây dựng và phát triển (1997 - 2017). Tuy nhiên, công trình này chủ yếu tập trung giới thiệu trên phạm vi toàn tỉnh nên vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục đƣợc làm rõ, nhất là những chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và tỉnh Bình Dƣơng về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thị xã Bến Cát nói riêng trong giai đoạn 1997 - 2017, sau khi tái lập tỉnh. Năm 2015, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển công bố công trình “Sự thay đổi kinh tế nông thôn miền Nam xu hướng công nghiệp hóa từ năm 1945 – 2009: trường hợp xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương”, của Shibuya. Tác giả đã làm rõ sự thay đổi cơ cấu lao động nông thôn miền Nam từ năm 1945 đến năm 2009 và phân tích tình trạng thoát ly khỏi nông nghiệp trong những năm gần đây tại nông thôn ở Đông Nam Bộ. Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm rõ đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dƣơng. Tuy nhiên, giới hạn không gian nghiên cứu của các công trình vẫn chủ yếu là cấp tỉnh, thành chƣa có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề kinh tế - xã hội trên từng địa bàn cụ thể của Tỉnh, trong đó vấn đề chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát vẫn chƣa đƣợc đề cập, mặc dù đây là địa phƣơng có kinh tế - xã hội phát triển. * Nhóm thứ hai, là các công trình nghiên cứu có đề cập về kinh tế, xã hội thị xã Bến Cát nói riêng Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về Bến Cát, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của thị xã trên nhiều phƣơng diện khác nhau, trong đó có “Lịch sử Đảng bộ huyện Bến Cát (1930 – 1975)” (2000) và “Bến Cát 25 năm xây dựng và phát triển 1975 – 2000” (2005) đƣợc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản. Các công trình này đã khái quát về quá trình hình thành vùng đất, con ngƣời, lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và đấu tranh cách mạng, công cuộc xây dựng quê hƣơng, thì còn đề cập đến các chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của Bến Cát. Tuy nhiên, nội dung chính của công trình tập trung vào quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Bến Cát chứ chƣa phản ánh đƣợc quá trình chuyển biến kinh tế - xã. Mặc dù vậy, về cơ bản 5
  14. vẫn có thể sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Về chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát chƣa có một công trình nào nghiên cứu sâu và có hệ thống. Có chăng chỉ dừng lại ở các bài báo phản ánh từng mặt, từng lĩnh vực và chủ yếu là đƣa tin về một số kết quả khái quát trong phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Bến Cát. Qua các danh mục trên đây cho thấy, các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội Bình Dƣơng với các cấp độ và hƣớng tiếp cận khác nhau. Các công trình đã nêu ra và đều mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh tế - xã hội để tìm ra hƣớng đi, đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc để phát huy vai trò của kinh tế - xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nói chung trên phạm vi từng địa phƣơng nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội ở thị xã Bến Cát, Bình Dƣơng trong suốt giai đoạn 2014 – 2021. Chính vì vậy, luận văn “Chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương (2014 - 2021)” sẽ đi sâu tìm hiểu, phân tích quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của Bến Cát. Từ đó, góp phần làm sáng tỏ thêm những lý luận và thực tiễn quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dƣơng. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn sẽ cung cấp những luận cứ, là nguồn tƣ liệu tham khảo để tác giả kế thừa và tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Phục dựng lại bức tranh kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng từ năm 2014 đến năm 2021. Trên lĩnh vực kinh tế, luận văn làm rõ chuyển biến về tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển biến các ngành kinh tế. Trên lĩnh vực xã hội, luận văn làm sáng rõ chuyển biến về dân số, lao động, việc làm, mức thu nhập, giáo dục, y tế, chính sách xã hội. - Phân tích và đánh giá chuyển kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát trong giai đoạn 2014 – 2021, đồng thời nhận xét những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội. Rút ra đặc điểm, nguyên nhân của 6
  15. những thành công và những tồn tại hạn chế phát triển kinh tế, xã hội Bến Cát trong thời gian qua và dự báo xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát. - Đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu đặc điểm kinh tế và sự chuyển biến các ngành kinh tế bao gồm ngành nông nghiệp, công nghiệp - thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ; đặc điểm xã hội và sự chuyển biến về xã hội trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, chính sách xã hội. Nhƣng với dung lƣợng của một luận văn tác giả chỉ đề cập đến chuyển biến kinh tế đƣợc giới hạn và xác định trong luận văn là tốc độ tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển biến các ngành kinh tế; chuyển biến xã hội đƣợc giới hạn và xác định trong luận văn là dân số, lao động và việc làm, thu nhập, giáo dục, y tế, chính sách xã hội, hoạt động thể thao, văn hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: địa bàn nghiên cứu của luận văn là thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dƣơng. Để có những đánh giá toàn diện, trong quá trình nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát (2014 - 2021) luận văn mở rộng không gian ra khỏi địa bàn hành chính Bến Cát ra tỉnh Bình Dƣơng, ra vùng Đông Nam Bộ. - Thời gian nghiên cứu: Luận văn lấy mốc thời gian từ năm 2014 đến năm 2021 để nghiên cứu vì đây là giai đoạn lịch sử chứng kiến nhiều biến đổi quan trọng tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội của thị xã Bến Cát. Lựa chọn mốc thời gian 2014 làm mốc mở đầu nghiên cứu luận văn vì đây là năm Bến Cát chính thức lên thị xã; năm 2021 là mốc kết thúc quá trình nghiên cứu luận văn, vì đây là năm đầu tiên và gần nhất thực hiện nghị quyết của đại hội Đảng bộ thị xã Bến Cát lần thứ XII, ngoài ra tác giả còn đề cập đến Bến Cát trƣớc năm 2014 hiểu đƣợc tình hình kinh tế - xã hội Bến Cát trƣớc đó. 7
  16. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu chính gồm: - Nguồn tài liệu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến đến vấn đề kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung và tỉnh Bình Dƣơng nói riêng. Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc, của các cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể tỉnh Bình Dƣơng nói chung, thị xã Bến Cát về phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2014 đến năm 2021. Các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và phƣơng hƣớng nhiệm vụ từ năm 2014 đến năm 2021 của Ủy ban nhân dân thị xã Bến Cát. Các niên giám Thống kê đƣợc lƣu trữ tại Cục thống kê tỉnh Bình Dƣơng. - Các công trình nghiên cứu về kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Dƣơng nói chung và Bến Cát nói riêng nhƣ Địa chí tỉnh Bình Dương, Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Bình Dương (1975 -2010), Lịch sử Đảng bộ huyện Bến Cát (1945 -1975)… 5.2 Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành một đề tài nghiên cứu lịch sử, luận văn sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu chính là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Ngoài ra, đề tài còn kết hợp sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu. Phương pháp lịch sử: Phƣơng pháp lịch sử dƣợc sử dụng trong luận văn nhằm phục dựng lại bức tranh kinh tế - xã hội của Bến Cát trong giai đoạn (2014 – 2021) một cách chân thực, sinh động qua thời gian. Phương pháp logic. Phƣơng pháp logic đƣợc thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu các sự kiện, các kết quả trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội dƣới dạng tổng quát nhằm đánh giá sự chuyển biến, tìm ra khuynh hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Bến Cát trong giai đoạn 2014 – 2021. Về cơ bản phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic không tách rời khi vận dụng nghiên cứu một quá trình lịch sử. Do vậy, trong quá trình thực hiện đề 8
  17. tài, luận văn sử dụng song song cả hai phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ thống kê…để làm sáng tỏ nhiều vấn đề thực tiễn chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát (2014 - 2021). 6. Đóng góp của luận văn - Đây là công trình nghiên cứu lịch sử quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng (2014 - 2021). - Luận văn cung cấp nguồn tƣ liệu mới, chƣa trùng với bất cứ công trình nào. Luận văn cung cấp những tƣ liệu mới, thông tin, những đánh giá khái quát về vị trí, vai trò, tiềm năng của Bến Cát, sự đóng góp của Bến Cát vào sự phát triển chung của tỉnh. - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần phác họa lịch sử của Bến Cát (2014 - 2021), trƣớc hết trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, đồng thời luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phƣơng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội và địa lí hành chính thị xã Bến Cát trƣớc năm 2014 Chƣơng 2. Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát từ năm 2014 đến năm 2021 Chƣơng 3. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Bến Cát giai đoạn 2020 – 2025 và những thành quả bƣớc đầu 9
  18. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐỊA LÍ HÀNH CHÍNH THỊ XÃ BẾN CÁT TRƢỚC NĂM 2014 1.1 Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Vị trí địa lý là một trong những lợi thế quan trọng góp phần quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Bến Cát. Theo nghị quyết số 136/NQ- CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, huyện Bến Cát chia thành hai huyện, thị: huyện Bàu Bàng và thị xã Bến Cát. Thị xã Bến Cát có diện tích tự nhiên là 23.442,24 ha và 230.420 nhân khẩu, gồm 5 phƣờng và 3 xã: Mỹ Phƣớc, Thới Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa, An Điền, An Tây, Phú An (Chính phủ, 2013). Với vị trí địa lý thuận lợi đã tạo vị thế quan trọng của Bến Cát trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bến Cát là một thị xã trung tâm nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Dƣơng, cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một 20km về phía Bắc và cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 50km. Đây là điều kiện để Bến Cát thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, thu hút lao động vào phát triển kinh tế - xã hội. Về địa giới hành chính: phía Bắc giáp với huyện Bàu Bàng; phía Nam giáp với thành phố Thủ Dầu Một; phía Đông giáp với huyện Phú Giáo và Tân Uyên; phía Tây giáp với huyện Dầu Tiếng; tây nam giáp sông Sài Gòn - là ranh giới hành chính với huyện Củ Chi (xem phụ lục 1.2). Vị trí chiến lƣợc ở đây cả ở kinh tế và chính trị, với vị trí địa lý này của Bến Cát là một lợi thế trong quá trình phát triển, trở thành điểm đến hấp dẫn mới đối với các nhà đầu tƣ. Kinh tế - xã hội của Bến Cát có nhiều đóng góp vào sự phát triển của vùng, đặc biệt cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ. Thị xã Bến Cát có hệ thống giao thông thuận lợi, có nhiều tuyến đƣờng huyết mạch đi qua thị xã Bến Cát, phần lớn các trục đƣờng có mặt đƣờng lớn nhƣ Quốc lộ 13 xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bình Phƣớc, đây là tuyến đƣờng quan trọng của thị xã Bến Cát. Ngoài ra còn có các tuyến giao thông 10
  19. đƣờng bộ khác nhƣ đƣờng Mỹ Phƣớc – Tân Vạn hỗ trợ giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 13, đƣờng vành đai tỉnh đi qua địa bàn thị xã Bến Cát còn có ĐT.741, ĐT.744, ĐT.748, ĐT.749 kết nối các khu công nghiệp với các huyện thị lân cận. Đây là một lợi thế của Bến Cát về vận chuyển hàng hóa, trên cơ sở đó dễ dàng thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp thị xã Bến Cát. Có vị trí địa lý thuận lợi cùng với cơ sở hạ tầng giao thông đƣợc xây dựng, nâng cấp là lợi thế của thị xã Bến Cát trong việc xác định phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với sự phát triển của cả tỉnh; Khoảng cách địa lý Từ Bến Cát đến Thành phố Hồ Chí Minh không xa khoảng 50km, cách Thủ Dầu Một 20km, thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Bến Cát có ƣu thế trong việc tiếp nhận đầu tƣ về vốn, khoa học công nghệ từ nhiều nguồn trong và ngoài nƣớc. Về địa hình, thị xã Bến Cát có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam, địa hình chuyển tiếp từ vùng cao phía Đông Bắc xuống Tây Nam. Vùng đồng bằng hạ lƣu sông Sài Gòn, sông Thị Tính có độ cao trung bình từ 5 – 15 m so với mực nƣớc biển. Địa hình có độ cao trung bình từ 2m đến 34m tập trung tại các phƣờng Chánh Phú Hòa, phƣờng Thới Hòa, Hòa Lợi, An Điền, An Tây...(Ban chấp hành Đảng bộ huyện Bến Cát, 2000, tr.8). Phần lớn địa hình của Bến Cát cao, không bị ảnh hƣởng bởi ngập lụt và thoát nƣớc tốt thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, phần lớn diện tích Bến Cát có nền đất cứng, kết cấu ổn định và không bị sụt lún là một lợi thế để thu hút đầu tƣ khi xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng đô thị. 1.1.2. Khí hậu Bến Cát có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu có đặc điểm là nắng nhiều, lƣợng mƣa lớn và ít thiên tai. Trong một năm, Bến Cát có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa trung bình hàng năm của Bên Cát khoảng 2.003 mm/ năm. Mùa mƣa kéo dài, lƣợng mƣa tƣơng đối cao thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhất là trồng trọt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.221 giờ. Khí hậu 11
  20. của Bến Cát tƣơng đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình là 26,9C – 27,6C. Bến Cát là vùng khí hậu ôn hòa, ít xảy ra thiên tai bão lũ, có lợi cho sự sinh trƣởng phát triển các loại động thực vật vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa (Ban chấp hành Đảng bộ huyện Bến Cát, 2000, tr.10). Khí hậu của Bến Cát ôn hòa, thƣờng không chịu ảnh hƣởng của bão lụt hoặc áp thấp nhiệt đới, ít thiên tai tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nhất là trong nông nghiệp bao gồm trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây lƣơng thực, cây ăn quả; là lợi thế thu hút các nhà đầu tƣ vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, mƣa phân bố theo mùa rõ rệt, lƣợng mƣa giữa các mùa có sự chênh lệch lớn tạo nên tình trạng dƣ thừa nƣớc trong mùa mƣa. Mùa khô kéo dài từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 4 năm sau, mƣa ít, nắng nóng ảnh hƣởng nhiều đến đời sống nhân dân, phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng. 1.1.3. Tài nguyên nước Nguồn tài nguyên nƣớc dồi dào, chủ yếu từ sông Sài Gòn và sông Thị Tính. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ phía Bắc Bình Phƣớc và Tây Ninh, chảy qua địa phận tỉnh Bình Dƣơng khoảng 101 km và chảy qua thị xã Bến Cát khoảng 24,4 km là nguồn nƣớc quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng. Sông Thị Tính là một phụ lƣu của sông Sài Gòn, bắt đầu từ Bình Long (Bình Phƣớc) chảy qua thị xã Bến Cát rồi lại đổ vào sông Sài Gòn. Cùng với sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp những cánh đồng ở thị xã Bến Cát, thành phố Thủ Dầu Một tạo nên những vƣờn cây ăn trái đặc trƣng. Ngoài hai con sông lớn trên, thị xã Bến Cát còn có các suối nhƣ: suối Ba Làng, suối Cầu Dinh, suối Tre và một số suối, kênh, rạch nhỏ khác. Trên địa bàn có 2 công trình thủy lợi là đập Cửa Pari và hệ thống kè An Tây - Phú An (Ban chấp hành Đảng bộ huyện Bến Cát, 2000, tr.11). Nhìn chung, nguồn nƣớc của Bến Cát khá phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ở các khu vực ven sông, là lợi thế để Bến Cát xây dựng các khu đô thị sinh thái ven sông góp phần vào sự phát triển của Bến Cát. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2