intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Tác động của việc tham gia phong trào đoàn, hội, câu lạc bộ, các cuộc thi trong trường đại học đến việc học tập và rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên"

Chia sẻ: Lê Đức Ngọc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

226
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có rất nhiều con đường để một người thành công , trong thực tế chúng ta có thể bắt gặp nhiều gương mặt mà sự thành công của họ thật đáng ngưỡng mộ như tỷ phú Bill Gates của tập đoàn Miscrosoft ; Sergey Brin , Larry Page 2 ông chủ của Google ….

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Tác động của việc tham gia phong trào đoàn, hội, câu lạc bộ, các cuộc thi trong trường đại học đến việc học tập và rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên"

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM KHOA KINH TẾ ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA PHONG TRÀO ĐOÀN, HỘI, CÂU LẠC BỘ, CÁC CUỘC THI TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẾN VIỆC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN. Môn: Lý thuyết thống kê Giảng viên: ThS Nguyễn Đình Uông Lớp: K08405A Nhóm nghiên cứu: Nhóm 1 Danh sách nhóm: 1. Tống Thị Thanh Tuyền K084050869 2. Nguyễn Thị Mai Như K084050815 3. Phạm Thị Hồng Huyên K084050783 4. Hoàng Mai Anh K084050736 5. Nguyễn Thị Thu Nguyệt ( nhóm trưởng) K084050814 1
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1.1Cơ sở hình thành nghiên cứu : ............................................................................................ 3 1.2.Mục tiêu nghiên cứu : ........................................................................................................ 5 1.3 .Ý nghĩa đề tài : ................................................................................................................. 5 1.4.Đối tượng phạm vi đề tài : ................................................................................................. 6 1.5.Phương pháp nghiên cứu : ................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG .............................................................................. 7 2.1 Việc tham gia hoạt động trường lạc bộ trong lớp, đoàn hội, câu lạc bộ của sinh viên trong các trường đại học hiện nay ..................................................................................................... 7 2.2 Mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động trong trường đại học đến kết quả học tập và việc rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên. ............................................................................... 7 2.3 Mối quan hệ giữa kết quả học tập, kĩ năng mềm cần có đến tương lai nghề nghiệp, việc làm của sinh viên. .......................................................................................................................... 8 CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................................................................ 9 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – HẠN CHẾ - KIẾN NGHỊ ............................................................. 15 4.1 Kết luận........................................................................................................................... 15 4.2 Một số hạn chế của đề tài................................................................................................. 16 4.3 Kiến nghị......................................................................................................................... 16 4.4 Một vài thành quả mà Đoàn trường ĐHQG TP.HCM đạt được trong thời gian qua. ........ 16 PHỤ LỤC: 2
  3. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Cơ sở hình thành nghiên cứu 1.1 Mục tiêu nghiên cứu 1.2 Ý nghĩa của đề tài 1.3 Đối tượng , phạm vi đề tài 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.5 1.1Cơ sở hình thành nghiên cứu : Có rất nhiều con đường để một người thành công , trong thực tế chúng ta có thể bắt gặp nhiều gương mặt mà sự thành công của họ thật đáng ngưỡng mộ như t ỷ phú Bill Gates của tập đoàn Miscrosoft ; Sergey Brin , Larry Page 2 ông chủ của Google ….ở trong nước như Đoàn Nguyên Đức – chủ tich tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ,Võ Quốc Thắng – Gạch Đồng Tâm Long An .Họ là những con người tài giỏi , đa số họ chưa học qua trường đại học nào nhưng họ vẫn rất thành công .Nhưng lời khuyên học dành cho ai muốn được như họ là con đường học tập .Học là con đường tiến tới thành công một cách vững chắc nhất , ông bà ta thường nói “ không thầy đố mày làm nên “ , học tập để mạng lại tri thức giúp chúng ta có nền tảng vững chắc để có thể làm việc trong xã hội .Việc học tập trong trương đại học , cao đẳng chuyên nghiệp là rất quan trong , chuẩn bị những kiến thức quan trọng chuyên sâu về lĩnh vực mình được đào tạo . Môi trường đại học không đơn giản chỉ để cho sinh viên học tập mà còn hơn thế nữa đó là môi trường rất tốt để sinh viên hình thành những kĩ năng căn bản trước khi ra trường đi làm .Những kĩ năng mềm này thực sự rất quan trọng và các nhà tuyển dung ngày càng đòi hỏi cao về điều này. Theo thống kê của NSW AMES (tổ chức quốc tế về đào tạo kĩ năng ) kĩ năng mềm chiếm 80 % sự thành công . Việc tham gia các hoạt động do trường đại học tổ chức ,các hoạt động của Đoàn Thanh niên , Hội Sinh viên và các cuộc thi chuyên để ,các cuộc hội thảo cho sinh viên trên quy mô lớn thực sự có vai trò rất lớn .Đây là những hoạt động chính giúp sinh viên rèn luyên kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn , khả năng lãnh đạo ; hình thành sự tự tin , năng động cần có khi đi làm việc , những kinh nghiệm học được từ những con người thành đạt . Ngoài ra nó còn bổ trợ kiến thức chuyên sâu rất nhiều, hình thành được cách làm việc, quản lí thời gian hiệu quả , hoạt động cộng đồng theo nhóm, làm việc độc lập, quản lí căng thẳng…. 3
  4. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đặt ra yêu cầu trong buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngày 5/4/2009, t ại trụ sở Chính phủ : Phong trào Đoàn góp phần tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội , các phong trào của Đoàn Thanh niên cần được cụ thể hóa bằng các chương trình, hành động cụ thể, thiết thực, hiệu quả, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp triển khai nhanh, quyết liệt những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy tr ì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần đưa các nghị quyết, chính sách đi vào cuộc sống. Các chương trình, dự án mà Chính phủ giao đã được Trung ương Đoàn triển khai thực hiện với kết quả tốt như Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, “Đoàn TN tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông”… Trong điều kiện kinh tế nước nhà gặp nhiều khó khăn, thách thức, các cấp bộ Đo àn trong cả nước đã nỗ lực, có nhiều sáng kiến, năng động, sáng tạo tổ chức các phong trào ngày càng phong phú, thiết thực. Hoạt động của Đoàn trên các lĩnh vực đã khẳng định vai trò xung kích của tuổi trẻ trong tham gia phát triển kinh tế-xã hội, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước, xứng đáng là lực lượng hậu bị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Các phong trào thi đua do Đoàn phát động đã cổ vũ thanh niên lập thân, lập nghiệp, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng sức trẻ của thanh niên, được đông đảo thanh niên hưởng ứng tham gia. Thủ tướng cho rằng, Việt Nam với t ư cách là một nền kinh tế mở, đang trên con đường hội nhập quốc tế, do đó, khó khăn, thách thức còn rất lớn. Trước yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn mới, Đảng, Nhà nước luôn đặt niềm tin vào thanh niên, mong đợi và đòi hỏi Đoàn Thanh niên tiếp tục có những hoạt động giàu sức lôi cuốn, hăng hái tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng mong mỏi thế hệ trẻ Việt Nam sẽ luôn luôn kế tục 4
  5. xứng đáng truyền thống tốt đẹp của cha ông, ra sức học t ập, lao động xây dựng Việt Nam sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ những điều trên có thể thấy rằng phong trào Đoàn Hội có vai trò rất quan trọng, là phong trào của thế hệ tiếp nối. Phong trào Đoàn Hội ở các trường Đại học lại càng có vai trò quan trọng hơn. Để giúp sinh viên và những người tổ chức các hoạt động ,phong trào này hiểu rõ thực sự được vai trò , tác động tích cực của nó đối với học tập và việc hình thành nên những kĩ năng mềm và góp phần để những hoạt động này thực sự là bổ ích , có ý nghĩa thiết thực hơn với sinh viên , chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Tác động của việc tham gia phong trào Đoàn , Hội , các câu lạc bộ ,các cuộc thi trong trường đại học đến việc học tập và hình thành kĩ năng mềm của sinh viên “. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu : Đề tài được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu sau : 1.Nhận định tác động của việc tham gia hoạt động trong trường đại học đến : + Kết quả học tập của sinh viên + Rèn luyện kĩ năng mềm 2.Kiểm định mối quan hệ giữa việc tham g ia hoạt động trong trường đại học đến 2 yếu tố trên . 3.Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng các hoạt động ,phong trào trong trường đại học 1.3 .Ý nghĩa đề tài : Việc nhận định một cách cụ thể tác động của việc tham gia hoạt động trong trường đại học đến kết quả hoạt động của sinh viên giúp cho sinh viên hiểu rõ về vai trò của nó không chỉ đến việc học tập các môn chuyên ngành ,các môn học bắt buộc như anh văn , tin học mà còn ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành những kĩ năng, phẩm chất cần thiết khi đi làm việc, giao tiếp với công chúng . Hiện nay , đa số sinh viên đều có vẻ chưa xem trọng việc tham gia này, coi chúng là những hoạt động không cần thiết , chỉ tập trung vào việc bổ sung kiến thức, đây là một yếu tố dẫn tới chất lượng đầu ra kém chỉ nặng về 5
  6. lí thuyết mà không có kĩ năng thực hành căn bản . Ngoài ra việc tổ chức các hoạt động cho sinh viên còn nhiều hạn chế, đồng thời do sinh viên đánh giá là chưa chất lượng và thực sự hấp dẫn với họ. Nhận định những ý kiến của sinh viên , phản hồi lại cho những nhà tổ chức để họ cải tiến chất lượng các hoạt động , thu hút sinh viên tham gia . 1.4.Đối tượng phạm vi đề tài : + Đối tượng đề tài : Sinh viên hiện đang học tại các trường đại học thuộc tất cả các khối ngành + Phạm vi : Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh . 1.5.Phương pháp nghiên cứu : Với mục tiêu , đối tượng ,phạm vi nghiên cứu trên ., đề tài được thực hiện thông qua 2 phương pháp nghiên cứu sau : Phân tích định tính : Mục đích của việc sử dụng phương pháp này : Đây là giai đoạn hình thành các chỉ tiêu, các biến trong mô hình nghiên cứu . Thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn - Sử dụng các thang đo cho các biến - Khảo sát thí điểm 10 người nhằm kiểm tra tính tương thích của bảng câu hỏi . - Phân tích định lượng : Mục đích của phương pháp : Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức ,kiểm định , kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề ra . Thực hiện điều ra không toàn bộ : - + Số lượng mẫu : Số lượng 100 sinh viên + Phương pháp lấy mẫu thuân tiện :Lấy mẫu ở các trường đại học ,gặp trực tiếp sinh viên để khảo sát ,cô gắng lấy mẫu đồng đều ở các khối ng ành . Phân tích dữ liệu : - +Thống kê mô tả : Mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu 6
  7. + Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu thu thập được . CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG 2.1 Việc tham gia hoạt động trường lạc bộ trong lớp, đoàn hội, câu lạc bộ của sinh viên trong các trường đại học hiện nay 2.2 Mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động trong trường đại học đến kết quả học tập và việc rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên. 2.3 Mối quan hệ giữa kết quả học tập, kĩ năng mềm cần có đến t ương lai nghề nghiệp, việc làm của sinh viên. 2.1 Việc tham gia hoạt động trường lạc bộ trong lớp, đoàn hội, câu lạc bộ của sinh viên trong các trường đại học hiện nay Hiện nay trong các trường đại học ở Việt Nam, các hoạt động trường lớp, đoàn hội, câu lạc bộ ngày càng được tổ chức rộng rãi và đa dạng, thu hút nhiều sinh viên tham gia ( các buổi giao lưu ngoại khóa, các hoạt động công tác xã hội, câu lạc bộ ngoại ngữ, câu lạc bộ thể dục thể thao – nghệ thuật…) với mục tiêu đưa ra: giúp cho sinh viên nâng cao vốn kiến thức, giúp sinh viên năng động, tự tin hơn, rèn luyện các kĩ năng mềm… Tuy nhiên số lượng sinh viên tham gia vào các hoạt động đó trong một trường đại học không phải là nhiều. Sinh viên có tham gia vào các hoạt động, các câu lạc bộ đó hay không tùy thuộc vào nhu cầu và suy nghĩ ở bản thân họ. Và sinh viên tham gia các ho ạt động, câu lạc bộ nói riêng cũng có nhiều lí do và mục đích khác nhau như điểm rèn luyện hay để phát triển, thể hiện bản thân… 2.2 Mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động trong trường đại học đến kết quả học tập và việc rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên. Với mục tiêu mà các hoạt động, các câu lạc bộ đưa ra, sinh viên tham gia sẽ được tạo điều kiện và được rèn luyện để phát triển bản thân một cách hiệu quả. Bởi nhà tổ chức, 7
  8. lãnh đạo những hoạt động, câu lạc bộ này là những người có kĩ năng tốt, có kinh nghiệm nhiều năm trong trường đại học. Các buổi hoạt động của các phong trào, các câu lạc bộ này đều vô cùng có ích cho sinh viên, những người luôn có nhu cầu t ìm hiểu và ham học hỏi, đây sẽ là môi trường học tập và nghiên cứu hiệu quả, giúp họ nâng cao kiến thức về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực chuyên môn của mình. Những buổi giao lưu do các câu lạc bộ tổ chức thường là hướng dẫn và giải đáp thắc mắc về các môn học căn bản và chuyên ngành cho sinh viên, giúp sinh viên giảm bớt căng thẳng sau học tập. Ngo ài ra sinh viên khi tham gia các ho ạt động, các câu lạc bộ do trường lớp tổ chức cũng sẽ được cộng nhiều điểm rèn luyện, là một phần quan trọng để đánh giá khả năng của sinh viên. Vì vậy tham gia các hoạt động trường lớp, câu lạc bộ sẽ tạo cho sinh viên có một kết quả học tập tốt hơn. Những buổi hoạt động đó cũng là môi trường thực nghiệm cho sinh viên, giúp sinh viên làm quen dần với môi trường bên ngoài cuộc sống nhiều khó khăn, phức tạp để sinh viên sau này bước ra làm việc khỏi gặp nhiều bỡ ngỡ và vướng phải sai lầm. Sinh viên sẽ được hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản trị, lãnh đạo… là những kĩ năng cơ bản và cần thiết cho cơ hội việc làm cũng như cơ hội thăng tiến sau này của mỗi sinh viên. Ngoài ra còn những kĩ năng khác như kĩ năng quản lí căng thẳng, kĩ năng vận động bản thân, kĩ năng tranh luận, thuyết phục… rất cần thiết cho sinh viên trong môi trường học tập hiện tại. Tất cả trên là những kĩ năng mềm mà sinh viên được rèn luyện khi tham gia các phong trào ho ạt động, câu lạc bộ. 2.3 Mối quan hệ giữa kết quả học tập, kĩ năng mềm cần có đến tương lai nghề nghiệp, việc làm của sinh viên. Nhà tuyển dụng ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng sinh viên sau khi ra trường, bao gồm kết quả học tập và những kĩ năng mềm phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Trong đó kĩ năng mềm cần có ở sinh viên là quan trọng hơn cả. Nhà tuyển dụng yêu cầu rất nhiều kĩ năng: ngoại ngữ, tin học văn phòng, giao tiếp, làm việc độc lập, tổ chức, quản lý, làm việc nhóm, lãnh đạo, hoạch định, đàm phán… Tùy theo mỗi ngành nghề, lĩnh vực mà nhà tuyển dụng có yêu cầu khác nhau về những kĩ năng trên, nên sinh viên phải trang bị cho mình những kĩ năng phù hợp để có thể được nhà tuyển dụng chấp nhận. 8
  9. Chương 3 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Tổng thể nghiên cứu của đề tài này là toàn bộ sinh viên hiện đang học ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát về đề t ài “ Tác động của việc tham gia các hoạt động Đoàn Hội,các câu lạc bộ ” của sinh viên các trường Đại học hiện nay trên một mẫu phi xác suất, gồm 100 sinh viên từ nhiều trường Đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc khảo sát được thực hiện đối với sinh viên của hơn 20 trường Đại học – cao đẳng trên địa bàn TP HCM , để thuận tiện cho việc khảo sát chúng tôi chia 100 sinh viên viên này theo các chuyên ngành : khoa học xã hội – kinh tế - luật , kỹ thuật – công nghệ , khoa học tự nhiên , y dược , thể dục thể thao… Chia theo các nhóm đối t ượng như trên vì chúng tôi cho rằng có thể có mối liên hệ nào đó giữa việc tham gia các hoạt động Đo àn Hội , các câu lạc bộ với chuyên ngành học của sinh viên. Vì các sinh viên thuộc khối ngành Khoa học xã hội- kinh tế - luật rất năng động , việc tham g ia các hoạt động cũng nhiều hơn ( Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Kinh tế , Khoa Kinh tế - Luật , Đại học Luật , Cao đẳng Kinh tế đối ngoại… ) ,họ có nhu cầu cần hiểu biết nhiều về các vấn đề Kinh tế - xã hội để phục vụ cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn. Tham gia vào các Câu lạc bộ công tác – xã hội, CLB kỹ năng, CLB ngoại ngữ, các sàn chứng khoán ảo (như ở trường ĐH Kinh tế,Khoa Kinh tế - Luật ĐHQG TPHCM)…có thể mang lại những kỹ năng, những kinh nghiệm, những hiểu biết ích lợi. Các ngành kỹ thuật, khoa học tự nhiên, y dược thì lại cần thiết những hiểu biết về khoa học, ngoại ngữ ( sinh viên Y dược cần có vốn Pháp ngữ,Anh ngữ tốt để nghiên cứu chuyên ngành ).Họ có thể tham gia các CLB khoa học, ngoại ngữ để nâng cao năng lực của mình. Hay như sinh viên của các trường ĐH thể dục thể thao thì chủ yếu tham gia vào các CLB thể dục thể thao. Sinh viên một số ngành thì hứng thú tham gia các hoạt động Đoàn hộ i,các cuộc thi trí tuệ ( triết học Mac-Lenin, rung chuông vàng…) hơn là các cuộc thi đấu về thể thao Không thể không kể đến yếu tố con người trong việc tham gia các hoạt động đo àn hội,các CLB,đó còn là quyết định chủ quan muốn hay không muốn tham gia của mỗi cá 9
  10. nhân,không hẳn là nếu ý thức được ích lợi của các hoạt động này thì họ sẽ tham gia và ngược lại. Bên cạnh đó đề tài cũng phân tích các yếu tố khách quan tác động tới việc tham gia các hoạt động Đoàn Hội,các CLB của sinh viên hiện nay. Dựa trên các tiền đề đó,nhóm chúng tôi tiếp tục khảo sát về kết quả học tập của 100 sinh viên và xem xét xem liệu có mối quan hệ nào giữa việc tham gia hay khong tham gia các hoạt động Đoàn Hội với kết quả học tập của họ hay không. Đồng thời chúng t ôi cũng quan tâm nghiên cứu những nhận xét đánh giá của các sinh viên đối với chất lượng và ích lợi của các hoạt động này. Việc tham gia các hoạt động Đoàn hội,CLB liệu thực sự có ý nghĩa hay không,và nếu có ý nghĩa thì yêu cầu đặt ra với các trường ĐH hiện nay là gì? Thông tin cá nhân của những người tham gia phần lớn được tổng hợp trên bảng 1 cho thấy rằng cơ cấu sinh viên thuộc ngành Khoa học xã hội – Kinh tế chiếm tỉ lệ cao nhất 29% , tiếp theo là khối ngành Kỹ thuật công nghệ xấp xỉ 23% , Khoa học tự nhiên chiếm 17% , Nông lâm thủy sản chiếm 13% , Y dược 11% , và chiếm tỉ lệ khảo sát thấp nhất là Thể dục thể thao 7%. Cơ cấu về trình độ học vấn cũng tương đối hợp lý, số có tham gia đào tạo chính quy một năm là 18%, phổ biến nhất là sinh viên năm 2 chiếm 48% sinh viên năm 3 chiếm 22% và sinh viên năm 4 chiếm 12% Qua cuộc nghiên cứu và khảo sát khi được hỏi “ Bạn có tham gia hoạt động trường lớp, Đoàn Hội, câu lạc bộ, các cuộc thi do trưòng tổ chức không ? ” thì phần lớn các sinh viên đều trả lời là có và con số đó chiếm đến 78%, những người trả lời ” chưa bao giờ chiếm 22% Đề tài sử dụng các đo lường tần số chung của mục đích và phần lớn khi đựợc hỏi mục đích tham gia phần lớn của các sinh viên họ đều trả lời với mục đích hoàn thiện phẩm chất , năng lực bản thân và tỉ lệ ấy chiếm 52.6% . kế đến là ảnh hưởng đến kết quả học tập ( điểm rền luyện ) chiếm 33 % , với mục đích thể hiện bản thân chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,4% và hơn 7 % sinh viên trả lời với mục đích khác Những số liệu này cho thấy rằng đa số những sinh viên tham gia các hoạt động này là vì nó ảnh hưởng đến kết quả học tập và để hoàn thiện năng lực phẩm chất của bản thân. Trong đó có tới 52.6% trả lời cho lý do thứ hai, gấp gần 1.5 lần số trả lời cho lý do thứ nhất. Điều đó cho thấy bộ phận 10
  11. sinh viên tham gia các hoạt động này là vì lý do tích cực muốn hoàn thiện bản thân mình, cũng cho thấy rằng những hoạt động này có ý nghĩa tích cực đối với sinh viên. Tuy nhiên bên cạnh đó có tới 1/3 số sinh viên tham gia các hoạt động này cho biết họ tham gia vì điều đó ảnh hưởng đến điểm số của mình. Với lý do này có vẻ như việc tham gia các hoạt động của trường lớp là một điều cần thiết bắt buộc để có một hạnh kiểm tốt khi ra tr ường, cũng như một điều dễ thấy là điểm rèn luyện sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với những sinh viên thuộc diện xét học bổng. Tất nhiên những yếu tố này cũng quan trọng nhưng liệu có phải việc tham gia các hoạt động này chỉ đem lại lợi ích về điểm số hay không, và có thực sự đem lại những lợi ích nào khác đối với sinh viên hay không. Nhóm chúng tôi tiếp tục khảo sát sự đánh giá của sinh viên về tác động của các hoạt động này đối với cả vấn đề điểm số và cả việc hoàn thiện bản thân. Trước hết một căn cứ để có thể đánh giá về việc các hoạt động này tác động thế nào đối với bản thân sinh viên và đối với kết quả học tập của họ đó là mức độ tham gia các hoạt động này có thường xuyên hay không. Về mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động thuộc các lĩnh vực mà các sinh viên yêu thích thì phần lớn các sinh viên thường tham gia bất cứ hoạt động nào do trưòng lớp tổ chức còn các hoạt động liên quan đến ngành học chỉ chiếm 17, 9% và có đến 11,5% tham gia hoạt động có nhiều giải thưỏng hấp dẫn, cuối cùng việc tham gia hoạt động theo phong trào chiếm tỉ lệ thấp nhất 7.7%. Qua đó cho ta thấy các hoạt động liên quan đến ngành học chưa thực sự phổ biến và chưa thực sự thu hút được nhiều sinh viên tham gia. Khi để cho các sinh viên tự đánh gía về mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động đó thì đa số các sinh viên đều trả lời : họ tham gia phần lớn từ 25-50% và tỉ lệ này chiếm 46% , còn t ỷ lệ tham gia lớn hơn 75% tổng số các hoạt động - phong trào chỉ chiếm 7.7%, đây là t ỉ lệ thấp nhất. Điều này cho chúng ta thấy rằng mặc dù họ tham gia vào các hoạt động mà họ thấy ưa thích nhưng đa phần họ chỉ tham gia từ 25 -50 % các hoạt động đó . Các lĩnh vực mà sinh viên thường xuyên tham gia nhất là câu lạc bộ về công tác xã hôi chiếm đến 31,7% tiếp theo là câu lạc bộ thể thao nghệ thuật chiếm 25,4% , ngoại ngữ chiếm 22,2% , thấp nhất là tỉ lệ tham gia câu lạc bộ kĩ năng . Các con số này cho biết 11
  12. rằng các câu lạc bộ kĩ năng ( thực sự là rất quan trọng trong việc hình thành các kĩ năng mềm ) chưa thực sự thu hút được sinh viên như câu lạc bộ công tác xã hội. Đề tài sử dụng cách đo lường tần số chung của sinh viên theo thang điểm 10 và để người trả lời tự cho điểm về những tác động của việc tham gia các hoạt động , các cuộc thi của trường lớp tác động đến mỗi sinh viên trên các kĩ năng như năng động ,tự tin, sáng tạo , khả năng lãnh đạo ,kinh nghiệm ……… + Đối với kĩ năng năng động, thang điểm chiếm tỉ lệ cao nhất là từ 5- 8 điểm , trong đó thang điểm 5, 6 chiếm tỉ lệ cao nhất 19.2% còn thang điểm 1 và 10 chiếm tỷ lệ 2,6 % cũng là tỷ lệ thất nhất. Ta nhận thấy rằng kĩ năng động của sinh viên do các hoạt động đem lại chỉ ở mức trung bình. + Đối với kĩ năng tự tin thang điểm chiếm tỷ lệ cao nhất là tự 5 đến 7 điểm trong đó 5 điểm chiếm tỷ lệ cao nhất là 29,5 % ; điểm 7 chiếm tỷ lệ 19,2% ; điểm 6 chiếm 17.9% và tỷ lệ thấp nhất là thang điểm 10. Đối với kĩ năng sáng tạo, thang điểm chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 4 - 6 điểm trong đó điểm 5 chiếm tỷ lệ 25,6% ; điểm 6 là 21.8% ; điểm 4 là 12,8% ; thang điểm 2 và 10 chiếm t ỷ lệ thấp nhất chiếm tỷ lệ 3,8% . Kết luận : kĩ năng sáng tạo do các hoạt động đem lại thấp hơn kĩ năng tự tin và năng động do các hoạt động đó đem lại. Điều này chứng tỏ nội dung các hoạt động chưa khơi dậy sự sáng tạo, tư duy, trí tuệ của sinh viên . + Đối với kĩ năng lãnh đạo các thang điểm tương đối trải đều và chiếm tỷ lệ cao từ 4- 8 điểm và cao nhất vẫn là thang điểm 5. Chứng tỏ những kĩ năng như năng động tự tin sáng tạo và khả năng lãnh đạo do các hoạt động trường lớp chỉ chiếm tỷ lệ trung bình .Việc rèn luyện khả năng hoạt động theo nhóm , lãnh đạo tập thể thực sự là rất quan trọng đặc biệt là sau khi ra trường nhưng thực sự các chương trình chưa mang lại nhiều bổ ích và rèn luyện nhiều kĩ năng cho sinh viên. Đánh giá về chất lượng các hoạt động trường lớp, đoàn hội mà sinh viên tham gia t ại thành phố HCM thực hiện tại các trưòng đại học trên địa bàn. Kết quả tìm ra thang đo về chất lượng của các hoạt động công tác đo àn hội bao gồm 3 nhân tố chính : tính bổ ích, tính hấp dẫn, tính thiết thực. Theo đánh giá của sinh viên về tính bổ ích của các hoạt động thì có đến 42.6% sinh viên đánh giá là bình thường , hài lòng, 5.1% rất hài lòng, không hài lòng chiếm 2.6%. 12
  13. Phần lớn các sinh viên cho rằng họ cảm thấy bình thường về tính hấp dẫn của hoạt động trường lớp và tỉ lệ này chiếm 69.2% khi được hỏi về mức độ hài lòng, chỉ có 19% sinh viên cho rằng họ hài lòng với tính hấp dẫn của hoạt động này, 5.1% sinh viên cảm thấy rất hài lòng, 7.7% cho rằng những hoạt động này không thật sự hấp dẫn và thu hút. Khi được hỏi về t ính thiết thực của các hoạt động thông qua khảo sát ta thấy rằng có đến 51.3% đánh giá bình thường , 34.6% cảm thấy hài lòng, 10.3% cảm thấy rất hài lòng và có đến 3.8% sinh viên cho rằng những hoạt động này không thật sự thiết thực. Khi đánh giá về vai trò của các hoạt động trường lớp, đoàn hội, câu lạc bộ hầu hết các sinh viên cho rằng những hoạt động này quan trọng đối với họ và t ỉ lệ này chiếm đến 50% , 34.6% đánh giá bình thường, 12.8% cho rằng quan trọng, và không quan trọng chiếm 2.6%. Khi tham gia công tác đoàn hội ắt hẳn phải có những sinh viên tham gia giữ chức bộ cán bộ lớp,đoàn,hội, đề tài đã khảo sát về mức độ yêu thích của mỗi người đối với chức vụ của mình , và cuộc khảo sát giúp chúng tôi nhận ra 38% cho biết họ tham gia vào ban cán bộ lớp, trường, đoàn, hội vì lợi ích của bản thân chứ không phải vì yêu thích công việc này. Cuộc khảo sát này cũng được thực hiện đối với những sinh viên năm cuối, những người mà chúng tôi cho rằng sẽ có đánh giá tốt nhất về sự tác động của việc tham gia các phong trào đoàn hội. Kết quả thu được đó là có tới 50% các sinh viên năm cuối được thực hiện khảo sát cho rằng 50% kỹ năng mềm và cơ hội t ìm kiếm việc làm là do việc tham gia vào các hoạt động trường lớp, đoàn hội. Đề tài cũng khảo sát về những yêu cầu và những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên đối với phong trào trường lớp, đoàn hội. 69 trong tổng số 100 sinh viên được khảo sát mong các Câu lạc bộ được tổ chức tốt hơn. Ngoài ra còn một số ý kiến đóng góp khác như cần tổ chức thêm nhiều hoạt động nữa để sinh viên có nhiều cơ hội tham gia phong trào đoàn hội hơn nữa, thời gian tổ chức các hoạt động cần hợp lý hơn , tổ chức và phổ biến các phong trào hoạt động một cách tích cực sôi nổi hơn, một vài ý kiến khác cũng cho rằng cần có sự cải biến ở bộ phận cán bộ lãnh đạo. Từ điều này có thể thấy rằng, sinh viên rất quan tâm đến các CLB, mong muốn tham gia vì thực sự CLB là môi trường rèn luyện cả về kiến thức chuyên ngành – kiến thức xã hội – các kỹ năng cần có (ngoại ngữ, tin học…),đó cũng là nơi mà sinh viên có cơ hội thể hiện tài năng của bản thân và trao 13
  14. đổi học hỏi thêm kinh nghiệm của những người đi trước, nhưng thực tế cho thấy hầu hết sinh viên cho rằng, chất lượng các CLB này chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Vấn đề này là vấn đề mà các trường cần chú ý tới, làm cho các hoạt động phong trào đoàn hội, các CLB trở nên phong phú, thiết thực, hấp dẫn hơn, tổ chức chặt chẽ và thời gian tổ chức hợp lý để sinh viên tham gia được nhiều hơn. Mặc dù kiến thức là điều quan trọng nhưng điểm số mới là mối quan tâm lớn nhất của hầu hết sinh viên hiện nay, làm sao để có kết quả tốt và điểm số tốt. Kết quả khảo sát cho biết có 67.1% sinh viên (không bao gồm sinh viên năm nhất) nói rằng điểm trung bình học tập của họ trong các học kỳ qua đạt 6.5 đến 8.0 ; 29.2% cho biết điểm học tập trung bình của họ là trên 8.0 và chỉ có 3.7% trả lời điểm số của họ dưới mức 6.5 . Có thể nói đây cũng là một kết quả khá tốt. Qua bảng crosstaps ta cũng thấy được rằng những người được khảo sát là có tham gia thường xuyên các phong trào, ho ạt động, các câu lạc bộ có tỉ lệ điểm 6.5 – 8.0 là cao nhất, kết quả này cho thấy tham gia thường xuyên các hoạt động này sẽ cho điểm số học tập tốt hơn là không tham gia hoặc tham gia không thường xuyên. Bên cạnh kiến thức thì hạnh kiểm là một phần không thể thiếu để đánh giá một cách đầy đủ về cả về vấn đề học tập và vấn đề đạo đức của sinh viên. Khi còn ngồi trên giảng đường đại học, điểm rèn luyện của mỗi sinh viên được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí, từ việc tham gia các hoạt động của nội bộ lớp tới các hoạt động, các cuộc thi của ngành,của khoa,của trường, các phong trào của đoàn hội, việc tham gia các câu lạc bộ. Nếu điểm rèn luyện không đạt thì dù điểm học tập cao đến đâu sinh viên cũng không được đánh giá tốt. Đối với những sinh viên có điểm học tập cao thì điểm rèn luyện là yếu tố để đánh giá xem họ có được nhận học bổng hay không. Ngay cả trong hồ sơ xin việc, một bản hạnh kiểm tốt cũng là một yêu cầu không thể thiếu của nhà tuyển dụng. Đề tài của nhóm chúng tôi cũng đã thực hiện khảo sát về điểm rèn luyện của các sinh viên (không bao gồm sinh viên năm nhất), số liệu thu được là 61% điểm rèn luyện rơi vào khoảng 0.6 đến 0.8 , chỉ có 4.9% có điểm rèn luyện dưới 0.4 . Cũng tương tự như điểm số, qua bảng crosstaps ta có thể nhận xét được rằng tỉ lệ những sinh viên có điểm rèn luyện tương đối cao ( 0,6 – 0.8) là cao nhất đối với những sinh viên tham gia khá thường xuyên. 14
  15. Đối với những sinh viên trả lời rằng chưa bao giờ tham gia các hoạt động của trường lớp, các phong trào đoàn hội, các CLB, đề tài đã khảo sát họ về những lý do nào khiến họ không tham gia. Kết quả 77.3% trả lời với lý do những hoạt động này chỉ tốn thời gian. 21.2% nói rằng các hoạt động này quá nhàm chán và vì thế họ không muốn tham gia. Một số ít 2.5% thờ ơ rằng các hoạt động này thực sự chẳng cho họ thấy một lợi ích thực tế nào cả. Đó là ý kiến của 22% số sinh viên được thực hiện khảo sát. Đây quả là một con số không hề nhỏ, và chưa thực sự hiểu được lợi ích mà các hoạt động các phong trào của trường lớp, đoàn hội mang lại. Đối với các sinh viên chưa bao giờ tham gia các hoạt động của trường lớp, đoàn hội, đề tài cũng t ìm hiểu về ý kiến của họ sẽ tham các hoạt động này trong tương lai hay không, hay là vẫn không muốn tham gia, tỉ lệ có và không tham gia là 50 – 50. Như vậy một số đang bắt đầu thay đổi cái nhìn của mình về việc tham gia các hoạt động trường lớp, đoàn hội. Còn một số vẫn giữ nguyên ý kiến không muốn tham gia. Cuộc khảo sát đã đưa đến một kết quả ,mặc dù phần lớn sinh viên đều có nhận thức rằng việc tham gia các hoạt động trường lớp,đoàn hội,các CLB sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho cả việc học tập rèn luyện của họ ở hiện tại và cả trong tương lai những lợi ích đó vẫn còn nguyên giá trị. Nhưng đánh giá của họ về tính bổ ích,thiết thực,hấp dẫn của các hoạt động này tại môi trường học tập của họ cũng như tác động của nó tới các kỹ năng tự tin, năng động, sáng tạo, khả năng lãnh đạo, kinh nghiệm đều chỉ dừng lại ở mức trung bình. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – HẠN CHẾ - KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Mục đich của nghiên cứu này là tác động của việc tham gia các hoạt động trường lớp, đoàn hội, các câu lạc bộ đến việc học tập và rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia các hoạt động trường lớp, đoàn hội, các câu lạc bộ của sinh viên có những tác động khá quan trọng đến việc học tập và rèn luyện kĩ năng mềm của họ qua những con số đã được thống kê và phân tích một cách chính xác và đáng tin cậy. Đề tài này đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra. 15
  16. 4.2 Một số hạn chế của đề tài Mặc dù đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra nhưng vẫn còn tồn tại một vài hạn chế như sau: thủ tục lấy mẫu thuận tiện, lấy mẫu chưa đề ở khối ngành và khóa học: số lượng sinh viên được khảo sát thuộc ngành thể dục thể thao là quá ít so với mẫu, tỉ lệ sinh viên năm 2 cao hơn khá xa so với các năm khác. 4.3 Kiến nghị Từ một vài ý kiến đóng góp của những sinh viên được khảo sát, chúng tôi xin đ ưa ra một vài kiến nghị để Đoàn trường, những người tổ chức các phong trào hoạt động trường, lớp, các câu lạc bộ trong trường Đại học có thể tham khảo như: - Tổ chức đa dạng các hoạt động phong trào đoàn hội, các CLB, phong phú hơn, thiết thực hơn, hấp dẫn hơn để lôi cuốn sinh viên - Tổ chức chặt chẽ và thời gian tổ chức hợp lý hơn nữa để sinh viên tham gia được nhiều hơn. - Giới thiệu và phổ biến một cách rộng rãi và hiệu quả hơn các hoạt động, cuộc thi, phong trào… để sinh viên nắm bắt được, quan tâm và thấy được lợi ích của họ khi tham gia. - Đội ngũ lãnh đạo, tổ chức các phong trào, hoạt động, các câu lạc bộ cần phát huy tốt hơn vai trò lãnh đạo của mình, hòa đồng thân thiết hơn với sinh viên… để có thể hướng dẫn và truyền đạt lại những kinh nghiệm của thế hệ đi trước. 4.4 Một vài thành quả mà Đoàn trường ĐHQG TP.HCM đạt được trong thời gian qua. Không chỉ là đơn vị trọng điểm của miền Nam nói riêng cả nước nói chung trong lĩnh vực Giáo dục đào tạo và Nghiên cứu khoa học, ĐHQG TP.HCM còn là một trong những đơn vị xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Học sinh - Sinh viên TP.HCM trong nhiều năm qua. Nhìn lại những hoạt động trong năm học 2007-2008, Đoàn viên, HS-SV ĐHQG-HCM có quyền tự hào với những thành quả thiết thực. Với quy mô 7 Đoàn đơn vị thành viên (Đoàn Trường ĐH Bách Khoa, Đoàn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đoàn Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đoàn Trường ĐH Quốc tế, Đoàn Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Đoàn Khoa Kinh tế và Đoàn Cơ quan Văn phòng ĐHQG-HCM) bao gồm 45 Đoàn cơ sở và 48 Chi đoàn trực thuộc, 634 Chi đoàn với tổng số 33.006 Đoàn viên (chiếm trên 20% tổng số đoàn viên khu vực ĐH – 16
  17. CĐ – THCN toàn Thành phố) trên tổng số 46.926 sinh viên hệ chính quy (chiếm trên 24% tổng số sinh viên toàn Thành phố), đồng thời bằng chính sự nỗ lực và cố gắng trong học tập, công tác và rèn luyện cuả cả tập thể Đoàn viên, HS-SV ĐHQG, công tác Đoàn và phong trào sinh viên ĐHQG-HCM không chỉ được đánh giá là đơn vị luôn đi đầu và đang ngày một phát triển với những tầm cao mới trong phong trào sinh viên thành phố, góp phần tạo nên diện mạo cuả một lớp HS-SV trong thời đại mới, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cuả đất nước. ĐHQG TP.HCM có 3 đơn vị Đoàn trường là đơn vị Đoàn tương đương cấp Quận-Huyện trực thuộc Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh: ĐH KHTN, ĐH KHXH&NV, ĐHBK và cả 3 đơn vị này đều nằm ở cụm thi đua số 1 - cụm của 9 trường vững mạnh nhất– trong phong trào thi đua của các trường CĐ-ĐH-THCN trên toàn Thành phố nhiều năm qua. Nhiều đơn vị Đoàn của ĐHQG TP.HCM là Đoàn cơ sở trực thuộc vững mạnh như: Khoa Kinh tế, ĐHQT, ĐHCNTT… Nhắc đến các hoạt động tiêu biểu của ĐHQG TP.HCM trong năm học 2006-2007 chúng ta lại nhớ ngay đến những chương trình tiêu biểu quy mô như : Ngày hội “Sinh viên ĐHQG-HCM làm theo lời Bác” với hàng loạt các hoạt động như: Triển lãm tranh ảnh, tư liệu về thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại sảnh lớn Nhà điều hành ĐHQG- HCM; hoạt động của các gian hàng đố vui có thưởng về kiến thức lịch sử, văn hóa; thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh; Các hoạt động của khu “Tuổi trẻ và Bác” ghi lại những suy nghĩ, t ình cảm của thanh niên đối với tấm gương đạo đức của Bác, đối với những kỷ niệm, kỷ vật … trong cuộc đời cách mạng của Bác; Giao lưu với ông Giản Tư Trung, người sáng lập ra tổ hợp giáo dục PACE; Tổ chức hội thi karaoke hát về Bác Hồ, chiếu phim về Bác Hồ; Lập kỷ lục Việt Nam về vẽ bức tranh lớn nhất về Bác Hồ; Lễ tuyên dương sinh viên 3 t ốt ĐHQG-HCM năm 2007: tuyên dương 80 gương mặt sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 3 tốt cấp ĐHQG-HCM” năm 2007, trong đó 9 gương mặt tiêu biểu nhất đã được trao bằng khen của Giám đốc ĐHQH- HCM. Ngày hội đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các bạn sinh viên, giúp cho các bạn hiểu biết nhiều hơn về Bác, đồng thời giúp các bạn có thể định hướng phấn đấu và nỗ lực không ngừng trong học tập và rèn luyện . Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo lời Bác trong đoàn viên thanh niên ĐHQG-HCM, Ban Cán sự Đoàn đã tổ chức Hội thi học tập và làm theo lời Bác “Sáng 17
  18. mãi tên Người” lần I năm 2008. Hội thi đ ược chia thành 2 bảng cho 2 đối tượng: cán bộ trẻ và sinh viên. Các vòng thi diễn ra với hình thức đối kháng trên sân khấu, bao gồm các phần thi: Đường về làng Sen, Theo chân Bác, Con đường vạn dặm, Ánh sáng soi đường, riêng vòng chung kết có thêm phần thi kể chuyện Hồ Chí Minh – Sáng mãi tên Người và hùng biện Tuổi trẻ làm theo lời Bác. Hội thi đã thu hút được 14 đội cán bộ trẻ và 25 đội sinh viên đến từ Đoàn các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQG-HCM tham gia. Chào mừng tháng Thanh niên, đồng thời tạo sân chơi lành mạnh góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đo àn viên thanh niên, sinh viên, Ban Cán sự Đoàn đã tổ chức Liên hoan tiếng hát sinh viên ĐHQG-HCM lần VI - năm 2008. Trong đợt liên hoan lần này, BCS Đoàn đã tổ chức một chuyến đi công tác xã hội tại Trung tâm Chắp cánh. Mỗi chương trình đều để lại những tiếng vang nhất định vì sự đầu tư nghiêm túc, sự phối hợp làm việc nhịp nhàng, bài bản, tính quy mô và trên hết là sự sáng tạo, đổi mới trong nội dung, hình thức thể hiện các hoạt động, ngày càng trẻ trung, tạo sức hút đối với đoàn viên, sinh viên ĐHQG-HCM. Trong năm học 2007-2008, các cơ sở Đoàn của ĐHQG-HCM đã kiên trì tuyên truyền các nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HCM bằng nhiều hình thức: Hội thi, toạ đàm, tuyên truyền giới thiệu qua bảng tin, các website… Trong Cuộc thi tìm hiểu Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh “Ánh sáng thời đại” lần III năm 2008, với sự tham dự của 53 đội tuyển là những giáo viên, giảng viên trẻ đến từ các quận huyện, các trường CĐ, ĐH của TP.HCM, đội tuyển giảng viên và sinh viên Trường ĐH KHTN - ĐHQG-HCM đã xuất sắc đoạt Giải nhất. Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học và làm theo lời Bác” được 100% các cơ sở Đoàn triển khai thực hiện. Theo kết quả của Thành Đoàn Tp.HCM, trong cụm thi đua số 1, Đoàn TNCS Trường ĐH KHTN là đơn vị dẫn đầu về kết quả thi đua trong to àn thành phố với số điểm cao nhất 927/1000 điểm, tiếp đó là Đoàn Trường ĐH KHXH&NV đứng thứ 5 với 871 điểm, Trường ĐH Bách Khoa với 840 điểm. Trong cụm thi đua số 3 Đo àn TNCS Khoa Kinh tế - ĐHQG-HCM đứng vị trí số 2 với 970.5 điểm. Nhắc đến Trường ĐH KHTN đơn vị suất sắc nhất toàn Thành phố Hồ Chí Minh năm qua phải nhắc ngay đến các mô hình giải pháp. Đặc biệt hai giải pháp được đánh giá cao đó là hệ thống giải pháp thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập làm theo lời Bác”. Thực hiện cuộc vận động của Ban Bí thư Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam 18
  19. “Học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM”. BCH Đoàn Trường ĐH KHTN đã sớm xây dựng triển khai chương trình hành động một cách cụ thể với nội dung và tiêu chí hành dộng cho từng đối t ượng đặc thù. Hệ thống giải pháp được đánh giá cao về tính cụ thể và khoa học. Với những giải pháp chiều rộng, chiều sâu, Đo àn trường đang từng bước đẩy mạnh nội dung “Làm theo lời Bác”, chọn lọc những vấn đề cụ thể, thân thiết, tạo thành một cuộc vận động lớn trong to àn trường, từ đó tác động đến suy nghĩ và hành động của Đoàn viên, Thanh niên một cách tích cực hơn. Với giải pháp “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-IdeaS”- sức sống mới cho phong trào nghiên cứu khoa học. Nhằm hỗ trợ tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận sớm hình thức và phương pháp luận trong NCKH, cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-Ideas” lần dầu tiên đã được BCH Đoàn phát động vào tháng 10/2007. Cuộc thi ra đời với mong muốn đây sẽ là một nơi phát huy được tính sáng tạo và tinh thần ham học hỏi NCKH trong sinh viên. Những ý tưởng sẽ được đánh giá dựa trên tính khả thi và khả năng ứng dụng thực tế. Cuộc thi đã thu hút được sự chú ý của đông đảo sinh viên và được sự quan tâm đánh giá cao của Đảng Uỷ- Ban giám hiệu trường cũng như thầy cô giảng dạy tại các khoa. Ngoài ra giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từ phong trào “Cán bộ Đoàn- Hội giỏi chuyên môn, vững nghiệp vụ” cũng được đánh giá là một giải pháp thiết thực. Nhằm đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ Đoàn- Hội trong nhà trường từ trình độ học tập cho đến chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng Đoàn phát triển toàn diện… Trường ĐH Bách Khoa tiếp tục xây dựng nên những công trình thiết thực, mang đậm dấu ấn của sinh viên trường trong chiến dịch t ình nguyện Mùa hè xanh năm 2008. Khi mùa thi vẫn còn đồng hành cùng các bạn sinh viên các trường ĐH, CĐ thì mùa hè tình nguyện của sinh viên Bách Khoa đã chính thức phát lệnh xuất quân từ ngày 1/7/2008. Là đội hình tiên phong xuất quân sớm nhất, 1093 thầy cô và sinh viên Trường ĐHBK tiến về 4 mặt trận: mặt trận quận 10 - Thành Phố Hồ Chí Minh (115 chiến sĩ), mặt trận huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh (44 chiến sĩ), mặt trận huyện Thạnh Phú – t ỉnh Bến Tre (961 chiến sĩ) và mặt trận tỉnh Champasack – nước CHDCND Lào (6 chiến sĩ). Tại huyện Thạnh Phú (Bến Tre), các chiến sĩ t ình nguyện của Trường đã xây dựng 18000 m đường bê tông, một phòng học mẫu giáo, một cầu bê tông dài 45m, 18 ngôi nhà tình thương (10 triệu/căn), 12 cầu nông thôn với chiều dài tổng cộng 297m và 21 đoạn đường nông thôn dài tổng cộng 11.210 m. 19
  20. Hỗ trợ học thuật, NCKH cho Đoàn viên, sinh viên là hoạt động được Đoàn Trường ĐH KHXH&NV tập trung thực hiện trong năm học 2007-2008. Giải pháp động lực cho các hoạt động hỗ trợ học thuật, NCKH cho Đoàn viên, sinh viên của trường trong năm học này chính là Trung tâm Khoa học Trẻ (tiền thân là Trung tâm Hỗ trợ sinh viên NCKH) trực thuộc Đoàn trường. Trong năm học vừa qua, Trung tâm Khoa học Trẻ của Đoàn trường đã bắt đầu triển khai thực hiện đề án “Nâng cao năng lực Anh ngữ” cho Đoàn viên, sinh viên. Mục tiêu của đề án này là tạo thêm điều kiện, môi trường cho Đoàn viên, sinh viên nâng cao trình độ tiếng Anh đáp ứng được việc xét tốt nghiệp đối với sinh viên khối ngành xã hội. Điểm nổi bật trong việc thực hiện phong trào “Sinh viên 3 tốt” trong năm học này của Trường ĐH KHXH&NV chính là sự ra đời của CLB “Sinh viên 3 tốt” với tiêu chí hoạt động là “kết nối với cơ quan, doanh nghiệp để tạo đầu ra cho sinh viên 3 tốt”. Các hoạt động tình nguyện, CTXH vẫn luôn là thế mạnh của trường ĐH KHXH&NV và năm học 2007 – 2008 vẫn tiếp tục được phát huy tốt. Bên cạnh chiến dịch Mùa hè xanh, Chiến dịch Xuân t ình nguyện 2008 năm nay của Trường thu hút hơn 400 Đoàn viên, sinh viên tham g ia tình nguyện tại các mặt trận Bà Rịa – Vũng Tàu, các mái ấm, nhà mở ở địa bàn TP.HCM. Xuân tình nguyện 2008 không chỉ thu hút Đo àn viên, sinh viên trong trường và còn thu hút các Đoàn viên, sinh viên từ một số trường bạn trên địa bàn thành phố như: Đại học Công nghiệp, Đại học Nông lâm, Đại học Ngoại thương, Đại học Sư phạm kỹ thuật,Khoa Kinh tế - ĐHQG-HCM, … Trong năm học 2007 – 2008 vừa qua, Đoàn trường đã thực hiện tương đối trọn vẹn các nội dung công tác, góp phần chăm lo mọi mặt cho Đo àn viên, sinh viên, thể hiện được vai trò là người bạn của sinh viên. Thêm vào đó, trong năm học này, Đoàn trường cũng đã có nhiều cố gắng trong việc t ìm những hướng đi mới trong công tác hỗ trợ học thuật và NCKH cho Đoàn viên, sinh viên, bư ớc đầu đạt được những thành tích đáng khích lệ. Khoa Kinh tế - ĐHQG TP.HCM tổ chức thành công FESE sàn giao dịch chứng khoán ảo 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2