intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán ở Việt Nam và tác động của việc phát hành đến giá chứng khoán

Chia sẻ: Ngọc Hưng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

280
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực trạng của phát hành chứng khoán tại Việt Nam, tác động của việc phát hành đến giá chứng khoán ở Việt Nam, giải pháp phát hành đến giá chứng khoán ở Việt Nam,... là những nội dung chính trong đề tài "Thực trạng phát hành chứng khoán ở Việt Nam và tác động của việc phát hành đến giá chứng khoán". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Thực trạng phát hành chứng khoán ở Việt Nam và tác động của việc phát hành đến giá chứng khoán

  1. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Đề tài: THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN  Ở  VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG  CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN Bộ môn : Thị trường chứng khoán Giảng viên : Trần Anh Tuấn Nhóm thực hiện : 1. Lưu Thị Liên 2. Nguyễn Thị Hằng 3. Phạm Quốc Cường 4. Đặng Văn Điệp 5. Phạm Đức Thắng Email : team10.ttck.k13@gmail.com Lớp : Ca 1 Thứ 3 Giảng đường : H309 Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 1
  2. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG  CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN I. Thực trạng của phát hành chứng khoán tại Việt Nam 1. Khái niệm về phát hành chứng khoán Phát hành chứng khoán là việc chào bán chứng khoán mới phát hành. Tổ  chức phát hành   có thể sử dụng phương thức phát hành riêng lẻ hoặc phát hành ra công chúng. Việc sử dụng   phương thức nào tùy thuộc vào khả  năng thỏa mãn điều kiện phát hành, khả  năng huy động   vốn, mong muốn thay đổi cơ cấu sở hữu của tổ chức phát hành. Theo Trung tâm NCKH&ĐTCK : Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới gọi là phát  hành chứng khoán. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một tổ  chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng. Nếu việc phát  hành đó là việc phát hành bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng loại lưu thông trên thị  trường thì gọi là đợt phát hành chứng khoán bổ  sung. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng  đều được phát hành chứng khoán mà chỉ những chủ thể mới có quyền này. 2. Các phương thức phát hành chứng khoán và thực trạng a) Phát hành chứng khoán riêng lẻ   Phát hành riêng lẻ: là việc công ty phát hành chào bán chứng khoán của mình trong   phạm vi một số  người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư  có tổ  chức có ý định   nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài) như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí... với những điều   kiện hạn chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng. Các ngân hàng đầu tư cũng có thể  tham gia vào việc phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Đa số  các đợt phát hành trái phiếu đều thực hiện dưới hình thức phát hành riêng lẻ, việc phát hành  cổ phiếu thường ­ cổ phiếu phổ thông ít khi được thực hiện dưới hình thức này. Số lượng nhà đầu tư tối đa mua chứng khoán trong đợt phát hành riêng lẻ là bao nhiêu còn   tùy thuộc vào quy định của từng nước. Ở Việt Nam, chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ  chức chào bán chứng khoán cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán   chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet. Theo quy định của pháp luật, việc xác định chào bán cổ phiếu riêng lẻ như sau:  Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 2
  3. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán ­ Chào bán cổ phiếu riêng lẻ là việc chào bán cổ phiếu cho một số nhà đầu tư xác định,   dưới 100 NĐT không kể NĐT chuyên nghiệp. (bao gồm các tổ chức theo quy định tại   Khoản 11 Điều 6 Luật Chứng khoán), không thông qua các phương tiện thông tin đại   chúng. ­ Việc chào bán cổ phiếu với giá ưu đãi cho cán bộ công nhân viên được thực hiện theo   các quy định về  phát hành cổ  phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao đọng   trong công ty tại Thông tư số 18/2007/TT­BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính. Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ tại Việt Nam Khi TTCK còn nhiều bất  ổn như  hiện nay, các doanh nghiệp đã hoặc sẽ  phát hành cổ  phiếu riêng lẻ  cho nhà đầu tư  chiến lược đang là một xu thế  mới. Điều này giúp DN tăng   nguồn vốn,  ổn định sản xuất kinh doanh cũng như  có cơ  hội bắt tay với nhiều đối tác tiềm   năng mới. Trong tình hình TTCK hiện nay, việc gia tăng đột biến các nhà đầu tư  mới chưa có kinh   nghiệm sẽ nảy sinh hình thức đầu tư theo kiểu phong trào. Do vậy, các tổ chức đầu tư không   muốn mua chứng khoán theo phương thức khớp lệnh, vì số  lượng mua từng phiên không  được nhiều, nhất là khi thị  trường nóng, và các nhà đầu tư  cá nhân thường hăng hái mua để  hưởng chênh lệch giá. Thời gian qua, không ít doanh nghiệp đã tiến hành bán cổ  phiếu riêng lẻ  cho các đối tác   chiến lược như: Bảo Việt, Vinare, Đạm Phú Mỹ… Còn gần đây nhất, Ngân hàng Thương   mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) phát hành riêng lẻ  12.890.216 cổ  phiếu   cho các đối tác chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, việc phát hành CP riêng lẻ  cũng tồn tại  những mặt trái. Cụ thể: thời gian vừa qua, nhiều công ty đã lợi dụng danh nghĩa phát hành cổ  phiếu cho cổ đông chiến lược để  chào bán với giá rẻ, đây là vấn đề  gây bức xúc đối với thị  trường, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông hiện hữu. Trong 3 tháng cuối năm 2007, rất nhiều công ty cổ  phần có tên tuổi trên thị  trường “âm   thầm nhưng “gấp gáp” phát hành cổ phiểu riêng lẻ để thành lập những công ty cổ phần mới   ăn theo thương hiệu công ty mẹ. Làn sóng phát hành riêng lẻ nhiều nhất trong ngành dầu khí,   điện xây dựng và bất động sản. Có công ty ngay sau khi công bố chuyển từ doanh nghiệp Nhà   nước sang công ty cổ phần đã đẻ  ra 1 lúc 5 công ty cổ  phần con với những ngành nghề  kinh   doanh tương tự  như công ty mẹ. Nhằm lách luật, những công ty cổ  phàn con mới thành lập  chỉ có dưới 100 cổ đông vì nếu trên con số này sẽ trở thành công ty cổ phần đại chúng và bị  bắt buộc phải công bố thông tin công khai và đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Phương thức phát hành riêng lẻ nhanh nhất đang được các công ty áp dụng như  sau: đầu   tiên là những cổ đông lớn ở công ty mẹ và những người thân của họ đứng ra thành lập công ty  cô phần mới với cái tên có thương hiệu của công ty mẹ nằm trong đó. Ngay sau khi có giấy   phép kinh doanh, công ty con bắt đầu âm thầm bán cổ phiếu cho công chúng với giá gấp 2­3   Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 3
  4. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán lần mệnh giá. Muôn bán thật nhanh với giá cao, họ dùng phương thức truyền miệng, đồn thổi  thông tin lên mây do những công ty cổ phần này chưa phải là công ty đại chúng nên không bị  bắt buộc công bố thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như công ty cổ  phần đại cúng và các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Khi Đại hội Cổ đông thông qua phương án phát hành cho đối tác chiến lược, tỷ lệ sở hữu   của các cổ đông sẽ bị giảm đi và cổ phiếu đang lưu hành sẽ bị pha loãng. Quy định chưa chặt  chẽ  về  việc phát hành cho cổ  đông chiến lược khiến nhiều tổ  chức mang danh nghĩa chiến  lược đã bán ngay cổ phiếu khi giá cao mà không gắn bó với doanh nghiệp. Vì vậy, UBCKNN  đang trong quá trình soạn thảo Nghị định về kiểm soát việc phát hành riêng lẻ  cổ  phiếu của  công ty đại chúng. Hai năm trở  lại đây, phát hành riêng lẻ  đang được các DN coi là vốn huy động khả  thi  nhất. Theo số  liệu tháng 6 năm 2012 về  việc phát hành chứng khoán riêng lẻ  tại các DN,  CTCP Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (KSA) vừa nộp hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán   Nhà nước (UBCK) liên quan đến việc chào bán 12.354.048 cổ  phần riêng lẻ. Trao đổi với   ĐTCK, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ  tịch HĐQT KSA cho biết, dự  kiến vào cuối tháng 8,  Công ty sẽ  thực hiện việc phát hành hơn 12 triệu cổ  phiếu trên cho 3 đối tác chiến lược là   Wanji Holding Group Co. Ltd, Chengde Tianfu Titamium Co., Ltd và CTCP Đầu tư  Đại Á   Châu theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2012. Ông Dũng cho biết, hiện Công ty và các  đối tác đang đàm phán về giá nhưng dự kiến giá phát hành tối thiểu là 20.000 đồng/CP, trong   khi cổ phiếu KSA đang giao dịch trên thị trường với giá 13.000 đồng/CP. “Chúng tôi phải tìm   cách phát hành riêng lẻ  để  huy động vốn, bởi trong năm 2011, Công ty bị  vỡ  kế  hoạch phát   hành cho cổ đông hiện hữu”, ông Dũng nói. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có thể phát hành cổ phiếu cao hơn thị giá. Trước đó,  CTCP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (THV) đã phải chọn phương án phát hành riêng lẻ  hơn  42,2 triệu cổ phần, với giá chỉ 6.000 đồng/CP cho đối tác chiến lược, để tăng vốn điều lệ lên   1.000 tỷ đồng. Nhưng phương án phát hành riêng lẻ với mức giá thấp hơn mệnh giá của THV   xem ra vẫn khả thi hơn nhiều so với việc phát hành rộng rãi cho cổ đông hiện hữu, trong điều   kiện thiếu hụt thanh khoản trầm trọng của THV. Nếu được UBCK chấp thuận, THV sẽ thực   hiện kế hoạch phát hành này ngay trong quý III/2012. CTCK Sacombank (SBS) cũng vừa công bố kế hoạch phát hành ít nhất 10 triệu cổ phiếu   hạn chế  chuyển nhượng trong 1 năm, giá bán tối thiểu bằng mệnh giá cho các NĐT chiến  lược. Theo SBS, sau khi tiến hành nghiên cứu, thăm dò thị  trường về khả  năng góp vốn đầu   tư vào Công ty, HĐQT Công ty nhận thấy, việc huy động vốn bằng cách phát hành riêng lẻ là   khả  thi trong thời điểm hiện tại. Nhiều ý kiến cho rằng, không ai khác ngoài Sacombank   (STB) sẽ đứng ra mua hết số cổ phần này. Chỉ trong tháng 7/2012, UBCK nhận được hồ sơ xin phát hành riêng lẻ của 5 DN, gồm cả  DN niêm yết và công ty đại chúng chưa niêm yết. Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 4
  5. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán ĐHĐCĐ bất thường tổ chức sáng ngày 18/08 của CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất  Xanh (HOSE: DXG) đã thông qua phương án tăng vốn lên 420 tỷ đồng  Theo đó, các cổ đông thống nhất phương án phát hành riêng lẻ 10 triệu cp cho nhà đầu tư  chiến lược với giá chào bán không thấp hơn mệnh giá.  CTCK Sacombank (SBS) phát hành ít nhất 10 triệu cổ  phiếu hạn chế  chuyển nhượng   trong 1 năm, giá bán tối thiểu bằng mệnh giá cho các NĐT chiến lược. Cuối tháng 8, CTCP  Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (KSA) thực hiện việc phát hành riêng lẻ  hơn 12 triệu   cổ phiếu cho 3 đối tác chiến lược là Wanji Holding Group Co. Ltd, Chengde Tianfu Titamium  Co., Ltd và CTCP Đầu tư Đại Á Châu. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, những thương vụ trên chủ  yếu được thực hiện bởi các   doanh nghiệp lớn và đều phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các đối tác chiến lược. Hoạt động  chào bán cổ phiếu ra công chúng diễn ra hết sức trầm lắng, kể cả đối với các DN Nhà nước,   các NHTM lớn,…..Thị  trường cũng đã chứng kiến rất nhiều cuộc thoái lui của các doanh  nghiệp muốn phát hành cổ phiếu, mặc dù đã có sự chuẩn bị rất kỹ càng.  Bên cạnh đó, trước áp lực về  vấn đề  nợ  xấu quá cao và nguy cơ  bị  thâu tóm, sáp nhập,  nội dung "tăng vốn điều lệ" xuất hiện trong tờ trình Đại hội cổ  đông thường niên năm 2012  của hầu hết các ngân hàng. Không chỉ các NH chọn thời điểm năm nay như Vietinbank, ACB,   Sacombank, Eximbank, Techcombank, Maritime Bank, mà còn có các NH tiếp tục thực hiện  kế  hoạch từ  năm ngoái do khó khăn của thị  trường như  DongABank, TrustBank,…Chính vì  vậy, dự  kiến thị  trường cổ  phiếu cuối năm sẽ  tràn ngập cổ  phiếu của các ngân hàng (Chủ  yếu là phát hành cho cổ đông chiến lược). Với việc Nghị định 58/2012/NĐ­CP hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán  sửa đổi có hiệu lực từ  ngày 15/9/2012, những bất cập trong quy định về  phát hành cổ  phần  riêng lẻ để tăng vốn cho DN đang dần được tháo gỡ. Hy vọng với cơ sở pháp lý mới, các DN  cổ phần sẽ dễ dàng hơn trong việc gọi vốn từ các nhà đầu tư chiến lược thông qua hình thức  phát hành riêng lẻ cho đối tượng này. Thuận lợi và khó khăn trong phát hành chứng khoán riêng lẻ Thuận lợi ­ Huy động vốn một cách linh hoạt mà ít phải thông qua các tổ chức trung gian tài chính   khác. ­ Dễ thực hiện, các  quy định về điều kiện thủ tục đơn giản ­ Nguồn vốn huy động từ  chào bán riêng lẻ là nguồn vốn có khả  năng sử  dụng lâu dài,   các DN có thể chủ động trong việc hoàn trả. ­ Là nguồn huy động vốn quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 5
  6. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán ­ Khi chào bán cổ  phần có thể  làm thay đổi vốn cố  phẩn của DN từ  đó nâng cao hiệu  quả quản lý DN ­ Có thể thực hiện với một số mục đích khác như duy trì mối quan hệ kinh doanh(khách  hàng lâu năm, nhà cung cấp, phân phối...) hoặc chào bán cho cán bộ công nhân viên... ­ Chi phí của phương thức chào bán chứng khoán riêng lẻ thấp hơn Hạn chế  ­ Về số lượng nhà đầu tư nên cũng hạn chế về số vốn huy động, ­ Một số vấn đề trong luật định gây khó khăn cho hoạt động của thị trường ck riêng lẻ ­ Nghị định 1 + Về  giới hạn chuyển nhượng (tối thiểu 1 năm) có thể  gây cho DN khó khăn trong   việc thu hút vốn đầu tư mở rộng SX kinh doanh cũng như làm mất đi sức hấp dẫn của   thị trường chứng khoán riêng lẻ. + Bởi vì thị trường chúng khoán VN hiện tại, nhận định diễn biến trong 1 năm không  hề  dễ, nên với việc yêu cầu nắm giữ cổ phiếu trên 1 năm, làm tính thanh khoản của   chứng khoán ko cao, nên DN sẽ khóa khăn hơn trong việc tìm được người góp vốn. + Về quy định giới hạn thời gian phát hành cách nhau ít nhất 6 tháng gây khó khăn cho   việc huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn liên tục của DN. + Vd khi DN cần vốn đầu tư  cho 1 dự  án, họ  chào bán cố  phần để  nắm bắt cơ  hội   đầu tư, nhưng sau đó, có một cơ hội đầu tư  khác cần vốn để  triển khai, họ  cần phải   chờ 6 tháng sau để chào bán huy động vốn. Rõ ràng quy định này triệt tiêu cơ hội đầu  tư của DN. b) Phát hành chứng khoán ra công chúng Hoạt động phát hành huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở  lại đây. Trong năm 2006, có 44 công ty cổ  phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ  phiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát   hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng ký với UBCKNN với tổng lượng  vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ VND. Trong năm 2008, do sự suy giảm của TTCK, tổng  số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khoán ra   công chúng. Thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua  thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu. Tổng số vốn huy động qua phát hành  cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng. B1) Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 6
  7. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán Định nghĩa: phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng là việc 1 doanh nghiệp cổ  phần lần đầu tiên thực hiện phát hành chứng khoán của mình tới công chúng đầu tư   ở  bên  ngoài công ty và phương thức thực hiện để  chào bán chứng khoán phải tiến hành công khai   trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều kiện phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng của các DN Việt Nam Theo điều 12 của bộ  luật chứng khoán được Quốc hội thông qua vào ngày 29/6/2006 thì   điều kiện để cháo bán chứng khoán lần đầu ra công gồm: ­ Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký cháo bán từ 10 tỷ Việt   Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán ­ Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời  không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán ­ Có phương án phát hành và phương án sử  dụng vốn thu được từ  đợt cháo bán được   Đại hội đồng cổ đông thông qua Nói một cách cụ  thể, tiêu chuẩn mà các công ty phải đáp  ứng trước khi được phép phát   hành chứng khoán ra công chúng được chia ra làm hai nhóm tiêu chuẩn bao gồm nhóm các tiêu  chuẩn định lượng và nhóm các tiêu chuẩn định tính Thực trạng IPO tại Việt Nam Thị  trường chứng khoán Việt Nam nóng lên từ  7/2006, thị  trường chứng khoán tăng 67%  trong năm 2006, nhà nước kêu gọi các công ty tiến hành IPO doanh nghiệp từ đó đến nay, nhìn  chung, tình hình khá sôi động, hàng loạt công ty tiến hành IPO, lượng cung cổ  phần ra thị  trường vô cùng lớn. (i) Cuôi năm 2006 Liên tiếp các công ti đấu giá cổ phiếu lần đầu với lượng cổ phần tương đối. Chỉ riêng   trong tháng 11/2006, một số công ti đã hoàn thành IPO. Ví dụ  như: công ty cổ  phần khu công nghiệp Tân Tạo – Itaco với 45 triệu cổ phiếu.  Công ty cổ phần Cát Lợi với 8,4 triệu cổ phiếu. Công ty cổ  phần văn hóa Tân Bình đem  đến cho thị  trường hơi khiêm tốn, chỉ  có 1.334.700 cổ  phiếu. Trong tháng 12, công ty cổ  phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông với 7,9 triệu cổ  phiếu. Công ty cổ  phần Sao Ta   (Fimex Việt Nam), tương đương 6 triệu cổ phiếu. Từ  đầu năm đến nay có hơn 40 DN đã tổ  chức đấu giá gần 451 triệu cổ phần. Chưa   kể  công ty cổ  phần bảo hiểm dầu khí (PVI) tổ  chức đấu giá 10 triệu cổ  phần vào 26/6.   Đầu tháng 7, công ty Vincom cũng bán đấu giá 5 triệu cổ phần với giá khởi điểm 80.000   đồng/cổ phần. (ii) Từ 9/2006 đến 2/2007 Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 7
  8. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán Hầu hết các công ty IPO đều rất thành công, thu được một lượng vốn lớn. Dẫn đầu   về  chỉ  tiêu thu nhập trên cổ  phiếu (EPS) trong 9 tháng đầu năm là các cổ  phiếu SJS   (12.422 đồng), NKD (5.808 đồng), AGF (5.791 đồng), REE (5.280 đồng)…  Ngày nay khi nhiều công ty tiến hành IPO giá bán cổ  phiếu đã được các NĐT đưa ra  những mức giá cao ngất ngưởng so với mức giá khởi điểm. Điển hình, cổ  phiếu công ty   Nhiệt điện Phả Lại được đấu với mức giá cao nhất 50 triệu đồng/cổ phiếu, đưa mức giá  trung bình lên 69.710 đồng/cổ phiếu, trong khi giá khởi điểm chỉ là 43.000 đồng/cổ phiếu. Trước đó, cổ  phiếu của Thủy điện Thác Mơ  được mua cao nhất với giá 56 triệu/cổ  phiếu, trong khi giá khởi điểm chỉ là 20.000 đồng/cổ phiếu, đã đẩy mức giá bình quân lên  là 67.929 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu của Nhiệt điện Bà Rịa cũng có giá 40 triệu/cổ phiế  và   giá bình quân lên đến 78.528 đồng/cổ phiếu trong khi giá khởi điểm chỉ có 15.750 đồng/cổ  phiếu. Ngoài ra cũng còn khá nhiều cổ phiếu khác có mức giá cao nhất  ở mức không tưởng,  ví dụ cổ phiếu của Cadivi có giá 44,6 triệu đồng, cổ phiếu Khu công nghiệp Hiệp Phước   là 20,1 triệu đồng, cổ phiếu Kido là 80 triệu đồng… (tháng 4/2007)  (iii) Từ tháng 3/2007 đến 2010 Một số ít công ty đấu giá thành công còn lại nhiều công ty tiến hành IPO kết quá đấu  giá ế ẩm, và không được như mong muốn Những đợt IPO được xem là khủng trong nửa đầu năm nay gồm: công ty phân đạm và  hóa chất dầu khí (PVECCo) mở  màn với gần 1.300 tỷ  đồng mệnh giá được bán ra vào  cuối gần tháng 4 thu gần 7000 tỷ đồng, 60 triệu cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt đã được   đấu giá thu trên 4000 tỷ  đồng, 6 triệu cổ  phần của công ty thủy sản Nam Việt đấu thu   được gần 700 triệu đồng… Theo thống kê của HASTC, kết thúc phiên đấu giá (3/6), Bảo   Việt tổng số  phiếu tham gia hợp lệ là 20.158 phiếu, tổng khối lượng cổ  phần tham gia   hợp lệ  là 388.136.300 cổ  phần (99,77%), giá đấu thành công nhất 250000 đồng/cổ  phiếu  và giá đấu thành công bình quân là 73.910 đồng/cổ phần. Không như những đợt IPO vào cuối năm ngoái, mức giá đấu thành công bình quân của   các đợt IPO từ tháng 3 đến nay đều chỉ hơn mức giá khởi điểm một chút. Điều này khiến   số tiền thặng dư phát hành nhà nước thu đươc không cao như dự kiến. Việc phát hành cổ phiếu của Đạm Phú Mỹ hay Bảo Việt là những phát súng hiệu mở  màn cho đợt IPO của các ông lớn, tuy kết quả đấu giá cổ phiếu không được như  các DN   mong đợi nhưng theo phân tích của chính các DN đang có kế hoạch phat hành IPO đợt này   thì đó không phải là dấu hiệu bi quan vì đó là hiệu  ứng tâm lý băn khoăn nhất thời của  NĐT trong tình trạng thị  trường trầm lắng chứ  không phải do thị  trường không đủ  năng  lực tài chính như một số lo ngại. Tất cả các công ty lớn khi IPO đều phải qua tư vấn định   giá với chi phí cao, có thể lên đến hàng triều USD. Nhà tư vấn có trách nhiệm đưa ra một   Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 8
  9. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán mức giá cổ phiếu có thể mua bán được. Thường thì nhà tư  vấn đưa ra mức giá chỉ  chênh   lệch khoảng 20­30% so với giá thực. Trên thế  giới việc chênh lệch hơn tỷ  lệ  này rất  hiếm. Do đó, sớm muộn gì thì các cổ phiếu này sẽ trở về với giá trị đích thực của nó. Nhiều công ty phải tổ chức đấu giá lần 2 do NĐT đấu giá trúng nhưng bỏ  cọc không   đóng tiền thuê. Cụ thể 4,8 triệu cổ phần của Nhiệt điện Phú Mỹ chưa được bán hết trong  tổng số hơn 12 triệu cổ phần đưa ra IPO trong đợt 1. Số cổ phần bị bỏ lại của Thủy điện   Thác Mơ cũng chiếm 38%...  Theo dự kiến, NĐT còn tiếp tục được tham dự các cuộc IPO lớn sắp đến như NHTM   VN (Vietcombank) với số  vốn điều lệ  lên đến 10.000 tỷ  đồng và được thực hiện trong   những tháng cuối năm, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) cũng   dự kiến thực hiện IPO trong tháng 10, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)   có vốn điều lệ khoảng 14.000 tỷ đồng sẽ được IPO trong quý 4, Mobifone, tổng Công ty  bia rượu và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty bia rượu nước giải khát Hà  Nội… Theo thống kê về  đợt chào bán chứng khoán ra công chúng của các DN, Công ty cổ  phần Dược phẩm Viễn Đông (DVD) tự chào bán 7,09 triệu cổ phiếu phổ thông (mệnh giá  10.000 đồng/cổ  phiếu), trong đó, 6.550.500 cổ  phiếu chào bán cho cổ  đông hiện hữu;   539.500 cổ phiếu chào bán cho cán bộ, công nhân viên. Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính  theo mệnh giá là 70,9 tỷ đồng. Các NHTM cũng không chịu thua kém, Ngân hàng thương mại cổ  phần Đệ  Nhất đã   trực tiếp phát hành 200 triệu cổ phiếu phổ thông. Việc tăng vốn của Ngân hàng Đệ Nhất  được chia thành 2 đợt. Đợt 1, có 100 triệu cổ  phiếu được phân phối vào thời gian cuối   tháng 11/2010. Đợt 2, 100 triệu cổ phiếu nữa được chào bán nốt vào cuối năm 2010. Tổng  giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là 2.000 tỷ đồng. Vào tháng 10/2010 Công ty Quốc Cường Gia Lai đã cho tiếp tục phát hành trực tiếp   800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi sau đợt phát hành hơn 61,3 triệu cổ phiếu thu về gần   1.000 tỷ  đồng. Trước đó, Công ty Hoàng Anh Gia Lai cũng bán 1.100 tỷ  đồng trái phiếu  chuyển đổi cho Tập đoàn Temasek.  Ngày 11/10/2010 Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công nghiệp (ICIC) đã chào bán  1 triệu cổ  phiếu ra công chúng. Trong đó, 760.000 cổ  phiếu chào bán cho cổ  đông hiện   hữu, 240.000 cổ  phiếu phát hành cổ  phiếu thưởng. Tổng giá trị  cổ  phiếu chào bán tính  theo mệnh giá là 10 tỷ đồng. Giống với SPC JSC, công ty cổ phần Cavico Xây dựng thủy điện (CAVICO HC.,JSC)  phát hành 3.134.667 cổ phiếu, với tổng giá trị hơn 31,3 tỷ đồng. Trong đó 463.839 cổ phiếu  trả cổ tức năm 2009 cho cổ đông hiện hữu; 1.932.666 cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện  Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 9
  10. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán hữu; 193.266 cổ phiếu thưởng cho cán bộ công nhân viên; 544.896 cổ phiếu chào bán cho  đối tác chiến lược.  Các công ty chứng khoán cũng không chịu kém khi thi nhau tung ra các đợt phát hành  tương tự. Công ty chứng khoán VNDirect đã tự  phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển   đổi; Công ty chứng khoán Thăng Long phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm trả  lãi 3 tháng một lần với lãi suất kỳ đầu là 11,7% một năm; Công ty chứng khoán Sài Gòn –   Hà Nội bán 250 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 1 năm với lãi suất 14%. Bên cạnh việc tự phát hành cổ phiếu, nhiều doanh nghiệp cũng lựa chọn phương thức   phát hành trực tiếp trái phiếu để huy động vốn. Tập đoàn Sông Đà là DN phát hành TPDN   bằng tiền VND đầu tiên trên thị trường vốn nợ VN trong năm 2010, với tổng giá trị 1.500   tỉ  đồng (tương đương 79 triệu USD); Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát hành 2.000 tỉ  đồng trái phiếu; TCty cổ  phần XNK và Xây dựng VN (VCG) phát hành 2.000 tỉ  đồng;   CTCP Long Hậu (LHG) phát hành 200 tỉ đồng trái phiếu (mệnh giá 1 tỉ đồng) để huy động  vốn cho dự  án khu dân cư  Long Hậu; CTCP Vincom (VIC) phát hành 1.000 tỉ  đồng trái   phiếu DN, với kỳ hạn trái phiếu là 5 năm. Năm 2010 đánh dấu sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp với nhiều đợt   phát hành thành công, tổng giá trị trong năm đạt 47.000 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2009.  Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và bất  động sản chiếm tỷ trọng 55%; các ngân hàng thương mại chiếm khoảng 45%. Do rủi ro   biến động lãi suất cao nên đa phần các đợt phát hành trái phiếu có cấu trúc lãi suất thả nổi   chiếm khoảng 75% và lãi suất cố định 25%. (iv) Hai năm trở lại đây Đến thời điểm gần cuối 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt hầu hết các phương  án sắp xếp, đổi mới DNNN tại các bộ, địa phương. Theo đó, hiện cả nước còn 1.309 DN   100% vốn nhà nước. Từ nay đến năm 2015, có 692 DN được Nhà nước giữ 100% vốn, còn   lại sẽ thực hiện cổ phần hóa… Theo vị lãnh đạo Vụ Đổi mới DN, trên cơ sở các phương án đã được Thủ tướng Chính  phủ  phê duyệt, các bộ, địa phương đang tiến hành sắp xếp, cổ  phần hóa các DN. Tuy  nhiên, ngoài yếu tố khách quan là diễn biến vĩ mô, TTCK không thuận lợi cho việc triển   khai các đợt chào bán cổ  phần lần đầu ra công chúng (IPO), thì những đặc thù của giai  đoạn cổ phần hóa này cũng đang làm chậm tiến trình chuyển đổi sở hữu các DNNN.  Trong số DN thuộc diện cổ phần hóa còn lại, nhiều DN có quy mô vốn lớn, cơ cấu tài  sản, đặc biệt là trụ sở, đất đai, công nợ… phức tạp, nên khó hoàn tất xác định giá trị  DN   trong thời gian ngắn.  Như thông lệ hàng năm, quý I/2012 là thời điểm các bộ, địa phương tập trung chỉ đạo  DN hoàn tất khâu xác định giá trị  DN. Quá trình này đang diễn ra khẩn trương, nhưng do  đây là các khâu chuẩn bị cho việc chốt phương án cổ phần hóa, nên chưa được các bộ, địa  Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 10
  11. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán phương công bố. Điều này phần nào giải thích tại sao thị trường và NĐT cảm nhận quá   trình cổ phần hóa từ đầu năm đến nay diễn ra trầm lắng. “Với nhiều DN đã cơ bản hoàn tất khâu xác định giá trị DN và chuẩn bị công bố, nếu   bối cảnh vĩ mô cũng như  TTCK  ủng hộ  các đợt IPO, thì nhiều khả  năng bắt đầu từ  quý   III/2012 sẽ diễn ra nhiều đợt IPO. Qua đó, làm nóng trở lại tiến trình cổ phần hóa vốn bị  chậm trễ trong suốt thời gian qua…”, vị lãnh đạo Vụ Đổi mới DN nhận định. Tuy nhiên, trong khi sức nóng của tiến trình cổ phần hóa phần nhiều được thị trường,   NĐT đo lường bằng số lượng các đợt IPO, thì rõ ràng, các khâu “tiền” IPO như xác định,   công bố giá trị DN, đặc biệt là với các DN có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả và có tiềm   năng phát triển bền vững… rất cần được các bộ, địa phương công khai, để  hỗ  trợ  NĐT  trong và ngoài nước chủ động có định hướng đầu tư. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nếu mọi thông tin được “nén” lại và chỉ được   công bố trước thời điểm tiến hành IPO, thì không chỉ khiến NĐT có cảm giác tiến trình cổ  phần hóa đang bị nguội, mà còn khiến họ bị động trong việc lên kế hoạch tham gia IPO. B2) Phát hành chứng khoán thêm Năm 2008: Trái ngược với sự  tăng trưởng tích cực của thị  trường chứng khoán (TTCK)   trong năm 2006 và 2007, TTCK bốn tháng đầu năm 2008 suy giảm khá mạnh mẽ, bộc lộ  nhiều yếu tố không thuận lợi cho triển vọng vào cuối năm. Chỉ số VNIndex và HASTC­Index   đã giảm hơn 40% kể từ đầu năm. Thực trạng này đang đòi hỏi các công ty niêm yết (CtyNY)   phải nhìn nhận lại về nhu cầu phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn cũng như cách thức  chi trả cổ tức cho các cổ đông sao cho hợp lý nhất. Hai năm vừa qua, thị trường đã chứng kiến rất nhiều đợt tăng vốn điều lệ của các CtyNY  trên cả hai sàn giao dịch Hồ Chí Minh và Hà Nội dưới các hình thức thưởng cổ phiếu, trả cổ  tức bằng cổ  phiếu, bán cổ  phiếu phát hành thêm cho cổ  đông hiện hữu, đối tác chiến lược   (chào bán riêng lẻ), bán đấu giá cổ phiếu phát hành thêm ra công chúng. Các CtyNY phần lớn   không gặp khó khăn khi làm thủ  tục xin phép tăng vốn và các đợt phát hành thêm cổ  phiếu  hầu hết là thành công. Lý giải cho việc phát hành thêm cổ phiếu thuận lợi như vậy là do giá   bán thấp hơn nhiều so với giá thị trường hiện hành ở trên sàn giao dịch (giá bán chủ  yếu dao  động từ 10.000 đến 80.000 đồng một cổ phiếu). Trong thời điểm này, các nhà đầu tư đã tỏ ra   hào hứng vì được mua với giá thấp và họ kỳ vọng sau khi giá cổ phiếu bị điều chỉnh do phát   hành thêm cổ phiếu sẽ sớm tăng trở lại. Ngoài ra, yếu tố cơ bản nhất dẫn đến việc phát hành   thành công là do nhu cầu về vốn chính đáng của các doanh nghiệp niêm yết để thực hiện các  dự  án mới và mở  rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa trên kế  hoạch doanh thu và lợi  nhuận đặt ra, các CtyNY đã thuyết phục được các cổ đông của mình góp thêm vốn để tài trợ  cho các kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào việc đánh giá hiệu quả  sử  dụng vốn phát hành thêm dựa trên  tiêu chí so sánh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu,   Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 11
  12. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán chúng ta mới thấy rằng không ít Cty niêm yết chưa hoặc chưa thể phát huy ngay hiệu quả sử  dụng các nguồn vốn mới do cổ  đông đóng góp cho dù đó là do các nguyên nhân khách quan   hoặc chủ quan. Năm 2011 đến nay: Việc tập trung quá nhiều doanh nghiệp phát hành cổ  phiếu và tiến  hành IPO vào một thời điểm nhất định trong năm có thể ảnh hưởng đến khối lượng vốn huy   động hiệu quả của doanh nghiệp và quyền lợi của cổ đông. Theo giấy phép cấp ngày 17­11­2011, Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam sẽ phát   hành thêm 250 triệu cổ phiếu, trong đó có 125 triệu cổ phiếu là trả cổ tức 2012. Đáng chú ý là  125 triệu cổ  phiếu bán cho cổ  đông bằng mệnh giá. Ngoài ra, 12.5 triệu cổ  phiếu được bán   cho người lao động và 100 triệu cổ  phiếu bán cho đối tác chiến lược tối thiểu là 12.000   đồng/cổ  phiếu. Kế  hoạch phát hành này đã được bàn tại đại hội đồng cổ  đông hồi tháng 4   vừa qua và khi đó giá cổ phiếu PVX lúc đó còn loanh quanh 14.000 đồng nhưng cũng vấp phải   sự phản ứng tại đại hội khi đại diện 6.62% vốn phản đối kế  hoạch tăng vốn cũng đã tương   đương trên 11 triệu cổ phần. Cuối tháng 11, khi thông tin giấy phép phát hành thêm được công   bố, giá PVX đóng cửa ở mức 9.400 đồng/cổ phiếu và ngày cuối tuần (9­12) đã rơi xuống mức   8.700 đồng/cổ phiếu. Nhiều ý kiến cho rằng công ty niêm yết phát hành thêm, tăng vốn để đầu tư cho sản xuất   là điều tất yếu và không phải là không thành công. Tuy nhiên khi phát hành công ty niêm yết   cũng cần chú ý tới hiệu quả sử dụng vốn và thời điểm phát hành. Đây cũng là một biểu hiện   của việc coi trọng cổ đông. B3) Thuận lợi và khó khăn của phát hành chứng khoán ra công chúng Thuận lợi Phát hành chứng khoán ra công chúng giúp công ty có thể  thu hút và duy trì đội ngũ nhân  viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty bao giờ cũng dành một tỷ lệ  chứng khoán nhất định để  bán cho nhân viên của mình. Với quyền mua cổ  phiếu, nhân viên   của công ty sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường.   Điều này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của   công ty thực sự là thành bại của mình. Phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ  hội tốt để  xây dựng một hệ  thống   quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển rõ ràng.  Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà tạo ra được tính liên   tục trong quản lý. Bên cạnh đó, sự  hiện diện của các uỷ  viên quản trị  không trực tiếp tham   gia điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lý và điều hành  công ty. Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các báo cáo  của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải được lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ  quan quản lý qui định. Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả  hoạt động   của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn. Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 12
  13. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán    Khó khăn Phát hành cổ  phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở  hữu và có thể  làm mất quyền   kiểm soát công ty của các cổ  đông sáng lập do hoạt động thôn tín công ty. Bên cạnh đó, cơ  cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch   cổ phiếu hàng ngày. Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8­10% khoản vốn huy  động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư  vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm   toán, chi phí niêm yết…  Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phảI chịu thêm các khoản chi phí phụ như  chi phí kiểm  toán các báo cáo tài chính , chi phí cho việc chuẩn bị  tài liệu nộp cho cơ  quan quản lý nhà   nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ. Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin  rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác. Hơn nữa, việc  công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt động, các   hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đưa công ty vào   vị trí cạnh tranh bất lợi. Đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng. Ngoài ra,  do qui định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường bị hạn chế. II. Tác động của việc phát hành đến giá chứng khoán ở Việt Nam Trong thời gian hiện nay thì “loãng” giá chứng khoán là một trong những điều cân nhắc kỹ  lưỡng trước khi phát hành chưng khoán bổ sung ra công chúng đối với những công ty đã có cổ  phiếu lưu hành. Phương pháp phát hành sai do đơn vị  tư  vấn thiếu kinh nghiệm hoặc không sử  dụng tư  vấn. Nếu những công ty tiến hành phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) hoặc phát   hành chứng khoán bổ sung mà không nắm chắc những việc phải làm, trình tự  các công việc,   thủ tục pháp lý… đã quy định thì rất dễ dẫn đến những sai sót trong khi tiến hành. Tất nhiên   nếu tiến hành thuê những tổ chức tài chính tư vấn phát hành lớn và uy tín trên thế  giới đứng   ra chịu trách nhiệm cho đợt phát hành thì chất lượng đợt phát hành đó chắc chắn sẽ rất tốt vì   phong cách làm việc chuyên nghiệp của những tổ chức này. Tuy nhiên đối với những doanh   nghiệp nhỏ do hạn chế về chi phí cho đợt phát hành nên đã không thuê những tổ chức đứng ra   làm tư vấn phát hành cho công ty đó. Đối với một công ty muốn phát hành chứng khoán ra công chúng thì lựa chọn thời điểm   phát hành là rất quan trọng. Thị  trường đang phát triển tốt, sôi động, giá các cổ  phiếu đang  tăng trưởng và  ở  mức độ  cao là điều kiện thuận lợi cho đợt phát hành của công ty. Nếu thị  trường  ảm đảm, nhà đầu tư  đang bi quan vào thị  trường và vào các cổ  phiếu trên thị  trường   sẽ là cản trở, khó khăn cho đợt phát hành này. Ngoài ra cũng cần nắm bắt thị trường một cách   cụ thể hơn để lựa chọn chính xác. Trước khi phát hành ra công chúng doanh nghiệp phải điều  tra thị  trường định phát hành (thị  trường chứng khoán niêm yết tập trung hoặc thị  trường   Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 13
  14. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán OTC), phân tích đánh giá xem trong thời điểm đó lượng cung và cầu trên thị  trường ra sao,   chiều hướng biến đổi như thế nào, các công ty có sản phẩm tương tự như của công ty đã phát   hành cổ phiếu trên thị trường đó chưa và cổ phiếu đó đang ở tình trạng nào?   Nếu lựa chọn   sai thời điểm phát hành thì thông tin về đợt phát hành có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường và   qua đó làm  ảnh hưởng đến cổ  phiếu của công ty đang lưu hành (giá cổ  phiếu đang lưu hành  giảm) và  ảnh hưởng đến số  vốn dự  kiến huy động. Trường hợp của công ty cổ  phần Kinh  Đô đầu tháng 11/2007 là một ví dụ  cho việc công bố  thời điểm phát hành chứng khoán bổ  sung không đúng thời điểm. III. Giải pháp Do DN phát hành quá nhiều dẫn đến hiện tượng ”pha loãng” cổ  phiếu, thị  trường trầm   lắng, quan hệ  cung ­ cầu mất cân đối.  Với hàng trăm đợt phát hành cổ  phiếu (CP) của các   doanh nghiệp trên cả  nước trong thời gian qua, gồm cả  phát hành lần đầu và phát hành bổ  sung, phát hành công khai và phát hành nội bộ (phát hành riêng lẻ), về cơ bản có thể nói, các  hoạt động và các phương án phát hành CP của các doanh nghiệp đã diễn ra hợp pháp và mang   lại hiệu quả  tích cực cho đời sống kinh doanh của doanh nghiệp – tổ  chức phát hành nói   riêng, cũng như cho toàn bộ nền kinh tế nói chung. Điều này có thể thấy và được minh chứng   qua những cải thiện rõ rệt: Về phía doanh nghiệp ­ Tăng vốn sản xuất – kinh doanh và thu hút các nguồn lực cần thiết ­ Mở rộng quy mô, tăng sức cạnh tranh ­ Tăng hiệu quả, lợi nhuận kinh doanh, việc làm  ­ Cải thiện thu nhập và dân chủ về kinh tế cho các cổ đông, người lao động Về phía nhà nước  ­ Tăng thu ngân sách nhà nước do bán được và bán với giá khá cao các phần vốn, tài sản   nhà nước muốn bán (giá tăng so với khởi điểm ít nhất 15 – 20%, cá biệt có khi hàng chục  lần…) ­ Tạo động lực làm sống động và phát triển thị  trường chứng khoán (TTCK) cả  về  bề  rộng, lẫn bề sâu, phát triển thu hút cả vốn trong và ngoài nước. ­ Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước lành mạnh và hiệu quả ­ Tạo động lực phát triển toàn bộ nền kinh tế theo các nguyên tắc thị trường và cải thiện   vị thế, hình ảnh đất nước trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế. TTCK Việt Nam được coi là   hiện tượng đáng chú ý trên TTCK thế giới năm 2006, và là 1/3 thị trường có cơ hội kinh doanh   hấp dẫn trên thế giới. Về phía nhà đầu tư:  Đã có cơ hội và điều kiện thuận lợi, để tham gia đầu tư và thu lời từ đầu tư chứng khoán,  cổ phiếu. Tính chất hợp cách, hợp kỹ thuật, hợp pháp còn được minh chứng qua sự ổn định,  Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 14
  15. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán suôn sẻ về phương diện pháp lý của tuyệt đại đa số  các hoạt động và phương án phát hành   CP doanh nghiệp. Nói cách khác, các cơ quan chức năng của nhà nước chưa phát hiện những   vi phạm lớn hoặc chưa phải vất vả gì nhiều về các sai phạm liên quan đến phát hành… Cũng cần nhấn mạnh rằng, tính hiệu quả  của phương án phát hành CP nếu theo nghĩa   rộng, đầy đủ  và cao nhất của nó phải đem lại tác động tích cực đồng thời cho cả  3 phía:   doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà nước (theo nghĩa nền kinh tế nói chung), cụ thể: ­ Doanh nghiệp phải bán được hết CP với giá cao hơn giá khởi điểm, thu hút được nhiều  nhà đầu tư, cổ đông chiến lược mới, tạo động lực mới cho phát triển, củng cố  thương hiệu   và nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. ­ Nhà đầu tư (người mua CP) phải tiếp cận thuận lợi, đầy đủ và giá rẻ  các thông tin liên   quan đến CP và phương án phát hành CP của doanh nghiệp, cũng như có điều kiện và cơ hội  thực hiện việc mua đủ số lượng CP theo giá mong muốn. ­ Nhà nước thực hiện được thuận lợi và phát huy được vai trò tích cực trong chức năng   quản lý nhà nước của mình, đảm bảo sự ổn định, phát triển lành mạnh của TTCK và có thể  thu hồi phần vốn của mình một cách nhanh gọn, đầy đủ  nhất khi CPH doanh nghiệp nhà  nước. Như vậy, để một phương án phát hành CP doanh nghiệp hiệu quả, các nhân tố cần lưu ý   là: ­ Thu thập, xử lý các thông tin về doanh nghiệp, thị trường và môi trường pháp lý có liên  quan một cách đầy đủ, cập nhật và chính xác nhất như một tiêu đề quan trọng để tổ chức xây   dựng phương án phát hành CP. ­ Xác định đúng, rõ thời điểm, mục tiêu phát hành CP; giá trị  khởi điểm (mệnh giá CP);   phương thức phát hành và tổ  chức bảo lãnh phát hành (nếu cần thiết) .Trong 3 phương thức   là: chào bán trực tiếp, chào bán qua đấu thầu và chào bán qua tổ chức bảo lãnh phát hành, thì  phương thức chào bán qua đấu thầu luôn được đánh giá là lựa chọn tốt nhất của đa số doanh  nghiệp phát hành chứng khoán. ­ Tổ  chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền về  doanh nghiệp, về phương án phát   hành và các thông tin khác cần thiết. Đặc biệt, việc đăng tải các thông tin về phương án phát  hành trên các phương tiện thông tin thích hợp và với thời lượng dài là rất có ý nghĩa trong   quảng bá doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng… Đặc biệt, các công ty chứng khoán có vai trò  khá quan trọng  đến sự  thành công của  phương án phát hành CP của doanh nghiệp. Như trên đã đề cập, hiệu quả của phương án phát  hành CP doanh nghiệp là rất rộng và hoàn toàn không thể do một đơn vị hoặc cá nhân nào tùy   ý quyết định đơn phương, độc lập; hơn nữa, nếu là các doanh nghiệp nhà nước thực hiện  CPH, phát hành CP lần đầu ra công chúng, thì phương án phát hành CP phụ thuộc rất lớn vào   chủ trương, quyết định của các cơ quan nhà nước hữu quan, mà trước hết là Ban đổi mới, sắp  xếp doanh nghiệp nhà nước (Ban CPH doanh nghiệp) ở trung ương và các địa phương… Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 15
  16. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bộ môn Thị trường chứng khoán Vì vậy, hoàn toàn cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan quản lý vào các phương án   phát hành CP của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động can thiệp này không thể  tùy tiện mà   phải trong khuôn khổ  luật pháp và với mục tiêu đảm bảo tính hợp pháp của các phương án  phát hành CP doanh nghiệp, cụ  thể, đảm bảo cho việc phát hành CP của doanh nghiệp tuân   thủ các quy định hiện hành về nội dung, thủ tục và điều kiện cùng các ràng buộc pháp lý khác  có liên quan đển phát hành CP doanh nghiệp, như đảm bảo hồ sơ đăng ký chào bán phải hợp   lệ, gồm: Giấy đăng ký chào bán CP ra công chúng; Bản cáo bạch; Điều lệ  của tổ chức phát   hành; Quyết định của ĐHĐ cổ  đông thông qua phương án phát hành và phương án sử  dụng   vốn thu được từ chào bán cổ phiếu ra công chúng; Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có). Ngoài ra, các cơ  quan quản lý hữu quan cũng cần thường xuyên can thiệp, thực hiện tốt  chức năng của mình nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về công bố  thông tin, cũng như ngăn chặn các vi phạm liên quan đến các hành vi bị  cấm trên TTCK như  thao túng thị  trường, giao dịch nội bộ và gian lận, lừa đảo khác (vụ  xử  lý phát hành CP của   TCT Intimex Hà Nội là một ví dụ điển hình). Nhóm 10 [team10.ttck.k13@gmail.com] Page 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0