Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát hành trái phiếu xanh: Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam
lượt xem 29
download
Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ các định nghĩa, khái niệm liên quan tới trái phiếu và trái phiếu xanh; phân tích thực trạng hoạt động phát hành trái phiếu xanh trên thế giới; phân tích kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh và phát triển thị trường trái phiếu xanh ở một số quốc gia trên thế giới và đánh giá thực trạng hoạt động phát hành thí điểm trái phiếu xanh tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát hành trái phiếu xanh: Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU XANH: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng NGÔ TRẦN SƠN Hà Nội - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU XANH: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Ngô Trần Sơn Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đỗ Quyên Hà Nội - 2020
- i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ......................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU XANH VÀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU XANH ................................................................................................................................4 1.1. Tổng quan về trái phiếu xanh ........................................................................... 4 1.1.1. Định nghĩa..................................................................................................... 4 1.1.2. Nguyên tắc trái phiếu xanh ........................................................................... 6 1.1.3. Phân loại trái phiếu xanh .............................................................................. 9 1.1.4. Vai trò của trái phiếu xanh.......................................................................... 11 1.2. Tổng quan về phát hành trái phiếu xanh ....................................................... 13 1.2.1. Định nghĩa................................................................................................... 13 1.2.2. Quy trình phát hành trái phiếu xanh ........................................................... 14 1.2.3. Thành phần tham gia thị trường trái phiếu xanh ........................................ 16 1.2.4. Chủ thể phát hành trái phiếu xanh .............................................................. 19 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về trái phiếu xanh .................................... 24 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 24 1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................... 27 CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU XANH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI................................................................................................ 29 2.1. Thực trạng phát hành trái phiếu xanh trên thế giới ..................................... 29 2.1.1. Quá trình hình thành thị trường trái phiếu xanh ......................................... 29 2.1.2. Thực trạng phát hành trái phiếu xanh trên thế giới..................................... 31 2.2. Kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh của Trung Quốc........................... 40 2.2.1. Sơ lược về quá trình phát hành trái phiếu xanh của Trung Quốc ............... 40
- ii 2.2.2. Thực trạng phát hành trái phiếu xanh tại Trung Quốc................................ 43 2.2.3. Nhận xét về hoạt động phát hành trái phiếu xanh tại Trung Quốc ............. 47 2.3. Kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh của Nhật Bản ............................... 48 2.3.1. Sơ lược về quá trình phát hành trái phiếu xanh của Nhật Bản ................... 48 2.3.2. Thực trạng phát hành trái phiếu xanh tại Nhật Bản .................................... 52 2.3.3. Nhận xét về hoạt động phát hành trái phiếu xanh tại Nhật Bản ................. 57 2.4. Kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh của Indonesia ............................... 58 2.4.1. Sơ lược về quá trình phát hành trái phiếu xanh của Indonesia ................... 58 2.4.2. Thực trạng phát hành trái phiếu xanh tại Indonesia ................................... 62 2.4.3. Nhận xét về hoạt động phát hành trái phiếu xanh tại Indonesia ................. 65 CHƯƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU XANH CHO VIỆT NAM ........................................................................................................................ 67 3.1. Định hƣớng phát triển nền kinh tế xanh tại Việt Nam ................................. 67 3.2. Thực trạng phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam .................................... 69 3.2.1. Chính sách liên quan tới phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam .............. 69 3.2.2. Thực trạng hoạt động phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam .................. 71 3.2.3. Đánh giá hoạt động phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam ..................... 72 3.3. Bài học kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh của một số quốc gia trên thế giới cho Việt Nam .............................................................................................. 78 3.3.1. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc .......................................................... 78 3.3.2. Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản .............................................................. 81 3.3.3. Bài học kinh nghiệm từ Indonesia .............................................................. 86 3.4. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam................................................................................................................... 89 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 98
- iii LỜI CAM ĐOAN Tôi là Ngô Trần Sơn, Học viên lớp K25B khóa 2018-2020 chuyên ngành Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của cô giáo TS. Nguyễn Đỗ Quyên. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Người viết cam đoan Ngô Trần Sơn
- iv LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía Ban Giám hiệu Nhà trường và Khoa Sau Đại học của Trường Đại học Ngoại thương. Vì vậy qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo và các cán bộ làm việc tại Nhà trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cô giáo TS. Nguyễn Đỗ Quyên – giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Trong quá trình hoàn thành luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức và thời gian thực hiện, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á AfDB African Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Phi ASEAN Bộ tiêu chuẩn trái phiếu xanh ASEAN Green Bond Standards GBS ASEAN Tổ chức Climate Bond CBI Climate Bonds Initiative Initiatives Thị trường trái phiếu liên ngân CIBM China interbank bond market hàng Trung Quốc CNY Chinese Yuan Renminbi Đồng Nhân dân tệ China Securities Regulatory Uỷ ban Điều tiết Chứng khoán CSRC Commission Trung Quốc DBJ Development Bank of Japan Ngân hàng Phát triển Nhật Bản European Bank for Reconstruction Ngân hàng Tái thiết và Phát EBRD and Development triển châu Âu EIB European Investment Bank Ngân hàng Đầu tư châu Âu GBP Green Bond Principles Bộ nguyên tắc GBP Industrial and Commercial Bank of Ngân hàng Công thương Trung ICBC China Quốc The International Capital Market ICMA Hiệp hội thị trường vốn quốc tế Association IEA International Energy Agency Tổ chức năng lượng quốc tế IFC International Finance Corporation Tập đoàn Tài chính quốc tế International Monetary Fund IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế Home Page Ngân hàng Công nghiệp Trung Industrial Bank Co., Ltd Quốc JPY Japan Yen Đồng Yên Nhật KfW Kreditanstalt für Wiederaufbau Ngân hàng Tái thiết Đức MDBs Multilateral Development Bank Ngân hàng phát triển đa phương MoEJ Ministry of Environment Japan Bộ Môi trường Nhật Bản National Development and Reform Uỷ ban Cải cách và Phát triển NDRC Commission Quốc gia Trung Quốc Ngân hàng Trung Ương Trung PBoC People’s Bank of China Quốc Sở giao dịch chứng khoán TSE The Tokyo Stock Exchange Tokyo Trái phiếu chính quyền địa TPCQĐP phương USD United States dollar Đồng Đô la Mỹ WB World Bank Ngân hàng Thế giới ZAR Zuid-Afrikaanse rand Rand Nam Phi
- vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Quy trình phát hành trái phiếu xanh .....................................................14 Biểu đồ 2.1. Khối lượng trái phiếu xanh phát hành ..................................................31 Biểu đồ 2.2. Giá trị phát hành trái phiếu xanh theo khu vực ....................................32 Biểu đồ 2.3. Các quốc gia phát hành trái phiếu xanh lớn nhất năm 2019 ................34 Biểu đồ 2.4. Chủ thể phát hành trái phiếu xanh ........................................................35 Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng các tiền tệ phát hành năm 2018 .............................................37 Biểu đồ 2.6. Kỳ hạn của trái phiếu xanh giai đoạn 2016-2018 .................................38 Biểu đồ 2.7. Thị phần các tổ chức đánh giá bên ngoài .............................................40 Biểu đồ 2.8. Khối lượng phát hành trái phiếu xanh tại Trung Quốc ........................44 Biểu đồ 2.9. Tỷ trọng trái phiếu xanh phát hành trong nước, quốc tế và Green Panda Bonds năm 2018 tại Trung Quốc ..............................................................................44 Biểu đồ 2.10. Phát hành trái phiếu xanh theo quý tại Trung Quốc ...........................46 Biểu đồ 2.11. Khối lượng trái phiếu xanh phát hành tại Nhật Bản ...........................52 Biểu đồ 2.12. Các tổ chức phát hành lớn nhất tại Nhật Bản .....................................53 Biểu đồ 2.13. Phân bổ nguồn vốn trái phiếu xanh Nhật Bản năm 2019 ...................54 Biểu đồ 2.14. Tỷ trọng các tiền tệ phát hành tại Nhật Bản năm 2019 ......................55 Biểu đồ 2.15. Các kỳ hạn trái phiếu xanh phát hành tại Nhật Bản ...........................56
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Vai trò của trái phiếu xanh đối với nhà đầu tư và tổ chức phát hành .......12 Bảng 2.1. Danh sách trái phiếu xanh Indonesia ........................................................63 Bảng 2.2. Phân chia nguồn vốn tái tài trợ cho các dự án năm 2016 .........................64 Bảng 2.3. Phân chia nguồn vốn tài trợ cho các dự án năm 2018 ..............................65 Bảng 3.1. Danh sách các mô hình phát hành trái phiếu xanh tại Nhật Bản ..............83
- viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn đã nghiên cứu, trình bày các khái niệm cơ bản về trái phiếu và trái phiếu xanh, phân tích các nguyên tắc phát hành trái phiếu xanh theo Bộ nguyên tắc GBP (2018); phân loại trái phiếu xanh theo tính chất và phân tích vai trò của trái phiếu xanh đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Luận văn cũng làm rõ các vấn đề liên quan tới tổng quan hoạt động phát hành trái phiếu xanh, bao gồm định nghĩa phát hành trái phiếu xanh, mô tả quy trình phát hành trái phiếu xanh, các thành phần tham gia thị trường trái phiếu xanh và chủ thể phát hành trái phiếu xanh. Ba quốc gia được lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh là Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh của các quốc gia được nghiên cứu thông qua việc xem xét tổng quan về phát hành trái phiếu xanh từ những vấn đề cấp thiết liên quan tới việc phát hành loại tài sản tài chính này ở mỗi quốc gia, quá trình hình thành thị trường, các tiến trình phát triển thị trường trái phiếu xanh ở mỗi quốc gia. Từ những nghiên cứu về kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh ở một số quốc gia tại chương 2, chương 3 của bài luận văn đánh giá thành quả mà các quốc gia trong nhóm nghiên cứu đạt được, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia kể trên cho Việt Nam. Qua nghiên cứu thực trạng phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam, đánh giá những kết quả thu được từ việc thí điểm phát hành trái phiếu xanh và phân tích khó khăn khi triển khai phát hành trái phiếu xanh chính thức tại Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp với mục đích áp dụng các bài học kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh rút ra từ nhóm các quốc gia nghiên cứu cho Việt Nam và giải quyết khó khăn nhằm thúc đẩy hoạt động phát hành trái phiếu xanh và hơn nữa là phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, sự thiếu hụt nguồn tài chính cho các dự án chống biến đổi khí hậu, phát triển công nghệ sạch và thân thiện với môi trường là rất lớn. Theo ước tính của Tổ chức năng lượng quốc tế IEA trong Báo cáo Energy Technology Perspectives năm 2010 tại Washington, để giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050, thế giới sẽ cần một khoản đầu tư lên đến 46 nghìn tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2050, tương đương với khoảng 1.000 tỷ USD/năm. Trong điều kiện đó, trái phiếu xanh được xem như một giải pháp hiệu quả, có thể giúp huy động hàng trăm tỷ USD/năm cho việc phát triển một nền kinh tế sạch và bền vững. Phát hành trái phiếu xanh đang là xu hướng toàn cầu với sự tham gia của nhiều chủ thể, từ các Chính phủ như Cộng hòa Pháp, Bộ Tài chính Hà Lan cho đến các định chế tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và cả các doanh nghiệp như Unilever hay Apple…. Đây được xem là một kênh huy động vốn mới nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng. Kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá trong những năm qua. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế đã không tránh khỏi việc sản sinh một lượng khí thải carbon có thể gây hại cho môi trường. Hậu quả do biến đổi khí hậu đã làm gia tăng mức độ cũng như chu kỳ xảy ra thiên tai như hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống người dân. Do đó nhu cầu vốn cho phát triển các dự án xanh rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, việc đẩy mạnh các sản phẩm tài chính xanh, trong đó có trái phiếu xanh là tất yếu. Nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa hoạt động phát hành trái phiếu xanh trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng để phục vụ các mục tiêu như đã nói ở trên, đã có nhiều nghiên cứu về kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh. Có thể nhắc tới công trình nghiên cứu của G20 Green Finance Study Group (2016) đề cập và phân tích kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh từ hai trường hợp cụ thể là Trung Quốc và Ấn Độ. Sana Moid (2017) nghiên cứu kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh tại một số quốc gia như
- 2 Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Anh và một số quốc gia châu Á khác. Darius Nassiry (2018) tóm tắt kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh của các nước trong khu vực Bắc Âu. John Chiang (2017, 2018) đưa ra các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Mỹ trong bối cảnh thị trường trái phiếu xanh quốc tế tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với tại thị trường Hoa Kỳ. Nguyễn Thị Minh Châu (2017) phân tích kinh nghiệm phát triển trái phiếu xanh tại Trung Quốc đồng thời đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam. Nguyễn Trọng Cơ và các cộng sự (2018) đề cập tới trái phiếu xanh như là một công cụ tài chính dài hạn cho chiến lược tài chính xanh tại Việt Nam. Tuy vậy, chưa có đề tài luận văn nào nghiên cứu tổng thể kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh của các quốc gia tại khu vực Châu Á và có nền kinh tế, chính trị tương đồng với Việt Nam. Chính vì lý do như vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh tại một số quốc gia là hoàn toàn cần thiết nhằm đưa ra bài học phát hành trái phiếu xanh cho Việt Nam, vì vậy em đã lựa chọn đề tài “Phát hành trái phiếu xanh: Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam”. 2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ các định nghĩa, khái niệm liên quan tới trái phiếu và trái phiếu xanh; phân tích thực trạng hoạt động phát hành trái phiếu xanh trên thế giới; phân tích kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh và phát triển thị trường trái phiếu xanh ở một số quốc gia trên thế giới và đánh giá thực trạng hoạt động phát hành thí điểm trái phiếu xanh tại Việt Nam. Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh tại các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia, qua đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm áp dụng vào triển khai phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động phát hành trái phiếu xanh của một số quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia và Việt Nam.
- 3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam với khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2016 - 2019. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là định tính bao gồm các công việc: tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, đồng thời kết hợp với các định nghĩa, nguyên tắc về trái phiếu của một số quốc gia trên thế giới. 5. Kết cấu của luận văn Nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về trái phiếu xanh và phát hành trái phiếu xanh. Chương 2: Kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh của một số quốc gia trên thế giới. Chương 3: Bài học kinh nghiệm về phát hành trái phiếu xanh cho Việt Nam.
- 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU XANH VÀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU XANH 1.1. Tổng quan về trái phiếu xanh 1.1.1. Định nghĩa 1.1.1.1. Trái phiếu Theo Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội: ―Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành‖. Như vậy, trái phiếu được hiểu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn1. 1.1.1.2. Trái phiếu xanh Định nghĩa trái phiếu xanh theo Bộ nguyên tắc GBP (2015)2 đưa ra lần đầu tiên là bất kỳ một loại trái phiếu nào mà số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu được sử dụng cho việc tài trợ hoặc tái tài trợ một phần hoặc toàn bộ dự án xanh mới hoặc đang hoạt động đủ điều kiện cấp vốn và tuân thủ bốn nguyên tắc của Bộ nguyên tắc GBP. Theo phiên bản mới nhất của Bộ nguyên tắc GBP (2018)3, Trái phiếu xanh là bất kỳ loại công cụ trái phiếu nào mà nguồn vốn thu được sẽ được sử dụng vào mục đích tài trợ hoặc tái tài trợ, một phần hoặc toàn bộ, mới và hoặc các dự án xanh đủ điều kiện hiện có và đáp ứng bốn thành phần cốt lõi của GBP. Điều này được phân biệt rõ rằng một số dự án xanh có thể có đồng lợi ích xã hội, và sử dụng nguồn vốn thu được cũng giống như một trái phiếu xanh. Do đó, dự án xanh phải được xác định bởi tổ chức phát hành dựa trên các mục tiêu chính cơ bản. Trái phiếu kết hợp 1 Đào Minh Lê (2002), “Những vấn đề cơ bản về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán”, NXB Chính trị Quốc gia, trang 82 2 ICMA (2015), Green Bond Principles 3 ICMA (2018), Green Bond Principles
- 5 giữa yếu tố xanh và yếu tố xã hội gọi là trái phiếu bền vững (sustainability bonds). Điều quan trọng cần lưu ý là trái phiếu xanh không được hoán đổi với các trái phiếu khác không phù hợp với bốn thành phần cốt lõi của GBP. Tại Việt Nam, theo Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán: ―Trái phiếu xanh là một loại trái phiếu Chính phủ được phát hành để đầu tư cho các dự án liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường (dự án xanh) và nằm trong danh mục dự án được phân bổ vốn đầu tư công theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước‖. Theo Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp: ―Trái phiếu doanh nghiệp xanh‖ là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, trái phiếu xanh được hiểu như một loại chứng khoán có thu nhập cố định nhằm thu hút vốn cho các dự án có lợi ích về môi trường. Theo đó, các khoản tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu này sẽ được cam kết đầu tư cho các chương trình tăng cường sự thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm các dự án năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả, giao thông công cộng và nước sạch,… Trái phiếu xanh có thể được phát hành bởi chính phủ, các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế, các doanh nghiệp,… Trái phiếu xanh khác các loại trái phiếu thông thường chính ở mục đích nguồn vốn huy động từ trái phiếu xanh được dùng để tài trợ cho những dự án đặc biệt liên quan đến môi trường, bao gồm các dự án vì môi trường và các dự án có tính đến lợi ích môi trường. Ngoài ra, do xuất phát từ mục đích sử dụng vốn nên trái phiếu xanh còn có một số các điều khoản đặc biệt về cơ chế trả nợ, truy đòi/miễn truy đòi do tổ chức phát hành quy định.
- 6 1.1.2. Nguyên tắc trái phiếu xanh Để đảm bảo sự chuẩn hóa, Bộ nguyên tắc GBP (2018) đã đưa ra 04 nguyên tắc là bốn thành phần cốt lõi về trái phiếu xanh mà các tổ chức phát hành cần phải tuân thủ, bao gồm: (1) Sử dụng nguồn vốn thu được cho các dự án xanh (2) Thiết lập quy trình đánh giá và lựa chọn dự án xanh (3) Quản lý tiến trình sử dụng nguồn vốn (4) Báo cáo việc sử dụng vốn 1.1.2.1. Sử dụng nguồn vốn thu được cho các dự án xanh Nền tảng của Trái phiếu xanh là việc sử dụng nguồn vốn thu được từ trái phiếu cho các dự án xanh, cần được mô tả một cách thích hợp trong tài liệu pháp lý. Tất cả các dự án xanh được chỉ định sẽ phải chứng minh các lợi ích môi trường rõ ràng, sẽ được đánh giá và khi khả thi được đo lường bởi tổ chức phát hành. Trong trường hợp một phần hoặc tất cả nguồn vốn thu được sử dụng để tái tài trợ, các tổ chức phát hành nên đưa ra ước tính về tỷ lệ tài trợ so với tái tài trợ, và nếu thích hợp, cũng có thể làm rõ các khoản đầu tư hoặc danh mục dự án nào có thể được tái tài trợ và khoảng thời gian dự kiến nhìn lại đối với các dự án xanh được tái tài trợ. Bộ nguyên tắc GBP (2018) công nhận một số danh mục đủ điều kiện cho các dự án xanh, góp phần vào các mục tiêu môi trường như: giảm thiểu biến đổi khí hậu, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm. Dự án xanh bao gồm các chi phí liên quan và chi phí hỗ trợ khác như hoạt động R&D và có thể liên quan đến một hoặc nhiều mục tiêu môi trường. Danh sách các danh mục dự án phổ biến dưới đây được hỗ trợ hoặc dự kiến sẽ được hỗ trợ bởi thị trường trái phiếu xanh. Các hạng mục dự án xanh đủ điều kiện, được liệt kê không theo thứ tự cụ thể, bao gồm, nhưng không giới hạn như sau:
- 7 Năng lượng tái tạo (bao gồm sản xuất, truyền tải, thiết bị và sản phẩm); Hiệu quả năng lượng (ví dụ như trong các tòa nhà mới và các toà nhà được tân trang, lưu trữ năng lượng, sưởi ấm khu vực, lưới điện thông minh, thiết bị và sản phẩm); Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm (bao gồm giảm khí thải, kiểm soát khí nhà kính, xử lý đất, ngăn chặn chất thải, giảm chất thải, tái chế chất thải và biến chất thải thành năng lượng); Quản lý bền vững môi trường đối với tài nguyên thiên nhiên và sử dụng đất (bao gồm nông nghiệp bền vững với môi trường, chăn nuôi bền vững với môi trường; các yếu tố đầu vào trang trại thông minh như bảo vệ cây trồng sinh học hoặc tưới nhỏ giọt, nuôi trồng thủy sản bền vững và bảo tồn môi trường, lâm nghiệp bền vững, bao gồm trồng rừng hoặc tái trồng rừng và bảo tồn hoặc phục hồi cảnh quan thiên nhiên); Bảo tồn đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước (bao gồm bảo vệ môi trường ven biển, biển và đầu nguồn); Giao thông sạch (ví dụ như điện, hybrid, công cộng, đường sắt, không động cơ, vận tải đa phương thức, cơ sở hạ tầng cho các phương tiện năng lượng sạch và giảm khí thải độc hại); Quản lý nước và nước thải bền vững (bao gồm cơ sở hạ tầng bền vững để làm sạch và / hoặc nước uống, xử lý nước thải, hệ thống thoát nước đô thị bền vững, cải tạo sông ngòi và các hình thức giảm thiểu rủi ro khác); Thích ứng với biến đổi khí hậu (bao gồm các hệ thống hỗ trợ thông tin như: hệ thống quan sát và cảnh báo sớm về khí hậu); Các sản phẩm, công nghệ và quy trình sản xuất phù hợp với nền kinh tế sinh thái (như phát triển và giới thiệu các sản phẩm bền vững với môi trường, với nhãn hiệu sinh thái hoặc chứng nhận môi trường, đóng gói và phân phối tiết kiệm tài nguyên); Các tòa nhà xanh đáp ứng các tiêu chuẩn trong khu vực, quốc gia hoặc quốc tế hoặc được chứng nhận.
- 8 1.1.2.2. Thiết lập quy trình đánh giá và lựa chọn dự án xanh Các tổ chức phát hành trái phiếu xanh cần phải thiết lập quy trình đánh giá và lựa chọn dự án xanh. Đối với các tổ chức phát hành khác nhau thì quy trình cũng có thể khác nhau và đáp ứng theo các tiêu chuẩn hoạt động của họ. Tuy nhiên, các quy trình đánh giá và lựa chọn dự án xanh phải phân định rõ ràng các tiêu chí và xác định quy trình cụ thể trong các bản cáo bạch hoặc tài liệu kèm theo trái phiếu phát hành và cần thông báo đầy đủ cho các nhà đầu tư theo các yêu cầu sau: Các mục tiêu môi trường bền vững mà dự án đầu tư; Quá trình các tổ chức phát hành xác định các dự án phù hợp với các hạng mục dự án xanh đủ điều kiện được xác định ở trên; Các tiêu chí đủ điều kiện liên quan, bao gồm các tiêu chí loại trừ hoặc bất kỳ quy trình nào khác được áp dụng để xác định; quản lý các rủi ro môi trường và xã hội tiềm ẩn liên quan đến các dự án. Các tổ chức phát hành được khuyến khích xác định các mục tiêu, chiến lược, chính sách và các quy trình liên quan đến sự bền vững môi trường. Các tổ chức phát hành cũng được khuyến khích tiết lộ bất kỳ tiêu chuẩn hoặc chứng nhận xanh nào được tham chiếu trong lựa chọn dự án. Bộ nguyên tắc GBP (2018) khuyến khích mức độ minh bạch cao và khuyến nghị quy trình đánh giá và lựa chọn dự án của tổ chức phát hành nên được bổ sung bằng đánh giá bên ngoài. Ví dụ như các tiêu chí lựa chọn dự án xanh của IFC được xem xét bởi Trung tâm nghiên cứu môi trường và khí hậu quốc tế tại Đại học Oslo (CICERO), nơi đưa ra ý kiến thứ hai để đánh giá và lựa chọn các dự án đủ điều kiện cho đầu tư trái phiếu xanh của IFC. 1.1.2.3. Quản lý tiến trình sử dụng nguồn vốn Nguồn vốn huy động được từ trái phiếu xanh nên được ghi có vào tài khoản phụ, chuyển sang danh mục đầu tư phụ hoặc theo dõi theo các cách khác bởi tổ chức phát hành một cách phù hợp và được tổ chức phát hành chứng thực một quy trình nội bộ chính thức liên quan đến hoạt động cho vay và đầu tư của các tổ chức phát hành cho các dự án xanh.
- 9 Một khi trái phiếu xanh còn tồn tại, số dư của nguồn vốn thu được theo dõi phải được điều chỉnh định kỳ để phù hợp với phân bổ cho các dự án xanh đủ điều kiện được thực hiện trong giai đoạn đó. Tổ chức phát hành nên cho các nhà đầu tư biết dự định tạm thời cho số dư tiền thu được chưa phân bổ. Bộ nguyên tắc GBP (2018) khuyến khích mức độ minh bạch cao và khuyến nghị quản lý nguồn vốn thu được của tổ chức phát hành nên được bổ sung bằng cách sử dụng kiểm toán viên hoặc bên thứ ba khác, để xác minh phương pháp theo dõi nội bộ và phân bổ nguồn vốn từ số tiền thu được từ trái phiếu xanh. 1.1.2.4. Báo cáo việc sử dụng vốn Các tổ chức phát hành nên cung cấp và lưu giữ thông tin cập nhật về việc sử dụng nguồn vốn thu được hàng năm cho đến khi phân bổ hoàn toàn. Báo cáo hàng năm nên bao gồm một danh sách các dự án mà nguồn vốn thu được từ trái phiếu xanh đã được phân bổ, cũng như mô tả ngắn gọn về các dự án và số tiền được phân bổ, và tác động dự kiến của chúng. Trong trường hợp có các thỏa thuận về bảo mật thông tin, Bộ nguyên tắc GBP (2018) khuyến nghị rằng thông tin nên được trình bày dưới dạng chung hoặc trên cơ sở danh mục tổng hợp (ví dụ: tỷ lệ phần trăm được phân bổ cho các loại dự án nhất định) . Tính minh bạch có giá trị đặc biệt trong việc thông tin tác động dự kiến của các dự án. Bộ nguyên tắc GBP (2018) khuyến nghị sử dụng các chỉ số hiệu suất định tính và, trong trường hợp khả thi, sử dụng các biện pháp hiệu suất định lượng (ví dụ như công suất năng lượng, phát điện, giảm / tránh phát thải khí nhà kính, số người được cung cấp năng lượng sạch, giảm sử dụng nước, giảm sử dụng số lượng xe ô tô cần thiết, v.v.) và công bố phương pháp cơ bản chính hoặc giả định được sử dụng trong xác định định lượng. Các tổ chức phát hành có khả năng giám sát được khuyến khích đưa các tác động vào báo cáo thường xuyên của họ. 1.1.3. Phân loại trái phiếu xanh Theo Bộ nguyên tắc GBP (2018), có bốn loại trái phiếu xanh (phân loại trái phiếu xanh bổ sung có thể xuất hiện thêm khi thị trường phát triển và được bổ sung trong các bản cập nhật GBP hàng năm), bao gồm:
- 10 Trái phiếu xanh có truy đòi (Standard Green Use of Proceeds Bond) Trái phiếu xanh miễn truy đòi (Revenue Bond Green Revenue Bond) Trái phiếu dự án xanh (Green Project Bond) Trái phiếu xanh bảo đảm bằng tài sản xanh (Green Securitized Bond) 1.1.3.1. Trái phiếu xanh có truy đòi (Standard Green Use of Proceeds Bond) Trái phiếu xanh có truy đòi (Standard Green Use of Proceeds Bond) là trái phiếu có truy đòi tổ chức phát hành. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu xanh loại này sẽ được ghi Có vào một tiểu khoản, sau đó chuyển sang một danh mục đầu tư hoặc được tổ chức phát hành theo dõi theo quy trình nội bộ, quy trình này theo dõi tổng hợp khoản vay từ phát hành trái phiếu của tổ chức phát hành và các hoạt động đầu tư để cấp vốn các dự án đủ điều kiện. 1.1.3.2. Trái phiếu xanh miễn truy đòi (Revenue Bond Green Revenue Bond) Trái phiếu xanh miễn truy đòi (Revenue Bond Green Revenue Bond) là loại trái phiếu miễn truy đòi tổ chức phát hành, thay vào đó, nghĩa vụ nợ gắn với phát hành trái phiếu sẽ được truy đòi dựa trên các luồng tiền đến từ các khoản thu cố định như thuế, phí… và nguồn thu từ đợt phát hành trái phiếu có thể được sử dụng cấp vốn cho các dự án xanh liên quan hoặc không liên quan đến mục đích phát hành. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu xanh loại này sẽ được ghi Có vào một tiểu khoản, sau đó hạch toán sang một danh mục đầu tư, được tổ chức phát hành theo dõi theo quy trình nội bộ. Trái phiếu loại này giống trái phiếu thông thường nhưng có thêm tính chất ―xanh‖ – gắn với lợi ích về môi trường. 1.1.3.3. Trái phiếu dự án xanh (Green Project Bond) Một đợt phát hành Trái phiếu dự án xanh (Green Project Bond) nhằm mục đích gọi vốn cho một hoặc nhiều dự án xanh, nhà đầu tư nhận thức rủi ro và trực tiếp gánh chịu rủi ro của (các) dự án, có thể truy đòi hoặc không truy đòi tổ chức phát hành.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 418 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 69 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 129 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn