ĐỀ TÀI : TĂNG CƯỜNG TƯƠNG TÁC LỜI NÓI GIỮA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH THPT TRONG GIỜ HỌC TIẾNG PHÁP
lượt xem 33
download
Giáo học pháp là một môn học mà chúng tôi được làm quen khi chúng tôi học năm thứ 3, trong thời gian đó thì chúng tôi có rất nhiều thắc mắc về vấn đề giảng dạy ngoại ngữ ở cấp trung học và để tìm ra được lời giải chúng tôi quyết định nghiên cứu về đề tài ‘’tăng cường tương tác lời nói giữa giáo viên và học sinh trong giờ dạy tiếng Pháp ở THPT’’.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TÀI : TĂNG CƯỜNG TƯƠNG TÁC LỜI NÓI GIỮA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH THPT TRONG GIỜ HỌC TIẾNG PHÁP
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 TĂNG CƢỜNG TƢƠNG TÁC LỜI NÓI GIỮA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH THPT TRONG GIỜ HỌC TIẾNG PHÁP TO STRENGTHEN VERBAL INTERACTION BETWEEN TEACHERS AND STUDENTS IN TEACHING FRENCH IN UPPER SECONDARY SCHOOLS SVTH : Hoàng Thị Huyền, Phạm Trọng Tiến Lớp: 06SPP02. Khoa tiếng Pháp trường Đại học Ngoại ngữ GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thanh Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ TÓM TẮT Giáo học pháp là một môn học mà chúng tôi được làm quen khi chúng tôi học năm thứ 3, trong thời gian đó thì chúng tôi có rất nhiều thắc mắc về vấn đề giảng dạy ngoại ngữ ở cấp trung học và để tìm ra được lời giải chúng tôi quyết định nghiên cứu về đề tài ‘’tăng cường tương tác lời nói giữa giáo viên và học sinh trong giờ dạy tiếng Pháp ở THPT ’’. ABTRACT Language Teaching Methodology is a subject which we got used to when we were the 3rd year students. During that time we had a lot of questions about foreign language teaching in upper secondary schools. To find the answers, we have decided to research on the subject “to strengthen verbal interaction between teachers and students in teaching French in upper secondary schools". A.PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Tuy đã dược học giáo học pháp rất kỹ trong quá trình học tập tại trường Đại học ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng, chúng tôi đã được học lý thuyết về giảng dạy và được thực hành. Tuy nhiên trong quá trình thực hành giảng dạy tại lớp chúng tôi vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn như : truyền đạt kiến thức, tổ chức lớp học .v.v. trong đó chúng tôi thường gặp khó khăn nhất là trong việc thu hút học sinh phát biểu ý kiến tham gia xây dựng bài, đặc biệt bằng tiếng Pháp để cho lớp học sinh động và hấp dẫn hơn. Qua tìm hiểu thì chúng tôi thấy rằng các tài liệu và phương pháp giúp giáo viên thu hút được học sinh tham gia xây dựng bài còn chưa được phong phú. Bên cạnh đó trong các tiết học ngoại ngữ mà chúng tôi tham gia dạy và học thì hiện tượng học sinh thụ động trong giờ học là còn khá phổ biến. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm tìm ra những nguyên nhân khiến việc thu hút học sinh tham gia xây dựng bài gặp khó khăn từ đó phân tích và tìm ra những giải pháp phù hợp và hữu ích. Quan trọng hơn, chúng tôi muốn đóng góp thêm một số phương pháp giảng dạy tích cực giúp cho giáo viên và đặc biệt là những sinh viên sư phạm trong quá trình thực tập hay mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu phương pháp thu hút học sinh tham gia xây dựng bài trong giờ dạy tiếng Pháp” là đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 369
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 2. Đối tƣợng nghiên cứu. Nghiên cứu các phương pháp để tăng cường tương tác lời nói giữa giáo viên và học sinh trong giờ học tiếng Pháp ở trường trung học phổ thông. Học sinh trung học phổ thông đang theo học tiếng pháp hệ ADO. Các giáo viên giảng dạy môn tiếng pháp tại các trường phổ thông trung học. 3. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là những tiết dạy ngoại ngữ của giáo viên cấp trung học phổ thông và những phương pháp giảng dạy được áp dụng trong quá trình giảng dạy. 4. Mục đích nghiên cứu. Bài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những thuận lợi có thể khai thác để tăng cường tính chủ động của học sinh trong lớp học tiếng Pháp cũng như khó khăn cản trở quá trình tạo hứng thú cho học sinh tham gia xây dựng bài của giáo viên trong quá trình giảng dạy. Tiếp đó chúng tôi sẽ rút ra những hệ quả mà những khó khăn đó đem lại cho giáo viên và học sinh. Từ đó đề xuất những phương pháp giúp giáo viên khắc phục những khó khăn đó. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nhiệm vụ khi nghiên cứu đề tài này là thu thập và phân tích những mặt tích cực và mặt hạn chế của những phương pháp giáo viên thu hút học sinh tham gia đóng góp xây dựng bài. Từ đó chắt lọc ra những phương pháp hiệu quả nhất để áp dụng vào quá trình giảng dạy, bên cạnh đó tìm thêm những phương pháp mới hiệu quả để thử nghiệm trong thực tiễn. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu. Dựa trên những nguồn tư liệu ( sách báo, internet, các tài liệu giảng dạy .vv.), để rút ra những lý thuyết và những cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu. Kết hợp với thực tiễn qua các giờ dự giờ, thao giảng trong quá trình học tập và thực tập để phân tích và dánh giá các phương pháp giảng dạy nhằm thăm dò thực trạng dạy và học tiếng pháp ở trường THPT. Thực hiện phóng vấn trực tiếp đối với giáo viên nhằm tìm hiểu những nguyên nhân và thực trạng của sự hạn chế về tương tác lời nói giữa giáo viên và học sinh trong giờ học tiếng pháp. Thực hiện phiếu điều tra thăm dò ý kiến của học sinh về cá tiết học tiếng pháp nhằm tím hiểu nguyên nhân vì sao học sinh lại ít tham gia trao đổi xây dựng bài với giáo viên. Sau quá trình phỏng vấn và phát phiếu điều tra cho giáo viên và học sinh, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê nhằm tổng hợp lại kết quả của quá trình điều tra. Dựa trên kết quả điều tra và phỏng vấn chúng tôi sẽ phân tích và rút ra những nguyên nhân thực tế và những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao sự tương tác lời nói trong giờ học tiếng pháp. 370
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 B.NỘI DUNG. I.Cơ sở lý luận. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng những lý thuyết về tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm, những định nghĩa về xây dựng bài và những phương pháp giáo dục truyền thống và hiện đại làm cơ sở lý luận. Dựa trên những nguyên lý, những lý thuyết này mà phân tích và đánh giá các phương pháp giảng dạy. 1. Lý thuyết về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sƣ phạm. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm là các chuyên ngành phát triển của tâm lý học và sự ứng dụng của tâm lý học vào lĩnh vực sư phạm lứa tuổi, đặc biệt tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm nghiên cứu con người trong từng giai doạn phát triển. Những nghiên cứu trên tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm có nhiệm vụ rút ra những qui luật chung của sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi, những nhân tố chỉ đạo sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi, rút ra những qui luật lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xáo trong quá trình giáp dục và dạy học, những biến đổi tâm lý của học sinh do ảnh h ưởng của giáo dục và dạy học. Từ đó cung cấp những kêt quả nghiên cứu để tổ chức hợp lý quá trình sư phạm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục và giảng dạy. Qua việc phân tích tâm lý lứa tuổi và tâm lý sư phạm và như các bạn đã biết học sinh THPT có độ tuổi từ 15 - 18 tuổi, đây là giai đoạn mà các em không chỉ phát triển về sinh lý mà còn về cả tâm lý. Có thể nói đây là một lợi thế cho giáo viên, vì ở giai đoạn này học sinh đã hiểu biết và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Ở giai đoạn này, học sinh có thái độ học tập tốt hơn, có tính năng động, tính độc lập cao hơn. Đặc biệt sự phát triển của tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh. Nhưng bao giờ cũng vậy, cánh cửa thuận lợi mở ra thì đi theo sau nó là những khó khăn mà giáo viên sẽ gặp phải như : thái độ học tập của học sinh được thúc đẩy bởi động cơ học tập nên học sinh có xu hướng chỉ học những môn học gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp của bản thân và lơ là những môn học khác. Vấn đề này yêu cầu giáo viên của từng bộ môn phải nắm bắt kịp thời thực trạng lớp học của mình, từ đó làm mới phương pháp giảng dạy của mình để giúp các em có hứng thú với môn học. Tâm lý của học sinh THPT có nhiều điểm đặc biệt cần chú ý như : đã có định hướng cho tương lai, ý thức được chuyện học tập của bản thân, có ý thức tự học hỏi cao hơn những giai đoạn lứa tuổi trước. Tuy nhiên cũng vì những đặc điểm tâm lý đó mà học sinh THPT có tâm lý học tập nghiên về những môn mà mình thích và có liên quan đến nghề nghiệp mà mình chọn cho tương lai. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên bên cạnh việc truyền thụ kiến thức còn có nhiệm vụ là phải làm thế nào để gây được ở học sinh hứng thú học tập, từ đó giúp học sinh có hứng thú học tập và xây dựng bài. 2. Lý thuyết về “tƣơng tác” Theo KERBRAT CATHERINE - ORECCHIONI: Sự tương tác bằng lời nói là sự thật cơ bản của ngôn ngữ. Có nghĩa là trong suốt quá trình của bất kỳ trao đổi giao tiếp, với người tham gia khác nhau, họ sốich rằng đó là"sự tương tác" với nhau trên một mạng lưới các ảnh hưởng lẫn nhau - nói, chia sẻ nó, và 371
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 nó đã thay đổi bằng cách trao đổi. 3. Xây dựng bài trong giờ học ngoại ngữ Dưới sự hướng dẫn của giáo viên và dựa trên nền tảng kiến thức của học sinh có được, học sinh tham gia đóng góp ý kiến của mình để xây dựng bài học cũng như làm sáng tỏ những vướng mắc của bản thân trong quá trình học. Từ đó giúp bài học thêm sinh động dễ hiểu và học sinh có thể tiếp thu bài học tốt hơn, hiểu bài và ghi nhớ bài học lâu hơn. Trong các môn học đặc biệt là học ngoại ngữ, việc trao đổi xây dựng bài giữa giáo viên và học sinh là vô cũng cần thiết và bổ ích đối với học sinh và giáo viên. Vì đặc thù của môn ngoại ngữ là học sinh liên tục gặp phải những từ mới cũng như những cấu trúc ngữ pháp khó vì vậy đòi hỏi học sinh cần phải liên tục trao đổi với giáo viên. Tuy nhiên để khuyến khích học sinh tham gia thảo luận và xây dựng bài là việc rất khó thực hiện, đòi hỏi phải có những phương pháp hiệu quả. II. Thực trạng xây dựng bài trong lớp học ngoại ngữ. Hiện nay, tại các trường THPT học sinh còn khá thụ động trong việc phát biểu xây dựng bài trong lớp học. Trong giờ học ngoại ngữ, học sinh còn rụt rè trong việc trao đổi với giáo viên về những vấn đề mình gặp phải trong quá trình học và giáo viên cũng gặp khó khăn trong vấn đề khuyến khích học sinh tham gia trao đổi xây dựng bài giảng của mình. Trong quá trình thực tập sư phạm tại hai trường THPT Phan Châu Trinh và THPT Lê Quý Đôn, chúng tôi nhận thấy học sinh trong các lớp học mà chúng tôi tham gia giảng dạy không chủ động tham gia vào bài giảng của giáo viên, điều này dẫn đến sự tương tác lời nói trong lớp học gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh. Thực tế là trong giờ học tiếng Pháp, học sinh rất trầm, ngại phát biểu. Nguời giáo viên trên bục giảng đôi khi chỉ độc thoại hoặc số lượng câu hỏi dành cho học sinh là rất ít. Về phía học sinh, khi giáo viên có những câu hỏi hoặc những vấn đề cần trao đổi thì chỉ có một số gương mặt quen thuộc tham gia trả lời, tham gia thảo luận. Đó là những học sinh khá giỏi trong lớp hoặc các cán bộ lớp, còn lại những học sinh khác, thường là chỉ ngồi ghi chép hoặc chỉ trả lời khi được giáo viên yêu cầu, mặc dầu vấn đề mà giáo viên đặt ra các em hoàn toàn có thể trả lời được, nhưng lại không chủ động tham gia xây dựng bài trong lớp học. Về phía giáo viên đã có nhiều đổi mới trong giảng dạy và luôn tìm cách làm mới bài giảng của mình tuy nhiên vẫn chưa thực sự thu hút được học sinh tham gia thảo luận và trao đổi với mình. Ngay cả ở những lớp song ngữ tiếng pháp, tình trạng học sinh cũng tương tự mặc dầu khả năng tiếng Pháp của các em là hơn hẳn các em học sinh ở lớp đơn ngữ bình thường và được giảng dạy bởi những giáo viên kinh nghiệm và nhiệt huyết. Điều đó chứng tỏ tình trang học sinh không thích thú tham gia xây dựng bài là rất phổ biến cả ở những trường chuyên, lớp chọn và ở cả những lớp do giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng trên? 372
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 III. Nguyên nhân. 1. Nguyên nhân từ phía ngƣời dạy. + Giáo viên chưa thực sự cuốn hút học sinh tham gia xây dựng bài. + Nội dung bài giảng chưa gây hứng thú cho học sinh. + Phương pháp dẫn dắt học sinh chưa thật sự tốt. 2. Nguyên nhân từ phía ngƣời học. + Học sinh không hứng thú với bài giảng của giáo viên. + Ý thức học tập của học sinh chưa tốt. + Tâm lý ngại phát biểu của học sinh. 3. Một số nguyên nhân khác. 3.1. Sự im lặng và dè dặt trong phát ngôn 3.2. Những câu hỏi một chiều 3.3. Văn hoá của người Việt Nam. IV.Một số giải pháp đề suất. Với kết quả chúng tôi cung cấp các giải pháp để tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh dưới đây: Phát triển kiến thức, bí quyết và kỹ năng cuộc sống của người học. Khuyến khích học sinh để huy động kiến thức của mình, một số kiến thức để có được chúng để suy nghĩ bằng tiếng Pháp. Giải quyết một số những khoảng trống và nhu cầu được xác định. Sử dụng các loại phương tiện truyền thông (các bài báo, hình ảnh, số liệu thống kê, bài hát, quảng cáo, truyện tranh, phim ảnh, ...) Phát triển sự phong phú của ngôn ngữ và văn hóa nói và viết. Để cho người học nói: giáo viên nghe với sự quan tâm chính hãng khi học tập về và quan tâm đến anh ta. Sử dụng các văn bản (bài hát, phim, những bài thơ) Để học sinh tiếp xúc với trò chơi, chương trình truyền hình, đoạn phim, ... Sử dụng các yếu tố của nền văn hóa Pháp và Pháp ngữ C. KẾT LUẬN Trong quá trình học tập tại trường, được tiếp xúc và làm quen với môn “ giáo học pháp ”. Chúng tôi đã có nhiều băn khoăn, chính vì vậy nhân dịp trường đại hoc n goại ngữ phát động phong trào “ ngày hội sinh viên nghiên cứu khoa học ” và được sự gợi ý của thầy cô, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “ nghiên cứu phương pháp thu hút học sinh tham gia xây dựng bài ”. Chúng tôi đã đầu tư thời gian và cố gắng để hoàn t hành đề cương của đề tài này trong thời gian sớm nhất và đã được thầy cô và các bạn đánh giá cao. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng tôi làm nghiên cứu khoa học nên không thể tránh khỏi 373
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thiện đề tài được tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Catherine Kerbrat – Orecchioni (1990), Les interactions verbales, Jouve – Paris. [2] Claire Kramsh (1996), Interaction et discours dans la classe de langue, Haitier/Didier, Paris. [3] Frédérique Bablon (2004), Enseigner une langue étrangère à l’école, Hachette Livre – Paris. [4] Julius E.Eitington (1991), Faire participer l’aprenant, les éditions d’organision/ Clamecy. [5] L.F Khariamốp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh, NXB giáo dục. [6] PGS. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm , Hà Nội. [7] http://lefildubilingue.org 374
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Tăng cường công tác phổ biến pháp luật, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên, trong các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN
21 p | 1994 | 486
-
Đề Tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao đạo đức học sinh Trưòng THPT Vân Nham - Hữu Lũng - Lạng Sơn”
168 p | 849 | 369
-
Luận văn: Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại Công ty Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị
90 p | 675 | 356
-
ĐỀ TÀI “Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lí kinh tế mới ở nước ta hiện nay.”
29 p | 891 | 223
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp (FDI ) nhằm hình thành và phát triển các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ”
58 p | 506 | 202
-
Đề tài: Phân tích một ngành bằng mô hình áp lực cạnh tranh của Micheal Porter
21 p | 649 | 111
-
Luận văn tốt nghiệp: Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tăng cường khả năng cạnh tranh trong tương lai
105 p | 283 | 55
-
Báo cáo tốt nghiệp: Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dung vốn lưu động tại công ty Vạn Tường Quận Khu V
47 p | 184 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Hoàn thiện hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt và tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Đan Phượng
120 p | 186 | 48
-
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ 2007: Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới
358 p | 173 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam
319 p | 48 | 17
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Quá trình hình thành và phát triển đường lối cách mạng XHCN của Đảng ta
97 p | 107 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường hoạt động Marketing dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Ngân hàng Quốc Tế (VIB)
11 p | 83 | 6
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Công tác Xây dựng Đảng về tư tưởng của Đảng bộ huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
95 p | 14 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam
27 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Nghiên cứu ứng dụng điều khiển học tăng cường cho xe hai bánh tự cân bằng có mô hình bất định không dừng và nhiễu cơ cấu chấp hành
92 p | 5 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Nghiên cứu nâng cao chất lượng truyền thông và ứng dụng thuật toán học sâu tăng cường trong điều hướng tối ưu cho robot di động
27 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn