TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
----------------<br />
<br />
MAI THỊ LAN<br />
<br />
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING<br />
DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG<br />
DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC<br />
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ<br />
(VIB)<br />
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌ C: TS. LÊ THANH TÂM<br />
<br />
HÀ NỘI - 2011<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Sự cần thiết của đề tài<br />
Trong những năm gần đây tại Việt Nam, sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính tín<br />
dụng ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước với nhau và với các ngân hàng<br />
nước ngoài. Để tạo sự khác biệt và nâng cao khả năng cạnh tranh thì hoạt động Marketing<br />
chính là chìa khóa chủ chốt cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.<br />
Hiện nay các ngân hàng đang chú trọng cho việc phát triển mảng dịch vụ bán lẻ<br />
mà bỏ qua chiến lược cho dịch vụ ngân hàng dành cho doanh nghiệp – một thị trường<br />
rất tiềm năng khi mà số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam tăng lên từng ngày một.<br />
Trong đó phân khúc doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đang ngày càng<br />
khẳng định được vị thế quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Ngân hàng<br />
Quốc Tế (VIB) là một trong những ngân hàng rất có thế mạnh trong mảng kinh doanh<br />
dịch vụ dành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhậ p khẩu, tuy nhiên VIB vẫn<br />
chưa tận dụng hết tiềm năng vốn có của mình để phát triển khách hàng và khẳng định<br />
vị thế ở phân khúc khách hàng tiềm năng này. Vì vậy đề tài được lựa chọn cho luận<br />
văn thạc sỹ để nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn tại VIB là “ Tăng cường<br />
hoạt động Marketing dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh<br />
vực xuất nhập khẩu của Ngân hàng Quốc Tế (VIB)” .<br />
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài<br />
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động Marketing dành cho đối tượng doanh<br />
nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quốc Tế ( VIB).<br />
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động Marketing dành cho đối tượng<br />
doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của VIB, nhằm hỗ trợ VIB có hoạt động<br />
Marketing hiệu quả hơn, phát triển và khẳng định thương hiệu ở thị phần khách hàng<br />
mục tiêu này.<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.<br />
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động Marketing ngân hàng dành cho<br />
đối tượng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động Marketing dành cho đối tượng doanh nghiệp trong<br />
lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quốc tế (VIB) giai đoạn từ 2007 – 2011.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử<br />
dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp,<br />
thống kê; so sánh và sử dụng dữ liệu thứ cấp<br />
CHƯƠNG 1<br />
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING DÀNH CHO<br />
ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC XUẤT<br />
NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1.Tổng quan về đối tượng KHDN trong lĩnh vực XNK<br />
1.1.1.Khái niệm Doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK)<br />
Theo điều 3 Luật doanh nghiệp Việt Nam do Quốc Hội ban hành ngày<br />
29/11/2005 : Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định<br />
, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các<br />
hoạt động kinh doanh .<br />
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu là các doanh nghiệp mà một phần hoặc toàn bộ quá<br />
trình sản xuất kinh doanh của mình có tham gia vào quá trình mua bán, chuyển giao, trao<br />
đổi… với một đối tác nước ngoài. Hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến đồng<br />
ngoại tệ, quy trình mua bán được ràng buộc bởi các đạo luật quốc tế mà các thành viên<br />
phải tuân theo khi tham gia vào môi trường hội nhập kinh tế thế giới<br />
1.1.2 Đặc điểm Doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK)<br />
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK tại những nước đang phát triển<br />
nói chung và Việt Nam nói riêng có khá nhiều lợi thế như: năng động, linh hoạt và<br />
sáng tạo trong kinh doanh; doanh nghiệp XNK nắm bắt tốt những yêu cầu nhỏ lẻ<br />
mang tính khu vực và địa phương, do đó doanh nghiệp khai thác được hết năng lực<br />
của mình, đạt được hiệu quả kinh tế cao nhât; có thể nhanh chóng đổi mới thiết bị<br />
công nghệ, thích ứng với cuộc cánh mạng khoa học công nghệ hiện đại; tổ chức quản<br />
lý gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí.<br />
Bên cạnh đó, doanh nghiệp XNK cũng có những hạn chế và khó khăn cần khác<br />
phục như: tiềm lực tài chính và vốn hạn chế; trình độ khoa học kỹ thuật sản xuất lạc<br />
hậu; trình độ tay nghề công nhân thấp; g ặp khó khăn trong việc tiếp cận và xử lý các<br />
thông tin thị trường và đặc biệt doanh nghiệp XNK tại các nước đang phát triển còn<br />
gặp phải một số rào cản thương mại và cần sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ và các cơ<br />
<br />
quan chức năng.<br />
1.2 Hoạt động Marketing dành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực XNK của Ngân<br />
hàng thương mại<br />
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động Marketing ngân hàng.<br />
Marketing ngân hàng là toàn bộ các hoạt động gắn kết với nhau phù hợp với môi<br />
trường kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp cho phép, theo định hướng khách hàng<br />
và thị trường nhằm thỏa mãn hài hòa cả nhu cầu của khách hàng và ngân hàng theo<br />
nguyên tắc trao đổi.<br />
Marketing ngân hàng là loại hình marketing dịch vụ và gồm 6 đặc trưng: là lĩnh<br />
vực ứng dụng đặc biệt của Marketing dịch vụ; chịu sự chi phối mạnh mẽ của môi<br />
trường pháp luật; phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố con người; luôn gắn bó chặt chẽ với<br />
hoạt động của các bộ phận chức năng khác trong quá trình cung ứng dịch vụ; phụ thuộc<br />
nhiều hơn vào mối quan hệ sẵn có với khách hàng; được tiến hàng trong bối cảnh vừa<br />
cạnh tranh vừa hợp tác với các NHTM và các tổ chức tín dụng khác<br />
1.2.2.Nội dung hoạt động Marketing dành cho đối tượng trong lĩnh vực xuất nhập<br />
khẩu của Ngân hàng Thương mại<br />
Cũng gi ống như hoạt động Marketing chung dành cho đối tượng doanh<br />
nghiệp, hoạt động Marketing dành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực XNK gồm ba<br />
bước:<br />
Phân đoạn thị trường theo các tiêu chí như quy mô, ngành, thành phần kinh tế,<br />
khu vực. Từ đó xác định phân khúc khách hàng mục tiêu phù hợp với thị trường chung<br />
và các yếu tố nội tại của NHTM. Sau đó áp dụng chiến lược Marketing cho phân khúc<br />
khách hàng mục tiêu đó<br />
Xác định các rằng buộc về kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa xã h ội, kỹ<br />
thuật công nghệ, tình trạng cạnh tranh hiện thời so với NH và các tổ chức tài<br />
chính khác.<br />
Cuối cùng là áp dụng Marketing hỗn hợp vào phân khúc khách hàng mục tiêu<br />
gồm có 7 yếu tố: sản phẩm, giá, xúc tiến thương mại, kênh phân phối, con người, quy<br />
trình và cơ sở vật chất. Tùy vào tính hình thực tế của thị trường mà ngân hàng có thể<br />
phân bổ các nguồn lực và một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược.<br />
<br />
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động Marketing ngân hàng dành cho đối<br />
tượng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu<br />
1.3.1. Nhân tố khách quan<br />
Gồm 6 nhân tố: là các yếu tố liên quan đến môi trường vĩ mô hay xu hư ớng phát<br />
triển chung của ngành về lĩnh v ực dành cho doanh nghiệp XNK: môi trường tự nhiên,<br />
doanh nghiệp, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và cạnh tranh<br />
1.3.2. Nhân tố chủ quan<br />
Nhóm nhân tố chủ quan xuất phát từ phía Ngân hàn g, và chính nó là yếu tố<br />
quyết định việc thực hiện thành công chiến lược Marketing dành cho Doanh nghiệp<br />
nói chung và Doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng.<br />
Gồm 6 nhân tố: quy mô ngân hàng, nghiên cứu thị trường, nguồn nhân lực, sự đa<br />
dạng của sản phẩm dịch vụ, định hướng phát triển trong tương lai của ngân hàng và<br />
ngân sách dành cho hoạt động Marketing.<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG<br />
DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN<br />
HÀNG QUỐC TẾ (VIB)<br />
2.1. Giới thiệu về VIB<br />
<br />
Ngân hàng TMCP Việt Nam tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được<br />
thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn. Q. Đống Đa - Hà<br />
Nội. Sau 15 năm hoạt động, hiện nay VIB đã trở thành trở thành 1 trong những ngân<br />
hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt hơn 101 nghìn tỷ đồng, vốn điều<br />
lệ 4.000 tỷ đồng, mạng lưới chi nhánh hơn 140 đơn vị kinh doanh trên cả nước . Trong<br />
nhiều năm liên tiếp, VIB luôn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại (A) tốt<br />
nhất theo các tiêu ch í đánh giá của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Đồng thời VIB đạt<br />
được thứ hạng cao trong tổng số 200 doanh nghiệp hàng đầu trong nước do UNDP<br />
xếp hạng, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhât Việt Nam về<br />
doanh thu do Báo VietnamNet xếp hạng trong năm 2007, liên tiếp được Moody’s Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu - xếp hạng hệ số sức mạnh tài chính cao trong<br />
nhóm các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và rất nhiều giải thưởng ghi nhận sự nỗ<br />
<br />