intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG LỘC ĐIỀN

Chia sẻ: Duong Binh An | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:62

485
lượt xem
212
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp thu được tiền hoặc được quyền thu tiền, đó cũng chính là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn thành phẩm, hàng hoá sang vốn bằng tiền hoặc vốn trong thanh toán, bên cạnh quá trình tiêu thụ ra bên ngoài, trong doanh nghiệp còn có các nghiệp vụ tiêu thụ nội bộ do nội bộ yêu cầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG LỘC ĐIỀN

  1. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆPSẢN XUẤT 1.1 Quá trình bán hàng, kết quả kinh doanh 1.1.1 Quá trình bán hàng Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp thu được tiền hoặc được quyền thu tiền, đó cũng chính là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn thành phẩm, hàng hoá sang vốn bằng tiền hoặc vốn trong thanh toán, bên cạnh quá trình tiêu thụ ra bên ngoài, trong doanh nghiệp còn có các nghiệp vụ tiêu thụ nội bộ do nội bộ yêu cầu Việc tiêu thụ thành phẩm (bán hàng) có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ quá trình này. Quản lý quá trình bán hàng là quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ thành phẩm đối với từng thời kỳ, từng khách hàng, từng hợp đồng kinh tế, quản lý về mặt số lượng, chất lượng mặt hàng tiêu thụ, giá bán, chi phí bán hàng, tình hình thanh toán của khách hàng... để thực hiện tốt yêu cầu quản lý công tác tiêu thụ sản phẩm, mỗi doanh nghiệp cần sắp xếp bố trí nguồn lực, lực lượng lao động, cách thức tổ chức... cho mạng lưới tiêu thụ một cách khoa học Kết quả bán hàng là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp.Nó là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất kinh doanh, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, có lợi nhuận, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh 1.1.2 Kết quả kinh doanh Cùng với bán hàng, xác định kết quả kinh doanh cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó là cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh nhất định, dựa vào thông tin kết quả kinh doanh, doanh nghiệp có thể đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cũng như việc lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả hơn, kết quả kinh doanh còn là thông tin giúp ích cho các đối tác, nhà đầu tư có ý định đầu tư vào doanh nghiệp và là cơ sở để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. SVTT:LÊ ANH SAO Trang 1
  2. 1.2 Lý luận cơ bản về kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp sản xuất 1.2.1 Đặc điểm quá trình bán hàng và phương thức bán hàng Quá trình tiêu thụ ghi nhận rất nhiều phương thức bán hàng, với mỗi phương thức thì trình tự hạch toán doanh thu bán hàng sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào thời điểm ghi nhận doanh thu và phương thức thanh toán với khách hàng. - Phương thức bán hàng trực tiếp: đây là phương pháp bán hàng phổ biến nhất, ở phương pháp này sản phẩm, hàng hoá được giao cho người mua trực tiếp tại kho của doanh nghiệp hoặc những vị trí cũng được xem như là kho của doanh nghiệp (cảng biển, ga tàu...) - Phương thức gửi hàng (bán hàng qua đại lý): trong phương pháp này, đ ịnh kỳ doanh nghiệp sẽ gửi hàng cho khách hàng (đại lý) của mình theo những thoả thuận trong hợp đồng giữa 2 bên. -Phương thức này áp dụng chủ yếu dưới hình thức bán hàng thông qua đại lý nên còn được gọi là phương pháp bán hàng qua đại lý. - Phương thức hàng đổi hàng: là phương thức tiêu thụ mà người bán đem sản phẩm, hàng hoá của mình để đổi lấy sản phẩm, hàng hoá của người mua, giá trao đổi là giá bán của sản phẩm đó trên thị trường - Phương thức tiêu thụ nội bộ: là việc bán hàng hoá mà người mua là các đối tượng trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty + Doanh nghiệp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm hàng hoá; + Doanh nghiệp sử dụng nội bộ sản phẩm hàng hoá; + Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm hàng hoá để biếu tặng. 1.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đ ược trong kỳ hạch toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (Theo chuẩn mực kế toán số 14“Doanh thu và thu nhập khác”). SVTT:LÊ ANH SAO Trang 2
  3. Doanh thu thuần được xác định bằng tổng doanh thu sau khi trừ đi các khoản chiếu khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng đã bán bị trả lại. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau: 1. Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua; 2. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá; 3. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; 4. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; 5. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 1.2.2.1 Doanh thu bán hàng và cách xác định doanh thu Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà doanh thu bán hàng được xác định theo các nguyên tắc sau: - Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT. - Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán. - Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu. - Đối với các vật tư, sản phẩm, hàng hoá, doanh nghiệp nhận gia công thì chỉ phản ánh vào doanh thu bán hàng số tiền gia công thực tế được hưởng. - Đối với hàng hoá doanh nghiệp nhận bán đại lý, kí gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì chỉ hạch toán vào doanh thu bán hàng phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng. - Trường hợp bán hàng theo phương pháp trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay một lần và ghi nhận SVTT:LÊ ANH SAO Trang 3
  4. vào doanh thu hoạt động tài chính phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp - Những sản phẩm, hàng hoá được xác định là tiêu thụ, nhưng vì lý do v ề chất lượng, về quy cách kỹ thuật, phẩm chất..., người mua từ chối thanh toán và gửi trả lại hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp nhận, hoặc người mua hàng được hưởng chiết khấu thương mại theo quy định của doanh nghiệp thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng biệt trên các TK531 “Hàng bán bị trả lại”, TK532 “Giảm giá hàng bán”, TK521 “Chiết khấu thương mại”. - Trường hợp trong kỳ, doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì tr ị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” mà phần tiền thu được này phải đ ược hạch toán vào bên có của TK 131 “Phải thu của khách hàng", khi thực giao hàng cho người mua sẽ ghi nhận doanh thu và hạch toán vào TK 511 1.2.2.2 Chứng từ, tài khoản sử dụng * Chứng từ: Trong quá trình hạch toán doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng một số chứng từ chủ yếu sau: - Phiếu xuất kho; - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; - Hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn GTGT; - Phiếu thu tiền mặt, giấy báo nợ, báo có của ngân hàng... * Tài khoản: - Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này không có số dư.Tài khoản 511 có 5 tài khoản cấp II: TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá; TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm; TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ; TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá; TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản; SVTT:LÊ ANH SAO Trang 4
  5. - TK 512: Doanh thu nội bộ. - Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành. - Tài khoản này không có số dư. TK 512 có 3 tài khoản cấp II: TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá; TK 5122: Doanh thu bán thành phẩm; TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ. - Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu sử dụng TK 5112 , TK 5122 1.2.2.3 Trình tự kế toán doanh thu bán hàng đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về doanh thu bán hàng đối với doanh nghiệp nôp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. ̣ TK 511, 512 TK111, 112, 334 TK131 (2a) TK152 TK 3331 (1b) (4a) (2b) TK 133 TK 3387 (4b) (3) (1a) Phản ánh doanh thu bán hàng thu tiền ngay, doanh thu hàng tiêu thụ nội bộ. (1b),(2b) Phản ánh thuế GTGT phải nộp. (2a) Doanh thu bán hàng chưa thu tiền. SVTT:LÊ ANH SAO Trang 5
  6. (3) Lãi bán hàng trả chậm, trả góp theo phương thức bán hàng trả chậm, trả góp. (4a) Trị giá vật tư, hàng hoá nhận về theo giá mua chưa có thuế GTGT theo phương thức bán hàng đổi hàng. (4b) Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về doanh thu bán hàng đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT. Sơ đồ 1.2 TK 511 TK 111, 112, 334... (1) TK 3331 (5) TK131 (2) TK152 TK 3387 (3) (4) (1) Phản ánh doanh thu bán hàng thu tiền ngay, các khoản doanh thu tiêu thụ nội bộ. (2) Doanh thu bán hàng chưa thu tiền. (3) Lãi bán hàng trả chậm, trả góp theo phương thức bán hàng trả chậm, trả góp. (4) Trị giá vật tư hàng hoá nhận về đã có thuế GTGT theo phương thức hàng đổi hàng. (5) Cuối kỳ, kết chuyển thuế GTGT phải nộp làm giảm trừ doanh thu. 1.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng - Chiết khấu thương mại: là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết - Giảm giá hàng bán: là khoản tiền doanh nghiệp giảm trừ cho bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất… SVTT:LÊ ANH SAO Trang 6
  7. - Doanh thu hàng đã bán bị trả lại: là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại - Các khoản thuế về tiêu thụ: thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu - TK 521: Chiết khấu thương mại Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hoá đơn mua bán hoặc các cam kết Tài khoản này không có số dư và có kết cấu ngược với TK 511 TK 521 có 3 tài khoản cấp II: TK 5211: Chiết khấu hàng hoá; TK 5212: Chiết khấu thành phẩm; TK 5213: Chiết khấu dịch vụ. - TK 531: Hàng bán bị trả lại. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do: vi phạm hợp đồng, vi phạm cam kết, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại, qui cách. - TK 532: Giảm giá hàng bán. Tài khoản này phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ - Ngoài ra, kế toán còn sử dụng TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”, đ ể phản ánh các nghiệp vụ như: khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay; khoản lãi trả trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ: trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu... và các khoản khác như: TK131, TK111, TK112, TK333... Sơ đồ 1.3 TK 111,112,131 TK 521,531,532 TK 511 (1) (3) TK 3331 TK 333(2,3) (2) (4) (1) Các khoản giảm trừ doanh thu thực tế phát sinh. (2) Thuế GTGT phải nộp được giảm trừ SVTT:LÊ ANH SAO Trang 7
  8. (3), (4) Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu làm giảm doanh thu. Trình tự hạch toán các nghiệp vụ kinh tế giảm trừ doanh thu trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Sơ đồ 1.4 TK 111,112,131 TK 521,531,532 TK 511 (1) (2) TK 333(2,3) (3) (1) Các nghiệp vụ giảm trừ doanh thu thực tế phát sinh. (2), (3) Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu làm giảm doanh thu. 1.2.4 Kế toán giá vốn hàng bán 1.2.4.1 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán Sau khi xác định doanh thu, các khoản làm giảm trừ doanh thu, kế toán phải xác định trị giá vốn hàng bán để phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh, trị giá vốn hàng bán là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, gồm có: trị giá vốn của hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ. Giá vốn của hàng xuất bán được tính theo một trong bốn phương pháp sau: - Phương pháp tính theo giá đích danh: phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có ít loại mặt hằng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được, theo phương pháp này, khi mua hàng, trị giá mua của hàng hoá được xác định theo từng lô hàng cụ thể - Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) - Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): phương pháp này giả định những hàng hoá mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên, ngược với FIFO SVTT:LÊ ANH SAO Trang 8
  9. Trị giá của hàng Số lượng từng loại Giá đơn vị bình = x hoá xuất kho hàng xuất kho quân - Phương pháp bình quân gia quyền: theo phương pháp này trị giá của hàng hoá xuất kho trong kỳ được tính theo công thức: Trong đó, giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong ba cách sau đây: + Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ; + Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước; + Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập. Nếu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không tập hợp tr ực tiếp được, kế toán sẽ tiến hành phân bổ cho số hàng đã bán theo tiêu thức phù hợp Trị giá vốn Trị giá vốn của hàng CPBH và CPQLDN của hàng bán xuất kho để bán phân bổ cho số hàng đã = + bán SVTT:LÊ ANH SAO Trang 9
  10. 1.2.4.2 Kế toán giá vốn hàng bán Để theo dõi trị giá vốn của hàng xuất bán trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: - Trị giá hàng hoá xuất bán trong kỳ; - Giá trị hao hụt, mất mát hàng tồn kho; - Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên Có: - Trị giá hàng hoá đã tiêu thụ bị trả lại trong kỳ; - Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; - Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản 911. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản : TK157, TK 159, TK 911... Sơ đồ 1.5 (6) (1) Trị giá vốn thực tế hàng đã tiêu thụ; (2) Trị giá vốn hàng gửi bán; (3) Trị giá vốn hàng gửi bán xác định tiêu thụ; (4) Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; (5) Kết chuyển giá vốn của hàng tiêu thụ; (6) Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. SVTT:LÊ ANH SAO Trang 10
  11. 1.2.5 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 1.2.5.1 Kế toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng (CPBH) là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ, chi phí nhân viên bán hàng; chi phí vật liệu, bao bì; chi phí dụng cụ, đồ dùng; chi phí khấu hao TSCĐ * Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng TK 641 “Chi phí bán hàng” Bên Nợ: - Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng - Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Sơ đồ 1.6 TK 111,112, TK133 SVTT:LÊ ANH SAO Trang 11
  12. 1.2.5.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) là toàn bộ chi phí liên quan đ ến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp, chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí dự phòng, chi phí khác bằng tiền..... * Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Bên Nợ: - Các khoản CPQLDN thực tế phát sinh trong kỳ; - Trích lập và trích lập thêm khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả, trợ cấp mất việc làm. Bên Có: - Các khoản ghi giảm CPQLDN; - Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả, trợ cấp mất việc làm đã trích lập lớn hơn số phải trích cho kỳ tiếp theo; - Kết chuyển CPQLDN để xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản này không có số dư và có 8 tài khoản cấp II * Trình tự kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu Sơ đồ 1.7 SVTT:LÊ ANH SAO Trang 12
  13. 1.2.6 Kế toán chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả các loại thuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức Theo quy định hiện hành thì thuế thu nhập doanh nghiệp được tính là chi phí khi xác định kết quả kinh doanh. * Công thức: Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế trong kỳ x Thuế suất * Tài khoản sử dụng:Tài khoản 821 “Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp”, + TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành; + TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp được hạch toán theo trình tự sau: Sơ đồ 1.8 Sơ đồ 1.9 (1) Chênh lệch số Thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm > số thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm. (2) Chênh lệch giữa số tài sản chịu thuế TN hoãn lại phát sinh < tài sản thuế TN hoãn lại được hoàn nhập trong năm. (3) Chênh lệch số phát sinh có lớn hơn số phát sinh nợ TK 8212. SVTT:LÊ ANH SAO Trang 13
  14. (4) Chênh lệch số Thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm < số thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm. (5) Chênh lệch giữa số tài sản chịu thuế TN hoãn lại phát sinh > tài sản thuế TN hoãn lại đựơc hoàn nhập trong năm. (6) Chênh lệch số phát sinh nợ lớn hơn số phát sinh có TK 8212 1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Cuối kỳ kế toán, kế toán tiến hành xác định kết quả của hoạt động kinh doanh trong kỳ, chỉ tiêu này rất quan trọng Kết quả hoạt động kinh doanh:là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác. Tổng DT thuần Giá vốn của hàng Kết quả từ hoạt CPBH và động SXKD (bán = về bán hàng và - xuất đã bán và CP - chi phí hàng, cc dịch vụ) QLDN cung cấp dịch vụ thuế TNDN Kết quả từ hoạt động = Tổng DT về hoạt động tài - Chi phí về hoạt động tài chính tài chính chính Kết quả hoạt động = Thu nhập thuần - Chi phí khác khác khác - Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ; - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp,chi phí tài chính trong kỳ - CPBH, CPQLDN tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ - Kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. SVTT:LÊ ANH SAO Trang 14
  15. Bên Có: - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; - Doanh thu thuần hoạt động tài chính trong kỳ; - Thu nhập thuần khác trong kỳ ,kết chuyển lãi lổ trong kỳ Tài khoản này không có số dư. * TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối và các tài khoản có liên quan khác. Sơ đồ 1.10 TK 632 TK 911 TK 511 Kết chuyển GVHB Kết chuyển DT thuần Kết chuyển CP tài chính Kết chuyển DTHĐTC TK 641 TK 711 Kết chuyển CPBH Kết chuyển thu nhập khác TK642 Kết chuyển CPQLDN TK811 TK 421 Kết chuyển CP khác Lỗ Lãi 1.4 Hệ thống sổ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả Tuỳ theo từng hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà sử dụng hệ thống sổ kế toán khác nhau. Ngoài hệ thống sổ kế toán áp dụng bắt buộc theo quy định, tùy theo yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp mở sổ chi tiết để theo dõi toàn bộ sự vận động của tài sản nói chung và quá trình bán hàng, xác định kết quả kinh doanh nói riêng. Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, hệ thống số kế toán áp dụng cho quá trình tiêu thụ, xác định kết quả gồm có: + Chứng từ ghi sổ; + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; SVTT:LÊ ANH SAO Trang 15
  16. + Sổ cái và sổ chi tiết các TK 632, 635, 511, 512, 515 911, 641, 642, 155, 711, 811...; + Các bảng phân bổ như: phân bổ CPBH, CPQLDN, phân bổ khấu hao + Các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý như: sổ chi tiết thành phẩm, hàng hóa, sổ chi tiết chi phí, doanh thu cho từng mặt hàng… CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG LỘC ĐIỀN. 2.1 Đặc điểm tình hình chung của Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Lộc Điền. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển c ủa Công ty C ổ ph ần Vật liệu Xây dựng Lộc Điền. 2.1.1.1 Quá trình hình thành -Tên Công Ty: Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Lộc Điền -Tên Đối Ngoại: Loc Dien Building Material Joint-Stock Company -Tên Giao Dịch Viết Tắt: LDM -Địa Chỉ: Xã Lộc Điền,Huyện Phú Lộc,Tỉnh Thừa Thiên Huế. -Số Điện Thoại/Fax: 054.3871738 -Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh Số 3300538394 Do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Tỉnh Thừa Thiên Huế Cấp Lần Đầu Ngày 3/4/2008. -Vốn Điều Lệ 7.000.000.000 Đồng (Bảy tỷ đồng chẳn) -Đại Diện Theo Pháp Luật: Ông Nguyễn Sơn-Giám Đốc Công Ty Ngành Nghề Kinh Doanh: -Khai thác đá granite các loại SVTT:LÊ ANH SAO Trang 16
  17. -Sản xuất và chế biến đá ốp lát, đá granite các loại làm vật liệu xây dựng Sản phẩm chính của Công ty: Các loại đá xây dựng được khai thác tại mỏ đá Lộc Điền như đá hộc,đá 1x2,đá 2x4,đá 4x6,đá dăm,….với công suất 80.000m3 đá các loại/năm 2.1.1.2 Quá trình phát triển * Thuận lợi: Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Lộc Điền nằm trong khu vực phát triển kinh tế của Lộc Điền nên được hưởng các mức ưu đãi của thuế về tất cả các hoạt động kinh doanh.Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, hơn nữa, thực hiện kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, trong đó chú trọng nhất là phát triển thành phố Huế, việc sản xuất kinh doanh của công ty có rất nhiều thuận lợi, tạo đà cho Công ty ngày càng phát triển đi lên. Bên cạnh đó còn có các yếu tố thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của Công ty như: chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân của Nhà nước, sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công việc. * Khó khăn: Do văn phòng Công ty ở xa so với trung tâm thành phố nên việc giao dịch với khách hàng còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Xu hướng hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt, nền kinh tế và thị trường còn chứa đựng nhiều nhân tố không ổn định, diễn biến phức tạp, khó lường nên rất khó dự báo, tác động đến việc định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh … *Quá trình phát triển: SVTT:LÊ ANH SAO Trang 17
  18. Từ ngày thành lập đến nay, qua 4 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Lộc Điền đã tạo uy tín ngày càng nâng cao trên địa bàn tỉnh, quá trình hình thành và phát triển của Công ty đã dần khẳng định vị thế của mình trong ngành xây dựng tại địa bàn huyện Phú Lộc, do vậy, những năm qua, Công ty không ngừng đầu tư trang thiết bị dây chuyền sản xuất, tuyển dụng nhân sự có tay nghề và trình độ cao … để phục vụ cho nhu cầu phát triển của mình. Trong những năm qua, Công ty luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra, góp phần làm tăng giá trị kinh tế của ngành, cho địa phương, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước Công ty đã đầu tư trang thiết bị máy móc như: máy xay nghiền đá theo công nghệ mới, máy xúc, máy ủi cũng như các phương tiện vận tải bằng ôtô, phương tiện cơ giới…Công ty có một hệ thống máy móc tương đối đa dạng và hiện đại, chủ yếu máy móc được nhập từ Nga, Ý, với dây chuyền sản xuất kết hợp đồng bộ, có sự quản lý và sử dụng của cán bộ kỹ thuật có trình độ, kiến thức chuyên môn cao nên sản phẩm, công trình luôn đạt tiến độ thi công và chất lượng cao, giá thành thấp, đây chính là một trong những ưu thế của Công ty có thể tồn tại, đứng vững trên thị trường trong tỉnh và các vùng lân cận. Đến nay, Công ty đã có cơ sở vật chất vững vàng, có đội ngũ công nhân kỹ thuật nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm quản lý và tổ chức thi công xây dựng cùng với tiềm năng khai thác đá hiện có đó là mỏ đá ở Lộc Điền, qua 4 năm hoạt động (kể từ ngày 03/04/2008), Công ty đã cung cấp đá vật liệu xây dựng có chất lượng cho nhiều công trình có quy mô lớn trong và ngoài tỉnh, từ đó, nâng tầm ảnh hưởng của Công ty trong tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và các tỉnh lân cận. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN QUA CÁC NĂM Đvt: 1.000,đ So sánh năm 2011/2010 Đến quý Chỉ tiêu Năm 2009 TT Năm 2010 Năm 2011 1/2012 Lượng % 1 TSCĐ 9.008.961 8.881.262 10.144.656 -638.471 -6,70 9.519.733 SVTT:LÊ ANH SAO Trang 18
  19. 2 Doanh thu 7.295.460 5.249.662 6.416.051 3.425.489 -879.409 -12,05 3 Chi phí 4.925.264 5.509.395 2.957.387 -1.541.760 -21,80 7.051.155 4 Lợi nhuận 244.305 324.398 906.656 468.102 662.351 271,11 Thu nhập bình 3.500 5 1.500 2.000 3.200 1.700 113,33 quân lđ/tháng 70 6 Số lao động 150 60 70 80 53,30 (Nguồn: số liệu tại Phòng Kế toán Công ty CPVật liệu Xây dựng Lộc Điền) 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Với những mặt hàng chính như trên, Công ty áp dụng quản lý công nghệ khai thác, sản xuất đá trên mỏ lộ thiên để đáp ứng yêu cầu sử dụng của từng khách hàng phù hợp với sản phẩm sản xuất 2.1.3 Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty * Tổ chức bộ máy quản lý: Sơ đồ 2.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY SVTT:LÊ ANH SAO Trang 19
  20. GHI CHÚ: Quan hệ trực tiếp Quan hệ chức năng Quan hệ phối hợp * Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận: - Đại hội đồng cổ đông:Là cuộc họp thường kỳ hoặc bất thường của các cổ đông hoạt động theo đúng pháp luật Nhà nước, Điều lệ, Nghị quyết của Đại hội cổ đông đưa ra. - Hội đồng quản trị:là cơ quan quản lý công ty,có toàn quyền nhân danh của công ty để quyết định,thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông - Ban kiểm soát: là nhóm người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. - Giám đốc Công ty: là người được Hội đồng quản trị bổ nhiệm trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện phân công, phân cấp cho Kế toán trưởng và Trưởng các bộ phận, phòng ban chức năng của Công ty nhằm phát huy nguồn lực, phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh - Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: tham mưu cho Giám đốc phục trách lĩnh vực sản xuất, phụ trách công tác quản lý kỹ thuật, công tác an toàn lao động t ại Mỏ , quản lý, điều hành công tác kỹ thuật thi công, chất lượng, tiến độ các công trình xây dựng, thực hiện công tác kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, biện pháp và an toàn lao động.. - Phòng Tài chính - Kế toán: tham mưu cho Giám đốc công tác quan lý tài ̉ chính - kế toán, huy động, sử dụng nguồn lực của Công ty đúng mục đích, hiệu quả, hướng dẫn các chế độ và quy trình hạch toán đến các bộ phận liên quan, SVTT:LÊ ANH SAO Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2