Đề tài nghiên cứu: Thực trạng từ chối mẫu xét nghiệm và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện 74 Trung ương
lượt xem 12
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Thực trạng từ chối mẫu xét nghiệm và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện 74 Trung ương" nhằm mô tả tỷ lệ từ chối và lý do từ chối mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện 74 Trung ương, năm 2017; xác định một số yếu tố liên quan đến từ chối mẫu tại Bệnh viện 74 Trung ương, năm 2017.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu: Thực trạng từ chối mẫu xét nghiệm và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện 74 Trung ương
- 1 BỘ Y TẾ BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG THỰC TRẠNG TỪ CHỐI MẪU XÉT NGHIỆM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG Vĩnh Phúc, 2017
- 2 BỘ Y TẾ BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG THỰC TRẠNG TỪ CHỐI MẪU XÉT NGHIỆM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG CN. Nguyễn Bá Vương ThS. Trương Công Thứ BS. Cao Thanh Thủy Vĩnh Phúc, 2017
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác dự phòng và điều trị bệnh. Trong những thành tích chung đó, lĩnh vực xét nghiệm (XN) y học đã phát triển không ngừng, đóng góp những thành tích không nhỏ. Xét nghiệm y học là một trong những lĩnh vực không thể thiếu nhằm giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh, xác định căn nguyên để quyết định phương pháp điều trị, đánh giá hiệu quả cũng như tiên lượng. Với sự tiến bộ của y học, việc thực hiện các xét nghiệm như sinh hóa, huyết học, xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm vi sinh trở thành yếu tố mang tính quyết định cho phác đồ điều trị của các bác sĩ. Hiện nay, việc làm này đã trở thành thường quy trong các chỉ định khám cận lâm sàng. Mặt khác, với nhu cầu về sức khỏe, xét nghiệm giúp người bệnh có thể phát hiện sớm bệnh tật để có phương án phòng bệnh tốt hơn… Hiện nay đứng trước yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước, nền y học nói chung và lĩnh vực xét nghiệm nói riêng phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 316/QĐ- TTg ngày 27/02/2016: Phê duyệt đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016- 2025. Thông tư số 01/2013/TT-BYT của Bộ Y tế: hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Cùng với sự quan tâm và đầu tư của lãnh đạo bệnh viện (BV) về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cho khoa Xét nghiệm, các bệnh viện cũng đồng thời áp dụng nhiều giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng của xét nghiệm và chất lượng hoạt động của khoa xét nghiệm. Chất lượng của xét nghiệm phụ thuộc vào việc đảm bảo ở cả 3 giai đoạn: giai đoạn trước xét nghiệm, giai đoạn xét nghiệm và giai đoạn sau xét nghiệm. Đặc biệt ở giai đoạn trước xét nghiệm, nguy cơ sai số ở giai đoạn này là cao nhất chiếm từ 49 đến 73% (tức là trong 100 trường hợp sai số kết quả xét nghiệm thì sai số do
- 2 giai đoạn này chiếm từ 49 đến 73 trường hợp) mà lý do chính là do cách lấy và bảo quản bệnh phẩm xét nghiệm. Khoa Xét nghiệm Bệnh viện 74 trung ương gồm 04 bộ phận: Huyết học, Sinh hóa, Vi sinh và Giải phẫu. Được sự quan tâm của lãnh đạo Bệnh viện, khoa Xét nghiệm đã xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng xét nghiệm nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng xét nghiệm đáp ứng yêu cầu của lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng mẫu xét nghiệm khi bàn giao cho khoa Xét nghiệm thường không đảm bảo và nhiều mẫu khoa Xét nghiệm phải từ chối. Vậy tỷ lệ mẫu xét nghiệm không đảm bảo yêu cầu và bị từ chối là bao nhiêu? Yếu tố nào liên quan đến từ chối mẫu xét nghiệm? Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng từ chối mẫu xét nghiệm và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện 74 Trung ương”. Nghiên cứu nhằm mục tiêu: 1. Mô tả tỷ lệ từ chối và lý do từ chối mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện 74 Trung ương, năm 2017. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến từ chối mẫu tại Bệnh viện 74 Trung ương, năm 2017.
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm về chuyên ngành xét nghiệm Xét nghiệm là một loạt các hoạt động có mục tiêu xác định giá trị hoặc tính chất của một vật thể. Xét nghiệm chẩn đoán là một xét nghiệm để xác định một bệnh hoặc một triệu chứng của bệnh. Xét nghiệm định tính là một xét nghiệm để phát hiện sự hiện diện hoặc không của một chất, một phức hợp đặc biệt, hoặc điều kiện cho sự tồn tại hay mất đi của chúng. Xét nghiệm định lượng là một xét nghiệm để xác định nồng độ hoặc số lượng của một chất phân tích trong một mẫu bệnh phẩm, kết quả được biểu hiện dưới dạng số lượng. Phòng xét nghiệm là các khoa, phòng hoặc đơn vị xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận mẫu xét nghiệm lấy từ người và các nguồn liên quan khác để thực hiện xét nghiệm, cung cấp thông tin trực tiếp phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Quản lý chất lượng xét nghiệm là các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát của phòng xét nghiệm về chất lượng xét nghiệm, bao gồm lập kế hoạch, kiểm soát, bảo đảm và cải tiến chất lượng xét nghiệm. Bảo đảm chất lượng (Quality Assurance-QA) bao hàm toàn bộ các chính sách, pháp qui, kế hoạch về đào tạo con người, trang bị máy móc, lựa chọn phương pháp kỹ thuật và thuốc thử để làm cho xét nghiệm đạt được độ tin cậy mà thầy thuốc lâm sàng có thể dựa vào nó trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Hay nói một cách khác, đảm bảo chất lượng là một quy trình tổng thể đảm bảo kết quả của phòng thí nghiệm đưa ra là chính xác nhất.
- 4 Kiểm tra chất lượng (Quality Control-QC) là một khâu của đảm bảo chất lượng nhằm phát hiện sai số, tìm nguyên nhân gây sai số và từ đó đề ra các biện pháp chế ngự hay khắc phục, tức là tiếp tục cải thiện điều kiện xét nghiệm, tăng cường công tác đảm bảo chất lượng. Kiểm tra chất lượng cũng được hiểu như là những quy trình được sử dụng để phát hiện hoặc hiệu chỉnh sai sót có thể xảy ra vì xét nghiệm sai, điều kiện môi trường bất lợi và sự khác nhau do người thực hiện cũng như kiểm soát độ chính xác và tính chắc chắn đúng của xét nghiệm. Đánh giá chất lượng xét nghiệm nội bộ là hoạt động tự kiểm tra và đánh giá chất lượng xét nghiệm có tổ chức, kế hoạch trong phòng xét nghiệm với mục đích xem xét của lãnh đạo nhằm đánh giá chất lượng thực hiện các xét nghiệm, tìm ra các vấn đề không phù hợp để đề ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và cải tiến. 1.2.3 giai đoạn đảm bảo chất lượng xét nghiệm 1.2.1. Giai đoạn trước xét nghiệm (Fre-Testing) Giai đoạn trước xét nghiệm bao gồm các công việc sau: - Chỉ định xét nghiệm Đây là bước đầu tiên. Việc chỉ định xét nghiệm thường do bác sĩ lâm sàng thực hiện căn cứ trên chẩn đoán tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Tuy nhiên chỉ định thế nào cho đúng cũng là vấn đề không hề nhỏ. Chỉ định phải sát với tình trạng của bệnh nhân mới có khả năng phát hiện và chẩn đoán đúng bệnh. Chỉ định phải đúng thời điểm. Ví dụ không thể chỉ định làm xét nghiệm công thức máu khi mà bệnh nhân đang thực hiện truyền dịch, hoặc làm các xét nghiệm về đường máu, mỡ máu sau khi bệnh nhân đã ăn... - Lấy mẫu Việc lấy mẫu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm. Mẫu ở đây có thể là mẫu máu, mẫu nước tiểu, mẫu dịch…. Mỗi loại mẫu đều có các quy định riêng nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Ví dụ với mẫu máu
- 5 bạn phải lấy đủ số lượng, đúng loại chất chống đông, mẫu không bị vỡ hồng cầu... - Vận chuyển mẫu Vận chuyển mẫu ở đây có thể từ khoa phòng lấy mẫu đến phòng xét nghiệm hoặc từ phòng xét nghiệm này đến phòng xét nghiệm khác. Theo quy định thì mẫu phải đảm bảo được tính nguyên vẹn. Tức là thành phần các chất trong mẫu phân tích không bị biến đổi so với ban đầu. Để đáp ứng yêu cầu này thì mẫu cần phải chuyển đến phòng xét nghiệm sớm nhất, có thể dùng thêm các chất bảo quản. Ví dụ với mẫu máu dùng để định lượng các chất thành phần trong huyết tương/ huyết thanh thì bạn nên ly tâm tách huyết tương/ huyết thanh và gửi đi chứ không gửi máu toàn phần. Các mẫu phải được bảo quản cần thận tránh đổ vỡ, lây nhiễm từ môi trường bên ngoài vào. - Nhận mẫu Phải có cán bộ chuyên trách cho việc nhận mẫu. Khi nhận mẫu phải đánh giá xem mẫu có đạt không? Các thông tin có trùng khớp? Mẫu có đủ số lượng không? Có bảo quản đúng cách. Trong trường hợp người nhận mẫu đánh giá thấy mẫu không đạt và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm thì có quyền từ chối nhận mẫu. - Xử lý mẫu Ngay sau khi nhận mẫu, cán bộ phòng xét nghiệm sẽ tiến hành xử lý mẫu sơ bộ như ly tâm, để rã đông… Cần lưu ý là mẫu cần dược bảo đảm tránh hư hại hoặc mất mát. 1.2.2. Giai đoạn xét nghiệm (Testing) Đây là giai đoạn tác động trực tiếp đến kết quả. Giai đoạn này gồm 2 phần là xét nghiệm và kiểm soát chất lượng. 2 quá trình này luôn luôn được làm song song với nhau. Xét nghiệm chính là việc sử dụng các thuốc thử với phương pháp đã xây dựng trên các trang thiết bị để cho ra kết quả. Tuy nhiên
- 6 muốn biết được kết quả này đúng hay sai phải cần có quá trình kiểm soát chất lượng. - Quá trình xét nghiệm Phòng xét nghiệm phải xây dựng quy trình xét nghiệm và thực hiện tuân thủ đúng theo quy trình đã xây dựng. Quy trình xét nghiệm phải được xác định giá trị sử dụng. Các cán bộ thực hiện xét nghiệm phải được đào tạo đúng chuyên ngành. Phải hiểu, nắm chắc và thực hiện thành thạo các quy trình xét nghiệm này. Cán bộ xét nghiệm phải tuyệt đối tuân thủ quy trình xét nghiệm đã được ban hành. Không được tự ý thay đổi, thêm bớt các bước. Không được thay đổi lượng hóa chất, bệnh phẩm đã được quy định trong quy trình. - Quá trình kiểm soát chất lượng Quá trình kiểm soát chất lượng phải làm thường xuyên và liên tục. Quá trình này được thực hiện bằng các biện pháp như sử dụng mẫu kiểm tra chất lượng (QC), thực hiện so sánh liên phòng (ngoại kiểm) hoặc so sánh với phòng xét nghiệm tham chiếu. Trong đó đặc biệt chú ý tới mẫu QC. Việc QC phải được thực hiện hàng ngày và kết quả mẫu QC không được vi phạm các quy tắc. Phải nhớ không được trả kết quả cho bệnh nhân nếu kết quả QC không phù hợp. 1.2.3. Giai đoạn sau xét nghiệm (Post-Testing) Giai đoạn sau xét nghiệm gồm 2 quá trình là báo cáo kết quả và lưu giữ hồ sơ. - Báo cáo kết quả Kết quả phải được báo cáo chính xác và rõ ràng. Trong đó đặc biệt chú ý tới việc truyền dữ liệu từ kết quả máy chạy ra đến phiếu kết quả của bệnh nhân. Ngày nay với sự phát triển của vông nghệ thông tin việc truyền dữ liệu này có thể được thực hiện tự động và chính xác. Tuy nhiên các phòng xét
- 7 nghiệm vẫn cần phải xây dựng quy trình hướng dẫn truyền dữ liệu để đảm bảo tính chính xác của của việc sao chép kết quả xét nghiệm. - Lưu giữ hồ sơ Phòng xét nghiệm phải xây dựng một hệ thống lưu trữ hồ sơ, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân để có thể truy xuất, sử dụng trong tương lai. Việc lưu giữ hồ sơ có thể sử dụng trên hệ thống điện tử hoặc bằng phương pháp thủ công. Dù quản lý trên hệ thống nào cũng cần đảm bảo nguyên tắc bảo mật nhưng cũng cần dễ dàng truy xuất. Đòng thời phải có phương án dự phòng trong các trường hợp sự cố vẫn có thể truy xuất được. Do đó các phòng xét nghiệm nên áp dụng cả 2 phương pháp điện tử và thủ công để lưu giữ hồ sơ. 1.3. Một số yêu cầu chung với mẫu xét nghiệm 1.3.1. Bệnh phẩm máu 1.3.1.1. Thời điểm lấy bệnh phẩm - Bệnh phẩm máu được chỉ định làm các xét nghiệm hóa sinh và huyết học lâm sàng cần được lấy máu vào buổi sáng sớm khi bệnh nhân chưa ăn uống gì. - Bệnh nhân nhịn đói và không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, bia... 12 giờ trước khi lấy máu ( trừ những chỉ định đặc biệt thì thời gian nhịn đói có thể ngắn hơn ví dụ như bệnh nhân cấp cứu hoặc làm một số xét nghiệm có yêu cầu của bác sỹ ) - Bệnh nhân ngừng các hình thức tập luyện 24-48 h, ngủ ít nhất 7h và không dùng bất cứ thuốc gì trước khi lấy máu (kể cả vitamin và thuốc tránh thai). - Bệnh phẩm máu được chỉ định làm xét nghiệm vi sinh lâm sàng nhằm tìm căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết. Vì vậy cấy máu phải được chỉ định khi bệnh nhân có một trong các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, lạnh run, tiếng thổi tim nghi ngờ viêm nội tâm mạc, có xuất huyết ở da hay niêm
- 8 mạc, xuất huyết dạng sao trên móng tay, choáng. Phải cấy máu trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh hệ thống. 1.3.1.2. Yêu cầu đối với bệnh phẩm máu - Thông thường lấy máu tĩnh mạch, một số xét nghiệm thì có thể phải lấy máu mao mạch hoặc lấy máu đông mạch. Và tất cả các kỹ thuật lấy máu đều phải bằng phương pháp vô trùng (sát trùng da bằng cồn 70o hoặc cồn iod). Máu được đựng vào vào các tube khác nhau nhằm thu được huyết thanh, huyết tương hoặc máu toàn phần. - Huyết thanh: thu được bằng cách để máu đông tự nhiên trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 giờ, ly tâm ở khoảng 3.000 vòng/phút trong 10 phút, phần dịch nổi (supernatant) phía trên là huyết thanh. - Huyết tương: thu được khi ức chế tạm thời hoặc ức chế vĩnh viễn ion Ca2+ trong máu bằng cách thêm vào máu chất chống đông là citrat hoặc các chất tạo phức (chelators) để tạo phức với ion Ca2+ như EDTA, oxalat hoặc heparinat. + EDTA-K2và EDTA-K3 (tuýp nắp màu xanh hoặc tím) với nồng độ 1,5-2 mg/mL máu được sử dụng cho các xét nghiệm huyết học thông thường. + Heparin (dưới dạng các muối như amon, Li, Na, K – tuýp nắp màu đen) được sử dụng theo tỷ lệ 25U/mL máu, hay 0,01-0,1 mL heparin/mL máu thường dùng cho các xét nghiệm hóa sinh thông thường. + Fluorid (muối Na) được sử dụng với nồng độ 2 mg/mL máu (tuýp màu xám). Fluorid có tác dụng ức chế cả sự đông máu và cả sự đường phân (glycolysis) nên thường được sử dụng để định lượng glucose máu. + Dung dịch Natri citrat (tuýp màu xanh lá cây) nồng độ 3,8% hoặc 0,11 mol/L được sử dụng cho các xét nghiệm đông máu với tỷ lệ 1 thể tích Natri citrat và 9 thể tích máu toàn phần hoặc được sử dụng để xét nghiệm tốc độ máu lắng với tỷ lệ 1 phần Na citrat và 4 thể tích máu toàn phần.
- 9 - Máu toàn phần: máu toàn phần có thể thu được bằng cách sử dụng các chất chống đông như đã nêu trên (không ly tâm). - Lấy máu làm xét nghiệm theo đúng thứ tự được khuyến cáo như sau: 1. Bình cấy máu 2. Ống không chống đông 3. Ống Natri citrate 4. Ống có chứa Gel (lấy huyết thanh) 5. Ống Heparin 6. Ống EDTA (xét nghiệm huyết học) 7. Ống Oxalat. - Đối với các xét nghiệm sinh học phân tử hoặc di truyền: tiến hành phản ứng PCR, Realtime PCR mà khuyến cáo lấy ống chống đông EDTA thì đề nghị lấy máu theo thứ tự sau: 1. Bình cấy máu 2. Ống không chống đông 3. Ống Natri citrate 4. Ống EDTA (xét nghiệm PCR, Realtime PCR ) 5. Ống có chứa Gel (lấy huyết thanh) 6. Ống Heparin 7. Ống EDTA (xét nghiệm huyết học) 8. Ống Oxalat - Đối với vi sinh lâm sàng : thì lấy máu tĩnh mạch để cấy máu với thể tích máu nên chiếm 1/10 thể tích môi trường canh thang (lấy 5ml máu cấy vào bình chứa 50ml canh thang). Với bệnh nhân là trẻ nhỏ, lấy khoảng 2 đến 3 ml máu để cấy. Ngoài ra, một số hệ thống cấy máu tự động có chai cấy máu tiêu chuẩn có các vạch ấn định số lượng máu cần lấy cho phù hợp. 1.3.2. Bệnh phẩm dịch não tủy
- 10 1.3.2.1. Thời điểm lấy bệnh phẩm - Bệnh phẩm dịch não tủy là một trong những bệnh phẩm cần thời gian xét nghiệm nhanh để trả kết quả cho bệnh nhân.Vì vậy khi bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ viêm màng não nên được chỉ định chọc dịch não tủy làm xét nghiệm càng sớm càng tốt. - Lưu ý không nên chỉ định với những bệnh nhân có dấu hiệu gia tăng áp lực nội sọ. Dấu hiệu này được đánh giá qua soi đáy mắt thấy gai thị bị phù nề. Chỉ định cấy dịch não tủy nên được đưa ra càng sớm càng tốt ngay sau khi có chẩn đoán lâm sàng và trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh toàn thân. 1.3.2.2. Yêu cầu đối với bệnh phẩm dịch não tủy - Bệnh phẩm dịch não tủy phải do bác sỹ chuyên khoa trực tiếp chọc dò trong điều kiện vô trùng. - Thể tích dịch não tủy chọc dò tốt nhất là từ 5-10ml và được chia vào 2 tube thủy tinh vô trùng có nút bông chống thấm nước, hoặc 2 lọ vô trùng có nắp chặt rồi gửi ngay đến phòng xét nghiệm. Một tube làm xét nghiệm vi sinh, tube còn lại làm xét nghiệm hóa sinh và xét nghiệm tế bào. - Khi nhận bệnh phẩm dịch não tủy, ngoài thể tích bệnh phẩm, người kỹ thuật viên phải chú ý quan sát màu sắc dịch. Nếu dịch bị lẫn ít máu là do quá trình chọc dò bị chạm vào mạch máu. Trừ trường hợp lẫn nhiều máu làm dịch có màu đỏ là do bệnh lý của bệnh nhân (xuất huyết não...). - Dịch não tuỷ để phân tích hoá sinh lâm sàng phải được sử lý với EDTA để ngăn ngừa sự hình thành cục đông fibrin, tránh cho việc làm sai lạc số lượng tế bào đếm được. 1.3.3. Bệnh phẩm dịch ngoáy họng 1.3.3.1. Thời điểm lấy bệnh phẩm - Dịch ngoáy họng được chỉ định khi bệnh nhân có các triệu chứng: đau, rát vùng họng. Khám thấy niêm mạc họng sưng đỏ, phù nề, viêm amidan, có màng mủ hay màng giả, phù nề lưỡi, sưng hạch cổ...
- 11 - Phải lấy trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh toàn thân. 1.3.3.2. Yêu cầu đối với bệnh phẩm dịch ngoáy họng - Việc lấy bệnh phẩm dịch ngoáy họng nên được thực hiện trực tiếp bởi kỹ thuật viên xét nghiệm và được xử lý ngay. - Trong trường hợp điều dưỡng viên lấy bệnh phẩm, cần chuyển ngay đến khoa xét nghiệm, không được để tăm bông ngoáy họng bị khô trước khi chuyển đến khoa xét nghiệm. Nếu việc vận chuyển chậm trễ hơn 4 giờ thì phải cho tăm bông vào môi trường chuyên chở Stuart-Amies. 1.3.4. Bệnh phẩm đờm 1.3.4.1. Thời điểm lấy bệnh phẩm - Nên chỉ định lấy mẫu đờm trong các trường hợp bệnh nhân có một trong các triệu chứng sau: ho có máu hay ho nhiều, đau ngực, khó thở, có dấu hiệu đặc phổi như có ran âm và rít, giảm tiếng rì rào phế nang, gõ đục khi khám phổi, phim phổi có thâm nhiễm, có nang, có mủ... - Bệnh phẩm được lấy ở giai đoạn càng sớm càng tốt, nên lấy mẫu ngay sau khi có chuẩn đoán lâm sàng. - Nên lấy mẫu trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh toàn thân. 1.3.4.2. Yêu cầu đối với bệnh phẩm đờm - Trước khi nhận, người kỹ thuật viên phải kiểm tra xem trong bệnh phẩm có đờm hay không. Nếu chỉ toàn nước bọt, phải yêu cầu lấy lại bệnh phẩm ngay. - Bệnh phẩm đờm phải có dịch đặc, quánh, trắng đục có thể có màu vàng hoặc xanh nhạt, đôi khi có lẫn máu tùy bệnh lý của bệnh nhân. Nếu chỉ chứa dịch nhớt trong, không màu và lẫn nhiều bọt cần yêu cầu lấy lại bệnh phẩm. 1.3.5. Bệnh phẩm mủ (mủ áp xe, vết thương nhiễm trùng, nạo mủ xương, mủ ở đường sinh dục...) 1.3.5.1. Thời điểm lấy bệnh phẩm
- 12 - Các trường hợp có mủ như mủ áp xe, vết thương nhiễm trùng, bao gồm các vết loét, lở, mổ hậu phẫu, loét do nằm lâu, các mẫu nạo mủ xương khi giải phẫu... đều phải được chỉ định cấy mủ tìm căn nguyên gây bệnh. - Bệnh phẩm mủ với tổ chức mủ kín cần được chọc hút rồi cho vào eppendorf hoặc tube/lọ vô trùng có nắp vặn chặt, hay để nguyên trong ống kim hút mủ. - Với các tổ chức mủ hở (vết thương nhiễm trùng...), cần rửa ổ mủ bằng nước muối sinh lý vô trùng và sát trùng các vùng da lành xung quanh bằng cồn 70% sau đó có thể lấy tăm bông lấy bệnh phẩm ở đáy tổn thương rồi cho vào môi trường chuyên chở Stuart-Amies. - Bệnh phẩm mủ sau khi lấy cần được gửi ngay đến phòng xét nghiệm. 1.3.5.2. Yêu cầu đối với bệnh phẩm mủ - Đối với bệnh phẩm mủ đựng trong tube hay lọ phải còn nguyên nắp đậy. - Đối với bệnh phẩm mủ lấy bằng tăm bông phải còn nguyên bệnh phẩm, không được để khô. 1.3.6. Bệnh phẩm nước tiểu 1.3.6.1. Thời điểm lấy bệnh phẩm - Bệnh phẩm nước tiểu dùng để xét nghiệm hóa sinh có thể lấy nước tiểu vào buổi sáng hoặc lấy nước tiểu 24 giờ. - Đối với vi sinh nên lấy vào buổi sáng, trong đêm bệnh nhân cố nhịn tiểu cho đến khi lấy mẫu. - Chỉ định cấy nước tiểu đối với các bệnh nhân có một trong các triệu chứng nghi ngờ nhiễm trùng bàng quang như: đái ra mủ, đái khó, đái ra máu, đái đau, đau tức vùng trên xương mu hay bụng dưới; hay nhiễm trùng thận: như đau lưng, tức cằng vùng góc sống- sườn. 1.3.6.2. Yêu cầu đối với bệnh phẩm nước tiểu - Nước tiểu nên được lấy vào các lọ vô trùng có nắp đậy hoặc nút bông không thấm nước. Đối với nước tiểu 24 giờ phải có dung dịch chống thối.
- 13 - Nước tiểu sau khi lấy xong phải được gửi đến phòng xét nghiệm ngay. Nếu chậm trễ, có thể giữ lạnh ở 40C nhưng không được 2 giờ. 1.3.7. Bệnh phẩm phân 1.3.7.1. Thời điểm lấy bệnh phẩm - Chỉ định cấy phân khi bệnh nhân bị tiêu chảy hay bị các rối loạn tiêu hóa nghi do bị nhiễm trùng tiêu hóa - Nên chỉ định cấy phân nếu bệnh nhân có các triệu chứng như: tiêu chảy, lỵ với phân có mủ, nhầy hay máu, bị cơn đau bụng. - Nên lấy phân vào giai đoạn sớm, càng sớm càng tốt. - Lấy phân xét nghiệm trước khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh 1.3.7.2. Yêu cầu đối với bệnh phẩm phân - Bệnh phẩm phân thường dùng trong xét nghiệm Vi sinh và Kí sinh trùng. Xét nghiệm Vi sinh chủ yếu là nhuộm soi, test nhanh và cấy phân. Xét nghiệm Kí sinh trùng chủ yếu là xét nghiệm soi tươi, phân phong phú, phân trực tiếp. - Có thể lấy phân tươi, tốt nhất là vùng có nhầy máu mũi, cho vào lọ sạch, rộng miệng, không chứa chất sát khuẩn, hóa chất ức chế/tiêu diệt vi khuẩn. Phân tươi phải được cấy trong vòng không quá 2 giờ sau khi lấy mẫu. - Nếu không thể mang ngay đến phòng xét nghiệm thì cần cho vào môi trường chuyên chở Cary-Blair và có thể giữ được trong khoảng 48 giờ. Trong trường hợp nghi tả, mẫu phân có thể được cho vào môi trường pepton kiềm để vừa tăng sinh, vừa chuyên chở đến phòng thí nghiệm. - Có thể lấy mẫu phân bằng tăm bông trực tràng rồi cho vào môi trường chuyên chở. Cũng có thể không cần dùng môi trường chuyên chở nếu mẫu tăm bông lấy phân được nuôi cấy trong vòng 30 phút sau khi lấy mẫu. 1.3.8. Bệnh phẩm dịch (dịch rửa phế quản, dịch màng phổi, dịch màng bụng...) 1.3.8.1. Thời điểm lấy bệnh phẩm
- 14 - Khi bệnh nhân sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân, có triệu chứng nhiễm trùng hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc (kiểm tra công thức máu có bạch cầu tăng cao...) và thăm khám thấy có dịch ở khoang màng phổi, khoang màng bụng... - Chọc hút dịch trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh toàn thân. 1.3.8.2. Yêu cầu đối với bệnh phẩm dịch (dịch rửa phế quản, dịch màng phổi, dịch màng bụng) - Bệnh phẩm dịch phải do bác sỹ chuyên khoa trực tiếp chọc dò trong điều kiện vô trùng. - Thể tích dịch chọc dò tốt nhất là từ 3-5ml và được cho vào tube thủy tinh vô trùng có nút bông chống thấm nước, hoặc lọ vô trùng có nắp chặt, ghi rõ loại dịch rồi gửi ngay đến phòng xét nghiệm.
- 15 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Các mẫu bệnh phẩm và phiếu xét nghiệm thuộc các chuyên khoa huyết học, sinh hóa, vi sinh và giải phẫu bệnh từ các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến khoa Xét nghiệm. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 9 năm 2017. - Địa điểm: khoa Xét nghiệm Bệnh viện 74 Trung ương. 2.3. Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích. 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu - Chọn toàn bộ các mẫu và phiếu xét nghiệm từ các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến. - Thu thập số liệu dựa theo mẫu được xây dựng sẵn (Phụ lục 1) và sổ giao nhận bệnh phẩm của khoa Xét nghiệm. 2.6. Các biến số nghiên cứu - Nhóm biến số sai sót về thủ tục hành chính - Nhóm biến số sai sót về chất lượng bệnh phẩm - Nhóm biến số là các yếu tố liên quan đến sai sót về thủ tục hành chính và chất lượng bệnh phẩm: nhân viên y tế, khoa lâm sàng, tính chất của xét nghiệm (thường quy hoặc cấp cứu). 2.7. Tiêu chuẩn nhận và từ chối mẫu xét nghiệm 2.7.1. Tiêu chuẩn nhận mẫu và từ chối mẫu xét nghiệm huyết học, sinh hóa giải phẫu bệnh 2.7.1.1. Tiêu chuẩn nhận mẫu a. Những quy định chung
- 16 - Nhân viên nhận mẫu: Kiểm tra phiếu yêu cầu xét nghiệm về các thông tin liên quan đến bệnh nhân và yêu cầu xét nghiệm, nhập sổ nhận mẫu và ghi nhận các thông tin về cách thu thập, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm. - Phiếu yêu cầu xét nghiệm: Điền đầy đủ các thông tin trên phiếu xét nghiệm như thông tin cá nhân, địa chỉ bệnh nhân, thời gian lấy mẫu, loại mẫu và vị trí lấy mẫu trong cơ thể, yêu cầu xét nghiệm… b. Quy định cụ thể - Đối với xét nghiệm Huyết học: + Ống bệnh phẩm được chống đông bằng EDTA + Số lượng 2ml + Không vỡ hồng cầu, không đông dây + Xét nghiệm đông máu cơ bản: ống bệnh phẩm chống đông bằng NatriCitrat 3.8%, số lượng đủ 2ml, không vỡ hồng cầu, không đông dây. - Đối với xét nghiệm Sinh hóa: + Ống bệnh phẩm được chống đông bằng Heparin + Số lượng: 2ml + Không vỡ hồng cầu, không đông dây + Xét nghiệm khí máu: phải lấy máu động mạch, không có bọt khí trong pittong và vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm. + Xét nghiệm nước tiểu: Nước tiểu lấy vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, lấy nước tiểu giữa dòng, số lượng 10- 15ml, trường hợp lấy nước tiểu 24 giờ cần bảo quản nước tiểu bằng Thymol 5%. Lưu ý: Bệnh phẩm sau khi lấy xong cần vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt, chậm nhất không quá 4 giờ. - Đối với xét nghiệm Giải phẫu bệnh: + Bệnh phẩm là các loại dịch chọc dò: được đựng trong các ống nghiệm thủy tinh không chứa chất chống đông, ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân trên nhãn.
- 17 + Số lượng: 2ml + Bệnh phẩm là các mảnh sinh thiết được đựng trong lọ thủy tinh có chứa dung dịch bảo quản là formol 10 %, chất bảo quản phải ngập mảnh sinh thiết, lọ bệnh phẩm ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân. 2.7.1.2. Quy trình từ chối mẫu Nhân viên nhận mẫu phải kiểm tra kỹ các nội dung sau, nếu thiếu bất kỳ thông tin nào liên quan đến mẫu và phiếu xét nghiệm thì được quyền từ chối mẫu và ghi rõ lý do từ chối mẫu vào sổ theo dõi và yêu cầu người giao bệnh phẩm ký xác nhận vào số giao nhận bệnh phẩm. - Thiếu hoặc sai các thông tin ghi trên phiếu xét nghiệm - Phiếu xét nghiệm và bệnh phẩm không phù hợp - Bệnh phẩm không ghi nhãn * Đối với xét nghiệm huyết học: - Tuýp chống đông không phải EDTA - Số lượng quá ít ( < 0.5ml) hoặc quá nhiều ( > 2ml) - Máu bị vỡ hồng cầu, bị đông dây - Mẫu bệnh phẩm để quá 4 giờ * Đối với xét nghiệm đông máu: - Tuýp chống đông không phải NatriCitrat 3,8% - Số lượng ít hoặc nhiều hơn 2ml - Máu bị vỡ hồng cầu, bị đông dây - Mẫu bệnh phẩm để quá 4 giờ * Đối với xét nghiệm sinh hóa: - Tuýp chống đông không phải là Heparin - Số lượng quá ít < 0.5ml - Máu bị vỡ hồng cầu, bị đông dây - Mẫu bệnh phẩm để quá 4 giờ * Đối với xét nghiệm khí máu:
- 18 - Không có bọt khí trong xilanh - Máu không bị đông - Bệnh phẩm sau khi lấy xong phải vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm. * Đối với xét nghiệm nước tiểu: - Số lượng quá ít < 2ml, hoặc quá nhiều tràn miệng ống - Mẫu bệnh phẩm để quá 4 giờ * Đối với xét nghiệm giải phẫu bệnh: - Bệnh phẩm là các loại dịch: + Ống đựng bệnh phẩm không có nhãn + Ống đựng bệnh phẩm bị sứt mẻ, nứt + Số lượng dịch quá ít - Bệnh phẩm là mảnh sinh thiết, mô: + Lọ đựng bệnh phẩm không có nhãn + Bệnh phẩm không được bảo quản bằng formol 10%, hoặc lượng formol quá ít không ngập hết mảnh sinh thiết, mô. 2.7.2. Tiêu chuẩn nhận mẫu và từ chối mẫu xét nghiệm Vi sinh 2.7.2.1. Tiêu chuẩn nhận mẫu - Phiếu xét nghiệm: + Có đầy đủ thông tin của bệnh nhân + Chỉ định xét nghiệm phù hợp với danh mục xét nghiệm + Có đủ thông tin về mẫu bệnh phẩm: giờ lấy mẫu, ngày lấy mẫu, loại bệnh phẩm. + Có chữ ký của bác sỹ chỉ định xét nghiệm - Dụng cụ đựng bệnh phẩm: + Cốc nhự nắp trắng sử dụng cho xét nghiệm AFB trực tiếp, KST soi tươi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2230 | 509
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 677 | 182
-
Luận văn Thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
95 p | 448 | 98
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu lên men tỏi đen từ tỏi trắng xã Quảng Hòa - Quảng Trạch
27 p | 389 | 76
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Thực trạng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
116 p | 263 | 63
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục trong dạy học giáo dục học ở Đại học Sư phạm
129 p | 371 | 52
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng đình công ở các doanh nghiệp và phương hướng giải quyết phòng ngừa hiệu quả
23 p | 338 | 44
-
Báo cáo tổng kết: Đề tài Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
51 p | 242 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp về việc giết mổ gia súc gia cầm thủ công tự phát trên địa bàn thành phố Thủ Dầu một hiện nay
22 p | 237 | 38
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 277 | 27
-
Đề tài: Nghiên cứu mức độ truyền tải thông điệp của tin tức trực tuyến - Một hướng phát triển mới trong xây dựng mô hình dự báo kiệt quệ tài chính và phát hiện gian lận BCTC
78 p | 152 | 22
-
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV trên đối tượng nghiện chích ma túy đến xét nghiệm tại phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm y tế Huyện Quảng Xương năm 2017
55 p | 134 | 21
-
Đề tài nghiên cứu: Thực trạng và ảnh hưởng của thiếu việc làm ở người lao động đến đời sống gia đình khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay
24 p | 185 | 12
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu phục tráng và xây dựng quy trình VietGAP đối với một số giống rau đặc sản: Cải bẹ Đông Dư, cải củ Thái Bình và cải cúc Gia Lâm cho vùng đồng bằng sông Hồng
115 p | 68 | 12
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu thực trạng lo âu của nữ cán bộ công nhân viên chức thuộc đại học Đà Nẵng
30 p | 136 | 10
-
Đề tài cấp Bộ: Thực trạng, điều kiện và biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại một số tỉnh thành phía Nam
60 p | 84 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách an sinh xã hội tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
69 p | 14 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nâng cao bản lĩnh chính trị của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
73 p | 21 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn