intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Thực trạng xử lý và thu gom rác thải ở nhà máy xử lý rác Đông Vinh - Nghệ An

Chia sẻ: Tran Hanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:34

256
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài thực trạng xử lý rác thải ở nhà máy xử lý rác Đông Vinh - Nghệ An với mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá cách thức tổ chức, thực hiện công tác thu gom và xử lý rác thải ở nhà máy; Đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải ở nhà máy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Thực trạng xử lý và thu gom rác thải ở nhà máy xử lý rác Đông Vinh - Nghệ An

  1. M Ụ C L ỤC Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 1
  2. A – MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề. Trong thời đại mới - thời đại hội nhập công nghiệp hóa – hi ện đ ại hóa như hiện nay, nước ta đang chuyển sang nền công nghiệp hóa. Vì vậy, hàng lo ạt các khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành trên khắp mọi miền của đ ất nước. Với sự phát triển này sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn, làm cho đất nước ngày một phát triển mạnh, đời sống người lao động ngày một cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà quá trình phát triển công nghiệp mang lại thì cũng chính quá trình này gây ra những hậu quả không nhỏ tới môi trường sinh thái. Đó chính là nguồn gây ra ô nhi ễm môi tr ường, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động. Các hoạt động xây dựng đô th ị, các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố và lượng rác thải sinh hoạt hằng năm đã thải ra với nồng độ cao gây ô nhi ễm ngu ồn ti ếp nhận. Vì vậy, cùng với việc phát triển sản xuất thì các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp để phòng ngừa, khống chế và xử lý các yếu tố gây nguy hiểm làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, nghiêm trọng h ơn là làm thay đổi sinh thái. Vậy làm thế nào để có một biện pháp quản lý, xử lý chất thải thật tốt là một đòi hỏi tất yếu vào lúc này. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, em quyết định tìm hiểu đề tài “ Thực trạng xử lý và thu gom rác thải ở nhà máy xử lý rác Đông Vinh - Nghệ An”. 2. Mục tiêu của đề tài. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý thu gom và xử lý rác thải ở nhà máy xử lý rác Đông Vinh – Nghệ An. - Nghiên cứu đánh giá cách thức tổ chức, thực hiện của công tác thu gom và xử lý rác thải ở nhà máy xử lý rác Đông Vinh. Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 2
  3. - Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thu gom và xử lý rác tại nhà máy xử lý rác Đông Vinh, đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải ở nhà máy xử lý rác Đông Vinh. 3. Phạm vi, nghiên cứu Vấn đề xử lý và thu gom rác thải ở nhà máy xử lý rác Đông Vinh - Nghệ An. Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 3
  4. B – NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan tài liệu 1.1. Tổng quan về chất thải rắn 1.1.1. Khái niệm, thành phần và phân loại a. Khái niệm: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất,các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng) Trong đó quan trọng nhất là các loại CTR sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. CTR đô thị bao gồm các chất thải phát sinh từ các hoạt động ở đô thị như: CTR từ sinh hoạt (thức ăn,thực phẩm thừa,ôi thối;đồ gia dụng thải bỏ giấy,nilon,lá,,cành cây và chất thải vệ sinh);CTR từ hoạt động tiểu thủ công nghiệp như sản xuất các sản phẩm tẩy rửa,sản xuất hàng mỹ nghệ,đan lát… Các CTR đó thường được đổ thải ra lẫn lộn và cuối cùng được thu gom đến bãi thải của đô thị hoặc đem đi xử lý. b. Thành phần CTR:  Thành phần vật lý - Theo tài liệu của EPA – USA, trình bày kết quả phân tích thành phần vật lý của CTRSH cho thấy khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì các sản phẩm thải loại như giấy, carton, nhựa ngày càng tăng lên. Trong khi đó thành phần các chất thải như kim loại, thực phẩm càng ngày càng giảm xuống - Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao, thành phần rất phức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ do đó tỷ trọng của rác khá cao, khoảng 1100 - 1300 kg/m3 - Tỷ trọng của CTR được xác định: Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 4
  5. Tỷ trọng = (khối lượng cân CTR)/(thể tích chứa khối lượng CTR cân bằng), kg/m3  Thành phần hóa học - Thành phần hoá học của CTR đô thị bao gồm chất hữu cơ (dao động trong khoảng 40– 60%), chất tro, hàm lượng carbon cố định (hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 – 12%).Các chất vô cơ chiếm khoảng 15 - 30%. Cấu Thành phần % C H O N S Tro tử hữu cơ Thực 48 6,4 37, 2,6 0,4 5 phẩm 6 Giấy 43,5 6 44 0,3 0,2 6 Carton 44 5,9 44, 0,3 0,2 5 6 Chất 60 7,2 22, - - 10 dẻo 8 Vải 55 6,6 31, 1,6 0,15 - 2 Cao su 78 10 - 2,0 - 10 Da 60 8 11,6 10 0,4 10 Gỗ 49,5 6 42, 0,2 0,1 1,5 7 Bảng 1: Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị c. Phân loại:  Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành: - Chất thải rắn sinh hoạt :là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người,nguồn tạo thành chủyếu từ các khu dân cư,các cơ quan,trường học,các trung tâm dịch vụ,thương mại. Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 5
  6. - Chất thải rắn công nghiệp:là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Cụ thể : + Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp,tro,xỉ trong các nhà máy nhiệt điện… + Các phế thải từ nhiên liệu phụ cvụ cho sản xuất; + Các phế thải trong quá trình công nghệ; + Bao bì đóng gói sản phẩm… + Chất thải xây dựng. +Các phế thải do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình. + Vật liệu xây dựngtrong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng; + Đất đá do việc đào móng trong xây dựng ; + Các vật liệu như kimloại, chất dẻo… - Chất thải rắn nông nghiệp:là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt,thu hoạch cây trồng,các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa,của các lò giết mổ…  Phân loại theo mức độ nguy hại : - Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ gõy chỏy nổ, hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người, động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp. - Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khỏc gõy nguy hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng, chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong bệnh viện, trạm xỏ… - Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 6
  7.  Phân loại theo trạng thái chất thải: Phân loại theo các trạng thái rắn, lỏng, khí. - Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, ch ất th ải t ừ các c ơ s ở chế tạo máy, xây dựng ( kim loại, da, hoá chất sơn , nhựa, thuỷ tinh, vật li ệu xây dựng…) - Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh công nghiệp…. - Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải các đ ộng c ơ đ ốt trong các máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt điện, sản d. Nguồn gốc phát sinh rác thải: • Từ các khu dân cư ( chất thải rắn sinh hoạt); • Các trung tâm thương mại; • Các công sở, trường học, công trình công cộng; • Dịch vụ đô thị, sân bay; • Các hoạt động công nghiệp; • Các hoạt động xây dựng đô thị; • Các trạm xử lý nước thải và các đường ống thoát nước của thành phố Sơ đồ1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam 1.1.2. Khái niệm về thu gom và xử lý CTR a. Thu gom chất thải CTR: Thu gom CTR là quá trình tập hợp chất thải rắn từ nơi phát sinh đến các điểm trung chuyển và cuối cùng là tập kết và xử lý. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thu gom CTR bao gồm: Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 7
  8. - Yếu tố địa hình (vùng trũng hay vùng ngập nước khi trời mưa to sẽ gây khó khăn cho xe, người đến điểm thu gom). - Quy hoạch đô thị, xây dựng nhà ở: quy hoạch các khu dân cư, các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở… - Đường phố; chiều dài, chiều rộng của đường, chất lượng đường. - Thời tiết: thời tiết nóng ăm, mưa gió, băng tuyết… - Kinh phí: kinh phí sử dụng cho trang thiết bị, lương trả cho công nhân. - Phương tiện thu dọn CTR: xe, chổi quét rác, quần áo bảo hộ lao động.. - Ý thức, thái độ công chúng; ý thức giữ vệ sinh chung, hợp tác với cơ quan chuyên trách thu dọn rác. b. Xử lý chất thải CTR Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc h ại c ủa rác, ho ặc chuyển rác thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên. Khi lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu tố sau: - Thành phần tính chất chất thải rắn sinh hoạt - Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý - Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng - Yêu cầu bảo vệ môi trường. 1.1.3. Các kỹ thuật thu gom và xử lý chất thải a. Kỹ thuật thu gom rác: • Sử dụng 2 hình thức là: - Thu gom sơ cấp (người dân tự thu gom vào các thùng/túi chứa sau đó được công nhân thu gom vào cácthùng rác đẩy tay cỡ nhỏ) - Thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình được côngnhân thu gom vào các xe đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyêndụng và chuyển đến khu xử lý hoặc tại các chợ/khu dân cư có đặt containerchứa rác, Cty môi trường đô thị có xe chuyên dụng chở container đến khu xửlý) Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 8
  9. • Tỷ lệ thu gom: Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị từ 72% năm 2004 tăng lên khoảng 80 - 82% năm 2008. Theo đánh giá của các đợn vị có liên quan, tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị năm 2010 đạt khoảng 83÷85% lượng CTRSH đô thị phát sinh như vậy còn khoảng 15÷17% bị thải ra môi trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt gây ô nhiễm môi trường b. Phương pháp xử lý rác: - Phương pháp xử lý hóa học - Phương pháp xử lý cơ học - Phương pháp xử lý sinh học - Chôn lấp hợp vệ sinh 1.2. Tình hình về xử lý và thu gom rác ở các nhà máy xử lý rác trên thế giới và nước ta. 1.2.1. Thực trạng về vấn đề xử lý và thu gom rác ở các nhà máy xử lý rác trên thế giới. • Nhìn chung trên thế giới, lượng chất thải ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người. Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số thành phố và quốc gia trên thế giới: Băng Cốc (Thái Lan):1,6kg/người/ngày, Singapo 2kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2kg/người/ngày; NewYork (Mỹ) là 2,65kg/người/ngày.Canada là 1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6kg/người/ngày; Thụy Điển là 1,3kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3kg/người/ngày. Với sự gia tăng rác thì vấn đề xử lý và thu gom là điều đáng quan tâm, lo ngại. Trong khi đó, vấn đề thu gom rác trên thế giới ở mỗi nước là khác nhau. Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 9
  10. • Tại Đức : Có thể nói, ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên th ế gi ới hiện nay. Việc phân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991. Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc b ằng nh ựa, kim loại hay carton được gom vào thùng màu vàng, thùng xanh dương cho giấy, thùng xanh lá cây cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh. Nh ững lò đốt rác hiện đại của nước Đức hầu như không thải khí độc ra môi trường. Das Duele System Deutschland (DSD) – “Hệ thống hai chiều của nước Đức” - được các nhà máy tái chế sử dụng để xử lý các loại rác thải năm vừa rồi, các nhà máy này đã chi khoản phí gần 1,2 tỷ USD để sử dụng công nghệ trên. Tại các dây chuyền phân loại, các camera hồng ngoại hoạt động với tốc độ 300.000km/s để phân loại 10 tấn vật liệu mỗi giờ. Ống hơi nén được đi ều khi ển b ằng máy tính đặt ở các băng chuyền có nhiệm vụ tách riêng từng loại vật liệu. Sau đó rác thải sẽ được rửa sạch, nghiền nhỏ và nấu chảy. Quá trình trên sẽ cho ra granulat, granulat là một nguyên liệu thay thế dầu thô trong công nghiệp hoặc làm chất phụ gia. • Tại Nhật Bản: Các loại rác được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác c ủa cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến đem các túi rác đó đi. N ếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát s ẽ báo l ại v ới Công ty và ngay hôm sau gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi gi ấy báo đ ến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến ch ở đi, không đ ược tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố.Sau khi thu gom rác vào nơi quy đ ịnh, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được cho vào máy ép nh ỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý rác thải nh ư vậy vừa t ận d ụng đ ược rác v ừa ch ống Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 10
  11. được ô nhiễm môi trường. Túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Việc thu gom rác ở Nhật Bản không giống nh ư ở Việt Nam. Rác th ải t ừ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước, còn từ các công ty, nhà máy... cho tư nhân đấu thầu hoặc các công ty do chính quy ền địa phương ch ỉ định. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tự ch ịu trách nhi ệm v ề l ượng rác thải công nghiệp của họ và điều này được quy định bằng các đi ều lu ật v ề BVMT • Tại California: nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau, kế tiếp rác sẽ được thu gom và vận chuyển xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. • Tại Singapore: Singapo là nước đô thị hóa 100% và đô thị sạch nhất thế giới, để có kết quả như vậy, Singapo đã đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác tốt hơn. Rác thải ở đây được thu gom và phân loại bằng túi nilon, với 2 thành phần tham gia vào thu gom và xử lý rác thải từ khu dân cư và công ty, và hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải được đưa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc Gia. Ở Singapore chính phủ rất coi trọng việc BVMT. Cụ thể là pháp luật về môi trường được thực hiện một cách toàn diện là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo cho môi trường sạch đẹp của Singapore. Thời gian đầu Chính phủ tổ chức giáo dục ý thức để người dân quen dần sau đó phạt nhẹ nhắc nhở và hiện nay các biện pháp được áp dụng mạnh mẽ là phạt tiền, Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 11
  12. phạt tù, bắt bồi thường với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc. Ở Singapore vứt rác, hút thuốc không đúng nơi quy định bi phạt tiền từ 500 đô la Sing trở lên…. • Tại các nước đang phát triển thì công tác thu gom rác thải còn nhi ều v ấn đề bất cập. Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp lý, trang thiết bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hi ệu qu ả x ử lý lại thấp. Sự tham gia của các đơn vị tư nhân còn ít và hạn chế. So v ới các nước phát triển thì tỷ lệ thu gom rác ở các nước đang phát tri ển nh ư Vi ệt Nam và khu vực Nam Mỹ còn thấp hơn nhiều. Đối với các nước Châu Á chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ biến để xử lý chất thải vì chi phí rẻ. Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi lộ thiên, bãi chôn lấp bán vệ sinh (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấp hợp sinh. Chất lượng của các bãi chôn lấp liên quan mật thiết với GDP. Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh th ường th ấy ở các n ước phát triển, trong khi đó các bãi rác lộ thiên thấy ph ổ bi ến ở các nước đang phát triển. Tuy vậy, các nước đang phát triển đã có nỗ lực cải thi ện ch ất l ượng các bãi chôn lấp như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ đã hạn chế chôn lấp các loại ch ất th ải khó phân hủy sinh học, chất thải trơ, các loại chất thải có thể tái chế Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 12
  13. Bãi rác lộ Thiêu Chế biến Phương pháp Nước thiên, chôn đốt phân compost khác lấp Việt Nam 96 - 4 - Bangladet 95 - - 5 Hongkong 92 8 - - Ấn Độ 70 - 20 10 Indonexia 80 5 10 5 Nhật Bản 22 74 0,1 3,9 Hàn Quốc 90 - - 10 Malayxia 70 5 10 15 Philipin 85 - 10 5 Srilanka 90 - - 10 Thái Lan 80 5 10 5 Bảng 2: Các phương pháp xử lý CTR một số nước Châu Á (Đơn vị %) 1.2.2. Ở Việt Nam. Tại Việt Nam, hiện nay ở tất cả các thành phố đã thành lập các công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và xử lý rác th ải, nh ưng hi ệu qu ả còn kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất l ớn. Tr ừ lượng rác đã quản lý, số còn lại người ta đổ bừa bãi xuống sông, h ồ, ngòi, ao, khu đất trống, làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó, vi ệc thu gom, quản lý chất thải tại các đô thị đang trong tình trạng yếu kém, do nhiều nguyên nhân như: lượng thu gom đạt thấp, chất thải không được phân lo ại, x ử lý và các bãi chôn lấp đó không phù hợp…và phương thức xử lý rác chủ yếu vẫn là chôn lấp còn phương pháp thiêu đốt ch ỉ áp dụng cho ch ất th ải y t ế. Công tác thu gom và vận chuyển CTR đô thị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khi mà lượng CTR phát sinh không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom trung bình không tăng tương ứng, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhi ễm môi tr ường Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 13
  14. nước mặt, không khí, đất, cảnh quan đô thị và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng. Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển CTR ngày càng được chính quền các địa phương quan tâm những vẫn bộc lộ nhiều h ạn ch ế. Năng l ực thu gom và vận chuyển CTR cả về nhân lực và vật lực đều ch ưa đáp ứng được nhu cầu, mạng lưới thu gom còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó do nh ận th ức ch ưa cao của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nên hiện tượng đổ rác thải bừa bãi vẫn còn diễn ra phổ biến không chỉ ở khu vực nông thôn mà còn tại các khu vực nội thị. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và chuyển đến bãi chôn lấp. Công vi ệc thu nh ặt và phân loại phế thải có khả năng tái chế, hoàn toàn do những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng lên t ừ 65% năm 2003 lên 72% năm 2004 và lên đến 80-82 % năm 2008. Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom đạt trung bình từ 40-55% (năm 2003, con số này chỉ đạt 20%). Hiện có khoảng 60% số thôn, xã tổ chức dọn vệ sinh định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác th ải tự quản. Trong khi đó công nghệ xử lý CTR còn nhiều vấn đề bức xúc, việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn có tính thuyết phục và công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật v ệ sinh môi trường nên chưa thu được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương. Các công trình xử lý CTR còn manh mún, phân tán theo đ ơn v ị hành chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất… Công tác xử lý CTR đô thị hiện nay vẫn là chôn lấp với số lượng trung bình là 1 bãi chôn lấp/1 đô thị ( Hà Nội và TP HCM, m ỗi đô th ị có t ừ 4-5 bãi chôn lấp/khu xử lý). Trong đó 85% đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Thống kê, hiện toàn quốc có 98 bãi Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 14
  15. chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành nhưng chỉ 16 bãi thải được coi là chôn lấp hợp vệ sinh ( tập trung ở các thành phố lớn). Các bãi còn l ại, CTR phần lớn được chôn lấp sơ sài. Gần đây, đã có một số công nghệ trong nước được nghiên cứu như công nghệ SERAPHIN, ANSINH – ASC, và MBT- CD.08 với sản phẩm là phân hữu cơ, các sản ph ẩm nhựa tái chế và viên nhiên li ệu đã được triển khai áp dụng tại Nhà máy xử lý rác Đông Vinh( Ngh ệ An), Nhà máy xử lý rác Sơn Tây( Hà Nội), nhà máy xử lý rác Th ủy Phương (TT-Hu ế), nhà máy xử lý rác Đồng Văn( Hà Nam) và bước đầu đã đạt kết quả nhất định. 1.3. Giới thiệu sơ lược về nhà máy xử lý rác Đông Vinh – Nghệ An. • Nhà máy xử lý rác Đông Vinh có diện tích nhà x ưởng 1,4 hecta đ ược xây dựng ngay trên bãi rác Đông Vinh với tổng diện tích mặt bằng 3,5 hecta. Nhà máy được đặt ngay cạnh 3 bãi rác đã và đang ch ứa d ựng rác th ải c ủa TP Vinh tồn tại trước năm 1970 trở lại đây hiện đang quá tải. Nằm cách khu dân cư từ 20 - 400m. • Diện tích mặt bằng của nhà máy : 35.000m2 Trong đó, diện tích nhà xưởng sản xuất : 14.000m2 • Với công suất: : 300 tấn rác/ngày • Các sản phẩm chính của nhà máy bao gồm: - Hạt nhựa và các sản phẩm nhựa tái chế. - Phân bón hữu cơ sinh học và khoáng. - Mùn hữu cơ sinh học. - Các sản phẩm khác • Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Xanh đã đưa nhà máy xử lý rác Đông Vinh vào hoạt động thử nghiệm từ tháng 6/2004, và chính thức khánh thành tháng 4/2005 với công suất xử lý là 300 tấn/ngày. Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Đông Vinh tại Khu Công nghiệp Bắc Vinh (Thành phố Vinh, Nghệ An) có dây chuyền công nghệ hiện đại theo công nghệ Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 15
  16. Seraphin bắt đầu tiếp nhận và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày. Thành phố Vinh sẽ trở thành đô thị đầu tiên trên cả nước không còn rác thải sinh hoạt phải chôn lấp. Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nhà máy xử lý rác Đông Vinh – tỉnh Nghệ An . Thời gian nghiên cứu: 15/5 – 20/5/2013 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý CTR ở nhà máy xử lý rác Đông Vinh. 2.2.2. Đề xuất một số phương pháp thu gom và xử lý hợp lý 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được những nội dung trên sử dụng một số phương pháp sau: 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng để thu thập các tài liệu liên quan đến nhà máy xử lý rác Đông Vinh – Nghệ An, cũng như các đề tài nghiên cứu liên quan. 2.3.2. Phương pháp điều tra thống kê: Thu nhập thông tin, tài liệu, chọn mẫu điều tra, phỏng vấn. 2.3.3. Phương pháp so sánh: Được dùng đánh giá mức độ ô nhiễm tại nhà máy Đông Vinh với các tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường Việt Nam Chương 3 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận. 3.1. Vấn đề thu gom, xử lý rác ở nhà máy Đông Vinh 3.1.1. Thực trạng: 3.1.1.1. Khối lượng rác thải ngày càng tăng Theo số liệu thống kê thì hiện nay bãi rác Đông Vinh tiếp nhận lượng rác 300 tấn/ngày trong khi công suất xử lí chỉ 150-170 tấn/ngày. Dẫn đến lượng rác Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 16
  17. thải thu gom chưa được xử lí tồn đọng ngày càng nhiều. Như vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng ngày càng tăng. Dưới đây là bảng số liệu về khối lượng rác tại thành phố Vinh trong một số năm qua. Bảng số liệu: Khối lượng rác thải sinh hoạt tại thành phố Vinh Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tấn/ngày 116,5 180 180 187 190 Năm 2006 là khoảng 190 tấn/ ngày. Dự báo đến năm 2010 là 365 tấn/ ngày, tăng 1,91 lần, năm 2020 là 630 t ấn/ ngày tăng 1,74 lần so với năm 2010. Trung bình 0.8 kg rác/ ngày/ người. Thành phần rác hữu cơ là hơn 60%, rác phi hữu cơ (xương , sứ, thuỷ tinh…) là 39,4%. 3.1.1.2. Công tác thu gom CTR: a. Dụng cụ thu gom: Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 17
  18. - Các dụng cụ thu gom như: thùng đựng rác, chổi quét rác, xẻng hót rác… còn thô sơ, lạc hậu. - Thiết bị và phương tiện thu gom rất đơn giản gồm: 1 chổi, 1 xẻng, 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, 1 đôi ủng, 2 đôi găng tay, 5 khẩu trang, 1 xe đẩy rác 400 lít. Những trang thiết bị này do công ty đầu tư cho 1 người thu gom/năm. … - Trang bị bảo hộ đối với nhân công còn thiếu và chưa đồng bộ, các loại bảo hộ lao động này chưa thực sự ngăn ngừa được bụi, bảo vệ da và mùi hôi xâm nhập vào đường hô hấp. Đặc biệt, với những người thường xuyên tiếp xúc với các loại chất thải độc hại vẫn chưa có dụng cụ bảo hộ chuyên dụng. - Ở công ty đã trang bị xe đẩy rác cho công nhân quét rác tuy nhiên số lượng xe đẩy tay vẫn không đủ để đáp ứng việc chuyên chở rác, gây nên tình trạng ứ đọng rác ngay cả trong và ngoài nhà máy Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 18
  19. Hình 1: Địa điểm tập kết rác b. Nhân công: - Việc thu gon rác do Công ty Môi trường đô thị đẩm nhiệm với 277 nhân công. - Số lượng nhân công tuy nhiều nhưng vẫn không thể đáp ứng được so với lượng rác thải khổng lồ của từng ngày. Mặt khác những nhân công này còn chưa được đào tạo kỹ lưỡng, chuyên môn phù hợp với nghề nghiệp công việc. - Việc phân bổ thời gian và quản lý chưa hợp lý gây nên tình trạng ngày làm ngày nghỉ, bỏ việc giữa chừng… - Nhiệm vụ của nhân viên vận hành phải kiểm soát rác: + Chủng loại có đúng quy định rác thải được vào bãi hoặc chủng loại đăng ký. Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 19
  20. + Số lượng rác phải đổ hết, không quay vòng rác lần 2 + Xe không đổ hết rác yêu cầu đổ hết mới cho ra bãi. + Đặt các biển báo nguy hiểm đối với chất thải nguy hại phải kiểm soát theo quy định. Trường hợp không chấp thuận: + Chủng loại rác không đúng quy định buộc phải bốc lên xe, ho ặc khoanh tròn, ngăn cách loại rác không đúng quy định, lập biên bản, báo cáo công ty Môi trường đô thị để theo dõi và giải quyết với các cơ quan quản lý thành phố Vinh. + Buộc lái xe phải chịu kinh phí bốc xếp và đưa về nơi sinh ra rác thu gom ban đầu. c. Phương tiện vận chuyển rác: - Phương tiện vẩn chuyển gồm 8 xe IFA gồm: xe Zin chở rác, xe ép rác Hàn Quốc, xe hút phân, xe xúc lật, xe công nông, xe tưới rửa đường - Hệ thống phương tiện vận chuyển chất thải gồm nhiều ô tô tải khác nhau về trọng tải chủ yếu là xe từ 2,5 – 7,5 tấn trở lên và kiểu dáng thiết kế, thiết bị kèm theo khác nhau. - Một số loại ô tô chở rác có gắn thùng phía sau để chở rác rời, xe mooc, xe tải chở các thùng đựng rác …tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. - Các xe chở rác khi chuyên chở không được che đậy gây nên rác thải rơi rớt xuống mặt đường. - Trọng tải của xe tải chưa được quản lý chặt chẽ. d. Quá trình thu gom: - Cho đến nay đã có các đội vệ sinh phường, xã được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Cách thức quản lý của các đội vệ sinh môi trường như sau: mỗi đội được chia thành 2 - 4 tổ, mỗi tổ có 01 tổ trưởng và có từ 5-7 công nhân, mỗi người được phân công thu gom rác trên từng tổ, phố, xóm cố định. Đội trưởng chịu trách nhiệm quản lý chung, tuỳ theo từng phường, xã có thể sẽ bố trí thêm đội phó. Sinh viên: Trần Thị Vinh Hạnh – MSSV: 1053061657 Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1