Báo cáo tốt nghiệp: Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3
lượt xem 20
download
Đề tài "Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại nhà máy xử lý nước thải tập trung trạm 3.1 của Khu Công Nghiệp Mỹ Phước 3" được thực hiện nhằm đánh giá chính xác hiện trạng thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn của Nhà máy
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG HỢP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI, CHẤT THẢI RẮN TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG TRẠM 3.1 CỦA KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC 3 Sinh viên thực hiện : NGUYỄN TRƯƠNG PHƯƠNG UYÊN Lớp : D17MTKT01 Khoá : 2017 - 2021 Ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S TRƯƠNG QUỐC MINH Bình Dương, tháng 11/2020
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG HỢP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI, CHẤT THẢI RẮN TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG TRẠM 3.1 CỦA KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC 3 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện (Ký tên) Mã số SV: 1724403010062 Lớp: D17MTKT01 THS. TRƯƠNG QUỐC MINH NGUYỄN TRƯƠNG PHƯƠNG UYÊN Bình Dương, tháng 11 năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Trương Quốc Minh, các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những số liệu trong bảng biểu, sơ đồ được phân tích và đo đạc bởi chính tôi. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số tài liệu của tác giả khác đều được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình. Bình Dương, ngày…..tháng…..năm 2020 Tác giả Nguyễn Trương Phương Uyên
- LỜI CẢM ƠN Bốn năm trên giảng đường đại học, một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không phải quá ngắn, suốt thời gian đó em đã nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Để đáp lại tấm chân tình đó em không biết nói gì hơn ngoài cảm ơn. Đầu tiên, con xin gửi tấm lòng biết ơn và tình cảm yêu thương nhất đến Cha Mẹ đã sinh ra con và cho con có được ngày hôm nay. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người em bên cạnh ủng hộ, động viên, giúp em vượt qua hoàn cảnh khó khăn nhất, là chỗ dựa vững chắc trong suốt bước đường học tập. Em chân thành biết ơn các Thầy Cô trường Đại Học Thủ Dầu Một đã tận tình chỉ giảng suốt thời gian qua, đó là hành trang cho em vững bước trên con đường phía trước. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy ThS.Trương Quốc Minh, thầy là người giúp đỡ chỉ bảo và định hướng lúc em còn hoang mang không biết phải vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế như thế nào để có thể hoàn thành luận văn của mình. Chân thành cảm ơn Thầy nhiều lắm. Em xin cảm ơn Anh Phạm Tấn Lộc cùng với các anh trong nhà máy xử lý nước thải công nhiệp 3.1 đã cung cấp và hướng dẫn nhiệt tình về cách vận hành của hệ thống và tìm hiểu về nhà máy trong suốt quá trình em thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong khoa Khoa Học Quản Lý và các bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong thời gian qua. Với kiến thức thực tế còn hạn chế, báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô và các bạn. Một lần nữa em kính chúc quý Thầy Cô sức khoẻ, công tác tốt, tiến đến vị trí cao hơn và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn!
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 2 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2 5. Ý nghĩa đề tài .............................................................................................. 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 4 1.1. Các nghiên cứu đã thực hiện .................................................................... 4 1.2. Tổng quan khu đô thị và công nghiệp Mỹ Phước 3 ................................. 5 1.3. Tổng quan nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Mỹ Phước 3 trạm 3.1 ....................................................................................................................... 10 1.4. Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải của nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Mỹ Phước 3 trạm 3.1 ............................................................ 13 1.5. Tổng quan các phương pháp xử lý chất thải rắn .................................... 18 1.5.1. Phương pháp cơ học .......................................................................... 19 1.5.2. Phương pháp nhiệt ............................................................................ 20 1.5.3. Phương pháp sinh học và hóa học..................................................... 21 1.5.4. Các phương pháp khác ...................................................................... 22 1.6. Tổng quan tác động nước thải và chất thải rắn ...................................... 23 1.6.1. Tác động nước thải đến môi trường .................................................. 23 1.6.2. Tác động nước thải đến sức khoẻ con người .................................... 25 1.6.3. Tác động chất thải rắn đến môi trường ............................................. 25 1.6.4. Tác động chất thải rắn đến sức khoẻ con người ............................... 26 CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 27 2.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 28 2.2.1. Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng thu gom, xử lý nước thải .............. 28 2.2.2. Nội dung 2: Khảo sát hiện trạng thu gom, xử lý CTR ...................... 29 2.2.3. Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả thu gom, xử lý nước thải ................ 30 i SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 2.2.4. Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn ............ 33 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 35 3.1. Kết quả khảo sát thu gom, xử lý nước thải tại trạm 3.1 ......................... 35 3.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải và lưu lượng nước thải.................... 35 3.1.2. Hệ thống thu gom nước thải tại trạm 3.1 .......................................... 43 3.1.3. Công nghệ xử lý nước thải tại trạm 3.1 ............................................ 48 3.1.4. Các hạng mục trong qui trình xử lý .................................................. 50 3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả thu gom, xử lý nước thải tại trạm 3.1.......... 55 3.2.1. Đánh giá hiện trạng nước đầu vào .................................................... 55 3.2.2. Đánh giá hiện trạng nước đầu ra ....................................................... 58 3.2.3. Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải ..................... 61 3.2.4. Đánh giá ưu nhược điểm hệ thống xử lý nước thải .......................... 68 3.3. Kết quả khảo sát thu gom, xử lý chất thải rắn ....................................... 70 3.3.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn tại trạm 3.1 ................................. 70 3.3.2. Qui trình thu gom xử lý chất thải rắn tại trạm 3.1 ............................ 70 3.4. Kết quả đánh giá hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn tại trạm 3.1 ..... 72 3.4.1. Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn trạm 3.1 ........................ 72 3.4.2. Đánh giá qui trình thu gom xử lý chất thải rắn tại trạm 3.1.............. 74 3.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom xử lý nước thải ....... 76 3.5.1. Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các sự cố trong quá trình thu gom, xử lý ................................................................................................... 76 3.5.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải ................ 79 3.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn . 82 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 86 4.1. Kết luận .................................................................................................. 86 4.2. Kiến nghị ................................................................................................ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89 ii SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu sử dụng đất Khu công nghiệp và đô thị Mỹ Phước 3 .......... 7 Bảng 1.3: Vị trí nhân sự .................................................................................. 11 Bảng 1.4: Phương pháp xử lý nước thải của từng công trình ......................... 13 Bảng 1.5: Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt .............................. 19 Bảng 2.1: Bố trí thí nghiệm phân tích COD ................................................... 31 Bảng 2.2: Bố trí thí nghiệm phân tích N-tổng ................................................ 31 Bảng 3.1: Danh sách các công ty xả thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN trạm 3.1 .................................................................................................. 35 Bảng 3.2: Các hạng mục qui trình công nghệ ................................................. 50 Bảng 3.3: Kết quả phân tích nước đầu vào nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Mỹ Phước 3 Trạm 3.1 ............................................................................ 55 Bảng 3.4: Kết quả phân tích nước đầu ra nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Mỹ Phước 3 Trạm 3.1 ............................................................................ 58 Bảng 3.5: Hiệu suất xử lý nước thải qua keo tụ- tạo bông trong .................... 61 Bảng 3.6: Kết quả xử lý thông số TSS, COD, độ màu, N-tổng qua bể keo tụ - tạo bông trung bình 10 ngày trong tháng 9/2020 ............................................ 62 Bảng 3.7: Hiệu suất xử lý nước thải qua bể vi sinh hiếu khí trong tháng 9/2020 ......................................................................................................................... 64 Bảng 3.8: Kết quả xử lý thông số TSS, COD, Màu, N tổng, qua bể vi sinh hiếu khí trung bình 10 ngày trong tháng 9/2020 ..................................................... 65 Bảng 3.9: Hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải trạm 3.1 Trong tháng 9/2020 .............................................................................................................. 66 Bảng 3.10: Kết quả xử lý thông số TSS, COD, Màu, N-tổng của hệ thống XLNT trung bình 10 ngày Trong tháng 9/2020.......................................................... 67 Bảng 3.11: Phân khu thu gom chất thải nguy hại kho chứa chất thải nguy hại trạm 3.1............................................................................................................ 71 Bảng 3.12: Các loại biển báo được dán kho chứa hoá chất độc hại trạm 3.1 . 71 Bảng 3.13: Lượng phát sinh chất thải rắn nhà máy xử lý nước thải tập trung trạm 3.1............................................................................................................ 72 Bảng 3.14: Sự cố thường gặp và hướng khắc phục ........................................ 76 iii SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ tổng quan Khu Công nghiệp và dân cư Mỹ Phước 3 ............. 7 Hình 1.2: Nhà máy xử lý nước thải Tập Trung Khu Công Nghiệp Mỹ Phước 3 Trạm 3.1 .......................................................................................................... 12 Hình 3.1: Thành phần đặc tính nguồn gốc nước thải một số ngành đặc trưng xả thải về Trạm 3.1 .............................................................................................. 42 Hình 3.2: Khu vực thu gom nước thải về trạm 3.1 ......................................... 43 Hình 3.3: Khu vực thu gom nước thải lô A .................................................... 44 Hình 3.4: Khu vực thu gom nước thải lô A theo giới hạn vị trí...................... 44 Hình 3.5: Khu vực thu gom nước thải lô B..................................................... 45 Hình 3.6: Khu vực thu gom nước thải Lô B theo giới hạn vị trí .................... 45 Hình 3.7: Khu vực thu gom nước thải khu dân cư Lô H ................................ 46 Hình 3.8: Khu vực thu gom nước thải dân cư lô H theo giới hạn vị trí .......... 46 Hình 3.10: Khu vực thu gom nước thải khu dân cư lô G theo giới hạn vị trí . 47 Hình 3.11: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Mỹ Phước 3 trạm 3.1......................................................................................................... 48 Hình 3.12: Biểu đồ nồng độ ô nhiễm TSS nước đầu vào trạm 3.1 ................. 56 Hình 3.13: Biểu đồ nồng độ ô nhiễm Màu nước đầu vào trạm 3.1 tháng 9/2020 so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B ............................................................ 56 Hình 3.14: Biểu đồ nồng độ ô nhiễm COD nước đầu vào trạm 3.1 tháng 9/2020 so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B ............................................................ 57 Hình 3.15: Biểu đồ nồng độ ô nhiễm N-tổng nước đầu vào trạm 3.1 tháng 9/2020 so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B................................................ 57 Hình 3.16: Biểu đồ nồng độ thông số TSS nước đầu ra trạm 3.1 tháng 9/2020 so với QCVN 40:2011/BTNMT cột A............................................................ 59 Hình 3.17: Biểu đồ nồng độ Màu nước đầu ra trạm 3.1 tháng 9/2020 so với QCVN 40:2011/BTNMT cột A ...................................................................... 59 Hình 3.18: Biểu đồ nồng độ thông số COD nước đầu ra trạm 3.1 tháng 9/2020 so với QCVN 40:2011/BTNMT cột A............................................................ 60 Hình 3.19: Biểu đồ nồng độ thông số Nitơ Tổng nước đầu ra trạm 3.1 tháng 9/2020 so với QCVN 40:2011/BTNMT cột A ............................................... 60 Hình 3.20: Sự biến thiên nồng độ TSS, Màu, COD, N-tổng và hiệu suất xử lý các chỉ tiêu qua bể keo tụ-tạo bông trung bình 10 ngày trong tháng 9/2020 .. 63 Hình 3.21: Sự biến thiên nồng độ TSS, Màu, COD, N-tổng và hiệu suất xử lý các chỉ tiêu qua bể vi sinh hiếu khí trung bình 10 ngày trong tháng 9/2020 .. 65 iv SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 Hình 3.22: Sự biến thiên nồng độ TSS, Màu, COD, N-tổng và hiệu suất xử lý các chỉ tiêu của hệ thống trung bình 10 ngày trong tháng 9/2020 .................. 68 Hình 3.23: Sơ đồ thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................................. 74 Hình 3.24: Sơ đồ thu gom xử lý chất thải rắn công nghiệp ............................ 74 Hình 3.25: Sơ đồ thu gom xử lý chất thải rắn nguy hại .................................. 75 v SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTR Chất thải rắn QCVN Qui chuẩn Việt Nam KCN Khu công nghiệp QĐ Quyết định BTNMT Bộ tài nguyên môi trường UBND Uỷ ban nhân dân TT Thông tư NĐ Nghị định CP Chính Phủ TMDV Thương mại dịch vụ CN Công nghiệp CT Công trình N Nitơ COD Nhu cầu oxy hoá sinh học BOD Nhu cầu oxy hoá học TSS Tổng chất rắn lơ lững TNHH Trắc nghiệm hữu hạn LR Ngưỡng thấp HR Ngưỡng cao CTRNH Chất thải rắn nguy hại MLSS Hổn hợp chất rắn lơ lững TNMT Tài nguyên môi trường KCX/KCN Khu chế xuất/khu công nghiệp CTNH Chất thải nguy hại Sx Sản xuất Sp Sản phẩm vi SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 TÓM TẮT KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC 3 TRẠM 3.1 Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Mỹ Phước 3 trạm 3.1 đã đi vào hoạt động khá lâu với công suất 4000 m3/ngày đêm, hiện đang tiếp nhận lượng nước thải lớn lớn hơn 4000 m3 về trạm. Do vận hành từ lâu nên vấn đề về hiệu quả xử lý của hệ thống suy giảm một số chỉ tiêu chất lượng nước vượt chuẩn đầu ra so với QCVN 40:2011/BTNMT cột A. Trong báo cáo này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp khảo sát thực tế hiện trạng thu gom nước tại trạm 3.1 và phân tích các thông số ô nhiễm như COD, Màu, TSS, N-tổng để đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải trạm 3.1. Kết quả khảo sát đánh giá cho thấy nước đầu vào hệ thống thu gom từ 134 công ty và khu dân cư COD, TSS, Màu vượt so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B. Chất lượng nước đầu ra tốt đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A tuy nhiên nồng độ các chất ô nhiễm còn cao. Hiệu suất xử lý COD của hệ thống cao 91.1%, hiệu suất xử lý COD qua hoá lý 61.4% và qua vi sinh hiếu khí 76.2%. Hiệu suất xử lý TSS của hệ thống cao 92.7%, hiệu suất xử lý TSS qua hoá lý 72.6% và qua vi sinh hiếu khí 67.4%. Hiệu suất xử lý Màu của hệ thống ở mức trung bình 67.2%, hiệu suất xử lý Màu qua hoá lý 46.2% và qua vi sinh hiếu khí 34%. Hiệu suất xử lý N-tổng của hệ thống ở mức trung bình 60.2%, hiệu suất xử lý N -tổng qua hoá lý 15.3% và qua vi sinh 53.1%. Qua quá trình đánh giá thu gom, xử lý nước thải trạm 3.1 cho thấy việc thu gom xử lý nước thải đang hoạt động tốt tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại Để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải và chất thải rắn trạm 3.1 cần quan tâm các vấn đề sau: Kiểm soát chất lượng nước đầu vào pH, COD, N-tổng, độ màu bằng cách đo mẫu thường xuyên. - Kiểm soát pH thường xuyên cho bể keo tụ tạo bông và vi sinh hiếu khí, cần đặt đầu dò pH, DO tự động để theo dõi liên tục. - Tăng cường chạy máy ép bùn, thay thế sửa chữa và tăng thêm số lượng máy ép bùn lên 1 máy. - Xem xét áp dụng các biện pháp đề xuất phù hợp. - Xem xét cải tạo hệ thống giúp nâng cao hiệu quả xử lý và đáp ứng nhu cầu xả thải các doanh nghiệp trong KCN trong tương lai. Bên cạnh đó trong báo cáo này còn khảo sát đánh giá hiệu quả thu gom xử lý chất thải rắn tại nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Mỹ vii SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 Phước 3 trạm 3.1 từ đó cho thấy chất thải rắn phát sinh tại trạm 3.1 có các loại chất thải rắn sinh hoạt như thức ăn thừa, nilon,…có khối lượng ít. Chất thải rắn công nghiệp phần lớn là phế liệu như dây điện, ống nước… và đặt biệt là chất thải rắn nguy hại phát sinh từ quá trình vận hành sửa chữa như bao bì đựng hoá chất(PAC, Polymer…), thùng chứa hoá chất, dầu nhớt thải… Lượng chất thải rắn tại trạm 3.1 không quá nhiều nhưng nhiều loại và thành phần khác nhau có cả rác sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại nên việc thu gom tại nhà máy rất được coi trọng. Chất thải được chia theo loại thu gom định kì và lưu trữ đúng qui định. Đối với chất thải rắn nguy hại được lưu kho chứa và có dán nhãn và biển cảnh báo đảm bảo an toàn. Đối với rác sinh hoạt được hợp đồng xử lý bởi Công Ty Đô Thị Môi Trường Bến Cát thu gom định kì 2 tuần/lần, các loại chất thỉa nguy hại được hợp đồng xử lý bởi Công ty cổ phần Nước- Môi Trường Bình Dương. Hiện tại qui trình thu gom xử lý chất thải rắn tại trạm 3.1 luôn đảm bảo và tuân thủ qui định, tuy nhiên chưa có biện pháp thu gom xử lý đối với dầu mỡ (do bể dầu không hoạt động), kho chứa hoá chất và chất thải được sử dụng chung. Để việc thu gom xử lý đạt hiệu quả hơn cần: Bố trí thêm thùng rác chứa rác sinh hoạt tại nhà vận hành. Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn, bố trí thùng rác có 3 màu phân loại rác (rác tái chết, rác vô cơ và rác hữu cơ). Xây dựng riêng một kho chứa chất thải nguy hại đạt chuẩn, thiết kế thùng chứa dầu mỡ sau khi tách có nắp đậy và biển cảnh báo. Từ Khoá: Trạm 3.1, COD, TSS, Màu, QCVN 40:2011 BTNMT, Abstract SURVEY AND ASSESSMENT OF THE CURRENT SITUATION STATUS AND WASTE WATER TREATMENT IN CONCENTRATED WASTE WATER TREATMENT FACTORY IN MY PHUOC 3 STATION INDUSTRIAL PARK 3.1 The centralized wastewater treatment plant of My Phuoc Industrial Park 3, station 3.1 has been in operation for a long time with a capacity of 4000 m3/day and night, currently receiving a large amount of wastewater greater than 4000 m 3 to the station. Due to long-term operation, the problem of treatment efficiency of the system deteriorates some water quality indicators that exceed the output standards compared to QCVN 40: 2011 / BTNMT column A. In this report, we used Method of actual survey of water collection status at station 3.1 and analysis of pollution parameters such as COD, Color, TSS, N-total to evaluate the treatment efficiency of the wastewater treatment system of station 3.1. Survey results showed that the viii SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 water input to the system was collected from 134 companies and residential areas COD, TSS, and Color exceeded QCVN 40: 2011 / BTNMT column B. The quality of the output water was good at QCVN 40: 2011 / BTNMT column A, however, the concentration of pollutants is still high. COD treatment efficiency of the system is 91.1% high, COD treatment efficiency is 61.4% physico-chemical and 76.2% aerobic microorganism. The TSS treatment efficiency of the system is 92.7% high, the TSS treatment efficiency is 72.6%, and through aerobic microorganisms is 67.4%. The color treatment efficiency of the system is 67.2% on average, the color treatment efficiency is 46.2% through physico-chemical and 34% aerobic microorganism. The N-total treatment efficiency of the system is 60.2% on average, the N-total treatment efficiency is 15.3% through physicochemical and microbiological treatment of 53.1%. Through the assessment process of wastewater collection and treatment at station 3.1, it shows that the collection and treatment of wastewater are working well, but there are still many problems to improve the efficiency of wastewater treatment and solid waste at the station. 3.1 Consider the following: Control the quality of input water pH, COD, N-total, color temperature by measuring samples regularly. - Regularly control pH for flocculant tanks and aerobic microorganisms, it is necessary to set automatic pH and DO probes for continuous monitoring. - Increasing the running of sludge presses, replacing repairing and increasing the number of sludge presses to 1 machine. - Consider and apply suitable proposed measures. - Consider improving the system to help improve treatment efficiency and meet the needs of businesses in the industrial park in the future. In addition, in this report, there is also a survey and assessment of the efficiency of solid waste collection and treatment at the wastewater treatment plant in My Phuoc industrial park 3, station 3.1, thereby showing that solid waste generated at station 3.1 There are types of domestic solid waste such as food scraps, plastic, ... with a small amount. Industrial solid waste is mostly scrap such as wires, water pipes ... and especially hazardous solid waste generated from operation and repair such as chemical packaging (PAC, Polymer ...), containers chemicals, waste lubricants ... The amount of solid waste at the 3.1 station is not too much, but many different types and components including domestic, industrial and hazardous waste, so the collection at the plant is very important. Waste is divided according to the type of periodical collection and proper storage. Hazardous solid ix SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 waste is stored and labeled with safety warning signs. For domestic waste that is processed by the contract of Ben Cat Environmental Urban Company to collect every 2 weeks, all kinds of hazardous waste are handled by the Binh Duong Water - Environment Joint Stock Company. . Currently, the process of collecting and treating solid waste at station 3.1 is always ensured and complied with regulations, but there is no measure to collect and treat oil and grease (due to the inactivity of the oil tank), chemical storage. and waste are shared. In order for the collection and treatment to be more efficient, it is necessary to: Arrange more garbage cans for domestic waste at the operator. Sort domestic waste at source, arrange garbage with 3 colors to classify garbage (recycle waste, inorganic waste and organic waste). Building a standard hazardous waste warehouse, designed for oil and grease tank after separation with lid and warning sign. x SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, quá trình đô thị hóa ngày càng gia tăng là những nguyên nhân gây nên hiện trạng quá tải môi trường. Trong đó, ô nhiễm nguồn nước và chất thải rắn là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên. Hiện nay, Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá các khu công nghiệp hình thành ngày càng nhiều. Phát triển các khu công nghiệp với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng hiểu quả tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phát thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định nâng cao hiệu quả sản xuất. Đến đầu năm 2020, toàn quốc có 274 khu công nghiệp đang hoạt động. Các địa phương có số lượng khu công nghiệp lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Quảng Ninh, Bắc Ninh[9]. Với lượng lớn các khu công nghiệp ngày càng gia tăng các vấn đề ô nhiễm môi trường là cần vấn đề quan tâm hàng đầu. Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Đến nay, toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 10.000ha. Trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước, Đồng An, …[13].Với lượng lớn khu công nghiệp tậm trung vấn đề môi trường của tỉnh Bình Dương luôn được quan tâm. Trong đó KCN Mỹ Phước là một KCN lớn đóng góp khá lớn về kinh tế và thu hút đầu tư, đặc biệt KCN Mỹ Phước sau khi được hình thành là KCN có tiềm năng thu hút đầu tư khá lớn đem lại tiềm năng phát triển công nghiệp trong tương lai, với lượng lớn các doanh nghiệp tập trung phát triển lượng nước thải và chất thải rắn từ khu công nghiệp này thải ra cũng ảnh hưởng một phần khối lượng khá lớn ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe người dân xung quanh. 1 SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 Khu đô thị và công nghiệp Mỹ Phước 3 từ khi được hình thành đến nay tuy đã có 4 trạm xử lý nước thải tập trung nhưng các trạm xử lý này đã đi vào hoạt động khá lâu, đặc biệt là trạm 3.1 được hình thành đầu tiên và hiện đang tiếp nhận lượng nước thải lớn nhất về trạm. Do vận hành từ lâu nên vấn đề về hiệu quả xử lý của hệ thống đang cần được quan tâm. Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý tại trạm cũng phát sinh một lượng lớn chất thải rắn như bùn, chất thải nguy hại như bao bị đựng hoá chất, dầu nhớt thải… Với công suất 4000m3/ngày đêm, lượng lớn nước thải do nhà máy xả ra hàng ngày nếu không được xử lý hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng khá lớn cho môi trường. Từ thực tế đó, đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại nhà máy xử lý nước thải tập trung trạm 3.1 của Khu Công Nghiệp Mỹ Phước 3” được thực hiện nhằm đánh giá chính xác hiện trạng thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn của Nhà máy. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát, đánh giá hiện trạng thu gom nước thải, chất thải rắn tại nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 trạm 3.1 và đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn. 3. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát hiện trạng thu gom, xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải tập trung trạm 3.1. - Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải tập trung trạm 3.1. - Khảo sát hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn tại nhà máy xử lý nước thải tập trung trạm 3.1. - Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn tại nhà máy xử lý nước thải tập trung trạm 3.1. - Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại nhà máy xử lý nước thải tập trung trạm 3.1. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ❖ Đối tượng nghiên cứu: - Hệ thống thu gom nước thải, chất thải rắn của nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 trạm 3.1. 2 SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 - Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 trạm 3.1. - Qui trình xử lý chất thải rắn của nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 trạm 3.1. ❖ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại nhà máy xử lý nước thải tập trung trạm 3.1 KCN Mỹ Phước 3, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 5. Ý nghĩa đề tài ❖ Ý nghĩa khoa học - Đánh giá được tình hình thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Trạm 3.1. - Phát hiện sớm các vấn đề bất cập và khắc phục kịp thời, đảm bảo vệ sinh môi trường. - Làm tiền đề cho các nghiên cứu khác về chất lượng nước của các KCN ❖ Ý nghĩa thực tiễn Góp phần đánh giá hiệu quả thực tế hiện trạng thu gom và xử lý nước thải, CTR tại trạm xử lý nước thải tập trung 3.1 KCN Mỹ Phước, góp phần bảo vệ nguồn nước tại khu vực và giảm bớt phát sinh ô nhiễm chất chất thải rắn, bảo vệ sức khoẻ người dân quanh khu vực. 3 SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các nghiên cứu đã thực hiện Trong những năm gần đây có hàng loạt các đề tài, dự án khoa học triển khai xung quanh chủ đề khảo sát đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải KCN cũng như khảo sát đánh giá quy trình thu gom xử lý CTR có thể kể đến danh mục các công trình nghiên cứu sau: (1) Nguyễn Phi Phú (2013) đề tài “ Khảo sát và đánh giá hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Phước Hiệp” khảo sát một cách đầy đủ và phân tích các yếu tố chính gây ô nhiễm nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống đã đạt hầu hết các tiêu chuẩn xả thải của nước loại A theo QCVN 40:2011/BTNMT đối với các thông số COD, BOD, NO3-, SS, PO43-, pH ngoại trừ thông số NH3 và Fe3+, đề xuất cung cấp vi sinh chuyển hoá Amoniac, đặc biệt như vi sinh vât Nitrobacter, Nitrosomonas giúp chuyển hoá Amoniac hiệu quả hơn trong các bể Aerotank. (2) Nguyễn Thị Minh Hiền (2010) đề tài “ Khảo sát và đánh giá hiện trạng xử lý nước thải tại KCN Đình Vũ”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng xử lý nước thải tại KCN là khá tốt. Nước thải khi qua xử lý được đưa ra ngoài đều nằm trong giới hạn cho phép. Để có thể đạt được kết quả này, một phần là do công tác quản lý chặt chẽ và công nghệ xử lý nước thải tại KCN hiện đại. Đề tài còn đề xuất KCN Đình Vũ nên sử dụng công nghệ sinh học SBR sẽ không cần mất quá nhiều diện tích và thời gian như công nghệ MBBR hiện tại. (3) Vũ Thị Hà Anh (2016) đề tài “ Đánh giá hiện trạng, dự báo phát sinh và quản lý chất thải công nghiệp nguy hại trong KCX/KCN ở Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016 - 2020”. Kết quả nghiên cứu Đề tài đã xác định được lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát thải trong các KCX/KCN tại TP.HCM trong năm 2015 là 47.942 tấn, (trung bình là 137 tấn/ngày); hệ số phát thải là 17,5 tấn/ha. Đồng thời đã dự báo lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ các KCX/KCN năm 2020 là khoảng 115.803 tấn/năm (trung bình là 330 tấn/ngày) ứng với hệ số phát thải là 28,3 tấn/ha. Với công suất hiện nay, TP.HCM hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp nguy hại trong tương lai. Đề tài cũng đã nhận diện những hạn chế còn gặp phải của hệ thống quản lý CTCNNH hiện nay của TP.HCM. Có 3 điểm chính là sự chồng chéo, thiếu phối hợp giữa các bên có liên quan: chủ nguồn thải, đơn vị hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH với các cơ quan quản 4 SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 lý nhà nước trực tiếp như Sở TNMT TP.HCM, Ban quản lý các KCX/KCN trong quá trình theo dõi đường đi của chất thải công nghiệp nguy hại; sự thiếu đồng bộ giữa hệ thống hỗ trợ kỹ thuật với nhu cầu phát sinh thực tế và sự thiếu thốn về kinh phí quản lý. (4) Hoàng Văn Vy (2014) đề tài “ Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý”. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá phân tích thực trạng quản lý CTR nguy hại trên địa bàn tình Bình Dương, đánh giá công nghệ xử lý CTNH và hiệu quả xử lý CTNH của các đơn vị xử lý đang hoạt động ở tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công nghệ xử lý CTNH của các đơn vị xử lý còn lạc hậu, chủ yếu sử dụng công nghệ đơn giản qui mô nhỏ, chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý CTNH phát sinh mà chưa quan tâm thu hồi tái sử dụng. Đề tài cũng đề xuất đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất xanh, sản xuất sạch hơn, nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải công nghiệp và nguy haị theo hướng thân thiện môi trường. (5) Phạm Xuân Huy (2014) đề tài “Khảo sát đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở quận Hải An-Hải Phòng” nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn quận Hải An. Qua đó cho thấy quận chưa xây dựng các qui trình, pháp luật về quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn, công tác phân loại tại nguồn và trạm trung chuyển chưa được áp dụng. Đề tài đã đề xuất các biện pháp nâng cao quản lý như xây dựng chiến lược quản lý CTR sinh hoạt, quy hoạch tổng thể CTR trên địa bàn quận từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển đến khu xử lý. 1.2. Tổng quan khu đô thị và công nghiệp Mỹ Phước 3 Khu đô thị và công nghiệp Mỹ Phước 3 nằm trên địa bàn phường Thới Hòa, thị trấn Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, cách TP. Hồ Chí Minh 45 km và thành phố Thủ Dầu Một 14 km về phía Bắc, cách Tân Cảng 32 km, cách cụm cảng Sài Gòn, VICT, ICD Phước Long 42 km và cách sân bay Tân Sân Nhất 42 km, gắn kết với những tuyến đường quan trọng: Vành Đai 3, Vành Đai 4, Mỹ Phước-Tân Vạn. Đây là khu vực được quy hoạch để xây dựng khu dân cư kiểu mẫu rộng hơn 1000 ha xen lẫn là Khu công nghiệp với các nhà máy lớn nổi tiếng của Kumho, Midea,…Nhiều khu biệt thự sinh thái được hình thành nơi đây như Ecolake, Hoàng Gia, Coco Land. Khu đô thị và công nghiệp Mỹ Phước 3 được đưa vào hoạt động năm 2007, là dư án được đầu tư bới TCT 5 SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao công tác quản lý thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Trạm 3.1 của khu công nghiệp Mỹ Phước 3 Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp-Becamex IDC với vốn đầu tư 1.219,459 tỷ đồng [10]. Khu đất dự án có vị trí giáp ranh như sau: - Phía Đông: giáp ranh hành lang đường dây điện 500KV và khu dân cư ấp 6, xã Thới Hoà. - Phía Tây: giáp Quốc lộ 13 và một phần khu dân cư hiện hữu - Phía Nam: giáp ranh quy hoạch đường Vành đai 4 và khu dân cư ấp 3A phường Thới Hoà - Phía Bắc: giáp ranh quy hoạch Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 và một phần khu dân cư hiện hữu. - Được thành lập theo Công văn số 1316/TTg-CN ngày 28/8/2006 do Thủ tướng Chính phủ v/v cho phép thành lập KCN Mỹ Phước 3, tỉnh Bình Dương. - Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường số: 482/QĐ-BTNMT ngày 05/04/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - QĐ số 1070/QĐ-UBND ngày 30-11-2006 của UBND huyện Bến Cát về việc thu hồi đất để thực hiện dự án quy hoạch Khu Công nghiệp & Đô thị Mỹ Phước 3 Khu đô thị và công nghiệp Mỹ Phước 3 có quy mô 2240 ha, phát triển dịch vụ 1240 ha và phát triển công nghiệp 1000 ha. Với diện tích đất công nghiệp cho thuê là 655,59 ha, diện tích đất đã cho thuê lại: 333,23 ha, đạt tỷ lệ lấp kín: 50,82%. Đất sử dụng với tổng diện tích 977 ha. Hạ tầng kỹ thuật đến nay đã hoàn chỉnh. Hiện tại Khu đô thị và công nghiệp Mỹ Phước 3 đã xây dựng và vận hành 4 nhà máy xử lý nước thải với với công suất mỗi nhà máy 4.000m3/ngày đêm, tổng công suất 16.000 m3/ ngày.đêm[10] 6 SVTH: Nguyễn Trương Phương Uyên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai.
63 p | 617 | 251
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Khảo sát, thiết kế và xây dựng mạng Lan cho phòng 303 nhà B
88 p | 1142 | 228
-
Luận văn tốt nghiệp “Khảo sát thực tế chi phí kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ Thanh Hải”
38 p | 410 | 142
-
Báo cáo tốt nghiệp: Khảo sát sự thỏa mãn của khách hàng và áp dụng trong hoàn thiện quy trình phục vụ khách hàng tại công ty dịch vụ Marketing TCM
103 p | 360 | 122
-
Báo cáo đề tài: KHẢO SÁT HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ 2KD-FTV
27 p | 504 | 113
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18
62 p | 153 | 47
-
Báo cáo tốt nghiệp: Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng của nấm linh chi Ganoderma lucidum
41 p | 163 | 39
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát phản ứng Mannich với xúc tác Zeolite trao đổi ion kim loại
40 p | 157 | 17
-
Báo cáo tốt nghiệp: Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại Chi nhánh nước thải Dĩ An và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý
124 p | 37 | 16
-
Báo cáo tốt nghiệp: Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 8 dòng lúa đột biến vụ xuân 2011 tại huyện Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh
35 p | 123 | 15
-
Báo cáo tốt nghiệp: Nghiên cứu điều chế Nano than biến tính bằng H2O2 kết hợp với sắt hóa trị zero từ vỏ hạt Maccadia để xử lý màu Methylene Orange
103 p | 32 | 12
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát tạo sản phẩm Hành tăm ngâm chua
104 p | 55 | 11
-
Báo cáo tốt nghiệp: Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất ở trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Bương
50 p | 18 | 11
-
Báo cáo tốt nghiệp: Nghiên cứu xây dựng phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir từ than Maccadamia được hoạt hóa từ K2CO3 để xử lý màu Methylene Orange
101 p | 30 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát các điều kiện thích hợp của chủng vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ ứng dụng xử lý nước thải chế biến thủy sản
128 p | 39 | 10
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện pháp quản lý rủi ro tại nông trường cao su Hội Nghĩa Bình Dương
70 p | 28 | 10
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát quần thể giống Jatropha (Jatropha curcas L.) được xử lý đột biến nguồn Co60 tại Trảng Bàng, Tây Ninh
44 p | 96 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn