intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy tại Tp Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Nguyễn Quang Hoài | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

343
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tâyhàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy tại Tp Hồ Chí Minh

  1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy tại Tp Hồ Chí Minh ............, Tháng .... năm .......
  2. MỤC LỤC A.Giới thiệu TP.Hồ Chí Minh: ............................................................................. 3 I.Vị trí địa lý: ......................................................................................................... 3 1.Vị trí địa hình: ................................................................................................ 3 2.Địa chất thủy văn: ......................................................................................... 3 3.Khí hậu thời tiết: ........................................................................................... 4 II.Con người - Xã hội: ........................................................................................... 5 1.Kinh tế: ........................................................................................................... 5 2.Dân cư: ........................................................................................................... 6 3.Môi trường:.................................................................................................... 6 B.Hiện tượng dòng chảy sông ngòi: ..................................................................... 7 I.Tìm hiểu về dòng chảy sông ngòi: ..................................................................... 7 1.Sự hình thành dòng chảy sông ngòi:............................................................. 7 2.Các nhân tố ảnh hưởng: ................................................................................ 7 3.Những đại lượng đặc trưng dòng chảy: ....................................................... 8 II.Hiện trạng dòng chảy sông ngòi: ..................................................................... 9 1.Tài nguyên nước ở TP.Hồ Chí Minh: ........................................................... 9 2.Hệ thống tiêu thoát nước đô thị: ................................................................... 9 3.Triều cường và ngập úng: ........................................................................... 10 C.Tác động của con người tới dòng chảy sông ngòi: ........................................ 10 I.Hoạt động Nông-Lâm-Ngư nghiệp: ................................................................ 11 II.Công nghiệp hóa:............................................................................................ 14 III.Quá trình đô thị hóa: .................................................................................... 16 V.Các hoạt động khác: ....................................................................................... 21
  3. THỦY VĂN CÔNG TRÌNH Thành viên trong nhóm 3: 1.Nguyễn Tiến Cường (CD07A) 2.Nguyễn Thanh Nguyên (CD07A) 3.Nguyễn Minh Nhã (CD07A) 4.Nguyễn Văn Dương (CD07A) 5.Nguyễn Văn Quang (CD07A) 6.Dương Đình Dũng (CD07A) 7.Lê Tử Huấn (CD07A) 8.Lê Văn Long (CD07B) 9.Nguyễn Ngọc Hận (CD07B) Đề tài : “ Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy tại TP.Hồ Chí Minh - Nhân tố con người ”. A.Giới thiệu TP.Hồ Chí Minh: I.Vị trí địa lý: 1.Vị trí địa hình: - Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp t ỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp t ỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp t ỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét 2.Địa chất thủy văn: - Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc
  4. thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4 % diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi... hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò. - Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. - Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng. 3.Khí hậu thời tiết: Khí hậu bình quân ở TP.Hồ Chí Minh 2007 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng 32 33 34 34 33 32 31 32 31 31 30 31 Tháng trung bình cao (°C)
  5. 21 22 23 24 25 24 25 24 23 23 22 22 Tháng trung bình thấp (°C) 14 4 12 42 220 331 313 267 334 268 115 56 Lượng mưa (mm) - Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các thàng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại. - Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5% II.Con người - Xã hội: 1.Kinh tế: - Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1024 USD/năm. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. - Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn t ỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 t ỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD. Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay
  6. vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng. - Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn. 2.Dân cư: - Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.123.340 người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9% . Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2,086.185 người, bính quân tăng gần 209.000 người/năm, tốc độ tăng 3,53%/năm, chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Quận Bình Tân có dân số lớn nhất với 572.796 người, tương đương với dân số một số tỉnh như: Quảng Trị, Ninh Thuận; huyện Cần Giờ có dân số thấp nhất với 68.213 người. Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu ngoại trừ Moscow và London. Theo số liệu thống kê năm 2004, 85,24% dân cư sống trong khu vực thành thị và Thành phố Hồ Chí Minh cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer... Những người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố. - Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, có số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu. Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành 3.Môi trường: - Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, ý thức người dân kém..., Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Cũng như Hà Nội, hiện tượng nước thải ở Thành phố Hồ Chí Minh không được xử lý, đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải. Tại cụm công nghiệp Tham Lương,
  7. nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày. Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần. Cho tới 2008, vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm này. Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Kết quả quan trắc năm 2007 cho thấy, so với năm 2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất... còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên. Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt 2 khoảng 140 km với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam – khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn  Sơ lược vai trò của dòng chảy sông ngòi tới sự phát triển TP.Hồ Chí Minh  Cung cấp nước cho mọi hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt hằng ngày của con người  Cà tuyến giao thông vận tải thủy rất quan trọng của thành phố  Cải thiện môi trường sống, điều hòa khí hậu và cảnh quan đô thị cho thành phố B.Hiện tượng dòng chảy sông ngòi: I.Tìm hiểu về dòng chảy sông ngòi: 1.Sự hình thành dòng chảy sông ngòi: - Nước mưa rơi xuống lưu vực, một phần chảy trên mặt đất(dòng chảy mặt), một phần ngấm xuống đất rồi tập trung thành mạch nước ngầm(dòng chảy ngầm) chảy vào sông. - Dòng chảy mặt: Đều do mưa rơi xuống lưu vực tạo thành, tuy nhiên lượng mưa rơi xuống lưu vực không phải đều sinh r dòng chảy, có một phần bị ngấm vào đất và giữ lại trong đất, một phần đọng lại trên lá cây và những hố trũng trên lưu vực, một phần bốc hơi vào khí quyển. Các quá trình này gọi chung là qua trình tổn thất trên lưu vực. - Nước mưa chảy tràn trên sườn dốc rồi tập trung vào sông, sau đó lại tiếp tục chảy trong sông qua cửa ra của lưu vực.Giai đoạn chảy trong sông gọi là quá trình tập trung dòng chảy trong sông. 2.Các nhân tố ảnh hưởng: a.Nhân tố khí hậu:  Nhiệt độ mặt đệm và không khí  Áp suất không khí, Độ ẩm không khí, Gió - Bão  Bốc hơi : ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành dòng chảy qua quá trình tổn thất dòng chảy  Mưa : Là nhân tố quan trọng nhất, là nguyên nhân chủ yếu sinh ra dòng chảy ở nước ta, chi phối quy luật dòng chảy theo thời gian b.Nhân tố mặt đệm:  Vị trí địa lý và địa hình lưu vực : có tác dụng điều hòa dòng chảy, ảnh hưởng tốc độ dòng chảy. Lưu vực càng lớn thì dòng chảy ngầm càng lớn
  8.  Đặc tính thổ nhưỡng và địa chất lưu vực : ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tổn thất dòng chảy do thấm  Lớp phủ thực vật : làm tăng lượng nước ngấm vào đất, bảo vệ chống xói mòn đất  Hồ ao và đầm lầy : có tác dụng điều tiết dòng chảy c.Sự hoạt động của loài người ảnh hưởng đến dòng chảy  Biện pháp nông nghiệp  Biện pháp lâm nghiệp  Biện pháp thủy lợi 3.Những đại lượng đặc trưng dòng chảy: o Lưu lượng (Q) o Tổng lượng dòng chảy (W) o Độ sâu dòng chảy (Y) o Môđun dòng chảy (M) o Hệ số dòng chảy (α)  Đặc điểm hệ thống sông ngòi, kênh rạch TP.Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Sông Ðồng Nai hợp lưu với sông La Ngà, sông Bé có diện tích lưu vực F= 45.000 km2, lưu lượng bình quân Qtb= 200-500 m3/s Qmax= 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp W0= 15 t ỷ m3, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố.Sông Sài Gòn bắt nguồn từ Tây Ninh, chảy qua Bình Dương, và đổ vào sông Đồng Nai ở huyện Nhà Bè, có L= 256 km, F= 5.000 km², Qtb= 54 m3/s. Btb= 225m đến 370m và độ sâu tới 20m. Đoạn đầu nguồn của sông có hồ thủy lợi Dầu Tiếng,đoạn chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km và nố i thông với Sông Ðồng Nai ở phần nộ i thành bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn cũng rất nhiều, sông này còn có các cảng lớn thuộc hệ thống Cảng Sài Gòn. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam chảy ra biển Ðông bằng ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm và ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn. Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Sông có chiều dài L= 220 km ( lãnh thổ Việt Nam dài hơn 150 km), diện tích lưu vực F= 8.500 km², Q0= 96 m³/s.
  9. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nộ i thành. II.Hiện trạng dòng chảy sông ngòi: 1.Tài nguyên nước ở TP.Hồ Chí Minh: a. Nước mặt: Là nguồn nước từ các Sông lớn như Sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông với hệ thống kênh rạch dài khoảng 7.880km, tổng diện tích mặt nước 35.500 ha. Nước nhạt được khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất. b. Nước dưới đất: Riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất tại các tầng chứa nước là: 2.501.059m3/ngày. Phân bổ như sau: Trữ lượng nước dưới đất trong các tầng chứa nước (đơn vị tính:1000m3/ngày) Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 100.000 giếng khai thác nước ngầm, đa số khai thác tập trung ở tầng chứa nước Pleistocen và Pliocen. 56,61% tổng lượng nước khai thác dùng cho mục đích sản xuất, còn lại dùng trong sinh hoạt. 2.Hệ thống tiêu thoát nước đô thị: - Hệ thống tiêu thoát nước của TP.HCM bao gồm các hệ thống cống ngầm từ cấp 4 đến cấp 2 và các kênh hở kết nố i ra các sông chính. Tổng chiều dài cống thoát nước cấp 2-3 hiện nay tạ i TP.HCM là 777km; xả ra 27 hệ kênh chính và 16 hệ kênh nhánh. Toàn thành phố có 169 cửa xả ra kênh rạch trong đó có 91 cửa xả chính có đường kính > 0,6m. Mật độ xây dựng cống của Quận I là 170m/ha, của Quận Tân Bình có 32m/ha, Phú Nhuận có 43m/ha, quận Bình Thạnh mới chỉ có 10m/ha, mạng lưới đường cống chủ yếu tập trung ở khu trung tâm Quận. Trong Thành phố có 4 hệ thống kênh rạch chính: (1) Tham Lương - Bến Cát, chảy phía Bắc thành phố. (2) Nhiêu Lộc - Thị Nghè, chảy qua khu trung tâm. (3) Tân Hoá – Lò Gốm phía Tây Thành phố. (4) Kênh Đôi – Kênh Tẻ - Tàu Hủ - Bến Nghé, chảy phía Nam Thành phố. - Tổng chiều dài các kênh rạch là 68km.. Hầu hết các kênh rạch đổ nước ra sông Sài Gòn. Một phần rút ra sông Chợ Đệm và rạch Cần Giuộc hoặc xuống các rạch dọc Cây Khô, Xóm Củi rồ i đổ ra sông Nhà Bè.Hai con sông Vàm Cỏ ở phía Tây Thành Phố và song Đồng Nai cũng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiêu thoát nước của hệ thống.
  10. 3.Triều cường và ngập úng: - Hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng thủy triều (bán nhật triều) của biển Ðông. Triều biến đổi theo ngày, theo tháng, theo năm, theo chu kỳ nhiều năm… Tạ i Phú An mực nước triều bình quân cao nhất là Htb=1,10m, mực nước đỉnh triều cao nhất là Hđmax=1.49m, mực nước đỉnh triều thấp nhất là Hđmin= 0.5m, mực nước chân triều cao nhất là Hcmax=-0.2m, mực nước chân triều thấp nhất là Hcmin= -2.2m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Ngoài độ cao thủy triều cần quan tâm đến dạng và chu kỳ triều và sự luân chuyển của chân triều, tận dụng tiêu khi triều xuống và chân triều (hay xuất hiện vào ban đêm). Và cần lưu ý là không tạo ra các kênh cụt , các kênh thông hai đầu có sóng cùng pha, cùng biên độ sẽ hình thành các sóng dừng( dòng triều đứng yên ) tức là vùng giáp nước, gây trở ngại cho việc tiêu nước ra sông - Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nằm ở hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai và giáp với biển Đông, nơi có địa hình thấp và khá bằng phẳng với gần 75% diện tích có cao độ dưới +2 m, chịu tác động trực tiếp dòng chảy lũ từ thượng lưu thông qua các sông Đồng Nai, Sài Gòn cũng như những tác động trực tiếp từ triều biển Đông nên thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng. Tính đến tháng 11/2006, toàn thành phố còn 105 điểm ngập (47 điểm ngập do mưa, 51 điểm ngập do mưa kết hợp với triều, một số điểm ngập do không có cống). Các trường hợp ngập điển hình như ở khu vực Bùng binh Cây Gõ - Tân Hoà Đông - Bà Hom (quận 6); khu vực Bình Thạnh (đường Nguyễn Hữu Cảnh); quận 2 (phường Thảo Điền); Ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân); kênh Ba Bò (quận Thủ Đức), đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9),… - Trong những ngày đầu tháng 11-2006 mà đỉnh điểm là ngày 7-11-2006, triều cường đã gây ra ngập tại TPHCM trên diện rộng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, sức khoẻ của người dân và gây cản trở giao thông của thành phố. Triều cường đã gây ngập tại hơn 40 điểm trong nội đô, đáng chú ý là đã phát sinh thêm 6 điểm ngập mới. Ở vùng ngoại thành, triều cường đã phá vỡ đê bao làm ngập cho các vùng canh tác nông nghiệp gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp. Gần đây nhất những ngày cuối năm 2007, do triều cường TP.HCM lại vỡ đê bao làm ngập nhiều khu vực như quận Thủ Đức (phường Hiệp Bình Chánh), quận 12 (phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông, Thời An), huyện Hóc Môn (xã Nhị Bình, Tân Hiệp), quận Gò Vấp (phường 5). Ngoài ra, ô nhiễm môi trường trên các kênh rạch, đặc biệt là các kênh rạch nội thành như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, Kênh Đôi - Kênh Tẻ, Tham Lương - Bến Cát,... ngày càng trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư cũng như phát triển kinh tế. Do vậy, ngập úng, đặc biệt là khu vực nội thành, vấn đề tiêu thoát nước đô thị, tiêu thoát nước thải trở thành nỗi “ám ảnh”, thách thức lớn không chỉ của các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền ở cả cấp trung ương cũng như địa phương (thành phố, quân huyện) mà còn là nỗi nơm nớp lo sợ của người dân mỗi khi có các đợt triều cường và mùa mưa đến. C.Tác động của con người tới dòng chảy sông ngòi:
  11. Tổng lượng nước ngầm, nước mặt cho SH & CN TP.Hồ Chí Minh Nguồn cung cấp nước 2003 2010 2020 Nhà máy nước Sài Gòn 1.74 6.94 10.5 Kênh Đông Củ Chi 0.69 33.3 3.3 Nước ngầm 6.07 8.32 8.53 Nhà máy nước Thủ Đức 8.68 12.15 12.15 Nhà máy nước BOT L.D.E 3.47 3.47 3.47 Nhà máy nước BOT Bình An 1.16 1.16 1.16 TỔNG CỘNG 21.81 35.29 39.14 I.Hoạt động Nông-Lâm-Ngư nghiệp: - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích đất nông nghiệp ở các huyện ngoại thành đã giảm rất nhiều trong thời gian qua và xu hướng này vẫn tiếp tục trong thời gian tới với mức bình quân là 1.400ha/năm.Thành phố hiện có khoảng 116.000ha đất nông nghiệp, trong đó đất có khả năng sản xuất chỉ còn khoảng gần 78.000ha và đất trồng lúa chỉ còn gần 42.00ha, tập trung ở 5 huyện ngoại thành Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ.Tuy nhiên, những năm gần đây tốc độ đô thị hóa ngày càng lan nhanh ra vùng ngoại thành với hàng trăm dự án lớn nhỏ được quy hoạch trên đất nông nghiệp để xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới, các khu công nghiệp, sân golf... - Đặc biệt, các công trình giao thông trọng điểm, công trình giao thông công cộng đang được mở rộng ra nhiều quận vùng ven, huyện ngoại thành... như triển khai 3 dự án đường vành đai 1, 2, 3 các dự án mở rộng, nâng cấp các tuyến đường nối với các cầu Phú Mỹ, đường Nguyễn Văn Linh, mở rộng các tỉnh lộ 9, 10... đã làm cho đất nông nghiệp các huyện ngoại thành bị giảm khá nhanh.Thực trạng sản xuất NN ở TP.Hồ Chí Minh chỉ tập trung vào sản xuất rau sạch, hoa màu phục vụ nhu cầu thiết yếu của thành phố, chuyển hầu hết diện tích trồng lúa sang trông hoa màu để tiết kiệm nước tưới mà hiểu quả kinh tế lại cao. Do đó nhu cầu nước tưới cho NN không thật sự cấp bách và ít ảnh hưởng đến nguồn nước mặt. - Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm.
  12. - Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch đã làm ô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt. - Hệ thống thủy lợi TP.Hồ Chí Minh khá phát triển với nhiều kênh rạch chằng chịt và các đập trạm bơm ngăn triều, hệ thống bờ bao chúng úp ...vv. Tuy nhiên phần lớn hệ thống này chỉ phục vụ cho tiêu thoát nước đô thị, chống ngập úng, triều cường và ngăn ngừa xâm nhập mặn là chủ yếu. Chỉ một số ít phục vụ cho hoạt động sản xuất NN. - Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu … - Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.
  13. - Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt. Diện tích rừng chiếm 18,5% diện tích tự nhiên TP.Hồ Chí Minh. Rừng phân bố tập trung ở Cần Giờ, Bình Chánh và Củ Chi. Tổng diện tích đất tự nhiên của TP quy hoạch cho lâm nghiệp đến thời điểm ngày 31/12/2007 là 209.198 ha , gồm: -Đất lâm nghiệp là: 36.394,50 ha trong đó +Đất rừng phòng hộ: 31.628,70 ha +Đất rừng đặc dụng : 24,90 ha +Đất rừng sản xuất: 4.740,90 ha -Đất có rừng: 35.361,20 ha +Diện tích rừng phòng hộ: 30.594,40 ha +Diện tích rừng đặc dụng: 24,90 ha +Diện tích rừng sản xuất: 4.740,90 ha -Đất trống, đồi núi không có rừng:: gồm 1033,30 ha trong quy hoạch đất rừng phòng hộ. -Đất khác: 172.803,50 ha Phân loại rừng: -Rừng tự nhiên: 13.821,10 ha gồm +Rừng tự nhiên ngập mặn phòng hộ: 10.976,60 ha ( trong đó Rừng đước 527,9 ha ; Rừng hỗn giao 5.118,9 ha ; Rừng khác 5.329,8 ha) +Rừng ngập mặn sản xuất: 2.838,5 ha +Rừng phòng hộ trên núi đá : 6,60 ha -Rừng trồng: +Rừng trồng phòng hộ: 19.612,80 ha
  14. +Rừng trồng đặc dụng: 24,90 ha +Rừng trồng sản xuất: 2.838,50 ha - Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, sang ruộng cất nhà làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không được thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài ra còn gây ngập lụt, trược lỡ đất. II.Công nghiệp hóa: - Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất. - Các chất thải công nghiệp như khối, bụi…tạo nên mưa axít không những làm thay đổi chất lượng nước ngọt, lượng mưa mà còn ảnh hưởng xấu đến dòng chảy, đến đất và môi trường sinh thái. - Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất, làm giảm tốc độ dòng chảy và dòng thấm. Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất.
  15. Diện tích đất sản xuất CN TP.Hồ Chí Minh tăng rất nhanh trong vài năm trở lại đây do nhu cầu phát triển kinh tế. Nhiều khu CN mới hình thành, bên cạnh đó quy mô của các khu CN cũ cũng được mở rộng. Tính đến năm 2007, tổng diện tích phục vụ sản xuất CN khoảng 8.172ha (trong đó đất khu công nghiệp tập trung 7.032ha và đất cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống khoảng 1.140ha) tăng gấp hơn 2.4 lần so với năm 2001. Với tốc độ công nghiệp hóa rất nhanh như vậy, đã mang lại rất nhiều hệ lụy liên quan đến địa chất thủy văn, dòng chảy sông ngòi và môi trường thành phố : CN phát triển nhu cầu nước phục vụ sản xuất CN tăng mạnh, diện tích san lấp mặt bằng phục vụ CN tăng nhanh, nước thải chưa qua xử lý hơn 40% thải trực tiếp ra kênh rạch ao hồ... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước mặt dữ trữ, nước ngầm, ảnh hưởng đến sự điều tiết dòng chảy tự nhiên, sự thấm của nước vào đất, làm sụt giảm đáng kể nguồn nước. Nước thải bẩn chứa nhiều kin loại, hóa chất độc hại, rác CN...ảnh hưởng đến sự lắng đọng tự nhiên, bốc hơi nước, môi trường đất bị thay đổi có thể gây tắt nghẽn dòng chảy hoặc sạt lở bờ sông. Công nghiệp hóa còn gây biến đổi khí hậu rất nghiêm trọng : nhiệt độ càng nóng, không khí ô nhiễm làm thay đổi khi hậu , nhất là ảnh hưởng đến mưa. Mưa sẽ ít xảy ra theo quy luật mà sẽ xuất hiện mưa trái mùa thường xuyên hơn, chất lượng mưa cũng bị ảnh hưởng, mưa chứa nhiều chất độc hại(mưa axit)
  16. III.Quá trình đô thị hóa: - Quá trình đô thị hoá thành phố đã làm giảm sự điều tiết tự nhiên của bề mặt lưu vực. Đối với nội thành, phần lớn đất đai được bê tông hoá, nhựa hoá xây dựng nhà, công xưởng, đường sá. Do vậy, khi mưa xuống, hầu như toàn bộ mưa đều tập trung thành dòng chảy (đường trở thành sông cũng chính vì vậy), không thể thấm xuống đất để giảm bớt lượng dòng chảy tập trung Tệ hơn, hệ thống kênh rạch, ao hồ bị san lấp vô tội vạ như rạch Ông Kích, rạch Bà Lài, rạch Cụt, Bình Tiên, Bà Lài, Đầm Sen, ao Sen, v.v…Nhiều kênh rạch khác đang ở trong tình trạng báo động đỏ như rạch Lăng, rạch Bình Lợi, rạch Văn Thánh,… - Người dân thường có những hành vi như xả rác bừa bãi ra đường dẫn đến bít đường ống tiêu thoát nước làm cho tình trạng tiêu thoát nước khó khăn. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đang trong quá trình phát triển và đang là “đại công trường xây dựng” với rất nhiều xe cộ thực hiện vận chuyển các vật liệu xây dựng như cát sỏi gây vương vãi, khi mưa đến tập trung vào các hố ga, miệng cống làm giảm tiết diện tải nước cũng như làm tăng độ nhám của hệ thống, cản trở quá trình di chuyển của dòng chảy làm cho tình trạng ngập úng trầm trọng hơn. Mặt khác nhiều kênh rạch bị san lấp làm mất thể tích trữ nước. - Các dòng nước mặt (sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội.
  17. - Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn… Hệ thống tiêu thoát nước đô thị -Phần nhiều các đô thị ở Nam Bộ đều có cao trình mặt đất tương đối thấp, tương đương với mực nước đỉnh thuỷ triều trong vùng với mực nước đỉnh thuỷ triều trong vùng với chế độ bán nhật triều, nên việc tiêu thoát nước rất khó khăn, trong mùa mưa thường bị ngập úng mà thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình. Cao trình mặt đất ở TP.HCM thay đổi từ + 1,2m đến + 10m, nội thành thành phố có gần 100km kênh rạch. Xưa kia mạng lưới song rạch ở đây dày đặc, đóng vai trò thoát nước cho cả vùng, phục vụ giao lưu buôn bán giữa Sài Gòn – Gia Định - Chợ Lớn với Đồng Nai, Lục Tỉnh. Sự phát triển đô thị cùng với sự gia tăng dân số ồ ạt trong những năm vừa qua, dẫn đến việc khai thác mặt bằng không quy hoạch, kênh rạch như một bộ phận năng động nhất của thiên nhiên trở thành nơi thuận lợi để con người trút xuống mọi phế thải. Hậu quả là rác bẩn tích luỹ, kênh rạch bồi lấp, mặt thoáng bị chiếm dụng, dòng chảy cản trở. Trong khi đó, hệ thống tiêu thoát nước được xây dựng theo kiểu chắp và do lịch sử phát triển của thành phố, do đó có nhiều tồn tại trong tính toán, xây dựng, quản lý v.v... nên thường cứ đến mùa mưa là nhiều nơi trong thành phố bị ngập úng. Đáng chú ý là tình nhiều miệng cống, hố ga bị rác rưởi lầp đầy, và hàng chục nghìn hộ gia đình xây nhà lấn chiếm lòng kênh. Việc mợ rộng thành phố trong thời gian qua theo hướng Nam, mà công việc đơn giản chỉ là san lấp để có cao trình xây dựng trên mực nước đỉnh triều, nhưng các vấn đề tiếp theo là đất san lấp lấy ở đâu ra một khối lượng lớn như vậy, các vùng đất bị san lấp thì môi trường sinh thái của vùng hoặc của lưu vực đó bị bồi lắng và sẽ nhanh chóng trở thành đầm lầy. Lượng nước cần tiêu thoát Lượng nước cần tiêu thoát từ nội thành TP.HCM có hai nguồn gốc: - Nước mưa; - Nước thải (bao gồm, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất). Theo tính toán sơ bộ thì lượng nước mưa trân trong khu vực nội thành ứng với tần suất 10% vào khoảng 5 triệu m3/ ngày – đêm. Lượng mưa đó sẽ sản sinh ra 2,6 triệu m3 dòng chảy mặt (trong điều kiện hiện tại), tương ứng với lưu lượng bình quân trong thờI gian cấp nước là 31,0m3/s. Lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp hiện tạI vào khoảng gần 1 triệu m3 /ngày – đêm. Có thể ước tính lượng nước xả tương đương vớI 70% lượng nước cấp. Lưu lượng nước thải bình quân khoảng 7,2 m3/s. Như vậy, lưu lượng hình thành từ nước mưa. Điều này cho phép ta có được nhận thức về quy mô, yêu cầu của hệ thống tiêu nước mưa và nước thải có thể tác biệt nhau. Việc tính toán mưa đã có nhiều cơ quan nghiên cứu trong nhiều năm và cũng đã đạt được những kết quả tốt Về khả năng tiêu thoát nước của hệ thống - Hệ thống thoát nước được bắt đầu xây dựng từ năm 1890, cho đến nay đã trải qua nhiều thời kỳ, được bổ sung sửa chữa liên tục vì thế hệ thống này bị chắp vá đang xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm cấp nước cho Thành phố. Theo đánh giá của cơ quan quản lý hệ thống đường cống (Công ty chiếu sáng thuộc Sở SGTCC), trong tổng số chiều dài các đường cống có kích thước trên 40 cm trở lên có 30% cần phải phục hồi và nâng cấp, 12% không đủ thoát gây úng ngập, 40% cần sửa chữa lớn, 18% cần sửa chữa vừa và nhỏ. Các giếng thu, giếng thăm dò và giếng kỹ thuật trong toàn hệ thống là 21.530 cái, trong đó 30% bị hư hỏng cần sử chữa lớn, 20% là không bảo đảm quy cách. - Trong 68km kênh rạch đóng vai trò tiếp nhận, trao đổi và tiêu thoát nước thì hầu hết đã bị bồi lấp, có khoảng trên 20.000 căn nhà nằm một phần hoặc toàn bộ trên kênh rạch…, gây ra tình trạng tắc nghẽn dòng chảy; điều đáng quan tâm là phần lớn các cửa thoát nước ra sông đều nằm
  18. dưới mực nước triều cao. Do đó, trong thời kỳ nước chảy vào trong cống gây nên sự dồn ứ nước, làm cản trở sự tiêu thoát nước của đường ống. Diện tích đất ở Cùng với tốc độ đô thị hóa thì diện tích đất ở, công nghiệp ngày càng tăng đã kéo theo nhiều vấn đề về dòng chảy tại thành phố Hồ Chí Minh Theo thống kê đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp còn 67.550ha; đất ở sẽ tăng lên đến 30.646ha, diện tích bê tông hóa thành phố ngày càng nhiều, để đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt, giao thông hàng loạt các công trình, xí nghiệp đã được xây dựng làm thay đổi yếu tố mặt đệm của thành phố. Con người tiến hành san lấp mặt bằng ngăn cản sự thấm của nước làm cho lượng nước mặt tăng lên, kết hợp với xây dựng kết cấu đường gây nên hiện trạng ngập úng trong đô thị Rác thải sinh hoạt,ô nhiễm môi trường nước (Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo). Nguồn gốc tự nhiên của ô nhiễm nước là do mưa, gió bão, lũ lụt. Các tác nhân trên đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết của chúng. Nguồn gốc nhân tạo của ô nhiễm nước là do xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp, giao thông vận tải, thuốc trừ sâu diệt cỏ và phân bón nông nghiệp....vào môi trường nước. - Sự phát triển của kinh tế dẫn tới chất thải của các xí nghiệp, khu công nghiệp lớn ngày càng nhiều, do chạy theo lợi nhuận mà họ đã xả trược tiếp chất thải xuống các cống, kênh,… thoát nước gây cản trở dòng chảy. Hệ thống thoát nước ngày càng ô nhiễm, khả năng thông thoáng, khả năng rút nước giảm đã làm cho tốc độ lưu thông nước kém. Do vậy mỗi khi có mưa lớn dẫn tới ngập úng ảnh hưởng đến dòng chảy, thành phố đã nhiều lần nạo vét nhưng vẫn không giải quyêt được triệt để - Theo những số liệu mới nhất, hệ thống kênh rạch của thành phố mỗi ngày bị đầu độc bởi sơ sơ có... 40 tấn rác thải các loại và 70.000m3 nước thải công nghiệp (vài năm trước số liệu này là 200.000m3) chưa qua xử lý. Do vậy vấn đề giải quyết ô nhiễm cũng cần phải đặc biệt quan tâm. - Hiện nay, một số con kênh đang được xếp vào “sách đỏ” của TP về ô nhiễm là kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuận, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi - kênh Tẻ, Ba Bò… Thực trạng ô nhiễm tại các con kênh này đã được biết đến từ lâu và đã có nhiều công trình được xây dựng nhằm cải tạo mức độ ô nhiễm nhưng hầu như không có kết quả.
  19. - Nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (Kết cấu giếng không tốt, giếng gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư không được trám lấp là nguyên nhân gây lãng phí nguồn nước.
  20. - Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày, rò rỉ nước từ van hư củ. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phí nước. - Giữa nước mặn và nước nhạt có một ranh giới, khi họat động khai thác nước dưới đất quá mức đường ranh giới này sẽ tiến dần đến công trình khai thác, mực nước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm mặn các công trình khai thác trong khu vực. Mặt khác do nước biển tràn vào hoặc do con người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muố i, dẫn đến xâm nhập mặn vào tầng chứa nước. IV.Giao thông đô thị: - Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã quy hoạch tổng thể thành phố Sài Gòn với quy mô 500.000 dân. Do đó, các quy hoạch về giao thông cũng chỉ đáp ứng đủ yêu cầu cho nửa triệu dân sinh sống. Ngày nay dân số thành phố đã hơn 5 triệu nên để đáp ứng nhu cầu đó rất nhiều công trình giao thông đã được xây dựng, mạng lưới giao thông trở nên chằng chịt, mặt khác địa hình trũng thấp, sụp lún thường xuyên xảy ra, thành phố lại nằm trên nền đất yếu do vậy giao thông thường xuyên bị ngập nước. Thành phố đã thường xuyên nâng cấp mặt đường lên hàng mét làm cho sự thoát nước mặt gặp khó khăn. Đi kèm với đó là hệ thống thoát nước thiếu hụt nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến dòng chảy của thành phố. - Có thể nói giao thông và hệ thống tiêu nước của thành phố là không đồng bộ, do vậy khi cần nâng cấp, sửa chữa gặp rất nhiều khó khăn, hàng loạt công trình thoát nước đô thị đã hư hỏng từ lâu mà không có cách giải quyết, kinh phí đầu tư lại rất lớn, việc giải quyết mặt bằng xây dựng kéo dài tất cả đều ảnh hưởng đến dòng chảy của thành phố.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0