intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Tìm hiểu phương pháp chế tạo vật liệu tổ hợp trên cơ sở shellac ứng dụng bảo quản trái cây sau thu hoạch

Chia sẻ: Anh Tran | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:37

58
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung đề tài sẽ giới thiệu tổng quan về nguyên liệu shellac bao gồm thành phần cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng của shellac, các biến đổi của trái cây sau thu hoạch và các phương pháp bảo quản trái cây truyền thống hiện nay, cũng như sơ đồ quy trình phương pháp chế tạo vật liệu tổ hợp trên cơ sở shellac. Từ đó sẽ hiểu rõ hơn về ưu điểm, đặc tính và ứng dụng bảo quản trái cây của lớp phủ vật liệu tổ hợp trên cơ sở shellac.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Tìm hiểu phương pháp chế tạo vật liệu tổ hợp trên cơ sở shellac ứng dụng bảo quản trái cây sau thu hoạch

  1. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học MỤC LỤC GVHD: Nguyễn Văn Hòa                     1
  2. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THAN HOẠT TÍNH 1.1 Giới thiệu về than hoạt tính 1.1.1 Định nghĩa Gần đây, cacbon được xem như  là một nguyên tố  tuyệt vời của cuộc cách mạng  khoa học vật liệu. Từ  cacbon chúng ta sẽ  có được than hoạt tính, một chất hấp phụ  xốp rất tốt, với các đặc tính tuyệt vời, được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, Than hoạt tính là một thuật ngữ thường được sử dụng cho một nhóm các chất hấp   phụ dạng tinh thể, có cấu trúc mau quản làm cho diện tích bề mặt khá lớn, khả năng  hấp phụ tốt hơn. Than hoạt tính  có thành phần  chủ  yếu là  cacbon,  chiếm  từ  85  đến 95%  khối  lượng. Phần còn lại là các nguyên tố  khác như  hydro, nito, lưu huỳnh, oxi,… có sẵn  trong nguyên liệu ban đầu hoặc mới liên kết với các cacbon trong quá trình hoạt hóa.   Thành phần của than hoạt tính thông thường là: 88 % C; 0,5 % H; 0,5 % N; 1 % S và 6   đến 7 % O. Hàm lượng oxi có thể thay đổi từ 1 đến 20 % tùy thuộc vào nguyên liệu và  cách điều chế than hoạt tính. Than hoạt tính có bề mặt khoảng 800 đến 1500 m 2/g chủ yếu là do các lỗ nhỏ có  bán kính dưới 2 mm tạo ra, thể tích mau quản từ 0,2 đến 0,6 cm3/g. Mỗi năm khoảng 150 nghìn tấn than hoạt tính dạng bột được sản xuất cùng với   khoảng 150 nghìn tấn than dạng hạt và 50 nghìn tấn dạng viên hoặc thanh. Nhiều nguyên liệu khác nhau có thể  được sử  dụng như  gỗ, nhựa, đá hay các vật   liệu tổng hợp để  sản xuất than hoạt tính mà không cần đưa chúng về  dạng cacbon,  đồng thời vẫn có được hiệu quả  tương tự. Than hoạt tính sau khi sử  dụng có thể  GVHD: Nguyễn Văn Hòa                     2
  3. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học được tái sinh (làm sạch hoặc giải hấp phụ) và có thể  sử  dụng hàng trăm, thậm chí   hàng ngàn lần. Hiện nay trên thị  trường, than hoạt tính được bán dưới ba dạng: than hoạt tính  dạng bột; than hoạt tính dạng hạt; dạng than hoạt tính cải tiến (dưới áp suất cao),  thường là viên. 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Than hoạt tính ở dạng than gỗ đã được hoạt hóa đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ  trước: Người Ai Cập sử dụng than gỗ  từ khoảng năm 1500 TCN để  làm chất hấp phụ  chữa bệnh. Người Hin du cổ ở Ấn Độ đã biết làm sạch nước uống bằng cách lọc qua tâm gỗ. Sản xuất than hoạt tính trong công nghiệp bắt đầu từ  khoảng những năm 1900,   được sử dụng để làm vật liệu tinh chế đường bằng cách than hóa hỗn hợp các nguyên   liệu có nguồn gốc từ thực vật bằng hới nước hoặc CO2. Than hoạt tính còn được sử dụng trong các mặt nạ phòng độc trong thế chiến thứ  nhất. Năm 1793 Ken­xơ đã dùng than gỗ để hút mùi hôi ở những vết thương có tính hoại   tử. Năm 1773 Silo đã quan sát và mô tả hiện tượng hấp phụ trên than gỗ. Năm 1777 Phôn­ta­na đã đưa than nóng đỏ  vào  ống chứa khí úp ngược trên thủy  ngân và nhận thấy phần lớn khí trong ống bị than hút mất. Trong lĩnh vực dung dịch, năm 1875 Tơ­volo­vit đã thấy than gỗ  có thể  tẩy màu  nhiều dung dịch. Năm 1794 Lip­man cũng thấy than gỗ tẩy màu tốt các dung dịch đường mía và năm   1805 Gu­li­on đã dùng than gỗ để tẩy màu trong công nghiệp đường. Sang đầu thế kỷ 20, vào năm 1922 Bi­si mới chế tạo thành công than tẩy màu. Than được chế tạo bằng cách trộn than máu với potdineeg rửa và sấy. Năm 1872 Han­xơ nghiên cứu khả năng than sọ dừa hấp thụ N 2, H2, NH3 và HCN ở  khoảng nhiệt độ  từ 0 đến 70  thấy HCN được hấp thụ tốt hơn N2, H2, NH3. Ở nước ta từ những năm đầu thập kỷ 60 đã nghiên cứu một số than hoạt tính dùng  cho mặt nạ phòng độc và phục vụ nhu cầu phát triển. GVHD: Nguyễn Văn Hòa                     3
  4. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học 1.2 Phân loại 1.2.1 Phân loại theo Misec Có nhiều cách để phân loại than hoạt tính. Cách đơn giản nhất theo Misec là phân  loại theo hình dáng bên ngoài của nó. Theo cách này than hoạt tính được phân thành 2   nhóm: Than bột: nhóm này gồm than tẩy màu và than y tế. Vì độ khuếch tán trong dung  dịch nhỏ nên quá trình hấp phụ xảy ra trong dung dịch rất chậm. Để tăng cường độ  thiết lập cân bằng hấp phụ than được nghiền thành bột mịn. Than hạt: Than hạt chủ yếu được dùng trong hấp phụ khí và hơi, vì vậy còn có tên gọi là  than khí. Đôi khi than hạt cũng được dùng trong môi trường lỏng, đặc biệt là để lọc  nước. Than hạt có thể  là dạng mảnh hoặc dạng trụ. Nguyên liệu được xay đến kích  thước nhất định và hoạt hóa. Than hạt dạng trụ  hoàn chỉnh được chế  tạo theo quy   trình phức tạp. Nguyên liệu được chuẩn bị ở dạng vữa, ép vữa thành sợi và cắt thành   hạt rồi tiếp tục các bước sản xuất khác. 1.2.2 Phân loại theo Meclenbua Meclenbua phân loại than hoạt tính theo mục đích sử  dụng và vì vậy than gồm   nhiều loại: Than tẩy màu: đây là nhóm cơ  bản, có  ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành   công nghiệp để tẩy màu dung dịch. Ở đây, than hấp phụ chất bẩn có màu. Kích thước   phân tử chất màu thay đổi trong phạm vi rộng từ dạng phân tử thông thường tới dạng  lớn và tới các tiểu phân có độ phân tán keo. Than tẩy màu dùng ở dạng bột mịn có kích   thước hạt khoảng 80 ÷ 100  m. Than tẩy màu còn gồm than kiềm, than axit và than  trung tính. Than y tế: than có khả năng hấp phụ các chất tan phân tán dạng keo trong dịch   dạ dày và ruột. Đây cũng là than tẩy màu, chỉ  khác là có độ  sạch cao. Trong quá trình  sản xuất không nên dùng chất ẩm chứa nhiều cation độc như thiếc, đồng, thủy ngân, … Than hấp phụ: tùy vào chất lượng và mục đích sử dụng. GVHD: Nguyễn Văn Hòa                     4
  5. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học Than ngưng tụ: than được dùng để  gôm hơi các chất hữu cơ  trong không khí,  chẳng hạn dùng để tách benzen khỏi các khí thiên nhiên nhằm quay vòng dung môi dễ  bay hơi trở lại quy trình sản xuất. Than có hoạt tính cao, bền cơ  học cao, trở lực lớp   than đối với dòng khí nhỏ, khả  năng lưu trữ  chất hấp phụ  thấp. Thường than được   sản xuất dưới dạng viên định hình hay dạng mảnh đường kính từ 2 ÷ 8 mm, chiều dài   khoảng 1,5 lần đường kính. Than xúc tác: cũng là một dạng than khí, có độ  xốp lớn, có thể  dùng làm chất   xúc tác trong tổng hợp nhiều chất vô cơ cũng như hữu cơ. Than khí: than có khả  năng hấp phụ chọn lọc khí và hơi. Có thể  dùng than này  để tách các hợp phần khí bay hơi ra khỏi hỗn hợp của chúng. Than có ứng dụng rộng   rãi trong công nghiệp dầu mỏ  để  làm sạch các chất thơm, không khí,… để  làm sạch  nước. Than được sản xuất dưới dạng mảnh hay hạt  định hình với kích thước tùy   thuộc vào mục đích sử dụng. 1.2.3 Phân loại theo Đu­bi­nin Đu­bi­nin đã dựa vào cấu trúc xốp để phân loại than hoạt tính. Chia than hoạt tính  thành dạng thu hồi và dạng khí là không có ý nghĩa về  đặc trưng cấu trúc. Theo ông   chia than thành 3 dạng dưới đây là hợp lý: Than hoạt tính hấp phụ khí: dùng cho hấp phụ khí, hơi và các chất dễ bay hơi.   Dạng than này thuộc chất hấp phụ có cấu trúc xốp nhỏ loại I. Đặc trưng cho cấu trúc   của dạng than này là khi tăng thể  tích hấp phụ  trong lỗ xốp nhỏ làm dễ  dàng cho sự  hấp phụ đẳng nhiệt. Than hoạt tính thu hồi: dùng hấp phụ  các dung môi công nghiệp nhằm thu hồi   đưa chúng trở  lại chu trình sản xuất. Dạng than này thuộc chất hấp phụ  có cấu trúc  hỗn tạp. Dung tích hấp phụ lớn nhưng khả năng lưu giữu chất bị hấp phụ thấp, nhất   là trong điều kiện khử hấp phụ bằng hơi quá nhiệt. Than tẩy màu: than tẩy màu dùng để tẩy màu và lột sạch dung dịch, chất lỏng.   Than chủ yếu thuộc chất hấp phụ có cấu trúc loại II. Than chứa tỷ lệ lớn lỗ có kích   thước đủ lớn để hấp phụ các chất có phân tử  màu và các tạp chất khác có mặt trong   pha lỏng. Khi cần hấp phụ các chất có phân tử nhỏ khỏi dung dịch thì dùng tan có trúc  loại I. Sự phân loại than hoạt tính giúp chúng ta có định hướng dễ dàng trong sản xuất và  trong việc tìm loại than thích hợp cho mục đích sử  dụng của mình. Than hoạt tính   GVHD: Nguyễn Văn Hòa                     5
  6. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học được sản xuất từ các cơ sở khác nhau, tuy có nhãn hiệu và tên thành phần khác nhau,   nhưng có thể có tính chất hấp phụ giống nhau. 1.3 Cấu trúc mao quản của than hoạt tính Các mao quản trong than hoạt tính được chia thành 3 loại theo kích thước của   chúng: mao quản micro (mao quản nhỏ): những mao quản có bán kính nhỏ hơn 1 nm;  mao quản meso (mao quản trung): những mao quản có bán kính từ  1 ÷ 25 nm; mao  quản macro (mao lớn): những mao quản có bán kính trên 25 nm. Than hoạt tính có mao quản lớn thường được sử  dụng để  vận chuyển chất lỏng  còn việc hấp phụ thường được sử  dụng than hoạt tính có các mao quản vừa và nhỏ.  Các mao quản được hình thành trong quá trình sản xuất, khi mà nguyên liệu được hoạt  hóa. Các mao quản này không được tạo ra bằng phản ứng hóa học. Than hoạt tính chế tạo từ than bùn có cả mao quản meso và micro. Trong quá trình   sản xuất có thể điều khiển được quá trình hình thành mao quản meso – micro và tạo ra  nhiều mao quản meso cho than hoạt tính có nhiều ứng dụng. Than hoạt tính dạng bột  có chứa nhiều mao quản meso. Than hoạt tính loại này có các mao quản meso kích   thước 1 ÷ 4 nm, cùng với các mao quản meso lớn hơn, gần như dạng bột. Than hoạt tính chế tạo từ than đá cũng có cả  mao quả  micro và meso và cũng đa   chức năng. Một trong những loại than phổ biến nhất trên thị trường có cỡ hạt khoảng  0,4 ÷ 1,4 nm. Một loại than mới được sử  dụng và ngày càng được dùng nhiều có cỡ  hạt nhỏ hơn, khoảng 0,4 ÷ 0,85 nm. Than hoạt tính sản xuất từ  vỏ  dừa chỉ  có cấu trúc mao quản micro, kích thước   dưới 1 nm. Nhưng khả năng hấp phụ than hoạt tính làm từ dừa cao gấp 2 ÷ 3 lần các   loại than hoạt tính khác. Than hoạt tính chế  tạo bằng hoạt hóa hóa học có độ  xốp cao hơn nhiều so với   việc hoạt hóa bằng hơi nước, tạo ra được nhiều mao quản micro và meso. GVHD: Nguyễn Văn Hòa                     6
  7. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học 1.4 Tái sinh than hoạt hóa Nếu loại bỏ  hết các tạp chất trong than hoạt tính đã sử  dụng thì chúng có thể  được tái sinh và sử dụng lại. Sau khi tái sinh, than hoạt tính có thể phục hồi đến 80 %   hiệu quả sử dụng, mà trong thực tế là 100 %  vì ít khi sử dụng than hoạt tính đến hết  giới hạn của nó. Theo lý thuyết, việc này có thể  được thực hiện nhiều lần theo ý  muốn. Đối với các loại than hoạt tính mềm (than hoạt tính từ  than bùn sẽ  giảm chất  lượng khi tái sinh) thì các hạt sẽ trở nên nhỏ hơn sau mỗi lần tái sinh. Còn với các loại  than hoạt tính cứng hơn, như vỏ dừa hay than đá, sẽ vẫn giữ được chất lượng tốt và   có thể tái sinh khoảng vài trăm lần. Có 2 cách để tái sinh hoạt tính: bằng nhiệt ( tái sinh nhiệt); bằng hơi nước (tái sinh  bằng hơi nước). 1.4.1 Tái sinh bằng nhiệt Tái sinh bằng nhiệt trong công nghiệp được thực hiện theo các bước sau: than   hoạt tính được sấy khô. Sau đó gia nhiệt để  cacbon hóa các tạp chất chứa trong các   mao quản của than hoạt tính. Than hoạt tính được hoạt hóa ở 700 – 1000 . Ở nhiệt độ  này các tạp chất sẽ  chuyển thành hơi và thoát ra khỏi than hoạt tính. Quá trình này  được thực hiện trong môi trường yếm khí để  đảm bảo rằng than hoạt tính không bị  đốt cháy. Bằng cách này, các mao quản sẽ được hình thành một lần nữa và than hoạt  tính được tái sinh. Cách này ít khi được sử dụng cho những người chưng cất rượu tại gia.  Ở một số  vùng, tái sinh nhiệt được thực hiện cho các bước sau: bắt đầu bằng việc đổ than hoạt  tính vào sàng và rửa sạch với nước ống từ vòi. Nếu than hoạt tính có cỡ hạt 0,4 ÷ 0,85   nm thì chúng sẽ chui qua qua được các lỗ sàng thông thường khi rửa. Bạn có thể sàng   với các loại lưới tốt hơn hoặc bỏ  qua hoàn toàn bước này. Sau đó đun sôi than hoạt   tính trong nước 10 ÷ 15 phút để hòa tan một vài rượu bậc cao (đã tái sinh được 15 ÷ 20   %). Đun đến khi bay hơi. Đun lại nếu cần thiết. Than hoạt tính sau đó được sấy khô. Sau khi than đã khô, nó được đặt vào lò sấy  điện. Bật lò ở 140  hoặc 150  và nun than hoạt tính trong khoảng 2 ÷ 3 giờ. Tắt lò và  đợi cho than hoạt tính nguội. Bây giờ nó đã sẵn sàng để tái sử dụng lại. Các tạp chất khi bay hơi khỏi than hoạt tính trong quá trình đun than hoạt tính có   mùi hôi. Đồng thời, việc tái sinh than hoạt tính trong lò điện rất nguy hiểm vì nó có  GVHD: Nguyễn Văn Hòa                     7
  8. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học thể cháy. Than hoạt tính làm từ gỗ và than bùn cháy ở 200   còn than đá ở khoảng 400 .  Than đá vẫn có thể tái sinh trong lò khoảng 300 ÷ 350   nếu muốn. 1.4.2 Tái sinh bằng hơi nước Tái sinh bằng hơi nước là phương pháp thường sử  dụng trong công nghiệp tinh   chế cồn. Nó được thực hiện theo các bước sau: lọc ngược dòng với nước nóng. Được   thực hiện từ trên xuống. Trong các bộ lọc than hoạt tính luôn luôn thực hiện từ dưới   lên. Sau đó, hơi nước được cho đi qua than hoạt tính. Nó cũng được thực hiện từ trên  xuống. Hơi nước  ở 120 ÷ 130  và than hoạt tính cũng được làm nóng đến nhiệt động   tương tự. Tất cả các tạp chất và rượu tạp bay hơi khỏi các mao quản. Cuối cùng than  hoạt tính được rửa ngược và sẵn sàng sử dụng lại. 1.5 Tính chất vật lý Than hoạt tính được sản xuất và bán trên thị trường quốc tế rất đa dạng. Mỗi loại   than đều có công dụng riêng biệt đáp ứng các nhu cầu công nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, xét về mặt vật lý và đặc trưng kỹ thuật thì chúng có những đặc điểm   chung quyết định đến khả năng hấp thụ là: kích thước hạt; diện tích bề mặt riêng; cấu  trúc vật lý; khối lượng riêng. 1.5.1 Kích thước hạt Có nhiều phương pháp sản xuất than hoạt tính khác nhau nên các loại than hoạt  tính có nhiều tính chất, hình dạng và kích thước hạt khác nhau. Trước khi đưa vào sử  dụng cần xác định các thông số như kích thước hạt và diện tích bề mặt riêng của hạt   than,… Vì những thông số  này là một trong những nhân tố   ảnh hưởng trực tiếp đến  tính chất của than hoạt tính. Người ta thường sử  dụng hai phương pháp để  xác định kích thước hạt than là:   phương pháp hiển vi điện tử; phương pháp hấp phụ lên bề mặt. Vì kích thước và diện tích bề  mặt các hạt than khác nhau nên trong tính toán  thường lấy giá trị trung bình. Phương pháp xác định trược tiếp bằng kính hiển vi điện tử cho giá trị đường kính  trung bình hạt than với các phương pháp sản xuất khác nhau. Ví dụ,than máng có  đường kính trung bình là 100 ÷ 300 Å; than sản xuất bằng lòng có đường kính hạt  trung bình là 180 ÷ 600 Å; than sản xuất bằng lò khí có đường kính hạt trung bình là  GVHD: Nguyễn Văn Hòa                     8
  9. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học 400 ÷ 800 Å. Phương pháp nhiệt phân cho than hoạt tính có đường kính hạt trung bình  lớn nhất là 1400 ÷ 4000 Å.  1.5.2 Diện tích mặt riêng Hai phương pháp thường dùng để  xác định diện tích bề  mặt riêng của than hoạt  tính là: phương pháp tính toán hình học; phương pháp tính toán theo lượng chất lỏng   phân tử thấp hoàn toàn trơ hóa học với than hoạt tính nhưng được hấp phụ lên bề mặt  của than hoạt tính. Theo phương pháp thứ nhất, các kích thước hình học của than hoạt tính được xác  định bằng hính hiển vi điện tử. Theo phương pháp thứ hai, diện tích bề mặt riêng được xác định theo lượng chất   lỏng phân tử thấp hoàn toàn trơ hóa học với than hoạt tính nhưng hấp phụ lên bề mặt   than hoạt tính. Trong số  chất lỏng phân tử  thấp, thường dùng là nitơ   ở  nhiệt độ  sôi   của nó hay các dung dịch iot, phenol,… Diện tích riêng bề  mặt được tính toán bằng  phương pháp này gọi là diện tích hấp phụ riêng Sp. Giá trị Sp cho mỗi chất lỏng hấp phụ khác nhau thì khác nhau vì chất lỏng phân tử  lượng lớn hơn thì khả  năng hấp phụ  kém hơn. Để  đánh giá mức độ  phẳng nhẵn bề  mặt các cấu trúc than có thể sử dụng tỷ  số giữa diện tích hấp phụ  riêng và diện tích   bề mặt hình học riêng. Tỷ số này càng lớn bề mặt tiếp xúc giữa hai pha càng cao. 1.5.3 Cấu trúc vật lý Cấu trúc của hoạt tính được đánh giá bằng mức độ  phát triển của cấu trúc bậc  nhất của nó. Mức độ  phát triển cấu trúc này phụ thuộc vào phương pháp sản xuất và  nguyên liệu đầu đưa vào để  sản xuất than. Cấu trúc bậc nhất phát triển mạnh nhất  trong than sản xuất bằng phương pháp lò. Liên kết hóa học C – C đảm bảo cho cấu   trúc có độ bền cao. Số lượng các hạt than sơ khai có cấu trúc dao động từ vài hạt đối   với than có cấu trúc thấp đến 600 hạt đối với than có cấu trúc cao. Thời gian bảo quản, các cấu trúc bậc nhất của than hoạt tính tiếp xúc với nhau,  liên kết lại với nhau tạo thành liên kết bậc hai của than hoạt tính. Mức độ  bền vững  của cấu trúc bậc hai phụ thuộc vào độ bền liên kết Vander Waals đến độ bền liên kết  hydro có trong than. Cấu trúc bậc hai càng bền vững khi các hạt than có kích thước  càng nhỏ, mức độ  nhám bề  mặt càng lớn và hàm lượng các nhóm chứa oxy trên bề  mặt than càng cao. GVHD: Nguyễn Văn Hòa                     9
  10. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học Cấu trúc của than hoạt tính có thể  xác định bằng kính hiển vi điện tử  và có thể  đánh giá gián tiếp qua lượng dầu được than hoạt tính hấp thụ (trị số dầu của than). Trị  số dầu của than hoạt tính là lượng dầu hay lượng chất lỏng không bốc hơi (mL), trơ  hóa học với than hoạt tính được hấp phụ lên bề mặt của than hoạt tính tạo thành bột   nhão. Theo lý thuyết, lượng dầu hấp phụ này chính là khoảng không gian giữa các hạt   than khi các hạt than này nằm sát với hạt kia. Nếu cấu trúc cảu than càng lớn mức đọ  kết bỏ chặt chẽ của than giảm, lượng dầu cần thiết để trộn với than càng nhiều hơn.   Như vậy, trị số dầu là địa lượng tổng hợp để đánh gái giá trị diện tích bề mặt riêng và  mức độ cấu trúc của than hoạt tính. 1.5.4 Khối lượng riêng Khối lượng riêng của than hoạt tính là đại lượng phụ thuộc vào phương pháp xác  định nó. Chẳng hạn, nếu như dùng rượu, axeton để xác định khối lượng riêng của than   hoạt tính thì rượu và axeton là các phân tử quá lớn, không len lỏi vào các khe, kẻ giữa  các hạt và trên bề  mặt than. Như vậy, thể tích do các hạt than chiếm sẽ  lớn và khối   lượng riêng sẽ  nhỏ  hơn khối lượng riêng của than. Khối lượng riêng của than hoạt   tính xác định bằng phương pháp này dao động trong khoảng 1800 ÷ 1900 km/m 3. Khi  xác định khối lượng riêng của than hoạt tính trong heli lỏng, thu được giá trị từ 1900 ÷  2000 kg/m3. Than hoạt tính dạng bột là các hạt nằm sát bên nhau và ở các góc cạnh, các cung là   không khí, vì thế  khối lượng riêng của nó nhỏ  hơn nhiều và dao động từ  80 ÷ 300  kg/m3, phụ thuộc vào mức độ  phát triển cấu trúc của than. Than có cấu trúc càng lớn,  khoảng trống giữa các cấu trúc càng nhiều và gái trị khối lượng riêng càng nhỏ. 1.6 Tính chất hóa học Phân tích cấu trúc và cấu tạo của than hoạt tính bằng tia Rơnghen cho thấy các   hạt than hoạt tính có cấu trúc mạng phẳng, cấu tạo từ các vòng cacbon, vị trí sắp xếp  các nguyên tử  cacbon trong vòng giống vị  trí sắp xếp các nguyên tử  cacbon trong   benzen. Các nguyên tử cacbon liên kết với nhau bằng liên kết hóa học như sau: Khoảng 3 ÷ 7 mạng cacbon phẳng sắp xếp thành từng lớp, mạng này lên mạng  khác, nhưng không chồng khít và chính xác như  nhau mà các nguyên tử  cacbon  ở  các  mạng khác nhau nằm lệch nhau tạo thành các tinh thể  sơ  khai của than hoạt tính.  GVHD: Nguyễn Văn Hòa   10
  11. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học Khoảng cách giữa các nguyên tử cacbon trong cùng một mạng là 1,42 Å, khoảng cách  giữa các nguyên tử cacbon tương ứng ở hai mạng kề nhai là 3,6 ÷ 3,7 Å. Trong mỗi tinh thể  sơ  khai của than hoạt tính chứa khoảng 100 ÷ 200 nguyên tử  cacbon. Các tinh thể sơ  khai sắp xếp tự do và liên kết với nhau để  tạo thành các hạt   than đầu tiên. Số lượng các tinh thể sơ khai trong hạt than quyết định kích thước của  hạt   than,   chẳng   hạn   than   hoạt   tính   được   sản   xuất   bằng   phương   pháp   khếch   tán  MaxDG – 100 chứa khoảng 5000 ÷ 10000 tinh thể. Trong quá trình sản xuất, do có sự  va chạm, khuấy trộn, các hạt than sơ  khai   thường có dạng khối cầu hoặc gần cầu. Các khối cầu nằm bên trong hỗn hợp phản   ứng lại liên kết với nhau nhằm tăng kích thước của hạt để giảm năng lượng tự do bề  mặt và tạo thành các chuỗi. Hình dạng và kích thước của chuỗi phụ  thuộc vào tính  chất của từng loại than. Các chuỗi hạt như vậy được gọi là cấu trúc hạt bậc nhất của  than hoạt tính. Trong tinh thể khối của hạt than hoạt tính, các nguyên tử cacbon nằm ở  mặt ngoài (cạnh hoặc mép) có mức độ hoạt động hóa học lớn, vì vậy, nó là trung tâm  của các quá trình oxy hóa tạo cho bề mặt than hoạt tính hàng loạt các nhóm hoạt động  hóa học khác nhau. Ngoài cacbon, trong thành phần hóa học của than hoạt tính có hydro, lưu huỳnh,   oxy và các chất khác. Các nguyên tử này được đưa vào than hoạt tính cùng với nguyên  liệu đầu và trong quá tình oxy hóa. Sự có mặt của các hợp chất chứa oxy trên bề mặt  than hoạt tính được chứng minh bằng phản  ứng axit huyền phù trong nước của than   hoạt tính. Bảng 1.. Thành phần nguyên tố một số loại than hoạt tính Hàm lượng % Loại Chất dễ bay  Cacbon Oxy Hydro hơi Tăng cường máng 95.2 3.6 0.6 5 Bán tăng cường  99.2 0.4 0.3 1.2 máng Tăng cường lò 98.2 0.8 0.3 1.4 Nhìn chung, tùy vào từng loại than với các phương pháp sản xuất khác nhau, thành  phần của chúng cũng khác nhau, nhưng nằm trong giới hạn cho phép: Cacbon: 80 ÷   GVHD: Nguyễn Văn Hòa   11
  12. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học 99,5 %; Hydro: 0,3 ÷ 1,3 %; Oxy: 0,5 ÷ 1,5 %; Nitơ: 0,1 ÷ 0,7 %; Lưu huỳnh: 0,1 ÷ 0,7   %. Sự  có mặt các nhóm phân cực trên bề  mặt than hoạt tính là yếu tố  quan trọng  quyết định khả  năng tác dụng hóa học, lý học của than hoạt tính với các nhóm phân  cực; liên kết đôi có trong mạch đại phân tử. Dựa vào thành phần các nguyên tố  hóa  học của than hoạt tính có thể chọn loại than hoạt thích hợp cho từng loại. GVHD: Nguyễn Văn Hòa   12
  13. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT THAN HOẠT  TÍNH 2.1 Nguyên liệu chế tạo than hoạt tính Nguồn  nguyên liệu  cho sản  xuất  than hoạt tính  là  những  nguyên  liệu có  hàm  lượng cacbon cao nhưng lại chứa ít các thành phần vô cơ khác như gỗ, than non, than   bùn, than đá,… Bên cạnh đó, rất nhiều loại chất thải nông nghiệp như  vỏ  trấu, vỏ  dừa,… cũng có thể chuyển thành than hoạt tính bởi nguồn nguyên liệu này có sẵn, rẻ  tiền, hàm lượng cacbon cao và các thành phần vô cơ thấp. Có thể phân chia nguyên liệu thành 3 nhóm sau: Từ than đá, than bùn. Từ thực vật: gỗ, bã mía, rơm rạ, vỏ quả, hạt quả. Từ động vật: xương, xúc tu các loài động vật 2.2 Phương pháp sản xuất than hoạt tính Than hoạt tính chủ  yếu được sản xuất bằng cách nhiệt phân nguyên liệu thô có  chứa cacbon ở nhiệt độ dưới 1000  . Quá trình sản xuất gồm có hai bước: than hóa và   hoạt hóa  2.2.1 Quá trình than hóa Quá trình than hóa là quá trình phân hủy nhiệt nguyên liệu để đưa nguyên liệu ban  đầu và dạng cacbon, đồng thời làm bay hơi một số chất hữu cơ nhẹ và tạo mao quản   ban đầu. Quá trình than hóa có thể thực hiện trong cả 3 pha rắn, lỏng, khí. GVHD: Nguyễn Văn Hòa   13
  14. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học Than hóa trong pha rắn: nguyên liệu đầu là các phân tử  lớn do sự  tổng hợp hoặc   các quá trình tự nhiên. Phân hủy nguyên liệu ban đầu bằng cách tăng nhiệt xử lý, gải  phóng các chất khí và chất lỏng có khối lượng phân tử thấp.   Than hóa trong pha lỏng: sử  dụng các nguyên liệu như  vòng thơm, hắc ín cho  phép tạo thành cacbon dạng graphit không có mao quản, cần một phản  ứng tác động   lên các lớp gaphit để tạo ra mao quản. Than hóa trong pha khí: nguyên liệu ban đầu là các khí như  metan, propan hoặc   benzen trộn với heli. Quá trình than hóa thực hiện ở áp suất tương đối thấp. Nguyên tắc của quá trình sản xuất than nguyên liệu thực vật là dùng nhiệt phân   hủy nguyên liệu trong điều kiện không có không khí. Dưới tác dụng của nhiệt độ  thường tới 170 , vật liệu bị khô đều; từ  170 ÷ 280 , vật liệu bị phân hủy theo những   quá trình thu nhiệt,  ở đây các hợp phần của nguyên liệu bị  biến tính, giải phóng oxit  cacbon, khí cacbonic, axit axetic,… Tiếp theo, từ 280 ÷ 380  xảy ra sự phân hủy phát  nhiệt giải phóng metanol, hắc ín,… Quá trình cacbon hóa xem như kết thúc ở  khoảng  400 ÷ 600 . Quá trình than hóa: Thông thường quá trình than hóa được thực hiện  ở  nhiệt độ  cao.  Ở  nhiệt độ  cao   trong môi trường kị khí các vật liệu giàu cacbon sẽ bị đề  hydrat hóa tạo than có diện  tích bề  bề  mặt riêng phát triển. Đặc điểm quan trọng của giai đoạn than hóa là phải   đảm bảo môi trường kị khí hay hạn chế tối đa sự  có mặt và lưu thông của oxy trong   môi trường than hóa. Sự có mặt của oxi sẽ đốt cháy than thu được trong giai đoạn này.   Để tạo môi trường trơ trong giai đoạn than hóa thông thường có các phương pháp phổ  biến sau: Sử dụng khí nitơ: thiết bị dùng để than hóa được thổi liên tục dòng khí nitơ. Sự có  mặt của nitơ  sẽ  đuổi oxi ra khỏi thể  tích phản  ứng. Phương pháp này có ưu điểm là  hạn chế được sự có mặt của oxi hiệu quả cao và thuận lợi cho quá trình hoạt hóa tiếp   theo sau bằng CO2, hơi nước. Nhược điểm của phương pháp này là tiêu tốn nitơ  và  đắt tiền. Sử dụng cát (SiO2) hoặc là những hạt sỏi: đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền và   dễ  tiến hành. Cát được phủ lên trên nguyên liệu và chiếm các không gian trống trong   cốc nung nhằm đuổi hết oxy và hạn chế  lưu thông của oxy trong thể  tích phản  ứng.  GVHD: Nguyễn Văn Hòa   14
  15. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là gây trở  ngại cho việc hoạt hóa tiếp theo  bằng CO2, hơi nước. Sử dụng khí CO2 hoặc hơi nước: dùng khí CO2, hơi nước tương tự như như dùng  khí nitơ, tuy nhiên CO2, hơi nước ngoài vai trò đuổi oxy nó còn là tác nhân hoạt hóa cho   quá   trình   tạo   lỗ   xốp  và   phát   triển   bề   mặt  riêng   của   than.   Trong   công  nghiệp  thì   phương pháp dùng hơi nước là phổ biến nhất bởi vì hơi nước là nguồn sẵn có, rẻ tiền  không gây ô nhiễm môi trường. 2.2.2 Quá trình hoạt hóa Quá trình hoạt hóa trong sản xuất than hoạt tính có ý nghĩa rất lớn, vì vậy người ta   đã tập trung nhiều cố gắng nghiên cứu khâu này. Việc nghiên cứu than hoạt tính ban   đầu tập trung vào việc thiết lập mối quan hệ giữa cấu trúc nguyên liệu và sản phẩm.   Việc chọn nguyên liệu một mặt dựa vào quy mô sản xuất, mặt khác dựa vào nguyên   liệu thích hợp tự nhiên cho một sản phẩm nhất định. Ví dụ xương động vật cho than  tẩy màu, sọ dừa cho than rắn chắc thích hợp để sản xuất than hấp phụ khí và hơi… Thời gian về sau công tác nghiên cứu đi sâu vào cấu trúc xốp của than, người ta đã  nhận thấy phương pháp than hóa tuy không ảnh hưởng tới thành phần nguyên tố  của  than nhưng  ảnh hưởng rõ rệt lên cấu trúc xốp của than,  ảnh hưởng mạnh lên việc  hình thành các sản phẩm do than hóa tạo thành như hắc ín, than vô định hình,… từ đó  ảnh hưởng lên quá trình hoạt hóa và ảnh hưởng lên tính chất than thành phần. Theo Ac­lếch­xep­ski, việc chọn nguyên liệu cho than hoạt tính dựa vào thành  phần các hợp chất  hữu cơ nguyên liệu. Nguyên liệu tốt là các loại hợp chất hữu cơ bị  phân hủy  ở  nhiệt độ  không cao và khi bị  nhiệt phân không tạo ra cacbua no phân tử  lớn, mà loại phân tử này chỉ bị phân hủy ở nhiệt độ cao tạo ra cacbon graphit hóa. Quá trình nhiệt phân phải được thực hiện nhanh giảm thời gian tiếp xúc giữa   cacbon mới được hình thành và sản phẩm của quá trình nhiệt phân. Tiếp theo quá trình  than hóa là quá trình hoạt hóa. Mục đích của quá trình hoạt hóa là giải phóng độ  xốp  sơ cấp đã có sẵn trong than, đồng thời tạo thêm độ xốp thứ cấp làm than có hoạt tính  cao. Riêng về hoạt hóa có thể phân chia một cách có điều kiện thành hai phương pháp:  Phương pháp hoạt hóa hóa học và phương pháp hoạt hóa nhiệt hoặc vật lý. 2.2.2.1 Phương pháp hoạt hóa hóa học GVHD: Nguyễn Văn Hòa   15
  16. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học Các nguyên tử cacbon hoạt tính đã được sử dụng làm chất hấp phụ trong các ứng  dụng mà  ở đó các tạp chất,  ở  nồng độ  thấp, phải được loại bỏ. Hấp phụ  là phương  pháp lý tưởng vì nó không đặc hiệu. Than hoạt tính phải có một lượng lớn micropore,  với sự  phân bố  kích thước lỗ  chân lông thích hợp, để  hấp thụ  các phân tử  có kích  thước khác nhau. Ngoài ra, phải có một tỷ lệ đầy đủ mesopores để tạo điều kiện tiếp  cận với micropores. Do đó, có thể  hiểu được rằng nghiên cứu sâu rộng đã được thực   hiện để cung cấp các phương pháp hoạt hóa để phát triển các phân phối kích thước lỗ  chân lông tối  ưu để đáp ứng các yêu cầu công nghiệp rộng lớn. Khi các ứng dụng trở  nên cụ thể hơn, cần có sự kiểm soát cụ thể hơn đối với các bản phân phối kích thước   lỗ rỗng. Than hoạt tính, với phân bố kích thước lỗ xốp và được kiểm soát, được chuẩn bị  từ    tiền chất carbon tổng hợp chủ  yếu là loại polymer (polyimide, polyvinyl chlor,  nhựa…) và tiền chất thông thường hơn, chẳng hạn như  lignocellulosic nguyên vật  liệu. Nghiên cứu trước đây đã chỉ  ra rằng meso và macroporosity trong than hoạt tính,  được sản xuất từ  vật liệu lignocellulosic, phản ánh kết cấu thực vật của tiền thân.  Microporosity được phát triển bằng cách hoạt hóa bằng khí (chủ yếu là hơi nước hoặc  carbondioxide), bằng cách mở  rộng độ  rỗng thô sơ  của than gỗ. Kể  từ  khi hoạt hóa  nhiệt, như  vậy các biến như  nhiệt độ, áp suất, tỷ  lệ  sưởi  ấm,… không  ảnh hưởng  đến sự  phân bố  kích thước micropore việc sử  dụng thay thế  các hoạt hóa hóa học  được kiểm soát tốt vì ở đây sự phát triển của độ rỗng là thay đổi đáng kể. Hoạt động hóa học, sử dụng ZnCl2, H3PO4 thường được thực hiện ở 450­600 .  Ở  nhiệt độ này, quá trình cacbon hóa không hoàn chỉnh. Có một sự co lại về kích thước   của tiền chất lignocellulosic trong quá trình cacbon hóa. Các nghiên cứu được thực  hiện với vỏ hạnh nhân cho thấy rằng giảm khoảng 75 % trọng lượng được đi kèm với  một sự co khoảng 30% thể tích. Sự thay đổi kích thước cacbon hóa trong thời gian này   rất quan trọng trong các hoạt hóa hóa học, vì thuốc thử  phải được kết hợp vào bên  trong của các hạt, nơi nó ức chế sự co lại dự kiến  với nhiệt độ tăng lên. Điều này có  nghĩa là thuốc thử  có thể  hoạt động như  một mẫu cho việc tạo ra vi mô. Trong số  nhiều thuốc thử   được đề  xuất để  hoạt hóa hóa học (kẽm clorua, axit photphoric,   clorua nhôm, clorua magiê, kali hydroxit, natri hydroxit,…), được sử  dụng phổ  biến   nhất trong công nghiệp là ZnCl2, H3PO4 và KOH. GVHD: Nguyễn Văn Hòa   16
  17. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học a. Hoạt hóa hóa học bởi H3PO4 Về cơ bản, gỗ là một vật liệu hỗn hợp sợi ma trận phức tạp được hình thành từ  các polymer tự  nhiên trong đó khung xơ  bao gồm các sợi siêu nhỏ  xenluloza tinh thể,   đường kính 2­5 nm. Nội dung điển hình cho các chất sinh học của gỗ cứng là: 42 – 50  % cellulose, 19   – 25 % hemi­cellulose và 16 – 25 % chất gỗ. Cấu trúc phân tử của cellulose, hemicellulose và chất gỗ được trình bày trong Hình  2.2 các sợi nhỏ trong các thành tế bào được hình thành từ các chuỗi cellulose được liên  kết và giữ  lại với nhau bằng liên kết hydro giữa các nhóm hydroxyl trên các đơn vị  glucose lặp lại. Các nhóm vi sợi nhỏ được kết nối bởi cellulose vô định hình (khoảng   10 – 20 % tổng cellulose) và hemicellulose, được bao quanh bởi than gỗ  và một số  hemicellulose. Khoảng cách giữa các sợi nhỏ  có kích thước bằng một vài nm và có   cùng kích thước với các vi mô và meso lớn hơn. Phản ứng ở nhiệt độ thấp dưới 150  GVHD: Nguyễn Văn Hòa   17
  18. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học Phản  ứng của gỗ  với axit photphoric bắt đầu ngay sau khi các thành phần được  trộn lẫn. Chắc chắn, sau khi xử  lý nhiệt đến 50 , có bằng chứng về  sự  thay đổi về  mặt hóa học và thể chất. Có vẻ như axít đầu tiên tấn công hemicellulose và than gỗ, có  thể do tiếp cận dễ dàng hơn với các polyme vô định hình này hơn là cellulose tinh thể.   Cellulose   dường   như   có   khả   năng   chống   thủy   phân   axit   cao   hơn   so   với   các   polysaccharides khác khi nhìn thấy tính toàn vẹn chung của cấu trúc tế  bào sau phản  ứng   với   H3PO4.   Tác   dụng   chính   của   sự   tấn   công   axit   là   thủy   phân   các   liên   kết   glycosidic trong hemicellulose và cellulose và tách các liên kết aryl­ether trong chất gỗ.   Những phản  ứng này tiếp tục đi kèm với mất nước, suy thoái và ngưng tụ. Các phản  ứng chính dẫn đến giảm trọng lượng phân tử, chủ  yếu là hemicellulose và chất gỗ,   phù hợp với khả năng hình thành hỗn hợp ép đùn của gỗ và axit photphoric. Hơn nữa,   thủy phân được xúc tác axit liên kết ete trong chất gỗ  dẫn đến sự  hình thành xeton,   như   được   quan  sát  bằng  quang  phổ   hồng  ngoại  biến  đổi  Fourier  (FTIR)   và   cộng   hưởng từ hạt nhân 13C (13C NMR). GVHD: Nguyễn Văn Hòa   18
  19. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học Các phản ứng phân cắt liên kết này thông qua các cơ chế ion giải thích giải phóng   CO2, CO và CH4. Sự phát triển nhiệt độ thấp của CO 2 và CO là phù hợp với việc giảm   hàm lượng C = 0 được quan sát thấy, một phần, bởi các nhóm este và cacboxylic trong  gỗ (chủ yếu có mặt trong hemicellulose và chất gỗ). Sự  giải phóng CH4  đáng kể   ở  nhiệt độ  tương tự  cho thấy sự  phân cắt của các  chuỗi bên béo là tương đối dễ thấy, và phù hợp với sự mất đi của đặc tính béo và sự  gia tăng tương  ứng về  độ  thơm. Các nghiên cứu khác cho thấy phản  ứng của axit  photphoric với xenluloza, ngay cả  ở vùng có nhiệt thấp, sự chế tạo đáng kể giữa tinh   thể và trong tinh thể trương (Porter và RoUins, 1972; Pandey và Nair, 1974). Hơn nữa,  Pandey và Nair (1974) đã kiểm tra phản  ứng của axit photphoric với bông  ở  nhiệt độ  10, 29 và 40   trong 0,5 giờ sử dụng nồng độ  axit photphoric được lựa chọn (nồng độ  axit 0 – 81 % với tỷ lệ cotton liên tục đến tỷ lệ rượu là 1: 100). Họ thấy rằng mức độ  trùng hợp cellulose giảm với sự gia tăng nồng độ  axit và nhiệt độ. Nghiên cứu này và   nghiên cứu khác về công bố  (Pandey và Nair, 1974) cho thấy rằng axit photphoric bắt  đầu tương tác với cellulose ở nhiệt độ thấp tới 10 , trương ở cả vùng tinh thể lẫn liên   kết và gây ra sự phân hủy cellulose chuỗi polymer. Phản ứng ở nhiệt độ trung bình 150 ÷ 450 Các phản  ứng liên kết chéo hiện nay chiếm  ưu thế  hơn sự  phân cắt liên kết và  phản ứng khử trùng, như được chỉ ra bởi đỉnh phát triển của CO2 và CO ở 200   và cực  đại đầu tiên  ở  CH4  ở  250 . Năng suất cao của cacbon thu được bằng cách xử  lý axit   trên khoảng 300 0C là do hoàn toàn liên kết chéo cấu trúc giữ lại các loài trọng lượng  phân tử tương đối thấp trong giai đoạn rắn. Rõ ràng là có mối liên hệ trực tiếp giữa sự  phát triển độ xốp và quá trình giãn nở cấu trúc. Phản ứng với axit photphoric cũng ổn  GVHD: Nguyễn Văn Hòa   19
  20. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM                                  Khoa Công nghệ Hóa  học định cấu trúc cellulose bằng cách  ức chế sự hình thành của levo­glucosan, nếu không   cung cấp một lộ trình cho sự suy thoái đáng kể cellulose thông qua sự phân hủy của nó  thành các sản phẩm dễ bay hơi.  T dưới 450 : Sự hình thành các este photphat trên các chuỗi bên cellulose và liên kết   chéo Este có thể là dẫn xuất của các axit ortho­, pyro­ và meta­phosphoric T trên 450  : Loại bỏ H3PO4 GVHD: Nguyễn Văn Hòa   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2