intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài “Tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT về sức khoẻ sinh sản, trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”

Chia sẻ: Dinh Thanh Nga | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:77

310
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây, kinh tế, xã hội Việt Nam có những bước phát triển mới, vấn đề sức khoẻ cũng có những đặc điểm riêng, nhiều loại bệnh tật của mô hình cũ như suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn vẫn tồn tại nhưng mô hình bệnh tật mới đã xuất hiện và gia tăng một số bệnh rất nguy hiểm lây qua con đường TD và HIV/AIDS. Với trào lưu du nhập lối sống phương Tây vào nước ta hiện nay, số VTN QHTD trước hôn nhân, tình trạng nạo phá thai, hiện tượng lạm dụng TD trẻ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài “Tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT về sức khoẻ sinh sản, trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”

  1. Khoá luận tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, kinh tế, xã hội Việt Nam có những bước phát triển mới, vấn đề sức khoẻ cũng có những đặc điểm riêng, nhiều loại bệnh t ật của mô hình cũ như suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn vẫn tồn tại nh ưng mô hình bệnh tật mới đã xuất hiện và gia tăng một số bệnh rất nguy hiểm lây qua con đường TD và HIV/AIDS. Với trào lưu du nhập lối sống phương Tây vào nước ta hiện nay, số VTN QHTD trước hôn nhân, tình trạng nạo phá thai, hi ện t ượng lạm dụng TD trẻ em có xu hướng tăng cao… Những vấn đề này đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ VTN. Để giúp các em HS có thể tiếp thu lối sống lành mạnh thì việc trang bị kiến thức về sức khoẻ giới tính, về việc tránh thai an toàn đ ể b ảo vệ mình là điều vô cùng cần thiết. Ở nước ta, việc GDGT đã bước đầu được triển khai cho HS thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, chính sách DS/KHHGĐ, giáo dục trong nhà trường… Tuy nhiên sự tiếp cận với kiến thức về SKSS lại có sự chênh lệch giữa những HS sống ở khu vực thành ph ố với nông thôn; giữa các vùng miền; giữa HS nam và HS nữ… Điều tra và đánh giá thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi c ủa HS v ề SKSS là việc làm cần thiết làm cơ sở cho công tác GDGT trẻ VTN ở mức độ gia đình, nhà trường, địa phương để có những giải pháp phù h ợp nh ằm nâng cao nhận thức của HS về CSSKSS từ đó hình thành cho HS lối sống lành mạnh, t ự chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ bản thân. Việc điều tra, tìm hiểu thực trạng nhận th ức, thái độ, hành vi c ủa HS trên địa bàn huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đặc biệt là HS THPT chưa được tiến hành một cách có hệ thống và hiệu quả vì vậy mà hiểu bi ết của VTN v ề v ấn đ ề SKSS chưa được nâng cao, các em còn hiểu biết mơ hồ và thiếu chính xác về các nội dung của SKSS từ đó mà có thái độ và hành vi không đúng v ới tác phong 1 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  2. Khoá luận tốt nghiệp của người HS. Đây là vấn đề bức thiết cần được chú trọng mà tr ước h ết là c ần phải hiểu rõ thực trạng, thái độ hành vi của HS về vấn đ ề này đ ể có th ể có những biện pháp tác động phù hợp. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên c ứu đ ề tài: “Tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của h ọc sinh THPT v ề s ức khoẻ sinh sản, trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học - Xuất phát từ các đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi vị thành niên. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được thực trạng nhận thức của HS về SKSS từ đó đưa ra được các biện pháp nâng cao nhận thức của HS về vấn đề này. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh THPT về sức khoẻ sinh sản trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. - Mô tả được một số yếu tố liên quan tới sức khoẻ và hành vi của học sinh THPT về sức khoẻ sinh sản trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về sức khoẻ sinh sản. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. - Khảo sát tình hình nhận thức của HS THPT t ại huy ện Yên Khánh, t ỉnh Ninh Bình về SKSS. - Khảo sát tình hình giáo GDGT cho HS ở các trường THPT tại huyện Yên Khánh. - Mô tả một số yếu tố liên quan tới sức khoẻ và hành vi của HS THPT về SKSS trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. 2 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  3. Khoá luận tốt nghiệp - Đưa ra kết luận chung về thực trạng kiển thức, thái độ, hành vi của HS THPT tại Yên Khánh từ đó đưa ra một số đề xuất, ki ến ngh ị nh ằm nâng cao nhận thức của HS về SKSS. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của HS THPT trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình về SKSS. - Khách thể nghiên cứu: GV, phụ huynh, HS THPT trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: Các trường THPT trên địa bàn Huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Gồm: Trường THPT Yên Khánh A Trường THPT Yên Khánh B Trường THPT Vũ Duy Thanh - Thời gian: Từ tháng 01/2013 đến tháng 05/2013 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu các văn bản Nghị quyết của Đảng, Chính ph ủ, B ộ Giáo d ục và Đào tạo về GDGT và CSSKSS. - Nghiên cứu các công trình khoa học đề cập đến SKSS làm c ơ s ở đ ề xu ất phương pháp tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi c ủa HS THPT trên đ ịa bàn huyện Yên Khánh. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến SKSS làm cơ sở cho vi ệc thi ết k ế câu hỏi phiếu điều tra tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của HS THPT trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. 6.2. Phương pháp điều tra 3 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  4. Khoá luận tốt nghiệp - Điều tra bằng phiếu câu hỏi tự điền. - Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với GV, phụ huynh, HS… - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia, th ầy cô giáo có kinh nghiệm về SKSS. 6.3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu - Thống kê kết quả thu được từ phiếu điều tra, khảo sát, phỏng vấn. - Xử lí số liệu thống kê bằng phần mềm MS. Excel. 4 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  5. Khoá luận tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1.Tình hình ngiên cứu về SKSS VTN trên thế giới • Kiến thức TD, SKSS, QHTD lần đầu, TD trước kết hôn Nghiên cứu ở các nước đang phát triển cho thấy VTN thi ếu h ụt ki ến th ức TD, SKSS. Nguồn thông tin về TD, SKSS ch ủ y ếu v ới VTN là t ừ sách báo, phim ảnh, bạn đồng lứa. Giáo dục TD, SKSS trong nhà trường và giao ti ếp b ố m ẹ v ới VTN về TD, SKSS rất hạn chế. Số liệu điều tra quốc gia về VTN Mỹ (2006) cho thấy 42% VTN nhóm 13- 15 tuổi và 69% nhóm 16 – 18 tuổi đã QHTD. Kết nối với nhà trường là y ếu t ố giảm QHTD ở VTN và yếu tố liên quan tăng QHTD ở VTN là s ử d ụng ch ất gây nghiện, phơi nhiễm với bạo lực. Nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kì (2008) thấy rằng tuổi QHTD l ần đ ầu là 16 tu ổi ở nam và 17 tuổi ở nữ VTN (tương tự với tuổi trung bình QHTD lần đ ầu c ủa VTN một số nước Châu Âu là 17 tuổi) và tỷ lệ VTN có QHTD có xu h ướng tăng lên. Ở Thụy Điển, xã hội cởi mở về TD và kiến thức TD, SKSS đ ược gi ảng dạy trong trường phổ thông. Tuổi được đồng ý QHTD là 15 tu ổi, nhi ều d ịch v ụ CSSKSS là miễn phí. Điều tra quốc gia ở Croatia (2007) với học sinh phổ thông 15-19 tuổi cho thấy 28% nam, 17% nữ có QHTD trước 16 tuổi. QHTD s ớm ở nam có liên quan với đã từng sử dụng chất gây nghiện, đánh nhau, trêu chọc bạn bè. Ở một số nước Châu Phi VTN có QHTD sớm và quan hệ nhiều bạn tình là phổ biến, ảnh hưởng của bạn đồng lứa có vai trò quan trọng tới QHTD ở VTN. Nghiên cứu ở Nigeria (2006) thấy rằng 19% nam và 6% n ữ VTN h ọc sinh phổ thông trung học đã QHTD. Tuổi trung bình QHTD lần đầu ở nam là 15,7 5 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  6. Khoá luận tốt nghiệp tuổi và ở nữ là 16,1 tuổi. Khoảng 1/4 VTN có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất và 25% VTN QHTD lần đầu là không tự nguyện. Tuổi VTN càng thấp càng thiếu kiến thức về TD, SKSS. Nghiên cứu với nữ VTN 12-19 tuổi ở một s ố nước châu Phi (2007) thấy tỷ lệ QHTD lần đầu không mong muốn là 38% ở Malawi, 30% ở Ghana, 23% ở Uganda và 15% ở Burkina Faso. Nghiên cứu của Ott (2010) thấy rằng nam VTN chủ động hơn nữ về QHTD, gợi ý các chương trình can thiệp về TD, SKSS tăng cường hơn với nam VTN. Nghiên cứu ở một số nước Châu Á, Châu Phi (2002) th ấy tỷ l ệ QHTD trước hôn nhân cao: 23% (Triều tiên) 49,5% (Philippines), 81,4% (Thái Lan) và 14,8% (Việt Nam), 71% (Ni-Giê-Ria), phản ánh nhu cầu từ vấn về TD an toàn và dịch vụ CSSKSS thích hợp cho thanh niên và VTN ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ QHTD trong 3 tháng trước điều tra ở VTN học sinh THPT Trung Qu ốc (2009) là 4,5% và 1,8%. Nghiên cứu ở Iran (2006) với VTN 15-18 tuổi th ấy 28% VTN đã QHTD, yếu tố liên quan với QHTD gồm tuổi cao h ơn, thái đ ộ đ ồng tình với QHTD trước kết hôn, sử dụng rượu bia. • Có thai, nạo phá thai Nghiên cứu ở Châu Phi (2001) thấy có thai VTN liên quan tới t ần suất QHTD, không sẵn có BPTT, QHTD lần đầu bị ép buộc,không th ảo luận v ới b ạn trai về TD. Nhiều VTN không biết có thể có thai trong QHTD l ần đ ầu, VTN nhận thức được về BPTT nhưng tỷ lệ QHTD không an toàn vẫn cao do không chủ động BPTT và bạn tình từ chối sử dụng. Một số nghiên c ứu ở các n ước đang phát triển (2011) thấy rằng VTN có thai thường nạo phá thai tại các cơ sở y tế tư nhân mặc dù chất lượng dịch vụ kém. Ở khu vực Tiểu sa mạc Sahara Châu Phi, VTN QHTD sớm, có thai, n ạo phá thai, nhiễm HIV gia tăng là vấn đề được quan tâm. Nghiên cứu (2001) cho thấy VTN nữ thường được coi là “con mồi” khai thác TD của nam giới nhi ều tuổi hơn và đã kết hôn. Nghiên cứu tại Kenia (2003), so sánh nhóm VTN có thai 6 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  7. Khoá luận tốt nghiệp lần đầu và có thai lặp lại thấy trên 50% số VTN mang thai là khi ch ưa k ết hôn, nhóm VTN lần đầu có thai có xu hướng là có thai không mong muốn. Nghiên cứu ở Mỹ (2005) với VTN có thai để tìm hiểu về QHTD và các yếu tố liên quan thấy rằng 2/3 VTN hài lòng vì không có thai, số còn lại là th ất vọng và hầu hết cho rằng bạn tình của họ thất vọng hơn. Nhóm VTN có thai sớm, nạo phá thai sớm bị nhiều ảnh hưởng tiêu cực hơn các nhóm khác. N ữ VTN thường không muốn có thai nhưng một bộ phận nữ VTN th ụ động, không có kĩ năng, động lực về tránh có thai ngoài ý muốn. Nghiên c ứu v ề n ạo phá thai tuổi VTN ở Thụy Điển (2005) thấy VTN đồng tình với nạo phá thai, nh ưng thiếu kiến thức về nạo phá thai. VTN ngại sử dụng BPTT và QHTD khi sử dụng bia rượu là yếu tố làm tăng nguy cơ có thai. Nghiên cứu ở Hy L ạp (2004) với VTN nạo phá thai tại các cơ sở y tế thấy rằng 65% VTN có thai là ở đô th ị, 73% là chưa kết hôn, 62% là QHTD lần đầu trước 15 tuổi, BPTT được s ử dụng ph ổ biến là xuất tinh ngoài (49%) và BCS (28,5%). Quy ết định nạo phá thai t ừ n ữ (65%) hoặc cả hai (73%). Bố mẹ ít khi biết được VTN có thai hoặc nạo phá thai. Nghiên cứu ở Đan Mạch (2009) thấy 43% VTN biết đúng thời đi ểm d ễ th ụ thai nhất trong chu kì kinh nguyệt, 64% VTN biết đúng tuổi thai có thể nạo, hút và nữ có kiến thức đúng cao hơn nam. Nghiên cứu của Brown (2005) cho thấy có thai và tai biến liên quan mang thai là nguyên nhân hàng đầu về tử vong và bệnh tật liên quan trong ph ụ nữ tr ẻ ở các nước đang phát triển. Một số nghiên cứu ở Ghana, Kenya, Zimbabue, Bangladesh, Ai Cập, Indonesia, Philippines, Bolivia, Brazil, Columbia, Mexico, Pháp, Nhật bản và Mỹ thấy hậu quả mang thai ở VTN ảnh h ưởng đ ến h ọc v ấn, tình trạng kinh tế xã hội, sức khoẻ cho mẹ và con. • Sử dụng biện pháp tránh thai Vialard và cộng sự (2005), Aruda (2011) thấy rằng h ầu hết VTN không chủ động tìm các BPTT trừ khi họ lo lắng về sự mang thai hoặc đã có QHTD 7 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  8. Khoá luận tốt nghiệp một số lần mà chưa dùng BPTT. Sử dụng BPTT hay không có th ể do bạn tình, sợ có thai, hay do cha mẹ muốn bảo vệ con gái khỏi có thai, hoặc để điều hoà kinh nguyệt. VTN sử dụng BCS không thường xuyên trong QHTD với bạn tình thường xuyên là do niềm tin không cần sử dụng, cam kết tương lai, có quan niệm chung, phong tục tập quán, mức độ khoái cảm và tình yêu. N ữ VTN có kiến thức tốt hơn nam về BCS, ít ảnh hưởng bạn đồng lứa hơn, nh ận th ức nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn, tự tin hơn. Nhưng nữ lại ít quy ết đ ịnh s ử d ụng BCS hơn trong QHTD do nam giới hoặc động lực trong mối quan hệ của họ. Nữ VTN có QHTD trước tuổi 17 ít sử BPTT hơn. VTN có QHTD không s ử d ụng BPTT thường là xuất thân từ các gia đình nhiều thành viên, muốn có con, và xu ất thân từ tầng lớp xã hội thấp hơn. Nghiên cứu ở Mỹ (2005) thấy bạo hành bằng lời nói có liên quan đến không sử dụng BCS trong QHTD gần nhất ở VTN và bạo hành thể chất có liên quan đến mang thai. Một số nghiên cứu ở Goa-Tê-Ma-La, Ni-Giê-Ria, Jamaica, Triều Tiên, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam thấy tỷ lệ cao thanh thi ếu niên bi ết v ề nguy cơ QHTD không an toàn, nhưng tỷ lệ sử dụng BCS vẫn thấp, tỷ lệ VTN Nepal (2010) sử dụng BCS chỉ chiếm ½. • Bệnh LTQĐTD và HIV Nghiên cứu ở VTN một số nước châu Á, Thái Bình Dương (2007) cho thấy 13% nữ và 4% nam đã từng mắc bệnh LTQĐTD trong đó 33% có QHTD trước 15 tuổi và 55% có nhiều bạn tình. Yếu tố liên quan với mắc bệnh LTQĐTD là nữ, có nhiều bạn tình, đã từng QHTD để nhận tiền hay quà t ặng. Nghiên cứu khác cũng thấy rằng có nhiều bạn tình liên quan đến nguy cơ bệnh LTQĐTD ở VTN. Một số tác giả đề cập rằng quan tâm đến SKSS VTN là vấn đề cấp thiết ở Châu Á và các nước đang phát triển vì các nguy cơ liên quan mang thai, nạo phá thai, sức khoẻ và lây nhiễm HIV/AIDS ở VTN. Nghiên cứu của Dahlback (2003) và Owolabi (2005) ở một số nước Châu 8 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  9. Khoá luận tốt nghiệp Phi thấy VTN thiếu kiến thức về nguy cơ bệnh lây truyền qua QHTD bao gồm cả HIV/AIDS. Nghiên cứu với VTN đã QHTD ở Uganda (2006) th ấy tỷ l ệ n ữ mắc STIs là 4,5% bị Lậu, 8% trùng roi, và 4% bị giang mai, 15,2% huy ết thanh dương tính HIV. Tỷ lệ tương ứng ở nam VTN là 4,7%, 0%, 2,8% , và 5,8%. Báo cáo của Berlan và cộng sự (2010) cho thấy một s ố ti ến b ộ v ề V ắc-xin và kĩ thuật chẩn đoán nhanh một số bệnh LTQĐTD giúp tiếp cận s ớm phòng tránh một số bệnh LTQĐTD ở VTN. Ancheta (2005) đề cập rằng để giảm nguy cơ bệnh LTQĐTD ở VTN cần có tiếp cận kết hợp các vấn đề về sinh học, nh ận thức, tâm lý, hành vi, và xã hội. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam • Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam nói chung Mặc dù SKSS VTN là chủ đề mới được quan tâm ở nước ta song cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. “Báo cáo kết quả cuộc khảo sát tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành về sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên” do Khuất Thu Hồng th ực hi ện theo yêu cầu của UNFPA và sở Giáo dục Khánh Hoà cũng nằm trong số đó. Đây là một nghiên cứu khá hoàn chỉnh. Cuộc khảo sát được thực hiện tại 6 trường ph ổ thông cấp II và cấp III. Đối tượng là học sinh l ớp 8 và 11 (360 em), 350 cha m ẹ của học sinh lớp 8 và 11, 60 giáo viên bộ môn đã từng tham gia giảng dạy GDGT và SKSS và đại diện ban giám hiệu, GVCN và các GV phụ trách đoàn đội. K ết quả thu được đã cung cấp những thông tin cơ bản về kiến thức, thái đ ộ, th ực trạng và hành vị liên quan đến SKSS của một bộ phận HS, phụ huynh và của GV ở Khánh Hoà. Tháng 5/1995, John Chalker đã thực hiện nghiên cứu về “Kiến thức, thái độ và hành vi của thanh thiếu niên về DS-KHHGĐ, phòng ch ống AIDS và các mô hình câu lạc bộ thanh niên” tại Nghệ An và Hà Nội. Mẫu nghiên cứu g ồm 271 người, trong đó độ tuổi từ 15-21 chiếm 27,3%. Kết quả cho thấy h ầu hết 9 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  10. Khoá luận tốt nghiệp thanh thiếu niên tán thành mô hình gia đình 1-2 con. Tuy nhiên, có s ự mâu thu ẫn giữa kiến thức và hành vi. Hành vi thực hiện các BPTT c ủa thanh thi ếu niên còn hạn chế. Quan niệm thích con trai vẫn tồn tại trong gần đại đa s ố m ẫu. 80% người được hỏi không biết gì về tình trạng HIV/AIDS ở khu vực mình s ống, gồm cả những người đang sống ở Hà Nội. Hai loại mô hình câu lạc bộ “ thanh niên chưa lập gia đình” và “các cặp vợ chồng” được nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ. Đề tài nghiên cứu về: “Sức khoẻ vị thành niên ở Việt Nam” do ch ương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thuỵ Điển và trường Đại h ọc Y Thái Bình th ực hiện đã tổng kết kết quả của cuộc điều tra sức khoẻ VTN tại 5 t ỉnh (Hà N ội, Thái Bình, Bình Định, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh), có so sánh v ới k ết qu ả của một số nghiên cứu khác. Nội dung chính chủ yếu của cuốn sách này cũng tập trung vào thực trạng, nhận thức, thái độ và hành vi về SKSS VTN ở Vi ệt Nam. Mẫu nghiên cứu định lượng là 4675 vị thành niên (trong đó có 51,2% nam và 48,8% nữ). Có 184 cuộc phỏng vấn sâu và 72 cuộc thảo lu ận nhóm, ti ến hành trên 22 xã/phường thuộc 9 quận/huyện của 5 tỉnh/thành phố. Báo cáo này cung cấp một số lượng thông tin tương đối lớn về kiến thức, thái đ ộ, hành vi và th ực trạng SKSS của VTN và bên cạnh đó, báo cáo còn đưa ra định h ướng cho việc soạn thảo chiến lược tăng cường sức khoẻ VTN giai đoạn 2003-2010. Một đề tài khác của Lê Xuân Hoàn về “Nhận thức và hành vi của thanh thiếu niên nông thôn kiếm sống theo thời vụ ở các đô thị về nguy c ơ lây nhi ễm HIV/AIDS”. Mẫu: 450 thanh thiếu niên từ nông thôn ra Hà Nội, Đà Nẵng và tp. Hồ Chí Minh kiếm sống. Nghiên cứu đã phát hiện 5% thanh thiếu niên ch ưa bi ết gì về HIV/AIDS. Hầu hết thanh thiếu niên biết hai con đường lây nhi ễm qua đường TD và tiêm chích ma tuý. Đa số thanh thiếu niên ra thành th ị ki ếm s ống theo thời vụ đã có nhận thức về sự nguy hiểm của HIV/AIDS, nh ững quy ch ế lây nhiễm, các phương pháp chủ yếu phòng tránh HIV/AIDS. 10 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  11. Khoá luận tốt nghiệp Hay như một nghiên cứu khác của Phan Thục Anh và Daniel Goodkind về: “Hiểu biết, thái độ và thực hành liên quan đến HIV/AIDS trong thanh niên Hà Nội” cũng thuộc nội dung nghiên cứu trên. Mẫu nghiên cứu là thanh niên ở lứa tuổi từ 18-25 ở Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện tại 3 địa điểm: trường đại học Công Đoàn, một doanh trại quân đội và một xã ngoại thành Hà N ội. K ết quả nghiên cứu cho thấy thanh niên ở Hà Nội có hiểu biết khá tốt về HIV/AIDS. Tỷ lệ những người chưa có gia đình có QHTD thấp. Mặc dù, bi ện pháp BCS được mọi người lựa chọn nhiều hơn cả nhưng đáng chú ý là chỉ có 80,6% cho là phải sử dụng BCS khi quan hệ với gái bán dâm. Vẫn còn một tỷ lệ nhỏ (10%) cho rằng nguy cơ nhiễm HIV từ ôm, hôn nhau, ăn chung bát đĩa, b ắt tay, dùng chung nhà vệ sinh. Một nghiên cứu nữa về “Khảo sát đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành của thanh thiếu niên Hải Phòng với các vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản” của Trần Thị Trung Chiến và cộng sự. Nghiên cứu này được tiến hành t ại 20 xã/phường thuộc Hải Phòng với đối tượng thanh thiếu niên t ừ 15-24 tuổi. Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung, nhận thức của thanh thiếu niên vẫn chưa đầy đủ, vẫn còn thiếu hụt những kiến thức về hiểu biết về sinh lý, BPTT, QHTD, các LTQĐTD. Nghiên cứu của Barbara S.Mensch, Đặng Nguyên Anh, Wesley H.Clark: “Vị thành niên và biến đổi xã hội ở Việt Nam”, được tiến hành tại 19 xã và 5 phường của 16 huyện thuộc 6 tỉnh (Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Tây, Quảng Nam- Đà Nẵng, tp. Hồ Chí Minh và Kiên Giang). Nội dung nghiên cứu này tuy có hơi khác so với những nghiên cứu trên nhưng chủ đề chính mà đề tài này cung cấp là: giáo dục học đường, sử dụng thời gian và hoạt động sống; việc làm và thái độ xã hội; những vấn đề di cư của VTN; dậy thì và quan h ệ khác gi ới, s ử d ụng thuốc tránh thai và kiểm soát sinh đẻ; hôn nhân và sinh đẻ; vai trò bình đẳng giới; kiến thức sức khoẻ, SKSS của VTN. 11 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  12. Khoá luận tốt nghiệp Nhìn chung, chủ đề chung xuyên suốt các tài liệu này là về vấn đề thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của vị thành niên đối với sức kho ẻ sinh s ản. Những nội dung thường được đề cập đến là tình bạn, tình yêu, TD, QHTD, sử dụng các BPTT, có thai sớm và nạo hút thai trong lứa tuổi VTN; nh ận th ức v ề HIV/AIDS. Bên cạnh đó, nội dung về các tệ nạn xã hội cũng được nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: VTN&TN độ tuổi từ 15-24, đa số họ là học sinh THPT, với tỷ lệ nam, nữ gần tương đương. Bên cạnh đó, đối tượng VTN đã thôi học, có vợ/chồng, trẻ em ngoài nhà trường chiếm tỷ lệ th ấp. Ngoài ra thì ng ười lớn tuổi cũng được lựa chọn tham gia nghiên cứu bao gồm các giáo viên ph ổ thông và cha mẹ VTN. Về địa bàn nghiên cứu: các đề tài tập trung chủ yếu vào khu vực đô th ị, những nơi thuận lợi về giao thông và có đông dân cư. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng chủ yếu là phương pháp điều tra xã hội học: thu thập thông tin định lượng qua các bảng h ỏi, thu th ập thông tin đ ịnh tính qua các bảng phỏng vấn sâu, hội thảo, thảo luận nhóm. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS và EPI- INFO. Tóm lại, các nghiên cứu trên cung cấp cho chúng ta m ột b ức tranh toàn cảnh về SKSS VTN, các số liệu trong các cuộc nghiên cứu trên có tính chất thống kê, mô tả và các giải pháp tình thế. • Tình hình nghiên cứu ở Ninh Bình và huyện Yên khánh nói riêng Tại Ninh Bình hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu v ề nh ận th ức, thái độ hành vi của VTN về SKSS: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Đức, Anke Van Dam, Vũ Thu Hà, Phan Thanh Tuyền về “Kiến thức, thái độ, hành vi của VTN liên quan đến SKSS và TD tại Hà Nội và Ninh Bình” được thực hiện năm 1999 tại Hà N ội và Ninh Bình. Đối tượng được nghiên cứu là VTN ở độ tuổi 15-19. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nguồn cung cấp thông tin về SKSS cho VTN từ trường h ọc. Tuy 12 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  13. Khoá luận tốt nghiệp nhiên, lượng thông tin còn rất nghèo nàn và thiếu chi tiết. Các GV rất ng ại khi đề cập đến vấn đề này. Thông tin đại chúng là cung cấp nhiều nhất thông tin về lĩnh vực này. Các BPTT thường được biết đến nhiều nhất là vòng và BCS. Đa số không chấp nhận QHTD trước hôn nhân nhưng tự chịu trách nhiệm trong vi ệc quyết định có QHTD trước hôn nhân hay không. Các em đều cho rằng c ần đ ược giáo dục về giới. Cha mẹ và thầy cô giáo là những nhà GDTD thích hợp nhất… Chưa có bất cứ một nghiên cứu cụ thể nào về đánh giá thực trạng hi ểu biết, thía độ, hành vi của VTN liên quan đến SKSS tại bất kì địa phương nào của tỉnh Ninh Bình nói riêng 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài 1.2.1. Đặc điểm tâm, sinh lí của HS THPT Tuổi đầu thanh niên (14 - 18 tuổi) là thời kì đạt đ ược sự trưởng thành v ề mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với s ự phát tri ển c ơ th ể c ủa người lớn. Đối với các em, đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Sự khác biệt cơ bản của lứa tuổi VTN với các em ở lứa tuổi khác là s ự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối giữa các mặt: cơ thể, trí tuệ, tâm sinh lý [8]. Sự biến đổi về tâm sinh lí làm cho lứa tuổi VTN vừa là “trẻ con”, vừa là “người lớn” là sự phát triển đối lập nhưng thống nhất. Do tác động mạnh của hoocmon, cơ thể phát triển mạnh, nhanh nhưng chưa được hài hoà giữa các cơ quan, bộ phận. Cơ tim phát triển đột xuất, tim hoạt động mạnh, nhanh nh ưng v ẫn có th ể thiếu máu cục bộ gây nên chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi. Sự h ưng phấn của vỏ não nhiều khi quá mức không được ức chế gây cho các em không tự làm ch ủ được mình, biểu hiện ở tính cách bất thường khi thì trầm ngâm khi thì c ảm xúc mãnh liệt (ở nữ), hoặc có phản ứng vô cớ, có hành vi bạo lực (ở nam). Các em còn trẻ con hồn nhiên nhưng đã bắt đầu có ý thức về “cái tôi”, muốn tự kh ẳng định mình, khẳng định nhân cách của mình. Đây cũng là thời kỳ các em hình 13 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  14. Khoá luận tốt nghiệp thành cách sống, cách nghĩ. Các em nghĩ mình đã lớn và mong muốn người l ớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính t ự do cho các em. Đ ặc biệt ở lứa tuổi này các em rất xem trọng tình bạn, các em thích giao ti ếp k ết b ạn với nhau, tôn trọng lẫn nhau, tin tưởng, quan hệ bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau. Hệ xương phát triển hơn hệ cơ, các em có dáng vẻ cao, gầy, thi ếu cân đối, có vẻ vụng về, không khéo léo khi làm việc. Một bước ngoặt quan trọng ở lứa tuổi VTN là giai đoạn dậy thì, khi tuyến sinh dục trên cơ thể có những biến đổi: Ở nam: hoocmon testosteron tăng cao làm tăng kích thước bộ phận sinh dục, xuất hiện lông mu, giọng nói thay đổi, xuất tinh l ần đ ầu tiên, m ọc lông nách, mọc râu và tăng chiều cao. Ở nữ: lượng hoocmon estrogen tăng cao kích thích ngực nở, lông mu xu ất hiện, mọc lông nách, tăng chiều cao, tuyến sữa hình thành, xu ất hi ện ki ểu thanh quản nữ giới với giọng cao, kỳ kinh đầu tiên xuất hiện. Sự thay đổi của cơ thể và tâm sinh lý của VTN đã làm các em chú ý h ơn về cơ thể mình cho nên luôn làm đẹp để gây chú ý ở ng ười khác gi ới, các em đã bắt đầu thích chơi với bạn khác giới. Có thể phân thời kỳ này ra làm 3 giai đoạn: 12 tuổi: các em bắt đầu tìm hiểu về TD ở trong sách báo, các em bắt đ ầu để ý đến bạn khác giới. 13 - 15 tuổi: ở lứa tuổi này đã bắt đầu xuất hiện tình c ảm yêu đ ương nhưng thường là yêu đơn phương, chúng thích nghe những chuyện tình lãng mạn, hay buồn vu vơ, ở một số em trai xuất hiện hiện tượng thủ dâm. Ở tuổi này, cả hai giới đã quan tâm đến chuyện tránh thai, phá thai. 15 - 18 tuổi: Đã xuất hiện những mối tình đầu và nh ững giao ti ếp TD. Chúng củng cố kiến thức qua bố mẹ hoặc qua sách vở. Nhu cầu hiểu biết những cái mới của đời sống con người và của bản thân rất lớn, các b ậc cha m ẹ nên tìm những cơ hội thuận lợi, chủ động trò chuy ện với con mình, t ạo ni ềm tin 14 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  15. Khoá luận tốt nghiệp và sự cảm thông với chúng để giúp chúng tránh được việc hoạt động TD b ừa bãi, chuẩn bị cho một cuộc sống TD lành mạnh khi bước vào cuộc s ống hôn nhân. Ở lứa tuổi này, hoàn cảnh xã hội có ảnh h ưởng rất lớn đ ến s ự phát tri ển tình cảm của các em. Tóm lại, thời kì VTN được đặc trưng bởi sự phát triển rất nhanh c ả v ề trí tuệ và thể lực, thời kì này không dài nhưng lại có nhiều biến đ ộng v ề tâm lí và sinh lí. Các hiện tượng tâm lí trong giai đoạn này có đ ặc đi ểm bi ến đ ộng nhanh, mạnh, có tình trạng mất cân đối của hiện tượng tâm lí. Tuổi VTN th ường có những hành vi, những thử nghiệm biểu hiện sự hào phóng, có khi có nguy cơ gây hại cho bản thân và xã hội. Đây cũng là l ứa tu ổi đang phát tri ển hình thành nhân cách, nhiều yếu tố tâm lí đang được hình thành vững chắc, quan điểm sống và thế giới quan chưa rõ ràng đặc trưng cơ bản là sự mâu thuẫn trong n ội dung tâm lí giữa một bên là tính chất quá độ không còn là trẻ con nh ưng cũng ch ưa ph ải là người lớn với một bên là ý thức về bản thân phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, ở độ tuổi này VTN chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về SKSS, làm m ẹ an toàn nên có nhiều tai biến sản khoa trong quá trình sinh đẻ vì vậy nếu mang thai và sinh con ở độ tuổi này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát tri ển theo quy luật tự nhiên và ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người m ẹ. T ừ đó quá trình mang thai sẽ có ảnh hưởng khó lường cho thai nhi, có nhiều tai bi ến trong quá trình mang thai và khi sinh. Người mẹ thiếu kiến thức về chăm sóc và nuôi dạy con làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Vì vậy cần có sự có sự nỗ lực của bản thân VTN, sự quan tâm, định hướng của nhà trường, gia đình và xã h ội để VTN phát triển nhân cách đúng hướng, tránh các sai lệch không đáng có. C ần có giáo dục về giới tính, về SKSS, về hôn nhân gia đình, v ề tránh thai an toàn… tạo điều kiện cho các em vượt qua giai đoạn khủng hoảng của tuổi dậy thì để trở thành người lớn với đúng nghĩa của nó. 15 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  16. Khoá luận tốt nghiệp 1.2.2. Một số khái niệm về sức khỏe sinh sản • Khái niệm SKSS “SKSS là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã h ội của tất c ả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó. Điều này cũng hàm ý là tất cả mọi người, kể cả nam và nữ đều có được cuộc sống TD thoả mãn và an toàn; họ có khả năng sinh sản và tự do quyết định khi nào sinh và kho ảng cách các l ần sinh; có quyền được tiếp cận thông tin và tiếp cận các d ịch v ụ chăm sóc s ức khoẻ, các biện pháp kế hoạch hoá gia đình an toàn, hiệu quả và chấp nh ận đ ược theo sự lựa chọn của mình, cũng như có khả năng lựa chọn các biện pháp phá thai phù hợp không trái với pháp luật, nhằm bảo đảm cho ph ụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng c ơ may t ốt nh ất đ ể sinh được đứa con khoẻ mạnh.” [6]. Nói tóm lại SKSS bao gồm: - Thể chất: Bộ máy sinh sản phải được bình thường và khoẻ mạnh về hoạt động TD và chức năng sinh sản. - Tinh thần: Có sự thoải mái, bằng lòng, không lo lắng hay băn khoăn về bộ máy sinh sản. - Xã hội: Được xã hội tôn trọng và đối xử công bằng về các quy ền sinh sản và TD. Vì vậy SKSS cũng hàm ý là mọi người đều có thể: - Có cuộc sống TD thoải mái và an toàn. - Tự do quyết định sinh con. - Tiếp cận thông tin và các biện pháp KHHGĐ an toàn, hiệu quả. - Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, sinh đẻ an toàn. 16 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  17. Khoá luận tốt nghiệp • Nội dung của SKSS Bản kế hoạch hành động ICPD sau Cairo của Quỹ dân số Liên hi ệp qu ốc mô tả SKSS với sáu nội dung chính có liên quan mật thiết với nhau bao gồm: - Làm mẹ an toàn - Kế hoạch hoá gia đình - Sức khoẻ TD - Nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh LTQĐTD - Phá thai - Vô sinh Tại Việt Nam, SKSS được chi tiết hoá thành 10 nội dung trong chi ến lược quốc gia về SKSS 2001-2010 như sau: * Làm mẹ an toàn Làm mẹ an toàn là những biện pháp được áp dụng để đảm bảo sự an toàn cho cả người mẹ và thai nhi (cũng như trẻ sơ sinh); mục đích là giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật ngay từ khi người phụ nữ mang thai, trong khi sinh và su ốt trong thời kì hậu sản (42 ngày sau đẻ). Chìa khoá c ủa làm m ẹ an toàn là KHHGĐ, chăm sóc người mẹ trước, trong và sau khi sinh. * Kế hoạch hoá gia đình - Sử dụng tốt và rộng rãi và đa dạng các BPTT. - Mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con dù trai hay gái. - Khoảng cách sinh giữa các lần sinh con từ 3 đến 5 năm. - Tuổi đẻ lần đầu là 22, lần cuối là dưới 35. Không sinh con đ ầu lòng tr ước 20 tuổi và con cuối cùng sau 35 tuổi. - Vai trò và trách nhiệm của nam giới trong KHHGĐ. - Lợi ích của việc thực hiện tốt công tác KHHGĐ khống ch ế s ự gia tăng dân số, giảm tai biến sản khoa, đảm bảo sức khoẻ ph ụ nữ, nâng cao ch ất l ượng cuộc sống. 17 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  18. Khoá luận tốt nghiệp * Phá thai an toàn - Phá thai an toàn là thực hiện cuộc phá thai th ật tốt để đ ảm bảo s ức kho ẻ cho người phụ nữ. - Quan trọng nhất là áp dụng rộng rãi các BPTT để không có thai ngoài ý muốn. - Chỉ phá thai khi chắc chắn là có thai bằng xét nghiệm thai s ớm ho ặc siêu âm và chỉ thực hiện phá thai ở các cơ sở y tế được phép phá thai và do những cán bộ đã được đào tạo chu đáo về các phương pháp phá thai. - Phải làm tốt công tác tư vấn trước và sau phá thai. - Không phá thai chui. - Thực hiện tốt những lời dặn dò của thầy thuốc sau phá thai v ề sử d ụng thuốc, vệ sinh, sinh hoạt TD… * Giáo dục SKSS cho VTN - Giáo dục sinh lí kinh nguyệt. - Giáo dục sinh lí thụ thai và các BPTT. Nh ững đi ều ki ện và các d ấu hi ệu có thai. - Giáo dục vệ sinh cho VTN nữ, vệ sinh kinh nguyệt. - Giáo dục tình bạn, tình yêu lành mạnh; Những nguy c ơ do thai nghén; Nguy cơ có thai ngoài ý muốn. - Giáo dục về sức khoẻ TD và TD an toàn nhằm giảm gánh n ặng dân s ố, bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản kể cả nhiễm HIV/AIDS cũng như lợi ích của việc sử dụng BCS. * Phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản - Vệ sinh thân thể hàng ngày ngay từ bé gái cho đến người cao tuổi. - Vệ sinh kinh nguyệt. - Vệ sinh thai nghén. - Vệ sinh sinh hoạt TD. 18 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  19. Khoá luận tốt nghiệp - Vệ sinh sau đẻ, sẩy, phá thai. - Phòng và điều trị sớm những bệnh viêm nhiễm đường sinh s ản cho c ả nam và nữ. * Phòng các bệnh LTQĐTD - Cung cấp kiến thức chung, đặc biệt là các đường lây truyền của các bệnh LTQĐTD (bao gồm cả HIV/AIDS) và hậu quả của các bệnh LTQĐTD. - Không dùng chung các dụng cụ bị nhiễm dịch cơ thể của người khác. - Sống thuỷ chung một vợ một chồng. - Sử dụng rộng rãi và đúng cách BCS. * Phòng ung thư vú và ung thư sinh dục - Tự khám vú hàng ngày, nếu đau vú hoặc tự sờ th ấy hay nghi ng ờ có kh ối u phải đi khám ngay. - Ít nhất 6 tháng nên đi khám phụ khoa một lần, bao gồm cả khám vú. Xét nghiệm tế bào dịch âm đạo, cổ tử cung để phát hiện ung thư cổ tử cung. Khám phụ khoa để phát hiện các khối u sinh dục. - Tránh và hạn chế nhiễm khuẩn đường sinh sản. - Phải điều trị sớm và tích cực những viêm nhiễm đường sinh sản. - Khám và chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt. * Vô sinh - Tránh những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở cả nam lẫn nữ, không để bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục. - Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, đúng cách. - Phòng và điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và LTQĐTD. - Điều trị sớm những trường hợp bị rong kinh, nhất là ở những VTN nữ. * Sức khoẻ về TD và giáo dục về TD - Giáo dục về sức khoẻ TD, TD an toàn và lành mạnh đặc biệt trong nhóm tuổi VTN. 19 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
  20. Khoá luận tốt nghiệp - Tăng cường vai trò và trách nhiệm của nam giới trong chăm sóc SKSS, đ ặc biệt vấn đề chăm sóc con cái và cùng tham gia trong KHHGĐ. - Quan tâm chăm sóc sức khoẻ TD cho người cao tuổi cả nam và nữ vì tu ổi thọ hiện nay cao, số người cao tuổi ngày càng tăng. - Bình đẳng giới trong gia đình và xã hội, đặc biệt trong việc lựa chọn các BPTT nhằm đạt mục tiêu TD an toàn và lành mạnh. * Thông tin, giáo dục, truyền thông về SKSS - Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về SKSS trong các cấp, ngành, đoàn thể, đặc biệt đưa SKSS vào nhà trường. - Đa dạng hoá các phương thức thông tin, giáo dục, truyền thông về SKSS. - Phát huy vai trò truyền thông viên về SKSS tại cộng đồng. - Nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo. - Ưu tiên và tăng cường cho vùng sâu, vùng xa. 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.3.1. Thực trạng công tác chăm sóc SKSS trên thế giới Nền kinh tế, xã hội của các nước trên thế giới phát triển rất khác nhau nên tình hình về CSSKSS cũng rất khác nhau. CSSKSS cho l ứa tu ổi VTN đã đ ược quan tâm song các nước vẫn xác nhận VTN là nhóm dễ bị tổn thương nh ất. Ở nhiều nước Châu Âu, Bắc Mĩ, Nhật Bản,… các cá nhân, các cặp vợ ch ồng đã có thể làm chủ khả năng sinh sản của mình nghĩa là họ ch ủ động được sinh con khi nào và sinh mấy con, thực tế trong vòng 35 năm trong độ tuổi sinh đẻ (15 đ ến 49 tuổi) họ chỉ mất 5-6 năm cho việc chửa đẻ và nuôi con, phần th ời gian còn l ại họ quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ mà đặc biệt là sức khoẻ TD. Một trong những vấn đề quan tâm lớn của xã hội đối với SKSS VTN là vấn đề QHTD sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. VTN QHTD sớm là v ấn đề xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Do tác động c ủa nhi ều y ếu t ố: đô th ị hoá, phim ảnh, phương tiện thông tin… và trào lưu xã h ội làm cho t ỉ l ệ VTN có 20 Đinh Thị Thanh Nga- D2 Sinh học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2