Đề tài Tìm hiểu về Basel
lượt xem 53
download
Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải chủ động nhận thức và sẵn sàng thàm gia và quá trình hội nhập để có thể biến những thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế thì mới có thể đứng vững trên thị trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài Tìm hiểu về Basel
- Đề tài Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 6 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BASEL ........................................................ 7 1.1. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) ................................................................................................. 7 1.1.1. Giới thiệu về BCBS ................................................................................. 7 1.1.2. Lịch sử hình thành Ủy ban ....................................................................... 7 1.2. Hiệp ước vốn Basel......................................................................................... 9 1.2.1. Basel I .................................................................................................... 10 1.2.1.1. Nội dung cơ bản của Basel I ............................................................ 10 1.2.1.2. Những hạn chế của Basel I .............................................................. 13 1.2.1.3. Bộ 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng của Basel I ............ 14 1.2.2. Basel II .................................................................................................. 16 1.2.2.1. Nội dung cơ bản của Basel II ........................................................... 16 1.2.2.2. Những sửa đổi của hiệp ước vốn Basel II so với Basel I .................. 25 1.2.2.3. Hạn chế của Basel II ........................................................................ 26 1.2.3. Basel III ................................................................................................. 26 1.2.3.1. Nội dung cơ bản của Basel III.......................................................... 26 1.2.3.2. Những điểm mới cơ bản của Basel III.............................................. 27 1.2.3.3. Hạn chế của Basel III....................................................................... 30 1.2.4. Tổng kết so sánh Basel I, III, III ............................................................. 31 1.2.4.1. Về tiêu chuẩn................................................................................... 31 1.2.4.2. Về mục đích .................................................................................... 31 1.2.4.3. Về ưu – nhược điểm ........................................................................ 32 CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG BASEL II VÀ QUÁ TRÌNH TIẾP CẬN BASEL III Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ Ở VIỆT NAM ......................................................................... 34 2.1. Kinh nghiệm ứng dụng Basel II tại các nước khác ........................................... 34 2.1.1. Khảo sát tình hình ứng dụng Basel II tại các nước trên thế giới .............. 34 2.1.2. Lộ trình ứng dụng Basel II tại một số nước trên thế giới......................... 35 2.2. Thực trạng ứng dụng Basel II tại Việt Nam .................................................. 37 2.2.1. Về phía cơ quan quản lý nhà nước ......................................................... 37 2 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng 2.2.2. Về phía các tổ chức tín dụng .................................................................. 38 2.3. Quá trình tiếp cận basel III tại các nước khu vực Đông Nam Á và Việt Nam 45 2.3.1. Quá trình thực hiện basel III tại các nước trong khu vực Đông Nam Á... 45 2.3.2. Quá trình thực hiện basel III tại Việt Nam .............................................. 47 2.4. Khó khăn và thuận lợi khi áp dụng hiệp ước vốn Basel tại Việt Nam ............ 48 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 51 3 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng CÁC CHỮ VIẾT TẮT NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTW Ngân hàng trung ương TCTD Tổ chức tín dụng 4 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng DANH SÁCH NHÓM Họ tên Lớp Trần Văn Cảm 0968347928 5 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng LỜI MỞ ĐẦU Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải chủ động nhận thức và sẵn sàng thàm gia và quá trình hội nhập để có thể biến những thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế thì mới có thể đứng vững trên thị trường. Để làm được điều đó, Ngân hàng thương mại Việt Nam cần tuân thủ theo một số hiệp ước quốc tế. Một trong những hiệp ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm là hiệp ước vốn Basel về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng. Hiệp ước này đã được rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam áp dụng làm chuẩn mực để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nước mình. Trên thực tế, hiệp ước Basel có rất nhiều quy tắc và chuẩn mực liên quan đến quy trình giám sát hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các chuẩn mực giám sát hoạt động của các tập đoàn tài chính – ngân hàng. Tuy nhiên, Trong phạm vi đề tài “Tìm hiểu về Basel” này, trong điều kiện nghiên cứu của mình, nhóm chỉ thực hiện tìm hiểu và giới thiệu ngắn gọn về hiệp ước Basel, lộ trình áp dụng Basel ở các nước. Do khả năng còn hạn chế, nên dù đã cố gắng nhưng bài làm của nhóm không thể tránh khỏi những sai sót. Nhóm rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của thầy để bài làm được hoàn thiện hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn! 6 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng CHƯƠNG I: HIỆP ƯỚC VỐN BASEL 1.1. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) 1.1.1. Giới thiệu về BCBS Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một diễn đàn cho sự hợp tác thường xuyên về các vấn đề liên quan đến giám sát hoạt động ngân hàng. Mục tiêu của Ủy ban là hiểu rõ hơn về các vấn đề mấu chốt trong việc giám sát hoạt động ngân hàng và nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu đó, Ủy ban trao đổi các thông tin về các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng của các quốc gia, các phương pháp và kỹ thuật với phương châm là để có một sự hiểu biết đồng nhất về các vấn đề đó. Trên cơ sở đó, Ủy ban dùng sự hiểu biết đồng nhất này để xây dựng các văn bản hướng dẫn và tiêu chuẩn trong các lĩnh vực mà họ cho là cần thiết. Ủy ban Basel được biết đến trên khắp thế giới về các thông lệ quốc tế mà họ đưa ra về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả; và Thỏa ước về giám sát hoạt động ngân hàng xuyên biên giới. Ủy ban khuyến khích các nước thành viên cũng như các cơ quan giám sát hoạt động của các ngân hàng liên kết và hợp tác với nhau. Ủy ban đã ban hành nhiều nguyên tắc và chuẩn mực quan trọng về giám sát hoạt động ngân hàng và được hầu hết các cơ quan giám sát ngân hàng trên thế giới thừa nhận và áp dụng rộng rãi. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác quốc tế giữa các cơ quan giám sát ngân hàng, Ủy ban tổ chức Hội nghị quốc tế về giám sát hoạt động ngân hàng (International Conference of Banking Supervisors - ICBS) diễn ra hai năm một lần. ICBS mới nhất vừa được tổ chức ở Singapore vào mùa thu năm 2010. 1.1.2. Lịch sử hình thành Ủy ban Uỷ ban Basel được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong một năm. Chủ tịch hiện tại của Ủy ban là ông Stefan Ingves - thống đốc của Ngân hàng Trung Ương Thụy Điển - người kế tục ông Nout Wellink từ 01/07/2011. 7 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng Thành viên của Ủy ban là Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan giám sát ngân hàng của các quốc gia như Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, In-đô-nê-xia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ. Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế tại thành phố Basel, Thụy Sỹ, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước. Tổng thư ký của Uỷ ban Basel là ông Stefan Walter. Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên. Ủy ban báo cáo đến các thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải tương xứng. Để đạt được mục tiêu đề ra, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình hoạt động, Uỷ ban đã xây dựng và xuất bản hai nhóm ấn phẩm chủ yếu: 1) Bộ các nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngân hàng một cách có hiệu quả; và 2) Bộ sách hướng dẫn (được cập nhật định kỳ) với các khuyến nghị hiện nay của Uý ban Basel, các hướng dẫn và tiêu chuẩn. 8 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng 1.2. Hiệp ước vốn Basel Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến năm 1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới. Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành. Với nỗ lực ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, ngày 12/9/2010, Hiệp định Basel III với những quy định nghiêm ngặt hơn dành cho các ngân hàng thuộc 27 thành viên đã được Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel ban hành. Lịch sử ngắn gọn của Hiệp ước vốn Basel Năm 1974: BCBS được thành lập từ nhóm G10 Ngân hàng Trung ương. Năm 1988: Hiệp ước vốn Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992. Năm 1996: Được sửa đổi bổ sung thêm rủi ro thị trường (có hiệu lực từ 1997). Tháng 6/1999: Đề xuất một khung mới – chương trình tư vấn lần thứ nhất (First Consultative Package – CP1). Tháng 1/2001: Chương trình tư vấn lần thứ hai (CP2). Tháng 4/2003: Chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3). Quý 4/2003: Phiên bản hoàn thiện của Hiệp ước Basel mới. Tháng 1/2007: Hiệp ước vốn Basel mới (Basel II) có hiệu lực. 9 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng Năm 2010: Chấm dứt quá trình chuyển đổi. Tháng 9/2010: Hiệp định Basel III được ban hành. Tháng 6/2011: Phiên bản sửa đổi của Basel III 1.2.1. Basel I 1.2.1.1. Nội dung cơ bản của Basel I Mục tiêu của Basel I: - Chuẩn mực hóa hoạt động ngân hàng trong trào lưu toàn cầu hóa nhằm củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế. - Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế. Nhằm chuẩn mực hóa hoạt động ngân hàng trong trào lưu toàn cầu hóa, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã xây dựng chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Tiêu chí đầu tiên đánh giá khả năng tham gia vào thị trường vốn quốc tế là mức độ tuân thủ chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu, đây là nội dung nền tảng của Basel I. Ngoài ra, Ủy ban Basel còn đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng. Theo đó, vốn của ngân hàng được chia thành vốn cấp 1, vốn cấp 2 và vốn cấp 3. Trong đó: - Vốn cấp 1 (vốn cơ bản) là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill). - Vốn cấp 2 (Vốn tự có bổ sung) gồm tất cả các vốn khác như: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác. - Vốn cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn Tiêu chuẩn này quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3; nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro; dự trữ tài 10 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng sản đánh giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm; vốn ngân hàng không bao gồm vốn vô hình (goodwill). Như vậy, tổng vốn cấp 1 và cấp 2 chính là vốn tự có hay vốn cơ bản của tổ chức tín dụng. Dựa trên cách tính vốn tự có này, Basel I đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) (hay còn gọi là Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”) mà đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 120 quốc gia. Mục đích của tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) là củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng. Đây là một biện pháp dự phòng bắt buộc nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng có khả năng khắc phục tổn thất mà không ảnh hưởng đến lợi ích của người gửi tiền. Việc tính toán lượng vốn pháp định được dựa trên hướng dẫn của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel (Basel 1). Hướng dẫn này được Ủy ban Basel giới thiệu đầu tiên vào năm 1988 và sửa đổi năm 1996 bổ sung thêm rủi ro thị trường. Được thực hiện ở EU thông qua một quy định gián tiếp của EU; và thực hiện ở Anh thông qua các quy định của Cơ quan giám sát tài chính FSA. Ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%. Công thức tính như sau: Trong đó: Tài sản đã điều chỉnh rủi ro (RWA) = Tổng (Tài có nội bảng x Hệ số rủi ro) + Tổng (Tài sản ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro). Mọi tài sản có đều được cơ quan giám sát tài chính FSA chỉ định một hệ số rủi ro phản ảnh mức độ rủi ro của tài sản. Basel I đưa ra hệ số rủi ro gồm 4 mức: 0%, 20%, 50% và 100%. Hệ số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại này. Bảng 1.1: Hệ số rủi ro của tài sản có rủi ro theo Basel I Hệ số rủi ro Khoản mục 0% (a) Tiền mặt 11 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng (b) Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước và Chính phủ nước sở tại bằng đồng bản tệ. (c) Các khoản phải đòi đối với Chính phủ Trung ương và ngân hàng trung ương của các nước thuộc khối OECD (d) Các khoản phải đòi được đảm bảo bởi chứng khoán của Chính phủ Trung ương hoặc bảo lãnh bởi Chính phủ trung ương của các nước thuộc OECD 0%, 10%, 20%, 50% (a) Khoản phải đòi đối với các tổ chức thuộc khu vực kinh tế (tuỳ mỗi quốc gia) công trong nước, ngoại trừ khoản phải đòi tại tổ chức Chính phủ trung ương và các khoản vay được bảo lãnh bằng chính tổ chức này. 20% (a) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng phát triển đa phương (IBRD, IADB, AsDB, EIB) và các khoản phải đòi được của ngân hàng này bão lãnh hoặc được bảo đảm bởi chứng khoán do các ngân hàng này phát hành. (b) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập tại các nước thuộc khối OECD và các khoản vay được bảo lãnh bởi các ngân hàng này. (c) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước ngoài OECD với thời hạn còn lại dưới 1 năm và các khoản vay thời hạn dưới 1 năm được các ngân hàng này bảo lãnh. (d) Các khoản phải đòi đối với tổ chức thuộc khu vực công của các nước ngoài khối OECD, ngoại trừ Chính phủ trung ương và các khoản vay được bảo lãnh bởi các tổ chức này. (e) Các khoản tiền mặt đang thu 50% (a) Các khoản vay được đảm bảo hoàn toàn bởi tài sản thế chấp hoặc tài sản gắn liền với tài sản thế chấp. 100% (a) Các khoản phải đòi từ khu vực tư nhân. (b) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập 12 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng ở các nước không thuộc khối OECD với thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên. (c) Các khoản phải đòi đối với chính quyền trung ương của các nước không thuộc khối OECD, trừ trường hợp cho vay bằng đồng bản tệ và nguồn gốc cho vay cũng bằng đồng bản tệ của các nước đó. (d) Các khoản phải đòi đối với các công ty thương mại sở hữu bởi khu vực công. (e) Nhà cửa, đất đai, cây trồng, các trang thiết bị và các tài sản cố định khác. (f) Bất động sản và khoản đầu tư khác (bao gồm phần vốn góp đầu tư không hợp nhất vào các công ty khác). (g) Công cụ vốn phát hành bởi các ngân hàng khác (ngoại trừ khoản giảm trừ từ vốn) (h) Tất cả tài sản khác. (Nguồn: International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards) 1.2.1.2. Những hạn chế của Basel I Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại và đến năm 1996, Bsael I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường. Mặc dù vậy, các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước mới chỉ nhìn nhận ra một số vấn đề nên Basel I vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Thứ nhất, Basel I chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất. Nó không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro hoạt động (không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro hoạt động). Thứ hai, Basel I phân loại rủi ro chưa chi tiết cho các khoản vay. Hệ số rủi ro chưa chi tiết cho rủi ro theo đối tác (ví dụ khả năng tài chính của khách hàng) hoặc theo đặc điểm của khoản tín dụng (ví dụ như theo thời hạn). Nghĩa là, một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng AAA được coi như một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng 13 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng B. Điều này chỉ ra rằng có thể các ngân hàng có cùng tỷ lệ an toàn vốn nhưng sẽ đối mặt với các loại rủi ro khác nhau, ở mức độ khác nhau. Thứ ba, Basel I chưa tính đến lợi ích của đa dạng hóa hoạt động. Các lí thuyết về đầu tư chỉ ra rủi ro sẽ giảm thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tuy nhiên, theo Basel I, quy định về vốn tối thiểu không khác biệt giữa một ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng (ít rủi ro hơn) và một ngân hàng kinh doanh tập trung (nhiều rủi ro hơn). Một khoản nợ riêng lẻ yêu cầu một lượng vốn giống như một danh mục đầu tư được đa dạng hóa với cùng một giá trị (ví dụ không có sự khách biệt nào giữa một khoản vay $100 và 100 khoản vay $1). Thứ tư, một số quy tắc do Basel I đưa ra chỉ có thể vận dụng trong trường hợp ngân hàng hoạt động theo kiểu ngân hàng đơn, không dựa trên một sự sáp nhập hay hoạt động theo kiểu tập đoàn ngân hàng, ngân hàng mẹ, ngân hàng – chi nhánh. Xu thế phát triển hiện nay là các ngân hàng dần dần sáp nhập với nhau để tạo thành những tập đoàn lớn có khả năng cạnh tranh cao và có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ. Các ngân hàng không còn hoạt động trong phạm vị lãnh thổ quốc gia mà luôn vươn ra tầm quốc tế, mở rộng mạng lưới ngân hàng dưới hình thức hoạt động của ngân hàng quốc tế. Chính vì vậy, một số quy định trong Basel I đã không còn phù hợp khi áp dụng tại những ngân hàng này, đòi hỏi phải có sự cải tiến toàn diện trong việc xây dựng các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro và giám sát hoạt động ngân hàng. 1.2.1.3. Bộ 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng của Basel I Tiếp theo sau Hiệp ước Basel I, để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với những ngân hàng lớn có phạm vi hoạt động quốc tế, từ năm 1999, Uỷ ban Basel đã đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu. Bộ nguyên tắc cơ bản bao hàm một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc giám sát ngân hàng, bao gồm: - Nguyên tắc về điều kiện cho việc giám sát ngân hàng hiệu quả: nguyên tắc 1 - Nguyên tắc về cấp phép và cơ cấu: từ nguyên tắc 2 đến 5 - Nguyên tắc về quy định và yêu cầu thận trọng: từ nguyên tắc 6 đến 15 - Nguyên tắc về giám sát nghiệp vụ ngân hàng: từ nguyên tắc 16 đến 20 - Nguyên tắc về yêu cầu thông tin: nguyên tắc 21 - Nguyên tắc về quyền hạn hợp pháp của chuyên gia giám sát: nguyên tắc 22 14 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng - Nguyên tắc về ngân hàng xuyên biên giới: từ nguyên tắc 23 đến 25 Các nguyên tắc này đã được thiết kế cho các chuyên gia giám sát, nhóm giám sát khu vực và thị trường nói chung theo nguyên tắc dễ áp dụng và kiểm chứng. Uỷ ban Basel sẽ cùng với các tổ chức liên quan khác đóng vai trò nhất định trong việc giám sát tiến độ áp dụng các nguyên tắc trên đây của các quốc gia nhằm xây dựng hệ thống giám sát đủ mạnh. Bộ nguyên tắc cơ bản bao hàm một số nhóm nội dung chủ yếu sau: - Các Nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về điều kiện tiên quyết cho việc giám sát ngân hàng hiệu quả: cụm chủ đề này được thể hiện bởi nguyên tắc 1. Nguyên tắc chỉ ra điều kiện của một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng có hiệu quả là: i) phải có một khung pháp lý phù hợp; ii) phân định mục tiêu, nguồn lực và trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan giám sát; iii) quy định về chia sẻ và bảo mật thông tin. - Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề cấp phép và cơ cấu: bao gồm từ nguyên tắc 2 đến nguyên tắc 5, với các nội dung chính: i) xác định rõ ràng các hoạt động tổ chức tài chính được phép làm và chịu sự giám sát; ii) quyền đưa ra các tiêu chí và bác bỏ đơn xin thành lập nếu không đạt yêu cầu của cơ quan cấp phép; iii) quyền rà soát và từ chối bất kỳ một đề xuất nào đối với việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát ngân hàng hiện tại cho các bên khác. - Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về các quy định và yêu cầu thận trọng: cụm chủ đề bao gồm từ nguyên tắc số 6 đến số 15. Nội dung chính của nhóm nguyên tắc là đưa ra các chuẩn mực mà các chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng được làm và nhất thiết phải biết xử lý trong hoạt động của mình ví dụ như: yêu cầu về an toàn vốn cho các ngân hàng, xác định rõ những khu vực nào của vốn ngân hàng chịu rủi ro; đánh giá các chính sách, thực tiễn hoạt động, các thủ tục cho vay vốn, đầu tư, việc kiểm soát vốn vay hiện tại và hồ sơ đầu tư của ngân hàng đó; đánh giá chất lượng tài sản và tính thích hợp của các điều khoản chống thất thoát và quĩ dự trữ thất thoát khoản vay. - Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiện nay: bao gồm từ nguyên tắc số 16 đến nguyên tắc số 20. Nhóm nguyên tắc này quy định yêu cầu đối với một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiệu quả bao gồm cả các hình thức giám sát từ xa và giám sát tại chỗ. Cơ quan giám sát cần thường xuyên liên hệ với Ban giám đốc ngân hàng để hiểu rõ về hoạt động của NH, xây dựng phương 15 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng pháp phân tích báo cáo thống kê và có biện pháp thẩm định độc lập thông tin giám sát thông qua kiểm tra tại chỗ. - Nguyên tắc thuộc cụm chủ đề yêu cầu về thông tin: chủ đề này có 1 nguyên tắc số 21 chỉ ra cán bộ giám sát phải biết chắc mỗi ngân hàng có hệ thống lưu trữ tài liệu phù hợp cho phép chuyên gia giám sát có thể tiếp cận và thấy được tình hình tài chính thực tế của ngân hàng. - Nguyên tắc thuộc cụm chủ đề quyền hạn hợp pháp của chuyên gia giám sát: cụm chủ đề này có 1 nguyên tắc số 22 chỉ ra các biện pháp giám sát bắt buộc để có thể đưa ra được hành động can thiệp kịp thời khi ngân hàng không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản (ví dụ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không đảm bảo, năng lực quản trị điều hành yếu...). Trong trường hợp khẩn cấp, hoạt động can thiệp này bao gồm cả việc thu hồi giấy phép lập tức hoặc đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động. - Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề nghiệp vụ ngân hàng xuyên biên giới: cụm chủ đề này bao gồm từ nguyên tắc số 23 đến nguyên tắc số 25 với nội dung hướng dẫn giám sát đối với các nghiệp vụ giao dịch ngân hàng quốc tế, yêu cầu các ngân hàng nước ngoài hoạt động theo đúng các tiêu chuẩn cao bằng tiêu chuẩn của các ngân hàng trong nước và thiết lập quan hệ và hệ thống trao đổi thông tin với các chuyên gia giám sát khác, đặc biệt là với chuyên gia giám sát của nước sở tại. 1.2.2. Basel II 1.2.2.1. Nội dung cơ bản của Basel II Mục tiêu của Basel II: - Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế - Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế - Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn Basel I. Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình. 16 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Để khắc phục những hạn chế này, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành gồm 3 trụ cột chính: Bảng 1.2: Basel II dựa trên 3 trụ cột BASEL II Trụ cột 1 Trụ cột 2 Trụ cột 3 Yêu cầu về vốn tối thiểu: Quy trình đánh giá hoạt Nguyên tắc thị trường: động thanh tra giám sát: CAR vẫn bằng 8%; cách Trụ cột 2 đưa ra các yêu Yêu cầu sự minh bạch thị tính mới đối với rủi ro tín cầu đối với ngân hàng và trường đối với các thông dụng dựa trên phương pháp nhà quản lý, đặc biệt là đối tin vầ cơ chế quản lý rủi tiếp cận SA, IRBF, IRBA; với nhà quản lý. ro, mức độ rủi ro, cơ cấu cải cánh trong cách tính rủi vốn, mô hình quản lý rủi ro thị trường dựa trên 2 ro,… phương pháp tiếp cận SA, IMA; thêm mới yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động. 17 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng Hình 1.1. Cơ cấu của hiệp ước Basel II 3 nội dung của Basel II Vốn tối thiểu Giám sát thị trường Quy tắc thị trường Vốn cấp I Tài sản có rủi Định nghĩa về ro vốn Vốn cấp II Rủi ro tín dụng Rủi ro hoạt động Rủi ro thị trường Phương pháp chuẩn Phương pháp chuẩn Phương pháp chuẩn hoá hoá hoá Phương pháp đánh giá Phương pháp chỉ số Phương pháp mô nội bộ cơ bản cơ bản hình nội bộ Phương pháp đánh Phương pháp tính giá nội bộ nâng cao toán cao cấp Lưu ý: Các vấn đề đã được đề cập trong Basel I Các vấn đề mới được đề cập trong Basel II 18 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng Theo đó: a. Trụ cột thứ I – Yêu cầu về vốn tối thiểu Tương tự như Basel I, Basel II vẫn quy định tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% được xác định bằng cách lấy tổng vốn chia cho tài sản có rủi ro. Tổng vốn: xác định giống như Basel I Tài sản có rủi ro (RWA): Ngoài rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường đã được quy định tại Basel I, Basel II bổ sung thêm một loại rủi ro nữa là rủi ro hoạt động. Ngoài ra, cách tính RWA trong Basel II cũng phức tạp hơn Basel I, và có khả năng đánh giá chính xác hơn mức độ an toàn vốn: + RWABasel I = tài sản * hệ số rủi ro (không đề cập đến xếp hạng tín dụng) + RWArủi ro tún dụng phương pháp chuẩn Basel II= tài sản * hệ số rủi ro (đề cập đến xếp hạng tín dụng) + RWABasel II = vốn yêu cầu tối thiểu đối với từng rủi ro (K) * 12,5 Theo Basel II, có các phương pháp đo lường rủi ro sau: Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng: o Phương pháp chuẩn hoá: phụ thuộc vào đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. o Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản: Các ngân hàng đưa ra những khoản rủi ro ngầm định. o Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ nâng cao: Các ngân hàng đưa ra một loạt thông tin đầu vào về rủi ro. Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động: o Phương pháp chỉ tiêu cơ bản: Một chỉ tiêu áp dụng cho một quy định. o Phương pháp chuẩn hoá: Nhiều chỉ tiêu áp dụng cho một quy định. o Phương pháp đo lường nội bộ nâng cao: Các ngân hàng áp dụng các mô hình nội bộ. Các phương pháp đo lường rủi ro thị trường: o Phương pháp chuẩn hoá: Do cơ quan quản lý ngân hàng thiết lập. 19 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
- Môn: Quản trị ngân hàng nâng cao GVHD: PGS. TS Lâm Chí Dũng o Phương pháp sử dụng các mô hình nội bộ: Các ngân hàng áp dụng các mô hình nội bộ. i. Rủi ro tín dụng Theo Basel II, để đo lường và tính toán hệ số rủi ro đối với các khoản mục tài sản có rủi ro tín dụng có 3 phương pháp có thể lựa chọn: Phương pháp chuẩn (Standardized), hương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ (cơ bản F – IRB), phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao (A – IRB). Phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng: RWAphương pháp chuẩn của Basel II = Tài sản * Hệ số rủi ro Phương pháp này gần giống như Basel I. Ttuy nhiên, điểm khác biệt là Basel II so với Basel I trong phương pháp này là: - Basel I: không đề cập đến xếp hạng tín dụng, các khoản cho vay tương ứng với từng hệ số rủi ro. - Basel II: đề cập đến xếp hạng tín dụng, không áp đặt hệ số rủi ro rõ rang cho từng khoản mục mà còn tuỳ thuộc vào việc khoản mục đó được thực hiện với chủ thể nào, uy tín và xếp hạng tín dụng của chủ thể. Việc xếp trọng số bao nhiêu tuỳ thuộc vào mức độ tín nhiệm (xếp hạng tín dụng) của chủ nợ (từ AAA đến B- và không xếp hạng) do các cơ quan xếp hạng tín nhiệm quy định như cơ quan S&P. - Điểm khác biệt nữa trong Basel II là: nợ được chia thành 5 nhóm, có thêm hệ số 150%. Trọng số lần lượt là 0%, 20%, 50%, 100% và 150%. Phương pháp xếp hạng nội bộ đánh giá rủi ro tín dụng: Ngoài phương pháp chuẩn, Basel II cho phép ngân hàng có thể lựa chọn phương pháp đánh giá xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình để xác định dư nợ của khách, xác suất vỡ nợ, kỳ đáo hạn hiệu dụng, tỷ trọng tốn thất tín dụng. Từ đó, tính toán tài sản có rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng muốn áp dụng phương pháp nội bộ này cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng (như thanh tra ngân hàng hoặc ngân hàng nhà nước). Theo phương pháp xếp hạng nội bộ này, thì vốn yêu cầu tối thiểu đối với rủi ro tín dụng sẽ được xác định chính xác hơn, và có sự phân biệt về vốn yêu cầu tối thiểu giữa các khoản cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác nhau. RWAphương pháp IRB của Basel II = 12,5 * EAD * K 20 Nhóm 14 – Tìm hiểu về Basel
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng Hiệp ước an toàn vốn Basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam
121 p | 152 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
115 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng lộ trình áp dụng Basel III vào hoạt động quản trị rủi ro cho hệ thống NHTM Việt Nam
112 p | 23 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đảm bảo nguồn vốn tự có của ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel
122 p | 36 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân
84 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn