intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Tín dụng Ngân hàng Việt Nam

Chia sẻ: Boo Boo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

108
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Tín dụng Ngân hàng Việt Nam trình bày một cách tổng quan về tín dụng ngân hàng Việt Nam giúp các bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, vai trò, chính sách, cũng như thực trạng và rủi ro của nó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Tín dụng Ngân hàng Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ­­­­­­­­­­­­­­­­­ TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ GIẢNG VIÊN: BÙI THÀNH TRUNG ĐỀ TÀI:TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỰC HIỆN: NHÓM 10, GIẢNG ĐƯỜNG KT789 1
  2. Mục lục Tổng quan về tín dụng ngân hàng:............................................................................................4 Rủi ro và thực trạng của tín dụng ngân hàng:...........................................................................6 Chính sách của nhà nước với ngân hàng:..............................................................................10 Một số giải pháp:.....................................................................................................................11 2
  3. MỞ ĐẦU Nền  kinh  tế   ngày   càng   phát  triển,  nhu   cầu  về   đời   sống   ngày  một  nâng  cao.Theo đó, nhu cầu về  nguồn vốn là vô hạn, nhưng nguồn vốn thì có giới   hạn.Vì thế  việc sử  dụng nguồn vốn như thế nào là có hiệu quả  rất cần thiết   trong thời gian hiện nay. Việc phát triển tín dụng nói chung và tín dụng ngân  hàng nói riêng góp phần giúp nguồn vốn được phân bổ  hiệu quả. Trải qua   nhiều hình thái kinh tế­xã hội, tín dụng đã tồn tại và phát triển với nhiều hình   thức khác nhau, song đều có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, thúc đẩy  sản xuất, ổn định tiền tệ, ổn định cuộc sống và tạo lập các mối quan hệ quốc   tế. Tín dụng có nhiều loại: tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng  doanh nghiệp… Với bài tiều luận này, nhóm 10 xin trình bày một cách tổng  quan về tín dụng ngân hàng Việt Nam giúp các bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm,   vai trò, chính sách, cũng như thực trạng và rủi ro của nó. Nhóm 10 đã cùng nhau hợp tác để  tạo thành bài tiểu luận hoàn chỉnh. Tuy   nhiên, tín dụng ngân hàng là lĩnh vực rất rộng và đầy phức tạp, việc thiếu sót  là không thể tránh khỏi. Mong thấy nhận xét để giúp bài thuyết trình của chúng   em thêm hoàn chỉnh. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! 3
  4. Tổng quan về tín dụng ngân hàng: A. Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là việc cho vay giữa ngân hàng và các chủ thể kinh  tế nhằm giải quyết nhu cầu về vốn.  Vì thế giữa họ có mối quan hệ qua lại   với nhau. Ngân hàng thì phải có lòng  tin về khách hàng, người đi vay thì phải   có niềm tin vào số  vốn vay được. Tín dụng ngân hàng là sự  chuyển nhượng  quyền sử  dụng vốn cho người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả  gốc và lãi vô  điều kiện trong kỳ hạn nhất định. Tuy nhiên nguy cơ  rủi ro sẽ  tăng cao nếu   người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng. B. Vai trò tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế.Nó  có tác động trực tiếp tới việc sử dụng vốn, nền kinh tế, khách hàng và chính  ngân hàng. Thứ  nhất, tín dụng ngân hàng giúp  cho việc  sử  dụng nguồn vốn có  hiệu quả, thông qua đó vốn được đi từ nơi thừa   tới nơi thiếu. Vì vậy, lượng  tiền dư thừa sẽ   được phân bổ hợp lý. Từ đó mà thúc đẩy kinh tế phát triển,  cung cấp vốn kịp thời cho các chủ thể kinh tế để đầu tư  vào cơ sở vật chất,  thiết bị khoa học hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất và tận dụng tối đa các  nguồn lực, giúp cho các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh để  có thể tồn tại   và phát triển trong nền kinh tế  thị  trường hiện nay.  Đồng thời cũng tăng  cường xuất nhập khẩu thông qua các hoạt động trao đổi buôn bán thương   mại cụ thể là qua trao đổi ngoại tệ. Ví dụ 1: Chương trình cho vay và phát triển các doanh nghiệp vừa và   nhỏ,  ngân hàng OCB đã triển khai dự án SMEFP với lãi suất vay ưu đãi, thời  hạn vay đến 10 năm và được tài trợ  tối đa 85% tổng chi phí đầu tư   của dự  án. Ví dụ  2:  Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) và Tổ  chức tài chính  quốc tế (IFC) ký kết hợp đồng và khởi động dự án “Nâng cao năng lực cạnh  tranh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ  (SME)”, chỉ  phục vụ  4
  5. cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các dịch vụ ngân hàng từ tiền vay, bảo  lãnh, tiền gửi đến các dịch vụ thanh toán quốc tế, quản lý tiền tệ… Ví dụ  3: Tình hình thực tế  sử  dụng vốn vay của các hộ  sản xuất  ở  huyện Thanh Trì. Bảng 1: Cơ cấu sử dụng vốn vào các dự án của hộ sản xuất huyện Thanh Trì Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Trì) Qua bảng trên ta thấy số  vốn chủ yếu được các hộ  sản xuất đưa vào dự  án  chăn nuôi. Ngoài ra ngành nuôi trồng thủy sản cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong  bình quân số vốn sử dụng của các hộ sản xuất. ­>Qua khảo sát, từ nguồn vốn vay được ở  ngân hàng các hộ  sản xuất  ở  đây  đã đầu tư đúng mục đích, đối tượng từ đó giúp kinh tế các hộ sản xuất ngày  càng phát triển hơn, khá giả hơn, đưa nhiều hộ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Thứ  hai, hoạt động tín dụng ngân hàng mang lại nguồn thu nhập chủ  yếu cho ngân hàng, giúp đa  dạng hoá các loại tài sản  từ  đó giảm thiểu rủi  ro.Đồng  thời   đa dạng  các  loại  hình dịch  vụ  như   là  kinh  doanh ngoại  tệ,  phương thức thanh toán,… Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với  ngân hàng . Do đó nó phải càng trở nên đa dạng thì ngân hàng mới có thể tồn  tại lâu dài trong nền kinh tế thị trường đầy sức cạnh tranh như hiện nay. Ví dụ: Ngân hàng Vietcombank huy động vốn từ tiền gửi của các cá nhân, tổ  chức kinh tế­ xã hội hay đi vay từ  các ngân hàng khác…, rồi sử  dụng nguồn   5
  6. vốn đó cho các doanh nghiệp, các dự án đầu tư vay với các mức lãi suất cho   vay hấp dẫn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, từ  nguồn lợi nhuận đó ngân  hàng có thể  mở  rộng thêm các hoạt động kinh doanh khác như  kinh doanh  tiền tệ, đa dạng các phương thức thanh toán,… Rủi ro và thực trạng của tín dụng ngân hàng: C. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Nghiệp vụ  tín dụng là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Nó  mang lại nguồn thu nhập cũng như  mức độ  tạo nhuận cho ngân hàng. Tuy  nhiên, lợi nhuận càng cao thì mức rủi ro càng lớn. Vậy rủi ro tín dụng là việc   người đi vay mất khả  năng chi trả  nguồn vốn và lãi cho ngân hàng khi đến  hạn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, đầu tiên phải kể  đến từ  phía ngân hàng thì có năm nguyên nhân chính. Thứ  nhất, ngân hàng đưa ra  những chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế. Thứ  hai, cơ  chế  cho vay còn nhiều sơ  hở  vì thế  khách hàng có thể  lợi dụng để  chiếm đoạt   vốn của ngân hàng. Thứ  ba,cán bộ  ngân hàng chưa quản lí chặt chẽ  trong   khâu vay vốn như: thiếu thông tin khách hàng, cho vay mà thiếu tài sản bảo  đảm , … Thứ tư, cán bộ ngân hàng thiếu trình độ chuyên môn, thiếu tinh thần   trách nhiệm, vi phạm đạo đức trong kinh doanh (ví dụ  Huyền Như  đã huy   động vốn với lãi suất cao, làm giả  các chứng từ  đánh tráo các hồ  sơ,.. để  chiếm đoạt tài sản của ngân hàng Vietinbank). Thứ  năm,  ưu tiên các khoản   vay có lợi nhuận cao, không chú trọng đến rủi ro (ngân hàng Vpbank cho cá   nhân có thu nhập thấp vay với lãi suất cao 2.25 % /tháng. Trong khi đó, thì   theo thông tin cung cấp đến khách hàng, thì mức lãi suất cố định : 0,95­ 1,93   % / tháng). Kế  tiếp là nguyên nhân từ  phía khách hàng, thứ  nhất, người vay đầu tư  vào   các   dự   án   có   rủi   ro   cao   dẫn   đến   thua   lỗ   không   thể   hoàn   trả   cho   ngân  hàng.Thứ hai do năng lực lãnh đạo của doanh nghiệp còn nhiều yếu kém như  thiếu sự linh hoạt trong kinh doanh, không đầu tư vào máy móc thiết bị… dẫn  đễn sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của thị trường. Thứ ba do người đi vay  vi phạm đạo đức kinh doanh như: lừa gạt, đưa ra các dự án đầu tư ảo… Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn do một số nguyên nhân khác như: Ngân hàng,  khách hàng không thể ứng phó kịp thời khi nền kinh tế không ổn định (tỷ giá   biến động, lạm phát gia tăng…), chính sách hay thay đổi cũng như  sự  bất  6
  7. thường của môi trường tự  nhiên. Thứ  hai do chính sách pháp luật còn lỏng   lẻo tạo cơ hội cho một số người chiếm đoạt vốn. Tình hình chính trị trong và  ngoài nước không ổn định, còn chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế suy thoái. D. Thực trạng tín dụng ngân hàng Việt Nam: 1. Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay: (Nguồn: số liệu trích từ cục thống kê TPHCM) Biểu đồ  trên cho thấy lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay đang   ngày càng giảm dần, đặc biệt là lãi suất huy động từ tháng 1/2011 tới 7/2013   giảm gần 5% , từ năm 2014 đến nay cả 2 loại lãi suất vẫn tiếp tục giảm nhẹ  .          Điển hình năm 2015, Vietcombank và Agribank  được xem là hai ngân   hàng có mức lãi suất  huy động thấp nhất chỉ 4%/năm. Trong đó, Agribank lãi  suất giảm 0,1­0,3% /năm cụ thể là lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng giảm từ  4,3% /năm xuống còn 4%/năm , kỳ hạn 12­18 tháng  là 6,2%/năm, kỳ hạn từ  18 tháng trở  lên giảm còn 6,3%/năm. Ngoài ra, Eximbank lãi xuất giảm 0,2­ 0,4%/năm,   Techcombank   và   DongABank   giảm   lãi   suất   huy   động   từ   0,2­ 0,3%/năm. 7
  8. Đầu năm 2015,lãi suất huy động vẫn tiếp tục giảm song lãi suất cho vay  vẫn không có sự thay đổi đáng kể với mức lãi suất 7%/ năm kỳ hạn ngắn và  9,5­11%/năm với trung và dài hạn. Điều đó đã ngày càng tạo ra khoảng cách   lớn giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. 2. Các khoản vay của cá nhân,chủ thể kinh tế: Trong nền kinh tế  thị  trường, môi trường vĩ mô luôn tác động không  ngừng lên một quốc gia. Do đó cuộc đại khủng hoảng 2008 nổ ra ở Mỹ cùng  với khủng hoảng nợ  công bùng phát  ở  Châu Âu đã và đang gây  ảnh hưởng   không nhỏ  đến nền kinh tế  trong đó có hoạt động tín dụng ngân hàng. Từ  hậu quả của môi trường kinh tế  đầy biến động đòi hỏi Chính phủ  phải đề  ra chính sách để giải quyết vấn đề trên. Trong đó chính sách tiền tệ mở rộng   trong giai đoạn 2008­2009 đã giúp nguồn vốn lưu thông dễ  dàng hơn khi  doanh nghiệp lạc quan với chính sách hỗ  trợ  lãi suất của chính phủ. Từ đó,  tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng có nhiều thay đổi: 8
  9. Nguồn: TCTK, NHNN. +   Giai đoạn trước năm 2011: nhìn chung tốc độ  tăng trưởng tín dụngtăng   mạnh từ  25.43% (2008) lên 39,57%(2009) và32,43% (2010 ) vượt chỉ  tiêu  tăng trưởng 30% của chính phủ  năm 2009, đỉnh điểm là tín dụng nóng năm  2009. Do đó, năm 2010 ngân hàng nhà nước đã nhanh chóng thực hiện chính  sách thắt chặt tiền tệ  tuy có giúp hoạt động tín dụng giảm nhiệt nhưng   không đáng kể.Tuy nhiên hoạt động tín dụng tăng mạnhgóp phần giúp GDP   giai đoạn này tăng lên nhưng không cao (trung bình khoảng  6%). +  Giai đoạn từ năm 2011 đến nay : hoạt động kinh doanh kém hiệu quả đã   tác động tiêu cực đến sự  suy giảm tín dụng ngân hàng. Đi cùng với chính  sách thắt chặt tiền tệ  đó là lãi suất tăng cao. Các doanh nghiệp càng khó  khăn hoạt động hơn khi thiếu nguồn vốn để tran trải chi phí tăng cao, trong   khi lãi suất tăng cao khiến họ  ngại đi vay hơn nữa, cụ  thể  là tốc độ  tăng  trưởng   tín   dụng   có   xu   hướng   giảm   từ   14,32%(2011)   xuống   7,26%   (9/2014).Tuy nhiên GDP không giảm đáng kể  và luôn giữ   ổn định quanh  khoảng 5%. 3. Nợ xấu tăng cao: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến nhiều doanh nghiệp phá  sản nên các khoản cho vay trước đây của nhiều ngân hàng không thể thu hồi  vốn , các khoản nợ  xấu tăng cao và kéo dài cho đến hiện nay. Cụ  thể  vào  ngày 31/7/2008, tỷ lệ nợ xấu ( cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay) là 3,64   % ( 10.886 tỷ), so với 2007 tăng 1 %. Từ 2012 đến nay, nợ xấu vẫn không có  xu hướng giảm cụ thể , và vượt xa ngưỡng 3 %.  Chẳng hạn, ACB, Eximbank, Vietinbank, MBB đây là các ngân hàng có  tổng mức nợ xấu tăng mạnh hiện nay. Trong đó, Vietinbank là ngân hàng có  mức nợ xấu cao nhất từ 3.770 tỷ đồng lên 9.576 tỷ đồng, tương đương 154%  ( 5806 tỷ đồng) Bên cạnh đó, trong nội tại các ngân hàng còn tồn tại nhiều bất cập như  đạo đức nghề  nghiệp của đội ngũ cán bộ, các khoản vay không đảm bảo,   không đúng loại tín dụng ngày càng tăng, ,chưa thực sự nghiêm túc xây dựng   quỹ  dự  phòng rủi ro….Ví dụ  trường hợp ông Vũ Việt Hùng ( nguyên giám  đốc VDB Đak Lak), cho Cao Bạch Mai và Trần Thị  Xuân vay gần 2000 tỷ  đồng trái quy định và để  chiếm đoạt khoảng 357 tỷ  đồng của ngân hàng.   9
  10. Ngoài ra Hùng còn kí khống giấy tờ để giúp 2 đối tượng trên cùng đồng bọn  chiếm 580 tỷ  đồng của ngân hàng TMCP­ chi nhánh Hà Nội và 0CB­ HCM.   Tham gia hoạt động trên còn có sự góp mặt của một số cán bộ ngân hàng , cò  tín dụng. 4. Quy mô vốn và lợi nhuận ngân hàng Việt Nam: Chính sách của nhà nước với ngân hàng: Với vai trò là bộ  máy quản lý, nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách.   Thứ nhất, nhà nước đã thực hiện các chương trình liên kết giữa doanh nghiệp  với ngân hàng thông qua việc giảm lãi suất cho vay vốn để  kinh doanh, hay   mua hàng vào các tháng cuối gần Tết. Ngày 7/2012, chi nhánh TP.HCM đã  triển khai chương trình kết nối với mô hình hỗ  trợ  vốn vay  ưu đãi. Gần 14  000 tỷ đồng được ký kết, gồm khoản cho vay mới , giảm lãi suất  và mức tín   dụng nâng hạn. Lãi suất được kí kết ở mức dưới 9 % với vay ngắn hạn và 9­ 12 % với vay trung, dài hạn. Các doanh nghiệp được hưởng hình thức lãi suất  cho trong 5 lĩnh vực ưu tiên.) Thứ  hai, trong chính sách tiền tệ, nhà nước làm cho giá trị  đồng tiền  không biến động và lạm phát được kiểm soát, dẫn đến lãi suất giảm.  Ngày  27/01/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ  thị  số  01/CT­ NHNN thực hiện chính sách tiền tệ  mở  rộng để  ngân hàng hoạt động một  cách an toàn, hiệu quả, đồng thời kiểm soát lạm pháp dưới 5%, thúc đẩy tăng   trưởng kinh tế   ở  mức 6,2%, bảo đảm thanh khoản của các TCTD, giữ  lãi   suất luôn  ở  mức  ổn định và phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay trung,  dài hạn từ 1%/năm đến 1,5%/năm. Thứ  ba, nhà nước tổ  chức lại cơ  cấu tín dụng ngân hàng, loại bỏ  các   ngân hàng yếu kém. Đề  án Cơ  cấu lại các tổ  chức tìn dụng giai đoạn 2011­ 2015 được phê duyệt, 4 ngân hàng thương mại nhà nước và 20 ngân hàng  thương mại cổ  phần được tái cơ  cấu. Quan trọng , tình hình của các ngân  hàng thương mại yếu kém được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát nhằm đưa ra  phương án phù hợp. Trong năm 2015, tiếp tục đẩy mạnh đề án tái cơ cấu các  tổ chức tín dụng, như việc xác nhập 6 đến 7 ngân hàng thành một hệ thống. Cuối cùng là thông qua các biện pháp của VAMC để  xử  lý nợ  xấu.  Cuối năm 2013, VAMC đã mua được 40.000 tỷ đồng nợ xấu, theo đà đó đến  cuối năm 2014, thì con số  này là 123.000 tỷ đồng. So với cuối năm 2011, thì  tỷ lệ nợ xấu giảm và chỉ chiếm 3,8 % tổng dư nợ. 10
  11.  Một số giải pháp: Về phía ngân hàng: Đầu tiên ngân hàng phải đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp với   nền kinh tế.  Thứ hai, phải kiểm soát và quản lí chặt chẽ  trong phần vay vốn và sử  dụng vốn của khách hàng. Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của cán bộ ngân hàng, cũng  như đào tạo trình độ chuyên môn cho họ. Cuối cùng là đa dạng hoá các loại rủi ro, chuyển rủi ro (mua bảo hiểm   cho vay, cho vay đồng tài trợ,…) Về phía khách hàng, người đi vay phải biết sử dụng vốn vay đúng mục đích   có hiệu quả kinh tế, đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn và kiếm lời.  Lựa chọn những khoản vay phù hợp với mục đích và tình hình hoạt động  kinh doanh để  hoàn trả  vốn vay ngân hàng đúng kỳ  hạn. Bên cạnh đó phải  nâng cao trình độ kinh doanh, cũng như đạo đức trong kinh doanh. 11
  12. KẾT LUẬN Ngày nay, các ngân hàng dù đã mở rộng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực  khác nhau, nhưng hoạt động tín dụng vẫn là nguồn cơ  bản tạo nên thu  nhập của ngân hàng. Đặc biệt  ở  những nước đang phát triển như  Việt   Nam, hoạt động cho vay chiếm tới 90% hoạt động của ngân hàng, vì thế  rủi ro tín dụng là vấn đề  cần được quan tâm hiện nay. Nhà nước Việt  Nam đã đưa ra các chính sách, cũng như  các ngân hàng đưa ra giải pháp  nhằm phòng ngừa nó và giúp đất nước tiến đến quá trình CNH ­ HĐH một  cách thuận lợi, ổn định xã hội và phát triển kinh tế. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2