Đề tài " “Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000-2006)”
lượt xem 48
download
Có thể nói sự ra đời của nghị định 100CP là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự chấm dứt của cơ chế độc quyền nhà nước,tạo ra môi trường pháp lý cho việc phát triển một thị trường bảo hiểm mang tính cạnh tranh. Bên cạnh đó với sự phát triển ổn định của nền kinh tế cùng với các chính sách đầu tư trong và nước ngoài tạo ra một lượng tích lũy đáng kể về tài sản đã mang lại những cơ hội không nhỏ cho sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " “Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000-2006)”
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm Đề tài “Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000-2006)” 1 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm MỤC L ỤC LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................................................4 Chương I:Tổng quan về tái bảo hiểm và tái b ảo hiểm vật chất thân tàu .............................4 CHƯƠNG I ...............................................................................................................................5 I. TỔNG QUAN VỀTÁI BẢO HIỂM ....................................................................................5 1. BẢN CHẤT VÀ TÁC DỤNG CỦA TÁI BẢO HIỂM .....................................................5 1.1. Bản chất của tái bảo hiểm ...............................................................................................5 1.2. Tác d ụng cơ bản của tái bảo hiểm .................................................................................6 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TÁI BẢO HIỂM ..............................................................7 a. Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm .......................................................................7 b. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỉ XX............................................................7 c. Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 1990 ...........................................9 d. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay .........................................................................................9 3. CÁC HÌNH THỨC TÁI BẢO HIỂM .............................................................................. 10 3.1. Tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn......................................................................................... 10 Ưu điểm của hình thức này: .............................................................................................. 10 Nhược điểm: ......................................................................................................................... 11 3.2. Tái bảo hiểm bắt buộc................................................................................................... 12 Ưu điểm: ............................................................................................................................... 12 Nhược điểm: ......................................................................................................................... 12 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI BẢO HIỂM ........................................................................ 14 4.1. Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm ............................................................................. 14 4.1.1. Tái bảo hiểm số thành ............................................................................................... 14 Ưu điểm: ............................................................................................................................... 14 5. THỦ TỤC PHÍ TÁI BẢO HIỂM ..................................................................................... 20 6. PHÍ TẠM GIỮ .................................................................................................................. 23 7. QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG ................................................................................................... 24 II. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU ........... 24 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM THÂN TÀU .......................................................... 24 2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM THÂN TÀU ................................. 26 2 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm III. NỘI DUNG CƠ B ẢN CỦA TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU ................. 28 1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN T ÀU 28 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI BẢO HIỂM ÁP DỤNG .................................................... 28 3. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM - TÁI B ẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU VIỆT NAM ................................................................................................................................................ 29 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................... 39 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VINARE ............................................................................... 40 1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VINARE ............................................................ 40 3. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA VINARE......................................................................... 43 4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINARE (2000-2006) ................. 44 II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN T ÀU TẠI VINARE (2000-2006)................................................................................................... 50 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỊ TR ƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU VÀ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU Ở VIỆT NAM ................. 50 2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006)................................................................................................... 50 3. Đánh giá chung.................................................................................................................. 70 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................... 73 I. MỤC TIÊU CỦA VINARE TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................ 73 II. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU T ẠI VINARE TRONG THỜI GIAN TỚI . 75 1. CƠ HỘI .............................................................................................................................. 75 2. THÁCH THỨC ................................................................................................................. 77 III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE ........................................ 79 1. ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC ..................................................................................................... 79 2. ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM . 82 KẾT LUẬN............................................................................................................................ 88 3 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói sự ra đời của nghị định 100CP là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự chấm dứt của cơ chế độc quyền nhà nước,tạo ra môi trường pháp lý cho việc phát triển một thị trường bảo hiểm mang tính cạnh tranh. Bên cạnh đó với sự phát triển ổn định của nền kinh tế cùng với các chính sách đầu tư trong và nước ngoài tạo ra một lượng tích lũy đáng kể về tài sản đã mang lại những cơ hội không nhỏ cho sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng. Bảo hiểm hàng hải là một trong những lĩnh vực bảo hiểm ra đời khá sớm không những đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngành vận tải biển mà còn thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Cùng với sự phát triển đó thì tái bảo hiểm ra đời như một tất yếu khách quan nhằm đảm bảo khả năng tài chính cho các công ty bảo hiểm. Mặc dù mới được triển khai không lâu nhưng cho đến nay nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng hải đã có những bước đi dài,đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Trong thời gian thực tập tại Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải của Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam,với những kiến thức đã đ ược thầy cô truyền đạt và được sự giúp đỡ của các anh chị phòng tái bảo hiểm hàng hải em đã hoàn thành luận văn với đề tài: “Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000- 2006)”. Nội dung luận văn gồm 3 chương chính: Chương I:Tổng quan về tái bảo hiểm và tái bảo hiểm vật chất thân tàu Chương II:Phân tích tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tạiVINARE(2000 -2006) Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE. 4 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM VÀ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU I. TỔNG QUAN VỀTÁI BẢO HIỂM 1. BẢN CHẤT VÀ TÁC DỤNG CỦA TÁI BẢO HIỂM 1.1. Bản chất của tái bảo hiểm Bảo hiểm là một phạm trù kinh tế,nó bao gồm các quá trình phân phối lại nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo của xã hội. Đặc trưng của nó là việc thành lập mang tính chất tập thể một quỹ dự trữ tài chính thông qua sự vận động của các quy luật thống kê và các nguyên tắc cân đối cũng như việc phân phối mang tính chất riêng rẽ quỹ đó để có thể đáp ứng những nhu cầu có thể dự đoán đ ược trong tương lai phát sinh ra từ những sự cố bất ngờ gây thiệt hại hay xẩy ra. Do những đặc thù trên nên bảo hiểm có sự đóng góp nhất định vào việc đảm bảo tính liên tục,sự ổn định và hiệu quả của quá trình sản xuất,lưu thông và tiêu dùng của xã hội. Dựa vào các rủi ro được bảo hiểm,các ngành kinh tế khác nhau và các quá trình tiến hành bảo hiểm được chia thành nhiều loại và được tổ chức thành một hệ thống độc lập của nền kinh tế quốc dân (ở nhiều nước còn được gọi là ngành kinh tế bảo hiểm). Một trong loại hình đó là tái bảo hiểm. Về khái niệm,tái bảo hiểm là một hình thức bảo hiểm lại những rủi ro đã được bảo hiểm (công ty bảo hiểm). Hay nói cách khác,tái bảo hiểm là bảo hiểm cho người bảo hiểm. Nhiệm vụ chủ yếu của tái bảo hiểm là phân chia các rủi ro đã được bảo hiểm của các công ty bảo hiểm gốc cho một tập thể các công ty tái bảo hiểm và thông qua đó sẽ tận dụng một cách tối ưu các quy luật thống kê. Với nhiệm vụ trên tái bảo hiểm ổn định kinh doanh cho 5 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm các công ty bảo hiểm gốc và tạo điều kiện cho các công ty này có thể nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của mình. 1.2. Tác dụng cơ bản của tái bảo hiểm Tái bảo hiểm có tác dụng sau: Phân tán rủi ro,góp phần ổn định tài chính cho công ty bảo hiểm gốc,đặc biệt là trong những trường hợp xảy ra các sự cố thảm họa hay tích lũy rủi ro; Tăng cường khả năng nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc đối với những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của nó; Góp phần ổn đ ịnh thu chi của ngân sách Nhà nước và tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước ; Giúp các công ty bảo hiểm nhỏ,mới thành lập ổn định và phát triển nhờ tư vấn về nghiệp vụ từ các công ty tái bảo hiểm; Giúp các công ty bảo hiểm sửa chữa tính bất th ường,đột biến của rủi ro - khả năng sai lệch giữa thực tế và dự đoán mà người bảo hiểm có được nhờ số liệu thống kê từ quá khứ; Góp phần thúc đẩy,phát triển quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước bởi tái bảo hiểm là hoạt động mang tính chất quốc tế; Gián tiếp bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm bằng sự ổn định tài chính của công ty bảo hiểm gốc; Đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên làm việc trong các công ty bảo hiểm gốc,góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội (tạo chỗ làm tại các công ty bảo hiểm,tái bảo hiểm,công ty môi giới tái bảo hiểm,...); Tạo điều kiện cho công ty bảo hiểm khi muốn rút lui khỏi thị trường nào đó (khi nhận thấy không còn đủ khả năng để thực hiện một nghiệp vụ bảo hiểm nào đó hoặc khi muốn tập trung vào các nghiệp vụ khác 6 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm mà công ty có thế mạnh...,công ty bảo hiểm này có thể nhượng tái bảo hiểm các đơn bảo hiểm thuộc loại nghiệp vụ này cho các công ty khác). 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TÁI BẢO HIỂM Thực tế cho thấy,cũng như các ngành nghể khác,bảo hiểm và tái bảo hiểm ra đời luôn gắn liền trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự ra đời và phát triển của tái bảo hiểm có thể chia thành 4 giai đoạn sau: a. Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu,Italia là nước đầu tiên chứng kiến sự ra đời và phát triển của tái bảo hiểm. Bản giao ước cổ nhất được biết đến có tính chất pháp lý như một hợp đồng tái bảo hiểm được kí kết vào năm 1370 tại thành phố Genes. Đó là hợp đồng tái bảo hiểm hàng hải,liên quan tới chuyến hành trình bằng đường biển từ Cadiz (Tây Ban Nha) đến Sluys (Hà Lan). Sau này,với sự phát triển rộng rãi của những quan hệ thương mại giữa các thành ph ố của Italia cũng nh ư các nước Bắc Âu,đặc biệt là nước Anh,dịch vụ tái bảo hiểm cũng phát triển theo. Tuy nhiên,sau khi có sự xuất hiện của những vụ lạm dụng có tính chất con buôn gây ra nhiều phản ứng chống lại bản chất của tái bảo hiểm đã dẫn đến việc ra đời của đạo luật cấm các hoạt động tái bảo hiểm hàng hải ở nước Anh. Trong một thời gian dài (1746-1864),đạo luật này vô hình chung đã tạo điều kiện cho tổ chức LLOYD’S phát huy ảnh hưởng của mình bằng đồng bảo hiểm. Sau năm 1864,nó trở thành thị trường tái bảo hiểm quan trọng nhất trên thế giới. Thời gian này cũng đã chứng kiến sự xuất hiện của các nghiệp vụ tái bảo hiểm khác như tái bảo hiểm cháy,...với hình thức tái bảo hiểm duy nhất được áp dụng trong thời kỳ này là tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn cho từng rủi ro riêng biệt. b. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỉ XX Trong giai đoạn này,những thành tựu khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng vào sản xuất làm nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa đã có những bước tiến nhảy vọt,quan hệ giao lưu hàng hóa giữa các nước ngày càng được mở rộng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho thị trường tái bảo 7 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm hiểm trưởng thành và phát triển. Tuy nhiên các công ty bảo hiểm vừa hoạt động bảo hiểm gốc vừa hoạt động tái bảo hiểm tạo ra những hạn chế nhất định,đặt ra yêu cầu cần phải có công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Năm 1843,công ty tái bảo hiểm nội bộ đầu tiên ra đời là Weceler Re (Đức). Tuy nhiên,nó ch ỉ là công ty con của một công ty bảo hiểm địa phương,chủ yếu nhận các phần dôi của công ty mẹ. Năm 1846 công ty tái bảo hiểm độc lập đầu tiên được thành lập tại Đức mang tên Cologe Re. Sau đó là sự ra đời hàng loạt của các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp có tên tuổi như: - Swiss Re – công ty tái bảo hiểm đầu tiên của Thụy Sỹ,thành lập năm 1863; - London Gurantee Reinsurance Co.Ltd (Luân Đôn) năm 1869; - Munich Re (Đức),thành lập năm 1880. Ở Anh,công ty tái bảo hiểm đầu tiên là The Reinsurance Company Ltd, thành lập năm 1867 và vào thời gian đó,trên thế giới mới chỉ tồn tại 10 công ty tái bảo hiểm. Tuy nhiên,công ty này đã đóng cửa vì phá sản vào năm 1871. Một số công ty tái bảo hiểm khác đã được thành lập nhưng không tồn tại được lâu. Năm 1907,công ty tái bảo hiểm Vương quốc Anh thành lập,mang tên Mercantile & General Reinsurance. Một năm sau,năm 1908,công ty tái bảo hiểm Bristish & European ra đời. Ở Mỹ,công ty tái bảo hiểm đầu tiên được thành lập năm 1912 với tên The First Reinsurance Company of Hartford khi mà các công ty tái bảo hiểm nước ngoài đã hoạt động tại Mỹ một số năm trước đó. Vào những năm 1920,người ta cũng chứng kiến sự ra đời của các tập đoàn tái bảo hiểm địa phương như Uruguay,Chile,Banco del Estado,... Ban đầu,những công ty này không tìm kiếm dịch vụ ngoài những dịch vụ của địa phương bị bắt buộc nhượng cho họ. Cùng với sự phát triển của thị trường tái trong giai đoạn này nhiều hình thức và phương pháp tái bảo hiểm được xây dựng nh ư tái số thành,mức dôi... Tuy nhiên,chiến tranh thế giới thứ II đã làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng. Trên thực tế hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm bị ngừng trệ,thậm chí một số 8 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm nước các nhà cầm quyền còn trưng dụng cả quỹ bảo hiểm để phục vụ chiến tranh gây ra tổn thất lớn cho các nhà bảo hiểm đặc biệt là các công ty ở những nước Châu Âu. c. Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 1990 Sau chiến tranh thế giới thứ II năm 1945 cục diện thế giới thay đổi,hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời và phát triển,phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa thắng lợi,các nước tư bản rơi vào khủng hoảng làm cho nền kinh tế nói chung và ngành bảo hiểm – tái bảo hiểm nói riêng có nhiều thay đổi: - Các nước TBCN đang trong quá trình phục hồi,đồng thời với nhiều công ty tái bảo hiểm mới được thành lập tạo nên th ị trường tái bảo hiểm cạnh tranh dưới nhiều hình thức; - Hệ thống các nước XHCN ra đời thực hiện độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm và tái bảo hiểm,hạn chế với các nước TBCN. Tuy nhiên các nghiệp vụ nhận tái chỉ mang tính chất đối ngoại là bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu và bảo hiểm thân tàu thủy; - Năm 1970-1980 các tập đoàn tái bảo hiểm vùng ra đời như: Tập đoàn tái bảo hiểm Châu Phi,tập đoàn tái bảo hiểm Châu Á,tập đoàn tái bảo hiểm Asean. Các tập đoàn này vận hành dựa trên cơ sở nhượng bắt buộc hay tự nguyện với nhau giữa các thành viên. d. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay Năm 1990 sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN tạo tiền để cho thị trường tái bảo hiểm quốc tế được mở rộng và phát triển. Mối quan hệ giữa các nước ngày càng được củng cố đánh dấu giai đoạn phát triển cao của thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm. Tuy nhiên nh ững năm đầu của thế kỷ XX thị trường tái bảo hiểm quốc tế phải đối mặt lớn với thảm họa và rủi ro do thiên nhiên và con người gây ra. Năm 2001,với thảm họa khủng bố giáng xuống nước Mỹ ngày 11 - 9,các công ty bảo hiểm,tái bảo hiểm phải gánh chịu những khoản tổn thất nặng nề chưa từng có với tổng tổn thất được bảo hiểm lên tới 40,2 tỷ USD, dẫn tới sự phá sản tụt hạng của một số công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế 9 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm giới, và đến nay với hàng loạt tổn thất do thiên tai gây ra đặc biệt là tổn thất nặng nề do sóng thần vào thời điểm cuối năm 2004 tại các nước Nam Á làm cho tình hình thị trường tái bảo hiểm quốc tế trở nên phức tạp. 3. CÁC HÌNH THỨC TÁI BẢO HIỂM 3.1. Tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn Đây là hình thức tái bảo hiểm cơ bản và cổ điển nhất. Theo hình thức này, công ty nhượng toàn quyền lựa chọn toàn bộ hay một số rủi ro cần phải tái đi và công ty nhận (nhà tái bảo hiểm) có quyền nhận hay từ chối toàn bộ hay một số rủi ro đó. Quy trình để thực hiện tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn gồm có các bước: - Công ty nhượng thông báo cho nhà tái bảo hiểm một dịch vụ nào đó mà họ cần tái đi dưới hình thức một bản đề nghị (hay bản chào tái), trong đó ghi rõ các đặc điểm chính của rủi ro được tái bảo hiểm,chẳng hạn như: + Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm; + Tính chất của rủi ro được bảo hiểm; + Ngày bắt đầu và ngày chấm dứt; + Số tiền bảo hiểm,phí bảo hiểm,phần giữ lại của công ty nhượng; + Thủ tục phí tái bảo hiểm; + Phương thức tái,thủ tục thanh toán,bồi thường; ..... - Sau khi nhận được đề nghị,nhà tái bảo hiểm có quyền lựa chọn nhận toàn bộ hay một phần tỷ lệ nào đó hay một số tiền cố định trên cơ sở rủi ro được đề nghị. Nhà tái bảo hiểm xác nhận phần tham gia của mình vào một phiếu đề nghị và gửi lại cho công ty nhượng, đồng thời, nhà tái bảo hiểm có thể yêu cầu cung cấp thêm thông tin cần thiết. Chỉ khi được thông báo chấp nhận,dịch vụ tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn mới có hiệu lực và cũng tự động chấm dứt vào ngày đến hạn nếu không có bổ sung thêm. Ưu điểm của hình thức này: 10 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm + Giúp các công ty nhượng đặc biệt là các công ty mới thành lập còn ít kinh nghiệm có thể hoàn thành việc nhận bảo hiểm cho những đơn vị rủi ro có giá trị lớn,vượt quá khả năng tài chính của họ bằng việc sử dụng chuyên môn và khả năng của thị trường tái bảo hiểm quốc tế; + Giúp công ty nhượng có điều kiện loại bỏ được những rủi ro đặc biệt lớn hoặc nguy hiểm mà một khi tổn thất thuộc đơn vị này xảy ra có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mình trong năm nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt nào đó; + Giúp cho công ty nhượng có thể chủ động trong việc chấp nhận bảo hiểm phục vụ nhu cầu của người được bảo hiểm về những loại rủi ro mà có thể không được chấp nhận trong các hợp đồng bảo hiểm bắt buộc truyền thống của mình,chẳng hạn như: rủi ro động đất, ngập lụt, đình công, bạo loạn, chiến tranh hoặc những rủi ro tương tự khác; + Tạo điều kiện cho công ty nhượng cải thiện sự thăng bằng của các hình thức tái bảo hiểm bắt buộc, cải thiện vận may rủi trong việc đạt được những lợi ích tối đa theo các điều kiện quy định trong các hợp đồng tái bảo hiểm đó của họ (ví dụ: điều kiện về chia lãi, thủ tục phí tái bảo hiểm theo thang lũy tiến, thủ tục phí tái bảo hiểm theo lãi,...). Nhược điểm: + Công ty nhượng phải thông báo đầy đủ, chi tiết về nghiệp vụ bảo hiểm gốc dẫn đến có thể bị tiết lộ thông tin có lợi cho đối thủ cạnh tranh trong thị trường bảo hiểm gốc. + Không đảm bảo thời gian và sự chắc chắn trong việc phân tán rủi ro tái bảo hiểm do đó có thể sẽ mất cơ hội tranh thủ bảo hiểm hoặc không có khả năng để nhận bảo hiểm cho rủi ro có giá trị lớn,hay ít nhất cũng làm cho công ty nhượng mất uy tín vì sự chậm trễ trả lời người được bảo hiểm.; + Chi phí hành chính,thủ tục giấy tờ tốn kém do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của hợp đồng; + Thường xuyên phải đàm phán tái lập lại hợp đồng tái bảo hiểm trước khi quyết định kí kết hợp đồng bảo hiểm gốc với khách hàng mà trong nhiều trường hợp đáng lẽ không cần thiết phải thay đổi hay hủy bỏ hợp đồng đã kí; + Trong nhiều trường hợp hình thức tái bảo hiểm này chỉ được thực hiện với mức phí cao hơn mức phí gốc hoặc thủ tục phí ít hơn khi khả năng nhận của thị trường tái bảo hiểm quốc tế đã đạt gần tới mức tối đa, hoặc khi phí bảo hiểm gốc quá thấp so với phí trung bình của thị trường. 11 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm 3.2. Tái bảo hiểm bắt buộc Tái bảo hiểm bắt buộc là sự thỏa thuận giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm trong đó công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro gốc mà hai bên đã thỏa thuận từ trước. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận toàn bộ các đơn vị rủi ro đó. Ở đây,công ty nhượng toàn quyền trong việc chấp nhận bảo hiểm gốc,định phí,... mà không phải thông qua ý kiến của nhà tái bảo hiểm. Công ty nhượng đơn phương thanh toán các vụ tổn thất có liên quan đến những rủi ro được bảo hiểm với mục đích bảo vệ quyền lợi chung của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm chia sẻ rủi ro với công ty nhượng và sẽ chấp nhận thanh toán tổn thất thuộc phạm vi hợp đồng tái bảo hiểm đã thỏa thuận mà công ty nhượng thay mặt họ giải quyết. Như vậy,hình thức tái bảo hiểm bắt buộc là thỏa thuận ràng buộc các bên với nhau một cách chặt chẽ hơn là hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn. Ưu điểm: + Công ty nhượng sẽ được toàn quyền quyết định phí bảo hiểm cho nên hợp đồng sẽ được kí kết rất nhanh; + Các nhà tái bảo hiểm hoàn toàn chia sẻ vận may rủi với công ty nhượng đồng thời rất thoải mái chấp nhận rủi ro một cách tự nguyện bởi vì đến lượt mình họ cũng có quyền làm như vậy; + Đây là hình thức rất chặt chẽ bởi vì mọi thỏa thuận đã được thảo luận từ trước khi kí kết hợp đồng, vì vậy phí bảo hiểm mà các bên thu được cũng cao nhất. Nhược điểm: + Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai,các nhà tái bảo hiểm không lường hết được mức độ rủi ro cũng như xác xuất rủi ro vì vậy việc kí kết hợp đồng ít nhiều còn mang tính mạo hiểm; + Vì mọi rủi ro đều phải tái đi cho nên, đứng về phía công ty nhượng, những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm nhỏ vẫn phải đem đi tái trong khi khả năng tài chính của họ vẫn có thể đảm đương được. 12 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm 3.3. Tái bảo hiểm kết hợp tùy ý lựa chọn - bắt buộc Đây là hình thức tái bảo hiểm mà công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả các dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm nhưng công ty nhận bắt buộc phải nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đưa vào thỏa thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung điều khoản đã quy ước của hợp đồng tái bảo hiểm thỏa thuận. - Đối với nhà nhận tái: So với hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn, nhà nhận tái bảo hiểm bất lợi hơn vì không có quyền từ chối những rủi ro mà họ không muốn nhận. Công ty nhận tái bảo hiểm có điều kiện thu nhập nguồn phí tái bảo hiểm lớn hơn và có phần thăng bằng hơn so với hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn. Ở đây,công ty nhượng không được lợi dụng hình thức này để lựa chọn tái đi những rủi ro có khả năng xảy ra tổn thất lớn với mục đích đẩy phần bất lợi cho nhà tái bảo hiểm. Để đề phòng trường hợp này xảy ra,công ty nhận phải nắm vững ý đồ của công ty nhượng,xem xét kỹ các rủi ro mà công ty nhượng đem tái bảo hiểm và thường xuyên phải canh chừng diễn biến của thỏa ước mà mình đã kí kết. Sử dụng hình thức tái bảo hiểm này,công ty nhượng có điều kiện để đem chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm thặng dư của khả năng tự giữ lại của mình cho một hay một số ít các nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn, thay cho việc phải đem tất chia tất cả các phần thặng d ư cho các nhà tái bảo hiểm nếu đem tái theo hình thức bắt buộc. Tuy nhiên,cách tái bảo hiểm nh ư thế thường chỉ có các công ty nhận có tiềm lực thật lớn vì họ là những người có khả năng nhận các rủi ro có giá trị bảo hiểm cao và như vậy sẽ không đòi hỏi phân tán cho quá nhiều nhà tái bảo hiểm, đỡ tốn kém chi phí. - Đối với công ty nhượng: Với hình thức này,công ty nhượng có điều kiện đem chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm thặng dư của khả năng giữ lại cho một hay một số nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn thay vì phải phân chia tất cả các phần thặng dư của khả năng tự giữ lại của mình cho các nhà tái bảo hiểm theo hình thức bắt buộc. Hình thức tái bảo hiểm này thường chỉ có thể thực hiện được bằng cách chào tái cho các nhà tái bảo hiểm có tiềm lực lớn,có khả năng nhận được các đơn vị rủi ro có giá trị cao như vậy sẽ giảm bớt chi phí do phải phân tán rủi ro cho nhiều nhà tái bảo hiểm. 13 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm Trong trường hợp công ty nhượng có quá nhiều đơn vị rủi ro cần phải đem đi tái thì chi phí hành chính cho việc áp dụng hình thức tái bảo hiểm này sẽ rất tốn kém vì những rủi ro cần tái bảo hiểm đó thường đòi hỏi các điều kiện tái bảo hiểm khác nhau,công tác tính toán phí và sổ sách kế toán sẽ phức tạp và khó khăn hơn. 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI BẢO HIỂM Các hình th ức tái bảo hiểm như đã trình bày ở trên được áp dụng theo hai phương pháp chính là: + Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm (tái bảo hiểm theo tỷ lệ); + Tái bảo hiểm theo số tiền bồi thường (tái bảo hiểm phi tỷ lệ). 4.1. Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm là một phương pháp tái bảo hiểm mà trong đó trách nhiệm của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm đối với mỗi đơn vị rủi ro được bảo hiểm đ ược phân bổ theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền bảo hiểm. Vì lẽ đó các dịch vụ tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm còn đ ược gọi là tái bảo hiểm theo tỷ lệ. Phương pháp tái bảo hiểm theo tỷ lệ được chia làm hai dạng chính: + Tái bảo hiểm số thành; + Tái bảo hiểm mức dôi. 4.1.1. Tái bảo hiểm số thành Theo phương thức này, công ty nhượng giữ lại cho mình một tỷ lệ nhất định so với số tiền bảo hiểm,phần còn lại tái đi. Vì vậy phí bảo hiểm và số tiền bồi thường cũng được phân bổ giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm theo tỷ lệ tương ứng. Ưu điểm: + Tính toán đơn giản,dễ xử lý,chi phí hành chính và cách quản lý đơn giản,ít tốn kém; + Đối với nhà tái bảo hiểm,dạng tái bảo hiểm này có tính cân đối và dễ chấp nhận hơn so với dạng tái bảo hiểm mức dôi,có khả năng phân tán rủi ro tốt hơn so với các loại tái bảo hiểm khác. Nhà tái bảo hiểm có điều 14 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm kiện tham gia vào mọi rủi ro mà công ty nhượng nhận bảo hiểm,đồng thời công ty nhượng có thể yên tâm nhận mọi rủi ro có giá trị nằm trong phạm vi hạn mức khống chế tối đa đã quy ước vì mọi rủi ro này đều được chia sẻ cho nhà tái bảo hiểm cùng hưởng và cùng chịu với công ty nhượng. Điều này đảm bảo cân đối thu chi cho cả hai bên: công ty nhượng và nhà nhận tái bảo hiểm. + Thủ tục phí tái bảo hiểm của dạng này cao nhất,ngoài ra các điều kiện về phí tạm giữ cũng có tỷ lệ cao,nhờ đó công ty nhượng có điều kiện sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư vào các việc khác. Nhược điểm: + Công ty nhượng phải tái đi mọi đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc theo một tỷ lệ định trước nên không khai thác hết khả năng của công ty; + Đồng thời công ty nhượng không khống chế được tỷ lệ bồi thường đối với mức giữ,không có khả năng làm giảm hệ số biến thiên của phần tổn thất thuộc mức giữ lại làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty; Tái bảo hiểm số thành thường được ứng dụng trong những trường hợp sau: + Khi công ty nhượng có ý định thu xếp tái bảo hiểm dưới hình thức trao đổi dịch vụ lẫn nhau giữa các công ty bảo hiểm này với các công ty bảo hiểm khác; + Đối với các công ty bảo hiểm “ non trẻ ” việc áp dụng tái bảo hiểm số thành là rất phù hợp. Khi công ty nhượng mới bắt đầu triển khai bảo hiểm một nghiệp vụ mới mà họ còn ch ưa có kinh nghiệm và thiếu số liệu thống kê phân tích khả năng tiến triển của loại nghiệp vụ đó. Với phương pháp này, công ty nhượng có điều kiện đảm bảo ổn định kinh doanh của mình,nhất là trong những năm đầu tiên vì lúc này “ quy luật số lớn “ chưa có tác động nhiều trong nghiệp vụ. Thêm vào đó,nhà nhận tái hầu hết đ ược coi như công ty bảo hiểm gốc cùng chia sẻ rủi ro,vận may với công ty nh ượng, có điều kiện gần gũi và giúp đỡ công ty nhượng nhiều hơn về mặt kỹ thuật, chuyên môn, cố vấn cho công ty nhượng tích cực hơn; + Đối với các loại nghiệp vụ bảo hiểm mà công ty nhượng có khó khăn trong việc phân định thế nào là một rủi ro đơn (đặc biệt trong các loại bảo hiểm về nông nghiệp); 15 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm + Nhằm giảm nhẹ khả năng nguy hiểm của công ty nhượng đối với các hợp đồng bảo hiểm về rủi ro thiên tai; + Đối với các loại nghiệp vụ mà phạm vi tác động và quy mô của tổn thất không chắc chắn,mặc dù các hợp đồng bảo hiểm loại này có thể có giới hạn trách nhiệm. Tái bảo hiểm số thành thường đ ược sử dụng trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, xe ô tô, mưa đá, giông bão, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa và thường kết hợp với tái bảo hiểm mức dôi. 4.1.2. Tái bảo hiểm mức dôi Tái bảo hiểm mức dôi là dạng tái bảo hiểm tỷ lệ cổ xưa và phổ biến nhất. Trong tái bảo hiểm mức dôi, công ty nhượng ấn định mức giữ lại là một số tuyệt đối,số vượt quá tái đi. Với phương pháp này,trách nhiệm của người nhận được xác định theo lớp là bội số của mức giữ lại. Phí bảo hiểm và số tiền bồi thường được phân b ổ theo tỷ lệ tương ứng với trách nhiệm giữa công ty nhượng và nhà nhận tái. Ưu điểm: Phương pháp tái bảo hiểm này giúp khai thác hết khả năng của công ty nhượng do chỉ tái đi những rủi ro vượt quá mức giữ lại,đảm bảo lợi ích kinh tế cao hơn tái bảo hiểm số thành. Đồng thời phương pháp này còn giúp công ty nhượng có điều kiện giữ lại một khối lượng kim ngạch bảo hiểm lớn và do đó có mức phí thu nhập lớn không cần phải tái bảo hiểm. Nhược điểm: Việc tính toán lại phức tạp hơn,chi phí tốn kém hơn,sử dụng nhiều nhân lực (nhất là đối với những nước không có điều kiện áp dụng máy tính điện tử) và có ảnh hưởng lớn đến kinh doanh trong trường hợp tổn thất rơi nhiều vào những rủi ro dưới mức giữ lại của công ty nhượng. Tái bảo hiểm mức dôi thông thường được áp dụng khi khối lượng dịch vụ gồm nhiều rủi ro có những số tiền rất chênh lệch được bảo hiểm: tái bảo hiểm cháy,tai nạn thân thể và nhân thọ... 4.1.3. Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi 16 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm Đây không phải là dạng thứ ba của hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ mà thực chất là sự kết hợp giữa hai dạng số thành và mức dôi. Dạng kết hợp này tỏ ra rất phù hợp và thường được áp dụng với các công ty bảo hiểm mới thành lập. Với các công ty này, khối lượng dịch vụ mà họ nhận bảo hiểm chưa đủ ổn định để tránh khỏi trường hợp không may có rủi ro tổn thất lớn xảy ra. Để đảm bảo có thể đứng vững trên thị trường và đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng mua bảo hiểm,công ty nhượng cần thiết phải có tái bảo hiểm theo hình thức mức dôi. Đồng thời vì mới thành lập nên công ty nhượng thường chưa đủ số tiền dự trữ đảm bảo để đ ương đầu với những chu kì biến thiên của tổn thất,vì vậy cần phải bảo vệ phần giữ lại gộp của mình bằng một hợp đồng tái bảo hiểm số thành. Thông thường khi áp dụng dạng tái bảo hiểm kết hợp này, công ty nhượng đem tái bảo hiểm cho cùng một số nhà tái bảo hiểm và trong đó dạng tái bảo hiểm số thành là hợp đồng cơ sở và dạng tái bảo hiểm mức dôi làm hợp đồng bổ sung tự động. Tái bảo hiểm theo phương pháp kết hợp này phát huy được những ưu điểm và hạn chế được những nhược điểm của từng phương pháp số thành hoặc mức dôi. Ưu điểm: Giúp công ty nhượng đảm bảo khả năng gia tăng về phần trách nhiệm bảo hiểm một cách tự động mà không ảnh hưởng đến mức giữ lại của bản thân công ty (không phải tăng mức giữ lại),đồng thời việc phân tán rủi ro sẽ dễ dàng hơn,hợp đồng tái bảo hiểm số thành ổn định hơn. Nhược điểm: Thủ tục và chi phí điều hành phức tạp hơn hợp đồng số thành thuần túy, thủ tục phí tái bảo hiểm thu được từ hợp đồng mức dôi thấp hơn so với thủ tục phí đ ưa vào hợp đồng số thành (vì tỷ trọng giữa phí và trách nhiệm thấp). 4.2. Tái bảo hiểm theo số tiền bồi thường 17 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm Tái bảo hiểm theo số tiền bồi thường là một hình thức tái bảo hiểm trong đó công ty nhượng ấn định một giới hạn bồi thường bằng một số tiền mà họ có thể tự gánh chịu cho mỗi tổn thất thuộc trách nhiệm của mình (điể m tự bồi thường hoặc mức tự bồi thường), phần tổn thất vượt quá hạn mức đó được chuyển giao cho nhà tái bảo hiểm gánh chịu (giới hạn trách nhiệm bồi thường của nhà tái bảo hiểm). Tái bảo hiểm theo số tiền bồi thường có những đặc điểm sau: + Trách nhiệm của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm đối với tổn thất không chia sẻ theo tỷ lệ về phí, trách nhiệm cũng như về bồi thường. Vì thế hình thức tái bảo hiểm này còn được gọi là là tái bảo hiểm phi tỷ lệ; + Số tiền bồi thường tổn thất là tiêu chuẩn cơ bản để phân định trách nhiệm giữa các bên; + Công ty nhượng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất bằng hoặc dưới điểm tự bồi thường; + Nhà tái bảo hiểm chỉ bồi th ường cho phần tổn thất chênh lệch của những tổn thất vượt quá điểm tự bồi thường của công ty nhượng cho tới một hạn mức tối đa đã có sự thỏa thuận trước trong hợp đồng tái bảo hiểm,hạn mức này được gọi là “ hạn mức trách nhiệm của nhà tái bảo h iểm”. Ưu điểm + Là hình thức tái bảo hiểm chỉ bảo vệ cho những trường hợp có tổn thất quá lớn và được bảo vệ 100% mức tổn thất vượt quá “điểm tự bồi thường” nên công ty nhượng có thể khống chế mức bồi thường tối đa của mình bằng một mức tiền nhất định; + Công ty nhượng sẽ có thu nhập phí bảo hiểm lớn hơn vì nhà tái bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho những vụ tổn thất có số tiền thấp hơn “điểm tự bồi thường” của công ty nhượng; + Chi phí hành chính ít tốn kém do công ty nhượng không phải phân loại từng đơn vị rủi ro bảo hiểm, tính toán mức giữ lại, phí tái bảo hiểm, mức tái bảo hiểm... Nhược điểm + Phương pháp tính phí phức tạp và khó chính xác,đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật tính toán cao,đặc biệt đối với các rủi ro thảm họa lớn; 18 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm + Mức tự bồi thường nếu tính quá cao thì có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty nhượng nhưng nếu quá thấp thì lại làm tăng chi phí hành chính của nhà tái bảo hiểm; + Gây khó khăn cho công ty nhượng trong việc thanh toán phí tái bảo hiểm vì phí tái bảo hiểm th ường phải đóng trước; + Phải trả thêm phí tái bảo hiểm trong trường hợp có bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng tái bảo hiểm và có điều khoản tái lập trách nhiệm bảo vệ. Tái bảo hiểm theo số tiền bồi thường có các dạng sau: + Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ; + Tái bảo hiểm vượt quá tỷ lệ bồi thường; + Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo thảm họa. 4.2.1. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ Dạng tái bảo hiểm này bao gồm hai loại: loại đảm bảo nghiệp vụ không hạn mức và loại đảm bảo nghiệp vụ có hạn mức từng sự c ố. a. Loại đảm bảo nghiệp vụ không hạn mức Là loại đảm bảo nghiệp vụ áp dụng cho từng đơn vị rủi ro gốc và không hạn chế tổng số tiền bồi thường trong trường hợp có nhiều tổn thất xảy ra từ một sự cố. Trong loại tái bảo hiểm này, nhà tái bảo hiểm bồi thường không hạn định số vụ và tổng số tiền của các vụ tổn thất xảy ra dù là một tổn thất riêng biệt hay là một sự cố tổng hợp. Mục đích của việc thu xếp tái bảo hiểm theo dạng này là để giảm bớt hay thay thế cho các dạng tái bảo hiểm theo tỷ lệ thông thường. b. Loại đảm bảo nghiệp vụ có hạn mức từng sự cố Là loại “đảm bảo nghiệp vụ” bổ sung cho loại trên,trong đó mức bồi thường của nhà tái bảo hiểm ngoài việc phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất tính riêng từng đơn vị rủi ro vượt quá điểm vượt mức bồi thường, nó còn được khống chế ở một mức tối đa ấn định trong tr ường hợp nhiều rủi ro xảy ra trong cùng một sự cố có tổng số tiền bồi thường quá lớn. Tái bảo hiểm vượt mức bồi th ường đảm bảo nghiệp vụ thường được sử dụng trong các loại tái bảo hiểm về tài sản (vật chất). Các loại 19 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
- Chuyên đề thực tập Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm nghiệp vụ về trách nhiệm ít áp dụng dạng này vì thông th ường bảo hiểm về trách nhiệm ít bị tổn thất do thảm họa khốc liệt gây nên. Ngoài ra trong bảo hiểm hàng hải,nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa và bảo hiểm hàng và tàu kết hợp thường áp dụng dạng này. 4.2.2.Tái bảo hiểm vượt quá tỷ lệ bồi thường Là dạng tái bảo hiểm phi tỷ lệ mà nhà tái bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp khi kết quả toàn bộ nghiệp vụ của công ty nhượng có một tỷ lệ bồi th ường vượt quá một tỷ lệ hoặc một mức tiền định trước. Tái bảo hiểm theo dạng này nhằm mục đích bảo vệ công ty nhượng chống lại một sự gia tăng đột biến của tỷ lệ bồi thường trong một ngành bảo hiểm hay một dạng dịch vụ bảo hiểm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này thường là năm tài chính và tỷ lệ bồi thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổn thất phải bồi thường và số phí đã thu hoặc đã được hưởng của năm tài chính, hoặc cũng có thể được biểu thị bằng một số tiền nhất định. Tỷ lệ bồi thường = Tổng số tiền bồi thường / Tổng phí thu. 4.2.3. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo tai họa khốc liệt Là dạng tái bảo hiểm phi tỷ lệ để đảm bảo cho công ty nhượng tránh được những trường hợp tổn thất quá mức bồi thường. Mục đích trước hết của loại đảm bảo này là bảo vệ đối với sự tích tụ nhiều tổn thất xảy ra từ cùng một sự cố hay một sự việc có tính chất thật quan trọng hay khốc liệt. Điểm tính mức bồi thường có thể thay đổi tùy thuộc một phần vào thực lực tài chính về mức tự bồi thường của công ty nhượng. Trên thế giới,dạng tái bảo hiểm này được sử dụng rất rộng rãi trong tất cả các loại nghiệp vụ bảo hiểm. 5. THỦ TỤC PHÍ TÁI BẢO HIỂM 20 Nguyễn Tuấn Anh - Bảo hiểm 46A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " tình hình sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản của nước ta và các phương hướng, biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ "
31 p | 1090 | 504
-
Tên đề tài: Tình hình thất nghiệp của việt nam từ năm 2008 đến năm 2011
38 p | 662 | 162
-
Đề tài “ Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam ”
39 p | 461 | 157
-
Tiểu luận: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU - Giải pháp phát triển
17 p | 548 | 152
-
Đề tài: TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY SÔNG ĐÀ I
67 p | 227 | 85
-
Đề tài: Tình hình chăn nuôi lợn 6 tháng đầu năm 2009 của thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
20 p | 253 | 78
-
Đề tài:Tình hình kinh doanh của công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Nghiệp – Xí Nghiệp Xây Dựng Số 18
43 p | 171 | 53
-
Đề tài: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI NGƯỜI
33 p | 242 | 53
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu về ADSL và tình hình triển khai ADSL tại FPT Thái Nguyên
63 p | 198 | 48
-
Đề tài: Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận tại Vietrans
41 p | 229 | 47
-
Đề tài: Mô hình hệ thống VPN
61 p | 196 | 41
-
Đề tài: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh, tổ chức kế toán của công ty TNHH Bích H ng
141 p | 155 | 41
-
Báo cáo đề tài: Sự phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc (1954 - 1975)
60 p | 312 | 39
-
Tiểu luận: Tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới
36 p | 310 | 33
-
Đề tài “Tình hình đầu tư phát triển ngành Công nghiệp Dệt May quốc doanh thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội”
114 p | 232 | 33
-
Đề tài: Tình hình kinh doanh của công ty Ngọc Bích và các chiến lược giá được công ty sử dụng .
33 p | 78 | 9
-
Đề tài: Tình hình đầu tư phát triển ngành đầu Công nghiệp Dệt May quốc doanh thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội
73 p | 95 | 8
-
Báo cáo: Tình hình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường
11 p | 107 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn